Tạp chí Politique internationale số 129/2010 đã đăng trả lời phỏng vấn của Đô đốc Jacques Launay, Tổng thanh tra quân đội, nguyên Tổng tham mưu Hải quân Pháp về tư thế địa chính trị mới của Biển, nội dung như sau.
Hỏi: Thưa Đô đốc, ông thường nói rằng “biển là tương lai của đất”. Điều đó có nghĩa gì?
Trả lời: Tôi muốn nói rằng, trong thế giới toàn cầu hóa của chúng ta, chưa bao giờ biển lại có tầm quan trọng như vậy. Biển chiếm 70% không gian sống chung của chúng ta và đồng thời là các con đường giao thông, thương mại, máy điều tiết khí hậu và là nơi cung ứng năng lượng. Tôi nói thêm rằng mọi sắc thái của các hoạt động chiến lược lớn do Sách trắng quốc phòng và an ninh quốc gia xác định đang hoạt động: răn đe, thừa nhận và dự đoán, ngăn chặn, che chở và can thiệp, nếu có cơ hội. Rõ ràng là chúng ta đang chứng kiến một sự “hàng hải hoá” thế giới. Ví dụ, khối lượng những trao đổi thương mại đã tăng gấp bốn lần kể từ năm 1965. Hơn 70% trong số đó từ nay được vận chuyển thông qua đường biển, với lợi thế là rẻ hơn và tự do hơn đường hàng không hoặc đường bộ. Ở Ấn Độ Dương, giữa biển Đỏ, vịnh ArậpHỏi: Pécxích, các hoạt động trao đổi đã có một quy mô đáng kể.
Hỏi: Quả thật, biển là một phương tiện thông tin cũng như là một nơi đối đầu. Nhưng cái mới ở đây là gì?
Trả lời: Không phải sự phân tích khảo sát tình hình là mới mà chính là những hệ quả kèm theo nó. Hải quân các nước phương Tây lâu nay đã chiến đấu để củng cố sự thống trị của họ. Đã có thời điểm Anh muốn tất cả tàu thuyền của các nước khác phải chào tàu thuyền của họ khi gặp nhau trên biển bởi họ là chúa biển. Hiện nay, từ ngữ chủ đạo được dùng là hợp tác giữa tất cả các yếu tố hàng hải. Đối với Pháp, đó là một sứ mệnh thường nhật. Chúng ta phải duy trì ở tất cả các đại dương các mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau với 30 nước trong đó có những khu đặc quyền kinh tế ở gần chúng ta. Sự hợp tác đó có thể mang dáng dấp của những trao đổi nhân sự, những cuộc diễn tập song phương hoặc đa phương: ví dụ, ngoài các cuộc huấn luyện truyền thống với các đồng minh NATO, mỗi năm chúng ta thực hiện một cuộc diễn tập quan trọng với hải quân Ấn Độ. Mặt khác, Pháp còn hợp tác với Ôxtrâylia giám sát việc đánh cá. Tất nhiên, những quan hệ hợp tác đó nhằm kiểm soát những hành động bất chính và phạm tội, điều tiết các hoạt động liên quan tới việc khai thác các nguồn tài nguyên và vận chuyển hàng hải, và đó cũng là phương tiện để các nước thể hiện sức mạnh của họ và đảm bảo các lợi ích của họ. Sự hiện diện ồ ạt của hải quân Nga, Trung Quốc hoặc Ấn Độ ở Ấn Độ Dương không có nghĩa gì khác. Một hải quân được trang bị tốt, về mặt nhân lực và kỹ thuật, bản thân nó cũng là một công cụ chính trị. Tôi còn cho rằng ngay cả việc lựa chọn loại tàu chiến mà người ta sẽ triển khai ở khu vực khủng hoảng cũng phải được cân nhắc kỹ lưỡng…
Hỏi: Phải chăng hiện nay biển nguy hiểm hơn trước đây?
Trả lời: Không phải biển nguy hiểm hơn; chính việc các hoạt động của con người ở biển tăng cường và chồng chéo lên nhau đang tạo ra những nguy cơ đối với an ninh, môi trường và đời sống của ngành hàng hải. Những nguy cơ đó đang có xu hướng tăng lên. Những hoạt động cộng tác ở biển, nếu không được điều tiết, có thể gây ra những phạm vi đối đầu mới giữa các nhà nước hoặc các tác nhân kinh tế. Vụ tràn dầu mới đây ở vùng vịnh Mêhicô chứng tỏ sự gia tăng những nguy cơ và sự cần thiết phải có những cơ cấu nhà nước can thiệp để đáp lại.
Cướp biển không phải là một hiện tượng mới: nó tồn tại kể từ khi con người biết tới nghề sông nước. Nó cũng không giới hạn ở phía Tây Ấn Độ Dương: eo biển Malắcca và nhất là Tây Phi cũng là những khu vực nguy hiểm. Trong những năm qua, nạn cướp biển đã tăng lên rõ rệt, liên quan trực tiếp tới sự bất lực của một số nước ven biển trong việc kiểm soát bờ biển. Những yếu tố khác có thể xảy ra: theo những người đánh cá Xômali, nạn cướp biển đã phát triển tương ứng với việc ăn cắp các nguồn tài nguyên về cá ở nơi mà họ coi thuộc chủ quyền của mình. Những tên cướp biển, dựa vào những thành tích và sự giàu có của họ, có thể biến căn cứ trên đất liền của họ thành vùng đất hầu như mang tính tự trị. Hoạt động của hải quân chính là nhằm kìm hãm sự chệch hướng đó.
Hỏi: Làm thế nào để cất đi gánh nặng đang đe dọa an ninh của các tuyến đường cung ứng và gây bất ổn định đối với kinh tế thế giới?
Trả lời: Trước hết phải tương đối hóa quy mô của hiện tượng và đánh giá đúng thực chất của vấn đề: cho đến nay, kinh tế thế giới đã không được ổn định bởi sự gia tăng những hành động cướp biển. Cơ quan hàng hải quốc tế (IMB) đã thống kê đồng thời cả những vụ tấn công ở ngoài khơi xa và những vụ tấn công diễn ra ở các vùng lãnh hải. Trong báo cáo công bố tháng 1/2010, IMB nêu rõ rằng trong năm 2009 đã xảy ra 406 vụ cướp biển, tăng 39% so với năm 2008. Một nửa trong số những vụ tấn công đó diễn ra ở vùng Vịnh Ađen và ngoài khơi Xômali với 47 tàu bị buộc chuyển hướng và 867 thành viên bị bắt làm con tin. Hậu quả là: một số tuyến đường hàng hải được huy động tạm thời hoặc lâu dài để tránh những khu vực nguy hiểm, điều đó làm cho hành trình chuyến đi bị kéo dài hơn. Đó là việc mà một số chủ tàu buôn phải tiến hành với việc đi theo tuyến đường từ Cápcadơ tới kênh Xuyê và vịnh Ađen .
Nhìn chung, cần bảo vệ những tuyến đường chính vốn rất cần thiết đối với thương mại thế giới và cần kiểm soát các khu vực quá cảnh và lưu thông. Ở biển có một nguyên tắc đơn giản: người nào có mặt, do họ có một lực lượng tàu chiến ngoài khơi có thể giúp họ đi xa hơn và lâu hơn, thì có lợi thế. Còn ở những nơi khác, những người vắng mặt luôn sai lầm. Nếu cướp biển không còn hiện diện ở eo biển Malắcca, thì đó là vì Xinhgapo, Malaixia và Inđônêxia đã phối hợp với nhau để xua đuổi chúng. Ngược lại, Yêmen, Gibuti cũng như Xômali không có biện pháp để thực hiện được điều đó. Ai sẽ đến thay vào vị trí của họ? Sự thật là luật pháp quốc tế cho phép chúng ta can thiệp ở ngoài khơi để ngăn chặn hiện tượng ở Ấn Độ Dương. Nhưng, cướp biển, trước hết đó chính là tình trạng rối loạn lan tràn trên biển, vấn đề trên phải được giải quyết tận gốc.
Hỏi: Từ đó, có thể coi hoạt động Atalante (hoạt động tác chiến của Liên minh châu Âu tiến hành hồi tháng 12/2008 chống nạn cướp biển ở ngoài khơi Xômali) là một thắng lợi đáng lưu ý…
Trả lời: Đáng lưu ý và bị đánh giá thấp. Đó là lần đầu tiên châu Âu tiến hành một chiến dịch không phải là sứ mệnh của Petersberg (những sứ mệnh giải quyết khủng hoảng mà Liên minh châu Âu có khả năng thực hiện trong khuôn khổ Chính sách an ninh và phòng thủ châu Âu –ESDP được thông qua hồi tháng 6/1992 tại Petersberg. Atalante là một chiến dịch quân sự chứ không phải là chiến dịch giải quyết khủng hoảng. Đó là một ví dụ tốt về cái mà các nước châu Âu có thể thực hiện khi họ cùng hành động. Liệu sáng kiến đó có là một bước đầu tiên hướng tới một chiến lược hàng hải thực sự của châu Âu? Người ta sẽ được biết sau. Tất cả là vấn đề ý chí chính trị…
Hỏi: Đâu là những cơ sở của sự điều hành hàng hải hiện nay?
Trả lời: Tài liệu tham khảo là Công ước Vịnh Montego về luật biển năm 1982. Nó trở thành hòn đá tảng cho những công ước quốc tế khác có thể áp dụng ngoài khơi. Tới mức, ngày 11/3/2001, Bộ trưởng hàng hải Mỹ đã nhắc lại tại Hạ viện Mỹ mong muốn chính quyền phê chuẩn công ước đó. Một mặt, nó củng cố chủ quyền của các nhà nước, mặt khác nó xúc tiến thực hiện nguyên tắc tự do hàng hải. Hải quân là những nhân tố quan trọng: họ bảo vệ các chủ quyền và hoạt động một cách tự do ở ngoài khơi để đưa ra một thông điệp chính trị.
Trên thực tế, câu hỏi chủ yếu phải đáp ứng được là: ai ghi nhận, ai lĩnh hội và ai phán xét? Để xét xử thì phải cần tới bộ luật hình sự nào? Tôi cho rằng tính hợp pháp của một hành động ngoài khơi liên quan mật thiết tới sự uỷ trị quốc tế nhân danh điều đó mà nó bị đe dọa và nhân danh những biện pháp được thực hiện. Sự phức tạp và tầm quan trọng của vấn đề đã khiến Tổng thư ký Liên hợp quốc bổ nhiệm một cố vấn đặc biệt về các vấn đề pháp lý liên quan tới nạn cướp biển hồi tháng 8 vừa qua.
Hỏi: Vai trò của biển trong các cuộc chiến tranh đương đại là gì?
Trả lời: Trước hết, tính không thuần nhất của các phương tiện trên biển đã biến biển thành một không gian hành động thích hợp cho tư thế răn đe. Thứ hai, trước khi xảy ra đối đầu, sự bao la của biển là một con bài; như tôi đã nói, nó cho phép thực hiện tất cả gam màu của các hoạt động chiến lược lớn. Thứ ba, tất cả các loại đối đầu đều có khả năng xảy ra trên biển cũng như trên đất liền: xung đột thông thường, như cuộc chiến tranh Falkland năm 1982; chiến tranh du kích, như cuộc chiến của Những con hổ Tamin ở Xri Lanca kéo dài tới năm 2009; những hành động bạo lực khủng bố, như vấn đề Achille Lauro năm 1985 hoặc những cuộc tấn công ở Yêmen chống tàu khu trục US Cole của Mỹ năm 2000 sau đó là chống tàu chở dầu Limburg của Pháp năm 2002; và gần đây là những vụ bắt cóc con tin ngoài khơi Xômali hoặc những vụ tấn công vũ trang ở các vùng biển đặc quyền.
Ở ngoài khơi, hải quân Pháp có quyền can thiệp hợp pháp thường trực; tôi muốn nói rằng thông qua đó bất cứ lúc nào họ đều có quyền đáp trả các cuộc tấn công hoặc trấn áp những hành động trái phép. Vì vậy, hiện bóng ma của các cuộc khủng hoảng và các cuộc xung đột rất rộng lớn và hải quân quốc gia của chúng ta phải có những hành động đáp trả mềm dẻo với việc sử dụng hoặc không sử dụng sức mạnh, phù hợp với các đường lối lớn được nêu trong cuốn Sách trắng năm 2008.
Hỏi: Tại sao là “chủ nhân của biển” trong thời đại tên lửa và công cuộc chinh phục không gian lại rất quan trọng?
Trả lời: Vấn đề không liên quan tới việc là “chủ nhân của biển” và, như tôi đã nói, không có hải quân nào, dù là của Mỹ, lại có khả năng một mình kiểm soát các vùng biển. Nhưng kẻ nào muốn gây sức ép, hoặc ít nhất muốn thể hiện một lợi ích đối với các vấn đề của thế giới thì không thể thiếu thực tế đó. Một cường quốc hải quân thể hiện bằng sự hiện diện trên tất cả các vùng biển những biện pháp có thể là quân sự, thương mại, đánh cá, nghiên cứu khoa học hoặc vui chơi.
Hỏi: Tại sao tàu thuyền của Trung Quốc , Iran và Nga có nhiều như vậy ở vùng vịnh Ađen ?
Trả lời: Những đơn vị hải quân hiện diện ở vùng vịnh Ađen và ngoài khơi Xômali đảm nhận một sứ mệnh che chở cho các đoàn tàu thương mại. Nga, Trung Quốc và Iran có trung bình hai tàu chiến thường trực ở khu vực này. Đối với Têhêran, nhiệm vụ của họ là che chở cho các con tàu chở hàng thuê cho công ty quốc gia Iran mang cờ hiệu của Iran , Hồng Công hoặc Manta. Trung Quốc tham gia tiến trình phối hợp quốc tế thông qua tổ chức SHADE có trụ sở ở Baren và do Mỹ điều hành. SHADE kết hợp với các nước tham gia hoạt động tác chiến châu Âu Atalante, tác chiến Ocean Shield NATO và tác chiến của liên minh Hòa bình bền vững. Nhật Bản hoặc Arập Xêút cũng tham gia tuỳ theo từng thời điểm hoặc có hệ thống hơn tuỳ thuộc vào các mùa.
Hỏi: Ai là những cường quốc hải quân lớn trong tương lai?
Trả lời: Hiện nay, các hạm đội tàu thương mại ít hoạt động dưới cờ hiệu quốc gia. Nhưng các chủ tàu buôn có thể thấy lại được vị trí của họ dù chỉ để nhận được sự che chở của các tàu chiến. Trên thực tế, cờ hiệu là mối liên hệ pháp lý chủ yếu, nó hợp pháp hoá sự can thiệp của một tàu chiến không có sự uỷ quyền tạm thời của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Cần thận trọng về những khái niệm sắp xếp của các đội tàu thương mại để đánh giá sức mạnh hàng hải.
Hỏi: Người ta thừa nhận một cường quốc hàng hải trên cơ sở nào?
Trả lời: Để được là một cường quốc hàng hải Hỏi: ở đây tôi muốn đề cập tới hải quân chiến tranh Hỏi: thì cần phải đáp ứng được 5 tiêu chuẩn, không liên quan tới kiểu các tàu chiến mà người ta có: triển khai các phương tiện quân sự ở các khu vực xa xôi, điều này đòi hỏi một khả năng về công nghiệp chế tạo và duy tu các tàu có đặc tính tốt; chịu đựng tốt ở biển; vững vàng trên biển. Để được như vậy, cần phải phát triển một mạng lưới các điểm hỗ trợ thông qua một đường lối ngoại giao tích cực; huấn luyện những đội thuyền có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ được giao phó; hợp tác với hải quân các nước khác, điều đó hàm ý một ngưỡng tối thiểu về sự phối hợp các biện pháp kỹ thuật và hiểu biết lẫn nhau; sau rốt, có những khả năng tìm tòi và hành động đa dạng. Những khả năng đó liên quan tới các tàu ngầm, tàu nổi hoặc không quân xuất phát từ biển. Về hành động cưỡng bức, có thể bắt đầu từ việc khám xét tàu bè tới việc phong toả, cho tới việc phát động tấn công của biển hướng tới đất liền, xuất phát từ các vị trí như tàu hộ tống chống tàu ngầm hoặc tàu ngầm có trang bị tên lửa hành trình hoặc xuất phát từ các tàu sân bay.
Hỏi: Hải quân Nga hiện trong tình trạng như thế nào?
Trả lời: Mátxcơva đang ở trong giai đoạn chinh phục một sức mạnh hàng hải đã đánh mất từ những năm 1980. Hồi đầu những năm 1990, hải quân Nga không còn khả năng triển khai một lực lượng không quân của hải quân toàn diện. Sự sa sút đó được coi là một chấn thương thực sự, như vụ tai nạn tàu Cuốc năm 2000.
Hỏi: Ông phân tích thế nào về sự tái quân sự hóa của Nga?
Trả lời: Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Đô đốc Gorchkov đã biến hải quân Xôviết, và nhất là lĩnh vực tàu ngầm, thành một sức mạnh có khả năng cạnh tranh với các hạm đội phương Tây và chống lại sức mạnh hải quân của NATO. Hạm đội tàu ngầm đã đạt tới đỉnh cao vào cuối những năm 1980. Đó cũng là thời kỳ tuyệt hảo của họ. Sau đó, nhà nước Xôviết tan rã và cường quốc này không còn khả năng duy trì một kho vũ khí lớn như vậy. Hiện nay, Nga muốn trở lại với quá khứ vinh quang của họ và lại có ảnh hưởng mạnh đối với các vấn đề thế giới. Đó là một nhà nướcHỏi: lục địa nằm trải dài trên 9 múi giờ và có diện tích đặc khu kinh tế đứng thứ tư sau Mỹ, Pháp và Ôxtrâylia. Văn hoá “hàng hải”, đặc biệt với các hạm đội Sebastopol và SaintHỏi: Petersbourg, từ lâu đã là một niềm tự hào đối với người Nga. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi họ muốn tái đầu tư trong lĩnh vực này. Việc chế tạo những tàu sân bay mới và khả năng có được các tàu chiến phóng tên lửa và chỉ huy nằm trong chiến lược mới đó.
Việc trở lại vị thế cường quốc là cơ hội khôi phục các quan hệ đã gián đoạn trong những năm 1990. Hải quân Nga và Ấn Độ đã khôi phục các quan hệ lịch sử của họ: Mátxcơva đã cung cấp các tàu ngầm và một tàu sân bay cũ cho Niu Đêli. Nga cũng đã ký các hiệp định hàng hải với Xyri, tức là trở lại với các truyền thống thả neo trong khu vực, nơi họ có một điểm tựa hậu cần.
Hỏi: Từ một vài năm nay, Trung Quốc cũng phát triển một sức mạnh hàng hải đáng kể. Vậy mục đích của họ là gì?
Trả lời: Napoléon đã nói: “Chính sách của các nhà nước phụ thuộc vào địa lý của họ”. Vì vậy, những quan tâm tới địa lý khu vực luôn hiện diện: Sẽ luôn luôn tốt khi thể hiện sự mạnh mẽ đối với Đài Loan, Nhật Bản và Mỹ; nhưng đối với Trung Quốc điểm chủ yếu là đảm bảo an ninh của guồng máy nguyên liệu khổng lồ cung cấp cho các ngành công nghiệp của họ và ngược lại là những thiết bị và hàng dệt may đang tràn ngập khắp thế giới. Dọc theo con đường vận chuyển khí đốt từ vịnh ArậpHỏi: Pécxích tới các vùng lãnh hải của họ, Trung Quốc đã phát triển những cơ sở hàng hải, đặc biệt ở Pakixtan và Bănglađét.
Bắc Kinh cũng dành tài chính cho việc chế tạo các tàu ngầm hạt nhân và tàu sân bay. Bởi, đừng quên rằng các tàu sân bay là một công cụ sức mạnh khổng lồ: trong số 9 nước có một hoặc nhiều tàu sân bay trên thế giới thì 4 nước là thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Với việc tự trang bị một sức mạnh hàng hải, Trung Quốc cũng tìm cách khiến mọi người công nhận các quyền của họ đối với các vùng biển ngoài khơi và an ninh hoá việc khai thác các nguồn tài nguyên (dầu khí, đánh cá…) thuộc những vùng biển còn đang bị tranh chấp theo luật pháp quốc tế.
Hỏi: Braxin và Ấn Độ cũng không che giấu những tham vọng hàng hải của họ. Chẳng phải là trong chừng mực nhất định có nguy cơ họ sẽ cạnh tranh với các nước như Pháp hoặc Anh đó sao?
Trả lời: Sức mạnh hải quân đi liền với sự phát triển kinh tế. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp đã phải mất 20 hoặc 30 năm để xây dựng được một ngành hàng hải nổi tiếng và điều quan trọng là giữ được quân chủ bài đó.
Điều đó có nghĩa Ấn Độ không phải là một kẻ mới đến. Đó là một nước đã có ngành hàng hải lâu đời. Những người cầm quyền Ấn Độ cho rằng Ấn Độ Dương là “đại dương của Ấn Độ” và họ phát triển ở đó một chiến lược hiện diện của hải quân. Như tôi đã nói, Ấn Độ đã mua lại của Nga một tàu sân bay và dự kiến tự chế hai phiên bản khác. Niu Đêli cũng quan tâm tới các tàu ngầm, chúng cho phép họ có thể triển khai ở bất kỳ nơi nào, bất kỳ lúc nào và hoàn toàn kín đáo. Rõ ràng là Ấn Độ muốn chiếm ưu thế trong khu vực. Nhưng họ không phải là nước duy nhất: phần lớn các hạm đội tàu ngầm châu Á có thể tăng gấp đôi từ nay đến năm 2020.
Hỏi: Còn những nước châu Á nào khác đang phát triển ngành hàng hải của họ?
Trả lời: Xinhgapo, Malaixia và Inđônêxia đang xây dựng một công cụ hàng hải ở mức đỉnh cao các tham vọng khu vực của họ. Đó cũng là trường hợp của Nhật Bản, nước đã xây dựng một lực lượng hải quân phòng thủ đáng kể. Lực lượng đó, gồm 50000 người (trong đó có khoảng 45 000 quân nhân), kết nối xung quanh một hệ thống hợp thành gồm các tàu ngầm khổng lồ, tàu khu trục, tàu hộ tống chống tàu ngầm, tàu tuần tra và tàu vớt mìn.
Hỏi: Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng nghiêm trọng, liệu Iran có thể phong toả eo biển Hormuz Hỏi: ở nơi một bộ phận các tàu chở dầu đi qua Hỏi: bằng cách thả mìn nổi?
Trả lời: Họ có thể làm điều đó, nhưng không kéo dài mãi: các tàu dò mìn của phương Tây sẽ giúp lấy lại quyền kiểm soát khu vực đó. Đương nhiên, thời hạn sẽ phụ thuộc vào mức độ khủng hoảng.
Hỏi: Mỹ thể hiện thế nào trong lĩnh vực hàng hải quân sự?
Trả lời: Với 11 tàu sân bay, 57 tàu ngầm tấn công và quan sát và 14 tàu ngầm liên quan tới việc răn đe hạt nhân, họ có vai trò đầu tàu không thể phủ nhận trong lĩnh vực hàng hải, điều đó có nghĩa trong bất kỳ tình huống nào thì họ cũng nắm quyền kiểm soát toàn diện và đơn phương hải phận quốc tế. Tóm lại, những người phụ trách hàng hải Mỹ ủng hộ những hoạt động hợp tác rộng rãi với các đồng minh của họ.
Hỏi: Trước sự tiến bộ của các nước mới nổi và sức mạnh của Mỹ, hai nước lớn về quân sự của châu Âu là Anh và Pháp phải có những quyết định rõ ràng trong lĩnh vực ngân sách quốc phòng. Bị suy yếu do khủng hoảng, Anh còn dự định giảm bớt lực lượng tấn công răn đe hạt nhân! Ông nghĩ thế nào về những xu hướng khác nhau đó?
Trả lời: Hải quân Pháp hiện có khả năng sử dụng mọi công cụ hàng hải. Họ có một tổng thể hải hòa và được thừa nhận. Về mặt răn đe hạt nhân, Pháp hiện diện thường xuyên ở vùng biển của mình. Bốn vụ bắn thử loại tên lửa mới M51 đều thành công. Trong các lĩnh vực hoạt động hàng hải khác, ngành hàng hải Pháp hoàn toàn có thể phối hợp hành động với hàng hải Mỹ, kể cả trong lĩnh vực sử dụng đội tàu sân bay. Với các tàu chiến loại Mistral, chúng ta có khả năng đáng kể.
Hỏi: Một cách cụ thể, đâu là những điểm yếu và tính dễ bị tổn thương của chúng ta?
Trả lời: Ngoài những khó khăn cổ điển mà tất cả quân đội và hải quân thế giới đều trải qua ở những cấp độ khác nhau, tôi có thể nói: từ việc tái xây dựng hải quân sau chiến tranh tới việc thành lập lực lượng đại dương chiến lược, từ việc giành được ưu thế sức mạnh (với các tàu sân bay) tới sự tham gia của chúng ta trong vai trò tuần tra biển và hành động của Nhà nước trên biển, chúng ta đã xây dựng được một lực lượng hải quân hài hoà và đa năng. Từ nay, các vấn đề hỗ trợ khả năng, tác chiến, thậm chí công nghiệp với các đối tác châu Âu được đặt ra. Chúng dẫn tới những cuộc tranh luận chính trị khiến chúng ta tự hỏi, trong nội bộ EU và nhất là với Anh, về những hiểu biết và những ngưỡng bị chỉ trích đó. Nếu sự kết hợp toàn cầu không còn có khả năng ở cấp quốc gia, thì chúng ta phải suy nghĩ lại những điều kiện của một sự kết hợp các biện pháp ở cấp châu Âu. Đó là công trình phải thực hiện trong những năm tới./.
Theo Politique international
Hương Thu (gt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét