Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Việt Nam và chiến tranh “bất đối xứng” trong tình hình mới


Những cố gắng hiện đại hoá của quân đội Việt Nam sẽ được nêu lên nhằm phần nào làm sáng tỏ hơn các nền tảng vũ khí hiện có trong trang bị phù hợp với chiến thuật “bất đối xứng” trong hải chiến hiện đại.
Tàu ngầm Kilo của hải quân Việt Nam trên vịnh Cam RanhTàu ngầm Kilo của hải quân Việt Nam trên vịnh Cam Ranh
“Bất đối xứng” là thuật ngữ đã và đang được đề cập nhiều lần khi nhắc tới khả năng xây dựng lực lượng của Việt Nam trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông đang ngày càng trở nên căng thẳng. Bài viết này xin đề cập tới “bất đối xứng” như một chiến thuật giao chiến trên biển trong trường hợp có xung đột xảy ra. Nhiều ví dụ cho thấy các lực lượng hải quân nhỏ hơn có thể sử dụng các phương tiện “bất đối xứng” khác nhau nhằm giành lợi thế trong hải chiến, đặc biệt là hải chiến hiện đại.
Về chiến tranh bất đối xứng trên biển
Trước hết, cần phải làm rõ hơn về mặt định nghĩa giữa các khái niệm về “chiến lược”, “chiến thuật”. “Chiến lược hải quân” (naval strategies) đề cập tới một kế hoạch hay chiến lược tổng thể nhằm giúp hải quân đạt được thắng lợi cuối cùng trên chiến trường (đầu tư vũ khí; xây dựng con người; hậu cần; kinh tế biển…), cùng với đó là triển khai và bố trí lực lượng sao cho có lợi nhất về mặt tác chiến. Mỗi một lực lượng hải quân, tuỳ vào chiến lược cụ thể mà có các mục tiêu khác nhau, ví dụ như không đề cho kẻ địch tiếp cận được vùng bờ biển của quốc gia mình; bảo vệ tự do hàng hải; tiêu diệt hạm đội đối thủ hoặc tiến hành phong toả hạm đội đối địch…
“Chiến thuật hải quân” (naval tactics), trong khi đó, là tập hợp các biện pháp đối đầu và tiêu diệt tàu chiến hay hạm đội của đối thủ trong một trận hải chiến cụ thể. Nói cách khác, chiến thuật hải quân đề cập tới cách thức mà một vị chỉ huy điều khiển tàu chiến hoặc ra lệnh cho toàn hạm đội của mình cơ động trên chiến trường (tấn công, phòng thủ, phản công…) khi chạm trán kẻ địch. Từ tác chiến cũng có một ý nghĩa tương tự, là “đánh trận với một chiến thuật cụ thể”.
Có thể thấy, chiến lược là nền tảng lý luận và chính sách giúp hải quân đánh trận (chiến thuật) một cách hiệu quả nhất. Chiến thuật là phương pháp đánh trận giúp củng cố và hoàn thành được mục tiêu tổng thể mà hải quân đã đặt ra.
Tiếp theo, chúng ta định nghĩa như thế nào là “bất đối xứng”? Chiến thuật “bất đối xứng” có thể được hiểu là các loại chiến thuật giúp cho lực lượng quân đội yếu hơn có thể chống lại một lực lượng quân đội có ưu thế kỹ thuật vượt trội hơn. Mục tiêu chính là hoá giải năng lực quân sự vượt trội của đối thủ, khiến cho đối thủ không thể đạt mục tiêu chiến thuật và chiến lược đã đề ra.
Trong chiến tranh “bất đối xứng” trên biển, lực lượng hải quân của các quốc gia yếu hơn có nhiệm vụ chống lại sự tiếp cận của hải quân đối thủ trên một khu vực chiến trường xác định ở một thời điểm xác định, thường là ở các khu vực ngoại vi của quốc gia đó (ví dụ như Trung Quốc với chuỗi đảo thứ nhất trong cuộc đối đầu giả định với Mỹ, Iran với vịnh Ba Tư, hay Việt Nam với Biển Đông). Trong trường hợp lực lượng đối phương đã có khả năng tiếp cận chiến trường, nhiệm vụ là làm cho đối phương thiệt hại về mặt nhân lực và vật lực càng nhiều càng tốt một khi xung đột xảy ra.
Lực lượng Hải quân Iran có thể được xem là điển hình trong việc áp dụng chiến thuật “bất đối xứng” trên biển. Cuộc chiến tranh Iran/Iraq vào năm 1988 đã chứng minh rằng các tàu chiến cỡ lớn (của Mỹ) có thể dễ bị tấn công bởi tên lửa và từ các cuộc không kích. Iran đã phát triển “chiến thuật bầy đàn trên biển” (naval swarming tactics): sử dụng các lực lượng hạng nhẹ, cơ động nhưng có năng lực tác chiến mạnh mẽ tập trung tấn công đối thủ từ nhiều hướng, và sau đó rút lui nhanh chóng. Xương sống của chiến thuật này là các tàu chiến cỡ nhỏ, có khả năng cơ động cao (có thể là tàu pháo, tàu tên lửa hay tàu phóng lôi).
Bắc Triều Tiên lại có một cách tiếp cận khác đối với chiến thuật “bất đối xứng”. Bình Nhưỡng tập trung vào việc xây dựng hạm đội tàu ngầm “mini” của mình với các tàu ngầm lớp Yeono. Mặc dù xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1965, nhưng Yeono có các tính năng phù hợp cho các nhiệm vụ bí mật. Phía Hàn Quốc tin rằng chính một chiếc Yeono đã đánh chìm tàu khu trục Cheonan lớp Pohang của nước này. Mặc dù chỉ sở hữu khoảng 10 tàu ngầm Yeono, nhưng năng lực của các tàu này là không thể coi thường trong bối cảnh hải quân Hàn Quốc bị đánh giá là hạn chế trong khả năng chống ngầm. Ngoài tàu ngầm, hải quân Bắc Triều Tiên còn phát triển năng lực rải mìn. Các loại mìn hải quân đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh Triều Tiên - khi 70% thiệt hại của các tàu chiến của hải quân Mỹ trong giai đoạn này đến từ thuỷ lôi của Bắc Triều Tiên.
Trung Quốc hiện tại cố gắng phát triển chiến lược “chống xâm nhập/chống tiếp cận” (A2/AD) nhằm mục tiêu ngăn cản sự hiện diện của hải quân Mỹ bên trong chuỗi đảo thứ nhất. Với nguồn lực lớn về tài chính và công nghệ, khả năng tiến hành chiến tranh “bất đối xứng” trên biển của Trung Quốc là toàn diện và đa dạng hơn rất nhiều nếu so sánh với Iran hay Bắc Triều Tiên. Không chỉ đơn thuần đầu tư vào vũ khí, mà Trung Quốc còn đầu tư vào các hình thái chiến tranh khác nhau.
Hải quân Trung Quốc đang phát triển các chiến thuật căn bản của “bất đối xứng trong cuộc chiến giả định với Mỹ nhằm “chiến thắng một cuộc chiến tranh khu vực dưới điều kiện thông tin hoá”, nguyên lý là đánh vào yếu điểm của đối phương. Ba yếu tố được nhắc tới bao gồm: chiến tranh mạng (cyber warfare) với mục tiêu ngăn cản các hoạt động phối hợp tác chiến của Mỹ khi có xung đột; tác chiến không gian (anti-space warfare), mục đích là tấn công vào các hệ thống vệ tinh và các thiết bị có liên quan; và tác chiến thuỷ lôi (sea-mine warfare) với các loại mìn cải tiển có khả năng điều khiển từ xa và phân biệt “địch-ta”. Điều này cho thấy Trung Quốc đã nhận ra sự phụ thuộc quá lớn của quân đội Mỹ vào các hệ thống vệ tinh cho các nhiệm vụ tình báo, trinh sát hay giám sát (ISR), chỉ huy và kiểm soát (C2), hay khả năng định vị chính xác vũ khí.
Mục tiêu trong tác chiến hải quân của Trung Quốc là sử dụng những hệ thống vũ khí có chi phí thấp để tiêu diệt các loại vũ khí khí tài có chi phí chế tạo cao hơn của đối phương. Đây có thể được xem là thành tố “bất đối xứng” chủ đạo trong tư duy chiến thuật của hải quân Trung Quốc. Công nghệ đã cho phép các loại vũ khí như tên lửa có thể bắn xa hơn, chính xác hơn và được triển khai trên nhiều phương tiện mang vác khác nhau, với giá thành sản xuất rẻ hơn. Xu hướng phản ứng của quân đội Trung Quốc trước cách thức triển khai quân đội của Mỹ có thể được tóm tắt theo bảng sau: 
Các phương thức triển khai lực lượng của Mỹ
Đối sách của Trung Quốc
Nhanh chóng triển khai các lực lượng hải, lục, không quân tại các căn cứ tiền phương và khu vực ven biển
Sử dụng các cuộc tấn công từ trên không, trên mặt nước và dưới mặt nước chống lại các lực lượng được triển khai
Tạo lập các khu vực hậu phương an toàn cho lực lượng Mỹ và cho công tác hậu cần
Tấn công bằng tên lửa từ trên không, từ tàu chiến và sử dụng tên lửa đạn đạo
Triển khai các chiến dịch theo không gian và thời gian đã được thống nhất
Tình trạng chiến tranh
Triển khai và duy trì lực lượng không quân lớn
Tấn công bằng tên lửa từ trên không, từ tàu chiến và sử dụng tên lửa đạn đạo nhắm vào các sân bay và tàu sân bay
Dựa vào các hệ thống tác chiến phức tạp
Tấn công vệ tinh, tấn công mạng, tác chiến điện tử
Nguồn: Van Tol, Jan, AirSeaBattle: A Point of Departure Operational Concept, Washington D.C.: Center for Strategic and Budgetary Assessments, 2010, 24.
Qua bảng trên có thể nhận thấy rõ chiến thuật tác chiến của Trung Quốc dựa vào hoạt động hiệu quả của các loại tên lửa (đối không, đối hạm, đối hải, tên lửa đạn đạo) và các phương tiện mang vác (máy bay, tàu chiến, các bệ phóng di động…). Vai trò của không quân và hải quân được nhấn mạnh khi khu vực tác chiến chủ yếu là vùng biển Tây Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, tác chiến điện tử cũng là một lĩnh vực mà Trung Quốc ưu tiên khi phải đối đầu với những đối thủ có nền tảng công nghệ thông tin như Mỹ.
Các ví dụ khác nhau từ Iran, Bắc Triều Tiên và Trung Quốc cho thấy các chiến thuật “bất đối xứng” có thể được xây dựng khác nhau tuỳ vào năng lực và triết lý tấn công của từng quốc gia. Đối với Iran và Bắc Triều Tiên là “chiến thuật bầy đàn trên biển” . Đối với Trung Quốc, hải quân sẽ là trọng tâm trong nỗ lực “chiến thắng một cuộc chiến tranh khu vực cấp độ thông tin hoá cao” với sự kết hợp của các loại tên lửa cùng tác chiến điện tử.    
Năng lực vũ khí bất đối xứng của Việt Nam trên Biển Đông
Mặc dù không phải là điều kiện quyết định có thể dẫn tới chiến thắng, nhưng vũ khí cũng là một trong những thành tố quan trọng quyết định sự thành công của “chiến lược xây dựng lực lượng bất đối xứng”, và cụ thể hơn là các chiến thuật có liên quan. Rod Thomton trong cuốn sách Asymmetric Warfare: Threat and Response in the 21st Century đã nêu ra bốn “vũ khí” tác chiến bất đối xứng mà các lực lượng hải yếu hơn có thể sử dụng. Thứ nhất chính là sử dụng các loại tên lửa bờ và pháo bờ biển. Thứ hai là sử dụng tàu ngầm, loại vũ khí “bất đối xứng” nổi tiếng. Thứ ba là các loại mìn dưới nước. Và thứ tư là các loại tàu tấn công nhanh gần bờ.
Vai trò của hải quân
Nếu dựa trên bốn thành tố của chiến lược tác chiến bất đối xứng do Rod Thomton đưa ra, Hải quân Nhân dân Việt Nam sở hữu đầy đủ cả bốn lực lượng, trong đó mạnh nhất phải kể đến đầu tiên chính là lực lượng tàu ngầm Kilo 636 cải tiến. Lực lượng tàu tên lửa, pháo-tên lửa phòng thủ bờ biển cũng đang được tích cực xây dựng và mở rộng.
Hợp đồng mua sáu tàu ngầm Kilo từ Nga chính là ví dụ minh hoạ. Chuyên gia quân sự Nga Viktor Litovkin khẳng định, đối với Việt Nam, việc thành lập hạm đội tàu ngầm là nhiệm vụ rất quan trọng. Không chỉ riêng Việt Nam mà bất kỳ mọi quốc gia giáp biển nếu không sở hữu hạm đội tàu ngầm đều có nguy cơ đe đối với an ninh.
Ông Litovkin khẳng định, Trung Quốc cũng có loại tàu tương tự nhưng tính năng kém hơn tàu ngầm của Việt Nam, cả về độ ồn, độ rung chấn, điều kiện sinh hoạt của thủy thủ. Các đặc tính kỹ thuật của loại tàu ngầm này cho phép chúng có thể di chuyển mà ít gây ra tiếng ồn nhất (khi so sánh với các loại tàu ngầm cùng loại khác) đem lại lợi thế cho hải quân Việt Nam.
Tàu ngầm Kilo Việt Nam trang bị tên lửa Klub-S đáng sợ
Hơn thế nữa, một lợi thế lớn của tàu ngầm mà Nga cung cấp cho Việt Nam là tàu còn được trang bị hệ thống tên lửa hiện đại, có khả năng tấn công mạnh mẽ bằng ngư lôi hay tên lửa hành trình hải-đối-đất Club S, một đặc trưng mà các tàu Kilo của Trung Quốc không hề có. Club S có khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt đất ở khoảng cách 275km, phóng từ độ sâu khoảng 35-40m với tốc độ 240m/s. Loại tên lửa này bay với tốc độ cận âm ở pha đầu. Đến khi tiếp cận mục tiêu, đầu đạn sẽ tách ra từ động cơ chính và tăng tốc gấp ba lần tốc độ của âm thanh, tức lớn hơn 1km/s. Đến gần mục tiêu, tên lửa này bay ở độ cao chỉ 5-10m, khiến cho radar và hầu như các hệ thống chống tên lửa của đối phương không thể phát hiện.
Độ chính xác cao, tốc độ lớn cũng với khả năng được phóng tại bất cứ địa điểm nào trên Biển Đông khiến cho các căn cứ của Trung Quốc trên Hoàng Sa hay Trường Sa và cả căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam trở thành các mục tiêu khả dĩ. Đó là chưa kể, lực lượng hải quân Trung Quốc hiện tại đang bị đánh giá là yếu kém trong khả năng chống ngầm.
Về lực lượng pháo-tên lửa bờ biển, chuyên gia Gary Li từ London cho rằng đặc điểm địa lý khiến cho vùng bờ biển của Việt Nam trở thành một “bệ phóng” hoàn hảo cho pháo binh bờ biển và cả các hệ thống tên lửa bờ. Lực lượng tên lửa bờ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh hàng hải của Việt Nam, là lực lượng đóng vai trò phòng thủ và chống tiếp cận bờ biển. Hiện lực lượng này đang sở hữu nhiều chủng loại tên lửa, xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau và đa dạng trong tầm bắn.
Hải quân Việt Nam đã có thể tự sản xuất tên lửa chống hạm P5 Pyatyorka/Shaddock với tầm bắn lên tới 550 km (sau khi được nâng cấp). Trước đây, Việt Nam là quốc gia duy nhất được Liên Xô chuyển giao loại tên lửa này. Bước hiện đại hoá quan trọng nhất của lực lượng tên lửa bờ là việc đưa vào hoạt động hai hệ thống phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P với tầm bắn 300 km, có thể bảo vệ một vùng bờ biển rộng 600 km. Bên cạnh đó, hải quân Việt Nam cũng được trang bị ra-đa CW-100 được thiết kế cho nhiệm vụ giám sát bờ biển của Tập đoàn Thales có khả năng vượt “giới hạn đường chân trời”.
Theo nguồn tin quốc phòng và từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) của Thụy Điển, Việt Nam đã nhận thêm hai loại vũ khí mới cho lực lượng pháo-tên lửa bờ biển là hệ thống tên lửa Bal-E của Nga và EXTRA của Israel. Về đặc tính kỹ thuật và tầm bắn, đây lần lượt là hai loại tên lửa tấn công tầm trung và tầm gần. Loại đạn tên lửa mà Bal-E sử dụng là Kh-35 Ural-E có tầm bắn 130km; đây cũng chính là loại tên lửa được sử dụng trên các tàu tên lửa lớp Molniya, tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 có trong biên chế của Hải quân Việt Nam. Tổng công ty Tên lửa Chiến thuật (KTRV) của Nga khẳng định, Việt Nam là quốc gia thứ hai sau Nga được trang bị tổ hợp Bal-E.
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P của Việt Nam
Tên lửa Extra của Việt Nam
Riêng về tổ hợp tên lửa EXTRA, đây là loại vũ khí ngay cả quân đội Israel cũng chưa được đưa vào trang bị. Tầm bắn của tên lửa EXTRA vào khoảng 150km và đặc biệt gây ấn tượng bởi sai số vòng tròn xác suất (CEP) rất thấp, chỉ khoảng 10m; đồng nghĩa với việc tên lửa có độ chính xác rất cao. Thêm vào đó, tên lửa EXTRA có khả năng phóng từ nhiều loại phương tiện, được ghép thành cụm ống phóng từ 2 đến 16 quả để phóng từ mặt đất. Cụm ống phóng có thể lắp lên xe tải cơ động cao hoặc tại trận địa cố định. Đạn EXTRA để trong container kín nên có tuổi thọ dài và chi phí bảo dưỡng rất thấp. Như vậy, có thể thấy, lực lượng phòng thủ bờ biển hiện nay của Việt Nam gồm rất nhiều tầng lớp và hiện đại, đủ sức ngăn chặn các trường hợp xâm nhập, đổ bộ từ đường biển.
Một trong những thành tố khác của chiến lược “bất đối xứng” chính là các tàu lớp Molniya mà Việt Nam đang sở hữu, hiện đang có trong biên chế chính thức là 10 chiếc (gồm 6 chiếc lớp Molniya và 4 chiếc lớp Tarantul - một biến thể cũ hơn). Molniya có tốc độ cao, trang bị mạnh, thích hợp với chiến thuật bầy sói kiểu “hit and run” tấn công nhanh, bất ngờ từ nhiều hướng khiến đối thủ không kịp trở tay. Chiến thuật này rất hữu dụng với lực lượng hải quân của quốc gia có bờ biển dài, nhiều đảo và cửa sông dễ ẩn nấp, thuận lợi cho việc phục kích ra đòn bất ngờ. Hiện Việt Nam cũng đã làm chủ được công nghệ đóng loại tàu này dựa trên tài liệu kĩ thuật chuyển giao từ Nga. Vũ khí trang bị chính của các tàu lớp Molniya là 16 tên lửa chống tàu Kh-35 Ural-E với tầm bắn 130 km mà Việt Nam đã nội địa hoá thành công với mã hiệu trong nước là KCT-15. Như vậy, nếu thông tin Việt Nam có hệ thống Bal-E là chính xác, hệ thống này cũng có thể sử dụng các tên lửa KCT-15 nội địa do chính Việt Nam sản xuất.
Vai trò của không quân
Tuy vậy, nếu chỉ xem chiến lược tác chiến bất đối xứng chỉ bao gồm hải quân là chưa đủ. Đối với một quốc gia có đường bờ biển trải dài trên nhiều vĩ độ và hướng biển như Việt Nam thì sự kết hợp giữa hải quân và không quân là lựa chọn tối ưu. Ngoài các máy bay chiến đấu Su-30MK2V do Nga chế tạo, Việt Nam còn triển khai thêm các máy bay tuần tra hàng hải thế hệ mới như DHC-6, C-212 (của Cảnh sát biển Việt Nam) và máy bay vận tải C-295.
Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, ngay từ năm 1988, Việt Nam đã đưa máy bay Su-22M ra tuần tra quần đảo Trường Sa mặc dù đây chỉ là máy bay cường kích chuyên nhiệm tấn công mặt đất. Nhiệm vụ này được tiếp tục qua nhiều năm sau đó, với nhiều máy bay thế hệ mới, được thiết kế chuyên hoạt động trong điều kiện trên biển hơn, như Su-27SK/PU và Su-30MK2V.
Một lực lượng không thể không kể đến nữa chính là các trực thăng săn ngầm. Sau một thời gian dài nằm bờ, các máy bay trực thăng săn ngầm Ka-28 đã có “đất dụng võ” khi cặp tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 xuất hiện trong biên chế Hải quân Việt Nam. Đây là sự bổ sung và hỗ trợ trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn thiếu một lực lượng tàu mặt nước chuyên săn ngầm. Trong thời gian tới, nếu có thêm sự xuất hiện của máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm trên không, máy bay săn ngầm cánh bằng và trực thăng săn ngầm thế hệ mới, Việt Nam có thể đảm bảo được cả nhiều tầng phòng thủ, từ trên trời, trên mặt nước và dưới lòng biển.
Phi đội tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam bay tuần tra quần đảo Trường Sa
Theo ý kiến của GS Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, chiến lược bất đối xứng của Việt Nam nhắm vào Trung Quốc là để ngăn chặn không cho Bắc Kinh triển khai các tàu chiến của mình trong trường hợp có xung đột cường độ thấp xảy ra. Ở đây có nghĩa là việc triển khai tàu chiến để bảo vệ các tàu bán vũ trang bao vây các đảo của Việt Nam. Các hệ thống vũ khí “bất đối xứng” khiến cho các hoạt động của hải quân Trung Quốc sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm trong khoảng cách 200-300 hải lý tính từ đường bờ biển dài của Việt Nam.
Thêm vào đó, so với Trung Quốc, Việt Nam rõ ràng chưa đủ tiềm lực tài chính để mua sắm và trang bị ồ ạt, thành lập nhiều hạm đội hải quân. Do đó, trang bị vũ khí một cách phù hợp theo phương pháp bất đối xứng là lựa chọn phù hợp với một nước có ngân sách quốc phòng khiêm tốn. Điều này đáp ứng được cả hai nhiệm vụ, thứ nhất, không để đất nước bị động trước các tình huống bất ngờ và thứ hai, tạo được niềm tin trong nhân dân, góp phần ổn định xã hội và phát triển kinh tế.
Các chính sách hợp tác và chuyển giao công nghệ chế tạo với các đối tác quốc phòng nước ngoài cũng ảnh hưởng đến năng lực tương lai của Hải quân Việt Nam. Trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến bất ngờ và phức tạp, tự chủ được công nghệ chế tạo quốc phòng sẽ đảm bảo đất nước không bị động trong mọi tình huống. Mặc dù sẽ còn mất một thời gian dài nữa để Việt Nam có thể hoàn toàn tự chủ công nghệ, song điều này là hoàn toàn không phải không có khả năng xảy ra.
Tuy đã đạt được một số bước tiến trong hiện đại hoá, song hải quân Việt Nam còn nhiều việc phải làm đề nâng cao hơn nữa năng lực tác chiến của mình. Có thể kể đến một số điểm sau còn cần phải hoàn thiện: (1) năng lực ISR vẫn còn nhiều yếu kém, trong bối cảnh Việt Nam có một vùng biển chủ quyền rộng lớn; (2) khả năng đóng các loại tàu chiến có lượng giãn nước lớn vẫn còn là thách thức, đi kèm với đó là năng lực tự chủ các loại vũ khí hải quân; (3) năng lực chỉ huy và huấn luyện dựa trên điều kiện thực tế còn yếu, chủ yếu do hạn chế trong tài chính và đạn dược.
* Tác giả Nguyễn Thế Phương là nghiên cứu viên cộng tác thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), Đại học KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM. 
http://viettimes.vn/viet-nam-va-chien-tranh-bat-doi-xung-trong-tinh-hinh-moi-54414.html

Báo Mỹ: Tên lửa Việt Nam sẽ buộc kẻ địch trả giá đắt nếu gây hấn ở Biển Đông


Với khả năng tấn công từ trên như tên lửa Delilah, máy bay Việt Nam chỉ cần xuất kích cách đất liền 150 dặm và phát động đòn tấn công tên lửa vào mục tiêu ở tiền đồn của kẻ địch tiềm tàng trên Biển Đông. Loại tên lửa đáng sợ này có thể vươn tới căn cứ chính tại đảo lớn của đối phương..., báo Mỹ The Drive phân tích.
Chiến đấu cơ Su-30MK2 của Không quân Nhân dân Việt NamChiến đấu cơ Su-30MK2 của Không quân Nhân dân Việt Nam
Theo Drive, trước những thách thức an ninh hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực nâng cấp hệ thống vũ khí cho quân đội. Một số nguồn tin nước ngoài phỏng đoán rằng Việt Nam triển khai hệ thống phóng tên lửa Extra GPS dẫn đường của Israel đến một đảo ở quần đảo Trường Sa (đây chỉ là thông tin đồn thổi nhưng việc này nếu đúng thì cũng hoàn toàn hợp lệ, hợp pháp vì quần đảo này thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam). Hệ thống vũ khí trên có thể phóng tên lửa liên tục vào tiền đồn của kẻ thù tiềm năng mà không có cảnh báo trước.
Drive nói hiện nay Việt Nam được cho là lại đang tìm đến Israel để mua một số loại vũ khí tối tân, lần này là tên lửa hành trình đa nhiệm có thể tấn công mục tiêu ở cách xa 150 dặm một cách cực kỳ chính xác.
Trang Fightglobal.com cho biết, hệ thống tên lửa Delilah của Israel từng là đề tài chính trong cuộc thảo luận giữa phía Việt Nam và ông Yitzhak Aharonovitch- Chủ tịch tập đoàn Israel Military Industries (IMI - tập đoàn chuyên sản xuất vũ khí quân sự của Israel).
Tên lửa hành trình phóng từ trên không Delilah của IMI trong thập kỷ vừa qua đã được nâng cấp và trở nên đáng tin cậy hơn, cực kỳ linh hoạt và là một vũ khí tấn công chính xác. Delilah là loại khá nhỏ trong số tên lửa hành trình, chỉ nặng trên 400 pound. Nó có thể mang nhiều loại đầu đạn nặng từ 50-75 pound và bay tới mục tiêu ở tốc độ cận âm và với nhiều độ cao khác nhau.
Tên lửa này phát triển từ một loại vũ khí phóng từ trên không, ra đời từ vài thập kỷ trước nhưng lần đầu tiên đưa vào sử dụng là năm 2006, khi Israel tấn công các mục tiêu ở Li-băng. Kể từ đó, vũ khí này đã trở thành lựa chọn hàng đầu của Israel và sẽ được sử dụng để Israel tấn công vào các vị trí phòng không và hạt nhân của Iran nếu chiến dịch đó được triển khai.
Tên lửa Delilah sử dụng hệ thống định hướng quán tính với GPS, cùng với bộ phận lái tự động cho việc điều hướng, sau đó có thể chuyển sang hình ảnh hồng ngoại hoặc hình ảnh CCD trong pha cuối tiếp cận mục tiêu. Delilah thực hiện điều này thông qua liên kết dữ liệu cho phép con người kiểm soát  tên lửa tấn công mục tiêu. Điều này có nghĩa là sĩ quan kiểm soát hệ thống vũ khí ở trên một máy bay chiến đấu cách xa 150 dặm vẫn có thể điều hướng tên lửa linh hoạt, khiến độ chính xác của tên lửa này cực kỳ cao.
Tên lửa Delilah trang bị trên chiến đấu cơ có uy lực chiến đấu rất lớn
Chẳng hạn, thay vì tấn công một tòa nhà mục tiêu đã định trước, sĩ quan kiểm soát có thể cho tên lửa Delilah bay qua đường ống thông hơi hoặc vào cửa sổ của tòa nhà đó. Delilah cũng có thể tấn công một phương tiện đang di chuyển, do đó có thể được dùng làm tên lửa chống tàu.
Israel từ lâu đã chọn lựa chọn kiểm soát bằng con người đối với các tên lửa không đối đất mạnh nhất. Một tên lửa lớn hơn nhiều là AGM-142 Have Nap/Popeye và loại nhỏ hơn là tên lửa chống thiết giáp Spike/Tammuz cũng sử dụng hệ kiểm soát tương tự.
Điểm đặc biệt là Delilah cũng có thể bay lảng vảng quanh khu vực có mục tiêu, giảm tốc độ động cơ để tiết kiệm nhiên liệu và sau đó xác định lại mục tiêu. Tên lửa này cũng có thể “hạ cánh” nếu người điều khiển chưa xác định rõ ràng được mục tiêu.
Cho dù đây là một đặc điểm quan trọng trong thiết kế của tên lửa này, hệ thống kiểm soát bằng bằng con người này cũng không thực sự quá cần thiết. Delilah có thể tấn công nhiều mục tiêu tự động chỉ với sự dẫn đường của GPS và INS. Delilah cũng có thể được dùng để chế áp hoặc phá hoại hệ thống phòng không của kẻ thù nếu bay ở khu vực tên lửa này đi qua trong một thời gian nhất định. Một khi Delilah phát hiện ra radar của kẻ thù, ngay lập tức nó sẽ tấn công mục tiêu.
Cho dù Delilah được biết tới là tên lửa đa nhiệm tầm trung được phóng từ máy bay chiến đấu, nhưng với kích thước nhỏ và nhẹ nên Delilah cũng được trang bị cho máy bay trực thăng và triển khai trên nhiều bệ phóng mặt đất.
IMI đã và đang chế tạo các phiên bản nâng cấp của Delilah với mục đích xuất khẩu, những phiên bản này có thể đa dạng về tầm bắn và đầu đạn, có khả năng tránh hoặc tấn công các hệ thống phòng không một cách tự động.
Ngoài ra, việc nhận dạng mục tiêu tự động và khả năng lập bản đồ tọa độ có thể thay thế sự can thiệp của con người trong một số nhiệm vụ cụ thể. Các khả năng tương tự sẽ được tích hợp vào tên lửa hành trình Tomahawk cũng như tên lửa tàng hình chống hạm tầm xa đầy hứa hẹn Lockheed.
Tóm lại Delilah là một tên lửa rất mạnh, chỉ cần duy nhất một tên lửa có thể hoàn thành nhiệm vụ vốn cần rất nhiều tên lửa mới thực hiện được. Tầm bắn và kích cỡ của tên lửa này hoàn toàn phù hợp với một đất nước cần năng lực tên lửa tấn công đa dạng nhưng ngân sách lại có hạn, Drive kết luận.
Với khả năng tấn công từ trên như tên lửa Delilah, máy bay Việt Nam chỉ cần xuất kích cách đất liền 150 dặm và phát động đòn tấn công tên lửa vào mục tiêu ở tiền đồn của kẻ địch tiềm tàng trên Biển Đông. Loại tên lửa đáng sợ này có thể vươn tới căn cứ chính tại đảo lớn của đối phương mà không cần tới máy bay mang phóng, thay vào đó nó có thể được phóng đi từ bờ biển Việt Nam. Như vậy, hệ thống này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của Việt Nam và khả năng chống hạm của tên lửa này càng khiến Delilah trở nên hấp dẫn hơn.
Theo Drive, Việt Nam chắc chắn sẽ sử dụng tên lửa này vào mục đích như vậy nếu trong trường hợp buộc phải tự vệ. Các chiến đấu cơ đa nhiệm Su-30MK2 Flankers của Việt Nam có thể dễ dàng cải tiến để tích hợp loại tên lửa này. Và đây sẽ không phải là lần đầu tiên tên lửa của Israel được sử dụng trên chiến đấu cơ của Nga. Những máy bay trực thăng xuất xứ từ Nga của Việt Nam cũng có thể được tích hợp để phóng tên lửa này, nhưng đó không phải là cách làm lý tưởng nhất.
Chiến đấu cơ Su-30MK2 của không quân nhân dân Việt Nam phóng tên lửa trong cuộc diễn tập
Tờ báo Mỹ khuyên vượt qua nền tảng máy bay chiến đấu hiện nay, Việt Nam có thể chọn mua máy bay chiến đấu của phương Tây. Đây cũng có thể là một phần trong chiến lược đa dạng nguồn cung vũ khí chủ yếu có xuất xứ từ Nga như hiện nay.
Israel có thể cung cấp máy bay chiến đấu đi kèm với tên lửa. Hơn 40 máy bay chiến đấu F-16A/B của Israel hiện cũng đang được rao bán. Tập đoàn hàng không vũ trụ Israel Aerospace Industries (IAI) có thể tân trang, nâng cấp các chiến đấu cơ này với hệ thống radar đa năng tiên tiến, thiết bị tác chiến điện tử và các hệ thống mới cho buồng lái.
Ngoài ra, IAI cũng có thể nâng cấp kết cấu cho các máy bay đã qua sử dụng để có thể tăng hạn thêm hàng nghìn giờ phục vụ nữa. Cách làm này sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam sở hữu các máy bay chiến đấu phương Tây có khả năng tích hợp trang bị tên lửa Delilah, cùng với các loại vũ khí không đối đất và không đối không của Israel.
Israel đang rao bán một lô chiến đấu cơ F-16
Theo Drive, nếu Việt Nam thực hiện chiến lược này, đối thủ sẽ phải suy nghĩ kỹ nếu manh động làm liều ở Biển Đông. Nhưng cân nhắc tình hình địa chính trị và quân sự hiện nay ở Đông Nam Á, Việt Nam cần củng cố khả năng tấn công và phòng thủ của mình. Với hệ thống vũ khí độc đáo của Israel, Việt Nam có thể đối phó với kẻ địch một cách hữu hiệu.
Việt Nam cũng có thể sẽ tiếp tục mua vũ khí từ Israel, đặc biệt là nếu nước này có thể cung cấp các vũ khí tính năng mạnh với mức giá cả tương đối thấp. Hơn nữa, Việt Nam cũng đã mua nhiều loại vũ khí khác của Israel với mục đích chiến đấu, bao gồm cả hệ thống phòng không tối tân SPYDER, việc mua thêm máy bay chiến đấu có thể tích hợp với các hệ thống này cũng là hoàn toàn phù hợp.
Drive kết luận, một điều chắc chắn là nếu sở hữu các phi đội máy bay F-16 đã được nâng cấp được trang bị tên lửa Delilah sẽ giúp Việt Nam tăng cường khả năng triển khai sức mạnh, và sẽ là một bước đi quan trọng trong việc phòng thủ, đối phó hiệu quả với tình hình phức tạp trên Biển Đông.
http://viettimes.vn/bao-my-ten-lua-viet-nam-se-buoc-ke-dich-tra-gia-dat-neu-gay-han-o-bien-dong-116299.html

Mỹ cảnh báo 4 “pháo đài” Trung Quốc khống chế Biển Đông


Tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), Bắc Kinh đã xây dựng xong ba căn cứ quân sự ở Trường Sa và một căn cứ quân sự ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) ở phía bắc Biển Đông. Bốn tiền đồn này với các đường băng và hệ thống radar cho phép chiến đấu cơ Trung Quốc hoạt động bao trùm toàn bộ Biển Đông.
Chiến đấu cơ của không quân Trung QuốcChiến đấu cơ của không quân Trung Quốc
Trung Quốc dường như đã hoàn tất phần lớn cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp tại Trường Sa và có thể bố trí bất cứ lúc nào từ máy bay chiến đấu, tàu chiến cho đến tên lửa ở ba đảo đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn, một cơ quan của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Mỹ (CSIS) cảnh báo.
Kế hoạch của Trung Quốc bồi đắp và xây dựng cơ sở quân sự ở các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông gần như đã hoàn tất. Bắc Kinh có thể triển khai máy bay quân sự bất cứ lúc nào tại Trường Sa. Đó là nhận định của cơ quan tham vấn chiến lược Mỹ Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI), một bộ phận của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington công bố hôm 27/3.
Reuters dẫn tuyên bố của giám đốc  AMTI Greg Poling cho biết, hình ảnh vệ tinh chụp trong tháng 3 này cho thấy Trung Quốc vừa trang bị thêm nhiều ăngten radar trên hai đảo nhân tạo xây dựng phi pháp ở Biển Đông là Chữ Thập và Subi .
Như vậy, Trung Quốc dường như đã hoàn tất phần lớn cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo tại Trường Sa và có thể bố trí bất cứ lúc nào từ máy bay chiến đấu, tàu chiến cho đến các trang thiết bị quân sự khác từ pháo hạng nặng cho đến tên lửa ở ba đảo nhân tạo xây dựng trái phép gồm Chữ Thập, Subi và Vành Khăn. Theo chuyên gia Poling, với hai ăngten mới này, Trung Quốc chuẩn bị các động thái mới trong tương lai gần.
Cân cảnh một số công trình quân sự trên đá Chữ Thập bị Trung Quốc bồi lấp, xây dựng thành đảo nhân tạo phi pháp
Cận cảnh Đá Chữ Thập đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng và các công trình quân sự tại quần đảo Trường Sa. Khu vực màu đỏ là nơi bố trí các hệ thống radar. Khu vực màu xanh dương là nhà chứa máy bay; Khu màu vàng xây dựng các hầm chứa các khẩu đội tên lửa di động. Khu màu xanh lơ là các điểm phòng thủ
Tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), Bắc Kinh đã xây dựng xong ba căn cứ quân sự ở Trường Sa và một căn cứ quân sự ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) ở phía bắc Biển Đông. Bốn tiền đồn này với các đường băng và hệ thống radar cho phép chiến đấu cơ Trung Quốc hoạt động bao trùm toàn bộ Biển Đông.
Từ một năm nay, Trung Quốc đã triển khai tên lửa phòng không HQ-9 ở đảo Phú Lâm và ít nhất một lần điều tên lửa chống hạm ra đảo này. Vệ tinh còn phát hiện các cơ sở có mái che «đóng mở» ở ba đảo nhân tạo Chữ Thập và Subi và Vành Khăn nhằm bảo vệ các dàn tên lửa di động. Đá Chữ Thập còn có cơ sở đủ lớn để chứa 24 máy bay quân sự, 3 máy bay cỡ lớn, kể cả máy bay ném bom.

Trung Quốc luôn bác bỏ những chỉ trích của Mỹ và quốc tế rằng nước này đang “quân sự hóa” Biển Đông. Tuy nhiên tuần trước khi thăm Úc, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố những thiết bị mà Bắc Kinh đặt tại các đảo nằm trong khu vực tranh chấp chỉ "nhằm mục đích bảo vệ quyền tự do hàng hải”?!
Tại cuộc họp báo hôm 28/3, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết chưa được biết về báo cáo của AMTI, nhưng bà Hoa bất chấp sự thật Trung Quốc cưỡng chiếm lãnh hải của các nước khác đã ngang nhiên nói: “Đối với Trung Quốc, triển khai hay không triển khai các phương tiện phòng vệ cần thiết trên lãnh thổ của mình là một vấn đề thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Quốc”.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc là  trung tá Gary Ross từ chối bình luận về báo cáo của AMTI với lý do đây không thuộc chức năng của Bộ Quốc phòng Mỹ. Tuy nhiên, trung tá Ross khẳng định: “Việc Trung Quốc tiếp tục xây dựng ở Biển Đông là một trong nhiều bằng chứng cho thấy họ tiếp tục hành động đơn phương, làm tăng căng thẳng trong khu vực và cản trở tiến trình giải quyết tranh chấp một cách hòa bình”.
Vào thời điểm chính quyền của tổng thống Donald Trump đang chuẩn bị đón tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và dự kiến sẽ bàn thảo các thỏa thuận với Trung Quốc, giới quan sát hy vọng ông Trump là người có khuynh hướng quyết liệt trong mọi chuyện ông làm. Trong chính sách ngoại giao, nếu ông Trump quyết liệt cùng với những tuyên bố của Ngoại trưởng Tillerson thì điều nên làm là phải cứng rắn trên Biển Đông.
Cận cảnh Đá Vành Khăn đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng và các công trình quân sự kiên cố.Khu vực màu đỏ là nơi bố trí các hệ thống radar. Khu vực màu xanh dương là nhà chứa máy bay; Khu màu vàng xây dựng các hầm chứa các khẩu đội tên lửa di động. Khu màu xanh lơ là các điểm phòng thủ
Đá Subi đã bị Trung Quốc bồi lấp trái phép thành đảo nhân tạo với đường băng, các công trình quân sự kiên cố. Khu vực màu đỏ là nơi bố trí các hệ thống radar. Khu vực màu xanh dương là nhà chứa máy bay; Khu màu vàng xây dựng các hầm chứa các khẩu đội tên lửa di động. Khu màu xanh lơ là các điểm phòng thủ
Trước đó, trong buổi điều trần tại Thượng viện Mỹ để được phê chuẩn chức vụ Ngoại trưởng, ông Rex Tillerson đã chỉ trích hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông nói Trung Quốc lẽ ra không được phép tiếp cận các đảo nhân tạo mà nước này đã xây dựng phi pháp ở Biển Đông và Mỹ nếu cần có thể phong tỏa việc tiếp cận các đảo nhân tạo này. Nhưng trong chuyến công du châu Á đầu tiên của ông trong tháng này, ông Tillerson đã dịu giọng hơn với Bắc Kinh.
Báo cáo của AMTI đánh giá, với 3 căn cứ không quân ở Trường Sa và một căn cứ không quân trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc có khả năng hoạt động gần như trên toàn bộ Biển Đông, khống chế tuyến hàng hải thiết yếu cho thương mại toàn cầu.
Nhóm nghiên cứu của AMTI cho rằng các thiết bị cảnh báo sớm và radar tiên tiến đặt trên các Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Châu Viên cũng như trên đảo Phú Lâm sẽ mở rộng tầm hoạt động tương tự cho các thiết bị của Bắc Kinh.
Hơn một năm trước, Trung Quốc lắp đặt tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm và ít nhất một lần triển khai tên lửa hành trình chống hạm tại đây. Tháng trước, vẫn Reuters dẫn lời giới chức Mỹ cho biết Trung Quốc đã hoàn tất việc xây dựng gần 20 cấu trúc trên các Đá Subi, Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập. Dường như các công trình này được thiết kế để chứa tên lửa đất đối không tầm xa. Bắc Kinh cũng được cho là đã xây dựng các kho chứa thiết bị phóng tên lửa tại Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn.
http://viettimes.vn/my-canh-bao-4-phao-dai-trung-quoc-khong-che-bien-dong-116087.html

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Lục quân Trung Quốc: Mạnh mặt đất, yếu trên không

Lục quân Trung quốc có thể lấn át bằng số đông và pháo binh, nhưng không quân thì yếu kém.
Lục quân Trung Quốc từ năm 2016 được chia thành 5 chiến khu thay cho 7 đại quân khu. Mỗi chiến khu bao gồm một số quân đoàn lục quân, cũng như các quân khu cấp tỉnh, các lực lượn đồn trú ở các thành phố lớn nhất, các đơn vị trực thuộc quân khu và lực lượng dự bị.
5 chiến khu của quân đội Trung Quốc

Chiến khu miền Bắc: (sở chỉ huy lục quân đặt tại Tế Nam) có 4 quân đoàn thuộc đại quân khu Thẩm Dương và một phần đại quân khu Tế Nam trước đây.

Chiến khu Trung tâm: là chiến khu mạnh nhất trong quân đội Trung Quốc là  (sở chỉ huy lục quân đặt tại Thạch Gia Trang). Đây là lực lượng dự bị cho các chiến khu khác và bao gồm 5 quân đoàn thuộc đại quân khu Bắc Kinh và phần lớn đại quân khu Tế Nam trước đây.

Quân đoàn 20 gồm: các lữ đoàn cơ giới hóa 58 và 60, lữ đoàn tăng 13, lữ đoàn pháo binh 2 và lữ đoàn phòng không.

Quân đoàn 27 gồm: lữ đoàn bộ binh nhẹ 188, lữ đoàn cơ giới hóa 235, các lữ đoàn bộ binh cơ giới 80 và 82, lữ đoàn tăng 7, lữ đoàn pháo binh 16 và lữ đoàn phòng không.

Quân đoàn 38 là liên binh đoàn lục quân mạnh nhất của quân đội Trung Quốc. Đây là đơn vị được trang bị trước nhất các mẫu vũ khí trang bị mới nhất và các phương thức tác chiến mới được huấn luyện, thao dượt ở đây. Biên chế quân đoàn 38 gồm: các sư đoàn cơ giới hóa 112 và 113 và sư đoàn tăng 6, lữ đoàn pháo binh 5, lữ đoàn phòng không 4, lữ đoàn đặc nhiệm, lữ đoàn không quân lục quân 8.

Quân đoàn 54, giống như quân đoàn 38, được coi là đặc biệt hùng mạnh và tiên tiến về mặt trang bị kỹ thuật, các binh đoàn và đơn vị của quân đoàn được tự động hóa, máy tính hóa tối đa. Biên chế gồm: các sư đoàn 127 (nhẹ) và cơ giới hóa 162, lữ đoàn cơ giới hóa 160, lữ đoàn tăng 11, lữ đoàn pháo binh, lữ đoàn phòng không, trung đoàn không quân lục quân 1.

Quân đoàn 65 gồm: các lữ đoàn bộ binh nhẹ 193, bộ binh nặng 194, cơ giới hóa 195, bộ binh cơ giới 70 và 196, lữ đoàn tăng 1, lữ đoàn pháo 14 và lữ đoàn phòng không.

Lực lượng đồn trú Bắc Kinh gồm các sư đoàn 1, 2 và 3.

Các đơn vị trực thuộc quân khu là 2 trung đoàn đặc nhiệm, 2 trung đoàn chống tăng và 2 trung đoàn cầu phao, trung đoàn pháo, trung đoàn phòng hóa 2, trung đoàn tác chiến điện tử, đơn vị bảo vệ cơ quan nhà nước (trực thuộc trực tiếp Quân ủy trung ương).

Quân khu cấp tỉnh Nội Mông được biên chế lữ đoàn bộ binh cơ giới 205 và trung đoàn biên phòng.

Ngoài ra, trên lãnh thổ quân khu Bắc Kinh có bố trí liên binh đoàn đổ bộ đường không duy nhất của quân đội Trung Quốc là quân đoàn đổ bộ đường không 15. Quân đoàn 15 gồm: các sư đoàn đổ bộ đường không 43, 44 và 45 (mỗi sư biên chế 3 trung đoàn dù), tiểu đoàn trinh sát, tiểu đoàn công binh và tiểu đoàn vận tải. Về mặt tác chiến, quân đoàn 15 trực thuộc không quân Trung Quốc.

Chiến khu miền Tây: (sở chỉ huy lục quân đặt tại Lan Châu) bao gồm 3 quân đoàn và 2 quân khu cấp tỉnh thuộc đại quân khu Lan Châu và một phần đại quân khu Thành Đô trước đây.

Quân đoàn 13 gồm: các sư đoàn bộ binh cơ giới 37 và 149, lữ đoàn tăng 17, lữ đoàn pháo binh, lữ đoàn phòng không, lữ đoàn đặcnhiệm và lữ đoàn không quân lục quân 2.

Quân đoàn 21 gồm: sư đoàn bộ binh cơ giới sơn cước 61, lữ đoàn cơ giới hóa 62, lữ đoàn tăng 12, lữ đoàn pháo binh 19, lữ đoàn phòng không, lữ đoàn đặc nhiệm 184.

Quân đoàn 47 gồm: các lữ đoàn cơ giới hóa 139, bộ binh sơn cước 55, bộ binh cơ giới 56, lữ đoàn tăng 9, lữ đoàn pháo binh 15, lữ đoàn phòng không.

Quân khu cấp tỉnh Tân Cương có quy chế đặc biệt, mặc dù có các điều kiện địa lý khó khăn và ở xa các khu vực phát triển nhất của Trung Quốc, nhưng lại có tiềm lực rất lớn. Quân khu này được biên chế: sư đoàn cơ giới hóa nhẹ 8, sư đoàn bộ binh 4, sư đoàn bộ binh cơ giới sơn cước 6 và 11, lữ đoàn pháo binh 2, lữ đoàn phong không, lữ đoàn không quân lục quân 3, trung đoàn công binh.

Quân khu cấp tỉnh Tây Tạng có quy chế đặc biệt, gồm có: các lữ đoàn bộ binh sơn cước 52 và 53, lữ đoàn cơ giới hóa 54, lữ đoàn tên lửa phòng không 651, trung đoàn pháo binh 308, trung đoàn pháo phòng không.

Các đơn vị trực thuộc quân khu còn có 2 trung đoàn đặc nhiệm và 2 trung đoàn tác chiến điện tử.

Chiến khu miền Nam: (sở chỉ huy lục quân đặt tại Nam Ninh), gồm 3 quân đoàn và một quân khu cấp tỉnh thuộc đại quân khu Quảng Châu và một phần đại quân khu Thành Đô trước đây.

Quân khu cấp tỉnh Hải Nam có lữ đoàn bộ binh cơ  giới 132.

Lực lượng đồn trú Hồng Công gồm 1 lữ đoàn bộ binh, 1 trung đoàn trực thăng, 1 đội đặc nhiệm hải quân.

Các đơn vị trực thuộc quân khu gồm đội đặc nhiệm “Kiếm sắc”, lữ đoàn công binh và lữ đoàn cầu phao, trung đoàn tác chiến điện tử và trung đoàn không quân lục quân 12.

Chiến khu miền Đông: (sở chỉ huy lục quân đặt ở Phúc Châu) gồm 3 quân đoàn và 1 quân khu cấp tỉnh. Chiến khu này hoàn toàn lặp lại đại quân khu Nam Kinh.

Lực lượng đồn trú Thượng Hải gồm các lữ đoàn phòng thủ bờ biển 1, 2, 3.

Quân khu cấp tỉnh Phúc Kiến có trong biên chế 2 sư đoàn và 1 lữ đoàn phòng thủ bờ biển.

Các đơn vị trực thuộc quân khu gồm có các lữ đoàn đặc nhiệm và lữ đoàn phòng không 14, trung đoàn trực thăng, trung đoàn tác chiến điện tử và trung đoàn cầu phao 31.

Lực lượng tăng-thiết giáp:


Trung Quốc là một trong ba nước có khả năng sản xuất tất cả các loại vũ khí trang bị. Tuy nhiên, họ áp dụng rất phổ biến thủ đoạn sao chép các mẫu vũ khí trang bị nước ngoài, của cả Liên Xô/Nga lẫn của phương Tây lọt vào tay họ một cách hợp pháp hay theo đường vòng. Song bất kỳ sản phẩm sao chép nào cũng được các kỹ sư Trung Quốc cải tiến, sửa đổi. Sau nhiều lần cải tiến, vũ khí trang bị nước ngoài gần như bị Trung Quốc hóa hoàn toàn. Kết quả là các mẫu gần đây được  đưa vào trang bị của quân Trung Quốc thường là sản phẩm Trung Quốc ngay từ đầu mặc dù cũng có những điểm sao chép du nhập của nước ngoài.

Lục quân Trung Quốc có tiềm lực tên lửa hạt nhân riêng gồm: không dưới 600 bệ phóng tên lửa đường đạn chiến thuật DF-11, không dưới 350 bệ phóng tên lửa DF-15 và 350-500 bệ phóng tên lửa hành trình mặt đất DH-10 (mỗi bệ lắp 3 tên lửa). Số lượng tên lửa không rõ, nhưng rõ ràng là phải nhiều hơn số lượng bệ phóng. Tất cả các tên lửa này có thể mang đầu đạn hạt nhân và thông thường.

Ngành chế tạo xe tăng ở Trung Quốc cũng đã phát triển theo đúng các xu thế nêu trên. Туре 59 sao chép Т-54 của Liên Xô. Sau đó, xuất hiện biến thể hiện đại hóa sâu là Туре 69-II. Ngoài ra, họ tăng này còn có thêm một nhánh nữa: Туре 59II lắp pháo L7 (105 mm) của Anh, sau đó là hàng loạt biến thể của nó là Туре 79 và Туре 88. Tất cả các xe tăng này đã quá lỗi thời, nhưng trong trang bị của quân đội Trung Quốc đến nay vẫn còn khoảng 900 Туре 88, 300-500 Туре 79, 3.000-4.000 Туре 59, tức là tổng cộng khoảng 4.000-5.500 chiếc.

Đầu thập kỷ 1980, Trung Quốc kiếm được từ Iraq và Rumani các mẫu tăng Т-72 và nó trở thành hình mẫu cho họ tăng mới của Trung Quốc. Đầu tiên là Туре 85-IIМ (còn gọi là Туре 90-II, hay Al Khalid). Tăng này không được nhận vào trang bị của quân đội Trung Quốc mà đang được sản xuất theo giấy phép ở Pakistan cho quân đội nước này. Tại Trung Quốc đã chế tạo trên cơ  sở sử dụng các công nghệ và thiết bị phương Tây (trước hết là của Đức) hàng loạt xe tăng thực sự hiện đại mà thực chất là sự kết hợp phức tạp giữa Т-72 và Leopard 2 có sử dụng các công nghệ thuần túy Trung Quốc.

Hiện nay, quân đội  Trung Quốc có trong trang bị ít nhất 3.500 xe tăng Туре 96/96А và 835 chiếc Туре 99. Các biến thể mới của Туре 99 cũng được chế tạo, trong đó có Туре 99KМ lắp pháo 155 mm và động cơ 2.100 mã lực. Туре 96А và Туре 99 đang tiếp tục được sản xuất mặc dù ngay hiện  giờ, lực lượng xe tăng Trung Quốc đã là lớn nhất thế giới (8.000-10.000 chiếc).

Trong trang bị quân đội Trung Quốc vẫn còn đến 2.000 xe tăng hạng nhẹ (1.200 Туре 62, 800 Туре 63), cộng với không dưới 350 chiếc ZTD-05 (Туре 05) lắp pháo 105 mm được chế tạo dựa trên xe chiến đấu bộ binh lội nước ZBD-05.

Xe chiến đấu bộ binh đầu tiên của Trung Quốc Туре 86 (chính là WZ-501) là xe làm nhái xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Liên Xô. Hiện nay, quân đội Trung Quốc có đến 2.450 WZ-501. Trong thập kỷ 1990, trên cơ sở BMP-3 của Liên Xô/Nga, Trung Quốc đã chế tạo một họ xe chiến đấu mới. Hiện trong biên chế có không dưới 1.239 xe chiến đấu bộ binh ZBD-04 (WZ-502, lội nước) và ZBD-08 (WZ-502G, không lội nước, với giáp tăng cường), cũng như ít nhất 600 ZBD-05 vốn là nòng cốt của lực lượng xe đổ bộ lội nước, trong đó có tăng hạng nhẹ ZTD-05 đã nêu ở trên. Ngoài ra, lực lượng đổ bộ đường không Trung Quốc cũng được trang bị đến 130 xe chiến đấu đổ bộ ZBD-03.

Trong biên chế quân đội Trung Quốc đến nay vẫn còn đến 5.000 xe bọc thép chở quân cũ, chủ yếu do Trung Quốc tự phát triển: khoảng 480 WZ-503 (BMP-1 không tháp), đến 2.500 Туре 63, 1.750 YW-534 (chính là Туре 89). Sau đó, trên cơ sở xe bọc thép chở quân Sibmas của Bỉ, Trung Quốc đã chế tạo xe bọc thép chở quân WZ-523 (đã sản xuất 50-100 xe) và loại tiên tiến hơn WZ-551 (chính là Туре 92, không dưới 1.850 xe), trên khung gầm xe này lại chế tạo cả một họ xe. Đang được nhận vào trang bị là các xe bọc thép chở quân bánh lốp mới nhất Туре 09 (còn gọi là ZBL-09) với số lượng không dưới 520 xe cộng với 200 xe bọc thép trinh sát sử dụng cùng khung gầm.

Pháo binh:


Pháo binh Trung Quốc cực kỳ đa dạng. Trong thập niên 1950-1970, họ đã chế tạo sao chép nhiều loại pháo Liên Xô như: các loại pháo 122 mm Туре 54-1 (sao chép М-30), Туре 60 (D-74), Туре 85 (D-30), pháo 130 mm Туре 59/59-1 (М46), các pháo 152 mm Туре 54 (D-1 hay ML-20) và Туре 66 (D-20).

Trong thập niên 1980, họ đã sao chép pháo 155 mm GHN-45 của Áo và đặt tên là Туре 89 (còn gọi là WA021, PLL01). Hiện nay, trong biên chế có khoảng 300 khẩu Туре 89, đến 2.000 khẩu Туре 54 và Туре 66, đến 1.000 khẩu Туре 59/59-1, đến 6.000 khẩu Туре 54, Туре 60 và Туре 85.

Giống như tất cả các nước phát triển, Trung Quốc gần như đã chấm dứt phát  triển pháo kéo mà chỉ phát triển pháo tự hành.

Các loại pháo tự hành đầu tiên của Trung Quốc chính là các pháo kéo của Liên Xô lắp trên khung gầm xe bọc thép chở quân của Trung Quốc. Đó là pháo tự hành 122 mm Туре 89 (pháo D-30 trên xe bọc thép Туре 77), Туре 85 (D-30 trên xe bọc thép Туре 85/YW531Н), Туре 70 (М30 trên khung gầm xe bọc thép Туре 63В). Chỉ sau đó mới ra đời 2 pháo tự hành lắp trên cùng một loại khung gầm đặc biệt: đó là pháo tự hành 155 mm Туре 88 (còn gọi là PLZ45) và pháo tự hành 122 Туре 83. Hiện trong biên chế có khoảng 500 Туре 83, 200 Туре 70, 700 Туре 89. Trên cơ sở pháo tự hành Туре 88 đã phát triển pháo tự hành PLZ05 (chính là Туре 05) mà bây giờ có khoảng 300 khẩu và việc sản xuất đang tiếp tục. Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu nhận vào trang bị pháo tự hành 122 mm PLZ07 dùng khung gầm xe chiến đấu bộ binh ZBD04 (có đến 600 khẩu).

Ngoài ra, trong thập niên 1990, Trung Quốc đã mua của Nga 100 pháo tự hành bánh lốp 120 mm 2S23 Nona-SVK, mua từ Ukraine 3 pháo tự hành bánh xích 2S9 Nona-S. Dựa vào mẫu 2S23, họ đã chế tạo pháo tự hành bánh lốp 120 mm PLL05 dùng khung gầm xe bọc thép chở quân WZ-551 (không dưới 200 khẩu). Họ cũng đã chế tạo pháo tự hành 122 mm Туре 09 (PLL-09) dùng khung gầm xe bọc thép chở quân bánh lốp Туре 09, hiện có 450 khẩu.

Pháo phản lực được cho là phương diện mạnh nhất của lục quân Trung Quốc. Chính là lĩnh vực vũ khí này, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã chế tạo được nhiều nhất các mẫu độc đáo và cuối cùng đã đạt đến trình độ dẫn đầu thế giới.

Trong thập niên 1960-1980, Trung Quốc sản xuất 3 hệ thống rocket phóng loạt chính:

(1) Pháo phản lực xe kéo Туре 63 (12х107 mm) và biến thể tự hành của nó (lắp trên xe tải) Туре 81;

(2) Туре 63 (19х130 mm, lắp trên xe tải), Туре 70 (19х130 mm, lắp trên xe bọc thép chở quân YW-531С), Туре 82 (30х130 mm, lắp trên xe tải), Туре 85 (30х130 mm, lắp trên xe bọc thép chở quân YW-534).

(3) Các pháo phản lực chế tạo dựa trên pháo Grad chiếm được của Việt Nam. Đó là Туре 81 và Туре 90 (40х122 mm, lắp trên các loại xe tải), Туре 83 (24х122 mm, lắp trên xe tải) và Туре 89 (còn gọi là PHZ-89, 40х122 mm, lắp trên khung gầm xích).

Các hệ thống rocket phóng loạt Trung Quốc đã tiến lên vị trí hàng đầu thế giới trong 20 năm gần đây. Trên cơ sở pháo phản lực Smerch của Nga, họ đã chế tạo pháo sao chép hoàn toàn Туре 03 (còn gọi là PHL-03, 12х300 mm) và А-100 (10х300 mm).

Trung Quốc đã phát triển pháo phản lực Туре 83 (WM-40, 4х273 mm) và các pháo cải tiến WM-80 và WM-120 (8х273 mm), trong đó WM-120 đã đạt tầm bắn 120 km. Pháo phản lực WS-1 (8х302 mm) và Туре 96 (4х320 mm) có tầm bắn 180-200 km. Trở thành các pháo phản lực tốt nhất thế giới là họ WS-2 (6х400-425 mm). Biến thể cuối cùng WS-2D có tầm bắn đến 400 kmn, mỗi xe bệ phóng được biên chế máy bay không người lái để dẫn đạn phản lực.

Tổng số pháo phản lực trong quân đội Trung Quốc lên đến 4.000 khẩu, trong đó có 1.250 Туре 81, 375 Туре 89 (122 mm) và 175 Туре 03 (300 mm).

Pháo binh quân đội Trung Quốc hiện có đến 30.000 khẩu pháo, cối và pháo phản lực, không chỉ là pháo binh mạnh nhất thế giới mà còn vượt trội nhiều lần các đối thủ gần nhất. Đây là phương diện mạnh nhất của lục quân Trung Quốc trong trường hợp nổ ra chiến tranh quy mô lớn mà giới chỉ huy quân đội Trung Quốc đang hướng đến. Việc các mẫu lạc hậu chiếm tỷ lệ khá lớn trong các hệ thống pháo sẽ không có ý nghĩa khi sử dụng ồ ạt như vậy.

Vũ khí phòng không:


Quân đội Trung Quốc có tổng cộng không dưới 15.000 hệ thống pháo-tên lửa phòng không, pháo phòng không tự hành và pháo phòng không xe kéo. Hiện đại nhất là các hệ thống pháo-tên lửa phòng không Туре 95 (PGZ-95) với 4 pháo 25 mm và 4 tên lửa phòng không mang vác QW-2 (khoảng 270 xe), pháo phòng không tự hành Туре 07 (35 mm, không dưới 100 khẩu) và pháo phòng không Туре 90 (35 mm, sao chép pháo GDF-001 của Oerlikon/Thụy Sĩ, khoảng 340 khẩu).

Mặc dù có số lượng lớn hệ thống tên lửa phòng không, tên lửa phòng không mang vác, pháo-tên lửa phòng không, pháo phòng không tự hành và pháo phòng không xe kéo, phòng không lục quân hiện là một trong những điểm yếu nhất của quân đội Trung Quốc bởi vì đến 90% phương tiện hỏa lực đã quá lạc hậu và không thể tác chiến hiệu quả với các máy bay hiện đại. Ngoại lệ chỉ có các hệ thống tên lửa phòng không Tor-M1 và FM-90, và các hệ thống tên lửa phòng không mang vác QW-1/2 và FN-6/16. Khác với tăng-thiết giáp và pháo chiến trường, ở đây lượng không biến thành chất.

Không quân lục quân:


Không quân của lục quân Trung Quốc chỉ được thành lập vào năm 1986. Khác với các binh chủng khác, vũ khí trang bị của không quân lục quân Trung Quốc được phát triển không chỉ dưới ảnh hưởng của Liên Xô/Nga, mà cả của châu Âu.

Lục quân Trung Quốc sử dụng làm trực thăng chiến đấu 8 chiếc SA-342 Gazelle, hơn 350 chiếc Z-9 (chế tạo trên cơ sở SA-365 Dauphin ở các biến thể khác nhau) và 100 trực thăng hạng nhẹ Z-11 (chế tạo trên cơ sở AS350 của Pháp). Tuy nhiên, tiềm lực chiến đấu thực sự của chúng rất hạn chế. Hiện nay, trong biên chế vẫn còn 1 chiếc SA342 (6-7 chiếc khác đang cất giữ), 305 Z-9 (12 chiếc trong số đó trang bị cho lực lượng đổ bộ đường không), đến 75 Z-11.

Chỉ trong những năm gần đây, Trung Quốc  mới bắt đầu đưa vào trang bị trực thăng chiến đấu thật sự Z-10 (còn gọi là WZ-10) được chế tạo trên cơ sở А-129 của Italia nhưng sử dụng các công nghệ của Nga và Trung Quốc. Hiện trong biên chế có đến 110 chiếc Z-10, việc sản xuất đang tiếp tục. Quân đội Trung Quốc cũng đã bắt đầu nhận vào trang bị trực thăng chiến đấu Z-19 vốn là biến thể cải tiến sâu của Z-9. Hiện nay, không quân lục quân Trung Quốc có đến 94 Z-19.

Lục quân Trung Quốc sử dụng làm trực thăng đa nhiệm và vận tải 10 Mi-8 và 239 Mi-17, 4 trực thăng siêu nặng Mi-26 của Nga, đến 93 НС-120 của châu Âu, đến 23 S-70C của Mỹ, 95 Z-8 (sao chép SA-321 Super Frelon của Pháp, 12 chiếc trong số đó trang bị cho lực lượng đổ bộ đường không).

Không quân lục quân Trung Quốc đang phát triển nhanh, nhưng hiện vẫn lạc hậu so với các binh chủng khác và cũng là mặt yếu của quân đội Trung Quốc giống như phòng không lục quân.

Nhìn chung, lục quân Trung Quốc được coi là mạnh nhất thế giới, sức mạnh chiến đấu tiếp tục tăng nhanh. Vũ khí trang bị cũ đang được thay thế mới với cơ chế một đổi một. Giới chỉ huy quân đội Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng vào quân đội các nguyên tắc tiến hành chiến tranh công nghệ cao lấy mạng làm trung tâm. Sự kết hợp cơ giới hóa với thông tin hóa, tức là một số lượng lớn vũ khí trang bị hiện đại với các hệ thống chỉ huy/điều khiển, liên lạc và trinh sát tối tân, sẽ đem lại cho quân đội Trung Quốc một chất lượng hoàn toàn mới, bảo đảm chiến đấu và chiến thắng trong chiến tranh tương lai.
Nguồn: / Aleksandr Khramchikhin, Phó Giám đốc Viện Phân tích chính trị và quân sự, Nga // VPK, № 36 (651), 21/9/2016.
http://vietnamdefence.com/Home/quandoi/trungquoc/Luc-quan-Trung-Quoc-Manh-mat-dat-yeu-tren-khong/20173/55149.vnd

Việt Nam mua BrahMos trước cuối năm 2017?

 Hợp đồng đầu tiên xuất khẩu tên lửa hành trình siêu âm BrahMos có thể được ký kết trước cuối năm 2017. Khách hàng nhiều khả năng là Việt Nam.
Chèn chú thích ảnh vào đây
Để xuất khẩu tên lửa sang các nước thứ ba, cần phải có sự chấp thuận của các chính phủ Nga và Ấn Độ.

Tại triển lãm hàng không vũ trụ LIMA 2017, Đại diện Công ty liên doanh Nga-Ấn BrahMos Aerospace, ông Aleksandr Maksichev cho biết, hợp đồng xuất khẩu đầu tiên cung cấp tên lửa hành trình BrahMos cho một khách hàng nước ngoài có thể được ký kết trước cuối năm nay.

“Tôi nghĩ rằng, hợp đồng xuất khẩu tên lửa BrahMos đầu tiên có thể được ký trước cuối năm 2017”, ông Maksichev nói, nhưng không nêu rõ khách hàng tiềm năng của BrahMos. Ông nhấn mạnh rằng, việc xuất khẩu tên lửa sẽ cần có sự chấp thuận của cả hai nước Nga và Ấn Độ.

Vị lãnh đạo BrahMos Aerospace cũng không nói rõ biến thể nào của tên lửa có thể được xuất khẩu - biến thể triển khai trên tàu nổi hay trên mặt đất. Ông Maksichev cũng cho biết, tên lửa tăng tầm BrahMos-ER có tầm lên đến hơn 400 km mới thử nghiệm trong tháng 3/2017 (xem BrahMos đạt tầm hơn 400 km) dự kiến cũng sẽ được nghiên cứu trang bị cho các phương tiện mang trên biển.

Ông Maksichev cũng cho rằng, sau khi được phóng thử thành công mới đây, BrahMos-ER có thể sẽ được quân đội Ấn Độ nhận vào trang bị trong năm 2017.

“Đây là lần phóng thử nghiệm. Sẽ cần một khoảng thời gian nào đó để chế tạo biến thể tiêu chuẩn. Việc đó sẽ mất mấy tháng. Có thể nói rằng, việc nhận BrahMos tăng tầm vào trang bị của quân đội Ấn Độ sẽ xảy ra trước cuối năm nay”, Giám đốc Maksichev nói.

Ông cũng cho biết thêm rằng, “hiện thời chúng tôi đã trình diễn biến thể mặt đất, chúng tôi cũng sẽ bắt đầu từ nói. Sau đó, chúng tôi sẽ làm với biến thể triển khai trên biển, nhưng sẽ bắt đầu từ biến thể mặt đất”.

Theo ông Maksichev, tầm bắn 400 km chưa phải là giới hạn đối với BrahMos. Ông khẳng định tầm bắn sẽ còn lớn hơn, công ty của ông sẽ tiếp tục tăng tầm cho tên lửa này.

Ông Maksichev còn cho rằng, biến thể BrahMos phóng từ máy bay là rất thú vị và sẽ khiến cả Không quân Nga quan tâm vì Nga hiện không có biến thể như thế. Biến thể trên không sắp hoàn tất thử nghiệm, sắp tới công ty sẽ thực hiện phóng vào các mục tiêu trên biển và mặt đất.

Cho đến gần đây, tầm bắn của BrahMos là 290 km. Sau khi Ấn Độ tham gia chế độ kiểm soát phổ biến công nghệ tên lửa, hạn chế về tầm bắn đối với BrahMos đã được dỡ bỏ.

Nga và Ấn Độ cũng đang hợp tác phát triển loại tên lửa siêu vượt âm BrahMos II với tốc độ 5-6M.

Trong nhiều năm qua, ít nhất từ năm 2010, báo chí Nga, Ấn Độ nhiều lần đưa tin và đồn đoán về việc Việt Nam quan tâm, đàm phán mua sắm BrahMos với Ấn Độ (xem Việt Nam nhận 2 hệ thống Bastion/Yakhont và trang bị BrahMos cho Su-30MK2Ấn Độ đàm phán bán tên lửa BrahMos cho Việt NamViệt Nam mua thêm Bastion-P và phát triển tên lửa hành trình; Mua BrahMos, Việt Nam muốn có vũ khí răn đe chiến lược?Ấn Độ, Việt Nam tiến xa trong đàm phán mua bán tên lửa BrahMosẤn Độ quyết định bán BrahMos cho Việt NamViệt Nam nhòm ngó tên lửa siêu âm BrahMosTrung Quốc phản đối Việt Nam mua tên lửa KlubViệt Nam kết BrahMos).

Nếu thực là vậy thì bất luận Việt Nam mua biến thể BrahMos nào (hiện các biến thể đối hạm trang bị cho tàu nổi và mặt đất; biến thể tấn công mặt đất của BrahMos đã được trang bị cho Hải quân và Lục quân Ấn Độ, các biến thể phóng từ tàu ngầm và máy bay đang được thử nghiệm) thì sức mạnh răn đe của Việt Nam trên hướng Biển Đông cũng tăng mạnh. 
Nguồn:
Tass, Defence, 21.3.2017.
http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/vietnam/Viet-Nam-mua-BrahMos-truoc-cuoi-nam-2017/20173/55148.vnd

The Real South China Sea Crisis Everyone Is Missing

China will soon host a dialogue with Southeast Asian nations aimed at managing tensions in the South China Sea. But it’s not clear whether the talks will help to save a marine environment that in parts is facing collapse.
While diplomats discuss the implementation of a code of conduct for rival claimants in the vast waterway, scientists say that the region’s marine environment also deserves attention, partly because overfishing on all sides is depleting fish stocks.
Chinese fishermen in search of valuable giant clams have destroyed vital coral reefs on a vast scale, although that practice now appears to be slowing.
Rachael Bale of National Geographic, who has written extensively on the South China Sea, aptly summed up the situation early this year, saying that “While politicians argue over which country controls the region, the fishery … is on the brink of collapse.”
According to The Nature Conservancy, overfishing is a common problem around the world. Maria Damanaki, global managing director for oceans at the Conservancy, explains that “when too few individual fish of breeding age remain, they simply don’t produce well …”
It is what she describes as “a lose-lose situation for both fishermen and conservationists.” The stakes are particularly high in the case of the South China Sea.
High stakes: 
Occupying more than 3.5 million square kilometers, the South China Sea is one of the world’s five leading fishing zones, according to researchers at the University of British Columbia.
The fishery employs more than 3 million people, contributes heavily to the global fish trade and provides a major source of vital protein to millions of people living in the nations that depend on it.
In addition, experts believe that huge reserves of oil and gas lie unexploited beneath the disputed waters.
US Air Force Captain Adam Greer, who has done research partly funded by the National Defense University, says that the stakes in the South China Sea can be summed up by a “3 P’s rule”—politics, petroleum, and protein.
In an article published in The Diplomat, Greer argues that the protein derived from fish may be the most important factor driving competition in the South China Sea.
The best news for the environment, one leading American scientist says, was a Chinese decision early this year to enforce regulations calling for a halt to the harvesting and processing by Chinese fishermen of giant clams in the South China Sea.
John McManus, a professor of marine biology and fisheries at the University of Miami, said that the decision, announced by China’s southern Hainan province, could mark a major step toward helping to preserve and restore a vital part of the marine environment.
The giant clams are embedded in coral reefs that protect small fish from predators. The coral reefs also play a role in replenishing fish stocks.
According to McManus, Chinese poachers using boat propellers to dig up reefs and uncover the clams have caused widespread damage to many of the reefs. Chinese dredging aimed at gathering sand and gravel to build artificial islands has caused further serious damage.
The highly valued shells of the clams have been carved much like elephant ivory into intricate ornaments for sale to Chinese tourists visiting Hainan Island. Some Chinese regard the meat from the clams as a rare delicacy and an aphrodisiac.
Gregory Poling, director of the Asia Maritime Transparency Initiative at the Washington DC-based Center for Strategic and International Studies believes that the biggest factor in reducing the giant clam shell trade may be Chinese President Xi Jinping’s anti-corruption campaign.
“As the crackdown on corruption has spread, people are understandably hesitant to accept jewelry or statues made from poached giant clams,” Poling said.
Zhang Hongzhou, a research fellow at the Nanyang Technological University of Singapore, says that it appears the crackdown on the giant clam trade has been “very decisive, at least as of now.”
The local government on Hainan Island, he says, also intends to promote “fishing tourism” as an alternative source of income for the local fishermen.
But Zhang says that he sees some evidence that the price for giant clams is rising, which could lead to an underground trade that spurs illegal harvesting.
The various nations involved in the South China Sea, including China, have laws aimed at preserving the marine environment. But the problem so far has been a lack of implementation.
Talks bring hope: 
China’s recent negotiations with Vietnam have offered another source of hope. During a recent visit to Beijing, Nguyen Phu Trong, Vietnam’s Communist Party General Secretary, signed 15 agreements dealing, among other things, with economic cooperation, defense relations and tourism.
But another development points to potential conflict.
Satellite photos taken by the firm Planet Labs on March 6 show the clearing of land by China for possible new construction in the disputed Paracel Islands. Taiwan and Vietnam claim the Paracels as their territory.
Last month China’s agriculture ministry announced a fishing ban, including over a number of areas claimed by the Philippines, Taiwan, and Vietnam, among others, in the South China Sea, that would last from May 1 to August 16. The Vietnamese Foreign Ministry strongly objected to the ban, which it described as “unilateral.”
At the same time, on the diplomatic front, China claims to be drafting a new code of conduct with the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN), although some experts doubt that diplomats can complete it as promised by the end of this year.
A non-binding code of conduct resolution signed by China and ASEAN in 2002 included brief mention of cooperative “marine environmental protection,” contingent on a comprehensive and durable settlement of the disputes.
Marine biology expert McManus says that effectively managing the marine environment will require peaceful relations among the nations whose fishermen, and the Coast Guards backing them, have clashed frequently in recent years.
McManus proposes that a “marine peace park” be established in the Spratly Islands and that a freeze on territorial claims be imposed as part of an agreement. But satellite images showing the clearing of land on North Island in the Paracels group makes a freeze seem unlikely any time soon.
Carl Thayer, a Vietnam expert at the Australian Defense Force Academy, describes the Paracels as “vital to any future Chinese attempt to dominate the South China Sea.” But as long as the territorial disputes drag on, the maritime area’s environment will likely continue to pay a high cost.
Dan Southerland is the former executive editor of Radio Free Asia
http://nationalinterest.org/blog/the-buzz/the-real-south-china-sea-crisis-everyone-missing-19922?page=2