Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

The Ugly Truth About Avoiding War With China

Great power transitions are dangerous. If outright war is not in the cards, a long cold war is quite plausible.

While ISIS is the threat that keeps Washington policymakers up at night, it’s the rise of China that has international relations theorists in a panic. Graham Allison argues persuasively that China’s rise portends a classic Thucydides Trap. His research shows that in twelve of the last sixteen cases over the past five hundred years, when a rising power challenged an established one, the result was war. John Mearsheimer, somewhat more bluntly, warns that “China cannot rise peacefully.” It’s an impending great power clash that makes the threat from ISIS look like child’s play.
But China threatens the United States only insofar as America insists on being the dominant power in China’s backyard, a policy that actually contributes very little to U.S. security. If we abandon our strategy of primacy, the risk of a clash will shrink away. If we try to contain China’s rise, on the other hand, these predictions of doom may prove right.
The current approach to China boils down to a kind of measured containment. It manifests in essentially in three ways:
1) maintaining and strengtheningU.S. “treaty alliances with Japan, South Korea, Australia, the Philippines, and Thailand,” which “are the fulcrum for our strategic turn to the Asia-Pacific”;
2) increasing overall U.S. military presence in the region to develop “a geographically dispersed, politically sustainable force posture in the region”; and
3) further integrating U.S. economic engagement in the region in a way that marginalizes, and in some cases excludes, China.
But containment is problematic: it carries the dubious presumption that China’s most likely reaction to U.S. expansion in the region is to become a docile power, eager to give up its regional ambitions. In reality, Washington’s determination to maintain dominance in East Asia is much more likely to generate an intense security dilemma.
To understand why, we have to try to see the world through China’s strategic lens. According to Andrew Nathan and Andrew Scobell, China sees America as“the most intrusive outside actor in China’s internal affairs, the guarantor of the status quo in Taiwan, the largest naval presence in the East China and South China seas, [and] the formal or informal military ally of many of China’s neighbors.” The Chinese view the United States as “a revisionist power that seeks to curtail China's political influence and harm China's interests.”
China’s feelings of encirclement are not unwarranted. America’s presence along China’s maritime periphery is highly militarized and provocative, with the U.S. Pacific Fleet conducting countless exercises and training events with dozens of countries in the region. Washington’s massive military presence on the Korean Peninsula, and just across the East China Sea on the southern tip of the Japanese archipelago, are perceived as substantive threats to Chinese security. America’s position as the largest naval presence in the East and South China Seas also stokes fear in China, particularly because roughly 40 percent of Chinese oil imports come by sea and pass through sea-lanes that are subject to interdiction by the United States.
Currently, China’s “obvious orientation,” writes Lyle Goldstein “is defensive,” although “those tendencies could change if Beijing perceives that its strategic environment has substantially worsened.” So, what today might constitute a defensive Chinese foreign policy could in the future transform into a more aggressive stance if increased U.S. military presence in the region convinces Beijing that it is under threat.
Fortunately, the United States can relinquish its outsized hegemonic role in East Asia without damaging its core interests. Nothing in China’s foreign policy indicates any intention to preemptively or preventively use force against America’s or its allies’ sovereign territory. Despite its naval buildup, China has not credibly threatened to cut off sea lines of communication or disrupt trade routes. The United States is arguably the most secure great power in history. With weak and pliant neighbors to its north and south, vast oceans to its east and west and a superior nuclear deterrent, it is remarkably insulated from external threats. Maintaining military predominance in East Asia simply doesn’t add much to our unusually secure position.
But primacy does impose real costs. Promising to defend a host of China’s neighboring rivals, and maintaining tens of thousands of forward deployed troops and more than half of U.S. naval power in Asia entail enormous budgetary expenditures that could be kept in productive sectors of the economy. There are also the latent costs of being entrapped into unnecessary wars. Conflict over the sovereignty of Taiwan or uninhabited islands in the South China Sea risks entangling the United States in a regional war that serves the interests of other countries, not its own.
Primacy could conceivably be justified if the United States derived commensurate benefits. That does not appear to be the case. As Robert Jervis has written, “the pursuit of primacy was what great power politics was all about in the past,” but in a world of nuclear weapons, with “low security threats and great common interests among the developed countries,” the game is not “worth the candle.” Charles Glaser similarly argues, “Unipolarity is much overrated.” It is not necessary to protect core national interests and in fact causes the U.S. to “lose track of how secure it is and consequently pursue policies that are designed to increase its security but turn out to be too costly and/or to have a high probability of backfiring.” Nor does U.S. dominance reap much in the way of tangible economic rewards. Daniel Drezner contends, “The economic benefits from military predominance alone seem, at a minimum, to have been exaggerated. . . . There is little evidence that military primacy yields appreciable geoeconomic gains” and therefore “an overreliance on military preponderance is badly misguided.”
The struggle for primacy in East Asia is not fundamentally one for security or tangible economic benefits. What is at stake is largely status and prestige. As the scholar William Wohlforth explains, hegemonic power transitions throughout history actually see the rising power seeking “recognition and standing rather than specific alterations in the existing rules and practices that constituted the order of the day.” In Thucydides’ account of the Peloponnesian War, for example, “the rise of Athens posed unacceptable threats not to the security or welfare of Sparta but rather to its identity as leader of the Greek world.” Similarly, the power transition between a rising Germany and a dominant Great Britain in the lead up to World War I was characterized by an “absence of tangible conflicts of interests.” U.S. paranoia over the rise of China is less about protecting significant strategic and economic returns, which are marginal if not actually negative, and more about a threat to its status, prestige and reputation as the world’s sole superpower. In no way is that a just cause for war.
In contrast to today’s foreign policy, in which the United States maintains a global military presence and routinely acts on behalf of peripheral interests, a more prudent approach would define U.S. interests more narrowly and reserve U.S. intervention for truly vital national interests. Joseph M. Parent and Paul K. MacDonald advocate retrenchment, which includes deep cuts to the defense budget and a gradual withdrawal of U.S. troops from Europe and Asia. “Faith in forward defenses is a holdover from the Cold War,” they argue, “rooted in visions of implacable adversaries and falling dominoes [that] is ill suited to contemporary world politics.” Barry Posen similarly argues the United States “should reduce, not increase, its military presence” in response to China’s rise. By narrowing U.S. commitments in the region, wealthy and capable allies can take responsibility for their own defense and balance against China. Meanwhile, the United States can extricate itself from potentially perilous entangling alliances.
The United States pursued dominance in East Asia long before any concerns about a Chinese superpower, so continuing to justify primacy on those grounds is somewhat fishy. But even assuming China’s continued economic growth, the prospect of China achieving regional hegemony is no sure thing, an insight that should temper the inflated level of threat supposed by primacists.
Regional hegemony requires China to develop uncontested dominance in its sphere, but China is surrounded by major powers that would resist such a gambit. India, which harbors great power ambitions of its own, is protected by the Himalayas and possesses nuclear weapons. Japan is protected by the stopping power of water and is wealthy enough to quickly build up its military and develop nuclear weapons if it feels threatened by China. Russia can check Chinese power in Central Asia and draw Beijing’s focus away from maritime dominance in the Pacific inward toward the Eurasian heartland. China’s serious demographic problems as well as its restive provinces like Xinjiang and Tibet remain top level concerns for Beijing and add to the difficulty of obtaining true regional hegemony. The United States can withdraw from East Asia and still “have ample warning and time to form alliances or regenerate forces before China realizes such vast ambitions.”
There are several cogent reasons—economic interdependence, nuclear deterrence and the general obsolescence of great power war, among others—to be skeptical of warnings that conflict between the United States and China is inevitable, or even likely. Nevertheless, history shows that great power transitions are dangerous. If outright war is not in the cards, a long, drawn-out, burdensome cold war is quite plausible. If Washington is tempted to maintain or expand its reach in East Asia to contain China’s rise, the chances of conflict increase, as do the associated costs short of war, such as bigger defense budgets, strengthened security guarantees to allies and increased deployments.

John Glaser is studying International Security at George Mason University. He has been published in CNN, Newsweek, the Guardian and the Washington Times.
http://nationalinterest.org/feature/the-ugly-truth-about-avoiding-war-china-14740?page=3 

Bắc Kinh gieo gió, nhãn tiền đã thấy mùi bão

Mộng bành trướng đã làm Bắc Kinh quên mất lời dạy của ông thầy mình, Khổng Tử: “Kỷ sở bất dục, vật thị ư nhân” (Những gì mình không muốn, thì đừng làm cho người khác). Tờ báo Yomiuri (Nhật Bản) ngày 7.9.2015 đưa tin tàu Hải Cảnh 2901 Trung Quốc là tàu cảnh sát biển lớn nhất thế giới hiện nay, với lượng giãn nước lên đến hơn 10.000 tấn, được trang bị pháo 76 mm, 2 ụ súng 30 mm và 2 đại liên phòng không 12,7mm, xuất hiện trong vùng biển gần đảo Senkaku, tiếp theo mới đây 22/12/2015 hãng tin Kyodo đưa tin.


Cùng một lúc có tới 4 tàu hải cảnh Trung quốc mang số hiệu 3239, 2102, 2307 và 2308. ngoài súng đại liên 12,7mm còn có pháo tháp tầm trung 76.mm, đi vào gần vùng biển quanh đảo Senkaku. Tất cả các tàu mang danh Hải Cảnh (cảnh sát biển) nói trên đều trang bị vũ khí vượt quá qui ước thông lệ quốc tế dùng trong phòng vệ cảnh cáo răn đe.
Bối cảnh Senkaku (Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông là vậy. Còn Biển Đông, Bắc Kinh không có đối thủ nên tha hồ lấn chiếm một loạt đảo đá, cải tạo bồi đắp xây dựng thành các cứ điểm quân sự bất chấp công luận quốc tế gay gắt “chỉ mặt điểm tên” phản đối. Sau khi độc chiếm cụm đảo Hoàng Sa bằng vũ lực, Bắc Kinh tiến sâu về phía Nam chiếm tiếp 7 đảo đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam bồi đắp thành các “pháo đài” biển vây bọc các đơn vị bảo vệ chủ quyền của Việt Nam vốn có mặt từ rất lâu trước đó trong vùng này. Đáng kể hơn hết là đảo Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) Bắc kinh đã hoàn thành một đường băng cho máy bay chiến đấu và các công trình phụ trợ với các đơn vị võ trang bảo vệ…
Từ một đảo đá lúc chìm lúc nổi, sau khi chiếm đóng trái phép, năm 2014 Trung Quốc cải tạo mở rộng Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thành đảo nhân tạo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa có diện tích 2,74 km2 (tính đến tháng 7/2015) với kinh phí hơn 73 tỉ nhân dân tệ (11,5 tỉ USD) Trung Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập 9 cầu tàu, 2 bãi đáp trực thăng, 10 ăng ten liên lạc qua vệ tinh và một trạm radar. Đặc biệt là việc xây dựng một đường băng dài 3.125m và rộng 60m là đường băng duy nhất đủ lớn cho máy bay ném bom chiến lược tại Trường Sa, cho phép không quân Trung Quốc bao quát hiện diện trên không phận Tây Thái Bình Dương gồm cả đảo Guam (nơi có các căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ).
Từ đây người ta sẽ lý giải được vì sao trước một khúc xương khó gặm như Nhật Bản nhưng Bắc Kinh vẫn cứ lượn lờ quanh đảo Senkaku (Điếu Ngư). Bởi so với Đá Chữ Thập trên Biển Đông thì vị trí và nhất là địa hình của quần thể đảo Senkaku quá lý tưởng nếu không muốn nói là một ước mơ lớn của Trung Cộng trên lối ra Thái Bình Dương
Với một đảo Đá Chữ Thập (rạng San hô) trơ trọi chỉ duy nhất một tảng đá cao 1m nổi lên ở phần đuôi phía tây nam còn nhìn chung toàn bộ dt này đều chìm dưới nước khi thủy triều lên mà Trung Cộng còn bỏ ra tới gần 12 tỷ usd để biến thành một căn cứ quân sự tiện nghi như trong đất liền thì Quần thể đảo Senkaku/Điếu Ngư (gồm 5 đảo gần nhau) nếu rơi vào tay Trung Cộng, Bắc Kinh thừa khả năng biến nó thành những “Tàu sân bay” pháo đài biển khổng lồ, không thể đánh chìm và có thể có cả hang động khoét sâu vào núi đá (nói vui) chứa cả phi đạn “nguyên tử”.
Chính những động thái như “hải tặc” ấy của Bắc Kinh trên Biển Đông có khả năng thành bản sao trên biển Hoa Đông khiến Nội các Nhật Bản ngày 24/12/2015 vừa qua không chút vướng víu đã thông qua khoản ngân sách quốc phòng ở mức kỷ lục nhằm tăng cường sức mạnh của lực lượng quân đội, nhất là phòng thủ biển đảo của nước này.
Theo AFP, khoản ngân sách quốc phòng trị giá gần 42 tỷ USD trong năm tài khóa 2016 (bắt đầu vào tháng 4 tới) Theo kế hoạch Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ mua 17 trực thăng tuần tra Hải quân SH-60K, 3 máy bay không người lái Global Hawk, 6 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và 4 máy bay V-22 Osprey- loại máy bay có khả năng cơ động như trực thăng và tầm hoạt động rộng như các máy bay chiến đấu thông thường để trang bị và hỗ trợ cho chuỗi đảo vòng cung ở phía Nam nước này,
Tokyo đang và sẽ bố trí các hệ thống tên lửa đối hạm và đối không trên 200 hòn đảo lớn nhỏ thuộc quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông, dọc theo một chiến tuyến mắc xích dài 1.400km từ lãnh thổ phía Tây-Nam Nhật Bản là Okinawa tới sát lãnh hải Taiwan (Đài Loan). (Không loại trừ khả năng liên kết chiến lược với 4 căn cứ mới của Mỹ ở sân bay Laoag và đảo Batanes phía bắc đảo Luzon Philippines).
Cùng ngày 24/12, tức khắc Trung Quốc “mở băng cassette” lên tiếng kêu gọi Nhật Bản cần phải nhớ lại “bài học” về sự hiếu chiến của nước này trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 với Trung Quốc và nhiều nước khác tại châu Á.“Chúng tôi mong Nhật Bản hãy xem lại lịch sử của mình và tiếp tục con đường phát triển hòa bình”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố khi được hỏi về việc Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng cho tài khóa 2016.
Theo hãng tin Reuters, lãnh đạo quân đội Philippines, tướng Gregorio Catapang cho biết rằng Mỹ đã xác định được ít nhất là 8 địa điểm ở Philippines dùng làm nơi đồn trú cho các lực lượng quân đội, máy bay và tàu chiến Mỹ, trong đó 4 căn cứ là sân bay Laoag và đảo Batanes ở phía bắc đảo Luzon (là nơi quân đội 2 nước thường tập trận chung) 2 căn cứ ở đảo Cebu, và 2 căn cứ ở đảo Palawan gần Trường Sa (RFI).
Quần đảo Senkaku bao gồm nhiều đảo nhỏ từ Okinawa kéo dài tới gần Đài Loan diện tích không lớn, đa phần không có người, nên một số đảo không được ghi nhận trên bản đồ khu vực (riêng Senkaku 7km2) Từ năm 1895 CP Nhật thiết lập chủ quyền và tất cả được coi là thành phần của thành phố Ishigaki tỉnh (đảo) Okinawa.
Từ sau khi Mỹ trao trả lại độc lập thu hồi toàn bộ chủ quyền vào năm 1952 các CP/Nhật Bản đặt ưu tiên cho hòa bình và phát triển giữ mối hòa khí với Đài Loan và Trung Cộng (lên tiếng tranh chấp) nên Nhật Bản chỉ tuần tra các đảo này để khẳng định chủ quyền chứ không thiết lập căn cứ quân sự (trừ vài đảo lớn có ngư dân cư ngụ theo mùa đánh bắt hải sản) Cho đến các diễn biến một thập niên gần đây khi kinh tế lớn mạnh Trung Cộng có hành vi tranh chấp “cực đoan” trên biển Hoa Đông trong tham vọng muốn thống trị vùng Tây Thái Bình Dương.
Theo các nguồn tin của quân đội và chính phủ Nhật Bản thì nước này đang củng cố chuỗi đảo xa của mình ở Biển Hoa Đông trong chiến lược do họ phát triển nhằm giành thế thượng phong trước hải quân Trung Quốc.
"Nhật đang xoay chuyển bàn cờ với Trung Quốc", Reuters dẫn chứng các nguồn tin chính phủ và quân đội cho hay Nhật Bản đang lên kế hoạch điều động 10.000 binh sỹ cùng các hệ thống tên lửa hiện đại tới đồn trú trên 200 các đảo xa tại biển Hoa Đông với mục tiêu không để hải quân Trung Quốc bất ngờ áp đảo tại Tây Thái Bình Dương.
Lực lượng này có nhiệm vụ vận hành các hệ thống tên lửa và trạm radar trên các đảo, và được hỗ trợ bởi các đơn vị lính thủy đánh bộ từ đất liền. Các tàu ngầm tàng hình, chiến đấu cơ F-35, phương tiện đổ bộ chiến đấu, tàu sân bay trực thăng Nhật Bản, và Hạm đội 7 Hải quân Mỹ có đại bản doanh tại Yokosuka cũng sẽ bảo vệ lực lượng đồn trú trên các đảo này.
Điều này có nghĩa - Chiến hạm và Thương thuyền Trung Quốc đi từ bờ biển phía đông của họ sẽ phải đi qua hệ thống phòng vệ chặt chẽ bằng tên lửa của Nhật trước khi tới được Tây Thái Bình Dương. Việc tiếp cận Thái Bình Dương là mang tính sống còn đối với Bắc Kinh – đây vừa là tuyến cung ứng đi ra các đại dương thế giới, vừa là phương thức để Trung Quốc dàn trải sức mạnh hải quân Viễn dương có năng lực bảo vệ các lợi ích toàn cầu ngày càng lớn của nước này.
Đương nhiên hiện nay không có gì cản ngăn tàu chiến Trung Quốc đi qua vùng biển này theo luật pháp quốc tế. Tuy nhiên sẽ là thách thức vô cùng lớn một khi xung đột khu vực xảy ra “bay mùi thuốc súng” ngoài tầm kiểm soát giữa Trung Quốc với Mỹ và đồng minh Nhật-Hàn-Philippines và cả Đài Loan.
Với việc Nhật Bản triển khai hệ thống tên lửa, radar trên các đảo xa, tàu chiến Trung Quốc từ bờ biển phía đông nước này muốn ra Tây Thái Bình Dương buộc phải đi dưới lưới tên lửa của Nhật. Với khả năng mang đầu đạn nặng 225 kg, bay xa 180 km, những tên lửa này đủ khả năng nối liền bao phủ khoảng cách giữa các đảo nằm trong chuỗi này sẽ là thách thức rất lớn, nó càng lớn hơn nữa khi chuỗi đảo hỏa lực của Nhật Bản này nối liền với các căn cứ quân sự mới của Mỹ ở sân bay ở phía bắc đảo Luzon Philippines như một mắc xích.
Càng thêm lung túng cho Trung Cộng dù có khống chế được Biển Đông thì 2 căn cứ quân sự mới của Mỹ ở đảo Palawan (Philippines) gần Trường Sa như 2 nút thắt siết chặt thêm với căn cứ Mỹ tại Singapore (eo biển Malacca) và vì vây hải quân Mỹ không “tha thiết” lắm với cảng quân sự Cam Ranh của Việt Nam là điều dễ hiểu.
Kevin Maher, nguyên cục trưởng Cục Nhật Bản của Bộ Ngoại giao Mỹ, nói: “Mục tiêu tối thượng của Trung Quốc là độc chiếm Biển Đông, độc chiếm Biển Hoa Đông, điều này là khó thực hiện và củng khó thể chấp nhận không chỉ với Mỹ mà cả Nhật Bản cũng như toàn vùng Đông và Nam Á.
Trung Quốc đang đầu tư cho loại tên lửa có độ chính xác cao nhằm tạo sức răn đe đối với hải quân Mỹ có ưu thế vượt trội về công nghệ, ngăn hải quân Mỹ đưa tàu chiến và máy bay vào gần Đài Loan và vào Biển Đông bằng tên lửa Đông Phong (ước tính gồm 1.200 tên lửa) tầm ngắn và tầm trung có thể đánh trúng bất cứ điểm nào dọc theo hải phận hoa lục.
Trung Quốc cũng đang phát triển các tên lửa hành trình tránh được radar và phóng đi từ tàu ngầm và liên lục địa, nhưng khác với sự trống trải của các đảo trên biển Đông hay tàu sân bay, các “pháo đài đảo đá kiên cố tự nhiên” (Như Senkaku) mà Nhật Bản đang triển khai thì rất khó vô hiệu để Trung Cộng “có lãi” khi muốn đánh đổi.
Toshi Yoshihara, một giáo sư Đại học Hải chiến Mỹ, cho biết Tokyo có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế không gian tác chiến của Trung Quốc từ Biển Hoa Đông tới Tây Thái Bình Dương, trong khi tăng cường mức độ tự do di chuyển của Mỹ, và tạo thêm thời gian cho liên minh Mỹ- Nhật trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Mỹ.
Ông Yoshihara nói: “trước mắt có thể nói rằng Nhật Bản đang giành thế trên cơ so với Trung Quốc”. Phó Đô đốc Joseph Aucoin, tư lệnh hạm đội 7 của Mỹ, xem việc Nhật Bản củng cố thế trận ở Biển Hoa Đông là sự bổ sung cho chiến lược rộng lớn hơn của Mỹ.
Tóm lại, hơn nữa thế kỷ dù thuộc quyền kiểm soát tuyệt đối của mình nhưng Nhật Bản vì hòa bình hữu nghị để phát triển, không quân sự hóa gây căng thẳng ở các đảo biển, ngược lại Trung Cộng chỉ mới rủng rỉnh hầu bao không lo cho hạnh phúc của hàng tỷ dân Hoa Lục, nâng cao mức sống để theo kịp với bà con họ hàng ở Ma Cao, Hong Kong hay Đài Loan mà các lãnh đạo CS Trung Cộng lại dùng nguồn tiền ấy đi “gieo bão” với các láng giềng, dù chưa gặp bão đích thực, nhưng như chớm đã ngửi thấy mùi…
Qua việc Nhật Bản quyết định quân sự hóa các đảo như dạy cho Tập Cận Bình: (Những gì mình không muốn, thì đừng làm cho người khác) Mà một khi anh đã làm, thì người khác sẽ làm với anh y như vậy.
26/12/2015
Theo FB Hoàng Thanh Trúc

Tướng Cương: Người Trung Quốc đứng sau mua đất Đà Nẵng là vì sao?

Thiếu tường Lê Văn Cương cho rằng, cần phải làm rõ vì sao người Trung Quốc mua được nhiều đất như vậy ở khu vực quân sự nhạy cảm như Đà Nẵng?

Thông tin từ cơ quan quản lý đất đai quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng mới đây về việc người Trung Quốc đứng đằng sau mua gần 250 lô đất ven biển khiến dư luận xã hội lo lắng. PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an.
   Tướng Cương: Người Trung Quốc đứng sau mua đất Đà Nẵng là vì sao? - Ảnh 1
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an.
Phóng viên: Thiếu tướng có quan điểm như thế nào về việc, người Trung Quốc đứng đằng sau mua gần 250 lô đất ở Đà Nẵng?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Tại sao lại để người Trung Quốc núp dưới danh nghĩa người Việt Nam mua được nhiều đất như vậy? Tại sao, người Trung Quốc lại có thể làm được điều đó ở trên lãnh thổ Việt Nam?
Vấn đề quan trọng nhất bây giờ là, các cơ quan chức năng, cụ thể là Chủ tịch TP. Đà Nẵng - cơ quan thẩm quyền chung chịu trách nhiệm toàn bộ những vấn đề diễn ra trên địa bàn TP phải trả lời được những câu hỏi này trước dư luận.
Muốn trả lời những câu hỏi này, tôi nghĩ, Chủ tịch TP. Đà Nẵng phải mời các cán bộ quản lý, các nhà khoa học liên quan cả trong và ngoài TP để thảo luận và đưa ra lý giải cho sự việc này. Khi nào tìm ra đúng nguyên nhân người Trung Quốc đứng đằng sau mua đất thì mới tính được đến những giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn những ý đồ xấu nếu có.
Trên thực tế, có nhiều việc xảy ra mà chúng ta không tìm được nguyên nhân chính xác. Cho nên, lần này, phải làm rõ vấn đề đến cùng, tại sao lại như vậy.
Phóng viên: Được biết, đất tại vệt biệt thự sân bay Nước Mặn – nơi người Trung Quốc thu gom kể trên, là một trong những khu vực nhạy cảm. Ông nghĩ sao về điều này?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Tôi cho rằng, một vấn đề có liên quan đến quốc phòng và an ninh quốc gia thì phía quốc phòng và an ninh phải có ý kiến.
Tôi thấy vấn đề này vượt ra ngoài thẩm quyền của TP. Đà Nẵng. Vì quốc phòng là việc của cả quốc gia chứ riêng thành phố không thể quyết được. Cho nên, trước hết, Bộ chỉ huy quân sự TP. Đà Nẵng phải có ý kiến, Giám đốc Công an TP. Đà Nẵng phải có ý kiến. Nếu Giám đốc Công an TP. Đà Nẵng và Bộ chỉ huy quân sự TP nói được thì những người ký văn bản bán số đất này phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những vấn đề xảy ra.
Một thực tế, chúng ta không thể yêu cầu Chủ tich TP thông thạo hết tất cả mọi việc. Do đó, trước khi quyết định cho một tổ chức cơ quan hay cá nhân nước ngoài đầu tư vào, tôi đề nghị Bộ chỉ huy quân sự, thậm chí cả Tư lệnh quân khu phải có ý kiến, lý giải cụ thể. Còn nếu Tư lệnh quân khu và Bộ tư lệnh quân sự TP nói không được thì Chủ tịch TP không thể ký duyệt quyết định bán đất.
   Tướng Cương: Người Trung Quốc đứng sau mua đất Đà Nẵng là vì sao? - Ảnh 2
Người Trung Quốc đứng đằng sau mua nhiều lô đất ở những vị trí trọng yếu của Đà Nẵng.
Phóng viên: Việc người nước ngoài sử dụng những lô đất ở vị trí trọng yếu như thế này, theo Thiếu tướng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Trong các nghị quyết của Đảng đều nhất quán, chiến lược phát triển kinh tế xã hội đi liền với quốc phòng và an ninh quốc gia. Các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng được phát triển theo vùng lãnh thổ và theo chuyên ngành.
Những vị trí quan trọng như Đà Nẵng hay cả khu vực Đông Bắc, nếu muốn cho ai vào đầu tư phát triển đều phải tính toán thật kỹ. Đây là những vùng đất nhạy cảm. Ví dụ như với Đà Nẵng, nếu lực lượng xấu muốn tấn công để cắt ngang đất nước thì cực kỳ nguy hiểm. Cho nên, không cứ nước nào, quá trình phòng thủ đất nước có những vùng trọng điểm chiến lược về an ninh quốc phòng không thể cho nước ngoài đầu tư được.
Có những vùng trọng điểm có thể cho nước này đầu tư nhưng phải hạn chế và thậm chí là không thể cho nước khác đầu tư. Vì chúng ta không biết ngoài chuyện kinh tế còn chuyện gì khác nữa.
Về việc xảy ra ở Đà Nẵng lần này, tôi nghĩ, ai cũng cần có trách nhiệm với vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Đúng ra trước khi phê duyệt bán đất, Đà Nẵng phải có sự tham mưu của nhiều bên liên quan như tôi đã nói ở trên.
Phóng viên: Thiếu tướng nghĩ như thế nào về việc xem xét lại và ngừng bán đất ở khu vực này?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Tôi cho rằng, không chỉ ở Đà Nẵng mà ở bất cứ địa phương nào, nếu vi phạm, xâm phạm đến quốc phòng và an ninh quốc gia thì dù bất cứ người nào, kể cả là ai ký đi chăng nữa cũng phải hủy bỏ, bất cứ giá nào cũng phải thay đổi.
Chúng ta hoàn toàn không nên đem những vùng đất nhạy cảm ra để mua bán, trao đổi để đối tượng xấu dễ lợi dụng. Như thế sẽ là thiếu một tầm nhìn chiến lược, thiếu quy hoạch đúng đắn, đe dọa đến an ninh quốc gia.
Nên nhớ rằng, cơ sở quân sự trên đất liền không tổ chức ở chỗ này có thể làm ở chỗ khác, không ở Xuân Mai có thể chuyển sang Hòa Bình,... Còn với địa hình trên biển, tìm được căn cứ quân sự là hiếm lắm, khó lắm, không dễ thay đổi. Chúng ta cần nhớ lại bài học xương máu là mời người Trung Quốc vào nuôi tôm quanh cảng Cam Ranh.
Do đó, tôi cho rằng, phải kiên quyết xử lý một cách dứt khoát vấn đề bán đất ở Đà Nẵng khi có người Trung Quốc đứng sau thu mua. Đó là việc liên quan đến lợi ích quốc gia tối thượng.
Phóng viên: Xin chân thành cảm ơn Thiếu tướng về cuộc trò chuyện!
http://www.nguoiduatin.vn/tuong-cuong-nguoi-trung-quoc-dung-sau-mua-dat-da-nang-la-vi-sao-a221372.html

Quyền lực trị quốc và vai trò Quân vương

Dùng cấp dưới để hiện thực hóa ý tưởng, dựa vào thần dân để củng cố ngai vàng, 
chỉ có vậy quyền uy của Quân vương mới thực sự vững bền.

Hơn chục năm trước, bộ phim “Tể tướng Lưu Gù” lần đầu tiên công chiếu tại Việt Nam, bộ phim xoay quanh ba nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa là Càn Long, Hòa Thân và Lưu Dung.
Lưu Dung không đồng tình khi Càn Long cho xây dựng một ngôi chùa trong lúc dân vùng sông Hoài chết đói vì lũ lụt.

Cứ mỗi lần kêu gọi “Hoàng thượng, hãy lấy dân làm gốc!”, Lưu Dung lại bị hạ phẩm hàm nhưng không vì thế Lưu Dung ngừng kêu, kể cả đến lúc bị lột hết mũ áo trở thành thường dân, bị đuổi ra khỏi cung điện.

Mặc dù vậy, không thể nói nhờ Lưu Dung mà thời Càn Long trị vì được xem là một trong những thời kỳ huy hoàng của lịch sử Trung Hoa.
Càn Long là vị vua thọ lâu nhất và tại vị lâu nhất  trong lịch sử Trung Hoa nhờ có trung thần Lưu Dung và tham quan Hòa Thân.
Quyền lực trị quốc và vai trò Quân vương (Ảnh minh họa)
Sa hoàng Pie Đại đế được người Nga tôn sùng là vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga.
Mặc dù vậy, ông vẫn bị các sử gia đánh giá là vị vua độc đoán đến tàn bạo.
Trước thời Pie, nước Nga  vô cùng lạc hậu, Giáo hội chính thống Nga tạo nên niềm tin tôn giáo gần như tuyệt đối.

Để canh tân đất nước, một trong các mục tiêu công kích đầu tiên của Pie là Giáo hội, ngài tiến hành cải cách Giáo hội và tiến tới giành quyền kiểm soát nó.
Mặt khác ngài chọn con đường cải cách từ thượng tầng, tạo ra một đội ngũ quý tộc mới với kiến thức du nhập từ phương Tây, dùng đội ngũ này như những thuộc hạ trung thành để khai phóng dân trí, đưa nước Nga trở thành một thế lực mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải kiêng dè.

Đấy là hai vị quân vương, một ở châu Á và một ở nước nửa Âu nửa Á.
Sang lục địa già, Raymond Aron (1905-1983) sử gia nổi tiếng người Pháp, giáo sư trường Sorbonne, trong lời giới thiệu tác phẩm Quân vương của tác giả người Ý Niccolo Machiavelli, đã đánh giá “Michiavel là người sáng lập ngành khoa học chính trị”.

Nhận định vai trò của người lãnh đạo, Niccolo Machiavelli viết: “Người lãnh đạo có tài đức biết tiên đoán được những việc dở, khi nó xảy ra là có phương cách đối phó ngay.
Nếu không biết nhìn trước đoán sau, để cho việc dở phổ biến đến mức ai ai cũng thấy thì lúc đó không còn phương thuốc nào cứu chữa nổi”. (chương 3: Những vương quốc hỗn tập)

Những người đã học qua môn Toán cao cấp sẽ thấy trong lập luận của Michiavel quan hệ “một đối một hai chiều” nghĩa là trong một quốc gia, khi việc dở “phổ biến đến mức ai ai cũng thấy rõ” thì có nghĩa lãnh đạo không phải là người tài đức.

Tuy nhiên Raymond Aron không đồng tình với nhận định của Michiavel, rằng việc dở đến mức ai ai cũng thấy rõ thì “không còn phương thuốc nào cứu chữa nổi”.

Ông cho rằng: “Mang thanh bình, trật tự đến cho một lãnh thổ đương sống trong cảnh hỗn loạn thì chỉ có thể là một lãnh tụ tàn nhẫn và mẫn cán. Khi thái bình trở lại phải thay thế bằng một vị “quân dân chính” có đức độ mới có lợi cho tình hình chung trong xứ”. [1]

Có thể thấy ngôn từ mà Raymond Aron sử dụng cũng trần trụi như chính ngôn từ mà Niccolo Machiavelli đã dùng.
Vấn đề là ở chỗ, người ta không thể phản đối tính chính xác trong lập luận của Raymond Aron nhưng lại cũng rất khó thuyết phục mọi người, nhất là những người thích dân chủ tán thưởng lập luận đó.

Lý lẽ của Raymond Aron đưa chúng ta tới một câu hỏi, mà có lẽ đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng, rằng làm thế nào “khi thái bình trở lại” có thể  thay thế một “lãnh tụ tàn nhẫn và mẫn cán” bởi một “vị quân dân chính có đức độ”?
Phải chăng thần dân trong vương quốc lại phải “kết bè kéo cánh” hay nhà độc tài sẵn sàng chuyển giao quyền lực trong hòa bình?

Lịch sử cho thấy, sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình dường như không phải là lựa chọn ưu tiên của phần lớn quân vương hay thế lực nắm quyền cai trị.

Ông Vũ Ngọc Hoàng - Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng:
Xưa nay, rất ít khi những người có quyền lực lại tự giới hạn hoặc từ bỏ quyền lực của chính mình; ngược lại luôn muốn tăng thêm, không muốn ai kiểm soát mình”. [2]

Chính trị gia luôn hành động hướng tới thành công theo nghĩa cá nhân trước công chúng đương thời, không mấy người khi nắm quyền bính trong tay lại luôn tự hỏi, rồi đây hậu thế sẽ đánh giá mình là minh quân hay bạo chúa?

Nói rằng quân vương hay chính trị gia không bao hàm “cái tôi”  trong hành động thường là suy nghĩ nặng tính sùng bái cá nhân hơn là khách quan.
Loại bỏ yếu tố cá nhân trong chính trị là điều ngây thơ cũng như nói thần dân và Quân vương đều có quyền như nhau.

Sự thành công của chính trị gia bao giờ cũng đòi hỏi những hành động chưa có tiền lệ, thậm chí còn là trái đạo lý. Người lãnh đạo khước từ sự thành công đương nhiên là kẻ chiến bại.
Vấn đề là ai sẽ chịu hy sinh danh dự cá nhân, ai là người có đủ nhẫn nại nghe lời xỉ vả của dân chúng để cứu vãn quốc gia, dân tộc những lúc nguy khốn?

Đặt câu hỏi đã khó, trả lời lại khó gấp bội bởi câu trả lời không thể tìm thấy nơi các quân sư hoặc các nhà lý luận. Người không lắm thủ đoạn, không đủ gian hùng hoặc là không biết trả lời hoặc là không đủ dũng khí để trả lời.

Xã hội hiện đại, khi luật pháp càng ngày càng hoàn thiện, khi chế độ quân chủ cổ điển chuyển dần thành quân chủ lập hiến thì sự tại vị dài hay ngắn của người đứng đầu chính quyền không còn nhiều ý nghĩa, nó bị chi phối bởi khái niệm nhiệm kỳ của luật pháp, bởi tài năng lãnh đạo và ý muốn của quần chúng cần lao.

Trong lời mở đầu tác phẩm Quân vương, Nicolas Machiavel viết: “Thường lệ những kẻ nào muốn được lòng ưu ái của đấng Quân vương đều phải đích thân diện kiến và dâng biếu một lễ vật gì quý giá nhất trong kho tàng riêng của mình”.

Tuy nhiên sẽ chẳng có thuộc hạ nào dâng “lễ vật gì quý giá nhất” là mạng sống của mình cho Quân vương nếu không nhận được những bảo đảm chắc chắn cho tương lai gia đình và dòng tộc mình.

Khi Quân vương trở thành kẻ chuyên quyền, ngai vàng được gia cố bằng ngục tù và bạo lực thì không chỉ thần dân xa lánh, ngay bọn thuộc hạ thân tín cũng sẽ nhảy khỏi thuyền dù nước mới chỉ mấp mé.
Xuất phát từ thực tế đó, lời khuyên cho Quân vương của Nicolas Machiavel là:
Chúa công lúc nào cũng nên cùng với dân gian, cùng lo, cùng tính tất cả các việc trong nước phòng khi xảy ra biến cố dù hay, dù dở thì họ (thần dân) sẽ không nghĩ tới việc cần thiết phải thay vị đổi ngôi đối với Quân vương”.

Đến đây thì Nicolas Machiavel đã phải thừa nhận rằng, thần dân chứ không phải thuộc hạ mới là người cho phép quân vương duy trì địa vị thống lĩnh của mình.

Ngày nay, giới tinh hoa phân chia nhân loại thành các giai cấp: Tư sản, Công nhân, Nông dân, Trí thức… Cũng có thể, để hạ thấp địa vị Trí thức, người ta coi Trí thức chỉ là một tầng lớp chứ không phải giai cấp. Ngày nay tại nhiều công xưởng khắp thế giới, số kỹ sư nhiều hơn hẳn số thợ lành nghề.

Thật ra đã đến lúc, sự phân chia giai cấp trở nên không còn hợp lý. Người công nhân ngày nay cần kiến thức chẳng kém gì một cử nhân hay kỹ sư, ngược lại kỹ sư có thể phải đảm đương công việc như một công nhân thực thụ. 
Nền kinh tế tri thức đang hình thành cho thấy đại diện cho phương thức sản xuất mới, tiên tiến chính là trí thức, chính là những người được đào tạo nghiêm túc từ các cơ sở giáo dục đại học, trên đại học. 

Công nhân, nông dân cũng phải học, cũng phải tiếp thu các kiến thức khoa học nếu không muốn mãi mãi sống kiểu hái lượm trong nhà máy hay trên chính cánh đồng của mình.

Từ góc độ phát triển, sự tập trung dân cư và đô thị hóa mạnh mẽ sẽ dần dần khiến sự phân chia giai cấp kiểu cũ không còn thích hợp, xã hội sẽ đến lúc chỉ còn lại hai tầng lớp, Bình dân và Trưởng giả, và đương nhiên tâm trạng của hai tầng lớp này là khác nhau. 
Hy vọng về một xã hội mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau được khuyến khích bởi một số triết gia, song nhân loại chưa bao giờ được chứng kiến một xã hội công bằng lý tưởng như vậy.
Tầng lớp Bình dân tất yếu không muốn bị Trưởng giả hà hiếp, còn Trưởng giả thì luôn thèm muốn đè đầu cưỡi cổ Bình dân. Đó sẽ là mâu thuẫn và đó cũng là động lực cho xã hội phát triển.
Không loại trừ sự phát triển sẽ kéo theo tình trạng lộn xộn tại một thời điểm nào đó ở thì tương lai, tuy nhiên đó chỉ là tình trạng nhất thời chứ không phải mạch phát triển chủ đạo của xã hội.

Khi chỉ còn tồn tại Bình dân và Trưởng giả thì Quân vương hoặc là được Trưởng giả hiệp thương đặt vào ngai vàng, hoặc là được giới Bình dân suy tôn.

Một cá nhân có khả năng ban cho các Trưởng giả quanh mình bổng lộc, hoặc bằng cách làm ngơ cho chúng vơ vét, bóp hầu bóp cổ Bình dân có thể sẽ giành thắng lợi nhất thời vì cánh Trưởng giả sẽ hùa nhau đưa người đó trở thành Quân vương.
Tuy vậy, đó lại là con dao hai lưỡi bởi giới Trưởng giả quá hiểu sức mạnh của quân vương từ đâu mà có.

Thỏa mãn lòng tham không đáy của Trưởng giả, Quân vương phải làm ngơ để họ lộng hành và đương nhiên phải đẩy thiệt hại về phía Bình dân.
Chỉ cần một động thái cỏn con chĩa vào lợi ích Trưởng giả có thể gây nên phản ứng dây chuyền, nhẹ là không vâng lời, nặng là họ kết bè kéo cánh tìm người thay thế.

Nếu được Bình dân bầu chọn lên ngôi vị Quân vương, đương nhiên sẽ được Bình dân lắng nghe, một lời hô, triệu lời hưởng ứng.
Dù thế Quân vương cũng không thể đối nghịch một cách tuyệt đối với Trưởng giả, cũng không thể thể thỏa mãn mọi tham vọng của Trưởng giả, bởi lẽ dân hèn sẽ không chịu để Trưởng giả hà hiếp.

Ý nguyện của Bình dân, tầng lớp chiếm số đông trong xã hội có thể chưa đạt đến trình độ tiên tiến nhưng chắc chắn là lương thiện. Mong muốn của Bình dân rất đơn giản, như Nicolas Machiavel viết: “Bởi vì dân không đòi hỏi gì hơn là đừng có áp chế họ”.

Dòng sông lịch sử với đôi bờ Trưởng giả và Bình dân, Quân vương như con thuyền giữa dòng, dạt vào bờ Trưởng giả có thể bị sóng phía Bình dân đánh đắm, dạt vào phía Bình dân có nguy cơ mắc cạn.

Muốn đưa con thuyền ra biển lớn, Quân vương phải quả cảm, can trường, phải bằng uy tín và hành động mà khiến thuộc hạ nghe lời, khiến thần dân tin tưởng.
Quân vương nhìn xa thấy rộng còn phải biết lựa chọn tinh hoa trong đám bình dân để bổ sung vào hàng ngũ thuộc hạ, nếu chỉ chọn trong số con cháu, bạn bè đồng hương, đồng khói thì không khỏi kéo theo sự bất mãn của Bình dân.

Thuộc hạ đông không phải là tốt vì Quân vương không có thời gian để mắt tới tất cả bọn chúng, mặt khác khi Bình dân phải đóng góp quá nhiều nuôi dưỡng bọn này thì đó chính là mầm họa.

Dùng thuộc hạ để duy trì quyền lực cũng như xây lâu đài trên cát, nhưng chỉ dựa vào bình dân chẳng khác nào bịt một bên mắt mà đi bởi tầm nhìn của Bình dân không phải luôn vừa xa, vừa rộng.
Quân vương phải có đủ mưu mẹo, thủ đoạn để trấn áp thuộc hạ láu cá khiến họ sợ hãi mà vâng lời.

Không vứt bỏ kẻ láu cá nhưng phải luôn để mắt tới, không được để họ lộng hành khiến Bình dân phẫn nộ.

Dùng thuộc hạ để hiện thực hóa ý tưởng, dựa vào thần dân để củng cố ngai vàng, chỉ có vậy quyền uy của Quân vương mới thực sự vững bền.

Quân vương quy tụ được hai yếu tố: tài năng và đức độ, không run sợ trước nguy nan, biết ban bố sự nghiêm khắc nhưng không tàn bạo, lấy bản thân làm gương cho kẻ quanh mình noi theo thì Quân vương sẽ được thần dân bảo vệ.

Trên đời này ít Quân vương làm được điều đó nhưng không phải là không có. 
http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Quyen-luc-tri-quoc-va-vai-tro-Quan-vuong-post164378.g
d

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Võ lâm minh chủ

Thế giới ngày nay, nhân loại tiến bộ có cần một "võ lâm minh chủ"? Câu trả lời là không.

Cường quốc tranh hùng
Tờ Sputnik News của Nga ngày 25/12 dẫn bài viết của 2 học giả Hoa Kỳ trong lĩnh vực an ninh quốc gia, Michelle Sheva Koettsi và Excel Hellman trên tờ The National Interest cho rằng, vận mệnh trật tự thế giới phụ thuộc vào Nga và Trung Quốc chứ không phải vào Mỹ.
Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: Today Online.
Nga đang hoạt động có hiệu quả trên mấy hướng, cùng lúc tham gia giải quyết các tình huống khủng hoảng và phát triển quan hệ đối tác với Trung Quốc. Trong tương lai, việc tăng cường các mối quan hệ giữa Moscow với Bắc Kinh sẽ "gây nhiều vấn đề" cho Washington.
Nga đang thiết lập quan hệ quân sự, kinh tế và năng lượng chặt chẽ hơn với Trung Quốc, và sự hợp tác này phục vụ lợi ích của cả hai nước. Moscow đang tiếp cận các thị trường năng lượng mới và mở rộng khu vực ảnh hưởng chính trị của mình, và Trung Quốc cuối cùng có thể chống lại Hoa Kỳ, nước đang cố gắng ngăn chặn việc tạo ra một trật tự thế giới mới, Sputnik News dẫn lời 2 học giả Mỹ bình luận.
Tuy nhiên đầu năm nay, ngày 1/8 Tân Hoa Xã đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trì phiên học tập tập thể của Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc về bảo vệ trật tự quốc tế sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Ông Bình nói:
"Chúng ta phải thể hiện quyết tâm vững chắc của mình bảo vệ thành quả của Chiến tranh Thế giới thứ II, chiến thắng của công lý và công bằng trong trật tự quốc tế. Người Trung Quốc sẽ tôn trọng lịch sử, không bao giờ quên quá khứ và mong muốn những giá trị hòa bình. Chúng ta nên bác bỏ những lập luận cố gắng xuyên tạc, phủ nhận hay thanh minh lịch sử của cuộc xâm lược bằng sự thật vững chắc".
Ông Tập Cận Bình chỉ thị cho các cơ quan đơn vị phải sưu tầm, thu thập tài liệu các loại về cuộc chiến tranh chống Nhật trên toàn Trung Quốc cũng như toàn cầu. Ông và các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhiều lần ám chỉ Nhật Bản đang cố "thay đổi trật tự quốc tế sau Chiến tranh".
Nói như vậy, dường như ông Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang ra sức, nỗ lực "bảo vệ trật tự quốc tế sau Chiến tranh Thế giới II", đương nhiên là theo cách hiểu của Trung Quốc. Nhưng với những gì Sputnik News trích dẫn từ 2 học giả phương Tây thì có lẽ không phải như vậy.
South China Morning Post ngày 26/12 thống kê, trong năm 2015 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã xuất ngoại công du 14 nước, nhiều nhât kể từ khi ông Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949. Tính từ khi nhậm chức, đến nay ông Tập Cận Bình đã đặt chân đến 30 quốc gia trên thế giới.
Willy Lam, một chuyên gia về chính sách đối ngoại Trung Quốc từ Hồng Kông bình luận: "Khi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang chậm lại, ông Tập Cận Bình và đảng Cộng sản Trung Quốc phải cho mọi người Trung Quốc thấy rằng nước này đang đóng một vai trò lớn hơn ở bên ngoài".
"Tôi không thấy một cuộc chiến vật lý nào giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong tương lai gần, nhưng sự cạnh tranh giữa hai nước chắc chắn sẽ phát triển hơn và khốc liệt hơn", Willy Lam bình luận.
Thế giới không cần một "võ lâm minh chủ"
Bản tin trên Spunik News cho người viết cảm giác, dường như câu chuyện "võ lâm Trung Nguyên tranh bá" trong các bộ truyện chưởng của Kim Dung lại đang tái diễn trên vũ đài chính trị quốc tế. Để tranh giành cái gọi là ngôi vị "võ lâm minh chủ" hay bí kíp võ công tuyệt thế gì đó mà các phe phái nổi lên chém giết, gây thù chuốc oán liên miên không dứt. Người ta thấy các phe phái chẳng làm ăn gì, suốt ngày chỉ lo "báo thù", "tranh đoạt.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Irish Times.
Xu thế tranh giành ảnh hưởng của các siêu cường trong đời sống chính trị quốc tế hiện nay cũng có điểm tương tự khi Sputnik News làm nổi bật mệnh đề: vận mệnh trật tự thế giới phụ thuộc vào Nga và Trung Quốc chứ không phải vào Mỹ. Vấn đề là thế giới ngày nay, nhân loại tiến bộ có cần một "võ lâm minh chủ"? Câu trả lời là không.
Cái mà nhân loại cần là một xã hội biết thượng tôn pháp luật, mà cụ thể là Hiến chương Liên Hợp Quốc, văn bản pháp lý có ý nghĩa và giá trị hết sức quan trọng, kết thúc thời kỳ man rợ cá lớn nuốt cá bé. Bất luận lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, dưới mái nhà chung của Liên Hợp Quốc, mọi quốc gia đều bình đẳng, ít nhất là về mặt nguyên tắc.
Thế giới đơn cực, lưỡng cực đã không còn và hình thành nên thế giới đa cực. Tiếng nói của các nước mới nổi cũng như các nước đang phát triển, các diễn đàn khu vực và quốc tế ngày càng trở nên quan trọng. Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, chống biến đổi khí hậu, chống tội phạm công nghệ cao xuyên quốc gia...là những thách thức đặt ra cho toàn nhân loại và đòi hỏi sự chung sức của các quốc gia, không một nước nào dù mạnh đến đâu có thể tự mình giải quyết được.
Tuy nhiên, với cách hành xử của các cường quốc trên các điểm nóng toàn cầu như Ukraine, Trung Đông, Bắc Phi hay Biển Đông vừa qua có thể thấy, thượng tôn pháp luật vẫn còn là mục tiêu và khát vọng mà nhân loại phải tiếp tục đấu tranh để giành lấy. Trong khi cạnh tranh giữa các siêu cường để giành ngôi vị "minh chủ võ lâm" lại ngày càng khốc liệt. 
Người ta kêu gọi bảo vệ "trật tự quốc tế sau Chiến tranh Thế giới II" khi thấy nước đối thủ trong chiến tranh đang vươn lên mạnh mẽ, nhưng lại lúc ngấm ngầm, lúc công khai thúc đẩy một sự thay đổi trật tự quốc tế hiện nay dưới mỹ từ "trỗi dậy hòa bình", thậm chí còn đòi "chia đôi Thái Bình Dương" với siêu cường được xem là số 1.
Nhưng trong thế giới hiện nay không phải cứ muốn xưng hùng, xưng bá là được, dù cây gậy và củ cà rốt lúc nào cũng sẵn trong tay. Sự nổi lên của các cường quốc mới và xu thế hội nhập toàn cầu diễn ra mạnh mẽ khiến các quốc gia ngày càng gắn chặt, lệ thuộc vào nhau hơn.
Vai trò, vị thế của các định chế quốc tế đặc biệt là Liên Hợp Quốc ngày càng quan trọng. Nó đòi hỏi sự đổi mới, cải tổ của tự thân định chế Liên Hợp Quốc mới có thể đảm bảo được mục tiêu ban đầu khi thành lập tổ chức này được thực hiện.
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Vo-lam-minh-chu-post164420.g
d