Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

Tinh hoa vũ khí "Made in Vietnam" đẳng cấp TG: Bóc trần để hạ gục máy bay tàng hình tỷ USD

Quân chủng Phòng không - Không quân đang trên đà tiến thẳng lên hiện đại với nhiều vũ khí trang bị thế hệ mới được đưa vào sử dụng, trong đó có những khí tài đẳng cấp hàng đầu TG.


Tinh hoa vũ khí "Made in Vietnam" đẳng cấp TG: Bóc trần để hạ gục máy bay tàng hình tỷ USD

Phát hiện, cảnh báo sớm: Yêu cầu tối thượng trong tác chiến phòng không
Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật quân sự phát triển như vũ bão, đặc biệt là trong lĩnh vực chế tạo hàng không, liên tiếp có các loại tiêm kích tàng hình, máy bay ném bom tàng hình và tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo tối tân ra đời, khiến lực lượng phòng không của nhiều quốc gia trên thế giới cũng phải tự nâng cấp mình.
Mức độ công nghệ cao của chiến tranh sẽ còn phát triển hơn nữa cả về độ chính xác và sức hủy diệt ghê gớm và vô cùng phức tạp; tương lai nếu chiến tranh xảy ra thì đó là cuộc chiến tranh công nghệ cao rất khốc liệt.
Cả Nga, Mỹ cũng như nhiều cường quốc quân sự khác trên thế giới đều phải chạy theo cuộc đua giữa "mâu và thuẫn" khi dồn sức cho việc chế tạo các hệ thống radar cảnh giới có khả năng phát hiện mục tiêu là máy bay tàng hình từ cự ly hàng trăm, thậm chí hàng nghìn km.
Lực lượng phòng không Việt Nam cũng không ngoại lệ, bên cạnh việc đầu tư mua sắm nhiều loại tên lửa phòng không hiện đại thì mạng lưới radar cảnh giới, nhất là radar sóng mét tầm trung-xa là một trong những hạng mục được ưu tiên hàng đầu bởi lẽ:
Thứ nhất, nhiệm vụ quản lý và bảo vệ vùng trời của Tổ quốc hiện nay của Quân chủng PK-KQ là rất nặng nề. Trong đó, trách nhiệm của lực lượng radar phải phát hiện sớm, từ xa mọi nguy cơ, từ đó cung cấp tham số, cảnh báo kịp thời cho các đơn vị hỏa lực chuyển cấp chiến đấu đánh chặn có hiệu quả.
Thứ hai, muốn không để Tổ quốc bị bất ngờ, ngoài yếu tố con người mà cụ thể là các kíp chiến đấu tinh thông về nghiệp vụ, linh hoạt, mưu trí trong xử trí các tình huống trên không và có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, dài ngày với cường độ lớn, thì việc xây dựng chiến lược phát triển radar cảnh giới phù hợp với điều kiện cụ thể là hết sức quan trọng.
Tinh hoa vũ khí Made in Vietnam đẳng cấp TG: Bóc trần để hạ gục máy bay tàng hình tỷ USD - Ảnh 1.
Bộ đội radar luôn đảm bảo hệ số kỹ thuật phục vụ huấn luyện và chiến đấu. Ảnh: Báo QĐND.
Trong tương lai không xa, máy bay chiến đấu và máy bay ném bom tàng hình sẽ ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn so với các cuộc chiến ở Nam Tư, Iraq và mới đây nhất là ở Syria. 
Các máy bay tàng hình có chi phí chế tạo rất lớn, lên đến hàng trăm triệu USD, thậm chí có loại lên tới hàng tỷ USD mỗi chiếc như máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 của Không quân Mỹ. Vì thế, bắn hạ được một chiếc máy bay tàng hình hiện đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với bất kỳ lực lượng phòng không nào.
Tại Trung Đông, Không quân Israel được cho là đã nhiều lần sử dụng tiêm kích tàng hình F-35 mới nhận từ Mỹ để đột nhập qua mạng lưới phòng không khá hiện đại tấn công vào các mục tiêu ở sâu trong lãnh thổ Syria và trở về an toàn.
Tất nhiên, sở dĩ F-35 của Không quân Israel thành công là do Syria dù sở hữu nhiều loại vũ khíhiện đại như hệ thống tên lửa tầm trung Buk-M2, các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 và nhất là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU2 nhưng không hạ được do không được cảnh báo sớm, không có tham số của mục tiêu để khai hỏa.
Loại radar duy nhất được quảng cáo có khả năng phát hiện máy bay tàng hình của Syria là JY-27 do Trung Quốc chế tạo gần như hoàn toàn "mù" trước những máy bay tiêm kích tàng hình F-35 Israel.
Tinh hoa vũ khí "Made in Vietnam": Khí tài phát hiện máy bay tàng hình
Từ kinh nghiệm tác chiến chống máy bay tàng hình ở Iraq, Nam Tư, Syria, phòng không Việt Nam đã rút ra được nhiều bài học quý, trong đó có việc phải sở hữu các loại khí tài trinh sát thế hệ mới, hiện đại, phát hiện được máy bay tàng hình.
Một trong những loại radar hiện đại nhất mà phòng không Việt Nam được trang bị gần đây chính là RV-02 "Made in Vietnam".
Đây là loại khí tài trinh sát đường không mới, có cự ly phát hiện mục tiêu từ rất xa, chống nhiễu tốt và đặc biệt là có khả năng phát hiện máy bay tàng hình, tạo ra sức chiến đấu mới cho lực lượng PK-KQ Việt Nam.
Theo phóng sự của Kênh Truyền hình QPVN, RV-02 là sản phẩm ra đời dưới bàn tay khối óc của các chuyên gia Việt Nam, dựa trên nền tảng chuyển giao công nghệ của Belarus kết hợp với những phát minh mới mang đẳng cấp thế giới trong lĩnh vực chế tạo radar, tạo ra nhiều bước đột phá vượt trội.
Tinh hoa vũ khí Made in Vietnam đẳng cấp TG: Bóc trần để hạ gục máy bay tàng hình tỷ USD - Ảnh 3.
Radar RV-02 "Made in Vietnam" đã chính thức được đưa vào biên chế trực sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: Báo PK-KQ.
Về đặc tính kỹ - chiến thuật
RV-02 kế thừa toàn bộ và phát huy những ưu điểm của dòng radar Vostok do Công ty KBRadar của Belarus phát triển như khả năng cơ động trên mọi địa hình, triển khai, thu hồi cực nhanh chi trong vòng 10-15 phút, đáp ứng yêu cầu tác chiến phi đối xứng, phòng tránh đánh trả là chủ yếu của phòng không Việt Nam.
Đồng thời, RV-02 không những có khả năng phát hiện mọi loại mục tiêu bay ở cự ly xa mà còn có thể bắt bám các mục tiêu có diện tích phản xạ radar nhỏ hoặc sử dụng công nghệ tàng hình.
Theo catalogue của Công ty KBradar thì đài radar Vostock (nguyên mẫu của RV-02) có khả năng phát hiện các mục tiêu bay ở độ cao 10.000m trong môi trường nhiễu mạnh như máy bay ném bom tàng hình F-117A từ cự ly 72 km và pháo đài bay B-52 từ 255 km; hoặc máy bay chiến đấu thông thường tự cự ly 360km nếu không bị gây nhiễu.
Với việc ứng dụng nhiều công nghệ mới nhất và trên cơ sở các kinh nghiệm từ việc nghiên cứu, vận hành đài RV-01 (chế tạo thử nghiệm trên nguyên mẫu radar Vostok) trước đó, chắc chắn các chỉ số về phát hiện mục tiêu của RV-02 cũng như khả năng che giấu trước các loại vũ khí tiến công chính xác của đối phương sẽ tốt hơn, tăng khả năng sống sót.
Đây là một yếu tố hết sức quan trọng giúp lực lượng phòng không Việt Nam nâng cao đáng kể hiệu quả chiến đấu cũng như bảo toàn lực lượng trong môi trường tác chiến hiện đại.
Về tự chủ công nghệ - Việt hóa
Điều khiến nhiều người ngạc nhiên nhất đó là radar RV-02 gần như "Made in Vietnam" 100% và được thực hiện bởi những đơn vị đầu ngành về cơ khí chế tạo và phần mềm điều khiển - tự động.
Với việc Việt Nam tự chủ gần như hoàn toàn đối chế tạo radar hiện đại bằng những nguồn lực trong nước sẽ giúp ta hầu như không hoặc ít phải phụ thuộc vào đối tác nước ngoài, đồng thời giữ bí mật về số lượng cũng như thông số kỹ thuật của các đài radar loại này.
Quá trình vận hành của RV-02 trở nên đơn giản và hiệu quả hơn nhiều nhờ hoàn toàn tự động, bao gồm phát hiện và bám sát mọi mục tiêu, cũng như tự kiểm lỗi toàn bộ thiết bị với giao diện thân thiện trên màn hiện sóng cỡ lớn, hiển thị đầy đủ mọi tham số và được Việt hóa giúp kíp trắc thủ thao tác nhanh, chuẩn xác.
Tinh hoa vũ khí Made in Vietnam đẳng cấp TG: Bóc trần để hạ gục máy bay tàng hình tỷ USD - Ảnh 4.
Việc Việt hóa đã giúp kíp trắc thủ dễ dàng hơn trong vận hành và điều khiển. Ảnh: QPVN.
Về giá thành chế tạo
Một khi đã tự chủ được toàn bộ công nghệ và quy trình chế tạo loại radar mới sở hữu nhiều tính năng kỹ - chiến thuật ưu việt thì đôi khi giá thành không còn là vấn đề quan trọng nữa bởi nắm bắt được những bí quyết công nghệ hàng đầu thế giới chính là tài sản vô giá mà với nhiều quốc gia dù có rất nhiều tiền cũng khó mà có được.
Tuy nhiên, việc Việt Nam tự chủ hoàn toàn công nghệ từ thiết kế tới chế tạo, chắc chắn radar RV-02 "Made in Vietnam" thực thụ sẽ có giá thành hợp lý hơn so với những sản phẩm tương tự nhập khẩu từ nước ngoài.
Hy vọng, trong tương lai không xa sẽ có thêm nhiều đài radar RV-02 "Made in Vietnam" sẽ được đưa vào biên chế phục vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, quyết không để Tổ quốc bị bất ngờ bởi các tình huống trên không.

Chuyên gia quốc tế: Việt Nam có nhiều cơ hội mua vũ khí bảo vệ biển đảo sau khóa đào tạo phi công tại Mỹ

"Khóa đào tạo phi công tại Mỹ mang lại cho VN cơ hội tiếp cận phương thức huấn luyện và công nghệ phương Tây nói chung, Mỹ nói riêng", chuyên gia Tim Huxley từ Singapore nhận định.


Theo thông cáo của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, Thượng úy Đặng Đức Toại đã trở thành phi công quân sự Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp khóa đào tạo trong Chương trình Lãnh đạo Hàng không (ALP) của không quân Mỹ.
Sau Thượng úy Đặng Đức Toại, Trung úy Doãn Văn Cảnh sẽ là phi công quân sự Việt Nam tiếp theo hoàn thành chương trình huấn luyện này.
Sự tham gia của hai phi công Việt Nam trong chương trình đã đánh dấu một bước phát triển mới trong mối quan hệ hợp tác của lực lượng không quân hai nước.
Chuyên gia quốc tế: Việt Nam có nhiều cơ hội mua vũ khí bảo vệ biển đảo sau khóa đào tạo phi công tại Mỹ - Ảnh 1.
Trả lời phỏng vấn của Trí Thức Trẻ, ông Tim Huxley – Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại châu Á (Singapore) cho hay:
Khóa đào tạo phi công tại Mỹ, dù chỉ với quy mô nhỏ, cũng có thể mang lại cho Việt Nam cơ hội hữu ích để tiếp cận với các phương thức huấn luyện và công nghệ của phương Tây nói chung, hay Mỹ nói riêng.
Chuyên gia quốc tế: Việt Nam có nhiều cơ hội mua vũ khí bảo vệ biển đảo sau khóa đào tạo phi công tại Mỹ - Ảnh 2.
Bên cạnh đó, loại hình hợp tác này sẽ giúp các sĩ quan Việt Nam xây dựng mối quan hệ kết nối với Không quân Mỹ.
Nhận định đây là một "bước tiến tốt đẹp" giữa Việt Nam và Mỹ, Tiến sĩ Malcolm Davis - chuyên gia cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Australia chia sẻ với chúng tôi rằng:
Trong bối cảnh nhiều thách thức như hiện nay, việc phát triển được một lực lượng không quân mạnh, với các phi công được đào tạo bài bản, có kỹ năng lên kế hoạch tác chiến đường không và nắm rõ các chiến thuật tác chiến hiện đại sẽ đóng vai trò rất quan trọng
"Do đó, hợp tác với Mỹ cùng các đồng minh của Washington - trong đó có Australia - có thể giúp Việt Nam phát triển không quân hiệu quả trong những năm tới. Chẳng hạn, Việt Nam có thể đề nghị cử sĩ quan và máy bay quân sự (như Su-30) tới tham gia cuộc diễn tập không quân Pitch Black do Australia tổ chức hai năm một lần" - ông Davis cho hay.
Cùng trao đổi về vấn đề trên, ông Nguyễn Thế Phương - Nghiên cứu viên Cộng tác tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM - cho rằng việc Việt Nam cử phi công sang Mỹ học mang hàm ý lớn hơn cho quan hệ hiện tại và tương lai giữa hai phía, không chỉ đơn thuần là hình thức giao lưu.
"Theo lời chỉ huy trưởng của AETC (Trung tâm Huấn luyện bay và Đào tạo Chỉ huy của Không quân Mỹ), các sĩ quan Việt Nam hiện tại và có thể sau này sẽ tiếp cận được những điểm mới về kỹ năng tác chiến trên không và trên biển.
Giáo trình huấn luyện phi công Việt Nam hiện tại cũng cần được liên tục cập nhật để thích ứng với tình hình mới, và việc tiếp cận được với những nội dung này ở một trong những quốc gia có lực lượng không quân hàng đầu thế giới là quý giá.
Bên cạnh đó, không loại trừ khả năng trong tương lai, Việt Nam sẽ mua máy bay huấn luyện của Mỹ để hiện đại hoá đội bay huấn luyện sơ cấp hoặc có thể mua các loại máy bay hiện đại hơn trong tương lai gần, ví dụ như vận tải, hay cảnh báo sớm (AWACS)" - ông Phương cho hay.
Chuyên gia quốc tế: Việt Nam có nhiều cơ hội mua vũ khí bảo vệ biển đảo sau khóa đào tạo phi công tại Mỹ - Ảnh 3.
Thông cáo do ALP phát đi cho hay: "Khi trở về Việt Nam sau khóa học, Thượng úy Đặng Đức Toại sẽ lái chiếc CASA 295, máy bay vận tải quân sự chiến thuật hai động cơ".
Tuy nhiên, trả lời Trí Thức Trẻ, ông John Hemmings, Giám đốc Trung tâm các nghiên cứu châu Á trực thuộc tổ chức phân tích Henry Jackson (London) cho biết thêm rằng, "Loại hình đào tạo trong chương trình ALP còn cho phép Thượng úy Toại có khả năng làm chủ máy bay vận tải C-130 Hercules hoặc máy bay tuần thám P-3C Orion".
Vị chuyên gia nhận định, trong trường hợp với C-130 thì phi công Việt Nam sẽ có khả năng "thuần phục" các máy bay vận tải hạng nặng, từ đó mang lại cho Việt Nam năng lực chiến lược là vận chuyển nhân lực, trang thiết bị, hàng hóa từ khu vực này sang khu vực khác một cách nhanh chóng.
Chuyên gia quốc tế: Việt Nam có nhiều cơ hội mua vũ khí bảo vệ biển đảo sau khóa đào tạo phi công tại Mỹ - Ảnh 4.
"Trong khi đó, P-3C mang lại khả năng nhận thức hàng hải, nó có thể hỗ trợ giám sát lãnh hải của một quốc gia hoặc tham gia tác chiến chống tàu mặt nước/chống ngầm.
Các máy bay Orion có khả năng hoạt động liên tục tới 12 giờ đồng hồ trong môi trường nước mặn với chỉ số an toàn cao, khiến năng lực trinh sát của nó trở thành một lợi thế lớn cho quốc gia nào sở hữu chúng" – ông Hemmings cho biết thêm.
Thời gian trước, báo chí quốc tế đã nhiều lần đưa tin về việc Mỹ có thể cung cấp các máy bay P-3C đã qua sử dụng cho Việt Nam.
Tại triển lãm hàng không ở Đức năm 2016, ông Clay Fearnow, Giám đốc cấp cao bộ phận hàng không của Lockheed Martin cho biết, Việt Nam có kế hoạch gửi yêu cầu nhận báo giá và thông tin chính thức về 4-6 chiếc P-3 Orion.
Cũng trong năm 2016, đoàn đại diện của Hải quân Việt Nam đã có chuyến bay quan sát thử nghiệm trên máy bay P-3C Orion của Hải quân Mỹ ở Kaneoha, Hawaii.
Chuyên gia quốc tế: Việt Nam có nhiều cơ hội mua vũ khí bảo vệ biển đảo sau khóa đào tạo phi công tại Mỹ - Ảnh 5.
Trong khóa đào tạo kéo dài 52 tuần tại căn cứ không quân Columbus, bang Mississippi, Mỹ, Thượng úy Toại đã có 167 giờ bay trên phi cơ huấn luyện T-6 Texan II. Đây là một trong hai mẫu máy bay huấn luyện cơ bản của Không quân Mỹ.
Điều đó được cho là sẽ mở ra cánh cửa quan trọng để hai nước tiến tới đàm phán hợp đồng mua mẫu máy bay này và việc phi công Việt Nam sang Mỹ học rất có thể là để đánh giá trước các tính năng kỹ chiến thuật của T-6 trước khi đưa ra quyết định chính thức.
Trước đó, khả năng Việt Nam mua T-6 Texan II từng được Đô đốc Philip S. Davidson, Tư lệnh Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương đề cập tới vào đầu tháng 2 năm nay.
Theo ông Nguyễn Thế Phương, có sơ sở để nhận định Việt Nam nhiều khả năng mua T-6.
Chuyên gia quốc tế: Việt Nam có nhiều cơ hội mua vũ khí bảo vệ biển đảo sau khóa đào tạo phi công tại Mỹ - Ảnh 6.
Thứ nhất, báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ đã liệt T-6 Texan là một trong những mặt hàng quốc phòng có thể bán cho Việt Nam (ngoài các UAV ScanEagle [mới công bố hợp đồng gần đây] và các tàu tuần tra đã qua sử dụng giao cho Cảnh sát biển)
Thứ hai, xét về mặt kỹ thuật, T-6 Texan không ảnh hưởng nhiều tới một thứ mà Việt Nam e ngại: tương thích hệ thống, vì các hệ máy bay cánh quạt một động cơ chỉ dùng cho huấn luyện và khá đơn giản trong vận hành, bảo dưỡng, giá lại rẻ.
Tất nhiên, ngoài T-6, Việt Nam vẫn còn nhiều lựa chọn khác. Ông Tim Huxley cho rằng Việt Nam không nhất thiết phải lựa chọn mẫu máy bay huấn luyện của Mỹ, có nhiều loại tương tự với tính năng ưu việt không kém như Pilatus PC-21 của Thụy Sĩ, Super Tucano của Brazil hay T-50 Hàn Quốc.
Chuyên gia quốc tế: Việt Nam có nhiều cơ hội mua vũ khí bảo vệ biển đảo sau khóa đào tạo phi công tại Mỹ - Ảnh 7.
"Việc cử phi công Việt Nam sang Mỹ học đã khiến mối quan hệ giữa hai phía trở nên gần gũi hơn. Đây là một bước đi đáng hoan nghênh bởi tình hữu nghị vốn có và sự tôn trọng lẫn nhau giữa hai nước" – ông Hemmings nói với Trí Thức Trẻ.
Cùng quan điểm này, ông Huxley nhận định, mối quan hệ hợp tác quốc phòng-an ninh giữa Việt Nam và Mỹ đang dần đi lên và sẽ phát triển từng bước theo thời gian.
"Việt Nam đang thiết lập mối quan hệ hợp tác quốc phòng với nhiều nước, trong đó hợp tác quốc phòng và an ninh với Mỹ đang dần trở nên quan trọng hơn" – ông Huxley nói. Theo dự đoán của vị chuyên gia, trong tương lai, các tàu chiến lớn của Mỹ, có thể cả tàu sân bay, sẽ có thêm nhiều chuyến thăm tới Việt Nam.
Ông Davis thì cho rằng trong tương lai, Mỹ-Việt có thể sẽ mở rộng các hoạt động phối hợp huấn luyện, chia sẻ thông tin và tăng cường hợp tác trong phát triển công nghiệp quốc phòng.
"Đặc biệt, Việt Nam cần tập trung nâng cao khả năng nhận thức các vấn đề hàng hải. Và chìa khóa để thực hiện được điều đó là phát triển năng lực chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc tình báo và trinh sát (C4ISR).
Việt Nam có thể đề nghị sự hỗ trợ từ phía Mỹ, Nhật Bản, Australia... để các sĩ quan Việt Nam có thể tới học tập và tìm hiểu về lĩnh vực này tại các học viện quốc phòng nước ngoài.
Đồng thời, Việt Nam có thể nghiên cứu khả năng mua sắm các hệ thống C4ISR tiên tiến hơn trên bộ/không/biển, hoặc thậm chí phát triển năng lực C4ISR trong không gian bằng cách khai thác công nghệ vệ tinh thương mại chi phí thấp" - Vị chuyên gia nói.
Chuyên gia quốc tế: Việt Nam có nhiều cơ hội mua vũ khí bảo vệ biển đảo sau khóa đào tạo phi công tại Mỹ - Ảnh 9.
Bàn về khả năng Việt Nam tiếp tục mua vũ khí hiện đại của Mỹ, ông Phương cho rằng có khả năng này, nhưng là loại vũ khí nào thì chưa thể xác định chắc chắn.
"Việt Nam có thể sẽ mua tiếp những hệ thống có khả năng hỗ trợ đảm bảo chủ quyền biển đảo. Song trong ngắn và trung hạn, chúng ta chưa thể nghĩ tới F-16 hay các loại tiêm kích/cường kích hiện đại của Mỹ.
Khả năng lớn hơn là Việt Nam sẽ mua máy bay tuần thám, các máy bay AWACS cỡ nhỏ hoặc máy bay vận tải và huấn luyện mới, hay là trực thăng. Về phía hải quân cũng tương tự.
Quan điểm mua sắm từ trước cho tới nay, đặt trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam, vẫn là hợp túi tiền và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ" – ông Phương nhận định.

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Bán máy bay do thám cho Đông Nam Á, Mỹ gia tăng thách thức Trung Quốc

Trên thực tế, những nước Đông Nam Á tiếp nhận máy bay trinh sát không người lái của Mỹ đều là những nước có lợi ích trên Biển Đông.


Bán máy bay do thám cho Đông Nam Á, Mỹ gia tăng thách thức Trung Quốc

Việc Mỹ quyết định trang bị cho các quốc gia Đông Nam Á máy bay trinh sát không người lái ScanEagle thể hiện cam kết đảm bảo an ninh của Washington với các đồng minh và đối tác trong khu vực, cây bút Mike Yeo của tờ Defense News cho biết.
Máy bay không người lái sẽ được chuyển giao cho các quốc gia nêu trên bằng nguồn quỹ của chính phủ Mỹ.
Tuy nhiên, điều này cũng làm dấy lên nhiều thông tin mâu thuẫn về việc liệu kế hoạch đó có thuộc chương trình xây dựng năng lực của các quốc gia đối tác của Bộ Quốc phòng, hoặc thuộc nguồn tài trợ theo sáng kiến an ninh hàng hải mà Mỹ công bố năm 2015 hay không.
Tuyên bố gần đây của Mỹ về việc sẽ cung cấp máy bay do thám không người lái cho một số nước đối tác tại Đông Nam Á đã thu hút nhiều sự quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang xấu đi liên quan đến các vấn đề an ninh và thương mại.
Tuần trước, Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) thông báo, Insitu Inc – một nhánh của tập đoàn sản xuất máy bay Boeing đã nhận được hợp đồng 47 triệu USD cung cấp 34 máy bay không người lái ScanEagle cho các nước Đông Nam Á.
Thỏa thuận sẽ được thực hiện thông qua chương trình Bán trang bị quân sự cho nước ngoài (FMS) của chính phủ Mỹ. Chương trình FMS cũng cung cấp cho đối tác các phụ tùng thay thế, thiết bị hỗ trợ, đào tạo nhân lực, dịch vụ kỹ thuật… với công việc dự kiến hoàn tất trong năm 2022.
Tính năng ưu việt của ScanEagle
ScanEagle là máy bay không người lái không vũ trang, được sử dụng để giám sát và thu thập thông tin tình báo. Phiên bản hiện hành ScanEagle 2, có trọng lượng cất cánh tối đa 26kg, độ dài 1,71m, sải cánh 3,11m, được xếp vào loại máy bay không người lái nhỏ.
Dù không được trang bị vũ khí, nó có thể mang các thiết bị giám sát có trọng lượng khoảng 5kg, bao gồm các máy quay video quang học, hồng ngoại, có độ phân giải cao, cho phép người điều khiển theo dõi các mục tiêu đứng yên hoặc đang di chuyển.
ScanEagle có thể bay với tốc độ từ 93 tới 111km/h, đạt được độ cao gần 6.000m. Máy bay sẽ cất cánh từ một máy phóng khí nén và hạ cánh nhờ hệ thống thu hồi UAV mang tên SkyHook.
Với kích thước, trọng lượng và cấu trúc như vậy, UAV ScanEagle có khả năng thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên không trong thời gian dài, lên tới 18 giờ.
Máy bay do thám ScanEagle là lựa chọn phổ biến trong thực hiện hoạt động theo dõi, giám sát trên không và đang được vận hành bởi quân đội của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Australia, Lithuana, Pakistan và Anh.
Nó cũng được Hải quân Singapore sử dụng và được phóng từ nhiều loại tàu khác nhau, gồm cả tàu hộ tống tên lửa.
Gia tăng đối kháng Trung Quốc?
Có một thực tế dễ nhận thấy là tất cả các quốc gia trong danh sách tiếp nhận ScanEagle đều là những nước có lợi ích trên Biển Đông. Phía Mỹ cho rằng, máy bay không người lái ScanEagle sẽ hỗ trợ những nước này tăng cường Nhận thức về các vấn đề hàng hải (MDA) trên lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Theo định nghĩa của Tổ chức Hàng hải quốc tế, MDA là sự hiểu biết về tất cả các khu vực “trên, dưới, liên quan, liền kề hoặc giáp biển, đại dương hay tuyến đường hàng hải” mà có thể ảnh hưởng đến an ninh, an toàn, kinh tế và môi trường của một quốc gia.
MDA đặc biệt quan trọng đối với chính phủ các quốc gia ven biển bởi các hoạt động thương mại dựa vào hàng hải và các hoạt động khác như đánh bắt cá đóng vai trò không hề nhỏ đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực.
Cũng có ý kiến cho rằng đây là ví dụ mới nhất thể hiện sự quyết đoán của Mỹ trong khu vực khi căng thẳng giữa Washington với Bắc Kinh đang gia tăng và ý định của chính quyền ông Trump là đẩy mạnh việc xuất khẩu vũ khí Mỹ ra nước ngoài.
Tờ China Military dẫn lời Zhang Junshe, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu Hải quân Trung Quốc nhấn mạnh, Mỹ luôn có ý định khai thác lợi ích từ các cuộc xung đột, tạo ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp quốc phòng của nước này và cải thiện cơ hội việc làm.
Ông cáo buộc Washington đã làm gia tăng căng thẳng tại Trung Đông và Đông Âu để thực hiện mục đích của mình. Theo ông Zhang Junshe, việc Mỹ bán máy bay do thám UAV cho các nước láng giềng của Trung Quốc có nguy cơ gây gia tăng căng thẳng tại Biển Đông.
Tuy nhiên, nhà phân tích Mike Yeo nhận xét, đây là cách nhìn khá đơn giản và không thực sự chính xác.
Ông cho rằng, mặc dù có nhiều phỏng đoán về một cuộc đối đầu toàn diện liên quan đến những tranh chấp trên Biển Đông hay tham vọng khẳng định sự hiện diện trong khu vực nhưng xét về sự gia tăng năng lực quân sự của Trung Quốc, ScanEagles sẽ không nằm trong danh sách thiết bị quân sự được sử dụng trong cuộc chiến này.
Trên thực tế sẽ rất rủi ro khi dùng ScanEagle để chống lại bất kỳ “đối thủ” nào được trang bị hiện đại bởi hiệu suất hoạt động khiêm tốn sẽ khiến loại máy bay này dễ bị tổn thương trước hệ thống phòng thủ trên không
Thách thức an ninh hàng hải
Hiện nay có một loạt thách thức mà các quốc gia tiếp nhận ScanEagle tại Đông Nam Á đang phải đối mặt, không chỉ ở Biển Đông mà còn ở Eo biển Malacca, Biển Sulu và một số vùng biển khác.
Những vấn đề chính, nhận được sự quan tâm hàng đầu là cuộc chiến chống khủng bố ở miền nam Philippines và các vụ cướp biển ở Eo biển Malacca, Eo biển Singapore, tranh chấp trên Biển Đông.
Ngoài ra còn có những thách thức hàng hải khác như tình trạng đánh bắt hải sản bất hợp pháp, nạn buôn người, buôn lậu, trộm cắp nguyên liệu và tội phạm xuyên quốc gia.
Mặc dù những quốc gia nằm trong chương trình có lực lượng hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển dày dặn kỹ năng và kinh nghiệm nhưng trong bối cảnh thiếu hụt nguồn lực nghiêm trọng, việc sở hữu máy bay không người lái có thể hoạt động suốt 18 giờ sẽ tạo ra lợi thế nhất định trong việc chống lại vô số thách thức hàng hải kể trên.
Thậm chí chỉ cần một số lượng nhỏ máy bay ScanEagle cũng có thể đóng góp đáng kể vào việc cải thiện khả năng MDA của các quốc gia ven biển. Lợi thế của loại máy bay không người lái này là nó có thể được vận hành ở bất kỳ vị trí nào trên không phận mở, không cần đến đường băng.
Do hoạt động được ở độ cao gần 6.000 m, nên các cảm biến của nó có thể bắt được những hình ảnh bao quát và xa hơn so với thiết bị quan sát của một con tàu đang di chuyển trên mặt nước.
Tính ưu việt của các cảm biến quang học tích hợp trên máy bay ScanEagle đã được chứng minh rõ ràng qua sự cố xảy ra giữa các tàu chiến của Nga và Mỹ trên biển Philippines hồi tuần trước.
Hải quân Mỹ đã công bố nhiều hình ảnh tĩnh về cuộc chạm trán thông qua video được quay từ cảm biến của ScanEagle.
Cây bút Mike Yeo cho rằng, nhìn từ góc độ chiến lược, quyết định trang bị máy bay không người lái cho một số quốc gia Đông Nam Á kể trên là minh chứng về cam kết của Mỹ nhằm đảm bảo an ninh cho đồng minh và các đối tác trong khu vực, chứ không phải tạo ra sự đối kháng với Trung Quốc.

Chiến tranh thương mại phơi bày tử huyệt của Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Graeme Maxton, “The trade war shows China’s economic dream is dying,  South China Morning Post, 11/06/2019.
Biên dịch: Phan Nguyên
Trong nhiều thập niên, con đường phát triển của Trung Quốc đã có vẻ rõ ràng. Quản lý nhà nước trong các ngành công nghiệp chủ chốt cùng với tự do hóa thị trường ở một mức độ nhất định trong các ngành khác đã khiến người ta dễ hình dung rằng đất nước này sẽ sớm trở lại ánh hào quang của một siêu cường.
Nhưng điều đó bây giờ sẽ không xảy ra nữa. Trung Quốc sẽ phải chấp nhận một trật tự thế giới do Mỹ thống trị hoặc bước vào làn đường chậm. Sẽ không có thế kỷ Thái Bình Dương và tất cả những sai trái lịch sử đó sẽ không được sửa chữa, chắc chắn là không phải lúc này.
Mỹ đã tận dụng lợi thế của mình rất tốt. Những gì Trung Quốc đã đạt được về mặt xã hội và kinh tế trong 40 năm qua là đáng kinh ngạc dù so với bất kỳ tiêu chuẩn nào. Từ một quốc gia nghèo dựa vào nông nghiệp vào cuối Cách mạng Văn hóa, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Họ đã chuyển đổi cơ sở hạ tầng của mình bằng cách xây dựng một mạng lưới đường bộ, đường sắt cao tốc, cảng và sân bay.
Trung Quốc đã giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo – nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong lịch sử loài người, và chỉ trong vòng chưa đầy một thế hệ. Nước này đã xây dựng những thành phố mới rộng lớn, thu hút hàng nghìn tỷ đô la đầu tư nước ngoài và mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới, gần đây nhất là thông qua Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.
Mặc dù có thể một số người tại Đồi Capitol đã nhìn thấy trước những gì sắp diễn ra từ hơn một thập niên trước, nhưng người dân Trung Quốc, đặc biệt giới lãnh đạo nước này, vẫn thật khó chấp nhận thực tế rằng con đường dẫn đến vinh quang của họ sắp kết thúc. Tuy nhiên, Trung Quốc đã tự huyễn hoặc mình, khi hy vọng của họ được hun đúc bởi các nhà đầu tư nước ngoài nhiệt tình, luận điệu của các học giả địa phương và giấc mơ của chính người dân Trung Quốc.
Chính cuộc chiến thương mại đã phơi bày những điểm yếu của Trung Quốc. Giờ thì đã rõ rằng Huawei, hy vọng lớn của Trung Quốc về công nghệ cao, cùng với ZTE và một số công ty công nghệ thông tin khác, không phải là những thế lực thực sự đáng gờm. Không có phần cứng, giấy phép hoạt động và phần mềm của Hoa Kỳ, các công ty này đã rơi vào khó khăn.
Họ chậm hơn ít nhất 10 năm về mặt công nghệ và không thể phát triển các kỹ năng cần thiết để tồn tại trong hình thức hiện tại. Mối liên kết với Nga không giải quyết được vấn đề này. Hai quốc gia đều không có các công nghệ tiên tiến nên không thể bổ sung cho nhau nhiều.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra trong ngành quốc phòng, công nghiệp ô tô, hàng không và nhiều lĩnh vực khác. Bất chấp nhiều thập niên nỗ lực và rất nhiều kế hoạch của nhà nước, Trung Quốc thiếu chiều sâu về kỹ năng kỹ thuật, bằng sáng chế và công nghệ cần thiết để sản xuất các sản phẩm cao cấp có thể cạnh tranh toàn cầu. Việc mổ ruột một hệ thống quản lý chuyến bay, hệ thống phanh ô tô hoặc điện thoại thông minh và chế tạo lại các bộ phận không giúp Trung Quốc có thể phát triển các sản phẩm đó từ con số không.
Cuộc chiến thương mại không chỉ phơi bày tất cả những điều này, nó còn khiến Trung Quốc phải đối mặt với một sự lựa chọn khắt khe và khó chịu. Trung Quốc phải mở cửa ra, như Mỹ yêu cầu, hoặc chấp nhận đi một mình mà không có các kỹ năng cần thiết để giành chiến thắng.
Mỹ hiện đang đưa ra các đòi hỏi mà lợi thế chiến lược của nó cho phép. Mỹ muốn Trung Quốc chấm dứt trợ cấp nhà nước. Mỹ cũng muốn Trung Quốc chấm dứt việc làm hàng nhái và xóa bỏ các quy định buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải chuyển giao công nghệ. Mỹ muốn tiếp cận thị trường nông sản Trung Quốc. Và Mỹ cũng muốn tiếp cận dữ liệu, để những gã khổng lồ công nghệ Mỹ có thể cạnh tranh mà không bị hạn chế. Họ muốn Trung Quốc chơi theo luật của Mỹ, vì biết rằng các đối thủ nội địa của Trung Quốc không thể thắng.
Cuối cùng, Mỹ muốn Trung Quốc tuân theo hệ thống thị trường tự do của phương Tây cùng sự chấm dứt chế độ độc đảng. “Hãy làm theo cách của chúng tôi” chính là thông điệp ở đây, và hãy nhớ rằng nước Mỹ là siêu cường toàn cầu vô song.
Trong một thời gian dài, dường như Trung Quốc đã có thể chống lại những áp lực như vậy. Trung Quốc có thể cảm thấy yên tâm khi nắm giữ rất nhiều trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, kiểm soát các mỏ đất hiếm, cùng các công ty lớn đang lên, cơ sở hạ tầng hiện đại, 1,4 tỷ dân, 5.000 năm lịch sử và ảnh hưởng ngày càng tăng ở châu Á. Nhưng vấn đề của Huawei đã cho thấy sự trống rỗng của những hy vọng này.
Vậy điều gì sẽ đến tiếp theo? Chấp nhận các điều khoản thương mại của Mỹ sẽ khó khăn. Trung Quốc có thể tiếp tục giữ vai trò là trung tâm sản xuất toàn cầu nhưng chỉ khi họ chịu trả tiền cho đặc quyền đó. Họ sẽ được phép phát triển các công ty công nghệ cao như Huawei nhưng chìa khóa cho công nghệ sẽ ở lại Mỹ, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trung Quốc sẽ có thể gửi những đội quân du khách và đồng nhân dân tệ của mình ra nước ngoài để tìm bạn. Nhưng Trung Quốc sẽ chỉ có thể mua nguyên liệu thô nếu Mỹ đồng ý. Trung Quốc sẽ phải dần dần mở cửa thị trường và ngừng trợ cấp cho các ngành công nghiệp, đồng thời chấp nhận nhịp đập chậm của tiếng trống dân chủ.
Đi một mình cũng sẽ khó khăn như vậy. Từ chối Mỹ có nghĩa là chấp nhận rằng Trung Quốc không thể cạnh tranh được trong các lĩnh vực kinh tế mang lại sức mạnh toàn cầu vì Trung Quốc không thể bắt kịp được về mặt công nghệ. Trung Quốc sẽ chỉ có thể cung cấp hàng hóa quốc phòng, ô tô, viễn thông và các sản phẩm cao cấp khác cho các quốc gia không có khả năng mua được những sản phẩm tốt nhất, và chỉ nếu như được Mỹ và các đồng minh cho phép.
Đi một mình có nghĩa là làn sóng đầu tư nước ngoài sẽ dần dần chảy ra, và Trung Quốc sẽ trở nên đóng cửa hơn với thế giới, có lẽ sẽ như một Liên Xô của thế kỷ 21.
Dù Trung Quốc lựa chọn chấp nhận sự sỉ nhục nào đi chăng nữa thì nó đều sẽ gây ra các hệ quả cho xã hội Trung Quốc trong nhiều thập niên tới, cũng như cho phần còn lại của thế giới.