Một cuộc chiến thảm khốc đang ở phía trước và dường như còn chưa thực sự bắt đầu sau khi Trung Quốc đưa ra một tuyên bố lịch sử. Vũ khí tối thượng đã được tiết lộ, vấn đề chỉ còn là thời gian và một cơ hội cuối cùng.
Tối hậu thư từ Trung Quốc
Căng thẳng Mỹ-Trung trong tuần vừa qua lên cao tột đỉnh. Cuộc chiến thương mại giữa 2 bên chưa có thêm diễn biến ăn miếng trả miếng nhưng đằng sau đó là cuộc khẩu chiến với lời lẽ cứng rắn chưa từng có trong lịch sử. Nó cho thấy cuộc chiến thương mại thậm chí dường như còn chưa thực sự bắt đầu và hậu quả có thể rất khủng khiếp.
Cho dù đến nay Bắc Kinh của ông Tập Cận Bình chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào nhưng truyền thông Trung Quốc, trong đó có những tờ báo hàng đầu như Nhân dân Nhật báo (People’s Daily) đã có những khẳng định chắc nịch về sức mạnh khó tưởng tượng của nền kinh tế thứ 2 thế giới.
Trong một tuyên bố vừa được đưa ra tuần qua, lần thứ 2 trong vòng gần 60 năm qua Trung Quốc đã dùng tới một câu nói mà nhiều người có thể nghĩ ngay tới một kết cục thảm khốc và không thể chủ quan về khả năng có những động thái bất thường từ phía đối thủ Trung Quốc.
Theo CNBC, tờ People’s Daily hôm 29/5 đã dùng một cụm từ ngữ được coi như một tối hậu thư của nước này: "Đừng bảo là không nói trước" (Don’t say we didn’t warn you) để cảnh báo Mỹ về sức mạnh khó lường của Trung Quốc trong một bài báo nhan đề “Nước Mỹ, đừng đánh giá thấp khả năng phản đòn của Trung Quốc” (United States, don’t underestimate China’s ability to strike back).
Theo CNBC, tờ People’s Daily hôm 29/5 đã dùng một cụm từ ngữ được coi như một tối hậu thư của nước này: "Đừng bảo là không nói trước" (Don’t say we didn’t warn you) để cảnh báo Mỹ về sức mạnh khó lường của Trung Quốc trong một bài báo nhan đề “Nước Mỹ, đừng đánh giá thấp khả năng phản đòn của Trung Quốc” (United States, don’t underestimate China’s ability to strike back).
Cũng theo CNBC, trong lịch sử, cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc mới chỉ 2 lần sử dụng cụm từ ngữ này với đối phương. Một lần là trong năm 1962 ngay trước cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ. Lần còn lại là trước thềm cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam 1979.
Tờ People's Daily, cơ quan ngôn luận của Trung Quốc đưa ra cảnh báo đối với Mỹ. |
Cả hai lần, Trung Quốc đều âm thầm chuẩn bị tổng lực để tấn công. Lần này là Mỹ, không biết sự tình sẽ ra sao, nhưng nó cho thấy cuộc chiến thương mại thậm chí còn chưa bắt đầu.
Tất nhiên, tờ People’s Daily cũng đặt ra một câu hỏi liệu đất hiếm có trở thành một vũ khí trả đũa của Trung Quốc để chống lại áp lực từ Mỹ hay không và nhanh chóng đưa ra kết luận cho biết câu trả lời không có gì là bí hiểm.
Thậm chí, tờ báo này cũng khẳng định, sẽ là ngây thơ nếu tin rằng Trung Quốc không có công cụ nào khác để đáp trả ngoài đất hiếm.
Theo những phân tích gần đây, vũ khí đất hiếm (rare earth - RE) thực sự là một quân bài đáng kể để Bắc Kinh đưa ra trong cuộc đàm phán Mỹ-Trung còn dang dở sau khi vừa đổ vỡ hồi đầu tháng 5 vừa qua.
Theo Bloomberg, vai trò của đất hiếm rất quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực sản xuất của Mỹ cũng như thế giới, từ sản xuất điện thoại, TV, máy giặt, linh kiện quan trọng trong ô tô, tính chế dầu mỏ, điện gió, điện mặt trời, cho tới nhiều vũ khí quốc phòng như F35, Tomahawk, xe tăng, xe bọc thép… Trong khi đó, Trung Quốc là quốc gia sản xuất đất hiếm chủ chốt trên thế giới, với khoảng 80-90% sản lượng.
Thế giới rúng động chờ hậu quả khủng khiếp
Thống kê cho thấy, có khoảng 80% lượng đất hiếm được nhập khẩu vào Mỹ là đến từ Trung Quốc. Đây có lẽ chính là lý do khiến Bắc Kinh tin tưởng đó là một vũ khí lợi hại và chủ tịch Trung Quốc cũng đã có một chuyến viếng thăm mang tính biểu tượng tới một cơ sở sản xuất đất hiếm tại nước này.
Trung Quốc tin vào sức mạnh của mình. |
Trên thực tế, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã gửi tới Nhà Trắng một báo cáo và đề xuất về việc gia tăng ngân sách để củng cố lĩnh vực sản xuất đất hiếm nội địa để giảm rủi ro khi phụ thuộc vào nguồn đất hiếm từ Trung Quốc.
Ở vào thời điểm hiện tại, chưa thể đoán định được về một cuộc chiến tổng lực mà Trung Quốc ngầm ý nói tới. Bởi trước mắt còn có những sự kiện G20 vào cuối tháng này tại Nhật Bản và xa hơn là cuộc bầu cữ Mỹ 2020 mà phía Trung Quốc có lẽ rất mong đợi ông Donald Trump là người thua cuộc. Nó còn nằm ở những tính toán phía Mỹ.
Cho dù các bên vẫn còn ở thế tính toán, đo lường sức mạnh của nhau nhưng ngay ở thời điểm này, nguy về cuộc chiến cũng đã đủ sức khiến thế giới chao đảo: các TTCK lao dốc, đồng Nhân dân tệ (NDT) tụt sát xuống mức thấp kỷ lục…
Chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong nhiều phiên gần đây, chỉ số tầm rộng S&P 500 ghi nhận tháng giảm điểm đầu tiên trong 2019. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm tuần thứ 6 liên tiếp…
Kịch bản xấu nhất có lẽ chính là khả năng Trung Quốc sẽ chờ đợi tới cuộc bầu cử Mỹ 2020. Nó cũng đồng nghĩa với việc trong khoảng thời gian này sẽ không có một thỏa thuận nào, 2 bên tiếp tục giáng các đòn thương mại, công nghệ và tiền tệ vào nhau. Mỹ có thể sẽ công bố biện pháp thuế mới với Trung Quốc ngay đúng thời điểm cuộc họp G20 sắp tới.
Ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình. |
Đồng NDT có thể xuống dưới mức 7 NDT đổi 1 USD, qua đó có thể gây bão tố trên thị trường tài chính thế giới. Chứng khoán sẽ tiếp tục bị bán tháo, đồng tiền các nước trong khu vực nguy cơ chao đảo giống như hồi năm 2015.
Vũ khí phá giá đồng NDT, vũ khí đất hiếm và sắp tới có thể là vũ khí “tẩy chay” của Trung Quốc với một danh sách chưa có tiền lệ về các công ty nước ngoài “không đáng tin cậy” sẽ đe dọa tăng trưởng kinh tế Mỹ và toàn cầu.
Mặc dù vậy, sức mạnh khủng khiếp của các thứ vũ khí của Bắc Kinh vẫn đang bị nghi ngờ. Một biểu hiện rõ nét là trong thời gian gần đây, chính quyền Trung Quốc phải nỗ lực can thiệp để tránh để đồng NDT rơi vào tình trạng quá đà, có thể dẫn tới một cú khủng hoảng khó kiểm soát như hồi 2015.
Về mảng công nghệ, thực tế cho thấy, Trung Quốc mới là nước “nổ súng” trước. Nhiều năm trước đây Trung Quốc đã cấm cửa hàng loạt tập đoàn công nghệ Mỹ với những cái tên như Google, Facebook… Cú giáng của ông Trump vào Huawei lần này có thể xem là một đòn đáp trả. Các tập đoàn lớn ở nhiều nước và thậm chí chính phủ một số nước cũng đang loạt có những động thái không hợp tác với các doanh nghiệp như Huawei.
Vũ khí được xem là số 1 của Trung Quốc hiện nay là đất hiếm nhưng trên thực tế cũng không có gì quá đặc biệt bởi đây là một loại khoáng sản không thực sự hiếm như tên gọi, mà chẳng qua là nhiều nước chưa đẩy mạnh khai thác do ảnh hưởng lớn tới môi trường. Nếu Trung Quốc có tung ra vũ khí này thì ảnh hưởng cũng được cho là chỉ trong ngắn hạn.
Về thực lực, trong khi nước Mỹ đang tăng trưởng ở mức cao hiếm có, thất nghiệp thấp kỷ lục 50 năm… thì nền kinh tế Trung Quốc được cho là không bền vững. Cú sốc của Huawei cho thấy một thực tế là nền công nghiệp đại lục bấy lâu nay có nhiều vấn đề đáng bàn, một nền công nghiệp dựa dẫm vào công nghệ cốt lõi của Mỹ và thế giới.
Cho dù đang sở hữu một lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ, hàng ngàn tỷ USD (đóng góp lớn từ thặng dư thương mại nhiều thập kỷ qua) nhưng nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nhiều nguy cơ.
Đó là vấn đề về dòng tiền nuôi dưỡng nền kinh tế, tín dụng cho vay ồ ạt để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nợ xấu kỷ lục, làn sóng phá sản tăng cao, quả bom trái phiếu địa phương to lớn, nợ công Trung Quốc cao ngất (hơn tất cả các thị trường mới nổi cộng lại)... Hay tình trạng tín dụng ngầm, bong bóng bất động sản…
Bên cạnh đó còn là vấn đề môi trường kinh doanh thiếu cạnh trạnh, vấn đề dân số già hóa nhanh, và quan trong hơn Trung Quốc là một quốc gia không thực sự giàu có với sự mất cân bằng xã hội lớn.
Một cuộc chiến tranh thương mại sẽ có tác động rộng lớn tới tầng lớp người dân có thu nhập thấp (chiếm 25% dân số nhưng sở hữu 1% tài sản) ở Trung Quốc và có thể gây ra bất ổn và bất mãn lớn trong xã hội. Một cú đổ vỡ có thể xảy ra đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét