Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

Khí tài quân sự Việt Nam

Quân đội Việt Nam:
- 412.000 bộ binh, với 3-4 triệu dự bị. 3 vạn hải quân và 3 vạn không quân. VN có quân số được xem là lớn nhất Đông Nam Á, quân đội kỷ luật có tinh thần chiến đấu cao, anh dũng trong chiến tranh. Quân số xếp hàng 14 thế giới.
Khí tài Quân sự Việt Nam
+ Bộ Binh :

- Xe Tanks:
2235 chiếc, Trong đó: 45 chiếc T-34 (Type 43), 850 chiếc T-54/T-55, 70 chiếc T-62, 350 chiếc T-59, 300 chiếc T-76, 320 chiếc T-62/63, 300 chiếc T-72). Số liệu về T-72 không rõ thế nào, nếu có rồi thì ta có 150 chiếc thôi, vẫn chưa thấy đem ra huấn luyện trong các Binh đoàn Thiết giáp ở Việt Nam. T-72 phù hợp với hoàn cảnh địa hình ở Việt Nam, mẫu cải tiến của T-72 là T-90. Cũng nói thêm Trung Quốc tuy diện tích gấp nhiều lần ta nhưng số thiết giáp xa cũng chỉ gấp 3 ta thôi, điều này chứng tỏ số xe của ta cũng khá nhiều, hiện đại nhất bây giờ là T-96 …, VN đã hiện đại hóa T-55 với khả năng định vị Laser trang bị thêm vũ khí và động cơ, sensor, hệ thống liên lạc digital, hệ thống tự chữa cháy trên xe.
- Xe bọc thép:
1780 chiếc, Trong đó: 1100 chiếc BTR, 80 chiếc YW-531, 100 chiếc BRDM, 300 chiếc BMP, 200 chiếc M113). Chủ yếu là các xe chở binh (Thiết vận xa), xe lội nước, xe công binh thu được từ Việt Nam Cộng Hòa. Đáng nói nhất là M113.
- Pháo:
2300 các loại, trong đó có M-46 130mm, M114 155mm, 2S3 152mm, M107 175mm, cùng 700 dàn hỏa tiễn BM-14/17/21. Chủ yếu có mấy loại đáng nói như “Vua chiến trường” M107, các loại pháo tự hành, hỏa tiễn.
- Anti-tank missiles AT-3 Sagger (Tên lửa chống tank):
Không dùng RPG B40, B41 (cái ống vác trên vai mà có trái hỏa tiễn ở đầu ấy) nữa vì xe Tank bây giờ giáp dày hơn nên các loại này không ăn thua nữa, dùng B40, B41 bắn bộ binh, xe công binh thì được.

Hỏa tiễn chống tank AT-3 Sagger:
- Dài: 860mm.
- Đường kính: 125mm.
- Sải cánh: 393mm.
- Nặng: 10,9kg trong đó đầu đạn nặng 2,5kg HEAT.
- Tầm bắn: 500m đến 3km.
- Tốc độ: max 200m/s.
- Sức xuyên: 400mm giáp đồng nhất.
- Tên lửa chiến thuật: 
Scud B/C. Cái này là đáng chú ý nhất, loại này ta mua của Bắc Triều Tiên, tầm bắn là 350 – 450km, nghe nói Việt Nam đã cải tiến tầm bắn lên 500km đủ sức vươn tới Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là tên lửa đất đối đất, là tiền thân của tên lửa hành trình.
+ Hải quân:
- Tàu tuần tiễu: 30 chiếc, Trong đó (1 chiếc Type 124A corvette, 8 chiếc Osa II,4 chiếc Tarantul,5 chiếc BPS-500, vừa mua 2 chiếc Molnya (Tarantul thế hệ 2) và đang tự đóng thêm 20 chiếc nữa)
- OPVs: 5 chiếc Petya corvettes, 10 chiếc torpedo craft
- Minehunters/sweepers: 10 chiếc (Soviet and PRC)
- LTSs: 6 chiếc
- Tàu ngầm: 2 chiếc Yugo của Triều Tiên (midget submarines). Đang đặt mua 6 Kilo 626 của Russia (Nga).
- Đang đặt thêm: BPS 500 missile boats(kèm theo tên lửa chống tàu chiến SSN-25 anti-ship missiles )
Nói về Hải quân thì phải nói đến ngành công nghiệp đóng tàu mà cái tên thân yêu là Vinashin và Bason. Vinashin chuyên đóng tàu du lịch và vận tài, cứu hộ, hiện giờ Viêt Nam đã có khả năng đóng tàu 100 ngàn tấn, và đang nâng cấp để đóng tàu siêu trọng tải loại 400 ngàn tấn. Bason đóng tàu quân sự trong các dự án chuyển giao công nghệ, bản vẽ đóng tàu chiến của Nga cho Việt Nam. trong đó có BPS-500 và Molnya.
Hiên đang mua thêm 2 Gepard là loại tàu chiến có khả năng tàng hình, săn tàu ngầm và chống hạm, cũng nói luôn là Molnya, BPS-500 cũng có khả năng chống hạm nhờ mang tên lửa hải đối hải URAN của Nga, khả năng săn ngầm là nhờ cảm biến siêu âm (sonar) thả dưới nước thu phát tín hiệu siêu âm và dò tiếng động cơ và chuyển đông của tàu ngầm sau đó bắn ngư lôi để tiêu diệt tàu ngầm. Gepard chở trên nó 1 trực thăng Ka để săn ngầm từ xa.
Hải quân Việt Nam đang hiện đại hóa dần dần về số lượng và chất lượng qua các cuộc tập trận chung với hải quân Ấn Độ, VN đã đặt mua 5000 thiết bị từ Ấn Độ để tu trang cho lớp tàu Petya vốn đã củ và lạc hậu. VN chú trọng đầu tư vào các tàu chiến nhỏ, cao tốc, mang tên lửa chống hạm đảm bảo kiểm soát 1000 km vùng lãnh hải.
Hiện VN đã có 2 tàu ngầm loại nhỏ Yugo mua từ Bắc Triều Tiên, tên gọi theo tiếng Hàn là Young O. Đây là loại tàu ngầm tuần tiểu chạy bằng Diesel, độ giản nước là 120 tấn tức là trọng tải của tàu. Tàu ngầm Kilo giá 500tr dolar không thấy nhắc đến nhiều thì chắc là chưa có, vì vận hành loại tàu này cần kinh nghiệm và tổ hợp thủy thủ đoàn lớn. Iran cũng đã có 2 chiếc Kilo.
+ Không Quân:

- 90 chiếc SU-22 fighter-bombers
- 36 chiếc SU-27 fighters-bombers
- 24 chiếc SU-30 fighters-bombers
- 124 chiếc MIG-21 Jetfighters
- 26 chiếc Mi-24 helicopter gunships
- 4 chiếc Be-12 MR aircraft
- 15 chiếc KA-25/28/32 ASW helicopters

- SAM (Tên lửa phòng không): SA-2/-3/-6/-7/-9/-16/-20/-22

KQVN có 3 vạn người,biên chế thành: 2 đoàn công kích,2 đoàn tiêm kích,3 đoàn vận tải,3 đoàn huấn luyện,4 lữ đoàn cao pháo,6 lữ rada,hơn 100 trận địa rada,66 trận địa tên lửa đất đối không.

- Máy bay công kích: 90 chiếc Su 22,36 chiếc Su27,12 chiếc Su 30 (tới 2010 là 24 )
- Máy bay chiến đấu cơ: 124 Mig 21bis đã nâng cấp lên chuẩn mới hiện đại
- Trực thăng vũ trang: 26 chiếc Mi 24
- Trinh sát biển: 4 chiếc Be 12( không biết viết đúng không )+10 chiếc sắp mua của Ba Lan
- Chống ngầm: 3 chiếc Ka 25,10 chiếc Ka 28, 2 chiếc Ka 32
- Trắc lường: 2 chiếc AN 30
- Vận tải: 12 chiếc AN 2, 12 chiếc AN 26, 4 chiếc YAK 40, 4 chiếc Mi6, 30 chiếc Mi8,Mi17
- Huấn luyện: 18 chiếc L39, 10 chiếc YAK18,10 chiếc BT6,và một vài chiếc Mig 21U
Tên lửa không đối không: AA-2,AA-8,AA-10, AA-12…
Tên lửa không đối đất: AS-9…
Tên lửa đất đối không:SA-2/-3/-6/-7/-9/-16/-22.. S300PMU
Pháo phòng không: 37mm,57mm,85mm,100mm,130mm…
Rada cảnh bị : khoảng 1000 bộ.

Cũng nói thêm là Việt Nam đã tự chế tạo được tên lửa phòng không Igla từ việc chuyển giao công nghệ của Nga. Đây là tên lửa phòng không vác vai kiểu như B40 mà ống phóng dài hơn.
Dàn tên lửa đất đối không S300PMU mua của Nga là dàn tên lửa hiện đại nhất tương đương với dàn Patriot của Mỹ nhưng khả năng còn cao hơn cả Patriot. Có khả năng phòng không chống máy bay tàng hình, đảm bảo không một chiếc may bay nào có thể vượt qua được khi một quả S300 được phóng lên, VN hiện có 2 dàn phóng bảo vệ Hà Nội với 75 quả S300, mỗi quả trị giá 1tr dolar. Radar của S300 đảm bảo quét một vùng rộng lớn nhằm bảo vệ bầu trời của VN. Tốc độ bay của tên lửa S300 là 1800 -2000 m/s, tầm xa là 150km. Hiện chỉ có vài nước được Nga bán cho dàn này, Nga cũng đã bán cho Iran dàn này bất chấp phản đối của Mỹ. Tên lửa S300 bay thấp cách mặt đất 10m và chỉ tấn công khi đến gần để tránh bị đánh chặn. Dàn này được coi là tiền thân của hệ thống phòng thủ tên lửa.
VN cũng đã đặt mua số lượng SU 30 hiên đại có khả năng không chiến và oanh ích mục tiêu, SU 30 hoàn toàn có thể bay đến Hoàng Sa cho một vài quả rồi bay về. Số lượng SU 30 ở trên hiện VN nhận chưa đủ, có thể đến 2010 sẽ nhận đủ, giá SU 30 là 25 tr dolar một chiếc, khá là rẻ để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
Su-22 M4 cũng đã được đặt mua tăng thêm khả năng tuần tiểu trên không của Việt Nam.
Một số hình ảnh khí tài quân sự khác :
Đạn Scud-D tách được đầu đạn và đầu đạn được lái theo đầu tự dẫn quang điện tử trong pha bay quán tính nhờ cánh lái dạng mắt lưới.
Theo một số nguồn tin nước ngoài, VN được LX chuyển giao 12 bộ khí tài xe phóng và một số cơ số đạn dự trữ chiến đấu để thành lập 1 lữ đoàn tên lửa mặt đất sử dụng tổ hợp tên lửa mặt đất 9K72E trong năm 1979 trong khuôn khổ trao đổi quân sự của Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Xô 6/1978. Theo qui chuẩn kĩ thuật, số đạn dự trữ và khí tài chiến đấu vừa nêu sẽ hết hạn sử dụng và phải thay thế trong thời gian tương ứng là 10 năm và 20 năm nếu không được tăng hạn.
Những hình ảnh gần đây về hoạt động của lực lượng tên lửa mặt đất cho thấy các khí tài và đạn chiến đấu vẫn đang được niêm cất và triển khai chiến đấu thường xuyên. Như vậy có thể cho thấy một số khả năng duy trì lực lượng như sau: 1- khí tài và đạn được nâng cấp tăng hạn; 2- khí tài và đạn được nhập bổ sung, thay thế từ nhiều nguồn; 3- đạn và khí tài được tự sản xuất trong nước bằng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.
Một số nguồn tin nước ngoài cho biết VN có thể đã tiếp nhận đạn Hwasong-6 (Hỏa tinh 6) và công nghệ sản xuất đạn này từ Bắc Triều Tiên trong năm 2008. Đạn Hwasong-6 là bản cải tiến của đạn R-300 Elbrus với tầm bắn trên 700km và tăng độ chính xác nhờ giảm bán kính vòng tròn sai số xác suất xuống dưới 50m. Nếu tin này xác thực thì đạn Hwasong-6 có thể đang được niêm cất và sản xuất tại Đoàn KB80.
Động cơ tên lửa Scud B có khả hoạt động ít nhất 100 giây nhưng với phiên bản xuất khẩu thì động cơ sẽ dừng tại giây 65 trong khoảng 300 giây hành trình cho gần 300km. Nhiều nước đã tăng tầm bằng cách tăng nhiên liệu nhưng ngược lại thì độ chính xác giảm nhiều
Để tăng độ chính xác người ta sử dụng phiên bản D dùng hệ thống định vị Vệ tinh để lái đạn ở giai đoạn cuối .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét