Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Đô đốc Mỹ: Dân quân trên biển Trung Quốc có tổ chức chặt chẽ, khó đối phó


Tổ chức dân quân trên biển của Trung Quốc được tổ chức chặt chẽ, có chỉ huy và kiểm soát, cần được ứng phó như với các lực lượng có chỉ huy khác, nhưng đối thoại rất khó khăn.
Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ. Ảnh: Getty ImagesĐô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ. Ảnh: Getty Images
Defense News Mỹ ngày 28/11 cho rằng đối với Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Scott Swift, Hải quân Trung Quốc hầu như là điều lo ngại lớn nhất của ông, sau đó chính là Cảnh sát biển Trung Quốc, một lực lượng đang phát triển nhanh chóng.

Nhưng lực lượng trên biển thứ ba do Chính phủ Trung Quốc quản lý đang gây quan ngại hơn, đó chính là tổ chức dân quân trên biển, một tổ chức ít người biết đến và rất bí ẩn.

Ngày 18/11, trả lời phỏng vấn báo chí tại Thủ đô Washington, Mỹ, Đô đốc Scott Swift cho biết: "Chúng ta phải cẩn thận một chút, không nên coi đó là một nhóm ngư dân. Họ được tổ chức chặt chẽ".

Ông cho rằng, tổ chức dân quân này "là có tổ chức. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đến thị sát họ. Đã công khai khẳng định những nỗ lực to lớn của họ". Những tổ chức dân quân này "ở mức độ rất lớn có hành động độc lập hoặc tập thể trên biển".
Trung Quốc thành lập và triển khai bất hợp pháp dân quân ở cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên Biển Đông. Ảnh: Cankao
Đối với Đô đốc Scott Swift, mặc dù những tổ chức dân quân này hoàn toàn không phải là lực lượng quân sự, nhưng họ cũng hoàn toàn không phải hành động tùy tiện. Ông nói: "Tôi cho rằng họ được chỉ huy và kiểm soát rõ ràng. Đối với tôi, điều này rất rõ ràng".

Trung Quốc luôn phủ nhận các tổ chức dân quân trên biển có bất cứ mối liên hệ nào với chính phủ, đồng thời hình dung họ là những ngư dân mặc quần áo ngụy trang để chống nắng. 

Trong nhiều cuộc "đụng độ" trên biển, tàu của những tổ chức này đã tiến hành gây rối mạnh mẽ, thậm chí tìm cách ngăn chặn tàu chiến của Hải quân Mỹ.

Đô đốc Scott Swift cho biết: "Chúng ta phải đánh giá chính xác về tổ chức dân quân trên biển. Tôi đã nói rõ khi đối thoại với đồng nghiệp rằng họ có người chỉ huy, được kiểm soát. Nếu họ được chỉ huy và kiểm soát thì tôi có nghĩa vụ ứng phó với họ như là những lực lượng được chỉ huy và kiểm soát khác".

Scott Swift chỉ ra quan hệ giữa Hải quân Mỹ và Trung Quốc vẫn rất chuyên nghiệp. Ông còn ca ngợi "Quy tắc gặp nhau bất ngờ trên biển". Bộ quy tắc này ngằm ngăn chặn các sự cố bất ngờ trên biển leo thang quy mô lớn hoặc trở thành sự kiện bạo lực. 

Vài chục nước bao gồm Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận này, nhưng hoàn toàn không phải tổ chức trên biển nào của Trung Quốc cũng tham gia thỏa thuận này.

Đô đốc Scott Swift nói: "Quy tắc gặp nhau bất ngờ trên biển rất quan trọng trên phương diện giảm bớt tính không xác định. Đến nay chúng tôi có một cơ chế trao đổi với Hải quân Trung Quốc, đã giảm ảnh hưởng bởi những trở ngại về ngôn ngữ. Đây là một bước đi rất tích cực".
Mỹ luôn thúc giục Cảnh sát biển Trung Quốc cũng tham gia vào thỏa thuận này, nhưng đến nay vẫn chưa thành công. Đô đốc Scott Swift cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy việc này. Chúng tôi đã đạt được một số tiến triển, nhưng vẫn đối mặt với rất nhiều trở ngại, thậm chí ngay cả việc triển khai đối thoại cũng rất khó khăn".

Đô đốc Scott Swift cho biết ông và rất nhiều quan chức chỉ huy của hạm đội Hải quân Trung Quốc có quan hệ cá nhân. "Tôi và sĩ quan chỉ huy Hạm đội Nam Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Bắc Hải Trung Quốc nói chuyện với nhau, cá nhân tôi rất hiểu họ. Cá nhân tôi cũng rất hiểu Đô đốc Ngô Thắng Lợi".

Ông nói: "Nội dung tham vấn của chúng tôi là chúng tôi không chỉ có nghĩa vụ bảo đảm sẽ không để xảy ra các sự cố gây ảnh hưởng đến không gian sách lược của nhà lãnh đạo hai nước. Chúng tôi còn có trách nhiệm bảo đảm cho các lực lượng chiến thuật sẽ không mải mê với khẩu chiến ở cấp độ quốc gia hoặc quốc tế, đến mức đã xem nhẹ bảo vệ chủ quyền quốc gia, bất kể lập trường của nước mình như thế nào".

Ông nói: "Tôi cũng thường nhắc nhở các sĩ quan của chúng tôi, họ có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với nhà lãnh đạo cao nhất".

Đô đốc Scott Swift cho biết: "Khi tôi nói chuyện với đồng nghiệp Trung Quốc, ý kiến của chúng tôi hoàn toàn thống nhất". Nhưng triển khai đối thoại với tổ chức dân quân trên biển vẫn là một vấn đề đau đầu.
http://viettimes.net.vn/do-doc-my-dan-quan-tren-bien-trung-quoc-co-to-chuc-chat-che-kho-doi-pho-92424.html

How the Falklands War (Thanks to a Stealthy Submarine) Could Have Gone Very Differently

The brief but bloody naval war that occurred in 1982 over the Falkland Islands, known as the Malvinas in Argentina, is typically viewed as a triumph of British naval power. A Royal Navy task force managed to beat off heavy air attacks to take back the South Atlantic archipelago from Argentine troops.
For most of the war, a lone Argentine diesel submarine, the San Luis, opposed the Royal Navy at sea. Not only did the San Luis return home unscratched by the more than two hundred antisubmarine munitions fired by British warships and helicopter, but it twice ambushed antisubmarine frigates. Had the weapons functioned as intended, the British victory might have been bought at a much higher cost.
Argentina’s ruling military junta seized the disputed Falkland Islandsopportunistically in order to score political points at home. Not expecting a real war, the junta miscalculated how quickly British prime minister Margaret Thatcher would escalate against their use of force with her own.
This lack of planning was manifest in the unpreparedness of the Argentine Navy’s submarine fleet. One was in such decrepit condition it could not safely submerge, while the more modern Saltawas undergoing repairs. The older Santa Fe inserted frogmen to assist in the initial invasion on April 2. It was not until the following day that the most modern available sub, the San Luis, received orders at its dock at Mar de Plata to depart on a combat patrol around the area of the Malvinas.
The San Luis was a German Type 209 diesel submarine built in large numbers to serve as a smaller, cost-efficient submarine for less wealthy countries. Displacing just 1,200 tons with a crew complement of thirty-six, the San Luis carried fourteen Mark 37 antisubmarine torpedoes and ten German-manufactured SST-4 wire-guided torpedoes for use against surface targets. It could swim at forty-two kilometers an hour underwater or twenty-one on the surface, and had a maximum diving depth of five hundred meters.
It would be a cliché common to many tales of unlikely military accomplishments to emphasize the skill of the San Luis’s crew—but in fact, Argentina’s best submarine officers were in Germany at the time of the Falkland War. In their place, the San Luis made do with junior petty officers in charge of many keys departments of the ship. Its commander, Frigate Captain Fernando Azcueta, wasa submarine veteran—but did not have much experience with the Type 209 model.
Moreover, the San Luis was in terrible condition and had to undergo rapid, incomplete repairs. Its snorkel was leaky, its bilge pumps were malfunctioning and one of the four diesel engines was not operational. Divers spent almost an entire week trying to clean crustaceans from the San Luis’s hull and propeller, which were impeding the vessel’s speed and stealth.
The Argentine sub finally went to sea on April 11, and moved into a holding position while the political situation continued to deteriorate. Things did not come to a promising start. The San Luis’s fire control system allowed it to automatically guide three torpedoes simultaneously after launch. So, of course, it broke down after only eight days at sea, and none of its inexperienced petty officers knew how to fix it. They crew would only be able to launch one torpedo at a time under manual wire guidance. Still, it was decided the San Luis should proceed with its mission.
Meanwhile, the Santa Fe, an old Balao-class submarine that had served the U.S. Navy in World War II, was dispatched on April 17 to ferry marines and technicians to reinforce troops who had seized the island of South Georgia. Though it successfully deployed the troops on April 25, it failed to depart quickly enough and was detected at 9 a.m. by the radar of a British Wessex helicopter, which was soon joined by Wasp and Lynx helicopters. The Santa Fe was damaged by two depth charges, missed by a torpedo, struck by AS-12 antishipping missiles, and strafed with machine-gun fire. The captain beached the submarine, which was captured along with its crew by British troops shortly after. The attack on the Santa Fe marked the first shots of the British campaign.
The following day, the San Luis was ordered to sail for the waters around the disputed islands, and was authorized on the twenty-ninth to fire on any British warships it encountered.
However, the Royal Navy had intercepted the San Luis’s communications and deployed its helicopters and frigates to hunt it down. By one count, the Royal Navy had ten frigates or destroyers and a helicopter carrier assigned at least in part to antisubmarine duties, as well as six submarines on patrol.
On May 1, the San Luis’s passive sonar detected the HMS Brilliant and Yarmouth, both specialized antisubmarine frigates. Azcueta launched an SST-4 torpedo at a range of nine kilometers—but shortly after launch, the guidance wires on the torpedo cut out. Azcueta quickly dove his sub into hiding on the seabed. The Brilliant detected the attack, and the two frigates and their helicopters went into a frenzied pursuit of potential sonar contacts. Launching thirty depth charges and numerous torpedoes, the British vessels successfully blew up several whales for their efforts.
The following day, the British submarine Conqueror torpedoed the Argentine cruiser General Belgrano, which sank along with 323 members of its crew. The entire Argentine surface fleet subsequently withdrew to coastal waters, leaving the San Luis the only Argentine vessel opposing the British invasion force. British ships and helicopters began reporting sonar contacts and periscope sightings everywhere, and launched nine torpedoes in waters the San Luis never even ended up approaching.
The San Luis’s crew, for its part, thought they had been fired upon by a British submarine on May 8, and after taking evasive maneuvers, launched a Mark 37 torpedo against an undersea contact. The torpedo was heard to explode and the contact was lost. This, too, was likely a whale.
Two days later, San Luis detected the Type 21 antisubmarine frigates HMSArrow and Alacrity on the northern passage of the Falkland Sound. Masked by the noise produced by the fast-moving frigates, the San Luis crept within five kilometers of the Alacrity, fired another SST-4 torpedo and readied a second for launch.
Yet again, the wires of the SST-4 cut out shortly after launch. However, some accounts state the torpedo actually struck a decoy being towed by HMS Arrow, but failed to detonate. Azcueta gave up on firing the second torpedo and ordered the San Luis to disengage to avoid a counterattack.
However, the British ships cruised on, unaware of the attack. The captain of the Alacrity did not even learn of the close call until after the war!
Demoralized, Azcueta radioed home that the torpedoes were useless, and he received permission to return to base, which he accomplished on May 19. The Argentine garrison surrendered on June 14 before the San Luis could be put back to sea. Fifteen years later, the San Luis became one of only three Type 209 submarines to be decommissioned after an incomplete overhaul. Another fifty-nine serve on in various navies.
What went wrong with the San Luis’s torpedoes? There are a half-dozen explanations, variously holding crew error and technical flaws culpable. Manufacturer AEG first claimed the torpedoes had been launched from too far away, and without active sonar contact. Another claim is that the Argentine crews mistakenly reversed the magnetic polarity of the gyros in the torpedoes, causing them to run astray. However, there is also evidence that the torpedoes failed to arm their warheads and could not maintain depth. Suggestively, AEG implemented numerous upgrades to the torpedo after the Falklands conflict.
The San Luis was no super-submarine, nor did it have a super-crew. Yet, benefiting from a competent commander using ordinary tactics, it still managed to run circles around a dozen antisubmarine frigates from one of the most capable navies in the world, and might easily have sunk several warships had its torpedoes functioned as intended.
The Royal Navy, for its part, expended hundreds of expensive antisubmarine munitions and dispatched 2,253 helicopter sorties chasing false contacts—without detecting the San Luis on either occasion it closed within firing range.
Real submarine warfare has been, thankfully, extremely rare since World War II. The Falkland experience suggests that cheap diesel submarines could be very difficult to counter even when facing well-trained and well-equipped adversaries.
Sébastien Roblin holds a Master’s Degree in Conflict Resolution from Georgetown University and served as a university instructor for the Peace Corps in China. He has also worked in education, editing, and refugee resettlement in France and the United States. He currently writes on security and military history for War Is Boring.
Image: South African Type 209 naval submarine SAS Charlotte Maxeke. Wikimedia Commons/LA(Phot) Caroline Davies/MOD
http://nationalinterest.org/blog/how-the-falklands-war-thanks-stealthy-submarine-could-have-18495?page=2

Xung đột với Liên Xô, TQ suýt "ăn đủ" hạt nhân vì định gây hấn bằng kế hoạch Trừng phạt

Moscow từng dự định đáp trả sự chủ động gây hấn của Bắc Kinh bằng chiến tranh hạt nhân sau chuỗi xung đột biên giới Trung Quốc - Liên Xô năm 1969, theo các tư liệu của Trung Quốc.



Kế hoạch "Trừng phạt" nhằm vào Liên Xô
Theo truyền thông Trung Quốc, từ tháng 1/1967 đến tháng 2/1969, binh lính Liên Xô và Trung Quốc đã đụng độ 16 lần ở đảo Damansky/ đảo Trân Bảo. Phía Trung Quốc thương vong không nhỏ.
Nhưng đỉnh điểm căng thẳng phải kể đến cuộc xung đột giữa quân lính hai bên vào ngày 2/3/1969.
Ông William Burr - Chuyên viên phân tích cấp cao của Tổ chức Lưu trữ An ninh Quốc gia Mỹ trích dẫn tài liệu của Cục Nghiên cứu Tình báo thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết:
"Ngày 2/3/1969, xung đột biên giới Trung Quốc - Liên Xô leo thang khốc liệt khi các quân sĩ Trung Quốc đã nã súng vào lực lượng tuần tra Liên Xô trên đảo Damansky/Trân Bảo, khoảng 50 binh sĩ Liên Xô đã bị giết chết".
Đặc biệt, tờ Sohu (Trung Quốc) dẫn lời kể của Tư lệnh quân khu Thẩm Dương Trần Tích Liên khẳng định, chính binh lính Trung Quốc nổ súng tấn công trước.
Xung đột với Liên Xô, TQ suýt ăn đủ hạt nhân vì định gây hấn bằng kế hoạch Trừng phạt - Ảnh 1.
Binh lính Trung Quốc - Liên Xô trong một cuộc đối đầu trên đảo Damansky/đảo Trân Bảo. (Ảnh: Getty)
Đồng thời Trần cũng khẳng định, Bắc Kinh đã có sự chuẩn bị từ trước khi chính Mao Trạch Đông phê chuẩn kế hoạch tác chiến mang tên "Trừng phạt" và lệnh cho viên tướng này tổ chức tấn công lên đảo.
Tờ báo Trung Quốc lý giải, Bắc Kinh chọn tấn công vào tháng 3, bởi tháng 4 sẽ diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc Trung Quốc lần thứ 9. Đảng Cộng sản Trung Quốc thường công bố các phương châm sách lược lớn tại đại hội này.
Với Mao Trạch Đông, "hướng nòng súng ra ngoài" không những sẽ xoa dịu tình hình hỗn loạn trong nước do hậu quả của cuộc đại Cách mạng văn hóa đang diễn ra, đồng thời thu hút sự chú ý của thế giới.
Trần Tích Liên kể lại, ngày 2/3, quân lính Trung Quốc mặc áo khoác trắng ngụy trang trong tuyết khiến nhóm tuần tra của Liên Xô không phát hiện ra. Nhân đó, tốp lính Trung Quốc đã ồ ạt tấn công, dùng dao găm hạ sát các chiến sĩ Liên Xô từ phía sau.
Đặc biệt, Sohu cũng dần nguồn truyền thông Nga nói rằng, sau khi nhận được báo cáo về sự xuất hiện của binh lính Trung Quốc trên đảo, Thượng úy Ivan Strelnikov đã lập tức tập hợp binh lính, lên xe bọc thép tiến về hiện trường và yêu cầu các quân nhân Trung Quốc rời khỏi đảo.
Tuy nhiên, một lính Trung Quốc đã hét lên, giương súng bắn chỉ thiên. Tốp lính sau đó tiến tới, nã súng trường bắn chết Thượng úy Strelnikov.
Sau đó, do sự đáp trả mạnh mẽ từ phía Liên Xô, tốp lính Trung Quốc buộc phải rút về bên kia biên giới.
Đến ngày 15 và 17/3/1969, Trung Quốc và Liên Xô tiếp tục nổ ra thêm hai cuộc xung đột vũ trang quy mô tương đối lớn nhưng do Trung Quốc đều có chuẩn bị từ trước nên thương vong vẫn thuộc về phía Liên Xô.
Moscow phản ứng, Xô-Trung bên bờ chiến tranh?
Căng thẳng leo thang khiến lãnh đạo Liên Xô vô cùng tức giận. Thậm chí, một bộ phận tướng lĩnh cấp cao đã đưa ra chủ trương sử dụng tên lửa tầm trung mang đầu đạn hạt nhân của quân khu Viễn Đông lên đảo Damansky, tấn công vào các mục tiêu quân sự, chính trị quan trọng của Trung Quốc nhằm loại bỏ mối đe dọa đến từ Bắc Kinh.
Ngày 20/8/1969, Đại sứ Liên Xô tại Mỹ Anatoly Dobrynin được lệnh tới gặp Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger để thông báo ý định tấn công Trung Quốc bằng hạt nhân của Moscow và đề nghị nhận được ý kiến từ Washington.
Xung đột với Liên Xô, TQ suýt ăn đủ hạt nhân vì định gây hấn bằng kế hoạch Trừng phạt - Ảnh 2.
Quân lính Trung Quốc tuần tra trên đảo Damansky/ đảo Trân Bảo. (Ảnh: Sohu)
Một số chuyên gia nhận định, động thái này cho thấy Liên Xô mong Mỹ có thể ủng hộ hoặc ít nhất đứng ở vị trí trung lập nếu cuộc chiến nổ ra, bởi khi đó quan hệ Trung - Mỹ cũng đang rất căng thẳng.
Sau đó, Kissinger đã đem thông tin này trình lên Tổng thống đương nhiệm Richard Nixon.
Tuy nhiên, Nixon cho rằng, Liên Xô mới là mối đe dọa lớn nhất của Mỹ. Việc Liên Xô tấn công Trung Quốc bằng hạt nhân sẽ khiến Bắc Kinh ra tay đáp trả toàn diện. Đến khi đó, ô nhiễm hạt nhân từ cuộc chiến này sẽ ảnh hưởng tới 250.000 lính Mỹ đang đóng quân tại các căn cứ ở châu Á.
Đặc biệt hơn, khi "hộp Pandora" hạt nhân của Liên Xô được mở ra, trật tự thế giới sẽ thay đổi và vị trí lãnh đạo thế giới của Washington sẽ lung lay.
Thông qua các cuộc thảo luận, phía Mỹ đưa ra hai nhận định: Thứ nhất, chỉ cần Mỹ phản đối, Liên Xô sẽ không dám manh động sử dụng vũ khí hạt nhân. Thứ hai, cần tương kế tựu kế thông báo sớm cho Bắc Kinh về ý định tấn công hạt nhân mà không làm mất lòng Moscow và cũng không khiến Bắc Kinh nghi ngờ bởi khi đó quan hệ Trung - Mỹ vẫn đang căng thẳng.
Cuối cùng, Nixon đã bí mật lệnh cho một tờ báo ít danh tiếng ở Mỹ đăng tải thông tin trên.
Theo đó, ngày 28/8, tờ The Washington Star bất ngờ đưa tin, "theo nguồn tin đáng tin cậy, Liên Xô muốn sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung mang theo đầu đạn hạt nhân tấn công vào các cơ cơ quân sự trong yếu của Trung Quốc..."
Thông tin này đã lập tức dậy sóng thế giới. Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô lúc bấy giờ là Leonid IIyich Brezhnev đã vô cùng tức giận.
Về phía Trung Quốc, sau khi nghe Thủ tướng Chu Ân Lai báo cáo, Mao Trạch Đông đã nói: "Không phải là muốn chiến tranh hạt nhân sao! Bom nguyên tử rất lợi hại nhưng kẻ hèn này không sợ".
Sau đó, Mao đưa ra phương án "đào hầm công sự, tích trữ lương thực". Trung Quốc nhanh chóng bước vào "trạng thái sẵn sàng chiến đấu...".
Xung đột với Liên Xô, TQ suýt ăn đủ hạt nhân vì định gây hấn bằng kế hoạch Trừng phạt - Ảnh 3.
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A. N. Kosygin (trái) trong cuộc nói chuyện với Thủ tướng Chu Ân Lai tại sân bay Bắc Kinh ngày 11/9/1969. (Ảnh: Getty)
Tháo gỡ ngòi nổ
Ngày 11/9/1969, được sự đồng ý của Mao Trạch Đông, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã có cuộc hội đàm quan trọng kéo dài 3 tiếng đồng hồ với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A. N. Kosygin ngay tại sân bay Bắc Kinh.
Giới chuyên gia chính trị bấy giờ nhận định, cuộc hội đàm cho thấy, quan hệ Trung Quốc - Liên Xô có thể sẽ được xoa dịu. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại cáo buộc Liên Xô tiếp tục có động thái mạnh nhằm gia tăng áp lực lên Trung Quốc sau khi ông Kosygin về nước.
Ngày 16/9, tờ Sunday Post (Scotland) đăng tải bài viết của Victor Louis, một ký giả Xô-viết làm việc cho báo chí phương Tây tại Moscow và có nhiều quan hệ với giới chức cấp cao của Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB), cho biết, "Liên Xô có thể sẽ tiến hành tấn công trên không, nhằm vào căn cứ Lop Nor, Tân Cương, Trung Quốc".
Phía Washington nhận thấy, dụng ý bài viết của Louis chủ yếu nhằm thăm dò phản ứng của Mỹ cũng như cảnh cáo Trung Quốc.
Xét từ lợi ích chiến lược toàn cầu và hậu quả nghiêm trọng của cuộc chiến tranh hạt nhân đối với Mỹ, Tổng thống Nixon đã nhanh chóng mở một hội nghị quốc phòng.
"Chúng ta cần ngăn chặn cuộc chiến sắp nổ ra giữa Trung Quốc và Liên Xô nhưng nếu họ cố ý muốn thực hiện thì đó là việc của họ", Nixon nhấn mạnh.
Washington sau đó đã thực hiện ba bước kế hoạch: Nhanh chóng tái tổ chức các cuộc hội đàm nhằm khôi phục quan hệ hai nước Trung - Mỹ. Thông qua Tổng Bí thư đảng Cộng sản Romania Nicolae Ceausescu - người có quan hệ mật thiết với Trung Quốc để truyền đạt thiện chí mong muốn làm lành với Bắc Kinh.
Xung đột với Liên Xô, TQ suýt ăn đủ hạt nhân vì định gây hấn bằng kế hoạch Trừng phạt - Ảnh 4.
Người dân Trung Quốc đào hào công sự. Ảnh: Internet.
Phía Mỹ dùng mật mã của Moscow đã được giải mã, hạ lệnh chuẩn bị tiến hành chiến tranh hạt nhân nhằm vào 134 mục tiêu trọng yếu của Liên Xô như các thành phố lớn, căn cứ quân sự quan trọng v.v...
Khoảng 19h ngày 15/10/1969, ông Kosygin báo với lãnh đạo Brezhnev hai tin khẩn.
Thứ nhất, căn cứ tên lửa của Trung Quốc đã được lệnh bước vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Thứ hai, phía Mỹ đã thể hiện rõ ràng rằng, lợi ích của Trung Quốc liên quan đến Washington và hoạch định cụ thể kế hoạch tấn công hạt nhân vào Moscow.
Theo tư liệu do Sohu đăng tải, khi đó Brezhnev không tin nên đã gọi điện cho Anatoly Dobrynin - Đại sứ Liên Xô ở Mỹ nhằm xác nhận thông tin.
"Chính xác... Tổng thống Nixon cho rằng lợi ích của Trung Quốc có quan hệ mật thiết với lợi ích của Mỹ... Nếu Trung Quốc bị tấn công hạt nhân, họ cho rằng đó là sự khởi đầu của đại chiến thế giới thứ III... Tổng thống đã ký mật lệnh sẵn sàng tấn công lại vào hơn 130 thành phố, căn cứ quân sự của chúng ta...", Dobrymin xác nhận.
Nghe xong, Brezhnev giận dữ hét lên: "Người Mỹ đã bán đứng chúng ta!".
Đợi Brezhnev bĩnh tĩnh lại, Kosygin đã khuyên giải: "Có thể kế hoạch trả đũa hạt nhân của Mỹ chỉ để đe dọa [chúng ta] nhưng quyết tâm đáp trả hạt nhân của Trung Quốc là rõ ràng. Dù đầu đạn hạt nhân của họ không nhiều nhưng chúng ta cũng không thể chặn đứng sức mạnh phản công của họ ngay khi cuộc chiến xảy ra.
Hơn nữa, họ đã tiến hành thử nghiệm tên lửa mang đầu đạn hạt nhân với độ chính xác cao từ bốn năm trước. Hiện nay, họ cũng đã có sự chuẩn bị. Họ đã động viên nhân dân toàn quốc đào hầm công sự. Chúng ta cần đàm phán với họ".
Phía Trung Quốc nói rằng, trước bối cảnh Bắc Kinh tích cực chuẩn bị tác chiến và sự phản đối gay gắt từ phía chính quyền Nixon, Liên Xô đã từ bỏ ý định tấn công hạt nhân vào Trung Quốc.
Ngày 20/10/1969, một cuộc đàm phán biên giới Xô-Trung diễn ra tại Bắc Kinh. Những căng thẳng gây ra bởi sự kiện đảo Damansky/Trân Bảo mới dần lắng xuống.
http://soha.vn/xung-dot-voi-lien-xo-tq-suyt-an-du-hat-nhan-vi-dinh-gay-han-bang-ke-hoach-trung-phat-20161120164843236.htm

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Tổng quan tàu tên lửa Trung Quốc

Tổng quan về các lớp tàu chiến nổi chủ lực trang bị tên lửa có điều khiển của hải quân Trung Quốc như: tàu khu trục, frigate, tàu (xuồng) tên lửa.
Các tàu khu trục tên lửa lớp Sovremenny của Trung Quốc tại cuộc tập trận hải quân “Hợp tác trên biển  2012”


Trong phần giới thiệu của cuốn sách “Con rồng đỏ: hải quân Trung Quốc hiện đại” của mình, tác giả Yu.V. Vedernikov lưu ý đến tình tiết mà theo ông là oái oăm là một cường quốc lục địa như Trung Quốc trong sự phát triển của mình lại đặt trọng tâm chính vào việc kiến lập thành tố sức mạnh biển. Trên thực tế, ở đây chẳng có gì là mâu thuẫn nếu chú ý tới các yếu tố có tính địa lý và kinh tế, điều đã được nhà sáng lập hãng phân tích tình báo Mỹ Stratfor, ông John Fridman chỉ ra một cách xác đáng: “Trung Quốc - về bản chất, đó là một hòn đảo. Dĩ nhiên là nó không bị nước bao bọc, mà thay vào đó bao quanh nó là các vùng địa hình không thể đi lại và các vùng đất hoang vắng cô lập nó một cách chắc chắn khỏi thế giới còn lại” [1]. Phần lớn dân số Trung Quốc sinh sống ở 1/3 lãnh thổ Trung Quốc ở ven biển, tại đây cũng tập trung toàn bộ nền công nghiệp vốn phụ thuộc nặng nề vào các luồng giao thông hàng hải liên quan đến cung cấp nguyên liệu cho Trung Quốc và xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc ra thị trường quốc tế.

Báo cáo hàng năm của Lầu Năm góc nhấn mạnh rằng, vào năm 2012, 84 % lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển qua Biển Đông và eo biển Malacca [2]. Ngoài ra, trên toàn bộ vùng biển tiếp giáp khu vực bờ biển Trung Quốc, từ Nhật Bản đến Việt Nam, Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết với các nước trong khu vực này, trong đó có những khu vực được cho là có các mỏ dầu và khí đốt.

Trong bối cảnh đó, mong muốn xây dựng lực lượng hải quân hiện đại mà trong quá khứ gặp phải những hạn chế về kinh tế xem ra có vẻ tự nhiên. Xét đến phổ nhiệm vụ rộng đặt ra trước hải quân, Trung Quốc đang xây dựng lực lượng hải quân truyền thống mà một trong những thành phần quan trọng nhất của nó là sự hiện diện đông đảo của các lớp tàu hộ tống vạn năng là tàu khu trục và frigate.

Sự chú ý đến các lớp tàu này, cũng nhưa tầm quan trọng của chúng  trong tiềm lực chung của hải quân Trung Quốc sẽ khó mà giảm đi vì nhiều lý do. Chỉ xin dẫn ra vài lập luận bảo vệ giả định đó. Tàu khu trục và frigate là các bệ mang đủ lớn và tiện lợi để bố trí các hệ thống vũ khí, cho phép giải quyết mấy nhiệm vụ chính cùng một lúc là tác chiến chống ngầm, tác chiến chống hạm, phòng không. Đồng thời, cùng với sự gia tăng uy lực của vũ khí có điều khiển trên hạm, chúng có thể được sử dụng ngày một nhiều hơn cho mục tiêu cô lập các khu trục tác chiến và phá hoại các tuyến giao thông của đối phương - những nhiệm vụ đã được phản ánh rộng rãi trong thuật ngữ A2/AD (Anti-access/area denial - chống tiếp cận/phong tỏa khu vực) của Mỹ, và cũng là điều khiến Mỹ và các đồng minh lo ngại trước hết.

Các lớp tàu này có tính độc lập khá cao và có khả năng đi biển tốt, cự ly hành trình lớn, có lượng giãn nước và kích thước cho phép lắp đặt nhiều loại vũ khí dành cho các hoạt động đơn lẻ và hoạt động trong đội hình binh đoàn, trong khi có giá chấp nhận được. 

Trung Quốc đang xây dựng hạm đội tàu sân bay, điều tất yếu đòi hỏi hải quân Trung Quốc phải có các binh đoàn tàu bảo vệ và hộ tống. Sự có mặt trong hải quân Trung Quốc vào giữa thập kỷ này của chỉ một tàu sân bay mà về bản chất là tàu thử nghiệm và những khó khăn trong việc hình thành lực lượng không quân trên hạm không hề có nghĩa là Trung Quốc sẽ từ bỏ nhiệm vụ đầy tham vọng này. Sự gia tăng năng lực chiến đấu của tàu ngầm hiện đại mà người ta thậm chí còn sử dụng thuật ngữ “cách mạng” tự động đặt ra nhiệm vụ tăng cường các phương tiện chống ngầm, không chỉ về chất mà cả về số lượng.

Biên chế và sự phát triển
Trong báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ công bố ngày 24/4/2014, tổng biên chế của hải quân Trung Quốc ước có khoảng 77 tàu chiến mặt nước, hơn 60 tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ cỡ vừa và lớn, khoảng 85 tàu (xuồng) tên lửa [3].

Cũng theo báo cáo này, số liệu chi tiết về số lượng tàu chiến có thể liệt vào nhóm tàu hộ tống là: tàu khu trục - 24 chiếc, frigate - 49 chiếc, corvette (tàu hộ vệ) - 8 chiếc [4]. Sự không khớp nào đó có thể là do những khó khăn đối với các chuyên gia về Trung Quốc trong việc xác định biên chế và tính năng các tàu để đánh giá, điều đó được nêu riêng trong văn bản báo cáo của Cục Tình báo Hải quân Mỹ (Office of Navy Intelligence) về các xu hướng hoàn thiện hải quân Trung Quốc được đệ trình trước Ủy ban Đánh giá Kinh tế và an ninh Mỹ-Trung (US-China Economic and Security Review Commission) của Mỹ vào cuối tháng 1/2014 [5].

Đáng chú ý là trong số lượng kể trên có 14 tàu khu trục, 40 frigate và 6 corvette, cũng như 67 tàu tên lửa, tức là một phần rất lớn trong toàn bộ lực lượng các lớp tàu này của hải quân Trung Quốc thuộc biên chế các hạm đội Đông Hải và Nam hải, nghĩa là ở các khu vực có các tuyến giao thông then chốt (eo biển Malacca), đảo Đài Loan và tranh chấp lãnh thổ.

Thắng lợi trong cuộc chiến tranh hiện đại trên biển - và không chỉ có thế - không thể đạt được bằng cách sử dụng các hệ thống vũ khí lạc hậu mà được xác định bởi sự hiện diện của các hệ thống vũ khí tên lửa có điều khiển hiện đại trên các hạm tàu trong khi có các điều kiện tương đương khác. Chính vì nguyên nhân đó, tổng quan về các tàu nổi của hải quân Trung Quốc nên được thực hiện đối với bộ phận các tàu chiến được trang bị vũ khí tên lửa có điều khiển.

Một luận cứ bổ sung khác hậu thuẫn cách tiếp cận đó là việc thay đổi cơ cấu biên chế tàu. Vào năm 2014, trong biên chế của hải quân Trung Quốc có 16 tàu khu trục tên lửa, 54 frigate tên lửa và 8 corvette tên lửa (frigate hạng nhẹ ) [6]. Trong hai thập niên qua, Trung Quốc đã có những nỗ lực lớn nhằm thay thế các tàu lạc hậu. Từ đầu thập niên 1990, Trung Quốc đã mua từ Nga 4 tàu khu trục lớp Sovremenny chia thành 2 lô và đưa vào hoạt động 10 loại tàu khu trục và frigate nội địa mới mà một số loại trong số đó là các biến thể của cùng một loại tàu. Các tàu khu trục lớp Sovremenny được đặt mua vào năm 1996, 2 tàu đầu tiên được đưa vào biên chế vào năm 1999 và 2001, 2 tàu tiếp theo có thiết kế cải tiến được đặt mua vào năm 2002 và đưa vào biên chế vào năm 2005 và 2006. Trung Quốc phải mua các siêu khu trục Nga rõ ràng là vì hồi đó họ không thể giải quyết được nhiệm vụ trang bị cho hạm đội các tàu chiến nội địa hiện đại, uy lực mạnh.

Như vậy, theo đánh giá của Cục Tình báo Hải quân Mỹ , nếu chưa đầy 10 năm trước, hạm đội tàu nổi của Trung Quốc chỉ là tập hợp hổ lốn kỳ lạ của các tàu cổ lỗ, hiện đại và hiện đại hóa mua ở nước ngoài và nội địa với đủ loại vũ khí có tính năng và độ tin cậy rát khác nhau, thì vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, chính sách trang bị cho hải quân Trung Quốc đã chuyển hẳn về hướng mua tàu chiến tự đóng, được trang chủ yếu các hệ thống vũ khí và thiết bị Trung Quốc, nhưng có sử dụng các hệ thống và bộ phận riêng lẻ nhập khẩu hay sản xuất theo giấy phép [7].

Quá trình phát triển biên chế các lớp tàu mặt nước chủ lực của hải quân Trung Quốc được giới thiệu trong bảng 1 (tàu khu trục) và bảng 2 (frigate) lập trên cơ sở tài liệu của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS (Center for Strategic and International Studies) tháng 11/2014. Các số liệu ở cột năm 2014 dẫn số liệu tính đến đầu năm 2014 (trong năm 2013). Các corvette (frigate hạng nhẹ) lớp Type 056 (Jiangdao) không được nêu trong các bảng này vì lớp tàu này là mới, theo các nguồn tin khác nhau, 8-9 tàu đầu tiên của lớp này đã được biên chế cho hải quân Trung Quốc vào năm 2013, còn đến tháng 11/2014, con số đã tăng lên tới 18. Tổng số tàu lớp Type 056 dự kiến sẽ là không dưới 30 chiếc. Dự đoán, các corvette này sẽ thay thế các frigate lạc hậu lớp Giang Hồ (Jianghu) và các tàu tên lửa lớp Houxin [8].

Bảng 1: Số lượng tàu khu trục của hải quân Trung Quốc giai đoạn 1990-2014
Lớp tàu Năm 1990Năm 2000 Năm 2010Năm 2014 
Hàng Châu (Sovremenny)-144
Lữ Đại III (Type 051GII) -11-
Lữ Đại II (Type 051G)121-
Lữ Hải (Type 051B)-111
Lữ Hồ (Type 052)-222
Lư Dương (Type 052B)--22
Lư Dương II (Type 052C)--24
Lư Dương III (Type 052D)---1
Lô Châu (Type 051C)--22
Anshan (Gordy của Liên Xô) 2---
Tổng cộng 19202816*

Theo Chinese Strategy and Military Power in 2014 / Anthony H. Cordesman // CSIS, tháng 11.2014, tr. 234. (Tài liệu gốc nêu con số 15 tàu, không khớp với số lượng tính theo các lớp).

Bảng 2: Số lượng tàu frigate của hải quân Trung Quốc giai đoạn 1990-2014
Lớp tàu Năm 1990Năm 2000 Năm 2010Năm 2014 
Giang Hồ I (Type 053H) 1326112
Giang Hồ II (Type 053H1)9196
Giang Hồ III (Type 053H2)2331
Giang Hồ IV (Type 053H1Q)2-11
Giang Hồ V (Type 053H1G)--66
Giang Vệ I (Type 053H2G)-444
Giang Vệ II (Type 053)-61010
Giang Đông
2---
Thành Đô 4---
Giang Khải I (Type 054)-
Giang Khải II (Type 054A)-15 
Lữ Đại II (Type 051)-
Lữ Đại III (Type 051DT/G)
Tổng cộng 304205254

Theo Chinese Strategy and Military Power in 2014 / Anthony H. Cordesman // CSIS, tháng 11.2014, tr. 234.  

Như vậy, Trung Quốc đang cương quyết hiện đại hóa các tàu chiến mặt nước cỡ lớn trong khi rút khỏi biên chế hạm đội các lớp tàu lạc hậu và triển khai đóng các lớp tàu mời. Ở giai đoạn hiện nay, việc rút khỏi biên chế hàng chục tàu chiến cũ dẫn tới sự sút giảm trông thấy (tàu khu trục) hay duy trì ở mức độ nào đó các tàu của hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, đây là sự thống kê tương đối vì trong thời gian tới việc đưa vào biên chế các tàu khu trục và frigate hiện đại mới sẽ bù đắp sự sút giảm số lượng, còn về mặt chất lượng thì những thay đổi đã diễn ra.

Tiếp theo trình bày tổng quan tính năng chiến-kỹ thuật của từng lớp tàu được xem xét.

 Các lớp tàu khu trục tên lửa chủ lực của hải quân Trung Quốc.


Type 051


Cho đến khá gần đây, các tàu khu trục tên lửa trong biên chế hải quân Trung Quốc là các tàu lớp Lữ Đại/Type 051 (Luda) được chế tạo trên cơ sở tàu lớp Projekt 56 của Liên Xô. Tổng cộng đã đóng 17 tàu trong thập niên 1970-1990 theo mấy loạt (Lữ Đại - Type 051, Type 051DT, Lữ Đại II - Type 051G, Lữ Đại III - Type 051GII) khác nhau ở phần trang bị vũ khí. Đến năm 2014, chúng đã bị loại khỏi biên chế hải quân Trung Quốc.

Tất cả các tàu khu trục lớp Type 051 có lượng giãn nước 3.700 tấn và được trang bị 2 bệ phóng (mỗi bệ lắp 3 ống phóng tên lửa chống hạm tầm trung HY-2 (С-201) - sao chép tên lửa P-15 của Liên Xô) và 1 bệ phóng mang 8 ống phóng tên lửa phòng không HQ-7. Một số tàu được trang bị 2 bệ phóng (mỗi bệ lắp 4 ống phóng), còn loạt tàu cuối lắp các bệ phóng tên lửa chống hạm С-801.

Vũ khí pháo binh trên tàu gồm 1 hoặc 2 ụ pháo 2 nòng 130 mm, 4 ụ pháo 2 nòng 37 mm hay 57 mm, 2 cụm x 2 ống phóng lôi 324 mm, 2 bệ phóng bom chống ngầm 12 nòng. Type 051 được trang bị hệ thống thông tin-chỉ huy ZKJ-4B/6, 2 radar dẫn đường Racal RM-1290, radar phát hiện mục tiêu mặt nước/trên không Type 381 và Type 360 (Thomson-CSF Sea Tiger) hoặc Square Tie, radar phát hiện mục tiêu trên không Type 517 hay Hughes, hệ thống điều khiển hỏa lực Wasp Head (Wok Won) hoặc Sun Visor В Type 343 hay Rice Lamp, radar dẫn đường Decca 1290 của công ty Racal, các trạm thủy âm chủ động Pegas 2М và Tamir 2 hay trạm thủy âm thả chìm độ sâu thay đổi DUBV 23. Trên các tàu này bố trí 2 trực thăng chống ngầm Z-9.

Việc điều khiển hỏa lực tên lửa phòng không được thực hiện nhờ hệ thống điều khiển hỏa lực Type 345 (Castor II do công ty Pháp Thomson-CSF phát triển), còn điều khiển bắn các ụ pháo 30 mm được thực hiện nhờ hệ thống điều khiển hỏa lực Type 347G.

Như vậy, ban đầu, hạm đội Trung Quốc được trang bị các tàu không phải được chế tạo chuyên để mang vũ khí có điều khiển mà là các mẫu tàu pháo-ngư lôi được cải tạo và hiện đại hóa.

Từ giữa thập niên 1990, Trung Quốc đã có những nỗ lực thay đổi cơ cấu chất lượng đội tàu khu trục bằng cách đóng các lớp tàu Type 051B và 052.

Type 052

Năm 1994-1996, hải quân Trung Quốc đưa vào biên chế 2 tàu khu trục lớp Type 052 Lữ Hồ (Luhu) có lượng giãn nước đầy đủ 5.700 tấn. Đây là những khu trục tương đối hiện đại đầu tiên của hải quân Trung Quốc. Vũ khí gồm 2 hệ thống tên lửa chống hạm (x2 ống phóng) YJ-82 (C-802); có lẽ các thông tin này liên quan đến việc hiện đại hóa vào năm 2004, khi mà số lượng bệ phóng đã được tăng lên đến 16 (4 cụm x 4 ống phóng) và hệ thống tên lửa phòng không HQ-7 (Crotale) - 1 bệ phóng với 8 ống phóng.

Ở đuôi tàu bố trí một hăng-ga và sân cất/hạ cánh cho 2 trực thăng Z-9A (biến thể Trung Quốc sản xuất theo giấy phép của trực thăng Pháp Dauphin-II) với hệ thống bảo đảm cất/hạ cánh Safecopter. Trực thăng có thể mang 2 ngư lôi chống ngầm А244 của Italia hay Мk.46 Mod.2 của Mỹ, trạm thủy âm thả chìm của Pháp Type HG-12 và một từ kế. Để tiêu diệt mục tiêu mặt nước, trực thăng có thể mang các tên lửa chống hạm.

Ngoài ra, các tàu khu trục còn đượclắp 1 ụ pháo 2 nòng 100 mm và 4 ụ pháo phòng không 2 nòng 37 mm, 2 thiết bị phóng lôi 324 мм (ngư lôi Yu-2) và 2 hệ thống phóng bom chống ngầm 12 nòng. Các tàu sử dụng động cơ turbine khí: trên tàu đầu tiên là động cơ Mỹ GE LM2500 công suất 55.000 mã lực mua qua Thái Lan để né cấm vận, trên tàu thứ hai dùng động cơ Ukraine GT25000 công suất 48.600 mã lực.

Trong hệ thống động lực chính của tàu, thành phần động cơ diesel trên cả 2 tàu là các động cơ diesel Đức MTU 12V 1163TB83 do Trung Quốc sản xuất theo giấy phép, có tổng công suất 8.840 mã lực. Sự kết hợp động cơ turbine khí Ukraine với động cơ diesel sản xuất theo giấy phép của Đức cũng được áp dụng trên các tàu khu trục sau đó của Trung Quốc.

Các tàu khu trục lớp Type 052 được trang bị radar phát hiện Type 360 (DRBV-15 SEA TIGER) của Pháp, cho phép phát hiện mục tiêu bay ở cự ly đến 110 km, mục tiêu mặt nước ở cự ly đến 38 km, và hệ thống thông tin-chỉ huy ZKJ-4B/6 (Thomson-CSF TAVITAC của Pháp), hệ thống điều khiển hỏa lực Thomson-CSF Crotale và hệ thống điều khiển hỏa lực tên lửa/pháo VEGA, trạm thủy âm kéo DUBV-43.

Lô Châu (Luzhou), về mặt cấu tạo chính là thân tàu giống với Type 051B Lữ Hải (Luhai), lượng giãn nước tăng lên đến 7.100 tấn, nhưng được trang bị 6 bệ phóng (mỗi bệ chứa 8 tên lửa) của hệ thống tên lửa phòng không S-300F (Rif-М) của Nga và 2 hệ thống pháo phòng không Type 730 được thiết kế theo ý tưởng hệ thống Vulcan-Phalanx với các hệ thống ngắm được làm liền khối với ụ pháo, vốn đã trở thành xu thế toàn thế giới đối với các hệ thống này. Đối với hạm đội Trung Quốc, tập hợp vũ khí đó lúc đó có thể coi là bước tiến lớn về mặt tăng cường mạnh mẽ tiềm lực tác chiến phòng không của tàu, cũng như về mặt phát triển công nghệ đóng tàu quân sự của Trung Quốc.

Do những thay đổi kết cấu ở phần giữa tàu, số lượng bệ phóng tên lửa chống hạm đã giảm xuống còn 8 (2 cụm x 4 ống phóng). Tuy nhiên, khẳng định của Yu.V. Vedernikov về việc tàu không được trang bị trực thăng [11] có lẽ không hoàn toàn đúng khi phân tích các bức ảnh của tàu khu trục này. Việc bố trí 4 bệ phóng tên lửa phòng không thẳng đứng ở phần thân tàu thường dành cho hăng-ga trực thăng sẽ khó cho phép giữ chỗ cho trực thăng ở bên trong thân tàu. Nhưng việc có bãi đáp trực thăng lại cho thấy có thể triển khai trực thăng trên tàu.

Type 051В và Type 051С
Tàu khu trục Lữ Hải [Luhai] số hiệu 167, lớp Type 051B (Jeffhead.com)

Năm 1999, tàu khu trục lớp Type 051B Lữ Hải (Luhai) có lượng giãn nước 6.000 tấn và trang bị 16 bệ phóng (4 cụm x 4 ống phóng) tên lửa chống hạm С-802 và 1 bệ phóng x 8 ống phóng tên lửa phòng không ЗРК HQ-7 (Crotale). Biến thể này của lớp không được phasttrieenr tiếp, nhưng nhà nghiên cứu Yu.A. Vedernikov cho rằng [ix], trên tàu đã dự định sử dụng các bệ phóng thẳng đứng, nhưng do các hệ thống mới chưa sẵn sàng nên Trung Quốc chỉ đóng 1 tàu khu trục kiểu này.

Khẳng định giả thiết này có thể là sự xuất hiện trong biên chế hạm đội Trung Quốc vào năm 2006-2007 của 2 tàu khu trục lớp Type 051C Luzou vốn về cấu tạo chính là các thân tàu tương tự lớp Type 051B Lữ Hải (Luhai), với lượng giãn nước tăng lên đến 7.100 tấn, nhưng được trang bị đến 6 bệ phóng x 8 tên lửa/bệ của hệ thống tên lửa phòng không Nga S-300F (Rif-M) và 2 hệ thống pháo phòng không Type 730 được thiết kế tương tự hệ thống Vulcan-Phalanx với các hệ thống ngắm được bố trí liền một khối với ụ pháo, điều đã trở thành xu thế toàn cầu đối với các hệ thống như vậy.

Đối với hạm đội Trung Quốc, thì tập hợp vũ khí đó thời ấy có thể coi là bước tiến lớn về mặt tăng mạnh khả năng phòng không của tàu, cũng như về mặt phát triển công nghệ đóng tàu Trung Quốc.

Do các thay đổi kết cấu ở phần giữa tàu, số lượng bệ phóng tên lửa chống hạm đã giảm xuống còn 8 (2 cụm x 4 ống phóng). Tuy nhiên, khẳng định của Yu.V. Vedernikov về việc tàu không có trực thăng [x] có lẽ không đúng hẳn khi phân tích các bức ảnh tàu này. Việc bố trí 4 bệ phóng tên lửa phòng không thẳng đứng ở phần thân tàu thường dành cho hăng-ga trực thăng khó có thể cho phép dành chỗ cho trực thăng ở bên trong tàu. Nhưng sự hiện diện của bãi đáp lại cho thấy trực thăng có thể bố trí trên tàu.
Tàu khu trục Thạch Gia Trang [Shijiazhuang] số hiệu 116, lớp Type 051С (china-defense-mashup.com)

Các bệ phóng của hệ thống tên lửa phòng không S-300F (Rif-М) được bố trí ở phần mũi (2 module) và phần đuôi (4 module). Mỗi module chứa 8 tên lửa, tổng cơ số đạn là 48 tên lửa 48N6. Tầm bắn là 5-150 km, radar của hệ thống bám được đến 12 mục tiêu, bắn đồng thời 6 mục tiêu [12].

Cần lưu ý là radar điều khiển được làm như một trạm có khả năng hoạt động ở một sector nhất định [13], khối thiết bị của nó được bố trí trên phần thượng tầng ở phần đuôi tàu. Do đó, khả năng phát huy đầy đủ tiềm năng của tên lửa phòng không trong bệ phóng thẳng đứng ở sơ đồ dẫn như thế xem ra là đáng ngờ.

Ngoài tên lửa chống hạm và tên lửa phòng không, Type 051B còn được trang bị 1 ụ pháo 2 nòng 100 mm, 4 ụ pháo phòng không 2 nòng 37 mm, 2 ống phóng lôi 324 mm (ngư lôi Yu-2), 2 trực thăng Kа-28 hay Harbin Z-9C. Tàu được trang bị radar phát hiện mục tiêu bay Rice Shield, radar phát hiện mục tiêu mặt nước và trên không Type 360S, radar điều khiển hỏa lực pháo Type 344.

Ngoài hệ thống tên lửa phòng không S-300F, Type 051С được trang bị 8 bệ phóng tên lửa chống hạm YJ-83 có tầm bắn đến 120 km, lắp động cơ hành trình turbine phản lực, đầu tự dẫn radar chủ động, tốc độ hành trình 0,9 М, phần chiến đấu nặng 165 kg. Có tin, tên lửa có thể sử dụng để tấn công mục tiêu mặt đất. Tàu còn được trang bị 1 ụ pháo một nòng 100 mm có tốc độ bắn 90 phát/phút và dùng để tác chiến chống mục tiêu mặt nước và trên không; 2 hệ thống pháo phòng không 7 nòng Type 730 cỡ 30 mm với tốc độ bắn 4.600-5.800 phát/phút và tầm bắn hiệu quả 3 km. Vũ khí chống ngầm gồm 2 ống phóng lôi 324 mm với các ngư lôi Yu-7 tầm bắn 7,3 km, tốc độ chạy 43 hải lý/h và phần chiến đấu 45 kg. Tàu có 2 hệ thống bắn vật phản xạ lưỡng cực 15 nòng.

Type 051С được trang bị radar ba chiều phát hiện mục tiêu bay Fregat-MAE-5 tầm hoạt động 120 km đối với máy bay và 50 km đối với tên lửa chống hạm, có khả năng bám đồng thời đến 40 mục tiêu; radar phát hiện mục tiêu mặt nước MR36; radar ngoài đường chân trời chỉ thị mục tiêu cho tên lửa chống hạm Mineral-ME; 2 radar nội địa Type 347G điều khiển hỏa lực của hệ thống pháo phòng không Type 730[14].

Type 052В và Type 052С

Vào khoảng thời gian xuất hiện trong hải quân Trung Quốc lớp tàu khu trục Type 051С với các bệ phóng tên lửa phòng không tầm xa thẳng đứng vào giữa những năm 2000 đã đóng 2 lớp tàu mới là Type 052B và Type 052С. Cả hai loại dựa trên một thân tàu và hệ thống động lực giống nhau, Type 052В được đưa vào biên chế vào năm 2004, Type 052С - vào cuối năm 2005.
Tàu khu trục Vũ Hán [Wuhan] số hiệu 169, lớp Type 052B (sinodefenceforum.com)

Type 052B có lượng giãn nước 6.500 tấn, về cơ cấu vũ khí gần với các tàu khu trục lớp Projekt 956E/EM, có trên boong 2 bệ phóng hệ thống tên lửa phòng không Shtil với một ray dẫn hướng (48 tên lửa), 4 bệ phóng x 4 ống phóng tên lửa chống hạm YJ-83[15], một hăng-ga dành cho 1 trực thăng, 2 máy phóng bom Type 75 tầm bắn đến 1,2 km, các vũ khí còn lại tương tự như Type 051С: 1 ụ pháo một nòng 100 mm, 2 hệ thống pháo phòng không 30 mm Type 730, 2 ống phóng lôi.

Trung Quốc chỉ đóng loạt tàu này với số lượng 2 chiếc, trong đó chiếc thứ hai được đưa vào biên chế vào cuối năm 2004. Nguyên nhân rõ ràng là do việc cải tiến sau đó của các tàu khu trục lớp này.

Đáng chú ý là lớp tàu khu trục Type 052С. Đây là tàu hộ tống đầu tiên của Trung Quốc có cấu trúc vũ khí trang bị gần giống với DDG51 trang bị hệ thống Aegis của Mỹ. Khác biệt cơ bản so với các lớp tàu khu trục trước đó là tàu được trang bị một radr đa năng anten mạng pha quét điện tử hoàn toàn, có thiết kế dạng 4 module tĩnh trên phần thượng tầng.
Tàu khu trục Hải Khẩu [Haikou] số hiệu 171, lớp Type 052C (Jeffhead.com)

Tàu có lượng giãn nước 6.600 tấn, trang bị 8 bệ phóng của hệ thống tên lửa phòng không HQ-9, mỗi bệ lắp 6 tên lửa. Phần lớn các bệ phóng (4 bệ) được lắp ở phần mũi tàu, chỉ có 2 bệ lắp ở đuôi, ở giữa phần thượng tầng, vốn được sử dụng làm hăng-ga chứa trực thăng. Như vậy, khác với Type 051С, trên tàu vẫn còn chỗ dành cho một trực thăng.

Một khác biệt ở trang bị vũ khí là tên lửa chống hạm YJ-62 (C-602) lắp trên 2 bệ phóng x 4 ống phóng [16]. Các vũ khí còn lại giống như Type 052В.

Ngày 9/1/2015, hải quân Trung Quốc đưa vào biên chế tàu thứ 9 có tên Tây An (Xian) của lớp tàu này [17].

Type 052D
Với việc chế tạo các tàu khu trục lớp Type 052D, hải quân Trung Quốc đã thực hiện được bước tiến từ đóng các tàu thông thường, trang bị các hệ thống tên lửa chuyên dụng sang chế tạo một chiến hạm đa năng kiểu Aegis của Mỹ, có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn so với các nhiệm vụ đặc trưng của các tàu làm nhiệm vụ hộ tống trước đó của hải quân Trung Quốc, kể cả tấn công các mục tiêu bờ bằng tên lửa hành trình.
Tàu khu trục Côn Minh [Kunming] số hiệu 172, lớp Type 052D (militaryphotos.net)

Tàu đầu tiên lớp này được đưa vào biên chế ngày 21/3/2014, cuối năm đó có tin, tàu thứ hai là Trường Sa (Changsha) đang chạy thử, còn 6 tàu khác đang được đóng ở các giai đoạn khác nhau [18].

Theo các chuyên gia, Type 052D sẽ là lần hiện đại hóa cuối cùng của họ tàu khu trục thế hệ 3 của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo chiến hạm thế hệ 4.

So với Type 052C, kích thước của tàu lớn hơn một chút do sự đổi mới thành phần thiết bị điện tử và các hệ thống vũ khí mới. Tàu có lượng giãn nước 7.500 tấn, còn theo các nguồn tin khác thì lượng giãn nước là gần 1.0000 tấn.

Hệ thống động lực kiểu kết hợp diesel-turbine khí (CODOG), gồm 2 động cơ turbine khí QC-280 có tổng công suất 28 MW và 2 động cơ diesel Shaanxi (bản sao chép của Trung Quốc động cơ MTU 20V956TB92) tổng công suất 8.840 mã lực. Trên các tàu Type 052D là lần đầu tiên trên các tàu khu trục Trung Quốc, người ta không dùng bệ phóng thẳng đứng dạng ổ quay được thiết kế cho những loại tên lửa cụ thể mà lựa chọn các bệ phóng thẳng đứng vạn năng hơn kiểu module-ô phóng chứa 8 tên lửa phòng không, chống ngầm hay tên lửa hành trình chiến thuật mỗi bệ (trên mỗi tàu lớp này có tổng cộng 64 tên lửa). 4 module bệ phóng thẳng đứng vạn năng được bố trí ở phần mũi tàu, trước phần thượng tầng, 4 module khác ở phần đuôi của phần thượng tầng, trước hăng-ga trực thăng. Trong các bệ phóng thẳng đứng vạn năng có thể bố trí các tên lửa phòng không tầm xa HHQ-9B, tên lửa chống hạm thế hệ mới YJ-18A, tên lửa chống ngầm CY-2 với phần chiến đấu là ngư lôi Yu-8. Có tin tàu còn có thể được trang bị tên lửa hành trình tấn công mục tiêu mặt đất.
Tàu khu trục Côn Minh [Kunming] số hiệu 172, lớp Type 052D (militaryphotos.net)

Vũ khí pháo chính của tàu là ụ pháo hoàn toàn tự động vạn năng một nòng 130 mm H/PJ-38 do Trung Quốc sản xuất, sao chép ụ pháo AK-130-MR-184 của Nga, dùng để bắn mục tiêu mặt đất và mục tiêu bay, kể cả tên lửa hành trình dưới âm. Giống như các tàu khu trục Trung Quốc hiện đại khác, Type 052D được lắp 2 hệ thống pháo phòng không 30 mm Type 730. Đặc điểm quan trọng về trang bị vũ khí của tàu là việc tăng cường khả năng phòng không bằng cách lắp hệ thống tên lửa phòng không tầm gần FL-3000N với 24 tên lửa TY-90 tầm bắn 9 km. Theo ý tưởng thiết kế, hệ thống này tương tự hệ thống tên lửa phòng không RAM.

Vũ khí chống ngầm gồm 2 cụm x 3 ống phóng lôi để bắn ngư lôi Yu-7 và 4 hệ thống phóng bom phản lực 18 nòng. Ở đuôi tàu có bố trí bãi đáp và hăng-ga cho một trưc thăng chống ngầm Kа-28 của Nga hay Z-9C của Trung Quốc.

Các tàu Type 052D được trang bị radar mới Type 346 với anten mạng pha có kích thước hình học lớn hơn đáng kể radar anten mạng pha Type 438 lắp trên các tàu khu trục lớp Type 052C, cũng như radar phát hiện tầm xa Type 518 băng L.

Projekt 956E và 956EM
Trong biên chế hải quân Trung Quốc, ngoài các tàu tự đóng, còn có 4 tàu khu trục do Nga đóng (2 tàu đầu tiên là các tàu đóng dở thời Liên Xô) lớp Projekt 956 Sovremenny. Các tàu đầu tiên được đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc vào năm 1999 (với tên gọi Hàng Châu, số hiệu 136) và những năm 2000 (Phúc Châu, số hiệu 137), chúng được (PKB) Phương Bắc phát triển dựa trên thiết kế Projekt 956 của Hạm đội Phương Bắc, Hải quân Nga vào năm 1997. Kết quả là biến thể xuất khẩu Projekt 956E cơ bản giống với thiết kế cơ sở. Trên tàu đã nghiên cứu bố trí một trực thăng Nga Ka-28 với phương án cất giữ tạm thời trong hăng-ga di động.

Khác với thiết kế cơ sở, các tàu Trung Quốc cũng được trang bị các nồi hơi chính mới KVG-3 (trên các tàu của Hải quân Nga là nồi hơi KVN-98/64-11), hệ thống liên lạc vô tuyến điện tự động hóa mới R-782-5KE. Để thực hiện đơn hàng của hải quân Trung Quốc, Nga dùng cả các tàu đóng dở cho Hải quân Liên Xô vào năm 1988 là tàu khu trục Vazhny (số hiệu nhà máy 878) và vào năm 1989 là tàu Vdumchivy (số hiệu nhà máy 879). Việc đóng hoàn thiện 2 tàu này bắt đầu tại Công ty “Nhà máy đóng tàu “Severnaya verf”” vào năm 1997 [19]
Tàu khu trục Ninh Bồ [Ningbo] số hiệu 139, lớp Projekt 956EM (china-defense-mashup.com)

Hai tàu khu trục thiếp theo được đóng hoàn thiện theo thiết kế cải tiến là Projekt 956EM, trên đó, Trung Quốc không chỉ yêu cầu loại bỏ một phần vũ khí pháo binh: bỏ ụ pháo 130 mm ở đuôi trong thiết kế cơ sở mà Yu.V. Vedernikov đã nói đến [20], mà còn thiết kế lại phần đuôi để trang bị cơ cấu vũ khí hợp lý hơn.

Các tàu này có lượng giãn nước lớn là 8.000-8.500 tấn ngay cả khi so với các tàu khu trục đang đóng hiện nay lớp Type 052D.

Tất cả 4 tàu khu trục Projekt 956E/EM đều được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm sử dụng tên lửa 3М80 Moskit lắp trên 2 bệ phóng đồ sộ, mỗi bệ mang 4 ống phóng ở hai bên mạn tàu. Vũ khí phòng không chính là hệ thống tên lửa phòng không М-22 Uragan, vũ khí phòng không tầm gần là 4 ụ pháo АK-630 lắp trên các tàu Projekt 956E và 2 hệ thống tên lửa phòng không Kortik trên các tàu Projekt 956EM. Trong thành phần vũ khí, còn có 1 trực thăng chống ngầm, các ống phóng lôi, 2 hệ thống phóng bom phản lực RBU-1000 và thủy lôi. Về thiết kế, trên Projekt 956EM, phần thượng tầng ở phần đuôi được kéo dài, nhờ đó đã bố trí được hăng-ga để bố trí lâu dài 1 trực thăng (trên Projekt 956E hăng-ga là kiểu di động), bố trí trên mỗi tàu 1 hệ thống tên lửa/pháo phòng không Kortik [21].

Cơ số đạn của hệ thống tên lửa phòng không là 48 tên lửa, tuy nhiên nhược điểm lớn là bệ phóng chỉ mang 1 tên lửa, nhịp phóng giữa các quả tên lửa phóng đi bằng một bệ phóng là 12 s. Tầm bắn của hệ thống tên lửa phòng không là 25-32 km (theo các nguồn khác là 40-50 km).

Theo ông Yu.V. Vedernikov, các tàu lớp Projekt 956 tạo ra “dòng tàu Nga” trong các tàu khu trục của hải quân Trung Quốc mà một binh đoàn tiến công đồng nhất của 4 tàu này có sức tấn công mạnh (32 tên lửa hành trình) và tiềm lực phòng không lớn (192 tên lửa phòng không) có khả năng hoạt động tốt trên đại dương.

Xét đến thời gian xuất hiện các tàu Projekt 956E/EM trong hải quân Trung Quốc, có thể dự đoán rằng, hải quân Trung Quốc trong hoàn cảnh các tàu của họ chỉ được trang bị các hệ thống vũ khí có tính năng hạn chế nên đã cần mua một số tàu tiến công có năng lực tạo ra sức mạnh răn đe đối với kẻ thù tiềm tàng. Cú hích để làm việc đó là các sự kiện tháng 3/1996 tại eo biển Đài Loan, khi Mỹ phái đến khu vực này 2 cụm tàu sân bay, sau đó hợp đồng mua tàu chiến Nga mới bắt đầu được thực hiện thực tế mặc dù việc đàm phán mua bán tàu này với Trung Quốc bắt đầu từ năm 1992 [22].

Và hiện nay, 15 năm sau khi đưa vào biên chế tàu đầu tiên trong loạt tàu Projekt 956E/EM, trong các tổng quan phân tích về sự phát triển của hải quân Trung Quốc sự hiện diện của các tàu này được nêu riêng biệt do có khả năng tấn công bằng tên lửa chống hạm ở tầm hơn 200 km nhờ tàu có radar ngoài đường chân trời [23]. Cần nói thêm ở đây về những tính năng kỹ thuật khác thường của bản thân các tên lửa chống hạm 3М80 Moskit so với các loại tên lửa chống hạm hiện đại đông đảo. Moskit có trọng lượng phóng đến 4,5 tấn, tốc độ hành trình 2,35М, tốc độ bay ở gần mục tiêu 2,8М, trọng lượng phần chiến đấu 300-320 kg, tầm bay tùy thuộc vào biến thể là 90-100 km (3М80Е), đến 120 km (3М80Е1), đến 140 km khi bay ở độ cao nhỏ và đến 240 km khi bay theo quỹ đạo kết hợp đối với 3М80MVE [24]. Có lẽ đánh giá tốc độ của tên lửa này trong các nguồn của Mỹ là dựa trên khả năng tăng tầm bay nhờ tối ưu hóa biên dạng bay áp dụng ở tên lửa 3М80MVE.

Các lớp tàu frigate, corvette, xuồng tên lửa chủ lực của hải quân Trung Quốc.


Frigate
Các tàu frigate (khinh hạm) loại này hiện gồm mấy loại của lạc hậu lớp Type 053 vốn đang bị thay thế nhanh chóng bằng các tàu mới đưa vào biên chế lớp Type 054А (Type 054 chỉ được đóng 2 chiếc và là biến thể quá độ). Chủ lực của đội tàu frigate lạc hậu của Trung Quốc là các frigate lớp Type 053H2G và Type 053H3 (tương ứng có 4 và 10 tàu trong biên chế hải quân Trung Quốc tính đến năm 2014).

Type 053H2G được đóng vào đầu thập niên 1990 và được đưa vào biên chế hải quân từ năm 1991-1994. Tàu có lượng giãn nước đầy đủ 2.250 tấn, chiều dài 111,7 m, tầm hoạt động 4.000 hải lý khi chạy ở tốc độ 18 hải lý/h, trang bị 6 bệ phóng tên lửa chống hạm YJ-1 tầm bắn 40 km hay các tên lửa chống hạm hiện đại hơn tầm bắn đến 120 km, hệ thống tên lửa phòng không HQ-61 với bệ phóng mang 6 tên lửa tầm bắn đến 10 km (tương tự hệ thống tên lửa phòng không Sea Sparrow). Vũ khí pháo gồm 1 ụ pháo hai nòng 100 mm (tầm bắn 22 km, trọng lượng quả đạn 15,9 kg), 4 ụ pháo hai nòng 37 mm, 2 hệ thống phóng bom Type 87 và các thiết bị rải nhiễu, 1 trực thăng (Niên giám “Jane’s Fighting Ships 2004-2005” nêu có 2 trực thăng trên các tàu Type 053H2G và Type 053H3 - trang 128-129, nhưng điều này đáng ngờ vì do hạn chế về kích thước của tàu (chiều rộng  chỉ khoảng 11 м), kích thước hăng-ga và bố trí hai bên hăng-ga 2 ụ pháo 37 mm.

Type 053H3 là sự phát triển tiếp theo của Type 053H2G và có thân tàu, lượng giãn nước và kích thước trên tàu giống nhau. Các tàu này được đóng từ cuối thập kỷ 1990, được đưa vào biên chế từ năm 1998 đến đầu những năm 2000. Khác biệt chủ yếu so với Type 053H2G là việc lắp hệ thống tên lửa phòng không HQ-7 (Naval Crotale) với bệ phóng mang 8 ống phòng, các vũ khí còn lại gần như giống hoàn toàn Type 053H2G.

Frigate được trang bị các hệ thống phát hiện mục tiêu bay Type 517 (Knife Rest) và phát hiện mục tiêu bay/mặt nước Type 360 (DRBV-15 SEA TIGER của Pháp), dẫn đường Decca 1290 của công ty Racal, điều khiển hỏa lực Type 343G, Type 345 (Castor III) và Type 341G Rice Lamp.

Type 054
Các frigate Type 054 Giang Khải (Jiangkai) được đóng (hạ thủy vào năm 2003, đưa vào biên chế năm 2005) với số lượng 2 chiếc và là biến thể quá độ trước khi khởi đóng một lô lớn các frigate hiện đại hơn là Type 054А Giang Khải II (Jiangkai II), được đưa vào biên chế từ năm 2008. Chúng có lượng giãn nước 3.900 tấn và trang bị 2 bệ phóng (mỗi bệ mang 4 ống phóng) tên lửa chống hạm tầm trung YJ-83 (С-803), cũng như hệ thống tên lửa phòng không HQ-7 (biến thể Trung Quốc sản xuất của hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Naval Crotale của Pháp), 1 ụ pháo 100 mm (Creusot-Loire Т-100 của Pháp) và 4 ụ pháo 30  mm (AK-630 của Nga), 2 cụm x 3 ống phóng lôi 324 mm và 1 trực thăng chống ngầm Kа-28.
Frigate Mã An Sơn [MaanShan] số hiệu 525, lớp Type 054 (Jeffhead.com)

Động cơ được sản xuất theo giấy phép của tập đoàn SEMT Pielstick (Pháp-Đức). Tập đoàn cũng trang bị các động cơ này cho các frigate tên lửa tàng hình lớp La Fayette của Pháp. Việc điều khiển hỏa lực tên lửa phòng không được thực hiện bằng hệ thống điều khiển hỏa lực Type 345 (Castor II do Thomson-CSF của Pháp phát triển), còn hệ thống điều khiển hỏa lực Type 347G đảm nhiệm điều khiển hỏa lực các ụ pháo 30 mm.

Type 054 được trang bị hệ thống thông tin-chỉ huy chiến đấu ZKJ-4B/6, kênh truyền dữ liệu tự động hóa HN-900, khí tài liên lạc vệ tinh SNTI-240, 2 radar dẫn đường Racal RM-1290, radar phát hiện mục tiêu mặt nước/trên không Type 360 (DRBV-15 Sea Tiger của Thompson-CSF/Pháp), radar phát hiện mục tiêu mặt nước (theo nguồn tin khác là radar dẫn đường) MR-36A, hệ thống điều khiển hỏa lực pháo MR34, hệ thống thủy âm chủ động/thụ động MGK-335.

Type 054А
Frigate Từ Châu (Xuzhou) số hiệu 530, lớp Type 054A
Từ Châu (Xuzhou) số hiệu 530 là frigate đầu tiên của lớp Type 054A được đưa vào biên chế hải quân vào tháng 1/2008. Lớp frigate này được gọi là “con ngựa thồ” của hải quân Trung Quốc vì tính năng và số lượng tàu. Có tin, hải quân Trung Quốc coi Type 054А là tàu mặt nước cỡ lớn đầu tiên được đóng một cách “đúng đắn (got right) [25].

Lượng giãn nước so với Type 054 tăng lên đến 4.050 tấn. Điểm cải tiến chính so với Type 054 là sự hiện diện của một bệ phóng thẳng đứng vạn năng chứa 32 tên lửa các loại. Trang bị tiêu chuẩn của bệ phóng này là các tên lửa phòng không của hệ thống HQ-16. Hệ thống này được chế tạo dựa trên hệ thống tên lửa phòng không Shtil-1 của Nga và sử dụng tên lửa 9М38 cho phép bảo đảm phòng không cho tàu ở tầm đến 25-32 km (theo các nguồn khác là đến 50 km) [26]. Có tin bệ phóng thẳng đứng này có thể sử dụng để bố trí tên lửa chống ngầm.

Tàu được trang bị 2 bệ phóng (x4 ống phóng) tên lửa chống hạm YJ-83, 1 ụ pháo 76 mm АK-176, các ụ pháo phòng không 7 nòng 30 mm Type 730, 2 ống phóng ngư lôi Yu-7, 2 hệ thống phóng bom 6 nòng Type 87, 1 trực thăng, 2 thiết bị rải nhiễu 18 nòng (vật phản xạ lưỡng cực).

Type 054A được trang bị radar phát hiện mục tiêu trên không/mặt nước MR-36A, 2 radar dẫn đường Racal RM-1290, radar ngoài đường chân trời chỉ thị mục tiêu cho tên lửa chống hạm Type 344 (Mineral-ME), 4 radar điều khiển hỏa lực tên lửa phòng không Type 345 (МR-90 Front Dome) cho phép điều khiển bắn đồng thời 2 tên lửa phòng không, hệ thống điều khiển hỏa lực các ụ pháo Type TR47C và Type 347G, trạm thủy âm chủ động-thụ động.

Ngày 16/1/2015, tàu tiếp theo của lớp này là Hoàng Cương (Huanggang) số hiệu 577 (hạ thủy ngày 28/4/2014) và là chiếc thứ 17 của loạt tàu. Có tin cho hay, đây là frigate Type 054А thứ tư được trang bị trạm thủy âm kéo với độ sâu thả thay đổi, cho phép mở rộng vùng phát hiện tàu ngầm lên đến 20 km. Sự cải tiến này được thực hiện vì bộ chỉ huy hải quân Trung Quốc lo ngại các tàu của họ thiếu khả năng phát hiện tàu ngầm đối phương. Được trang bị trạm thủy âm kéo này còn có các tàu khu trục lớp Type 052 và corvette lớp Type 056. Cũng có dự đoán rằng, hải quân Trung Quốc đang chuẩn bị cho các tàu chiến của họ khả năng đối kháng với các tàu ngầm diesel lớp Soryu của Nhật Bản [27].
Frigate Diêm Thành [Yancheng] số hiệu 546, lớp Type 054A (Jeffhead.com)

Một thay đổi dễ thấy nữa là việc thay hệ thống pháo phòng không 7 nòng Type 730 bằng hệ thống 11 nòng Type 1130 (có ký hiệu nội địa là H/PJ-12 và H/PJ-11). Theo các nguồn tin Trung Quốc, hệ thống này là biến thể cải tiến của Type 730 và cho phép tăng tốc độ bắn lên đến 10.000 phát/phút. Trước đó, hệ thống chỉ được lắp đặt trên tàu sân bay Liaoning. Trung Quốc cho biết hệ thống có khả năng tiêu diệt tên lửa chống hạm bay tiếp cận với tốc độ 4M với xác xuất 96%.

Ngoài ra, thời hạn đưa vào biên chế tàu thứ 17 của loạt tàu này cũng dài hơn, từ 363 ngày đối với các frigate trước đó lên đến 628 ngày đối với tàu Hoàng Cương cho thấy, khối lượng các hệ thống mới hay hiện đại hóa trên tàu là khá lớn [28].

Frigate lớp Type 054А được biết đến nhiều hơn nhờ tham gia các chiến dịch chống cướp biển ở vịnh Aden, trong quá trình đó đã bộc lộ những điểm yếu của hàng loạt hệ thống, cơ bản là do Trung Quốc sản xuất, mặc dù nhìn hung, các đánh giá của chuyên gia là tích cực và không có thông tin về những vấn đề lớn [29]. Ngoài ra, frigate Từ Châu còn được phái đến Libya vào năm 2011 để bảo đảm sơ tán dân thường. Tuy nhiên, ngày 29/3/2015 mới là lần đầu tiên các tàu chiến Trung Quốc được sử dụng trực tiếp cho nhiệm vụ sơ tán, khi frigate Lâm Nghi (Linyi) đón lên boong 122 công dân Trung Quốc và 2 chuyên gia nước ngoài để di tản họ từ Aden sang Jibouti. Hôm sau, 30/3/2015, frigate Duy Phường (Weifang) đã nhận lên boong 499 công dân Trung Quốc [30].

Tàu hộ vệ (corvette) Type 056

Các tàu lớp Type 056 cũng thuộc nhóm frigate, nhưng sử dụng tên gọi là frigate hạng nhẹ. Chúng là các tàu ven bờ, có lượng giãn nước đầy đủ 1.365 tấn, chiều dài 89 m, chiều rộng 11,6 m, mớn nước 4,4 m, cự ly hành trình 2.000 hải lý ở tốc độ 18 hải lý/h và được biên chế vũ khí hạn chế.

Đáng chú ý là tốc độ đóng các tàu này cao một cách khác thường. Loạt tàu này khởi đầu bằng việc đưa vào biên chế vào tháng 2/2013 tàu đầu tiên là Bạng Phụ (Bengbu), số hiệu 582, nhưng đến cuối năm, hải quân Trung Quốc đã có đến 8 tàu. Có tới 4 xưởng đóng tàu được huy động đóng lớp tàu này. Tháng 3/2015, có tin là Tín Dương (Xinyang) (theo Jane’s là tàu thứ 19, còn theo các nguồn khác là tàu thứ 21) được nhận vào biên chế. Như vậy, mỗi năm hải quân Trung Quốc đưa vào biên chế mỗi năm đến 10 tàu chiến này.
Corvette (frigate hạng nhẹ) Đại Đồng [Datong] số hiệu 580, lớp Type 056 (Jeffhead.com)

Phỏng đoán của Jane’s Fighting Ships 2014-2015 (trang 148) [31] về mối liên hệ giữa số lượng các tàu lớp này với các lớp tàu bị thay thế là các frigate lớp Giang Hồ và tàu (xuồng) tên lửa lớp Houxin (Hộ đỉnh) xem ra hơi khó tin. Phỏng đoán đó với việc thay thế các tàu lạc hậu thì có lý, nhưng đối với các tàu tên lửa đóng với số lượng lớn vào đầu những năm 2000 (năm 1995 có 6 chiếc trong biên chế, năm 2000 - 16 chiếc, năm 2014 - 20 chiếc) [32] thì cần rất cân nhắc.

Vũ khí của tàu gồm 2 bệ phóng kép tên lửa chống hạm YJ-83, 1 bệ phóng mang 8 ống phóng tên lửa phòng không tầm gần HQ-10 (AJK-10) với tầm bắn 9 km, 1 ụ pháo 76 mm H/PJ-26 với tầm bắn 16 km, 2 pháo tự động hai nòng 30 mm điều khiển từ xa dẫn tự động hay bằng tay, 2 cụm x 3 ống phòng lôi 324 mm, sân đỗ cho 1 trực thăng Harbin Z-9C [33].

Tàu được trang bị radar phát hiện mục tiêu mặt nước/trên không Type 360, radar dẫn đường Type 760, radar điều khiển hỏa lực Type LR-66, radar bảo đảm bay cho trực thăng Type 754, 2 module tác chiến điện tử, các thiết bị phóng nhiễu lưỡng cực. Có tin tàu có 1 trạm thủy âm kéo.

Ngoài ra, tạp chí Signal Magazine, khi phân tích thiết kế tàu này vào năm 2011, đã nêu ra sự hiện diện của 2 thiết bị phóng bom 6 nòng 252 mm Type 87 và cho rằng, các thiết bị phóng này do Trung Quốc cải tiến từ các thiết bị phóng 5 nòng RBU-1200 của Nga, với tầm bắn tăng lên từ 1.200 lên 3.200 m. Người ta cũng chú ý tới việc tầm bắn của ụ pháo 76 mm so với ụ pháo 100 mm bị giảm từ 20 km xuống còn 15 km được bù đắp bởi tốc độ bắn cao của pháo - 120 so với phát phút 15. Một ụ pháo của corvette/frigate lớp Type Giang Đảo (Jiangdao) cao gấp 4 lần 2 ụ pháo của các frigate lạc hậu lớp Giang Hồ (Jianghu). Khẩu đội pháo cũng ít hơn, gồm 2 người thay vì 6 người, trọng lượng cũng nhỏ hơn - 16 tấn so với 49 tấn [34].

Tàu tên lửa Type 022
Tàu tên lửa Type 022 Houbei (china-defense-mashup.com)

Một trong các đặc điểm của hạm đội tàu nổi Trung Quốc là sự hiện diện của một số lượng lớn tàu (xuồng) tên lửa (tổng số theo đánh giá của CSIS [xxxvi] là hơn 104 chiếc vào năm 2014), nổi bật trong số đó là hơn 65 tàu hai thân lớp Type 022 Houbei đóng từ năm 2004. Theo số liệu đăng trên defensenews.com thì vào tháng 12/2014, số lượng tàu tên lửa Type 022 là 68 chiếc [xxxvii].

Các loại tàu tên lửa lạc hậu thường được trang bị 4-6 bệ phóng tên lửa chống hạm và ụ pháo cỡ 37 mm hoặc nhỏ hơn. Loại tàu tên lửa cũ chiếm số lượng lớn nhất Type 037/IG Houxin với 20 tàu trong biên chế vào đầu năm 2014 theo số liệu của CSIS. Các tàu có lượng giãn nước toàn phần là 478 tấn, chiều dài thân 62,8 m, tốc độ đến 28 hải lý/h, cự ly hành trình 750 hải lý ở tốc độ 18 hải lý/h. Được trang bị 4 bệ phóng tên lửa chống hạm YJ-1 với tầm bắn 40 km và phần chiến đấu 165 kg, 2 ụ pháo 2 nòng 37 mm và 2 súng máy 2 nòng 14,5 mm [xxxviii].

Điều thú vị là thân tàu Type 22 Houbei, loại tàu chủ lực của lực lượng tàu nhỏ hiện nay của Trung Quốc được phát triển dựa vào liên doanh Seabus International Co. thành lập trước đó, vào năm 1993 với sự tham gia của công ty tư nhân AMD Marine Consulting của Australia đóng ở Sydney và Tổng công ty Kỹ thuật hàng hải Quảng Châu (Guangzhou Marine Engineering Corporation) của Trung Quốc. Seabus International Co. đã bắt tay vào thiết kế các tàu hai thân cao tốc vỏ nhôm và tàu cứu hộ dùng cho vùng ven biển. Nhưng các công nghệ mua theo con đường này dần dần đã được sử dụng để thiết kế xuồng tên lửa với cấu trúc dựa trên biến thể dân sự của xuồng tuần tra AMD 350 [xxxix].

Nhờ quá trình ứng dụng công nghệ cải tiến thành công, hải quân Trung Quốc có được loại tàu tên lửa nhỏ có chiều dài 42,6 m và chiều rộng 12,2 m, lượng giãn nước 225 tấn, thủy thủ đoàn 12-14 người, tốc độ 36 (có nguồn nói đến 46) hải lý/h, cự ly hành trình dự đoán (dựa trên số liệu của AMD 350) 300 hải lý. Vũ khí gồm 8 tên lửa chống hạm YJ-83 và 1 ụ pháo 30 mm (cũng có tin nói tàu có 1 bệ phóng mang 12 tên lửa phòng không mang vác). Đặc biệt, tàu được lắp 2 động cơ diesel có tổng công suất 6.865 mã lực, mỗi động cơ đều hoạt động thông qua hộp số giảm tốc đến 2 bộ dẫn tiến phụt nước đảo chiều, bảo đảm độ ồn thấp.

Như vậy, chỉ một lớp xuồng tên lửa của hải quân Trung Quốc cũng trở thành phương tiện để triển khai hơn 500 tên lửa chống hạm ở các vùng ven biển, khiến cho Hải quân Mỹ cũng như hải quân các nước trong khu vực, trước hết là Đài Loan cực kỳ lo ngại.

Đài loan có tiềm lực thua kém Trung Quốc hàng chục lần, nhưng cũng sở hữu một hạm đội xuồng tên lửa 31 chiếc. Các xuồng tên lửa lớp Kuang Hua VI có lượng giãn nước 170 tấn, thân tàu kiểu truyền thống, vũ khí chính là 4 tên lửa Hùng Phong II (Hsiung Feng II, hay HF-2).

Ngày 23/12/2014, hải quân Đài Loan đã tiếp nhận chiếc corvette mới mà thực tế là loại tàu tương tự nhưng có kích thước lớn hơn Type 022 của Trung Quốc. Tàu đầu tiên của loạt tàu 12 chiếc là Tuo Jiang (Đà Giang) có thiết kế tàu hai thân, lượng giãn nước 500 tấn, vũ khí chính là 2 loại tên lửa chống hạm là 8 tên lửa siêu âm HF-3 tầm bắn 130 km (sát thủ tàu sân bay) và 8 tên lửa dưới âm HF-2 tầm bắn 160 km (biến thể cải tiến của HF-2 có tầm bắn 250 km đang trong giai đoạn thử nghiệm). Tàu cũng được trang bị 1 ụ pháo 76 mm Otobreda, 1 hệ thống pháo Mark 15 Phalanx, 4 ụ súng máy 12,7 mm, 6 ống phóng lôi Mark 32. Sàn đỗ ở đuôi có thể dùng cho máy bay không người lái, nhưng không đủ rộng cho một trực thăng. Tốc độ hành trình của tàu là đến 34 hải lý/h, cự ly hành trình 2.000 hải lý [xl].

Như vậy, có thể thấy rằng, cả hải quân Trung Quốc và hải quân Đài Loan đều rất chú ý phát triển tàu (xuồng) tên lửa khi tìm ra những giải pháp thiết kế thú vị và các phương án trang bị cho các tàu này.

Thành phần vũ khí tên lửa vượt trội trên các tàu hộ tống của hải quân Trung Quốc đã và vẫn là các hệ thống tên lửa phòng không (TLPK) và chống hạm.

Tuy nhiên, các thông số chất lượng của các vũ khí này rất khác nhau trên các lớp tàu. Các tên lửa chống ngàm có điều khiển gần như không được trang bị với tư cách một loại vũ khí biên chế (Yu.V. Vedernikov có nhắc đến các tên lửa chống hạm có điều khiển thử nghiệm CY-1 lắp trên một tàu khu trục lạc hậu).

Mong muốn của Trung Quốc trang bị tên lửa chống hạm cho tất cả các tàu có thể liệt vào lớp tàu hộ tống có thể giải thích bởi ý định bảo đảm cho mọi đơn vị tàu nổi chiến đấu của mình có được không chỉ khả năng tác chiến trực tiếp với các tàu chiến chủ lực đối địch của đối phương mà cả khả năng đe dọa các lực lượng đổ bộ, các tuyến giao thông đường biển của đối phương nói chung.

Từ các số liệu về quân số tàu khu trục và frigate nói trên, Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) của Mỹ có nêu ra một số loại có thể liệt vào loại tàu hiện đại. Tiêu chí để xếp loại là khả năng thực hiện một số nhiệm vụ chiến đấu, trong đó ít nhất ở 2 loại hình tác chiến, các khả năng này phải ở trình độ cao [xli]. Trong bảng 4 có nêu số liệu về thành phần các tàu khu trục và frigate từ các bảng 1 và 2, trong đó các tàu được CSIS xếp loại là hiện đại được in màu. 
Bảng 3: Tàu khu trục và frigate tên lửa hiện đại theo phân loại của CSIS của Hải quân Trung Quốc trong thành phần các tàu thuộc các lớp này trong giai đoạn 1990-2014
Lớp
Loại tàu
1990
2000
2010
2014
Tàu khu trục tên lửa
Sovremenny
-
1
4
4
Tàu khu trục tên lửa
051B
-
1
1
1
Tàu khu trục tên lửa
052
-
2
2
2
Tàu khu trục tên lửa
052B
-
-
2
2
Tàu khu trục tên lửa
052C
-
-
2
4
Tàu khu trục tên lửa
052D
-
-
-
1
Tàu khu trục tên lửa
051C
-
-
2
2
Frigate tên lửa
053H
13
26
11
2
Frigate tên lửa
053H1
9
1
9
6
Frigate tên lửa
053H2
2
3
3
1
Frigate tên lửa
053H1Q
2
-
1
1
Frigate tên lửa
053H1G
-
-
6
6
Frigate tên lửa
053H2G
-
4
4
4
Frigate tên lửa
053H3
-
6
10
10
Frigate tên lửa
054
-
-
2
2
Frigate tên lửa
054A
-
-
6
15
Frigate tên lửa
051
-
-
-
3
Frigate tên lửa
051DT/G
-
-
-
4
Tổng số tàu




70
Số tàu hiện đại theo xếp loại của CSIS 




44
Tỷ lệ tàu hiện đại trên tổng số tàu




63%

Ghi chú: Tất cả các tàu khu trục được nêu trong báo cáo của CSIS trong bảng 9.10 (trang 245) là hiện đại, nhưng trong danh sách đi kèm bảng có nêu cụ thể các loại được xác định là hiện đại, nhưng không phải tất cả. Nguồn: Anthony H. Cordesman. Chinese Strategy and Military Power in 2014. CSIS, November 2014, p. 234, 245.
Không thể đồng ý hoàn toàn với sự phân loại nêu trên của CSIS vì trong đó có những thiếu sót lớn.

Có lẽ do hiểu lầm mà các lớp tàu Type 052D và Type 051C không được liệt vào danh sách các tàu hiện đại trong khi cả hai lớp này được trang bị các bệ phóng thẳng đứng, hệ thống tên lửa phòng không tầm xa với cơ số đạn tên lửa khá lớn, những yếu tố làm chúng nổi bật lên trong tất cả các tàu hộ tống của hải quân Trung Quốc.

Các frigate hạng nhẹ Type 056 cũng không được đưa vào danh sách. Một mặt, lớp tàu này có danh mục vũ khí hạn chế, nhưng cần lưu ý đến lớp tàu, lượng giãn nước và các nhiệm vụ được giao của nó. Ngoài ra các tàu đang trong quá trình đóng hàng loạt xem ra cũng được CSIS tự động liệt vào hạng tàu hiện đại.

Theo chúng tôi, việc liệt vào hạng tàu hiện đại các tàu khu trục lớp Type 051В và Type  052, các frigate Type 053H2G và Type 053H3 là không phù hợp. Danh mục các hệ thống phòng không tiêu chuẩn của các tàu này là các hệ thống tên lửa HQ-7 (Naval Crotal) và 4 pháo phòng không tự động (2 nòng 37mm hay 6 nòng 30 mm). Hệ thống tên lửa phòng không HQ-7 có tầm bắn không lớn, không thể buộc máy bay địch phải hoạt động ở ngoài khu vực sử dụng thực tế các tên lửa không đối diện tầm ngắn, còn khi đánh chặn tên lửa chống hạm một khi thất bại sẽ không còn thời gian để sử dụng hệ thống pháo phòng không tầm gần, có cơ số đạn sẵn sàng chiến đấu ít (8 tên lửa), tầm bắn và phần chiến đấu của tên lửa không cho phép khi cần có thể tác chiến chống mục tiêu mặt nước với hiệu quả như hệ thống tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa. Các hệ thống pháo tầm gần lắp trên các tàu không bảo đảm phòng thủ hiệu quả trước tên lửa chống hạm.

Ụ pháo Type 630 là biến thể lạc hậu của các hệ thống pháo Liên Xô AK-630, có khả năng hạn chế trong tiêu diệt tên lửa chống hạm bay tiếp cận. R. Angelsky và V. Korovin cho rằng, “mặc dù AK-630 có tốc độ bắn cao (đến 6.000 phát/phút) và sử dụng các trạm dẫn pháo trang bị radar để điều khiển hỏa lực, xác suất sống sót của một con tàu được trang bị chúng vẫn thấp”, xác suất tiêu diệt mục tiêu bằng đạn pháo lắp ngòi nổ tiếp xúc cũng được đánh giá là thấp [xlii]. Hệ thống pháo-tên lửa phòng không tầm gần Kortik được phát triển từ năm 1980 để thay thế AK-630 đã được Liên Xô đưa vào trang bị vào năm 1987 và biến thể xuất khẩu của nó là Kashtan đã được lắp trên 2 tàu khu trục lớp Projekt 956EM Sovremenny của hải quân Trung Quốc.
Với trình độ phát triển của các phương tiện tiến công đường không hiện nay, việc sử dụng phổ biến ồ ạt có điều khiển, các tính năng đó không thể nào được coi là hiện đại. Hơn nữa, đó lại là các tàu cỡ lớn có lượng giãn nước cho phép bố trí các vũ khí hiệu quả hơn.

Như vậy, với những lý do nêu ở trên, số lượng tàu hộ tống hiện đại trong hải quân Trung Quốc cần giảm xuống như nêu trong bảng 4.

Bảng 4: Tàu khu trục và frigate tên lửa hiện đại theo phân loại của các tác giả O. Valetsky và O. Ponomarenko của Hải quân Trung Quốc trong thành phần các tàu thuộc các lớp này trong giai đoạn 1990-2014.
Lớp
Loại tàu
1990
2000
2010
2014
Tàu khu trục tên lửa
Sovremenny
-
1
4
4
Tàu khu trục tên lửa
051B
-
1
1
1
Tàu khu trục tên lửa
052
-
2
2
2
Tàu khu trục tên lửa
052B
-
-
2
2
Tàu khu trục tên lửa
052C
-
-
2
4
Tàu khu trục tên lửa
052D
-
-
-
1
Tàu khu trục tên lửa
051C
-
-
2
2
Frigate tên lửa
053H
13
26
11
2
Frigate tên lửa
053H1
9
1
9
6
Frigate tên lửa
053H2
2
3
3
1
Frigate tên lửa
053H1Q
2
-
1
1
Frigate tên lửa
053H1G
-
-
6
6
Frigate tên lửa
053H2G
-
4
4
4
Frigate tên lửa
053H3
-
6
10
10
Frigate tên lửa
054
-
-
2
2
Frigate tên lửa
054A
-
-
6
15
Frigate tên lửa
051
-
-
-
3
Frigate tên lửa
051DT/G
-
-
-
4
Frigate tên lửa (hạng nhẹ)
056
-
-
-
8
Tổng số tàu




78
Số tàu được các tác giả xếp loại là hiện đại




36
Tỷ lệ tàu hiện đại trên tổng số tàu




46%

Ghi chú: Các frigate lớp Type 056 được xếp loại là hiện đại chủ yếu là vì đây là loạt tàu đang được đóng; nhưng thành phần vũ khí của chúng khiến việc xếp chúng vào loại hiện đại là đáng tranh cãi.
Xét về các tên lửa chống hạm mà tất cả các tàu khu trục và frigate đều được trang bị, hướng hiện đại hóa chủ đạo là cải tiến các tính năng của chính các tên lửa bố trí trong các thùng phóng chuyên dụng dành cho chúng (có lẽ ngoại trừ tàu khu trục lớp Type 052D), còn sự phát triển về phòng không có những thay đổi lớn.

Chính vì cần phải đối phó với khả năng tấn công ồ ạt của tên lửa chống hạm, tên lửa hành trình và tên lửa không đối diện mà những thay đổi này đặc biệt dễ thấy. Bảng 5 thể hiện những thay đổi đó trong biên chế vũ khí phòng không ở một số loại tàu khu trục.
Bảng 5: Một số tính năng của lớp tàu khu trục Type 052 (/B/C/D)
(R max - tầm bắn tối đa của hệ thống; biên soạn theo số liệu của Jane’s Fighting Ships 2004-2005 đối với Type 052, Type 052B, www.naval-technology.com đối với Type 052C, Type 052D, vì thế nên có thể có sự khác biệt về các hệ thống; đối với Type 052С, số lượng các tàu này trong hải quân Trung Quốc có nêu là 6 chiếc khi tính cả tàu khu trục Xian được nhận vào biên chế vào ngày 9/2/2015). 
Lớp tàu
Thông số
Bệ phóng thẳng đứng
Số lượng
Hệ thống
vũ khí
R max, km
Vũ khí
tương đương
052
Năm
1994-1996
Số lượng trong biên chế
2
Lượng giãn nước, tấn
4.600
Các đặc điểm trang thiết bị vô tuyến điện tử (anten mạng pha, radar ngoài đường chân trời)
-




Hệ thống TLPK tầm ngắn

1 х 8
HQ-7
13
-
Hệ thống TLPK tầm trung

-
-
-
-
Hệ thống TLPK tầm xa

-
-
-
-
Hệ thống tên lửa chống hạm

16
YJ-83
160

Ụ pháo tầm gần

4×2×37 mm
Type 730
8,5

052B
Năm
2004
Số lượng trong biên chế
2
Lượng giãn nước, tấn
6.500
Các đặc điểm trang thiết bị vô tuyến điện tử (anten mạng pha, radar ngoài đường chân trời)
-




Hệ thống TLPK tầm ngắn

-
-
-
-
Hệ thống TLPK tầm trung

2×1
Shtil-1
35

Hệ thống TLPK tầm xa

-
-
-
-
Hệ thống tên lửa chống hạm

16
YJ-83
160

Ụ pháo tầm gần

2×7×30 mm
Type 730
3

052C
Năm
2004-2015
Số lượng trong biên chế
6
Lượng giãn nước, tấn
7.000
Các đặc điểm trang thiết bị vô tuyến điện tử (anten mạng pha, radar ngoài đường chân trời)
Anten mạng pha, 4 anten cố định
Hệ thống TLPK tầm ngắn
-
-
-
-
-
Hệ thống TLPK tầm trung
-
-
-
-
-
Hệ thống TLPK tầm xa
Bệ phóng
thẳng đứng
48
HHQ-9
150
S-300FM Rif
Hệ thống tên lửa chống hạm

8
YJ-62
280

Ụ pháo tầm gần

2×7×30 mm
Type 730
3

052D
Năm
2014 - …
Số lượng trong biên chế
1 (dự kiến đóng loạt 12 chiếc)
Lượng giãn nước, tấn
7.500
Các đặc điểm trang thiết bị vô tuyến điện tử (anten mạng pha, radar ngoài đường chân trời)
Anten mạng pha, 4 anten cố định
Hệ thống TLPK tầm ngắn

1×24
AJK-10 (HQ-10)
9

Hệ thống TLPK tầm trung
-
-
-
-
-
Hệ thống TLPK tầm xa
Bệ phóng thẳng đứng vạn năng
64
HHQ-9
150
S-300FM Rif
Hệ thống tên lửa chống hạm

? (64)
YJ-18A
180

Ụ pháo tầm gần

1×7×30 mm
H/PJ-12
3

Từ số liệu nêu trên, trong sự phát triển tiến hóa của các tàu khu trục Trung Quốc, ta thấy có việc tăng lượng giãn nước và lắp đặt các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa với cơ số đạn lớn, có khả năng thực hiện nhiệm vụ phòng thủ khu vực hay binh đoàn tàu chứ không chỉ là các đơn vị tàu chiến đấu đơn lẻ. Việc chuyển sang sơ đồ kết cấu và trang bị gần với tàu khu trục DDG51 Arleigh Burke của Mỹ diễn ra khá muộn, được đặc trưng bởi sự khác nhau về thời gian đưa vào biên chế các tàu đầu tiên của các lớp tàu Type 052С và Type 052D (tương ứng là năm 2003-2004 và năm 2014). 

Những cải tiến chính của Type 052D so với Type 052C, theo đánh giá của globalsecurity.com [xliii], bao gồm:

1. Lắp ụ pháo chính mạnh hơn cỡ 130 mm thay cho ụ pháo chính 100 mm;
2. Sử dụng hệ thống truyền dữ liệu tiên tiến hơn của Trung Quốc tương đương Link 16 thay vì Link 11/TADIL-A;
3. Radar lớn và hiện đại hơn với anten mạng pha: Flat AESA thay cho Convex AESA;
4. Bệ phóng thẳng đứng vạn năng lớn hơn chứa 64 (ngăn phòng) thay cho bệ phóng thẳng đứng chứa 48 tên lửa của hệ thống tên lửa phòng không.

Tuy nhiên, so sánh về phần bệ phóng thẳng đứng hơi có phần lạc quan và cần lưu ý rằng, khi lắp tên lửa chống hạm vào bệ phóng thẳng đứng vạn năng trên Type 052D thì xét theo cấu trúc của tàu, cơ số đạn tên lửa phòng không sẽ giảm đi. Sự khác biệt của bệ phóng thẳng đứng của các tàu về sức chứa là 16 ngăn phóng sẽ phần nào bị mất đi, ưu điểm chính còn lại là tính vạn năng khi xét đến khả năng bố trí cả tên lửa chống ngầm và tên lửa hành trình.

Bên cạnh đó, hai lớp tàu Type 052С và Type 052D là dấu mốc quan trọng trong ngành đóng tàu quân sự Trung Quốc. Đáng chú ý là với việc đưa vào biên chế tàu thứ 6 lớp Type 052С là tàu Xian vào ngày 9/2/2015 và nếu tính cả tàu khu trục đầu tiên lớp Type 052D là tàu Côn Minh đưa vào biên chế từ ngày 21/3/2014 thì hải quân Trung Quốc về số lượng tàu chiến trang bị các hệ thống tương tự Aegis của Mỹ đã vượt Hải quân Nhật Bản với 4 tàu khu trục lớp Kongo và 2 tàu khu trục lớp Atago (tương đương các biến thể của tàu khu trục Mỹ DDG51 Arleigh Burke) [xliv]. Ngoài ra, tháng 10/2014, có tin 6 tàu lớp Type 052D đang được đóng ở các giai đoạn khác nhau, 4 chiếc nữa sẽ được đặt đóng hay dự định đóng, còn tàu thứ hai của loạt tàu là tàu Changsha đang chạy thử [xlv].

So sánh Type 052D với Arleigh Burke, biến thể Flight I (chính là DDG51 Arleigh Burke) vốn được đưa vào biên chế Hải quân Mỹ vào tháng 7/1991 và biến thể hiện đại hơn là biến thể Flight IIА nhận vào biên chế vào tháng 8/2000 (DDG71 Oscar Austin) [xlvi] sẽ cho kết quả không lợi cho tàu khu trục Trung Quốc. Về mặt trang bị vũ khí chính, cần lưu ý đến sự khác biệt lớn về số lượng ngăn phóng ở các bệ phóng thẳng đứng vạn năng - 96 ở tàu Mỹ (Flight IIА) và 64 ở tàu Trung Quốc. Cũng không nên coi nhẹ sự hiện diện của 2 trực thăng hạng nặng hơn ở tàu DDG51 so với 1 trực thăng ở Type 052D. Trong số các ưu thế của tàu Mỹ, có thể chỉ ra khả năng đi biển tốt hơn, cấu trúc thân được thiết kế kỹ lưỡng hơn về mặt bảo đảm độ bộc lộ radar, trạm thủy âm mạnh hơn, các hệ thống chỉ huy/điều khiển và vũ khí trên tàu có các tính năng đã được khẳng định [xlvii].
Khi đánh giá tiềm lực chiến đấu của các tàu khu trục và frigate của hải quân Trung Quốc có trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa, cần chú ý đến khả năng của các hệ thống này bắn mục tiêu mặt nước bằng tên lửa phòng không. Liên Xô đã bổ sung tính vạn năng đó cho các tên lửa phòng không khi hiện đại hóa các hệ thống phòng không chủ yếu của Hải quân Liên Xô vào cuối thập kỷ 1960 là М-1 Volna và М-11 Shtorm vốn đều áp dụng hệ dẫn lệnh vô tuyến. Cũng có khả năng này là các hệ thống М-22 Uragan mà các biến thể của nó đã được trang bị cho một số lớp tàu của hải quân Trung Quốc như Projekt 956E/EM, Type 052В, Type 054А) [xlviii]. Nếu tính cả các frigate lớp Type 054А, hệ thống này ở biến thể HQ-16 là đông đảo nhất trong hải quân Trung Quốc, ngoại trừ các hệ thống phòng không tầm gần.

Tàu khu trục Sovremenny được Liên Xô khởi đóng vào năm 1976, hạ thủy vào năm 1978, nhưng chỉ được đưa vào biên chế hải quân với việc hoàn tất thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không vào năm 1982. Hải quân Trung Quốc nhận được tàu tương tự đầu tiên vào năm 2000.

Ban đầu, hệ thống này sử dụng tên lửa 9M38 với chiều dài 5,5 m, đường kính 0,4 m, sải cánh lái 0,86 m, trọng lượng phóng 660 kg, trọng lượng phần chiến đấu 70 kg. Hệ thống cho phép diệt mục tiêu bay với tốc độ đến 840 m/s, ở cự ly đến 25 km (diệt tên lửa hành trình ở cự ly đến 12 km) và độ cao đến 15 km, xác suất diệt bằng 1 quả tên lửa phòng không có điều khiển đối với máy bay là 0,81-0,96, đối với tên lửa hành trình - 0,43-0,80.

Việc sử dụng tên lửa 9M317 của hệ thống Buk-M1-2 cho phép tăng tầm bắn lên đến 32 km, độ cao đánh chặn lên đến 25 km (được giới thiệu vào năm 2003). Năm 2009, đã giới thiệu hệ thống Shtil-1 vứi tên lửa 9M317ME dành cho bệ phóng thẳng đứng. Tầm bắn tăng lên đến 50 km, kích thước tên lửa không thay đổi, trọng lượng là 581 kg, trọng lượng phần chiến đấu 62 kg. Nhịp bắn là 3 s (đối với М-22 Uragan, nhịp bắn là 12 s, đối với tàu với 2 bệ phóng là 6 s), thời gian phản ứng 5-10 s [xlix].

Ta biết rằng, các phần chiến đấu của các tên lửa phòng không được tối ưu hóa để bắn mục tiêu bay, nhưng rõ ràng là khi cần sử dụng tên lửa phòng không có điều khiển chống mục tiêu mặt nước thì các tên lửa của các hệ thống Shtil (Shtil-1)/HQ-16 với phần chiến đấu nặng 62-70 kg (phần chiến đấu của các tên lửa của hệ thống S-300FM Rif/HQ-9 cũng có trọng lượng tương tự) có một giá trị chiến đấu khác hẳn các tên lửa của hệ thống HQ-7 với phần chiến đấu 14 kg và tầm bắn 13 km [l].
Các phương tiện phòng không hiện đại của hải quân Trung Quốc, được lắp trước hết trên các tàu đang được đóng, cho phép tạo ra khả năng phòng thủ nhiều tầng cho các binh đoàn hay biên đội tàu. Khi đó, giới hạn xa tiêu diệt mục tiêu bay được đẩy lên khá xa, điều đó được nhấn mạnh đặc biệt trong báo cáo mới phát hành (10/4/2015) của Cục Tình báo Hải quân Mỹ (Office of Naval Intelligence - ONI) về tình trạng hải quân Trung Quốc.

Trong báo cáo có dẫn biểu đồ tầm bắn của các hệ thống tên lửa phòng không của các tàu hải quân, nhưng điều kỳ lạ là trong đó chỉ nhắc đến các hệ thống HQ-7 và HQ-9 [li] mặc dù trong văn bản báo cáo có lưu ý đến cả HQ-16. Căn cứ vào tên gọi của sơ đồ là “Figure 2-3. Naval Surface-to-Air Missile Ranges”, thì thông tin được giới thiệu có thể đánh giá là không đầy đủ. Chúng tôi xin nêu ra phương án phù hợp hơn với tình trạng các phương tiện phòng không trang bị cho các tàu chiến nổi của hải quân Trung Quốc.

Bảng 6: Tầm bắn mục tiêu bay tối đa của các hệ thống tên lửa phòng không của hải quân Trung Quốc (trừ các hệ thống tên lửa/pháo phòng không)                                           
HQ-9ER














150
km

















HQ-9








93
km























HQ-16 (Shtil-1)




50
km



TLPK 9M317ME























Shtil


32
km




-
TLPK 9M317























Shtil

25
km






TLPK 9M38























HQ-7
13
km































HQ-10
9
km































Ghi chú: Màu xanh là theo số liệu của ONI, Hải quân Mỹ, 2015; Màu đỏ là phần bổ sung của các tác giả P. Valetsky và O. Ponomarneko.
Do phần lớn lực lượng tàu hộ vệ đang đóng ở Trung Quốc hiện nay định hướng vào các cụm tàu sân bay tương lai, nên cần lưu ý đến tính hợp lý nhất định của sự hiện diện của mấy hệ thống phòng không với tầm bắn khác nhau trên các tàu của cụm tàu sân bay. Một trong các phương án nêu ra thành phần có thể của các tàu bảo vệ tàu sân bay gồm 4 tàu khu trục lớp Type 052D, 4 tàu khu trục thuộc các lớp khác và 2 frigate lớp Type 054А.

Cần lưu ý rằng, xét về chất lượng và số lượng tàu trong serie, không loại trừ khả năng số lượng frigate loại này trong thành phần dự kiến của cụm tàu sân bay Trung Quốc sẽ còn nhiều hơn. Như vậy, một cụm tàu sân bay như vậy có thể được bảo vệ bởi ít nhất 448 tên lửa phòng không có điều khiển, một phần trong số đó sẽ ngăn cản máy bay đối phương tiếp cận đến cự ly sử dụng ồ ạt các loại vũ khí không đối diện.

Các phương án ví dụ phân bổ tên lửa phòng không có điều khiển được nêu trong bảng 7.

Bảng 7: Các phương án cơ số đạn tên lửa phòng không có điều khiển của các tàu bảo vệ cụm tàu sân bay của hải quân Trung Quốc 
Thành phần tàu mặt nước bảo vệ
cụm tàu sân bay xung kích
Tàu
TLPK
có điều khiển
TLPK có điều khiển tầm xa
TLPK có điều khiển tầm trung
Phương án 1 (China Defense Mashup, 9/5/2009)



Type 052D
4
48
192

Các tàu khu trục tên lửa khác:
4



- với hệ thống TLPK HQ-9
2
48
96

- với hệ thống TLPK HQ-16
2
48

96
Type 054A
2
32

64
Tổng cơ số đạn TLPK của các tàu bảo vệ
288
160

Phương án 2




Type 052D
4
48
192

Các tàu khu trục tên lửa khác:
2



- với hệ thống TLPK HQ-9
2
48
96

- với hệ thống TLPK HQ-16
-



Type 054A
6
32

192
Tổng cơ số đạn TLPK của các tàu bảo vệ
288
192

Phương án 1 biên chế các tàu được nêu theo tài liệu: Luyang III / Type 052D Multirole Destroyer (http://www.globalsecurity.org/military/world/china/luyang-iii.htm).
Đối với Type 052D, để làm việc này, người ta dự tính chỉ sử dụng một phần bệ phóng thẳng đứng vạn năng cho các tên lửa phòng không có điều khiển trong tổng số 64 ô phóng.

Trong hải quân Trung Quốc, tên lửa chống hạm có vị trí rất quan trọng. Trong đa số các phương án xung đột quân sự lớn, người Trung Quốc sẽ buộc phải hành động trên chiến trường biển vốn tràn ngập những con tàu nổi quân sự và dân sự. Để bảo đảm cho việc sử dụng ồ ạt tên lửa chống hạm, yếu tố cần thiết để đột phá phòng không của các binh đoàn biên đội tàu đối phương, cũng như giảm xác suất thành công của đối phương trong việc tiêu diệt các phương tiện mang tên lửa chống hạm, người Trung Quốc tìm cách triển khai loại vũ khí lên số lượng hương tiện mang nhiều nhất có thể.

Sự chú ý tới loại vũ khí này có tính truyền thống ở nghĩa nào đó. Trung Quốc đã bắt đầu đưa vào biên chế tên lửa chống hạm vào cuối thập niên 1950 nhờ nhận được vũ khí và sự hỗ trợ công nghệ của Liên Xô. Năm 1960, dây chuyền lắp ráp đầu tiên đã được tổ chức để bắt đầu sản xuất các tên lửa chống hạm cận âm P-15 Termit của Liên Xô có tầm bắn 80 km và phần chiến đấu 340 kg. Tuy nhiên, trong tháng 9/1960, đội ngũ chuyên gia kỹ thuật của Liên Xô đã ngừng hoạt động, song vào tháng 11/1960, Trung Quốc đã thực hiện lần phóng đầu tiên thành công tên lửa này. Năm 1964, biến thể P-15 sản xuất theo giấy phép đã vượt qua thử nghiệm nhà máy và lần phóng đầu tiên tên lửa này đã được thực hiện thành công vào năm 1965. Vào cuối năm 1967, tên lửa với tên gọi Shangyou-1 đã được phê chuẩn sản xuất và nhận vào trang bị vào cuối thập niên 1960. Sau đó, hơn một thập kỷ, Trung Quốc gặp khó khăn trong việc nghiên cứu chế tạo các tên lửa chống hạm của riêng họ phái sinh từ các biến thể tên lửa Liên Xô. Mặc dù có sự tiến bộ trong lĩnh vực này trong những năm gần đây, người ta vẫn thấy tồn tại sự phụ thuộc vào các công nghệ nước ngoài, nhất là vào sự hỗ trợ kỹ thuật của Nga và Ukraine [lii].

Cũng như ở nhiều lĩnh vực khác, Trung Quốc tiếp tục mua tên lửa chống hạm đồng thời triển khai sản xuất các tên lửa ngày càng hoàn thiện do họ tự phát triển. Ở đây, ta thấy sự thiếu tin tưởng vào vũ khí nội địa, ý muốn mua các hệ thống có các tính năng độc đáo (như tên lửa chống hạm Moskit đã nêu khi mô tả các tàu khu trục lớp Projekt 956E/EM), cũng như có được khả năng tiếp cận các mẫu tên lửa hiện đại do nước ngoài sản xuất.

Hiện nay, các tên lửa chống hạm có số lượng đông đảo nhất của hạm đội tàu nổi Trung Quốc là YJ-82 và YJ-83, trong khi tên lửa tiên tiến nhất là YJ-62.

YJ-82 là tên lửa chống hạm nhiên liệu rắn với tầm bắn đến 42 km, tốc độ 0,9M và phần chiến đấu 165 kg. Tên lửa bay ở độ cao 5-7 m tại khu vực mục tiêu.

YJ-83 là biến thể cải tiến của YJ-82, được đưa vào trang bị cho hải quân Trung Quốc vào năm 1998-1999. Tên lửa sử dụng động cơ turbine phản lực nội địa CTJ-2 thay cho động cơ Pháp TRI 60-2 lắp trên biến thể xuất khẩu của tên lửa này (С-802). Tầm bắn của tên lửa tăng lên đến 180 km (thông tin về tầm bắn có sự khác nhau ở các nguồn tin khác nhau) ở tốc độ bay 0,9M. Phần chiến đấu cũng nặng hơn một chút, lên đến 190 kg. Đây là tên lửa chủ lực của các tàu chiến mặt nước của hải quân Trung Quốc.

Tháng 9/2005, tên lửa chống hạm C-602 đã lần đầu tiên được giới thiệu. Đây là tên lửa có kích thước lớn hơn loại trước đó, nhưng với tầm bắn lên tới 280 km, có khả năng dẫn theo GPS và phần chiến đấu uy lực hơn nặng 300 kg. Ở biến thể YJ-62 dành cho hải quân Trung Quốc, tầm bắn của tên lửa theo đa số nguồn tin mà các chuyên gia Dennis M. Gormley, Andrew S. Erickson, Jingdong Yuan lưu ý, được nêu là 280 km, phù hợp với biến thể xuất khẩu vì phải tuân thủ quy định hạn chế tầm bắn tối đa ở mức 300 km của các hiệp định quốc tế về phổ biến công nghệ tên lửa mặc dù Trung Quốc không phải là thành viên đầy đủ của chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR, 34 nước). Tầm bắn thực tế của tên lửa là khoảng 400 km. Tầm bắn đó đòi hỏi phải sử dụng hệ dẫn vệ tinh và người ta cũng nói về khả năng của YJ-62 sử dụng GPS hoặc hệ thống vệ tinh định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc. Tên lửa có tốc độ bay hành trình 0,6-0,8M, còn ở khu vực mục tiêu, tên lửa bay ở độ cаo 7-10 m. YJ-62 được trang bị cho các tàu khu trục lớp Type 052С.

Tên lửa chống hạm tối tân nhất của Trung Quốc YJ-18 dự đoán là bản sao chép của tên lửa 3M54E Club của Nga, với tầm bắn công bố 180 km ở tốc độ 0,8M và tốc độ 2,5-3M ở đoạn bay 40 km đến mục tiêu. Tên lửa này có lẽ có thể lắp trong các bệ phóng thẳng đứng vạn năng của các tàu khu trục Type 052D.

Ngoài tên lửa chống hạm, dự đoán, trên Type 052D có thể lắp cả các tên lửa hành trình dưới âm hạm đối bờ DH-10 với tầm bắn hơn 1.500 km và phần chiến đấu 500 kg [liii].

Cũng có những câu hỏi nhất định mặc dù Trung Quốc có những nỗ lực trong lĩnh vực đóng tàu chiến hiện đại - đó là quan điểm cơ bản đối với cấu hình vũ khí trang bị của các tàu khu trục và tàu frigate trong cả giai đoạn được xem xét.

Một mặt, điều hoàn toàn tự nhiên là Trung Quốc đã có thể bảo đảm cung cấp cho hạm đội của mình các hệ thống vũ khí điều khiển hiện đại muộn hơn nhiều so với Liên Xô, sau đó là Nga, và Mỹ, và khả năng của họ cũng hạn chế. Nhưng cần lưu ý đến vấn đề sau đây.

Quy mô sử dụng vũ khí có điều khiển trong tương lai có thể hình dung không chỉ trên cơ sở chiến dịch chống Iraq năm 1991 - đó chắc chắn là hệ quả của một cú nhảy vọt công nghệ trước đó, - mà còn dựa vào diễn biến giai đoạn cuối chiến tranh ở Việt Nam và qua các cuộc chiến tranh Arab-Israel. Triển vọng sử dụng ồ ạt tên lửa có điều khiển chống các hạm tàu đã đòi hỏi phải có vũ khí phòng vệ tương ứng.

Chẳng hạn, Liên Xô đã chế tạo hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Kinzhal (tầm bắn đến 12 km) với các bệ phóng thẳng đứng. Hệ thống đã được nghiên cứu hoàn thiện trong một thời gian dài, hệ thống không được lắp trên các tàu đầu tiên của loạt tàu chống ngầm cỡ lớn lớp Ptojekt 1155, nhưng các tàu của loạt này kể từ tàu thứ tư là Đô đốc Zakharov  (đưa vào biên chế hạm đội từ năm 1983) đã được trang bị các bệ phóng thẳng đứng ở đuôi tàu (trang bị đầy đủ bao gồm cả một hệ thống ở mũi tàu).

Một số tàu đã thực hiện các chuyến thăm viếng hữu nghị các cảng của Ấn Độ, CHDCND Triều Tiên, Nam Yemen, Malaysia vào năm 1987 [liv].

Tuy nhiên, trước đó, vào năm 1986, tàu tuần dương tên lửa Slava lớp Projekt 1164 trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm xa Fort với 8 bệ phóng thẳng đứng (cơ số 64 đạn tên lửa) được đưa vào biên chế hạm đội vào cuối năm 1982 đã đến thăm Syria và Hy Lạp. Năm 1985, tàu đã theo dõi cụm tàu sân bay Mỹ với các tàu sân bay USS America và USS Forrestal trên Địa Trung Hải. Fort là hệ thống tên lửa phòng không đa kênh đầu tiên của Hải quân Liên Xô, có khả năng đồng thời bám 12 mục tiêu và bắn đến 6 mục tiêu bay [lv].

Như vậy, ngay vào nửa đầu thập niên 1980, đã thấy rõ xu hướng phát triển kết cấu vũ khí tên lửa của các tàu hộ tống vốn đạt được sự hợp ý tối đa ở tàu khu trục tên lửa DDG51 Arleigh Burke, được đưa vào biên chế vào năm 1991. Các bệ phóng thẳng đứng vạn năng của tàu này đã cho phép sử dụng các tên lửa thuộc các loại khác nhau, các bệ phóng nhỏ gọn, trong tương lai (đã bắt đầu thực hiện) có thể bố trí trong một ngăn phóng một cụm (4) các tên lửa có kích thước nhỏ hơn, nhờ đó mà tăng được cơ số đạn, đa dạng hóa khả năng chiến đấu. Căn cứ vào thực tế là các hãng đóng tàu Trung Quốc cuối cùng đã chọn đi theo chính sơ đồ đó giống như cả thế giới, có thể phỏng đoán rằng, Trung Quốc đã bỏ phí mất nhiều thời gian và tốn phí không ít nguồn lực cho việc thiết kế các biến thể quá độ và đóng các tàu vốn đã lạc hậu ngay từ đầu. Có một số cơ sở để cho rằng, thậm chí các tàu chiến hộ tống mà Trung Quốc hiện đang đóng cũng vẫn chưa tính đến đầy đủ kinh nghiệm của các mẫu tàu chiến tốt nhất thế giới về cấu trúc và thành phần vũ khí.
http://csef.ru/ru/oborona-i-bezopasnost/505/6249

Kết luận
Tình hình phát triển tàu mặt nước hộ tống của hải quân Trung Quốc và các loại tàu/xuồng riêng lẻ mang tên lửa có điều khiển trong 20 năm gần đây cho phép đưa ra các kết luận sau đây.

1. Hạm đội tàu hộ tống rất được quan tâm phát triển, ở ý nghĩa nhất định, không ít hơn các hệ thống vũ khí tiến công của quân đội Trung Quốc.

2. Có sự gia tăng vững chắc về số lượng của hạm đội tàu hộ tống, hơn nữa là bằng cách đóng các tàu mới, chứ không phải là hiện đại hóa các tàu hiện có.

3. Các loạt tàu gần đây được đóng loạt lớn, điều vốn không phải là điển hình cho những năm 2000, và được tiêu chuẩn hóa ở mức độ lớn hơn về thành phần vũ khí, điều cho thấy Trung Quốc đã xác định được cấu hình tối ưu (có xét đến tính năng) cho các lớp tàu chiến nhất định.

4. Bước nhảy vọt về chất lượng trang bị các hệ thống vũ khí mới cho hạm tàu được thực hiện thành mấy giai đoạn, ý tưởng thiết kế đã tiến sát các tiêu chuẩn thế giới, nhưng có sự chậm trễ áp dụng các giải pháp cơ bản du nhập từ các nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực đóng tàu quân sự.

5. Tất cả các tàu khu trục, frigate, corvette đều được trang bị tên lửa chống hạm bất kể cơ cấu và tính năng chiến đấu của các vũ khí trang bị còn lại trên tàu.

6. Trung Quốc là quốc gia duy nhất có hạm đội tàu tên lửa nhỏ (xuồng) đông đảo, được đổi mới khá gần đây.

7. Trung Quốc còn phụ thuộc nhiều vào công nghệ nước ngoài, trước hết là trong các lĩnh vực then chốt như các hệ thống vũ khí và chế tạo động cơ. Khả năng chiến đấu thực tế của các hệ thống, các thông số chất lượng của chúng vẫn chưa rõ; Trừ một số ngoại lệ hiếm hoi, chưa có sự xác nhận cho hiệu quả của chúng trong tác chiến.


>> Tổng quan tàu tên lửa Trung Quốc (1)
>> Tổng quan tàu tên lửa Trung Quốc: Tàu khu trục (2)
>> Tổng quan tàu tên lửa Trung Quốc: Frigate, corvette... (3)

Tài liệu tham khảo:
[i] US Department of Defense. Annual report to Congress: Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2014. April 2014, 18.

[ii] US Department of Defense. Annual report to Congress: Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2014. April 2014, 7.

[iii] US Department of Defense. Annual report to Congress: Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2014. April 2014, 77.

[iv] US Department of Defense. Annual report to Congress: Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2014. April 2014, 86 (Appendix A. January 2014 ONI Testimony).

[v] Anthony H. Cordesman. Chinese Strategy and Military Power in 2014. CSIS, November 2014, p. 234. Ronald O'Rourke. China Naval Modernization: Implications for U.S. Navy Capabilities—Background and Issues for Congress. December 23, 2014, p. 29.

[vi] Ronald O'Rourke. China Naval Modernization: Implications for U.S. Navy Capabilities—Background and Issues for Congress. December 23, 2014, p. 25.

[vii] Ronald O'Rourke. China Naval Modernization: Implications for U.S. Navy Capabilities—Background and Issues for Congress. December 23, 2014, p. 29.

[viii] Сведения в данном разделе основываются на различных источниках, включая, но не ограничиваясь,
Jane’s Fighting Ships 2004-2005, www.globalsecurity.org, www.naval-technology.com, ships.bsu.by, Ю.В.Ведерников «Китайские эсминцы: общие и частные аспекты эволюции» (http://flot.com/publications/books/shelf/vedernikov/chinadestroyers/).

[ix] Ю.В.Ведерников «Китайские эсминцы: общие и частные аспекты эволюции», с. 3 (http://flot.com/publications/books/shelf/vedernikov/chinadestroyers/).

[x] Ю.В.Ведерников «Китайские эсминцы: общие и частные аспекты эволюции», с. 4 (http://flot.com/publications/books/shelf/vedernikov/chinadestroyers/).

[xi] Type 051C / Luzhou Class Guided Missile Destroyers, China (http://www.naval-technology.com/projects/type051cluzhoclassgu/).

[xii] На основе анализа фотографий, размещенных: Ю.В.Ведерников «Китайские эсминцы: общие и частные аспекты эволюции», с. 3. (http://flot.com/publications/books/shelf/vedernikov/chinadestroyers/).

[xiii] Type 051C / Luzhou Class Guided Missile Destroyers, China (http://www.naval-technology.com/projects/type051cluzhoclassgu/).

[xiv] Сайт http://www.naval-technology.com для этого типа приводит иные данные по ракете YJ-83, нежели для эсминца тип 051С: дальность пуска до 200 km с возможностью получения целеуказания в полете.

[xv] Luyang-II Class / Type 052C Destroyer, China (http://www.naval-technology.com/projects/luyangclassmissilede/).

[xvi] PLA commissions sixth Type 052C destroyer - Want China Times, 2015-02-15 (http://www.wantchinatimes.com/news-subclass-cnt.aspx?id=20150215000111&cid=1101).

[xvii] PLA looks to add more Type 052D destroyers, 2014-10-13 (http://www.wantchinatimes.com/news-subclass-cnt.aspx?id=20141013000008&cid=1101).

[xviii] Данные сайта ship.bsu.by.

[xix] Там же допущена ошибка - «посредством замены четырех автоматов «АК-630М» на столько же боевых модулей ЗРАК «Каштан»» - замена была на 2 модуля более тяжелого и габаритного ЗРАК; см. Ю.В.Ведерников «Китайские эсминцы: общие и частные аспекты эволюции», с. 6. (http://flot.com/publications/books/shelf/vedernikov/chinadestroyers/).

[xx] Эскадренные миноносцы проекта 956ЭМ (Россия/Китай) (http://bastion-opk.ru/project-956em/ ).

[xxi] Ю.В.Ведерников «Китайские эсминцы: общие и частные аспекты эволюции», с. 5 (http://flot.com/publications/books/shelf/vedernikov/chinadestroyers/).

[xxii] Anthony H. Cordesman. Chinese Strategy and Military Power in 2014. CSIS, November 2014, p. 242.

[xxiii] http://bastion-opk.ru/moskit-p-100/

[xxiv] Gabe Collins, Morgan Clemens, and Kristen Gunness. The Type 054/054A Frigate Series: China’s All-Purpose Surface Combatant. P. 4 - The Study of Innovation and Technology in China, Policy Brief 2014-10, January 2014.

[xxv] Type 054A (Jiangkai II) Class Frigate, China (http://www.naval-technology.com/projects/type-054a-jiangkai-ii-class-frigate/).

[xxvi] Huanggang frigate, China's latest anti-submarine weapon (2015-01-20)(http://www.wantchinatimes.com/news-subclass-cnt.aspx?cid=1101&MainCatID=&id=20150120000130).

[xxvii] Chinese Navy (PLAN) Commissioned its First Upgraded Type 054A Frigate with new H/PJ-11 CIWS (Monday, 19 January 2015 10:55)(http://www.navyrecognition.com/index.php/news/defence-news/year-2015-news/january-2015-navy-naval-forces-defense-industry-technology-maritime-security-global-news/2342-chinese-navy-plan-commissioned-its-first-upgraded-type-054a-frigate-with-new-hpj-11-ciws.html).

[xxviii] Gabe Collins, Morgan Clemens, and Kristen Gunness. The Type 054/054A Frigate Series: China’s All-Purpose Surface Combatant. P. 2 - The Study of Innovation and Technology in China, Policy Brief 2014-10, January 2014.

[xxix] China Brief. Jamestown Foundation. Volume XV, Issue 7, April 3, 2015, p. 1.

[xxx] PLA task force enters Black Sea before Xi's Russia visit, 2015-05-05 (http://www.wantchinatimes.com/news-subclass-cnt.aspx?id=20150505000147&cid=1101).

[xxxi] PLA to use naval drill as shop window for Type 054A frigate, 2015-05-03 (http://www.wantchinatimes.com/news-subclass-cnt.aspx?cid=1101&MainCatID=11&id=20150503000007).

[xxxii] Ronald O'Rourke. China Naval Modernization: Implications for U.S. Navy Capabilities—Background and Issues for Congress. December 23, 2014, p. 29.

[xxxiii] Anthony H. Cordesman. Chinese Strategy and Military Power in 2014. CSIS, November 2014, p. 235.

[xxxiv] Jiangdao Class (Type 056) Corvette, China (http://www.naval-technology.com/projects/jiangdao-class-type-056-corvette/).

[xxxv] China Looks to the Future With New Corvette. By James C. Bussert, SIGNAL Magazine, May 2011 (http://www.afcea.org/content/?q=china-looks-future-new-corvette).

[xxxvi] Anthony H. Cordesman. Chinese Strategy and Military Power in 2014. CSIS, November 2014, p. 235.

[xxxvii] Taiwan Navy Accepts New Catamaran, Wendell Minnick, December 31, 2014 (http://www.defensenews.com/story/defense/naval/ships/2014/12/31/taiwan-navy-catamaran-corvette/21097169/).

[xxxviii] Jane’s Fighting Ships, 2004-2005, p. 135.

[xxxix] Insight: From a ferry, a Chinese fast-attack boat. By D. Lague, Jun 1, 2012 (http://www.reuters.com/article/2012/06/01/us-china-military-technology-idUSBRE84U1HG20120601).

[xl] Taiwan Navy Accepts New Catamaran, Wendell Minnick, December 31, 2014 (http://www.defensenews.com/story/defense/naval/ships/2014/12/31/taiwan-navy-catamaran-corvette/21097169/).

[xli] Anthony H. Cordesman. Chinese Strategy and Military Power in 2014. CSIS, November 2014, p. 244.

[xlii] Р. Ангельский, В. Коровин. Комплексы ближнего рубежа. «Техника и вооружение», № 6, 2014, стр. 21.

[xliii] Luyang III / Type 052D Multirole Destroyer (http://www.globalsecurity.org/military/world/china/luyang-iii.htm).

[xliv] PLA commissions sixth Type 052C destroyer, 2015-02-15 (http://www.wantchinatimes.com/news-subclass-cnt.aspx?id=20150215000111&cid=1101).

[xlv] PLA looks to add more Type 052D destroyers, 2014-10-13 (http://www.wantchinatimes.com/news-subclass-cnt.aspx?id=20141013000008&cid=1101).

[xlvi] DDG-51 ARLEIGH BURKE-class (http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/ddg-51.htm).

[xlvii] Luyang III / Type 052D Multirole Destroyer (http://www.globalsecurity.org/military/world/china/luyang-iii.htm).

[xlviii] Р. Ангельский, В. Коровин. Зенитный ракетный комплекс М-22 Uragan. «Техника и вооружение», № 1, 2014, с. 9, 11.

[xlix] Р. Ангельский, В. Коровин. Зенитный ракетный комплекс М-22 Uragan. «Техника и вооружение», № 1, 20124, с. 10, 13.

[l] Например, Jane’s Fighting Ships 2004-2005, p. 124.

[li] Office of Naval Intelligence. The PLA Navy. New Capabilities and Missions for the 21th Century, 2015, p. 15-16.

[lii] Dennis M. Gormley, Andrew S. Erickson, and Jingdong Yuan. A Potent Vector. Assessing Chinese Cruise Missile
Developments. - Joint Force Quarterly, Issue 75, 4th quarter 2014, p. 100.

[liii] Обзор по ПКР сделан по Dennis M. Gormley, Andrew S. Erickson, and Jingdong Yuan. A Potent Vector. Assessing Chinese Cruise Missile Developments. - Joint Force Quarterly, Issue 75, 4th quarter 2014, p. 99-103.

[liv] Ю.В.Апальков. Корабли ВМФ СССР. Справочник в 4-ч томах. Том III. Противолодочные корабли. Часть I. Противолодочные крейсера, большие противолодочные и сторожевые корабли. - СПБ: «Галея Принт», 2005. - С. 53-61.

[lv] Ю.В.Апальков. Ударные корабли. Справочник. - М: «Моркнига», 2010. - С. 62-69.

[lvi] Ю.В.Ведерников «Китайские эсминцы: общие и частные аспекты эволюции», стр. 7.

[lvii] ВМС Китая сегодня и завтра — часть II. Реальны ли претензии Поднебесной на лидерство в мировом океане? Николай Новичков, Владислав Никольский - «Военно-промышленный курьер», № 21 (438) за 30 мая 2012 г.

[lviii] Там же.

http://vietnamdefence.com/Home/quandoi/trungquoc/Tong-quan-tau-ten-lua-Trung-Quoc-Dac-diem-trang-bi-vu-khi-4/201611/55101.vnd