Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Việt - Nga đàm phán sử dụng chung hệ thống định vị GLONASS


Trên trang web của điện Kremlin, Tổng thống Putin khẳng định: "Các trung tâm giám sát của hệ thống này sẽ được xây dựng tại Việt Nam".

    Hãng tin Nga Itar-Tass dẫn lời Tổng thống Nga Putin cho hay, Nga và Việt Nam đang đàm phán về việc sử dụng chung hệ thống định vị toàn cầu GLONASS.
    Trên trang web của điện Kremlin, Tổng thống Putin khẳng định: "Các trung tâm kiểm soát của hệ thống này sẽ được xây dựng tại Việt Nam".
    Tuyên bố chung về tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga do Báo điện tử Chính phủ đăng tải cũng có đoạn: "Hai bên nhấn mạnh sự cần thiết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, bao gồm phát triển và sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GLONASS của Nga."
    GLONASS là hệ thống định vị toàn cầu của Nga, tương tự như GPS của Mỹ hay Galileo của châu Âu, được Nga triển khai từ những năm 80 của thế kỉ 20 và bắt đầu hoạt động vào năm 1993.
    Theo hãng tin Nga Sputnik, tính tới tháng 3/2014, hệ thống này hoạt động dựa vào 28 vệ tinh trên quỹ đạo, trong đó có 24 vệ tinh đang hoạt động, 3 cái dự phòng và 1 cái đang trong giai đoạn kiểm tra.
    Theo dự kiến, đến năm 2020, Nga sẽ đưa thêm 30 vệ tinh lên quỹ đạo, trong đó có 6 cái dự phòng, để củng cố sức mạnh của hệ thống này.
    Đài Tiếng nói nước Nga đưa tin, GLONASS có thể định vị mọi vị trí trên mặt đất, với sai số tối đa là 5 mét, song khả năng này đang được được cải thiện, nhằm giảm sai số tối đa xuống còn 1 mét, tới năm 2015.
    http://soha.vn/quoc-te/putin-viet-nga-dam-phan-su-dung-chung-he-thong-dinh-vi-glonass-20141126130410609.htm

    Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

    Tướng Trung Quốc đề xuất dùng tiền đấu với tàu sân bay, vũ khí Mỹ

    Đề xuất dùng đồng nhân dân tệ để ngăn chặn đồng USD, tìm cách làm lãnh đạo khu vực, không đặt hy vọng vào loại vũ khí riêng lẻ nào, vì nó rồi cũng lỗi thời...
    Đồng USD và đồng nhân dân tệ, lần lượt của Mỹ và Trung Quốc
    Tờ "Nhật báo Phương Nam" Trung Quốc ngày 20 tháng 11 đăng bài viết "Thiếu tướng Trung Quốc: Không cần thiết gửi hy vọng quá lớn vào tàu sân bay, có thể chế tạo và có thể sử dụng là được".
    Bài viết này của Thiếu tướng Kiều Lương, giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc, bài viết bàn về xu thế đồng USD ảnh hưởng đến sự phát triển và an ninh của Trung Quốc.
    Thúc đẩy quốc tế hóa đồng nhân dân tệ
    Những năm gần đây, chuyên gia chiến lược quân sự, giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc, Thiếu tướng Kiều Lương đặt trọng tâm vào nghiên cứu các hoạt động quân sự của Mỹ và liên quan tới lợi ích kinh tế của họ.
    Khi tham dự Diễn đàn quốc phòng Phương Nam lần thứ 2, ông Kiều Lương tiếp tục đề cập đến quan điểm này. Ông cho rằng, 40 năm qua, thủ đoạn kiểm soát thế giới của người Mỹ thiên biến vạn hóa như nhà ảo thuật, nhưng cuối cùng đều có thể quy về dùng phương thức đồng USD để thu lợi, tốc độ tàu sân bay cũng đã không đuổi kịp tốc độ lưu động vốn.
    Ông Kiều Lương dùng 2 nhóm số liệu kinh tế cho rằng: "Tốc độ tăng chỉ số đồng USD từ năm 1973 đến năm 1985 lên tới 52%, tương ứng với mức độ tăng này là cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ Latinh. Tốc độ tăng đồng USD từ năm 1995 đến năm 2001 đạt 51%, tương ứng với nó là cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á và sau đó kéo theo cuộc khủng hoảng tài chính châu Á".
    Cụm tấn công tàu sân bay Hải quân Mỹ
    Theo Kiều Lương, Mỹ lợi dụng vị thế bá chủ tài chính toàn cầu của họ, thực hiện sách lược "xén lông cừu" đối với nền kinh tế các nước khác. Khác với tư duy địa-chính trị lấy khu vực địa lý làm cơ sở, đây là một loại tư duy chính trị địa-chính trị tiền tệ kiểu mới lấy tiền tệ làm nền tảng.
    Kiều Lương cho rằng, đứng trước thế tấn công mạnh mẽ của đồng USD, trong bối cảnh mới đấu tranh địa-chính trị tiền tệ, thúc đẩy quốc tế hóa đồng nhân dân tệ là một con đường quan trọng, trong tương lai Trung Quốc nên đóng vai trò "đầu tàu" trong nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, học cách làm "chỉ huy tàu".
    Theo đó, nói đến tàu sân bay, Kiều Lương cho rằng: "Đồng USD đã tạo ra thế giới, còn tàu sân bay chỉ là công cụ để đồng USD tạo ra thế giới". Ông nói, khi toàn cầu còn chưa bước vào cục diện "một siêu cường thống trị" của Mỹ, hệ thống tài chính toàn cầu hóa còn chưa xây dựng, tàu sân bay rất có ưu thế, bởi vì nó có thể kiểm soát các tuyến đường hàng hải, kiểm soát logistic toàn cầu.
    Trong khi đó, sau khi Mỹ đã xây dựng hệ thống tài chính toàn cầu lấy bá quyền đồng USD làm cốt lõi, phương thức thu lợi hiện nay của Mỹ là thông qua xuất khẩu đồng USD để nó trở thành một loại vốn toàn cầu, sau đó thông qua lưu động vốn toàn cầu để chảy ngược về Mỹ, thu lợi từ đó.
    Đồng USD Mỹ
    Hơn nữa, sự hỗ trợ cho lưu động vốn nhanh chóng là công nghệ máy tính. Vài trăm tỷ, vài nghìn tỷ USD trong vài giây đến bất cứ khu vực nào trên thế giới, đây là điều mà tốc độ của tàu sân bay còn lâu mới đuổi kịp.
    "Cho nên, Mỹ mới đề xuất phải phát triển hệ thống tấn công nhanh toàn cầu, yêu cầu vươn tới toàn cầu từ 6 giờ, đến 3 giờ, 1 giờ, rồi rút ngắn hơn nữa, còn 28 phút, vì vậy chỉ có tốc độ này mới có thể đuổi kịp tốc độ lưu động của vốn, mới có thể làm thay đổi môi trường đầu tư, phương hướng đầu tư và tốc độ đầu tư toàn cầu".
    Kiều Lương cho rằng, năng lực quân sự là sự thể hiện thực lực tổng hợp của một quốc gia, nhưng không thể đặt hy vọng vào bất cứ một loại vũ khí riêng lẻ nào. Khi hình thái kinh tế có sự thay đổi, vũ khí sẽ lỗi thời, một loại vũ khí mới sẽ lại ra đời. "Chỉ cần có năng lực chế tạo và sử dụng tàu sân bay là đủ, không cần thiết đặt hy vọng quá lớn vào tàu sân bay".
    Tên lửa siêu thanh Falcon HTV-2 Mỹ
    Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
    http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Tuong-Trung-Quoc-de-xuat-dung-tien-dau-voi-tau-san-bay-vu-khi-My-post152574.g
    d

    Báo Trung Quốc bàn cách so cao thấp với máy bay 1 chọi 144 - F-22 Mỹ

    Báo TQ cho rằng, cần sớm trang bị máy bay chiến đấu J-20 khi chưa hoàn chỉnh, tiến hành liều mạng với F-22 khi không chiến - vẫn là kiểu "lấy thịt đè người".
    Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Mỹ tham gia diễn tập quân sự liên hợp Keen Sword 2015 tại Nhật Bản
    Mạng QQ.com Trung Quốc ngày 21 tháng 11 đăng bài viết "Có thể làm thế nào để đối phó với máy bay chiến đấu F-22 Quân đội Mỹ?".
    Theo tờ "Thời báo Không quân" Mỹ, trong cuộc diễn tập quân sự liên hợp Keen Sword Mỹ-Nhật vừa tổ chức, Lầu Năm Góc cố ý điều vài máy bay chiến đấu tàng hình F-22 từ Alaska tới Okinawa tham gia diễn tập, mục đích là phô diễn sức mạnh với Trung Quốc.
    Thực ra, đây hoàn toàn không phải là lần đầu tiên F-22 đến Đông Á tham gia diễn tập quân sự liên hợp song phương có ý nghĩa chiến đấu thực tế rất mạnh. Ngay từ đầu năm 2013, Quân đội Mỹ đã điều F-22 đến căn cứ không quân Osan Hàn Quốc, tham gia diễn tập quân sự Foal Eagle Mỹ-hàn.
    Gần đây, Không quân Mỹ còn lần đầu tiên đồng thời điều động hai loại máy bay chiến đấu tàng hình F-22, F-35 tiến hành huấn luyện tấn công đường không, phòng thủ đường không và đánh chặn đường không.
    Trang mạng "Công nghệ quốc phòng" Mỹ phân tích cho rằng: "Biên đội F-35 và F-22 tác chiến, chủ yếu nhằm vào các cường quốc không quân hàng đầu thế giới như Trung Quốc hoặc Nga".
    Bài báo cho rằng, bất kể thế nào thì "sói" cuối cùng đã đến.
    Quân đội Mỹ bắt đầu nghiên cứu để máy bay chiến đấu F-22 và F-35 hiệp đồng tác chiến
    Theo bài báo, F-22 đã tích hợp công nghệ hàng không đỉnh cao của Mỹ, nó có năng lực mà các máy bay chiến đấu hiện có không có như tàng hình, tuần tra siêu âm, siêu cơ động, bất kể là không chiến ngoài tầm nhìn (BVR) hay không chiến cự ly gần, khoảng cách thế hệ mà nó tạo ra đều chưa từng có.
    Vài năm trước, Không quân Mỹ từng tổ chức cho các máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, thế hệ 3+ như F-15, F-16, F-18G và Typhoon châu Âu tiến hành đối kháng không chiến với F-22, F-22 đã đạt được "chiến tích kinh người" 144 : 1.
    Trong không chiến ngoài tầm nhìn (BVR), nhân tố hàng đầu là năng lực dò tìm radar của máy bay chiến đấu hai bên, bên nào có thể giảm mạnh diện tích phản xạ radar (RCS) của mình thì có thể giảm khoảng cách dò tìm radar của đối phương, từ đó có thể tiến hành phát hiện địch trước, tấn công địch trước.
    Thông thường cho rằng RCS của F-22 giảm 1/10 đến 1/100 so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, căn cứ vào công thức khoảng cách radar, khoảng cách dò tìm radar tỷ lệ thuận với 4 lần căn thức của RCS, nếu khoảng cách tối đa dò tìm F-15C của một bộ radar là 100 km thì dò tìm F-22 chỉ khoảng 30 km.
    Như vậy trong tình hình tính năng radar của hai bên giống nhau, F-22 đã bắn tên lửa, máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba có thể vẫn không phát hiện ra tung tích của F-22, hơn nữa F-22 còn có radar mảng pha quét điện tử chủ động APG-77 có cự ly dò tìm xa nhất trên thế giới.
    Điều làm người ta đau đầu hơn là, do thể tích của tên lửa không đối không phải nhỏ hơn nhiều máy bay chiến đấu, công suất phát radar dẫn đường của tên lửa không đối không nhỏ, công suất dây anten cũng nhỏ, cự ly đánh chặn đối với máy bay thế hệ thứ ba đều chỉ khoảng 20 km.
    Kết hợp các tính năng như tàng hình, siêu âm, máy bay chiến đấu F-22 có thể tấn công máy bay cảnh báo sớm
    Trong môi trường điện từ phức tạp của chiến trường, tên lửa không đối không dẫn đường radar hiện có rất có thể không cách nào theo dõi được F-22 do gây nhiễu, bất kể khoảng cách gần bao nhiêu.
    Bản thân Quân đội Mỹ ý thức được vấn đề này sớm nhất, cho nên mấy năm gần đây không ngừng mở rộng tầm bắn tên lửa không đối không dẫn đường hình ảnh hồng ngoại AIM-9X, để có thể giành được thời cơ trước trong cuộc đối đầu với máy bay chiến đấu tàng hình nước thù địch trong tương lai.
    Năng lực tuần tra siêu âm của F-22 tiếp tục tăng cường ưu thế không chiến ngoài tầm nhìn của nó, nó vừa có thể giúp cho F-22 có thể tiếp cận địch, chiếm vị trí với tốc độ nhanh hơn, đồng thời nâng cao động năng ban đầu của tên lửa, từ đó mở rộng tuyến bắn của tên lửa.
    Các nghiên cứu đều cho rằng, khi tốc độ không chiến của máy bay chiến đấu từ M 0,9 tăng lên đến M 1,5, hiệu quả không chiến có thể tăng 1,6 lần.
    Công nghệ tàng hình, khả năng tuần tra siêu âm kết hợp với nhau còn đem lại một năng lực tác chiến mang tính cách mạng cho F-22 - tấn công máy bay cảnh báo sớm đối phương, bắn rơi hoặc truy đuổi máy bay cảnh báo sớm của địch có thể làm suy yếu năng lực tác chiến của đối phương một cách tổng thể.
    Thông thường, khoảng cách dò tìm của máy bay cảnh báo sớm đối với máy bay tác chiến thế hệ thứ ba có thể trên 300 km, cũng tức là nói khi máy bay thế hệ thứ ba xâm nhập tầm nhìn của radar thì có thể dò tìm và nhận dạng, sau đó điều động máy bay chiến đấu hộ tống tiến hành chặn lại.
    Máy bay chiến đấu F-22 Mỹ được cho là có tính năng cơ động xuất sắc nhất
    Nhưng khoảng cách dò tìm của máy bay cảnh báo sớm đối với F-22 cần phải hạ thấp đến khoảng 150 km, cộng với năng lực chiếm vị trí nhanh của nó, cho nên khi máy bay cảnh báo sớm phát hiện được F-22 thì cũng đã bị đối phương khóa và tấn công.
    Sau khi Không quân Mỹ trang bị F-22 không lâu đã bắt đầu tiến hành diễn tập mô phỏng tấn công "mục tiêu đường không giá trị cao". Đối với Không quân Trung Quốc, năng lực này có mối đe dọa đặc biệt to lớn, trong giai đoạn tình hình biển Hoa Đông căng thẳng trước, Không quân Trung Quốc đã từng diễn tập khoa mục "máy bay cảnh báo sớm bị bên thứ ba bắn rơi, máy bay tác chiến làm thế nào để xử trí".
    Trên phương diện chiến đấu cự ly gần, tính năng cơ động và tính nhanh nhạy điều khiển của F-22 cũng đều có ưu thế hơn máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba và thế hệ 3+. F-22 sử dụng lực nâng cao nhất, cộng với tỷ lệ giữa lực đẩy và trọng lượng cùng với ống phun véc-tơ của nó làm cho khả năng lượn vòng, leo cao và lộn vòng của F-22 đều là số một.
    Đặc biệt là F-22 có năng lực siêu cơ động khoảng 60 độ, có thể tăng gấp đôi góc AOA so với máy bay thế hệ thứ ba, góc AOA lớn có thể giúp F-22 nhanh chóng thay đổi quỹ đạo bay, khai hỏa tấn công mục tiêu, loại năng lực này làm cho F-22 có thể phát động tấn công trong không chiến cự ly gần mà phi công địch không ngờ tới.
    Radar cảnh báo sớm JY-26 Trung Quốc được khoe là có thể theo dõi máy bay chiến đấu F-22 Mỹ
    Không thể không thừa nhận, hiệu quả tác chiến của F-22 cao hơn nhiều so với máy bay tác chiến thế hệ thứ ba của Không quân Trung Quốc, trong không chiến, khả năng giành chiến thắng tương đối cao.
    Đặc biệt là khả năng tấn công máy bay cảnh báo sớm của F-22 có thể làm suy yếu khả năng tác chiến toàn bộ chiến khu của Trung Quốc, đây là một mối đe dọa tương đối lớn đối với Không quân Trung Quốc, thậm chí tác chiến liên hợp toàn quân.
    Nói cách khác, đối phương dựa vào số lượng nhỏ F-22 có thể kiềm chế lượng lớn máy bay tác chiến của Trung Quốc, từ đó tạo điều kiện cho các máy bay tác chiến khác đột phá phòng không.
    Đặc biệt là sau khi hình thành lực lượng tấn công tàng hình đặc biệt gồm F-22, F-35 và B-2, X-47B thì có thể xâm nhập khu vực chiều sâu của Trung Quốc, tấn công các mục tiêu quan trọng như trung tâm chỉ huy, hệ thống phòng không của Trung Quốc.
    Một khi phòng thủ của Trung Quốc bị suy yếu, máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba và tên lửa hành trình Tomahawk của đối phương có thể tiến hành tấn công tiếp theo, mở rộng thành quả chiến đấu. Vì vậy, đối với Không quân Trung Quốc, làm thế nào để kiềm chế F-22 trở thành mấu chốt chặn đứng các cuộc tấn công đường không của đối phương.
    Muốn kiềm chế F-22, điều trước tiên phải giải quyết chính là làm thế nào phát hiện được nó. Trên phương diện này, Không quân Trung Quốc đã giải quyết tương đối tốt, đó chính là phát triển radar cảnh báo sớm có bước sóng tương đối dài.
    Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-16 Trung Quốc
    Tàng hình thường nói đến chủ yếu là chỉ ngoại hình máy bay tàng hình tiến hành tối ưu hóa đối với sóng radar có băng tần ngắn dm, cm, đã làm giảm diện tích phản xạ radar (RCS) khi đối mặt với những radar này. Nhưng, đối với radar có bước sóng khoảng 1 m trở lên, hiệu quả tối ưu hóa của tàng hình ngoại hình hiện có đã giảm đáng kể, hơn nữa khó mà khắc phục.
    Tại Triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 10 kết thúc cách đây không lâu, nhà máy radar của Trung Quốc đã trưng bày 4 radar cảnh báo sớm quét điện tử chủ động ở khu trừng bày không quân.
    Những radar này vừa có khả năng chống tàng hình, đã ứng dụng nhiều loại công nghệ mới, vừa cải thiện về độ chính xác dò tìm và khả năng chống gây nhiễu. Có nguồn tin cho biết, phiên bản riêng của radar JY-26 vào năm 2013 đã từng theo dõi toàn bộ quá trình máy bay chiến đấu F-22 bay đến căn cứ Osan Hàn Quốc.
    Nhưng, chỉ phát hiện F-22 bằng radar cảnh báo sớm mặt đất vẫn không giải quyết được vấn đề, sau khi phát hiện F-22, sử dụng J-10, J-11 để đối phó vẫn sẽ không có kết quả tương đối tốt. Cho nên, kế sách căn bản là không ngại bất cứ sự trả giá nào, đẩy nhanh trang bị máy bay chiến đấu tàng hình J-20, không nhất định yêu cầu nó đồng thời có sẵn năng lực tàng hình, tuần tra siêu âm, siêu cơ động như F-22.
    Phiên bản căn bản của J-20 chỉ cần có năng lực tàng hình, có thể liều mạng với F-22 trong không chiến ngoài tầm nhìn (BVR) là được. Sau đó chờ đến khi nghiên cứu chế tạo thành công động cơ nội có tỷ lệ lực đẩy cao, có thể tiếp tục đưa ra J-20 phiên bản hoàn chỉnh.
    Máy bay chiến đấu J-10 không thể chống được F-22 Mỹ?
    Ngoài ra, do yếu tổng thể về công nghệ, Quân đội Trung Quốc đương nhiên còn phải cần có con đường khác, chẳng hạn phát triển tên lửa không đối không, tên lửa đất đối không có tầm bắn siêu xa (400 km trở lên), dùng để tấn công máy bay cảnh báo sớm, máy bay tác chiến điện tử của Quân đội Mỹ.
    Máy bay chiến đấu tàng hình như F-22 cũng cần, thậm chí lệ thuộc hơn vào sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm, máy bay tác chiến điện tử, nếu như Trung Quốc có thể tấn công điểm yếu của hệ thống tác chiến Quân đội Mỹ cũng có thể làm suy yếu khả năng phá hoại của F-22.
    Cuối cùng, "Không quân không được, thì có Pháo binh 2". Bởi vì, trong điều kiện lịch sử cụ thể trước đây, Trung Quốc có thể tự do phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm gần, sau khi công nghệ dẫn đường vệ tinh, công nghệ dẫn đường quán tính có tiến bộ, độ chính xác tấn công của những tên lửa đạn đạo tần trung và gần này phổ biến đạt trong phạm vi 50 m, đủ để tấn công các mục tiêu cố định lớn như đường băng sân bay, kho dầu, kho chứa máy bay.
    Giá cả tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm gần tương đối đắt đỏ, mỗi quả cần trên chục triệu, thậm chí vài chục triệu nhân dân tệ, một cuộc chiến tranh cục bộ quy mô lớn có thể phải bắn trên 1.000 quả, vì vậy phải chi vài chục tỷ nhân dân tệ.
    Nhưng so với hậu quả thất bại của chiến tranh, chi vài chục tỷ nhân dân tệ chỉ là một con số nhỏ, cho nên, hiện nay, Trung Quốc cần tiếp tục mở rộng quy mô lực lượng tên lửa đạn đạo thông thường của Pháo binh 2, mở rộng quy mô 2.000 quả hiện có lên 5.000 quả, thậm chí 10.000 quả, để cho lực lượng tên lửa thông thường của Pháo binh 2 từ lực lượng đột kích loạt đầu trở thành lực lượng tấn công toàn bộ quá trình chiến tranh.
    Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor Mỹ sẽ dễ dàng đột phá phòng không Trung Quốc?

    http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Bao-Trung-Quoc-ban-cach-so-cao-thap-voi-may-bay-1-choi-144--F22-My-post152608.g
    d

    Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

    “Bán “con mắt” của đất liền cho nước ngoài là quá chủ quan và nguy hiểm!”

     “Khu vực đèo Hải Vân được ví như “con mắt” của đất liền để quan sát ra vùng biển đảo của ta trên biển Đông. Giao vị trí đó cho nước ngoài quản lý 50 năm như vậy là quá chủ quan và nguy hiểm…” - Tướng Nguyễn Quốc Thước nhận định.

    Năm 2013, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đồng ý cấp phép gần 200ha đất ở khu vực đèo Hải Vân (nằm trong quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô được Chính phủ phê duyệt năm 2008) cho Công ty cổ phần Thế Diệu (thuộc Công ty TNHH World Shine Hong Kong - Trung Quốc) để thực hiện Dự án xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế, với tổng mức đầu tư lên đến 250 triệu USD, thời gian là 50 năm.
    Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế đang gây tranh cãi.
    Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế đang gây tranh cãi.
    Trước đó, năm 2009, Thừa Thiên - Huế cũng đã cấp 100ha đất sát dự án trên cho Công ty TNHH MTV Bãi Chuối (Tổng Giám đốc là ông Lim Kam Lo, quốc tịch Canada, dân tộc Hoa) để xây dựng khu nghỉ dưỡng. Dự án này có vốn đầu tư là 102 triệu USD, thời gian là 50 năm.
    Như vậy, cả hai dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ở đèo Hải Vân được tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp phép đều là của công ty nước ngoài. Hiện Dự án World Shine - Huế đang “vấp” phải sự phản đối của nhiều nhà nghiên cứu về chiến lược an ninh quốc phòng.
    Trao đổi với PV Dân trí, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX, X; nguyên Tư lệnh Quân khu IV - cho biết, khu vực đèo Hải Vân là vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng với Việt Nam, cả trong thời bình lẫn thời chiến. Bởi trong chiến tranh khu vực này đã 2 lần bị chia cắt vào thời kỳ Trịnh – Nguyễn và thời kỳ kháng chiến chống Pháp năm 1954 tại sông Bến Hải.
    Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế đang gây tranh cãi.
    Tướng Thước cho rằng, tỉnh Thừa Thiên - Huế giao hàng trăm héc-ta đất ở khu vực đèo Hải Vân cho công ty nước ngoài quản lý trong 50 năm là quá chủ quan và nguy hiểm!
    Tướng Thước cho biết: “Trong lịch sử khu vực đèo Hải Vân đã 2 lần bị chia cắt làm đôi. Năm 1954 tại sông Bến Hải, nhân dân khu IV hận thù lắm. Đến năm 1975 giải phóng Miền Nam thống nhất Đất nước. Có nghĩa là chúng ta phải mất 21 năm mới xóa được cái hận thù chia cắt đó. Vị trí đó rất hiểm yếu và xung yếu. Hiểm yếu là nó rất khó lấy, nhưng nếu kẻ thù ngồi vào vị trí đó rồi thì rất khó đuổi được ra. Nó nằm trung tâm của đất nước ta, rất quan trọng với an ninh quốc phòng. Nó được ví như “con mắt” của đất liền, để chúng ta quan sát ra vùng biển đảo của ta trên biển Đông. Tôi đã từng là người chịu trách nhiệm về an ninh quốc phòng ở Quân khu IV trước đây, tôi thấu hiểu được nguy cơ chia cắt. Nên khi nghe thấy Huế giao cho công ty nước ngoài vị trí đó 50 năm, tôi thực sự bàng hoàng, không hiểu sao họ lại quyết định chủ quan như vậy?”.
    “Đèo Hải Vân, mà đỉnh cao của nó là Bạch Mã kéo dài ra phía đông khu vực mũi Cửa Khẻm, khu vực đang bị Huế “bán” cho nước ngoài 50 năm là địa bàn rất hiểm yếu. Nó rất dốc và hiểm trở, tại sao nước ngoài họ lại đổ tiền vào đó hàng triệu USD để làm du lịch? Đằng sau du lịch là gì chúng ta đã nghiên cứu, tính toán kỹ chưa? Sao không kêu gọi các nhà đầu tư trong nước, vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo an ninh quốc phòng? Khu vực này nhất quyết không được giao cho bất kỳ người nước nào quản lý. Tôi đề nghị Chính phủ, Bộ Quốc phòng, tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quân khu IV cần vào cuộc ngay. Hành động dứt khoát chứ không có chuyện việc đã rồi mà cứ để cho làm, cấp phép rồi bằng mọi cách phải dừng ngay. Chứ không sau này rất khó gỡ ra được” - Tướng Thước nêu quan điểm.
    Nói thêm về tầm quan trọng của vị trí chiến lược khu vực đèo Hải Vân, Trung tướng chia sẻ: Cách đây khoảng hơn 20 năm, Trung tướng Phan Hoan - nguyên Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu V có đề nghị với Đại tướng Đoàn Khuê – nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là giao vị trí khu vực đèo Hải Vân cho Quân khu V quản lý. Ông Thước đã đề nghị Quân khu IV và V phải ngồi lại với nhau để trao đổi về vấn đề này.
    Ông Thước phân tích: Đèo Hải Vân không chỉ có giá trị bảo vệ cho Đà Nẵng, Quân khu V, Huế và Quân khu IV mà nó còn có ý nghĩa chống chia cắt đất nước ta, không được để xảy ra chia cắt như trước đó. Theo ông, đèo Hải Vân là nơi tiếp giáp giữa 2 Quân khu nhưng không được giao cho bên nào. Quân khu IV và V cần phải hợp sức để tổ chức hệ thống phòng thủ thật vững chắc cho khu vực đó, bảo vệ cho phía nam, phía bắc đèo Hải Vân.
    “Đại tướng Đoàn Khuê có nói rằng, nguyên tắc khu vực tiếp giáp trong quân sự thì giao cho 1 bên đảm nhiệm. Nhưng 2 Quân khu phải hợp sức để bảo vệ khu vực này” - Tướng Thước nhấn mạnh về vị trí chiến lược của đèo Hải Vân.
    Nguyễn Dương
    http://dantri.com.vn/su-kien/ban-con-mat-cua-dat-lien-cho-nuoc-ngoai-la-qua-chu-quan-va-nguy-hiem-998956.htm

    Trung Quốc đủ khả năng khiến toàn nước Mỹ mất điện

    Quan chức an ninh quốc gia cấp cao Mỹ cho biết Trung Quốc và "có thể là một hay hai quốc gia khác" có khả năng làm tê liệt mạng lưới điện quốc gia cùng các cơ sở hạ tầng quan trọng khác của Mỹ thông qua các cuộc tấn công mạng.

    smart-grid-boulder001-6412-1416735831.jp
    Mạng lưới điện của Mỹ có thể bị đóng hoàn toàn sau các cuộc tấn công mạng. Ảnh:Inside EVS
    Đô đốc Michael Rogers, lãnh đạo cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), cho hay Washington đã phát hiện nhiều mã độc từ Trung Quốc và một số quốc gia khác trên hệ thống máy tính của nước này. Chúng có thể gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống thường nhật của người dân Mỹ.
    "Những mã độc có khả năng đóng mọi phần của hệ thống hạ tầng được quản lý chặt chẽ của chúng ta, từ đó làm gián đoạn khả năng cung cấp dịch vụ cho người dân", CNN dẫn lời ông Rogers, nói hôm 20/11.
    Rogers cũng nhận định, những cuộc tấn công kiểu này đang dần trở thành "xu hướng trong tương lai".
    Một báo cáo mới đây từ Mandiant, một công ty an ninh mạng, chỉ ra rằng, những tin tặc, dường như hoạt động cho chính phủ Trung Quốc, có thể xâm nhập vào hệ thống tiện ích công cộng, làm tê liệt mọi dịch vụ từ phát điện, đến cung cấp nước sạch và khí đốt trên toàn nước Mỹ.
    Vũ Hoàng
    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/trung-quoc-du-kha-nang-khien-toan-nuoc-my-mat-dien-3111039.htm
    l

    Tàu ngầm Type 094 TQ có thể giết chết hàng chục triệu người Mỹ?

     Đối với Mỹ, mối đe dọa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đang ngày càng gia tăng cả trên biển và trên đất liền, nhất là khi Trung Quốc triển khai tàu ngầm Type 094
    Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc
    Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 21 tháng 11 đăng bài viết "Báo Mỹ: 1 tàu ngầm hạt nhân Type 094 Trung Quốc có thể giết chết hàng chục triệu người Mỹ".
    Dẫn mạng "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 19 tháng 11, bài viết cho biết, Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung ngày 19 tháng 11 đã công bố một bản báo cáo mới nhất liên quan đến những nỗ lực hiện đại hóa vũ khí hạt nhân và tên lửa của Trung Quốc.
    Báo cáo cho rằng, trong 10 năm tới, Trung Quốc sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với lực lượng, căn cứ và tài sản quân sự của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
    Báo cáo chỉ ra, Trung Quốc trong 3 - 5 năm tới sẽ triển khai nhiều tên lửa hạt nhân cơ động đường bộ hơn, trang bị 5 tàu ngầm động cơ hạt nhân có thể lắp 12 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lắp nhiều đầu đạn độc lập, sẽ làm cho kho vũ khí hạt nhân của họ trở nên sát thương hơn, hơn nữa khả năng sống sót cũng sẽ mạnh hơn.
    Báo cáo còn chỉ ra, Trung Quốc có thể đã cải tiến tên lửa Đông Phong-5 và Đông Phong-31A, làm cho chúng có thể mang theo nhiều đầu đạn độc lập. "Là một con đường công phá hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ mang tính áp đảo, Trung Quốc có thể sử dụng đầu đạn hạt nhân độc lập phát động tấn công các đô thị chủ yếu và hạ tầng quân sự của Mỹ".
    Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Động Phong-5 Trung Quốc
    Báo cáo cho rằng, Trung Quốc sẽ có thể thông qua nhiều loại con đường như động năng, laser, gây nhiễu điện tử và kiểm soát để tấn công các vệ tinh an ninh quốc gia của Mỹ. Trong 5 - 10 năm tới, Trung Quốc sẽ có năng lực làm cho toàn bộ vệ tinh an ninh quốc gia Mỹ hoạt động trên các quỹ đạo rơi vào nguy hiểm.
    "Trên phương diện năng lực vũ trụ, năm 2014 Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy chương trình chống vệ tinh rộng lớn để thách thức ưu thế thông tin của Mỹ trong các cuộc xung đột, đồng thời khi cần thiết gây nhiễu hoặc tiêu diệt vệ tinh Mỹ". Trên thực tế, Bắc Kinh cũng cho rằng, năng lực tác chiến vũ trụ của họ sẽ tăng cường khả năng đe dọa chiến lược, giúp cho Trung Quốc có thể buộc Mỹ và các nước khác "không can thiệp Trung Quốc".
    Báo cáo còn chỉ ra, trong 5 năm tới, lực lượng hạt nhân của Trung Quốc sẽ nhanh chóng mở rộng và hiện đại hóa, cung cấp sự lựa chọn chính sách quân sự và ngoại giao rộng mở hơn cho Trung Quốc, đồng thời "có khả năng làm suy yếu sự răn đe mở rộng của Mỹ ở châu Á, đặc biệt là liên quan đến sự răn đe mở rộng của Nhật Bản".
    Báo cáo cho rằng, trong 3 - 5 năm tới, Trung Quốc sẽ triển khai nhiều tên lửa hạt nhân cơ động đường bộ hơn, đồng thời sẽ trang bị 5 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo trang bị 12 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, biên chế tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lắp nhiều đầu đạn độc lập, sẽ làm cho kho vũ khí hạt nhân của Trung Quố sẽ trở nên sát thương hơn, hơn nữa năng lực sống sót cũng sẽ mạnh hơn.
    Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Cự Lang-2 được bắn từ tàu ngầm Trung Quốc
    Năm 2013, báo cáo của Lầu Năm Góc chỉ ra, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc chỉ bao gồm 50 - 70 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, trong 15 năm tới, số lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể tấn công nước Mỹ sẽ trên 100 quả. Nhưng, báo cáo mới nhất chỉ ra, một số nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc có thể sở hữu kho vũ khí hạt nhân với quy mô lớn hơn.
    Từ năm 2007 trở đi, năng lực uy hiếp hạt nhân trên biển của Trung Quốc không ngừng tăng lên, họ đã trang bị 3 tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Tấn, dự tính đến năm 2020 sẽ còn trang bị 2 tàu ngầm tên lửa đạn đạo. Tên lửa đạn đạo Cự Lang-2 của tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Tấn rõ ràng đã có năng lực tác chiến ban đầu, "lần thứ nhất đã cung cấp năng lực đe dọa hạt nhân trên biển đáng tin cậy cho Trung Quốc".
    "Tầm bắn của tên lửa Cự Lang-2 đạt 4.598 dặm Anh, nếu bắn ở vùng biển giáp Trung Quốc, Trung Quốc có thể tiến hành tấn công hạt nhân đối với Alaska; nếu bắn vùng biển phía nam Nhật Bản, Trung Quốc có thể tiến hành tấn công hạt nhân đối với Alaska và Hawaii; nếu bắn từ vùng biển phía tây Hawaii, Trung Quốc có thể tiến hành tấn công hạt nhân đối với Alaska, Hawaii và khu vực phía tây đại lục Mỹ; nếu bắn từ vùng biển phía đông Hawaii, Trung Quốc có thể tiến hành tấn công hạt nhân đối với toàn bộ 50 bang của Mỹ".
    Ngoài tàu ngầm, báo cáo cũng đã quan tâm đến sự gia tăng của tên lửa đạn đạo hạt nhân đường bộ như Đông Phong-31. Năm 2006 Trung Quốc đã triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31, năm 2007 đã triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A tiên tiến hơn. Hệ thống tên lửa cơ động đường bộ giúp cho thời gian bắn tên lửa đạn đạo ngắn hơn, cũng đã làm gia tăng khó khăn đối với việc định vị và tấn công những tên lửa này. Tầm bắn lớn nhất của tên lửa Đông Phong-31A ít nhất là 6.959 dặm Anh, giúp cho nó có thể tấn công phần lớn khu vực đại lục nước Mỹ.
    Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 Hải quân Trung Quốc
    Trung Quốc đang thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cơ động đường bộ Đông Phong-41. Loại tên lửa này sẽ triển khai vào năm 2015, có thể mang theo 10 đầu đạn độc lập, tầm bắn đạt 7.456 dặm Anh, "làm cho nó có thể ngắm bắn tất cả các mục tiêu của đại lục nước Mỹ".
    Trung Quốc có thể đã cải tiến tên lửa Đông Phong-5 và Đông Phong-31A để chúng có thể mang theo nhiều đầu đạn độc lập. "Là một con đường công phá hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ mang tính áp đảo, Trung Quốc có thể sử dụng đầu đạn hạt nhân độc lập phát động tấn công đối với các thành phố chủ yếu và hạ tầng quân sự của Mỹ".
    Báo cáo đã phán đoán tình hình mang tính phá hoại của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lắp nhiều đầu đạn độc lập khi phát động tấn công hạt nhân đối với Los Angeles. Bài viết cho rằng, sau khi tên lửa hạt nhân tấn công một đô thị, tro bụi phóng xạ của 20 đầu đạn sẽ theo gió lan rộng, tạo ra một khu vực ô nhiễm có diện tích tới vài nghìn dặm Anh.
    Theo bài viết, trong phạm vi 746 - 870 dặm Anh, tỷ lệ sống sót của những người hoạt động ngoài trời bằng không. 12 quả tên lửa đạn đạo của tàu ngầm hạt nhân Type 094 có thể khiến cho 5 - 12 triệu người chết, tác dụng đe dọa rất rõ rệt. Theo bài viết, khu vực miền trung và miền tây nước Mỹ có dân cư thưa thớt, phương thức tốt nhất gia tăng tính phá hoại chính là ngắm bắn chính xác các đô thị chủ yếu ở bờ biển phía tây, chẳng hạn như Seattle, Los Angeles, San Francisco và San Diego.
    Tên lửa đạn đạo dòng Đông Phong, Trung Quốc

    http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Tau-ngam-Type-094-TQ-co-the-giet-chet-hang-chuc-trieu-nguoi-My-post152558.g
    d