Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021

Châu Á trong cuộc chiến quyền lực Trung Quốc - phương Tây

 Bằng hành xử của mình, Trung Quốc khó có thể khắc họa sự trỗi dậy mà họ luôn tuyên bố là hoà bình. Mỹ bảo vệ trật tự toàn cầu dựa trên các luật lệ, tập trung vào các giá trị chung...


Sau 2 thập niên đầu thế kỷ 21 bị phân tâm bởi nhiều vấn đề, hai cường quốc đang lún sâu vào cuộc cạnh tranh vị trí đứng đầu. Cuộc cạnh tranh ấy đe dọa chia cắt thế giới theo đường lối ý thức hệ chưa từng xảy ra trước đây.

Với nỗ lực tạo ra một bức màn sắt mới này, phần còn lại của thế giới một lần nữa đang bị buộc phải chọn bên. Nhân loại đã quá quen với trải nghiệm chiến tranh khi các cuộc tấn công gây chết chóc hạn chế ở những nơi xa xôi đang ảnh hưởng quy mô toàn cầu và có xu hướng liên quan đến hạt nhân.

Hai cường quốc đòi hỏi sự trung thành và liên kết, bằng cách sử dụng các công cụ pháp lý về đặc quyền ngoại giao và kiểm soát chuỗi cung ứng.

Chiến trường tranh giành quyền lực

Không giống như cuộc chiến tranh Lạnh đầu tiên giữa phương Tây và Liên Xô với tâm điểm là châu Âu, châu Á hiện là chiến trường chính cho cuộc tranh giành quyền lực lớn của thế kỷ 21.

Mỹ đang tăng cường sự hiện diện quân sự của họ khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Hiện cũng có những bàn luận về một hạm đội hải quân đầu tiên đồn trú tại Đông Nam Á. Các lực lượng hải quân của Pháp, Đức, Hà Lan và Anh đều đã lên kế hoạch cử tàu tới hỗ trợ các hoạt động tự do tập trận hàng hải của Mỹ ở Biển Đông.

Vào thế kỷ 17, các quốc gia châu Âu cử thuyền bè đến châu Á để tìm kiếm sự giàu có từ việc buôn bán gia vị. Ngày nay, họ đang phái các đội tàu hải quân đắt tiền tới Biển Đông với nỗ lực duy trì sự gắn kết và củng cố ảnh hưởng đang lung lay của các cường quốc phương Tây.

Ví dụ, Anh mới có một tuyên bố chính sách toàn diện, nhấn mạnh nước này là “lực lượng vì điều tốt đẹp trên thế giới”. Hà Lan cũng công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của riêng mình, quả quyết cần phải có tiếng nói lớn hơn nhằm chống lại các động thái gây hấn của Trung Quốc, vốn đe dọa sự tự do tiếp cận các tuyến đường biển trong khu vực.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang học hỏi từ quá khứ. Việc khống chế thành công đại dịch Covid-19 đã tạo ra những xung động hướng nội, lặp lại thời đại mà sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài bị phản đối và được coi là mối đe dọa đối với sự ổn định xã hội.

Châu Á trong cuộc chiến quyền lực Trung Quốc - phương Tây
Tàu Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên biển. Ảnh: Chinese military

Nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới do nhu cầu trong nước tăng cao thời kỳ hậu dịch bệnh. Hàng triệu khách du lịch Trung Quốc từng xếp hàng mua đồ hiệu ở Paris và London giờ đây đang chi tiêu trong nước. Việc hướng nội cũng giúp củng cố các quan điểm dân tộc chủ nghĩa và siết chặt kỷ luật tư tưởng.

Phân cực và chia rẽ

Bị kẹt ở giữa là một loạt các quốc gia nhỏ hơn không có cùng các giá trị như tuyên bố của người Mỹ và châu Âu cũng như không tận hưởng viễn cảnh về một khu vực đồng thịnh vượng do Trung Quốc lãnh đạo. Sự hoài nghi lẫn nhau khiến các nước không cùng hành động trong các liên minh. Giữa các xã hội quá đa dạng và chỉ hội nhập một phần cũng không có sự tương thích về hệ tư tưởng.

Do đó, các hạt giống của sự phân cực đang rơi rớt trên nền đá ở châu Á. Khó có thể dựng lên một bức màn sắt thực sự hiệu quả giống như vào những năm 1950, khi Mỹ và Trung Quốc cũng cố gắng và thất bại trong việc tạo lập những quốc gia phụ thuộc ở khu vực Đông Nam Á mới giành được độc lập, chỉ còn lại di sản chiến tranh và mất mát của người dân.

Vậy thuốc giải độc tốt nhất cho nỗ lực thâu tóm ảnh hưởng dưới vỏ bọc mới là gì? Với cuộc đấu tranh chống thực dân vẫn còn mới mẻ sau những năm 1950, phong trào không liên kết đã tìm cách xây dựng một con đường trung dung, dẫn đầu châu Á bởi Ấn Độ và Indonesia. 

Ngày nay, có những nỗ lực nhằm khuyến khích các cường quốc quy mô trung bình tham gia quản trị toàn cầu. Tuy nhiên, nỗ lực trở thành nguồn cung cấp vắc xin Covid-19 của Ấn Độ đã tan thành mây khói khi Mỹ, Nga và Trung Quốc phải gấp rút hỗ trợ sự sụp đổ mang tính thảm họa của hệ thống y tế tại quốc gia Nam Á.

Mỹ đang sử dụng công nghệ làm mũi nhọn, nâng cao mối quan tâm về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu nhằm ngăn chặn sự phát triển của các hãng công nghệ Trung Quốc, bắt buộc thực hiện các điều chỉnh tốn kém đối với các chuỗi cung ứng.

Trung Quốc đang sử dụng biện pháp ngoại giao vắc xin, khai thác việc phân phối vắc xin chậm chạp từ phương Tây để đảm bảo các thỏa thuận mua sản phẩm của họ trong khu vực.

Chậm rãi nhưng chắc chắn, một sự chia rẽ đang mở ra ở châu Á. Đáng buồn thay, chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi súng bắt đầu khai hỏa và khu vực phải trải qua một loạt các cuộc xung đột khác mà họ không có phần nhưng phải trả giá bằng máu.

Quỳnh Anh(Theo SCMP)

https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/chau-a-trong-cuoc-chien-quyen-luc-trung-quoc-phuong-tay-744106.html

Thứ Bảy, 12 tháng 6, 2021

Thông điệp "cầu hòa" của ông Tập quá muộn, Trung Quốc đã thành "mồi ngon" của liệt cường G7

 Thông điệp hòa dịu với phương Tây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như chưa có sức nặng do thiếu hành động thực tế - theo cây viết Simon Tisdall của The Guardian.



Trung Quốc thay đổi thái độ nhưng đã muộn?

Thông điệp được ông Tập đưa ra trong buổi "học tập tập thể" của Bộ Chính trị Trung Quốc ngày 1/6 được các nhà quan sát cho là tín hiệu Bắc Kinh muốn hàn gắn những rạn nứt với phương Tây.

Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh giá trị của việc "xây dựng môi trường dư luận thuận lợi ở bên ngoài [Trung Quốc] và tăng cường truyền thông trong "tình hình mới" nhằm bảo đảm cho vị thế đi lên của Bắc Kinh, bên cạnh củng cố hệ thống phát ngôn hướng đến cải thiện hình tượng toàn cầu và ứng phó với những chỉ trích.

"Cần phát huy tốt hơn nữa vai trò của những chuyên gia cao cấp, cũng như tận dụng các nền tảng như những hội nghị và diễn đàn quốc tế quan trọng, cùng với các phương tiện truyền thông chính thống ở nước ngoài để phát đi tiếng nói [của Trung Quốc]," ông nói với các Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc.

Simon Tisdall nhận định, thay đổi trong thái độ của Trung Quốc sẽ không giúp "phá băng" quan hệ được nhiều, trừ khi những chính sách quyết liệt của nước này cũng điều chỉnh.

Sau khi ông Tập trở thành lãnh đạo cao nhất Trung Quốc từ cuối năm 2012, Bắc Kinh đã chứng kiến những thay đổi đáng kể với những chính sách mang "tính quyết đoán" mạnh mẽ hơn ở nước ngoài. Những cáo buộc nhằm vào hành động "bắt nạt", "cưỡng ép" láng giềng của Trung Quốc ở khu vực biển Đông và biển Hoa Đông tăng lên.

Theo Tisdall, nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng không phải chính sách của ông có vấn đề, mà là do không được giải thích và truyền đạt một cách hiệu quả.

Trung Quốc phải mở rộng "vòng tròn bạn bè" của mình - ông Tập Cận Bình nói. "Các cơ quan tuyên truyền" phải làm cho tất cả mọi người hiểu rõ ràng rằng Bắc Kinh "không mong muốn gì hơn ngoài hạnh phúc và thịnh vượng cho người dân Trung Quốc".

Quân đội Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động tập trận nhằm gửi thông điệp cảnh cáo đến Đài Loan, trong khi Washington siết chặt liên hệ với hòn đảo này. Bắc Kinh cũng bất đồng với nhiều láng giềng xung quanh, từ Ấn Độ, Hàn Quốc đến Malaysia, Philippines hay Australia.

Một trong những thiệt hại rõ rệt nhất mà Trung Quốc hứng chịu là việc Nghị viện Châu Âu (EP) ngày 20/5 thông qua với số phiếu áp đảo nghị quyết về đóng băng nỗ lực phê duyệt Thỏa thuận Toàn diện về Đầu tư (CAI) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc.

Bắc Kinh và EU đã đàm phán về CAI trong suốt 6 năm ròng, trước khi đạt được thỏa thuận vào tháng 12/2020. Tuy nhiên, căng thẳng song phương bùng lên sau đó với những cáo buộc của phương Tây nhằm vào vấn đề Tân Cương, kéo theo các đòn cấm vận lẫn nhau giữa đôi bên.

"Vấn đề hiện nay là giả sử ông Tập thực sự suy nghĩ lại thì điều này có thể đã quá muộn màng," Tisdall viết trên The Guardian hôm 6/6. "[Căng thẳng phương Tây-Trung Quốc] đã đạt tới điểm giới hạn. Nhân nhượng đối với sự thô lỗ của Trung Quốc đã kết thúc."

Trung Quốc "thống trị" nghị trình thượng đỉnh G7

Tác giả Simon Tisdall cho rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden "mắc kẹt" với đường lối cứng rắn với Trung Quốc mà chính quyền tiền nhiệm của ông Donald Trump để lại và đang củng cố nó một cách ổn định. Hội nghị thượng đỉnh nhóm G7 mở màn tại Anh vào ngày 11/6 (giờ địa phương) sẽ tiếp sức cho ông.

Nhóm Bộ tứ (Quad) - gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, và Australia - đang hồi sinh. Ngân sách quốc phòng tăng cao. Vũ khí mới, bao gồm các vũ khí hạt nhân, sắp được ra mắt. Đồng minh thân cận Anh, tiếp bước một số cường quốc NATO, đã gửi nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến biển Đông.

Dù từng bác bỏ giả thuyết mà ông Trump đưa ra về nguồn gốc Covid-19 là "thuyết âm mưu", ông Biden mới đây đã yêu cầu tình báo Mỹ tăng cường nỗ lực điều tra triệt để nhằm xác định nguồn gốc virus corona SARS-Cov-2, bao gồm kịch bản virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Trung Quốc có thể không phải là thành viên G7, song nhiều khả năng sẽ "thống trị" nghị trình phiên họp trực tiếp đầu tiên của các lãnh đạo nhóm này sau gần 2 năm.

Nhân chuyến công du nước ngoài đầu tiên từ khi nhậm chức, ông Biden được cho là sẽ cố gắng thuyết phục các đồng minh đứng chung mặt trận với Washington trong lập trường cứng rắn nhằm vào Bắc Kinh, liên quan đến các vấn đề về Hồng Kông, Tân Cương, biển Đông,...

Biden viết trên tờ Washingon Post hồi tuần trước rằng "nước Mỹ phải dẫn dắt thế giới từ vị thế sức mạnh", bao gồm đối đầu với "những hoạt động gây nguy hại của Nga và Trung Quốc".

Đã có những tín hiệu cho thấy một mặt trận thống nhất được lập nên. Trong tuyên bố chung hôm 10/6, Tổng thống Mỹ cùng Thủ tướng Anh Boris Johnson cam kết ủng hộ cuộc điều tra về nguồn gốc Covid-19.

Thông điệp cầu hòa của ông Tập quá muộn, Trung Quốc đã thành mồi ngon của liệt cường G7 - Ảnh 2.

Tổng thống Joe Biden gặp Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 10/6, trước thềm thượng đỉnh nhóm G7 tại Cornwall, Anh (Ảnh: AP)

Sự ủng hộ từ Anh và nhiều khả năng từ các thành viên G7 khác sẽ gia tăng sức nặng cho nỗ lực tái kiểm tra nguồn gốc SARS-Cov-2. Trước đó, báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào tháng 3 nói khả năng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là "rất thấp".

Hội nghị G7 cũng được cho là sẽ chứng kiến sự ra mắt một giải pháp thay thế xanh mà ông Biden thúc đẩy để cạnh tranh với sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, với mục đích hỗ trợ phát triển bền vững ở các nước đang phát triển.

Australia, khách mời tại hội nghị, sẽ không bỏ qua cơ hội tìm kiếm ủng hộ từ phương Tây giữa bối cảnh bất đồng thương mại leo thang với Bắc Kinh. Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 9/6 kêu gọi G7 ủng hộ cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm giải quyết vấn nạn lạm dụng các biện pháp "cưỡng ép kinh tế".

Liên minh mới nổi này có thể sẽ gây thêm bất lợi cho Bắc Kinh. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10/6 lên án kế hoạch tập hợp các đồng minh chống Trung Quốc của ông Biden là "kích động đối đầu".

Trong khi các quốc gia G7 có thể đang hướng tới một mặt trận thống nhất nhằm vào Trung Quốc, thì vẫn còn phải xem liệu các nước có sẵn sàng mạo hiểm làm tổn hại quan hệ song phương với Bắc Kinh hay không.

Một số nhà quan sát Trung Quốc bày tỏ tự tin trên Thời báo Hoàn Cầu rằng sự "chia rẽ căn bản" trong nhóm G7 về vấn đề Trung Quốc sẽ "ngăn cản họ đưa ra bất kỳ động thái đáng kể nào".

Thế giới bắt đầu khôi phục sau đại dịch Covid-19, và nhiều nước phương Tây vẫn phụ thuộc vào thị trường cùng nguồn vốn đầu tư Trung Quốc. Mặt khác, Bắc Kinh cũng không ngần ngại tận dụng "đòn bẩy" này.

Một ngày trước thượng đỉnh G7, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua đạo luật phản cấm vận, nhằm chứng minh những biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ bị đáp trả tương xứng.

https://soha.vn/thong-diep-cau-hoa-cua-ong-tap-qua-muon-trung-quoc-da-thanh-mieng-moi-chung-cua-g7-20210611154701505.htm

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2021

Từ lý thuyết hòn tuyết lăn đưa ra dự báo về Trung Quốc?

 Bản chất con người tương đối đồng nhất khiến những diễn tiến lịch sử dường như có tính quy luật lặp lại, dù sự việc có thay đổi về chủ thể không gian và thời gian.

Vừa qua, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra lời thách đố Phó Thủ tướng Nhật Bản "uống dòng nước bẩn nhiễm xạ" được xả thẳng ra biển, do trước đó Nhật Bản cho rằng nguồn nước được xử lý an toàn.

Một sự việc khác, phía Trung Quốc đã vẽ và cho công bố một bản đồ địa hình về quần đảo tranh chấp với Nhật là Senkaku hay còn gọi là Điếu Ngư, khiến phía Nhật sau đó phải lên tiếng phản đối.

Vài tháng trước, Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc có hiệu lực, cho phép cảnh sát biển được nổ súng vào tàu vi phạm ở vùng biển nước này khiến nhiều nước cùng lo ngại.

Bản chất của những sự việc đó là những xung động phát tác ra từ một quốc gia đang trỗi dậy...

Nhìn lại lịch sử thì thấy, với bản chất con người tương đối đồng nhất, đã tạo ra những xung lực tâm lý và đường lối quốc gia tương đối giống nhau. Từ đó, những diễn tiến lịch sử dường như có tính quy luật lặp lại, dù sự việc có thay đổi về chủ thể không gian và thời gian.

Trung Quốc hiện nay giống Nhật Bản hơn một trăm năm trước

Tìm hiểu thì thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc hiện nay có nhiều nét giống với sự trỗi dậy của Nhật Bản hơn một trăm năm trước.

Từ nửa sau thế kỷ 19, Nhật Bản đã bước vào con đường công nghiệp hóa với mục đích bắt kịp phương Tây. Sự trỗi dậy của Nhật Bản đã làm biến đổi trật tự khu vực xâm lấn vùng không gian ảnh hưởng của Trung Quốc.

Đầu tiên, Nhật Bản thâu tóm nước Lưu Cầu, đó là một số đảo nằm trải dài ở vị trí giữa khoảng cách từ Nhật Bản đến Đài Loan. Xưa kia vương quốc Lưu Cầu chịu sự ảnh hưởng của Trung Quốc, đến khi Nhật Bản lớn mạnh thì chịu thêm ảnh hưởng của nước này.

Năm 1878, khi đã lớn mạnh, Nhật buộc quốc vương nơi này cắt đứt mối quan hệ với Trung Quốc. Khi họ không chịu thì Nhật giáng Lưu Cầu từ một phiên trấn xuống thành đơn vị hành chính cấp tỉnh, hợp nhất vào cơ thể quốc gia và trở thành tỉnh Okinawa không tách rời ngày nay.

Điều này tương đối giống với trường hợp của Hong Kong bây giờ. Cũng như Lưu Cầu khi xưa, Hong Kong chịu ảnh hưởng từ cả Trung Quốc và phương Tây.

Là thuộc địa của Anh trong gần trăm năm, có hệ thống chính quyền đại nghị giống với Anh, năm 1997 Hong Kong được trả về cho Trung Quốc với hứa hẹn rằng sẽ cho giữ lại chế độ dân chủ.

Nhưng khi Trung Quốc lớn mạnh họ không muốn để Hong Kong ngả nghiêng về nhiều hướng nên đã giáng cấp từ một lãnh thổ khác về chế độ xuống thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh với thể chế tương tự như Trung Quốc đại lục.

Sau khi chiếm được Lưu Cầu thì Nhật Bản đã chiếm đến Đài Loan, điều này cũng giống như những tính toán của Trung Quốc hiện nay.

Năm 1895 Nhật Bản giành được chiến thắng trước Trung Quốc trong một trận hải chiến. Vì bị thua nên Trung Quốc đã phải nhượng Đài Loan cho Nhật.

Tình thế hiện nay, nhiều khả năng Trung Quốc cũng sẽ chỉ giành được Đài Loan sau một cuộc chiến hoặc một trận đánh.

Đài Loan hiện cũng đang dựa vào cộng đồng quốc tế để giữ cho sự độc lập nhưng với thế nước đang lên của Trung Quốc thì tình thế giằng co chưa biết thế nào.

Từ lý thuyết hòn tuyết lăn đưa ra dự báo về Trung Quốc? ảnh 1
Sau khi ban hành "Luật Hải cảnh" mới, số lượng tàu Hải cảnh Trung Quốc đi vào vùng biển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhiều kỉ lục (Ảnh: Dwnews).

Lý thuyết hòn tuyết lăn

Sau khi chiếm được Đài Loan thì Nhật Bản chưa dừng lại. Dường như sau mỗi lần giành thêm được lãnh thổ lại là động lực cho kế hoạch tiếp theo.

Giống như trạng thái vật lý của hòn tuyết lăn, mỗi lúc cuốn theo những vật thể khiến cho trọng lực lớn thêm lên càng đẩy hòn tuyết lao về phía trước.

Năm 1910, Nhật Bản sáp nhập Triều Tiên, bao gồm lãnh thổ hai nước Triều Tiên và Hàn Quốc ngày nay.

Đến năm 1931, Nhật chiếm Mãn Châu - vùng đất phía Bắc nơi phát tích của triều đình Mãn Thanh khi đó đang cai quản Trung Quốc.

Đến năm 1937, Nhật Bản tiến đánh cả Trung Quốc. Chính sách bành trướng lãnh thổ chỉ dừng lại sau khi gặp thất bại trong thế chiến thứ hai.

Đối với Trung Quốc hiện nay thì họ cũng đang giữ chặt Tây Tạng, Tân Cương rồi Hong Kong, tiếp đến là Đài Loan, sau đó là Biển Đông, mọi sự xem ra sẽ chưa thể dừng lại.

Bằng chứng từ lịch sử cho thấy nhiều siêu cường trỗi dậy đều chịu quy luật vật lý từ lý thuyết hòn tuyết lăn.

Nước Đức của Hitler là một ví dụ. Để đạt đến vị thế siêu cường, mặc dầu Đức đã đánh chiếm hàng loạt nước Tây Âu gồm Áo, Bỉ, Ba Lan nhưng vẫn không thể dừng lại để rồi mọi chuyện chỉ kết thúc với thế chiến thứ hai.

Xa hơn nữa về thời đại Napoleon, vị hoàng đế nước Pháp đã không thể dừng lại những cuộc chiến tranh xâm lấn liên miên ở Châu Âu. Sau mỗi chiến thắng, người Pháp lại thu về được những vùng đất mới với nhiều tài lực vật lực, tạo động lực cho những cuộc chiến kế tiếp.

Xưa hơn nữa, đế chế Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn đã xâm chiếm lãnh thổ trải dài qua cả hai lục địa Á, Âu. Những chiến thắng tại các vùng đất lại là nguồn lực cho những cuộc mở rộng bờ cõi tiếp theo, cho tới khi bão hòa khi không còn sự cân xứng giữa lãnh thổ chiếm được và năng lực quản lý nữa.

Đối với nước Mỹ thì quá trình lớn mạnh đạt đến vị thế siêu cường cũng là một tiến trình mở rộng lãnh thổ. Đầu tiên, tuyên ngôn độc lập nước Mỹ chỉ bao gồm hơn một chục bang liên kết lại với nhau ở một dải đất nằm ở mé phía Đông giáp Đại Tây Dương.

Thời gian sau đó, Chính phủ Mỹ đã mua vùng đất Louisiana của Pháp, mua vùng Alaska của Nga, xung đột với Mexico để sáp nhập vùng Texas, chiến tranh với Tây Ban Nha để có được Guam, cuối cùng mở rộng lãnh thổ ra gấp 3,4 lần như ngày nay.

Bản chất con người

Xuất phát từ những xung lực tâm lý nhận thức đã tạo ra những xung động xã hội và từ đó tạo thành đường lối phát triển quốc gia. Đó là động cơ bản chất đằng sau quy luật có tính lặp lại trong quan hệ giữa các nước khi có sự trỗi dậy của một siêu cường.

Trong tiến trình phát triển quốc gia, nếu vẫn những lãnh đạo quốc gia đó, vẫn với tâm lý nhận thức đó, vẫn với tầng lớp tinh hoa nắm quyền đất nước đó, vẫn những nguồn lực vật chất khí tài cùng tri thức chiến tranh đó, thì không tự dưng mà đường lối phát triển quốc gia lại thay đổi đi được.

Sau khi đã sáp nhập hoàn tất Hong Kong và Đài Loan, với khí thế và nguồn lực mới khi đó, có lý do gì để Trung Quốc dừng lại hòn tuyến lăn đã có kích thước trọng lực rất lớn?

Liệu Trung Quốc có thoát khỏi đường lối cổ điển về mở rộng lãnh thổ như sự trỗi dậy của các cường quốc trong quá khứ? Hay như chính những gì đang diễn ra cho thấy Trung Quốc đang không thể thoát khỏi?

Một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc hiện nay không thoát ra được quy luật có tính lặp lại, xuất phát từ bản chất con người. Đó là khi một quốc gia lớn mạnh thì họ đòi hỏi vị thế tôn trọng từ các nước láng giềng, tâm thế ngôn ngữ ứng xử của họ nói với các nước khác cũng thay đổi.

Thế kỷ trước, khi Nhật Bản trỗi dậy thành siêu cường, họ đã sử dụng những ngôn từ đầy miệt thị đối với một Trung Quốc đang đi xuống. Tác phẩm Thoát Á Luận của học giả Fukuzawa Yukichi toàn bộ là những lời chê bai miệt thị Trung Quốc.

Ngày nay thì vị thế hoán đổi, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc đã thách đố Phó Thủ tướng Nhật Bản uống thử dòng nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý.

Từ thực tế đó, đối với một nước nằm trong vùng ảnh hưởng như Việt Nam, điều cần thiết là nhận ra được những quy luật vận động và thấu hiểu được những gì là thực tế đúng đắn.

Đứng trước một sự việc lãnh đạo các cường quốc sẽ nhìn nhận với một chiều kích nhận thức khác với các nước còn lại, họ sẽ thấy sự thể hợp lý đúng đắn theo một cách khác, tương xứng với sức mạnh của họ.

Sự vênh nhau ý niệm về lẽ công bằng và chân lý trong nhiều trường hợp đã là nguồn cơn khởi sự cho nhiều cuộc chiến tranh xung đột trong lịch sử.

Mặc dù hiện nay các quốc gia quan hệ với nhau theo luật pháp quốc tế, chịu sự ràng buộc nhất định, nhưng mặt khác cũng cần hiểu rằng, sự trỗi dậy của một siêu cường có khả năng viết lại các quy tắc luật chơi cũng là điều hiện thực.

Bởi vậy Việt Nam cần hết sức lưu ý để có được đường lối phát triển đúng đắn trong một môi trường quốc tế biến động.

https://viettimes.vn/tu-ly-thuyet-hon-tuyet-lan-dua-ra-du-bao-ve-trung-quoc-post145839.html




Trang tin Đa Chiều: “Mỹ đã đánh giá quá cao TSMC và phán đoán sai về ông Tập Cận Bình”

 Trang tin Đa Chiều đăng bài phản bác việc New York Times ngày 7/6 dẫn lời giới tình báo Mỹ cho rằng ông Tập Cận Bình lo ngại  phá hủy dây chuyền sản xuất của TSMC nên đã trì hoãn việc tiến công Đài Loan.


Trang tin Đa Chiều (Dwnews) phổ biến trong cộng đồng Hoa ngữ ngày 9/6 đã đăng bài phân tích của tác giả Lục Liên, nhan đề: “Trong vấn đề dùng vũ lực thống nhất Đài Loan, Mỹ đã đánh giá quá cao TSMC và phán đoán sai về ông Tập Cận Bình”.

Bài báo viết: “Tờ New York Times ngày 7/6 đưa tin, các quan chức tình báo Mỹ cho rằng sự do dự không quyết của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về vấn đề “vũ thống” (tức thống nhất Đài Loan bằng vũ lực) ở một mức độ nào đó là do lo ngại dây chuyền sản xuất của TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company), nhà sản xuất chip và các tấm wafe đứng đầu toàn cầu, có thể bị phá hủy.

Nếu dây chuyền sản xuất của TSMC bị phá hủy, nó sẽ hủy hoại các kế hoạch phát triển công nghệ tiên tiến của chính Trung Quốc và kết quả này cũng sẽ làn tan tành phần lớn chiến lược máy tính và viễn thông của Trung Quốc. Một quan chức tình báo Mỹ nói, nguy cơ này là quá lớn đối với ông Tập Cận Bình.

Bài báo của New York Times nhấn mạnh tầm quan trọng của TSMC, và cho rằng lý do khiến Trung Quốc do dự về việc thống nhất quân sự của Đài Loan nằm ở TSMC. Theo tôi (tác giả Lục Liên), các quan chức tình báo Mỹ đã đánh giá quá cao TSMC và đánh giá sai về ông Tập Cận Bình.

Tác giả Lục Liên viết: “Bản chất của “vũ thống” Đài Loan không phải là vấn đề liên quan đến sự phát triển của ngành công nghiệp chip. Đây là một mệnh đề lớn liên quan đến quân sự, chính trị và chiến lược trỗi dậy của Trung Quốc. Việc thống nhất chắc chắn sẽ nảy sinh tác động lâu dài, và tác động kinh tế là một trong số đó, tác động đến ngành sản xuất chip là một yếu tố cần được xem xét trong tác động kinh tế, nhưng chắc chắn không phải là nhân tố cốt lõi.

Một khi “vũ thống” Đài Loan, liệu có xảy ra xung đột Trung-Mỹ hay không là cân nhắc hàng đầu của Bắc Kinh. Mỹ là thách thức bên ngoài lớn nhất đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Không thể bỏ qua việc Trung Quốc, một cường quốc mới nổi, có thể quản lý và kiểm soát các mối quan hệ song phương với một cường quốc truyền thống như Mỹ, và liệu có thể tránh được việc đối đầu với nhau hay không.

Trang tin Đa Chiều: “Mỹ đã đánh giá quá cao TSMC và phán đoán sai về ông Tập Cận Bình” ảnh 2

Trung Quốc chưa bao giờ tuyên bố từ bỏ "vũ thống" Đài Loan (Ảnh: Ifeng).

Bản chất của vấn đề Đài Loan là vấn đề Trung - Mỹ. Việc Trung Quốc đại lục “vũ thống” Đài Loan sẽ là một cột mốc quan trọng trong cuộc đọ sức Trung-Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nếu việc thống nhất bằng quân sự thất bại, thì quá trình trỗi dậy của Trung Quốc sẽ chậm lại, và Trung Quốc đại lục sẽ quay trở lại thời kì “nằm gai nếm mật” suốt 20 năm.

Nếu việc thống nhất bằng quân sự thành công, chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương hoặc chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và cuộc đọ sức Trung – Mỹ sẽ trải qua những thay đổi cơ bản. Tuy nhiên, Châu Á - Thái Bình Dương là trung tâm của thế giới tương lai, và Mỹ rất khó có thể bỏ rơi Đài Loan và cũng sẽ quay trở lại. Cuộc đọ sức Trung – Mỹ sẽ không kết thúc, và cuộc đọ sức quanh Đài Loan sẽ tiếp tục kéo dài.

Trung Quốc đại lục không thể trì hoãn vô thời hạn tốc độ thống nhất. Với sự trỗi dậy của Trung Quốc, đẩy nhanh tiến trình thống nhất và cuối cùng thực hiện thống nhất là một sứ mệnh chính trị mà Trung Quốc phải đạt được.

Không phải vì phá hủy TSMC là giá phải trả quá tốn kém, mà là khi còn không gian để thống nhất, sẽ không mạo muội hấp tấp lựa chọn phương án thống nhất bằng quân sự. Nếu đến mức bắt buộc phải “vũ thống”, thì dù có phá hủy TSMC, Trung Quốc cũng sẽ không do dự.

Hơn nữa, “vũ thống” không có nghĩa là TSMC chắc chắn sẽ bị phá hủy. Sự phát triển của công nghệ quân sự như dẫn đường chính xác đã rất trưởng thành, và sự thống nhất bằng quân sự của Trung Quốc đại lục với Đài Loan sẽ không phải là một cuộc tấn công quân sự kiểu hủy diệt”.

Trang tin Đa Chiều: “Mỹ đã đánh giá quá cao TSMC và phán đoán sai về ông Tập Cận Bình” ảnh 3

Một trong những phương án "vũ thống" Đài Loan của Trung Quốc (Ảnh: ucpnz).

Cuối cùng, bài báo kết luận: “Vì vậy, cho rằng TSMC là lý do khiến ông Tập Cận Bình do dự tiến hành “vũ thống” là rất phiến diện, chỉ là nhìn “vũ thống” ở góc độ kinh tế; sự phát triển ngành nào cũng đều nhìn vào “vũ thống”, mà không nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của “vũ thống” đối với Trung Quốc”.

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành hôm 16/4 khi trả lời phỏng vấn hãng tin Mỹ AP đã nói: “Sự thống nhất quốc gia của Trung Quốc là một tiến trình lịch sử và xu thế chung không thể ngăn cản và không ai hay bất kỳ thế lực nào có thể ngăn cản được. Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép Đài Loan độc lập; lập trường bảo vệ chủ quyền, an ninh và thống nhất quốc gia của Trung Quốc là không thể lay chuyển. Trung Quốc nguyện làm hết sức mình để phấn đấu cho viễn cảnh hòa bình thống nhất, đồng thời không cam kết từ bỏ các lựa chọn khác và sẽ không có bất cứ lựa chọn nào bị loại trừ”. Điều này có nghĩa là Trung Quốc không cam kết từ bỏ sử dụng vũ lực với Đài Loan – điều mà Mỹ và các nước phương Tây muốn thấy.

https://viettimes.vn/trang-tin-da-chieu-my-da-danh-gia-qua-cao-tsmc-va-phan-doan-sai-ve-ong-tap-can-binh-post146664.html

Quân đội TQ có động thái sau chuyến thăm của quan chức Mỹ tới Đài Loan

Tuyên bố từ phía quân đội Trung Quốc về đợt tập trận tấn công đổ bộ xem như động thái 'dằn mặt' sau chuyến thăm của 3 quan chức Mỹ tới Đài Loan.


Xác nhận trên tài khoản WeChat, Chiến khu Đông Bộ thuộc quân đội Trung Quốc cho hay, Quân đoàn 72 đang triển khai đợt huấn luyện hải quân bao gồm vận chuyển các xe đổ bộ và tiến hành tấn công đổ bộ vào vùng biển phía nam tỉnh Phúc Kiến, khu vực đối diện với đảo Đài Loan.

Thông tin trên được công bố hôm 8/6 và được xem như động thái "dằn mặt", sau sự kiện một máy bay quân sự Mỹ lần đầu tiên hạ cánh xuống thành phố Đài Bắc, Đài Loan vào ngày 6/6. Máy bay quân sự Mỹ đã chở theo 3 Thượng nghị sĩ tới thăm Đài Loan.

Tại sự kiện, một Thượng nghị sĩ Mỹ tuyên bố Washington sẽ hỗ trợ cho Đài Bắc 750.000 liều vắc-xin để tăng cường khả năng chống dịch Covid-19.

Cụ thể, phái đoàn Mỹ tới sân bay Tùng Sơn ở thành phố Đài Bắc để thực hiện chuyến thăm kéo dài 3 tiếng đồng hồ bằng máy bay vận tải C-17 Globemaster III của không quân Mỹ. Đây là điểm bất thường bởi từ trước tới nay, các quan chức và chính trị gia Mỹ tới thăm Đài Loan bằng C-40, phiên bản quân sự của máy bay thương mại Boeing 737.

Trong khi đó, hình video được Chiến khu Đông Bộ công bố cho thấy các xe bọc thép tấn công bánh xích di chuyển lên tàu tấn công đổ bộ. Sau đó, tàu tấn công đổ bộ hướng về một mục tiêu nằm trên biển, nơi các phương tiện tấn công sau đó rời khỏi tàu và di chuyển về phía bãi biển.

Trước đó, trong bản tin được CCTV đưa hôm 7/6, Quân đoàn 72 đã thực hiện chiến thuật đổ bộ khẩn cấp, vận tải đường xa và tấn công trên biển trong điều kiện phức tạp. Mục đích bài diễn tập là tăng cường năng lực hỗ trợ chiến đấu đổ bộ cho các binh sĩ.

Cũng theo CCTV, các tàu đổ bộ của Trung Quốc đã chở theo nhiều thiết bị như xe bọc thép bánh xích, xe tấn công địa hình bánh xích và xe tải.

Giới chuyên gia nhận định, tấn công đổ bộ là bước quan trọng nếu như Trung Quốc muốn sáp nhập Đài Loan vào đại lục. Lâu nay, Trung Quốc xem Đài Loan là một tỉnh ly khai và từng ám chỉ sẵn sàng dùng biện pháp mạnh nếu cần thiết.

Truyền thông Trung Quốc cho biết, quân đội nước này đã cho tăng cường các cuộc huấn luyện hải quân trong những năm gần đây. Trong đó, Chiến khu Đông Bộ đã đưa chiến tranh hải quân vào chương trình huấn luyện bắt buộc kể từ tháng 9/2020. Chiến khu Đông Bộ của quân đội Trung Quốc đặt trụ sở chính ở tỉnh Chiết Giang và chịu trách nhiệm giám sát khu vực đảo Đài Loan.

Sau chuyến thăm gây tranh cãi của 3 Thượng nghị sĩ Mỹ tới Đài Loan hôm 6/6, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã lên tiếng khẳng định Trung Quốc sẽ bảo vệ chủ quyền đối với đảo Đài Loan “bằng mọi giá”.

Thậm chí, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cáo buộc chuyến thăm của 3 quan chức Mỹ đã ảnh hưởng xấu tới nền tảng các mối quan hệ Mỹ - Trung, cũng như sự ổn định ở eo biển Đài Loan. Phía Trung Quốc cho rằng Mỹ đã hành động “vô cùng thiếu trách nhiệm”.

“Nếu như bất cứ ai dám chia cắt Đài Loan khỏi Trung Quốc đại lục, quân đội Trung Quốc sẽ đáp trả và quyết tâm bảo vệ sự hợp nhất lãnh thổ, hợp nhất quốc gia bằng mọi giá”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian nói hôm 8/6.

Ngoài ra, ông Wu còn yêu cầu Washington từ bỏ các cuộc trao đổi chính thức và mối quan hệ quân sự với Đài Loan. Theo ông Wu, động thái của Mỹ đang gửi tín hiệu sai tới các lực lượng ủng hộ giành độc lập cho Đài Loan.

Trung Quốc từng nhiều lần khẳng định Đài Loan là “vấn đề nhạy cảm và quan trọng nhất trong mối quan hệ Mỹ - Trung”. Dù Washington và Đài Bắc không thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, nhưng Mỹ hiện là quốc gia ủng hộ mạnh mẽ nhất đối với Đài Loan trên trường quốc tế và còn là nhà cung cấp vũ khí chính cho Đài Loan.

Trong những tháng gần đây, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhiều lần điều động tàu chiến di chuyển qua eo biển Đài Loan, cũng như tiến hành các hoạt động ngoại giao với giới chức Đài Loan bất chấp sự phản đối từ phía Trung Quốc.

Đáng nói, hôm 7/6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có tuyên bố ám chỉ khả năng Washington sẽ cho nối lại các cuộc đàm phán thương mại và đầu tư với Đài Loan, sau khi hoạt động này bị tạm dừng từ thời chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama.

https://soha.vn/quan-doi-tq-co-dong-thai-sau-chuyen-tham-cua-quan-chuc-my-toi-dai-loan-20210610092634236.htm

Thứ Ba, 8 tháng 6, 2021

Học giả Mỹ: “Chiến binh sói đã giết chết chiến lược lớn của Trung Quốc”

Ông Sulmaan Wasif Khan, Trợ lý giáo sư tại Học viện Luật và Ngoại giao Fletcher thuộc Đại học Tufts, Hoa Kỳ đã viết bài cho rằng các Chiến lang (chiến binh sói ) đã giết chết chiến lược lớn của Trung Quốc .

Trong bài viết nhan đề “Wolf Warriors Killed China’s Grand Strategy” (Các Chiến binh sói đã giết chết chiến lược lớn của Trung Quốc) đăng trên trang Foreign Policy (Chính sách đối ngoại) ngày 28/5, học giả Wasif Khan chỉ ra rằng với tâm trạng không kiểm soát được, các nhà ngoại giao Sói chiến (ám chỉ những người hung hăng, hiếu chiến) đã liên tục công kích các quốc gia khác bằng những lời lẽ gay gắt. Những hành động như vậy không chỉ vô nghĩa mà còn đi ngược lại với chiến lược lớn đòi hỏi hành động bình tĩnh, cuối cùng khiến cho chiến lược lớn của Trung Quốc dần dần bị bóp chết. Điều đáng lo ngại là sự thay đổi này khiến Bắc Kinh và thế giới lâm vào nguy hiểm.

Bài báo chỉ ra rằng vào một thời điểm trong năm 2020, Bắc Kinh đột ngột rời bỏ chiến lược lớn của chính họ. Trước đó, các hành động ngoại giao, quân sự và kinh tế của Trung Quốc đều nhằm phục vụ các mục tiêu an ninh quốc gia; tuy nhiên, gần đây Bắc Kinh đã đánh mất đặc điểm chiến lược lớn này. Chuẩn tắc hành động của Trung Quốc đại lục hiện nay không dựa trên chiến lược lớn, mà là dùng thái độ hiếu chiến triển khai chủ nghĩa dân tộc phòng ngự, và dùng những lời lẽ mạnh mẽ bất chấp hậu quả để tấn công.

Học giả Mỹ: “Chiến binh sói đã giết chết chiến lược lớn của Trung Quốc” ảnh 1

Ông Sulmaan Wasif Khan, Trợ lý giáo sư tại Học viện Luật và Ngoại giao Fletcher thuộc Đại học Tufts, Mỹ (Ảnh: supchina).

Mặc dù nguyên nhân của sự sụp đổ này hiện vẫn chưa được làm rõ, nhưng rõ ràng là những thay đổi như vậy đã khiến cả Trung Quốc và thế giới đều gặp nguy hiểm. Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể phải trả cái giá lớn nhất kể từ khi họ lên nắm quyền, để rồi rơi vào nguy cơ mất tất cả. Đối với các nơi khác trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, họ thấy mình không phải đối mặt với một cường quốc đang trỗi dậy với những hành vi có thể đoán trước một cách hợp lý, mà là một cường quốc đang sụp đổ.

Tác giả giải thích rằng một chiến lược lớn có thể tích hợp các loại lực lượng khác nhau để đạt được mục tiêu tổng thể. Mặc dù cách mỗi quốc gia xác định mục tiêu tổng thể và cách kết hợp ngoại giao, quân sự và kinh tế để đạt được mục tiêu của họ khác nhau, nhưng có một số đặc trưng chung khá rõ ràng. Thứ nhất, chiến lược lớn có tính dài hạn, không chỉ là bây giờ hay ngày mai, mà là nhìn ra 10 năm tới. Thứ hai, chiến lược lớn sẽ xem xét các yếu tố khác nhau, từ vấn đề hạt nhân Iran, vấn đề môi trường, giá khoai tây cho đến hiện đại hóa quân sự, vì tất cả đều liên quan đến mục tiêu tổng thể. Thứ ba, chiến lược lớn có tính linh hoạt, nếu con đường này không thể đi đến nơi ta muốn, ta sẽ chuyển sang con đường khác.

Học giả Mỹ: “Chiến binh sói đã giết chết chiến lược lớn của Trung Quốc” ảnh 2

Hội đàm Alaska - cuộc gặp gỡ các quan chức cấp cao Trung Quốc và Mỹ đầu tiêm dưới thời Joe Biden không đạt kết quả gì (Ảnh: Getty).

Bài báo của Wasif Khan viết, từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình, Trung Quốc đã luôn cố gắng kết hợp các lực lượng ngoại giao, kinh tế và quân sự để đảm bảo an ninh quốc gia. Về ngoại giao, bằng cách tìm kiếm sự cân bằng quyền lực, Bắc Kinh đã khiến họ ở gần các cường quốc khác trên thế giới hơn so với các cường quốc này với nhau. Đối với một quốc gia không an toàn, việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp là rất có ý nghĩa, điều này cũng có nghĩa là ngay cả khi hai bên có sự khác biệt, đối thoại vẫn phải được tiếp tục. Về kinh tế, Trung Quốc ra sức xây dựng nền kinh tế sản xuất, một mặt có thể viện trợ nước ngoài, mặt khác thu hút sự ủng hộ của dân chúng, cung cấp tiền vốn cho hiện đại hóa quân đội.

Mặc dù trong lịch sử trước đây của Trung Quốc từng có những chính sách sai như Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa, nhưng trong hầu hết các trường hợp, các chính sách của Bắc Kinh khá hợp lý và có tầm nhìn hướng tới tương lai. Dù trong Chiến tranh Triều Tiên hay ngân sách quân sự trong những năm gần đây, những cân nhắc của họ đều dựa trên nền tảng an ninh lâu dài. Ngay cả với những sai lầm về chính sách, vẫn có không gian để đánh giá lại; ví dụ, việc cắt giảm viện trợ nước ngoài trong thời kỳ Mao Trạch Đông đã mang lại cho Đặng Tiểu Bình một nền tảng tài chính tương đối ổn định.

Học giả Mỹ: “Chiến binh sói đã giết chết chiến lược lớn của Trung Quốc” ảnh 3

Trung Quốc chuẩn bị kỉ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1/7/1921 - 1/7/2021), chân dung ông Tập Cận Bình được treo bên cạnh ông Mao Trạch Đông tại Bảo tàng Diên An (Ảnh: Getty).

Tác giả phân tích cho rằng chiến lược lớn kéo dài hàng thập kỷ sẽ không đột nhiên tiêu vong. Cái chết của nó là một quá trình lâu dài, thỉnh thoảng có những dấu hiệu cảnh báo trước. Trong thời kỳ của ông Tập Cận Bình, chúng ta có thể thấy sự tích tụ của các chính sách phản tác dụng, cuối cùng dẫn đến sự bóp chết chiến lược lớn.

Điều quan trọng hơn là, ngoại giao Chiến lang có thể được coi là một thay đổi lớn. Hai đặc điểm khiến ngoại giao Chiến lang trở nên độc đáo khác người là: Thứ nhất, ý nghĩa của hành động không rõ ràng. Tác giả cho rằng trong cuộc hội đàm Alaska giữa Mỹ và Trung Quốc, biểu hiện cứng rắn của nhà ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì có thể được cho là gay gắt khắc bạc; nhưng không thể phủ nhận rằng nó có mục đích và là một nỗ lực để cứu lấy thể diện của người Trung Quốc. Kiểu suy nghĩ này tập trung vào việc vạch ra giới hạn cuối cùng trước để không bị thua thiệt trước khi giải quyết hoặc không giải quyết được những khác biệt. Dương Khiết Trì không phải là một nhà ngoại giao sói chiến.

Ngược lại, những thuyết âm mưu của những người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên và Hoa Xuân Oánh trên Twitter về COVID-19, hay cuộc chiến thương mại chống lại Australia, dường như hoàn toàn vô nghĩa. Vì điều này đã khiến Australia tức giận và kêu gọi một cuộc điều tra về việc Bắc Kinh xử lý đại dịch. Nói cách khác, kiểu phản ứng “phản xạ đầu gối” của hai người này thiếu các hành động bình tĩnh cần thiết cho chiến lược lớn.

Thứ hai, Bắc Kinh đã không kiểm soát được sự nóng nảy của mình. Ngay cả khi ông Giang Trạch Dân khuyến khích người dân biểu tình phản đối việc Mỹ ném bom Đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư trước đây, ông cũng đã cẩn thận chỉ thị không để chủ nghĩa dân tộc đi quá mức. Ở Trung Quốc luôn tồn tại chủ nghĩa dân tộc và đôi khi nó phản tác dụng; nhưng nhìn chung, Bắc Kinh vẫn hoạt động có mục đích và tính toán kỹ lưỡng. Tuy nhiên, một sự thay đổi lớn đã diễn ra vào năm 2020, đó là chủ nghĩa dân tộc đã trở thành dòng chính của hành vi của Trung Quốc. Kể từ đó, giới ngoại giao Trung Quốc đã rầm rộ tung tin đồn về đại dịch COVID-19, lớn tiếng tranh cãi với Australia và đe dọa bất cứ ai tẩy chay Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022 sẽ phải đối mặt với hậu quả đáng sợ.

Tác giả Wasif Khancho rằng lý do khiến Trung Quốc từ bỏ chiến lược lớn là do Mỹ đang suy yếu và họ đã có thể thay thế, đây là cơ hội tốt để họ tích lũy thêm sức mạnh. Tuy nhiên, điều này đang làm lãng phí tất cả những lợi thế họ có thể giành được vào năm 2020, đặc biệt là khi đó nước Mỹ đang hỗn loạn. Một lời giải thích khác là Bắc Kinh cảm thấy họ đã hùng mạnh và có thể thoát khỏi hình ảnh hiếu chiến bất cứ lúc nào, nhưng nó cũng nêu bật một vấn đề khác, đó là tại sao họ lại lãng phí năng lượng của mình vào những việc không khôn ngoan.

Wasif Khan cho rằng Trung Quốc đã bị hại bởi sự thao túng lâu dài của chủ nghĩa dân tộc. Họ gắn Đài Loan với sự phục hưng dân tộc, người Nhật không chịu xin lỗi về Thế chiến thứ Hai và sự xâm lược của phương Tây, tất cả các luận điểm ấy thâm nhập vào chiến lược lớn, cuối cùng trở thành không thể duy trì được.

Học giả Mỹ: “Chiến binh sói đã giết chết chiến lược lớn của Trung Quốc” ảnh 4

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên được truyền thông quốc tế đánh giá là một nhân vật Chiến lang (Ảnh: Getty).

Nhưng Wasif Khan cũng cho rằng, nỗi sợ hãi của Bắc Kinh đối với thế giới bên ngoài không phải là không có lý. Nỗi ám ảnh sợ Trung Quốc lan truyền trong thời kỳ Donald Trump tiếp tục kéo dài sang thời kỳ Joe Biden. Ngân sách quốc phòng của Mỹ vẫn đang tập trung vào việc đối đầu với Trung Quốc và Đối thoại An ninh 4 bên (Quad) dường như để bao vây kiềm chế Bắc Kinh. Các nhà lãnh đạo của Trung Nam Hải sẽ vô trách nhiệm nếu họ không xem xét những sự việc này một cách nghiêm túc. Vấn đề nằm ở chỗ không phải là tìm ra mối đe dọa, mà phản ứng kiểu Chiến lang không phải là sự bình tĩnh đánh giá mối đe dọa, tìm ra hướng hành động tốt nhất, mà là hành động từ sự tức giận.

Tác giả Wasif Khan cũng cho rằng mặc dù chiến lược lớn của Trung Quốc đang dần bị lụi tàn nhưng vẫn chưa hoàn toàn bị bóp chết. Một phần lý lẽ khiến người ta liên tưởng đến phong cách ngoại giao hợp lý của Trung Quốc trong quá khứ. Ví dụ rõ ràng nhất, cuộc tranh luận về việc cắt giảm Sáng kiến ​​"Vành đai và Con đường" cho thấy vẫn có những nhóm trong giới ra quyết định ở Trung Quốc tập trung vào việc đánh giá lợi ích. Kể từ năm 2015, Bắc Kinh cũng cố gắng cải thiện quan hệ với Tokyo; thậm chí cuộc đụng độ quy mô nhỏ với Ấn Độ không phải là sản phẩm của chủ nghĩa dân tộc mù quáng, mà là một chính sách ngoại giao thuần thục sử dụng vũ lực hợp lý để bảo vệ đường biên giới mong manh. Tất cả những điều này cho thấy Bắc Kinh vẫn có đầu óc tính toán tỉnh táo và vẫn có cơ hội để chiếm thế thượng phong.

(Theo China Times).

https://viettimes.vn/hoc-gia-my-chien-binh-soi-da-giet-chet-chien-luoc-lon-cua-trung-quoc-post146409.html