Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

Nowhere on Earth Will Be Safe from a U.S.-China War

 China and the United States will likely remain fixated on each other as potential military competitors for decades to come.



Here's What You Need To Remember: The Chinese government is aware that the large size of its forces in part reflects an antiquated mid-twentieth century force structure emphasizing massive, low-quality ground armies. Starting in 2015, Chinese President Xi Jinping—who seems set to remain in power indefinitely—announced a major reform initiative to radically downsize PLA ground forces to improve their quality.

Two superpowers eye each other uneasily across the Pacific—one well established after decades of Cold War conflict, the other a rising power eager to reclaim regional hegemony. Fortunately, despite profoundly different political systems, China and the United States are not as intrinsically hostile to each other as were the West and the Soviet Union—in fact, they have a high degree of economic interdependence.

Still, history shows that there is often a risk of war when a rising power challenges the ascendancy of an existing one. Beijing and Washington have profound—though fortunately not comprehensive—disagreements on matters of global governance. They also have reasons to mistrust each other. Fortunately, there are historical examples of rival superpowers coexisting mostly peacefully for long periods of time. For example, see the century in between the defeat of Napoleon and World War I, during which there was no European-wide war.

Still, the balance of power between nations will likely play a role alongside diplomacy—a fleet that is never used in war may still prevent one, for example, by deterring possible opponents.

China today has the largest military on the planet, with two million active personnel in the People’s Liberation Army (PLA). However, China only spends slightly over one-third as much as the United States, accounting for thirteen percent of annual global military spending in 2017, compared to thirty-five percent by the United States according to SIPRI.

Yet, the Chinese government is aware that the large size of its forces in part reflects an antiquated mid-twentieth century force structure emphasizing massive, low-quality ground armies. Starting in 2015, Chinese President Xi Jinping—who seems set to remain in power indefinitely—announced a major reform initiative to radically downsize PLA ground forces to improve their quality.

PLA ground and air forces still exhibit a wide range of quality, fielding both early Cold War systems and cutting-edge variants. For example, the PLA musters 8,000 tanks—but 3,000 are 1950s-era Type 59 and Type 63 tanks. At the same time, the PLA also fields 500 Type 99 tanks which are in a similar ballpark to the very capable U.S. M1 Abrams. The PLA Air Force also has a similar issue. For instance, of its 1,700 aircraft, roughly a third are dated J-7 fighters, while another fourth include modern fourth-generation J-10s and J-11s comparable to U.S. F-15s and F-16s and even a few fifth-generation stealth fighters.

By contrast, the U.S. military operates over two-thousand fourth-generation combat jets, increasingly being supplemented by fifth-generation stealth designs. These newer U.S. planes theoretically enjoy a massive edge in long-range aerial combat and in penetrating enemy airspace.

America's massive military spending reflects its technology-oriented approach to warfare, a paradigm which seeks to send a drone or guided missile in place of a man (or woman) whenever possible—especially as every friendly casualty may result in a political firestorm. Therefore, the Pentagon prefers to develop comprehensive intelligence and communication capabilities to direct a few weapons systems with a high degree of precision. This in contrast to fielding a larger, and cheaper, number of platforms which was typical in the past such as World War II. This paradigm favors ‘networked warfare', in which various weapons systems exchange sensor data. A ship, for example, may detect an attacking jet and pass the targeting data to a nearby fighter which can then use the telemetry to launch a missile without exposing itself by turning on its radar—or vice versa.

China is also an enthusiastic adopter of this doctrine and has arguably made greater strides in developing armed drones and advancing networking capabilities than Russia or various European countries. On the one hand, Chinese industry still lags notably behind in the development of technologies such as jet engines and suffers quality control issues. However, on the other, it is relatively strong in the realm of electronics and is happy to copy both Western and Russian technologies. Furthermore, Chinese hackers have also proven reasonably adept at hacking into foreign computer systems and perpetrating industrial espionage, but Beijing has at least so far refrained from election-manipulation tactics practiced by its neighbor Russia.

Posture for Intervention Abroad and Defense At Home

Operationally, the PLA and U.S. military have very different needs. The U.S. is geographically isolated from its foes and instead depends on a massive network of overseas bases on six continents to engage or contain adversaries. This requires globe-spanning logistical capabilities including hundreds of transport planes, aerial refueling tankers to keep jet fighters and transports aloft, and amphibious transports and carriers to convey Marine units. Just as importantly, strong diplomatic alliances are necessary to maintain those overseas bases and keep them supplied with fuel, personnel and munitions. For example, U.S. operations in Asia are heavily dependent on alliances with South Korea, Japan, Singapore, the Philippines and more recently, India. Several of these Asian countries, as well as western and central Europe, also rely upon U.S. military forces to meet their security needs.

China is only beginning to acquire such logistics and is situated in a very crowded neighborhood surrounded by potential military competitors such as India, Russia and Japan. (Personally, this author does not believe contemporary Japan will become an aggressive military power anytime soon, but the Chinese don't see it that way due to their bitter memories of Japanese invasion.) Additionally, Beijing has only a few military alliances with Pakistan, North Korea, and a few southeast Asian nations. But, China is slowly developing multi-national institutions such as the Shanghai Cooperation Organization and its aspirational Silk Road project in hopes of fostering stronger ties.

However, China still retains tense relations with India, a country with a comparably huge population but only one-quarter of the gross domestic product, from which China seized Himalayan territory in a brief 1962 war. Moreover, Beijing has built up its forces and road network on its border with India, and also constructed a series of bases in nearby countries to ‘envelop' India.

China is also expanding its capacities for longer-range expeditionary operations befitting its status a superpower—particularly in Africa, where Chinese companies maintain a dominant and ever-growing presence. Beijing's non-interference and no-questions-asked approach to human rights and corruption issues have won it many friendly governments on the African continent.

For example, Chinese troops have deployed as peacekeepers in Mali, where they have seen some action, and recently opened a naval base in Djibouti—just seven miles across from a long-established American base there. The PLA and Peoples’ Liberation Army Navy (PLAN) have also concentrated on training a Special Forces and Marine branch suitable for more expeditionary operations.

Despite all of this, the United States military still has vastly more recent combat experience, particularly in joint operations coordinating multiple services. The PLA’s last major armed conflict was a not very successful punitive invasion of Vietnam in 1979. Today, the PLA is only beginning to implement a more joint-operations oriented doctrine while struggling to overcome the traditional parochialism of the military hierarchy, which occupies a prestigious place in its society.

Nuclear Doctrine

The United States maintains more than twenty times the number of nuclear warheads that China does (1,350 compared to 45 deployed and 4,000 compared to 270 when including stockpiles, according to the Arms Control Association). This reflects Washington's more aggressive nuclear posture, which holds that the U.S. has the right to launch a nuclear first strike in a conflict, even if it has only been attacked with conventional weapons. (Moscow has a similar stance, claiming it may use tactical nuclear weapons to ‘de-escalate' a conventional war.) China, by contrast, has a defensive nuclear doctrine claiming it will only employ nukes if attacked with them first.

While some might scoff at the distinction—after all, doctrine does not prevent a country from launching a first strike if it wants to—the reality is that offensive and defensive nuclear warfare involve different force structures. The United States has a massive arsenal in a nuclear ‘triad'. This is made up of ballistic missile submarines (which are basically so hard to hunt there is no way to stop them all); nuclear bombers (useful for signaling to an opponent the possibility of a nuclear attack, or for hitting mobile targets); and ground-based missile silos (the least flexible of the three, but these allow more targets to be hit and force an enemy to devote resources to attack them). Such an arsenal is capable of launching a broader assault designed to disable an opponent's military capability to retaliate and therefore more easily includes the option of a first strike.

In contrast, China holds a no-first-use doctrine because it maintains only nuclear ballistic missiles and a few ballistic missile submarines—though it may one day re-introduce a nuclear bomber component. China's smaller arsenal is also inadequate to deliver a knock-out first strike but is instead a deterrence-oriented ‘counter-value' force threatening nuclear annihilation of an adversary's largest cities were China to come under attack. Beijing has become nervous, in recent years, by the expansion of U.S. ballistic missile defense capabilities, which may eventually prompt a move to enlarge the arsenal.

Staring Contest over the Pacific

It is at sea that the United States and China are most openly in competition. Today, U.S. warships regularly operate off of Chinese littoral water, but not vice versa. As maritime invasions dealt China crippling and humiliating blows in the nineteenth and early twentieth centuries, Beijing places great importance on pushing the U.S. Navy away from its belt of bases it calls the ‘first island chain', and preferably even further to the second or third (which includes Hawaii).

International waters are generally defined as being twelve nautical miles from a country' shoreline. But, Beijing claims vast swathes of the South China Sea as its exclusive preserve, even if those waters are hundreds of miles distant from mainland China and directly adjected to other Asian countries. In recent years, Beijing has taken to creating artificial islands and deploying military bases on them to reinforce its claims, as well as harassing ships and aircraft passing through the South China Sea. It utilizes a vast naval militia of sorts, including hundreds of nominally civilian boats and vessels, to advance Chinese foreign policy and control.

For its part, the U.S. Navy has continued to dispatch destroyers and cruisers on ‘Freedom of Navigation’ patrols to maintain a presence in these international waters. More importantly, it has a network of bases in Japan, South Korea, the Philippines and Singapore, as well as on islands such as Guam and Hawaii, which would be hard to dislodge it from—unless alliances with those countries are allowed to fray.

However, China has built up a sufficient arsenal of ground-based ballistic missiles, warplanes, and naval assets that arguably it has won military superiority in its littoral waters—something which was not the case a few decades ago. Also, the conventional missile force could pose a significant threat both to crucial U.S. airbases and even carriers at hundreds of miles away at sea.

On the other hand, China is only beginning to catch up with United States's unique fleet of eleven nuclear-powered supercarriers, each of which carries dozens of Super Hornet and Growler fighters and, eventually, F-35B stealth jets. Each carrier is furthermore protected by a task force of escorting warships boasting networked radars, submarine-detecting sonars, and missile defenses.

Currently, China has two lower-capability ski-jump style carriers in service carrying smaller wings of J-15 fighters. But China plans on building two larger carriers with superior catapult-assisted takeoff, and eventually two nuclear supercarriers with newer electromagnetic catapults. It also is building up a fleet of both small and large surface combatants armed with very long-range anti-ship missiles—though the doctrine and sensors to pull off such long-range attacks may still be in development.

The U.S. and Chinese Navies also have very different submarine fleets. The U.S. Navy has to operate across vast distances and has built up a force of forty to fifty attack submarines, and eighteen Ohio-class ballistic and cruise-missile subs, that can remain underwater nigh indefinitely due to nuclear propulsion. China has in service only slightly over a dozen nuclear-powered submarines, but seventy much cheaper diesel, or quieter AIP-powered submarines, which are suitable for short-range operations off of China’s coast. Though noisier than U.S or Russian submarines, the numerous Chinese diesel and AIP submarines could still be quite effective in an anti-ship role.

China and the United States will likely remain fixated on each other as potential military competitors for decades to come—but if relations are prudently managed, they won’t have to become actual adversaries in a war. The two countries’ respective capabilities, however, will play a role in how their global influence is perceived.

Sébastien Roblin holds a Master’s Degree in Conflict Resolution from Georgetown University and served as a university instructor for the Peace Corps in China. He has also worked in education, editing, and refugee resettlement in France and the United States. He currently writes on security and military history for War Is Boring. This article is being republished due to reader interest.

https://nationalinterest.org/blog/reboot/nowhere-earth-will-be-safe-us-china-war-172523?page=0%2C1

Tướng Trung Quốc cảnh báo: chớ ngộ nhận về sự cách biệt trong sức mạnh giữa Trung Quốc và Mỹ

 Theo thời gian, sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc đang không ngừng tăng, Trung Quốc đã có chỗ đứng riêng trên thế giới và vẫn đang tiếp tục phát triển. Do đó, nhiều người cho rằng sức mạnh của Trung Quốc và Mỹ hiện đã tương đương nhau.



Nhiều người còn cho rằng Trung Quốc ít lâu nữa sẽ vượt qua Mỹ, nhưng thực tế liệu có phải như thế. Thực tế sức mạnh giữa Trung Quốc và Mỹ chênh lệch là bao nhiêu? Ông Trương Triệu Trung, Thiếu tướng PLA, Giáo sư Đại học Quốc phòng, một nhà lý luận quân sự và bình luận quân sự nổi tiếng của Trung Quốc mới đây đã đưa ra câu trả lời xác đáng trong một bài viết về vấn đề xuyên eo biển. Ông hy vọng mọi người sẽ không nên tiếp tục bị ngộ nhận.

Theo trang tin Sohu, ông Trương Triệu Trung cho rằng, đúng là mấy năm gần đây Trung Quốc đạt được rất nhiều thành tích tốt, sức mạnh tổng thể cũng được cải thiện rất nhiều, nhưng sẽ còn rất lâu nữa mới có thể vượt qua Mỹ, ít nhất rất khó đạt được trong 20 năm tới đây.

Tướng Trung Quốc cảnh báo: chớ ngộ nhận về sự cách biệt trong sức mạnh giữa Trung Quốc và Mỹ ảnh 1

Tướng Trương Triệu Trung:

mấy năm gần đây Trung Quốc đạt được rất nhiều thành tích tốt, sức mạnh tổng thể cũng được cải thiện rất nhiều, nhưng sẽ còn rất lâu nữa mới có thể vượt qua Mỹ, ít nhất rất khó đạt được trong 20 năm tới đây (Ảnh: Sohu).

Tuy rằng thành tựu của Mỹ trong những năm gần đây quả thực không còn tốt như trước, nhưng thực lực mà họ tích lũy được là rất mạnh. Ví dụ, số lượng máy bay của lực lượng Không quân của họ đã lên tới hơn 13.000 chiếc, trong khi Trung Quốc chỉ có 5.000 chiếc, nhiều hơn gấp đôi chúng ta, điều này cho thấy sức mạnh của họ. Trước tiên, hãy xem xét chất lượng. Như chúng ta đã biết, máy bay chiến đấu tàng hình sẽ là lực lượng quan trọng trong các cuộc chiến tranh trong tương lai. Mỹ là quốc gia đầu tiên trên thế giới phát triển máy bay chiến đấu tàng hình. Không quân Hoa Kỳ được trang bị hai loại máy bay thế hệ thứ năm tiên tiến là F-22 và F-35 với 341 chiếc. Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc vừa mới được đưa ra chưa lâu, có thể nói số lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mà Không quân Trung Quốc trang bị còn kém xa so với Mỹ. Ngoài ra, Không quân Mỹ được trang bị 20 máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2, trong khi Trung Quốc thậm chí còn chưa nghiên cứu phát triển được máy bay ném bom chiến lược tầm xa của mình.

Nhìn vào tổng số máy bay chiến đấu, theo "Niên giám Không quân Hoa Kỳ 2019" do tạp chí "Không quân Hoa Kỳ" xuất bản, tổng số máy bay chiến đấu đang hoạt động của Không quân Mỹ trong năm 2018 là 5.008 chiếc. Ngoài ra, còn hơn 300 máy bay ngạch dự bị. Trong khi đó, tổng số máy bay chiến đấu được Không quân Trung Quốc trang bị vào khoảng 3.100 chiếc, trong đó có nhiều máy bay thế hệ thứ hai cũ kỹ, lạc hậu. Như thế mà nói, số lượng máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc được trang bị thua kém Không quân Mỹ về số lượng và chất lượng. Thực lực không quân hai nước hiện chênh lệch nhau khoảng hơn 15 năm; đó là sự thực.

Tướng Trung Quốc cảnh báo: chớ ngộ nhận về sự cách biệt trong sức mạnh giữa Trung Quốc và Mỹ ảnh 2

Mỹ hiện đã có tới 341 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Y-22 và F-35 (Ảnh: Sohu).

Nhưng không chỉ có không quân. Về hải quân, họ cũng có 11 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, còn Hải quân Trung Quốc chỉ có 2 chiếc chạy bằng động cơ thông thường. Qua đó có thể thấy khoảng cách này lớn đến mức nào, ngoài ra, có những công nghệ trong lĩnh vực khác cũng không thể vượt qua Mỹ được.

Ông viết: “Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng những năm gần đây Trung Quốc quả thực đã đạt được những tiến bộ lớn về vũ khí và trang bị. Trung Quốc cũng đi trước Mỹ về một số công nghệ đặc thù, nhưng xét về sức mạnh tổng thể thì vẫn kém xa Mỹ. Xét cho cùng, Trung Quốc phát triển tương đối muộn và sau khi thành lập nước Trung Quốc mới, mới từ từ nhận ra điều này. Vì vậy đã đầu tư rất nhiều tiền của và tinh lực vào nhiều lĩnh vực khác nhau để phát triển. Tuy nhiên, Mỹ đã đặt nền móng hiệu quả cho sự phát triển trong tương lai kể từ sau Thế chiến II. Thực ra chúng ta cũng không cần phải nản lòng hay nhụt chí vì điều này. Tuy thực lực không bằng Mỹ nhưng tốc độ phát triển của chúng ta rất nhanh, lấy thời điểm thành lập nước Trung Hoa mới, khi đó chúng ta chưa có hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh mà bây giờ là Trung Quốc đã là một trong những cường quốc công nghiệp lớn nhất nhì thế giới, điều này cho thấy sức mạnh và triển vọng phát triển trong tương lai của Trung Quốc rộng lớn như thế nào”.

Tướng Trung Quốc cảnh báo: chớ ngộ nhận về sự cách biệt trong sức mạnh giữa Trung Quốc và Mỹ ảnh 3

Hiện Trung Quốc mới có số lượng hạn chế tiêm kích thế hệ thứ 5 J-20 (Ảnh: Sohu).

Ông Trương Triệu Trung khẳng định: “Trong một số lĩnh vực, chúng ta thực sự đang thua xa người Mỹ. Chẳng hạn như cách đây một thời gian, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Huawei thông qua nguyên liệu chip, nhưng Huawei đã không nhân nhượng vì điều này; thay vào đó họ quyết tâm tự phát triển công nghệ này để có thể không chịu bất kỳ hạn chế nào. Có nghĩa là, một khi làm chủ thành công công nghệ tự phát triển trong tương lai, cho dù Mỹ có áp dụng bất kỳ biện pháp cưỡng chế nào, cũng sẽ không có cách nào hạn chế sự phát triển và sử dụng chip của Huawei. Khi đó, Trung Quốc sẽ tiến xa hơn”.

“Một điểm nữa là mặc dù Trung Quốc cũng đã có loại máy bay chiến đấu thế hệ năm tiên tiến nhất thế giới như Mỹ, nhưng máy bay J-20 của Trung Quốc vẫn chưa thực hiện được các nhiệm vụ quy mô lớn. So với f-22 và f-35 của Mỹ thì vẫn còn một số khoảng cách. Dù sao, họ đã chiến đấu trên chiến trường quanh năm, thường xuyên tham chiến ở Trung Đông hoặc các khu vực khác, trong khi J-20 chưa tham gia bất kỳ cuộc chiến tranh hay sự kiện quy mô lớn nào và hiệu suất động cơ của J-20 cũng không bằng máy bay tiêm kích Mỹ. Mặc dù vậy, tôi tin rằng sự phát triển của chúng ta trong lĩnh vực này sẽ ngày càng tốt hơn trong tương lai, chúng ta nhất định sẽ rút kinh nghiệm trước đây, phát huy mạnh mẽ khả năng tự chủ nghiên cứu và phát triển, và cuối cùng sẽ đạt được hiệu quả tốt”.

Tướng Trung Quốc cảnh báo: chớ ngộ nhận về sự cách biệt trong sức mạnh giữa Trung Quốc và Mỹ ảnh 4

Hiện Mỹ đã có 11 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, Trung Quốc mới có 2 chiếc sử dụng động cơ thường (Ảnh: USNavy).

Trương Triệu Trung viết: “Trên thực tế, ai cũng mong đất nước mình ngày càng hùng mạnh, nhưng chúng ta phải hiểu rõ tình hình, ý thức được sự bất cập của bản thân, đồng thời nhận thức đúng về cách biệt giữa Trung Quốc và Mỹ. Chỉ có như thế, chúng ta mới có thể lựa chọn được hướng đi và có những biện pháp đúng đắn trong bước phát triển tiếp theo. Nếu không, cứ kiêu ngạo mù quáng sẽ chỉ khiến bản thân quá tự phụ, rồi nhất định sẽ phải trả giá đắt cho việc này, ngay sự phát triển cơ bản nhất hiện nay cũng có thể không đảm bảo được, mà sẽ bị tổn thất rất lớn. Vì vậy chúng ta phải thực tế, đi từng bước một để thực hiện được mục tiêu cuối cùng của mình. Mong chờ một ngày nào đó Trung Quốc thực sự có thể vượt qua Mỹ”.

https://viettimes.vn/tuong-trung-quoc-canh-bao-cho-ngo-nhan-ve-su-cach-biet-trong-suc-manh-giua-trung-quoc-va-my-post140063.html

Trung Quốc muốn gì khi cho tàu chiến tập trận rầm rộ trên Biển Đông?

 

Một nhà phân tích quân sự Trung Quốc cho rằng, việc có tới ba tàu đổ bộ Type 071 hoạt động cùng nhau cho thấy đây là một cuộc tập trận quan trọng.

Trung Quoc muon gi khi cho tau chien tap tran ram ro tren Bien Dong?
Tàu tàng hình Type 022 của PLA - ảnh dư liệu.
Truyền thông nhà nước của Trung Quốc đưa tin, Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) gần đây đã cử ba tàu đổ bộ đổ bộ Kiểu 071 và nhiều tàu tên lửa tàng hình Kiểu 022 tham gia hai cuộc tập trận ở Biển Đông.
Theo các nhà phân tích được báo chí Trung Quốc dẫn lời, cuộc tập trận này “đã gửi thông điệp răn đe mạnh mẽ tới các lực lượng ly khai Đài Loan” và “các lực lượng có động cơ thâm độc khác” mà Bắc Kinh cáo buộc.
Nguồn tin của tờ Hoàn Cầu báo cho hay, vào ngày 18 tháng 11, ba tàu đổ bộ đổ bộ Type 071 trực thuộc một đội tàu đổ bộ với lực lượng hải quân thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam, thuộc PLA – là lực lượng chính tham gia tập trận.
Ba tàu đổ bộ có các tên gọi lần lượt là Wuzhishan, Kunlunshan và Changbaishan, đã tiến hành các kịch bản diễn tập hải quân kéo dài 4 ngày, tập trung vào 10 chủ đề bao gồm phòng thủ toàn diện và chuyển tàu đổ bộ đệm khí, hoạt động bắn đạn thật và các hoạt động đổ bộ, tìm kiếm và thu giữ - eng.chinamil.com.cn, một trang web tin tức bằng tiếng Anh do PLA tài trợ, đưa tin vào hôm thứ Hai.
Một nhà phân tích quân sự ở Bắc Kinh cho rằng, việc có tới ba tàu đổ bộ Type 071 hoạt động cùng nhau nên được coi là lực lượng đổ bộ rất mạnh và cuộc tập trận có thể mô phỏng sứ mệnh đổ bộ lên một hòn đảo lớn hoặc một nhóm đảo và đá ngầm lớn.
Trong một sự kiện riêng biệt cũng ở Biển Đông, một đội tàu tên lửa tàng hình Kiểu 022 đã tiến hành một cuộc diễn tập kịch bản thực chiến, với các đơn vị tàu tham gia huấn luyện về tấn công - phòng thủ toàn diện, phòng không - chống khủng bố, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin.
Tàu tên lửa Type 022 có khả năng cơ động nhanh, linh hoạt, tàng hình và mạnh mẽ, đó là những đặc điểm khiến nó phù hợp cho các nhiệm vụ phòng thủ bờ biển chống lại các tàu chiến cỡ trung và lớn của đối phương và các nhóm tác chiến từ bên ngoài khu vực phòng thủ, nhưng nó cũng có thể đối đầu với máy bay chiến đấu và bao trùm phạm vi tác chiến lớn hơn ở trên biển – Đài CCTV nhấn mạnh.
Các nhà quan sát quân sự từng nghĩ rằng Type 022 chỉ phù hợp để phòng thủ bờ biển, nhưng PLA dường như đang khám phá tiềm năng của nó để hoạt động xa hơn thế, vị chuyên gia Trung Quốc được giấu tên nói.
Các nhà phân tích Trung Quốc cho biết, hai cuộc tập trận, một với sự tham gia của các tàu chiến đổ bộ khổng lồ và một với các thuyền nhỏ nhưng chạy nhanh, “một lần nữa chứng tỏ khả năng của PLA trong các nhiệm vụ đổ bộ và ở vùng biển ven biển, đồng thời lưu ý rằng chúng phải là một biện pháp răn đe mạnh mẽ đối với các lực lượng ly khai Đài Loan” và cái mà họ cho là “các lực lượng có động cơ thầm kín trên Biển Đông”.
Trung Quoc muon gi khi cho tau chien tap tran ram ro tren Bien Dong?-Hinh-2
Các tàu đổ bộ cỡ lớn của PLA tham gia cuộc tập trận hôm 18/11/2020 - ảnh Chinamil.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu không nói rõ địa điểm cụ thể của 2 cuộc tập trận mà họ đã đề cập ở phía trên.
Hiện không rõ những lời hùng biện được báo chí Trung Quốc đăng tải khi nói về cuộc các cuộc tập trận gần đây của PLA trên Biển Đông ngoài nhằm vào Đài Loan còn nhằm vào lực lượng nào nữa không.
Tuy nhiên, trước đó, báo chí Trung Quốc hôm 15/11 dẫn nguồn tin từ Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông cho biết, Hải quân PLA sẽ tiến hành tập trận gần nửa tháng ở khu vực đảo Lôi Châu ở Vịnh Bắc Bộ.
Theo đó, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật bao phủ khu vực rộng lớn phía Tây bán đảo Lôi Châu và sử dụng đạn dược có sức công phá lớn.
Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam, tỉnh Quảng Tây cho biết, Trung Quốc tiến hành ít nhất 8 cuộc tập trận quy mô ở Vịnh Bắc Bộ tính từ đầu năm.
Trong một thông báo đáng chú ý được Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông phát đi hôm 16/11 cho biết, có cuộc tập trận phía bắc Biển Đông ở vịnh Hồng Hải từ 9h -17h ngày 17/11.
Theo truyền thông Trung Quốc, đợt diễn tập nói trên nhằm huấn luyện Hải quân PLA các kịch bản tác chiến đổ bộ, chiếm đảo. Khu vực tập trận cách quẩn đảo Đông Sa, Đài Loan khoảng 185km.
https://kienthuc.net.vn/quan-su/trung-quoc-muon-gi-khi-cho-tau-chien-tap-tran-ram-ro-tren-bien-dong-1465808.html

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2020

Báo Mỹ cảnh báo về sức mạnh ‘đáng sợ’ của UAV Trung Quốc

 Ngành công nghiệp chế tạo UAV ở Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ và Quân đội nước này đang sở hữu nhiều loại UAV hiện đại, và đang hướng tới sử dụng UAV để tiêu diệt tàu sân bay Mỹ.

Theo báo cáo của tạp chí Military Watch, Quân đội Trung Quốc (PLA) đang đẩy nhanh việc sử dụng máy bay không người lái (UAV) trong các hoạt động tác chiến đồng thời cũng tăng cường công tác huấn luyện sử dụng, điều khiển UAV.

Nhiều học viện, nhà trường của PLA đã mở các khóa học vận hành UAV chuyên nghiệp. Việc ngày càng có nhiều UAV phục vụ trong PLA phản ánh sự đầu tư rất lớn của Trung Quốc vào lĩnh vực này. Về số lượng và chất lượng, Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất UAV hàng đầu thế giới.

Báo Mỹ cảnh báo về sức mạnh ‘đáng sợ’ của UAV Trung Quốc
UAV tấn công GJ-11 của Trung Quốc. Nguồn: Sina.

Trung Quốc đã chế tạo ra nhiều loại UAV độc đáo mà các nước khác chưa có những loại tương tự, như UAV trinh sát siêu thanh WZ-8, UAV tấn công tàng hình GJ-11, UAV Tường Long (Soar Dragon – Rồng Bay). Hiện Trung Quốc cũng đang tích cực nghiên cứu chế tạo xe bộ binh không người lái, tàu mặt nước không người lái, tàu ngầm không người lái.

Những điều này làm tăng nhu cầu về binh lính, sĩ quan điều khiển UAV. Tuy nhiên, nhu cầu này sẽ giảm xuống sau 10 năm tới đây, do TQ dự kiến sẽ chế tạo thế hệ UAV kiểu mới có thể tự chủ bay mà không cần người điều khiển.

Kể từ khi công nghệ UAV xuất hiện, nó đã được PLA đánh giá cao. Ngay từ những năm 1970 và 1980, các mô hình Trường Không–1 và Trường Hồng-1 đã được sao chép tại Trung Quốc. Với sự ra đời của làn sóng UAV mới, các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động nghiên cứu khoa học và cho ra đời một số lượng lớn các mẫu máy bay tiên tiến.

Yêu cầu của PLA cũng ngày càng cao, do đó đã xuất hiện một số lượng lớn UAV hiện đại hiệu suất cao, kết hợp với nhiều loại đạn dược không đối đất, đưa Trung Quốc trở thành nhà cung cấp UAV hàng đầu thế giới sau Mỹ. Hiện UAV của Trung Quốc đã được xuất khẩu với số lượng lớn. Trong một số lĩnh vực công nghệ UAV, Trung Quốc đã đạt được sự phát triển tiên tiến.

Theo một số thông tin chưa được xác nhận, Lực lượng Tên lửa chiến lược của Trung Quốc đang nắm trong tay các UAV hoạt động tầm xa và cao trong khi không quân, hải quân và bộ binh được giao những đơn vị UAV phục vụ cho mục đích tác chiến lẫn huấn luyện.

Các hệ thống UAV đang trở thành công cụ chủ chốt cho các sứ mệnh chính xác tầm xa của PLA, nằm trong bán kính 3.000 km tính từ bờ biển nước này. Một số UAV của Trung Quốc còn được sử dụng như “mồi nhử” để cung cấp mục tiêu chính xác cho các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình đối hạm như DF 21D.

Báo Mỹ cảnh báo về sức mạnh ‘đáng sợ’ của UAV Trung Quốc
Hình ảnh mô phỏng UAV Rồng Bay của Trung Quốc. Nguồn: Sina.

Bên cạnh đó, các UAV mang tên lửa của Trung Quốc cũng có thể áp dụng “chiến thuật bầy đàn”, bao vây tấn công tàu sân bay của Mỹ. “Người Trung Quốc đã tiến hành vô số cuộc nghiên cứu về việc dùng UAV để đánh hàng không mẫu hạm. Theo chúng tôi, đó là điều họ đang lên kế hoạch”, Chuyên gia Easton của Viện Project 2049 (Mỹ) nhận định.

Mới đây nhất, hồi tháng 09/2020, Học viện Điện tử và Công nghệ Thông tin Trung Quốc thử nghiệm loạt UAV phóng từ xe tải, trực thăng tung đòn tấn công vào mục tiêu.

Trong cuộc thử nghiệm, hàng loạt UAV được liên tiếp triển khai từ bệ phóng gắn trên xe tải hoặc thả từ máy bay trực thăng, sau đó lập đội hình trên bầu trời và sử dụng các cảm biến để phát hiện mục tiêu. Hình ảnh mục tiêu được truyền về thiết bị cầm tay của người điều khiển.

Sau khi người điều khiển lựa chọn mục tiêu công kích, "bầy UAV" này đồng loạt lao xuống, thực hiện đòn tấn công tự sát có độ chính xác cao, đồng thời truyền trực tiếp hình ảnh về sở chỉ huy. Số lượng UAV tự sát lên đến hàng trăm chiếc, và sở hữu thiết kế và tính năng tương đồng mẫu UAV tự sát CH-901 của China Poly Defense, xuất hiện lần đầu trước công chúng năm 2016.

CH-901 được trang bị cánh và đuôi dạng gập, mở ra theo hai hướng ngược nhau khi UAV rời ống phóng. Thiết kế cánh và đuôi gập được một số hãng chế tạo sử dụng cho UAV phóng từ ống, ví dụ mẫu UAV tự sát Switchblade của Mỹ.

Bệ phóng UAV tự sát của CAEIT, gồm 48 ống, được đặt trên biến thể 6x6 của xe chiến thuật hạng nhẹ Dongfeng Mengshi. Cụm ống phóng này cũng có thể lắp đặt trên chiến hạm hoặc triển khai ở vị trí cố định trên mặt đất. UAV tự sát của CAEIT còn được phóng từ trực thăng Bell 206L và được thả từ trực thăng dòng R của hãng Robinson.

Đáng chú ý, có thể Trung Quốc còn đang nghiên cứu UAV thế hệ mới có khả năng bay ở độ cao thấp và tránh thoát được tầm quan sát của radar. Chưa hết, nước này còn đặt mục tiêu thiết kế những dòng UAV có khả năng làm nhiễu tín hiệu vệ tinh, các hệ thống cảnh báo sớm và hệ thống phòng không cũng như phòng thủ tên lửa.

Mỹ đã có ‘thuốc đặc trị’ để tiêu diệt UAV 'bầy đàn' của Trung Quốc

Mỹ đã có ‘thuốc đặc trị’ để tiêu diệt UAV 'bầy đàn' của Trung Quốc

Tiêu diệt “đàn” UAV của Trung Quốc là vấn đề khiến Quân đội Mỹ “đau đầu” trong suốt thời gian qua, hiện ....

Đức Trí (lược dịch)

https://infonet.vietnamnet.vn/quan-su/bao-my-canh-bao-ve-suc-manh-dang-so-cua-uav-trung-quoc-268433.html

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2020

Mỹ đã có ‘thuốc đặc trị’ để tiêu diệt UAV 'bầy đàn' của Trung Quốc

 Tiêu diệt “đàn” UAV của Trung Quốc là vấn đề khiến Quân đội Mỹ “đau đầu” trong suốt thời gian qua, hiện Mỹ đã khắc phục được vấn đề này khi cho ra mắt tên lửa mới “đặc trị” đàn UAV.

Theo Forbes, Công ty Savage của Mỹ mới đây đã tiết lộ thông tin chi tiết về một loại tên lửa mới được phát triển để chống lại máy bay không người lái (UAV) tấn công theo kiểu bầy đàn.

Hiện nay, biện pháp đối phó với máy bay không người lái ngày càng trở nên cấp thiết. Các video về cuộc xung đột đang diễn ra giữa Azerbaijan và Armenia cho thấy, UAV có thể dễ dàng xuyên thủng hệ thống phòng không của đối phương, phá hủy hàng chục xe tăng và tiêu diệt số lượng lớn binh lính.

Mỹ đã có ‘thuốc đặc trị’ để tiêu diệt UAV 'bầy đàn' của Trung Quốc
UAV bầy đàn đang là phương pháp tấn công ngày càng được “ưa chuộng”. Nguồn: Sina.

Các công ty Trung Quốc gần đây cũng đã thử nghiệm một “bệ phóng UAV” có thể phóng 48 UAV loại nhỏ để phối hợp hành động với nhau trong các cuộc tấn công bầy đàn. Thông tin này đã đặt ra thách thức không nhỏ đối với Quân đội Mỹ trong các hoạt động tác chiến thời gian tới, nhất là tác chiến tại chiến trường Trung Đông.

Theo báo cáo của Savage, hiện Mỹ chưa có một hệ thống “chuyên trị” UAV tấn công bầy đàn một cách thực sự hiệu quả. Hiện nay, hệ thống duy nhất của Mỹ có thể được sử dụng để tấn công “đàn” UAV là hệ thống phòng không tầm gần SHORAD-IM. Hệ thống này được Lục quân Mỹ dự kiến đưa vào sử dụng từ năm 2023. Tuy nhiên, hệ thống này đang đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, nhất là tranh cãi trong chi phí hoạt động.

Hệ thống SHORAD-IM được trang bị 4 tên lửa Stinger, 01 pháo 30 mm và 2 tên lửa Hellfire. Mặc dù trang bị thêm tên lửa Stinger có thể đối phó hiệu quả với nhiều loại UAV, nhưng chi phí cho loại tên lửa này lại không hề thấp. Các tên lửa Stinger cơ bản có giá khoảng 120.000 USD/1 quả, nếu gắn loại tên lửa này lên hệ thống SHORAD-IM sẽ gia tăng thêm 31.000 USD/1 quả.

Do vậy, sử dụng loại tên lửa này để chống lại một “đàn UAV” có giá chưa đến 2.000 USD là một sự lãng phí khó có thể được chấp nhận. Thậm chí, nhiều quan chức trong Quân đội Mỹ cho rằng, đây là hành động “dùng dao mổ trâu để cắt tiết gà”.

Để khắc phục vấn đề này, Savage đã chế tạo ra một loại tên lửa thông minh có thể hoàn thành nhiệm vụ chống “bầy đàn”. Loại tên lửa này sử dụng công nghệ tương tự như UAV. Tên lửa mà công ty này phát triển được gọi là "hệ thống dẫn đường phòng không thông minh", là một thiết bị giá rẻ được làm từ sợi carbon và nhôm.

Mỹ đã có ‘thuốc đặc trị’ để tiêu diệt UAV 'bầy đàn' của Trung Quốc
Tên lửa Savage của Mỹ với thiết kế nhỏ gọn có thể tiêu diệt chính xác UAV bầy đàn. Nguồn: Sina.

Thiết kế ban đầu của tên lửa được đưa ra từ năm 2016 và liên tục được cải tiến kể từ đó. Tên lửa này có trọng lượng dưới 1 kg, tức là chưa bằng 1/10 so với tên lửa Stinger. Mặc dù tên lửa có thể không phù hợp với các mục tiêu lớn như máy bay chiến đấu phản lực, nhưng nó có khả năng tiêu diệt bất kỳ UAV loại nhỏ nào.

Tên lửa Savage được trang bị động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, có tốc độ bay xấp xỉ Mach 1 và tầm bắn hiệu quả 5 km. Tên lửa có thể linh hoạt tấn công các mục tiêu nhỏ, di chuyển nhanh.

Phần đắt nhất của bất kỳ loại tên lửa nào là hệ thống dẫn đường, và đây là điều khiến tên lửa Savage trở thành cuộc cách mạng nhất. Tên lửa sử dụng camera và thiết bị điện tử thương mại, thay vì các thiết bị cảm biến được sử dụng trên tên lửa phòng không cỡ nhỏ từ những năm 1960.

Giám đốc điều hành của Savage cho biết, tên lửa Savage được tích hợp thiết bị quan sát dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo để phát hiện và theo dõi mục tiêu. Hệ thống camera của nó có thể phát hiện, xác định và theo dõi chính xác các đối tượng trong môi trường tốc độ cao.

Cốt lõi của hệ thống quan sát này là bộ xử lý Intel Movidius Vision, đây là bộ xử lý trí tuệ nhân tạo giá rẻ có thể triển khai trên thiết bị di động. Nó cũng là một trong những thế hệ chip trí tuệ nhân tạo mới có cấu trúc song song. Nó đang thúc đẩy cuộc cách mạng về xử lý hình ảnh thời gian thực và đã được sử dụng trên một số UAV mới nhất.

“Cũng giống như điện thoại thông minh có thể học cách nhận dạng khuôn mặt của bạn, một tập hợp các hình ảnh bay không người lái có thể cho phép tên lửa Savage phân biệt mục tiêu giữa UAV với chim, bóng bay hoặc các vật thể bay khác”, vị Giám đốc này cho biết.

Mỹ đã có ‘thuốc đặc trị’ để tiêu diệt UAV 'bầy đàn' của Trung Quốc
 Bệ phóng tên lửa Savage loại 64 ống phóng. Nguồn: Sina.

Hệ thống camera của tên lửa Savage có thể hoạt động hiệu quả vào ban ngày và trong điều kiện ánh sáng yếu. Tên lửa này cũng được trang bị thêm thiết bị hồng ngoại để đáp ứng nhu cầu sử dụng vào ban đêm. Các đầu đạn của Savage tiêu diệt mục tiêu dựa trên nguyên lý “va đụng”, nhưng cũng có thể sử dụng các nguyên lý khác, như sử dụng đầu đạn nổ.

Bệ phóng của tên lửa Savage bao gồm 4 ống phóng tên lửa, trọng lượng khoảng 07 kg và có thể được biên chế cho từng binh sĩ. Loại còn lại là hệ thống phóng với 64 bệ, có thể bắn hạ toàn bộ “đàn” UAV.

Hiệp đồng tác chiến là tính năng quan trọng của Savage, các tên lửa này có thể tiêu diệt các loại UAV khác nhau trong một “đàn” UAV, và chắc chắn sẽ không xảy ra trường hợp 2 tên lửa cùng tiêu diệt một UAV. Mỗi tên lửa có thể “liên lạc” với các tên lửa khác trong phạm vi hàng trăm mét bằng sóng vô tuyến. Điều này sẽ đủ để kết nối chúng với nhau để chống lại chiến thuật bầy đàn một cách hiệu quả.

Phiên bản 40mm của tên lửa Savage có tầm bắn lên tới 400 mét và có thể phóng từ súng phóng lựu.

Đức Trí (lược dịch)

https://infonet.vietnamnet.vn/quan-su/my-da-co-thuoc-dac-tri-de-tieu-diet-uav-cua-trung-quoc-268422.html