Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

BÃI TƯ CHÍNH

 Không có mô tả ảnh.

Xét về góc độ địa chính trị - kinh tế thì bãi ngầm Tư Chính có vị trí rất quan trọng, nếu đi từ đất liền sẽ ra vùng biển khai thác dầu khí của chúng ta, lần lượt là Thanh Long, Bạch Hổ, Đại Hùng tiếp đến gần như trung tâm của biển Đông là Bãi Tư Chính. Cho nên Tư Chính như cái hàng rào, là tiền đồn của vùng dầu khí của ta. Nếu để bọn Hán tặc đặt chân được vào Tư Chính thì nó khống chế toàn bộ khu dầu của chúng ta và dịch vụ hàng hải trên Biển Đông. Bọn Trung Quốc đã không hề giấu diếm tham vọng của chúng độc chiếm, biến Biển Đông thành ao nhà của nó, trong đó đặc biệt thể hiện sự thèm khát đối với bãi Tư Chính nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Bọn cầm đầu chính quyền ra sức tuyên truyền về chủ quyền bành trướng củ nó đến toàn dân Trung Quốc, đồng thời đã cố tình lừa dối dư luận quốc tế khi viết về Bãi Tư Chính nói riêng và các thực thể chiếm đóng theo luật rừng của chúng trên biển Đông. Chúng đã thay đổi tên gọi các thực thể địa lý trên nền biển Đông để định hướng dư luận quốc tế gọi theo cách gọi của người Hán, vì thế bãi Tư Chính của Việt Nam chúng đổi thành Bãi Vạn An và ghép vào phần cực tây của quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà chúng đặt lại thành quần đảo Nam Sa của Trung Quốc. Đây cũng là phần cực tây của Đường 9 đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra để ép buộc các nước nhỏ yếu trong khu vực phải thừa nhận. Bãi Tư Chính là một rạn san hô có hình vòng cung, quanh năm nằm dưới mức nước lên xuống của thủy triều, dài khoảng 63 km và rộng 11 km, chỗ nông nhất cách mặt biển 17 mét. Báo chí Trung Quốc cũng phải thừa nhận rằng: “vị trí địa lý của bãi Tư Chính (Vạn An) cực kỳ quan trọng, là cửa ngõ vào Nam Hải (Biển Đông), cũng là lãnh thổ nước ta (Trung Quốc) ở gần với Eo biển Malacca nhất. Án ngữ tuyến hàng hải trên Nam Hải, có thể coi nó là khu vực trái tim của Đông Nam Á. Không chỉ có vị trí địa lý vô cùng quan trọng, mà tài nguyên thủy sản và tài nguyên dầu khí gần bãi Vạn An cũng rất phong phú. Đây là một trong ba khu vực tài nguyên dầu khí giàu có nhất ở Nam Sa: Bồn địa Zengmu (James Shoal), Bồn địa Sabah, Bồn địa Vạn An”. Bài viết "phán" thêm rằng: “Không còn nghi ngờ gì nữa, từ lâu nay, Trung Quốc luôn ở vào thế bị động ở bãi Vạn An vì nó quá gần với Việt Nam và quá xa đại lục Trung Quốc. Trung Quốc đã cử rất nhiều tàu đến tuần tra, nhưng thường chạy một vòng quanh rồi rời khỏi đó. Nhưng trong lần này, phía Trung Quốc đã dần bắt đầu biến bị động thành chủ động. Do những kiệt tác thần kỳ của con người (ý nói do Trung Quốc đã lấp biển tạo đảo - NV), các đảo Vĩnh Thử (tức đá Chữ Thập) và Hoa Dương (tức đá Châu Viên) đã được đưa vào sử dụng, đẩy tiền duyên chiến lược của Trung Quốc tiến xuống phía Nam tới hơn một ngàn kilomet. Thông qua các cơ quan báo chí ,Trung Quốc mê mị dân chúng của nó rằng không thể nhân nhượng và rút tàu thuyền đi vì những lập luận sai trái và nực cười sau: “Bãi Vạn An là lãnh thổ của chúng ta ( của bọn người Hán) ở gần Eo biển Malacca nhất; cách Singapore chưa đến 1.000 km. Từ bãi Vạn An có thể giám sát rất tốt Eo biển Malacca. Đây cũng là căn cứ tiền duyên của ta gần với Ấn Độ Dương nhất, chỉ cách Ấn Độ Dương 1000 km về phía Tây. Mỹ nếu thò đầu ra ở Eo biển Malacca là đã bị chúng ta giám sát. Nếu giành được 5 điểm Tây Sa (tức Hoàng Sa), Hoàng Nham (Scaborought), 3 đảo Nam Sa (Su Bi, Vành Khăn, Chữ Thập), bãi Vạn An (Tư Chính) và bãi ngầm Beikang (Luconia Shoals) là toàn bộ Nam Hải (Biển Đông) sẽ nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Nếu so sánh vị trí của bãi Nankang (South Luconia Shoals) và bãi Vạn An thì Vạn An tốt hơn. Bên cạnh đó, eo biển Malacca nằm ở hướng tây nam. Bãi Nankang (South Luconia Shoals) ở sát bờ biển Malaysia. Bãi biển Vạn An cách Việt Nam hơn 400 km và cách Malaysia với khoảng cách tương đương (cũng khoảng 400). Bãi Vạn An ở vị trí trung tâm của phía Nam Nam Hải (Biển Đông), cho nên bãi Vạn An rất tốt”. Bãi Tư Chính của Việt Nam được các chuyên gia luật quốc tế khẳng định hoàn toàn không nằm trong khu vực chồng lấn chủ quyền. Cho nên, bãi Tư Chính chưa hề và chưa bao giờ là khu vực tranh chấp chủ quyền. Bãi Tư Chính ở trên thềm lục địa Việt Nam và thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý được xác định phù hợp với UNCLOS 1982. Đồng thời, khu vực biển này đã được Việt Nam sử dụng và khai thác đặc quyền kinh tế một cách ổn định và từ lâu, chứ không phải bây giờ mới có, mới xuất hiện tuyên bố chủ quyền, càng không phải khu vực đang có tranh chấp trên biển. Bãi Tư Chính cùng các bãi ngầm và đá ngầm ở khu vực này là một phần không thể tách rời của thềm lục địa Đông Nam Việt Nam, được ngăn cách với quần đảo Trường Sa của Việt Nam bằng một rãnh sâu, nên theo UNCLOS 1982 hoàn toàn không thuộc quần đảo Trường Sa. Như trên đã nói, trong cấu trúc nước sâu của Biển Đông có một rãnh sâu lớn nhất ngăn cách thềm lục địa miền Trung và Đông Nam Việt Nam, nơi có bãi Tư Chính - Vũng Mây, với quần đảo Trường Sa. Các bãi cạn khu vực biển bãi Tư Chính phát triển kế thừa trên nền cấu trúc vỏ lục địa kéo dài từ lục địa Việt Nam ra, trong khi quần đảo san hô Trường Sa, như nói trên, phát triển kế thừa trên nền núi lửa của vỏ đại dương thuộc cấu trúc nước sâu. Trong số các tài liệu chính thống của Tổ chức Thủy đạc quốc tế (IHO) thuộc Liên Hợp Quốc cũng như các tài liệu địa lý quốc tế, tất cả tài liệu chính thống này đều không có tài liệu hay công bố nào nói rằng khu vực Tư Chính - Vũng Mây thuộc quần đảo Trường Sa. Nếu nói Tư Chính thuộc quần đảo Trường Sa thì chứng tỏ là cố tình hiểu sai về mặt địa lý, địa chất và đặc trưng đáy Biển Đông một cách có chủ đích. Một bản đồ chụp nổi đáy Biển Đông của Vương quốc Anh năm 2001 cũng cho thấy rất rõ những đặc trưng nói trên. Chúng ta đã làm hồ sơ và trình Tiểu ban Ranh giới thềm lục địa của Ủy ban Thềm lục địa LHQ để xem xét khả năng mở rộng thềm lục địa ở hai khu vực ngoài 200 hải lý, trong đó có một vùng nằm ngoài thềm lục địa Đông Nam Việt Nam, liên quan đến Malaysia. Như vậy thềm lục địa Đông Nam Việt Nam không chỉ bao gồm nhóm bãi Tư Chính mà còn được mở rộng ra ngoài 200 hải lý. Như vậy có thể một lần nữa khẳng định, việc Trung Quốc ngụy biện khu vực biển bãi Tư Chính là một bộ phận cấu thành của “quần đảo Nam Sa” (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) là hoàn toàn sai trái. Bởi đó là những bãi ngầm, bãi cạn ở xa và bị ngăn cách quần đảo này bởi các rãnh sâu; không thể tạo thành một thể thống nhất về địa lý, địa chất và, đặc biệt, không thể gắn kết về kinh tế, lịch sử để tạo thành một thể thống nhất của quần đảo.
Sự kiện Bãi Tư Chính bùng nổ từ đầu tháng 7 năm 2019 đã khiến lộ ra một vụ việc khác xảy ra ngay trước đó: vào đầu tháng 6, Trung Quốc bắt đầu có động thái cản trở việc hãng Rosneft của Nga, và hành vi đó kéo dài từ đó đến nay. Như vậy, quy mô cuộc khủng hoảng Bãi Tư Chính năm 2019 còn vượt hơn cả hai lần khủng hoảng cùng địa chỉ: vào tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018, các tàu hải cảnh Trung Quốc bao vây Bãi Tư Chính để gây sức ép buộc Repsol - công ty Tây Ban Nha liên doanh với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải rút khỏi mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ, nhưng chưa đụng chạm trực tiếp đến mỏ dầu khí Lan Đỏ. Chúng ta đặt dấu hỏi, trong khi Việt Nam tiến hành thăm dò dầu khí trong vùng thềm lục địa của nước ta một cách hợp pháp thì Trung Quốc lại ngang ngược đưa lực lượng chấp pháp đến cản trở, quấy rối, đe dọa buộc Repsol của Tây Ban Nha cùng với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bị Trung Quốc ép buộc phải rời bỏ mỏ Cá Rồng Đỏ. Vậy Trung Quốc giữ cho ai, giữ làm gì khi nguồn tài nguyên đó không thuộc quyền sở hữu hợp pháp của quốc gia mình? Đơn giản bởi vì Trung Quốc là tên lưu manh chuyên nghiệp, biết cách tạo ra hiện trường giả và luôn luôn rình rập cơ hội. Chính quyền Hán Tặc đương đại thừa hiểu rằng nếu để Việt Nam tiến hành khai thác dầu khí mỏ Cá Rồng Đỏ ( nằm trong khu vực Bãi Tư Chính) thì coi như Việt Nam đã thực hiện chủ quyền của mình, từ đó tiến hành các hoạt động kinh tế kỹ thuật lâu dài, kể cả sau khi khai thác hết dầu khí thì cơ sở hạ tầng đó se được sử dụng thành những công sự bảo vệ chủ quyền. Nhưng nếu Trung Quốc không để cho Việt Nam khai thác thì lợi dụng cơ hội tốt chúng sẽ hộ tống dàn khoan xuống lắp đặt và coi như một sự đã rồi thì việc thôn tín coi như thành công. Song song với vụ cho tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8, được hỗ trợ bởi từ vài ba chục đến mức cao điểm là 80 tàu hải cảnh và tàu dân quân biển xâm phạm vào khu vực Bãi Tư Chính - gấp nhiều lần so với chỉ khoảng một chục tàu cảnh sát biển của Việt Nam trong cùng khu vực, có thể hiểu một cách không chính thức hoặc chính thức là chiến dịch mang mục tiêu biến vùng lãnh hải Việt Nam thành ‘vùng có tranh chấp dầu khí’ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được Bắc Kinh mở rộng và đánh vỗ mặt cả những đế chế đang được xem là cùng có quan điểm chung về lợi ích quốc gia với Trung Quốc là Cộng hòa Liên bang Nga. Giờ đây Việt Nam đã trở thành nạn nhân phải gánh chịu mối nguy hiểm thiệt kép: nguy cơ không chỉ mất mỏ Cá Rồng Đỏ mà có thể cả mỏ Lan Đỏ vào tay Trung Quốc. Bi kịch đang hiện ra nhưmột sự tất yếu của nó: Việt Nam không những phải nhượng boojTrung Quốc tại mỏ Cá Rồng Đỏ ở phía Nam, mà nguy cơ đe dọa ở mỏ Lan Đỏ gần khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ còn mỗi mỏ Cá Voi Xanh là tạm thời bình an vô sự vì đối tác của Việt Nam là Tập đoàn dầu khí khổng lồ ExxonMobile của Hoa Kỳ. Về chiến thuật, trong khi Trung Quốc xâm phạm vòng ngoài thì cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 350km về phía Đông Nam, nằm ở độ sâu 120m, gần khu vực bãi Tư Chính thì Việt Nam đã hạ đặt xong chân đế giàn khoan Sao vàng - Đại nguyệt nặng 14.000 tấn. Hạ đặt một giàn khoan không phải dễ dàng, nó yêu cầu rất cao về điều kiện “trời yên biển lặng”. Nhớ lại năm 2014, khi Trung Quốc lắp đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam, họ phải sử dụng hàng trăm tàu vòng trong vòng ngoài để ngăn cản lực lượng chấp pháp của ta tiếp cận bởi họ là một kẻ ăn cắp, luôn lo sợ và phải rào trước đón sau. Thế nhưng trước hành động gây hấn của Trung Quốc, lần này đến lượt Việt Nam vẫn đàng hoàng hạ đặt chân đế giàn khoan Sao vàng - Đại nguyệt bởi chúng ta có quyền làm điều đó với vùng biển thuộc chủ quyền của mình.
Trong quá trình kéo và hạ đặt chân đế giàn khoan Sao vàng - Đại nguyệt, phía Trung Quốc không dám có động thái quấy rối nào. Đặng Trường cho rằng phía Trung Quốc cũng biết sự kiện này nhưng họ không có cớ hay tư cách gì để cản phá. Việc hạ đặt thành công chân đế giàn khoan này không chỉ thể hiện ý chí của Việt Nam không lùi bước trước sự ngang ngược của Trung Quốc mà còn mang ý nghĩa đóng dấu khẳng định chủ quyền của nước ta trên biển. Cũng xin nói thêm, dự án Sao vàng - Đại nguyệt có sự tham gia của hai tập đoàn lớn của Nhật Bản là Sumitomo và Idemitsu. Từ đây, có thể thấy nếu Việt Nam kêu gọi đầu tư và tận dụng được cơ hội hợp tác với các cường quốc, gắn chặt lợi ích của họ với Việt Nam theo kiểu cộng sinh như dự án Sao vàng - Đại nguyệt lần này thì Trung Quốc sẽ chẳng dám làm gì cả. Trong tương lai, Việt Nam sẽ đối đầu với tàu thăm dò của Trung Quốc, tàu hải cảnh, tàu ngầm của Trung Quốc như thế nào để vừa bảo vệ được chủ quyền của mình, vừa tránh căng thẳng leo thang? Liệu dự án Sao vàng - Đại nguyệt sẽ đảm bảo đúng tiến độ? Vấn đề không phụ thuộc vào ý chí của Trung Quốc mà nằm trong ý chí mạnh mẽ của toàn thể dân tộc Việt Nam. Nếu như nhân dân đoàn kết, hành động tỉnh táo, khôn ngoan hơn nữa, biết phát huy sức mạnh dân tộc đoàn kết với các dân tộc trong cộng đồng ASEAN, biết tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn có xu hướng kiềm tỏa không để Trung Quốc trở thành kẻ côn đồ tham lam trong thế kỷ XXI, thì cho dù Trung Quốc có hung hăng đến đâu cũng khó khuất phục được người Việt Nam. Sau hai lần liên tiếp phải bỏ cuộc khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ, đến đầu năm 2018 chính quyền có vẻtỉnh táo hơn khi tìm cách dựa dẫm vào Công ty dầu mỏ quốc gia Nga Rosneft để khoan giếng LD-3P, thuộc mỏ khí ngoài khơi Lan Đỏ ở Lô 06.1, cách phía đông nam Việt Nam 370 km. Nhưng vào năm 2018, ngay cả Rosneft của người Nga cũng rơi vào tình trạng dở giang như Repsol của Tây Ban Nha đối tác không bảo vệ được lợi ích của mình trước áp lực từ phía bọn người hán tham lam tàn ác, đành phải ngậm ngùi rời bỏ mỏ Lan Đỏ. Tuyên bố của Rosneft được đưa ra vào lúc tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng lên tiếng cảnh cáo là không một quốc gia, tổ chức, công ty hoặc cá nhân nào có quyền tiến hành thăm dò hoặc khai thác dầu khí trong vùng biển của Trung Quốc nếu không được phép của Bắc Kinh. Trong một cử chỉ không cần kiềm chế lòng tham vô độ, Trung Quốc đã cho vẽ lại ‘đường lưỡi bò 9 đoạn’ mà đã ‘liếm’ hầu hết khoảng 67 vị trí có dầu của phía Việt Nam, trong đó có mỏ Lan Đỏ. Bản vẽ mới toanh này sẽ là ‘cơ sở pháp lý’ để Bắc Kinh, trong lúc chẳng cần quái gì đến cơ sở pháp lý nào từ Công ước UNCLOS 1982 về biển, sẽ tiến hành một chiến dịch mới để biến dầu của người thành dầu của mình. Tuy nhiên, thái độ của người bạn được xem là truyền thống của Việt Nam - Nga Xô viết và nay chỉ còn là nước Nga - lại không hề chính quyên của chúng ta an tâm. Đơn giản là vào năm 2014, trong sự kiện dàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong thềm lục địa Việt Nam, điện Kremlin đã giữ im lặng, cho dù chính Nga là nhà cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam. 5 năm sau vụ Hải Dương 981, người Nga lại chẳng có ý kiến gì về vụ tàu Trung Quốc xâm nhập Bãi Tư Chính. Một lần nữa, lãnh đạo Việt Nam mới nhận ra rằng: Trong khi bị ‘đối tác chiến lược toàn diện quan trọng nhất’ là Trung Quốc bắt nạt càng lúc càng quá quắt và dồn vào chân tường, nước ta lại bị hầu hết 11 quốc gia ‘đối tác chiến lược’ còn lại, trong đó có cả Nga, thản nhiên dửng dưng như không biết chuyện gì đang xảy ra. Sự im lặng đầy chủ ý của người Nga đã có thể được lý giải phần nào: Putin đã và đang trở thành một đồng minh thân cận của Tập Cận Bình trong cuộc chiến tranh lạnh đang được khởi động đói trong với phương tây mà chủ yếu là Mỹ. Mặc dù trước đây Trung – Nga đã từng xung đột biên giới nhưng giờ đây lại được gắn bó bởi tinh thần ‘chống Mỹ’ nên Nga coi chủ quyền biên đảo của Việt Nam chẳng có ý nghĩa gì đáng kể. Sự im lặng của Nga đang dẫn ra một nguy cơ mới đối với quan hệ ngoại giao, kinh tế của nước ta: Nếu Kremlin và Bắc Kinh đã hoặc sẽ thỏa thuận được với nhau một lợi ích hoặc một điểm chung chính trị nào đó lớn hơn hẳn lợi nhuận từ mỏ Lan Đỏ, thì cho dù Rosneft là tập đoàn có cổ đông chính là chính phủ Nga, tương lai Rosneft cũng sẽ phải bỏ dở dự án chạy khỏi vùng chủ quyền Việt Nam như Repsol đã từng phải hứng chịu. Trở lại với khả năng Trung Quốc có thể làm gì tiếp theo trong năm mới 2020 ở trên Biển Đông, tại các khu vực mà Việt Nam quan tâm, Tiến sỹ Trần Công Trục - nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ với cái nhìn từ cuối năm 2019, đưa ra dự phỏng:"Hiện nay mà nói, để mà có thể xác định vị trí nào cụ thể thì rất khó, bởi vì Trung Quốc như đã biết thì họ đưa ra một yêu sách chiếm hầu hết Biển Đông rồi. "Thì bất kỳ điểm nào mà nằm trong yêu sách đường lưỡi bò thì họ đều có thể sẽ tính họ làm, tùy thuộc vào tình huống, tùy thuộc vào thái độ của các nước có liên quan ở khu vực từ đó đến nay và tùy thuộc vào tình hình quốc tế, quan hệ quốc tế và thái độ của các nước trong việc lên tiếng đối với hoạt động đó của Trung Quốc để họ làm. "Tôi nghĩ là như vậy, (Trung Quốc) có thể tiến hành ngay khu vực thềm lục địa, trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như trước đây, hoặc là trong vùng quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hay là vùng thềm lục địa của Malaysia hay là của Philippines. "Tất cả những vị trí đó có thể có khả năng xảy ra, chứ bây giờ không thể nói chính xác được, nhưng cách làm của họ, theo tôi nghĩ là ở giai đoạn hiện nay, thời buổi hiện nay, có lẽ bọn người Hán sẽ sử dụng các hoạt động mang tính chất như là kinh tế, khoa học - kỹ thuật. "Nhưng theo nhiều người nói đây là chúng tổ chức cuộc 'xâm lược mềm', chúng không dùng vũ lực như trước đây để mà xâm chiếm nữa, mà chúng sẽ sử dụng những biện pháp về mặt kinh tế, về mặt dân sự về mặt khoa học - kỹ thuật để giành lấy trên thực tế yêu sách của chúng. "Nếu như các nước không có một sự cảnh giác cần thiết, không có một biện pháp cần thiết, thì như vậy có thể là một cách mà họ muốn chấp nhận yêu sách của họ, từ yêu sách đó, so với đàm phán, họ muốn các hợp tác cùng khai thác với Trung Quốc, mà loại bỏ những hoạt động khác khai thác, hợp tác với các nước khác. có ý kiến trong giới quan sát an ninh, quân sự và chính trị khu vực cho rằng Trung Quốc sẽ có thể tiếp tục 'làm mạnh' và có thể 'đưa giàn khoan' vào vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền. "Có những khả năng và giả thuyết thực tế rằng Trung Quốc tiếp tục làm mạnh ở Biển Đông, đặc biệt là có khả năng họ sẽ đưa giàn khoan vào khoan thăm dò và thậm chí là khoan khai thác ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và vùng thềm lục địa của Việt Nam mà họ coi đấy là vùng tranh chấp với đường chín đoạn của họ, mà họ tuyên bố" (Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp- Viện Nghiên cứu Đông Nam Á).
Có nhiều giải pháp khác nhau, bao gồm các giải pháp mang tính chiến thuật và chiến lược. Tuy nhiên, phải phối hợp đồng bộ các giải pháp và chọn đúng thời điểm để dùng giải pháp “quyết định”, phù hợp bối cảnh, bảo đảm lợi ích toàn cục, có tầm chiến lược và chắc thắng. Cũng cần nhấn mạnh rằng, chọn giải pháp nào còn tùy thuộc vào thái độ và hành vi của phía Bắc Kinh trên thực địa đồng thời, chúng ta phải tăng cường, mở rộng và tranh thủ hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực bảo vệ biển, nhất là với các nước có trình độ quản lý biển tốt, tiên tiến; với các nước có “cùng cảnh ngộ” để từng bước tạo thành một “mặt trận” bảo vệ nền hòa bình ở Biển Đông. Bên cạnh các giải pháp ngoại giao mà chúng ta đang áp dụng như thông qua các tuyên bố cấp cao, tuyên bố của người phát ngôn, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, thông báo bảo lưu tại Liên Hợp Quốc; thông báo công khai ở các diễn đàn quốc tế, khu vực và ASEAN; Việt Nam cần tạo điều kiện cho báo chí nước ngoài tiếp cận hiện trường vụ việc để thấy rõ vi phạm của Trung Quốc, để tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Ở trong nước, cần tăng cường và thường xuyên tuyên truyền để người dân hiểu đúng về các quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông. Đồng thời, tăng các lực lượng thực thi pháp luật trên biển tích cực, chủ động ngăn chặn, đẩy đuổi quyết liệt các hành động vi phạm và cần tỉnh táo, linh hoạt, kiên trì, kiên định và không mắc mưu “sử dụng vũ lực trước”, tức là chúng đông và mạnh hơn ta rất nhiều lần nhưng không đánh mà khiêu khích chúng ta, nếu chúng ta không tỉnh táo mà nổ súng trước thì bọn quỉ biển này nó sẽ la làng lên là Việt Nam gây hấn buộc phía Trung Quốc phải đáp trả tự vệ thì nguy to.

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2020

CUỘC CHIẾN MỸ-TRUNG: THẾ GIỚI ĐANG ‘TRƯỚC NGƯỠNG’ THẾ CHIẾN THỨ III?

 Gần đây, nỗi sợ hãi một cuộc thế chiến thật sự được khơi dậy lần nữa, trong bối cảnh Trung Quốc đàm phán một thỏa thuận kinh tế-quân sự “khổng lồ” với Iran; và mối quan hệ Mỹ-Trung leo thang thành cuộc chiến “ý thức hệ”, chiến tranh tiền tệ, căng thẳng Biển Đông... Phải chăng thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của Thế chiến thứ III?

Tổng thống Nixon đã từng nói ông sợ rằng mình đã tạo ra một ác quỷ “Frankenstein”, bằng cách mở cửa nền kinh tế thế giới cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đáng tiếc là sự lo sợ của Nixon đã thành hiện thực…
Đã gần 5 thập niên kể từ khi Tổng thống Nixon đến Bắc Kinh vào năm 1972 và Hoa Kỳ thiết lập bang giao với Trung Quốc, mối quan hệ Mỹ-Trung hiện nay đã vào giai đoạn “đối đầu toàn diện”. Với “cú hích” dịch viêm phổi Vũ Hán và việc che giấu tình hình dịch bệnh của Bắc Kinh, đã biến chính quyền này thành “kẻ tội đồ” của toàn nhân loại.
Học thuyết Thucydides từ thời Hy Lạp cổ đại đã chỉ ra quy luật này: khi một thế lực quốc gia nổi lên muốn sắp đặt lại trật tự thế giới thì chiến tranh lớn sẽ nổ ra. Lịch sử về các cuộc thế chiến đẫm máu đã nói lên tính chính xác của điều này. Những gì ĐCSTQ đã làm trong suốt thời gian giành được chính quyền với tuyên bố “trỗi dậy hòa bình” hoàn toàn bị thúc đẩy bởi động lực của quy luật chiến tranh nói trên.
SỰ CHUẨN BỊ CỦA TRUNG QUỐC CHO THẾ CHIẾN THỨ III- MỘT CHIẾN LƯỢC DÀI HẠN CHO ‘GIẤC MỘNG TRUNG HOA’ ÁM ẢNH TOÀN CẦU
Nếu nghĩ rằng Chiến tranh trong thế kỷ 21 này sẽ giống như hai cuộc Thế chiến trước kia, thì có lẽ chúng ta đã nhầm. Chiến tranh hiện đại có thể là chiến tranh kinh tế, công nghệ, ý thức hệ, quân sự, và cả chiến tranh sinh - hóa học. Các “trụ cột” này được tích hợp lại đến mức mặc dù là các thực thể riêng biệt, chúng giao thoa và bổ sung cho nhau thường xuyên.
Trung Quốc đã sớm chuẩn bị cho cuộc chiến này với 4 giai đoạn chính: Giăng bẫy - rải độc, lôi kéo đồng minh, tạo sự hỗn loạn và cuối cùng là đánh bại.
Giai đoạn 1: ‘GIĂNG BẪY - RẢI ĐỘC’
Đây chính là giai đoạn ĐCSTQ ẩn mình chờ thời, thu góp tài chính, tài nguyên công nghệ đồng thời “rải độc” ra khắp thế giới với các chiến thuật được che giấu bài bản, kỹ lưỡng dưới công cụ hợp tác kinh tế, phát triển công nghệ, sản xuất hàng giá rẻ…
TRUNG QUỐC LÊN KẾ HOẠCH CHO ‘DÃ TÂM CƯỠNG ĐOẠT CÔNG NGHỆ THẾ GIỚI’
Bắt đầu từ khi gia nhập WTO từ năm 2001, Trung Quốc đã lên kế hoạch cho “dã tâm cưỡng đoạt công nghệ thế giới” của mình một cách rất bài bản, có chiến lược, chiến thuật cụ thể.
CNN cho biết Trung Quốc buộc các công ty trao các bí mật thương mại, công nghệ để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường “mồi nhử” 1,4 tỷ dân của họ, cuối cùng các công ty Trung Quốc từng bước nắm trong tay công nghệ của các đối tác nước ngoài, nhờ các thủ đoạn kinh tế thông qua hệ thống toàn cầu hóa.
Tiếp đó, vào năm 2008, chính quyền này lại “sáng tạo” ra Kế hoạch Nghìn nhân tài (TTP), một chương trình thu hút những học giả Trung Quốc “trở về”, cũng như chiêu mộ những nhà nghiên cứu nước ngoài dưới danh nghĩa tham gia vào các dự án nghiên cứu học thuật. Thực chất, đây chính là một hoạt động đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ. Năm 2012, quốc gia này đã chi 1,98% tổng sản phẩm quốc nội cho kế hoạch này và khoản chi này tăng khoảng 20% mỗi năm, theo KChester LLC.
Các sinh viên và nhà khoa học Trung Quốc đã tràn ngập các trường đại học Mỹ và các tổ chức nghiên cứu để thực hiện mục tiêu ăn cắp bí mật thương mại, bí mật quân sự và tài liệu nghiên cứu của Mỹ. Điều này giúp Trung Quốc có được những công nghệ mới nhất trên thế giới mà không phải tốn nhiều phí nghiên cứu.
Tờ Clearance Jobs cho biết, TTP đã thu hút hơn 70.000 chuyên gia “chia sẻ” kiến thức và chuyên môn của họ với Trung Quốc.
Image:
Cuộc tranh luận của Nhật Bản về TikTok diễn ra trong bối cảnh lo ngại rằng ứng dụng này và các ứng dụng khác đang được sử dụng để thu thập dữ liệu cá nhân cho chính phủ Trung Quốc. (Ảnh: GettyImages)
Ngoài ra, các “chiến binh” như Huawei, Tiktok từng bước nắm giữ thị trường công nghệ thông tin thế giới, cung cấp cho ĐCSTQ những phần mềm gián điệp hữu dụng nhất để chinh phục thế giới. Tới cuối năm 2018, Huawei có 21 trung tâm nghiên cứu và phát triển R&D trên toàn thế giới với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 15 tỷ USD.
Ngoại trưởng Pompeo cho biết: "Cho dù là TikTok hay WeChat, còn có vô số công ty khác nữa đang báo cáo trực tiếp dữ liệu với ĐCSTQ và các cơ quan an ninh quốc gia của họ”.
Ông Robert Spalding, một thiếu tướng quân đội Không quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, nhận định rằng dữ liệu cũng giống như là tài nguyên chiến lược của thế kỷ 21, với một cuộc đua xảy ra giữa các công ty và chính phủ nhằm làm chủ việc thu thập và phân tích dữ liệu.
Không những thế, ngày 1/10/2016 - được mệnh danh là ngày “Mỹ ném Internet cho bầy sói”, bởi vì ngay khi Barack Obama đã chuyển quyền kiểm soát Internet của Mỹ cho ICANN, Trung Quốc đã “chạm đến” được Hoa Kỳ. ICANN không chỉ đơn giản là một tập đoàn phi lợi nhuận có trụ sở tại Los Angeles (bang California), mà tập đoàn này còn có một văn phòng đặt tại Bắc Kinh, có hơn 30.000 nhân viên Trung Quốc đang làm việc trong bộ máy An ninh mạng của ĐCSTQ.
Image:
Sự đắc cử bất ngờ của tổng thống Trump đã khiến toàn bộ nghị trình chính sự vốn được sắp đặt, chuẩn bị kỹ càng trước đó của Barack Obama và Nhà Nước Ngầm có nguy cơ bị đổ bể. (Getty)
Điều “thú vị” là, đồng sở hữu ICANN gồm những “gương mặt” cộm cán như Nga, Iran, Cuba, Bắc Triều Tiên, Ả Rập Saudi, Venezuela, và đặc biệt là Trung Quốc - những quốc gia nổi tiếng bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận của công dân nước họ.
ĐCSTQ PHÁT TÁN ‘Ý THỨC HỆ ĐỘC HẠI’ THÔNG QUA KIỂM SOÁT TRUYỀN THÔNG PHƯƠNG TÂY VÀ MẠNG LƯỚI 'VIỆN KHỔNG TỬ'
Từ năm 2004, ĐCSTQ cho thành lập cái gọi là “Viện Khổng Tử”, liên kết với các địa phương và các trường đại học trên toàn thế giới. Từ đó đến nay, đã có hơn 500 Học viện Khổng Tử được “tạo dựng” trong khuôn viên của các trường đại học nước ngoài, được sử dụng một cách hiệu quả để tiếp tục truyền bá quan điểm chính trị của ĐCSTQ ra xã hội phương Tây và cộng động người Trung Quốc ở nước ngoài.
Tiến thêm một bước, vào năm 2016, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã mở chi nhánh tại London. Bắt đầu từ đây, ĐCSTQ bắt đầu “bung chân rết” của mình, tờ báo tiếng Anh của ĐCSTQ là China Daily đã ký hợp đồng với ít nhất 30 tờ báo tên tuổi của Mỹ và Anh, nổi bật trong đó là tờ New York Times, Wall Street Journal, Washington Post và UK Telegraph. ĐCSTQ đã “trả tiền” cho các bài tuyên truyền của họ xuất hiện trong hàng chục ấn phẩm quốc tế.
Nhiệm vụ này được hỗ trợ thêm bởi một nhóm gồm hơn 2 triệu tin tặc và đội quân “50 xu” hỗ trợ việc lan truyền tin tức. Họ “bắn phá” các quốc gia đối thủ bằng những thông tin sai lệch và video giả mạo.
Trang CSIC đã trích dẫn từ báo cáo của Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc, cho thấy ông Tập tiếp tục xác định Trung Quốc là “nền kinh tế số hai trên thế giới”, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong tham vọng thống trị của Đảng cầm quyền, góp phần “đại trùng tu Trung Quốc”. Ông Tập còn lập luận rằng ĐCSTQ là “hình mẫu”, là một “ngọn lửa mới” soi đường cho các nước đang phát triển khác đang tìm cách hiện đại hóa và bảo vệ chủ quyền của họ.
Hệ tư tưởng “Chủ nghĩa tư bản sẽ tiêu vong, chủ nghĩa xã hội sẽ chiến thắng" của ĐCSTQ làm giới chức Hoa Kỳ đi đến kết luận rằng chính quyền này sẽ không từ bỏ chính sách đối đầu, và đặc biệt nhắm vào Hoa Kỳ. Một sự đối lập “ý thức hệ” về căn bản giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới đã lộ diện rõ ràng, liệu có phải đây là phần mở màn cho một cuộc thế chiến?
CHUẨN BỊ CHO CHIẾN TRANH SINH-HÓA HỌC TOÀN CẦU
Những gì mà thế giới lo ngại cũng là điều chúng ta thường thấy trong các bộ phim viễn tưởng, giờ đã hiện diện thành sự thật: chiến tranh sinh - hoá học trong Thế chiến thứ III.
Những gì không được phép sử dụng như bom hoá học đã được sử dụng tại Seria và hàng trăm đứa trẻ đã chết. Nhưng ít ai biết rằng trong sự hỗn loạn của Trung Đông, có sự “góp sức” của Trung Quốc. Các phần tử hồi giáo cực đoan của Trung Đông được hậu thuẫn, đào tạo, hoặc có mối liên hệ mật thiết ĐCSTQ.
Theo nguồn tin tình báo do các chính trị gia phương Tây tiết lộ rằng, hơn 80 - 90% vũ khí của các chính quyền độc tài, nhóm khủng bố Trung đông được cung cấp bởi Trung Quốc theo các con đường tiểu ngạch. Năm 2018, Viện Royal United Services cho biết Trung Quốc là nhà cung cấp máy bay không người lái quân sự quan trọng cho các nước Trung Đông.
Luận cương “tiến tới thế giới đại đồng” của các phần tử khủng bố có lẽ cũng chính từ quá trình “rải độc” hệ tư tưởng của ĐCSTQ mà được hình thành.
Hơn nữa, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị chu đáo về việc nghiên cứu virus làm vũ khí khủng bố sinh học. Năm 2005, sau đại dịch SARS, Viện Virus học Vũ Hán được thành lập, tạo “thế đối trọng” trong nghiên cứu vũ khí sinh học với Hoa Kỳ.
Image:
Nghiên cứu cho thấy chủng đột biến “G” lây lan mạnh hơn gấp 9 lần chủng cũ và báo hiệu một vụ bùng phát mới. Hiện có khoảng gần 20 triệu ca nhiễm trên toàn thế giới. (Getty)
Trong bài viết “Virus Corona Vũ Hán - con quái vật làm thay đổi thế giới”, Giáo sư Joseph Tritto - bác sĩ phẫu thuật vi mô, chuyên gia về công nghệ sinh học và công nghệ nano và là chủ tịch của Học viện Khoa học và Công nghệ Y sinh Thế giới, cho biết: “Shi (người đứng đầu Viện Virus học Vũ Hán) muốn nghiên cứu một loại virus mạnh hơn để tạo ra một loại một thuốc chủng mạnh hơn: kết hợp virus dơi với virus tê-tê trong ống nghiệm, và năm 2017 đã công bố kết quả của những nghiên cứu này trong một số bài báo khoa học. Nghiên cứu của Shi thu hút sự quan tâm của ngành quân sự và y tế-sinh học Trung Quốc, liên quan đến vũ khí sinh học được sử dụng như một biện pháp phòng thủ và tấn công”.
Và giờ đây, cả thế giới đang đối mặt với cuộc chiến virus Corona Vũ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc, chỉ có điều ít ai ngờ rằng ĐCSTQ đã lên kế hoạch cho điều này từ lâu.
HÀNG GIÁ RẺ THAO TÚNG PHƯƠNG TÂY, VÀ DÙNG ‘BẪY NỢ’ CƯỠNG ĐOẠT LỢI ÍCH KINH TẾ, KHỐNG CHẾ CÁC NƯỚC NGHÈO
Nếu trước đây khái niệm “nghệ thuật chiến tranh” chỉ có thể được hình dung trong bối cảnh một trận chiến vũ trang, thì bây giờ Trung Quốc vươn tới mục tiêu này bằng các công cụ tài chính, từ những cách cơ bản nhất như hối lộ đến những cách tinh vi hơn như đầu tư, trợ cấp và cho vay. Tờ Eurasian Times cho rằng ĐCSTQ đã chuẩn bị cho một cuộc chiến công phu hơn, và vũ khí chính là TIỀN.
Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành nước cho vay lớn nhất trên toàn cầu, với mức cho vay vượt quá 5% GDP toàn cầu. Tổng cộng, Chính phủ Trung Quốc và các công ty của họ đã cung cấp 1,5 nghìn tỷ USD cho các khoản vay trực tiếp và tín dụng thương mại cho hơn 150 quốc gia.
Chính quyền này xuất khẩu nền kinh tế tham nhũng qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) để giăng “bẫy nợ”, tiếp tục củng cố vị thế của mình bằng cách “rải độc” cho vay các cơ sở hạ tầng và các dự án khác cho các nước “cả tin”, nhằm chiếm đoạt đất đai, tài nguyên và khống chế các quốc gia “con nợ” tuân thủ theo "hệ ý thức của ĐCSTQ".
Ngoại trưởng Libya Musa Kusa từng phát biểu: “Khi chúng ta trở về với thực tại, chúng ta thấy cái gì đó giống như Trung Quốc đang xâm lược lục địa châu Phi”.
Image:
Khác với các khoản đầu tư lành mạnh theo phương thức “đôi bên cùng có lợi”, tiền của Trung Quốc rót tới đâu, thế giới bị đầu độc tới đó… (Ảnh: NTDVN tổng hợp)
Báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho biết, BRI đã “tung ra” hơn 730 tỷ USD vào các dự án đầu tư và xây dựng ở nước ngoài tại hơn 112 quốc gia. Nhiều quốc gia đã nợ Trung Quốc ít nhất 20% GDP danh nghĩa của họ (Djibouti, Tonga, Maldives, Congo, Kyrgyzstan, Campuchia, Niger, Lào, Zambia, Samoa, Vanuatu và Mông Cổ).
Bằng cách thiết lập mối quan hệ “thực dân” khắp châu Phi, châu Á, và cả “sân sau” của nước Mỹ là châu Mỹ Latinh, Trung Quốc đang ngày càng lấy nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới ra khỏi thị trường toàn cầu và giữ làm của riêng. Điều này “tạo điều kiện” cho Trung Quốc mua lại các cảng, sân bay và các công ty nhà nước... của các quốc gia vỡ nợ với giá hời. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã có được “sự ủng hộ” vững chắc cho những phiếu bầu vào tổ chức Liên Hợp Quốc (LHQ) ở những vùng đất xa xôi này.
Do đó, đến năm 2019, các quan chức Trung Quốc đang nắm giữ hàng loạt vị trí lãnh đạo quan trọng trong các cơ quan và tổ chức của thế giới. Cụ thể là, trong số 15 cơ quan chuyên môn của LHQ thì [có đến] 4 cơ quan là thuộc sự lãnh đạo của Trung Quốc, và đây chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.
Ngoài ra, chiến lược giăng bẫy của ĐCSTQ đã phát huy tác dụng khi vào thời điểm cuối năm 2019, các công ty nước ngoài không ngừng rót thêm tiền đầu tư vào Trung Quốc vì không thể bỏ qua “một thị trường trị giá 600 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ”.
Để rồi khi các công ty nước này từng bước nắm trong tay công nghệ của các đối tác nước ngoài, Trung Quốc có được cơ sở để xây dựng một thị trường hàng nhái giá “cực rẻ” tràn lan khắp trong nước và thế giới, làm công cụ mặc cả với các nước phương Tây khống chế nền kinh tế toàn cầu.
Có thể nói, trong giai đoạn 1 này, Trung Quốc đã hoàn thành kế hoạch “giăng bẫy và rải độc” theo một cách rất bài bản, chiến thuật được toan tính lâu dài, sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới.
Giai đoạn 2: LÔI KÉO ĐỒNG MINH VÀ THỰC HIỆN GIẤC MƠ ‘BÁ CHỦ THẾ GIỚI’
Cuộc giao tranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở vùng biên giới 2 nước dưới chân dãy Himalaya có thể chỉ là chiến tranh vùng, chưa loang ra thế chiến. Nhưng đó là một trong những dấu hiệu ban đầu cho thấy mưu đồ bá quyền của ĐCSTQ.
Sau khi Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 năm 2018, Tehran đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi lệnh trừng phạt của Mỹ, bao gồm phần lớn thương mại nước ngoài. Trong khi cựu nhà ngoại giao Iran Fereydoun Majlesi cho biết rằng “mọi con đường đều đóng lại với Iran”, Trung Quốc nghiễm nhiên trở thành đồng minh duy nhất với một thỏa thuận gần đây giữa hai bên trị giá lên đến 400 tỷ USD.
Image:
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị bắt tay người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif trong cuộc gặp tại Bắc Kinh ngày 31/12/2019. (Noel Celis-Pool/Getty Images)
Theo tờ Express cho biết, nhiều nguồn tin nội bộ tiết lộ rằng Bắc Kinh và Tehran sẽ thỏa thuận hợp tác quân sự, bao gồm phát triển vũ khí, kết hợp đào tạo và chia sẻ thông tin tình báo để chống khủng bố và buôn bán ma túy và con người. Đây được xem là bước “lôi kéo đồng minh’ vô cùng thiết yếu của ĐCSTQ.
Ali Gholizadeh, một nhà nghiên cứu người Iran tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc tại Bắc Kinh, cho biết: “Cả Iran và Trung Quốc đều coi thỏa thuận này là một quan hệ đối tác chiến lược, không chỉ mở rộng lợi ích kinh tế của họ mà còn nhằm đối đầu với Hoa Kỳ”.
Liệu còn những ai là “đồng minh” của Trung Quốc, nếu thế chiến nổ ra? Một vài năm trước, nhiều người nghĩ rằng đây có thể là câu hỏi cho những năm về sau của thập kỷ. Nhưng đây rõ ràng là câu hỏi của hiện tại.
BRI là một chiến lược phát triển toàn cầu được Trung Quốc thông qua vào năm 2013, dự kiến phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư vào ít nhất 70 quốc gia và tổ chức quốc tế ở châu Á, châu Âu. Một số nhà quan sát coi đó là sự thống trị của Trung Quốc trong các vấn đề toàn cầu bằng cách khai thác mạng lưới thương mại của các nước này.
Mahbubani - nhà ngoại giao hàng đầu của Singapore tại Liên Hợp Quốc, cho rằng các nước châu Á coi Trung Quốc là một “thực tế ngay trước cửa nhà” và rằng việc đối đầu với Trung Quốc đặt họ vào “sự tự sát” về kinh tế, họ trở thành “đồng minh bất đắc dĩ” của Trung Quốc.
Hiện tại, Trung Quốc đã ký các thỏa thuận hợp tác liên quan đến BRI với 138 quốc gia và 30 tổ chức quốc tế. Mục đích xa hơn thế nữa, chính quyền này nhận thức rõ ràng về lâu dài, rằng cần phải “đóng quân” càng nhiều công dân của mình càng tốt tại các lãnh thổ khác nhau.
Nghị sĩ Ai Cập Mustafa al-Gindi đã nói rằng: “Dù họ nói gì đi nữa, có một sự thật là người Trung Quốc đến châu Phi không chỉ với các kỹ sư và nhà khoa học. Họ đang đến với cả các nông dân. Đó là chủ nghĩa thực dân mới. Không đạo đức, không giá trị”.
Tương tự như vậy, khi Namibia bị phá sản với hàng tỷ USD nợ vay của Trung Quốc, Bắc Kinh đã đòi nợ bằng cách thương lượng cho hàng ngàn gia đình Trung Quốc tới Namibia.
Đây là tình huống bị “thuộc địa hóa” đáng tiếc nhất của mảnh đất Sudan mà các tác giả cuốn sách “China Safari” viết: “Nơi đây người Trung Quốc khoan dầu và bơm nó vào các đường ống của Trung Quốc, được bảo vệ bởi vệ sĩ Trung Quốc, đưa tới một bến cảng cũng được xây dựng bởi người Trung Quốc, nơi mà dầu sẽ được bơm lên những tàu chở dầu Trung Quốc để chở về Trung Quốc. Những người lao động Trung Quốc xây dựng đường xá, cầu cống và một đập nước khổng lồ, giải tỏa các mảnh đất nhỏ của hàng chục ngàn tiểu nông địa phương; người Trung Quốc trồng trọt lương thực Trung Quốc để cho người Trung Quốc chỉ ăn rau cũng của Trung Quốc với ngũ cốc nhập khẩu cũng từ Trung Quốc; người Trung Quốc vũ trang cho một chính phủ phạm tội ác chống lại loài người; và người Trung Quốc bảo vệ chính phủ đó và bênh vực nó trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.
Trong một thập kỷ qua, 750 ngàn người Trung Quốc đã định cư tại châu Phi. Các chuyên gia cho rằng Trung quốc dự tính sẽ gửi 300 triệu người tới châu Phi trong giai đoạn tiếp theo của chủ nghĩa bành trướng. Như vậy, càng có nhiều người Trung Quốc ở một vùng lãnh thổ cụ thể, thì cơ quan mật vụ Trung Quốc càng có quyền tự do hành động ở đó. Những quốc gia này bất đắc dĩ trở thành đồng minh của Trung Quốc.
Một nhóm “đồng minh” khác của Trung Quốc có thể kể đến là Mỹ Latinh, khu vực “sân sau của Mỹ” này đã nhanh chóng trở thành “sân trước” của Trung Quốc. Theo The Guardian, từ năm 2018, dự án BRI của Trung Quốc đã “nuốt trọn” 14 trong số 20 quốc gia thuộc khu vực này.
Chile - nền kinh tế thị trường tự do nhất trên lục địa, coi Trung Quốc là đối tác thương mại chính của mình cả về nhập khẩu và xuất khẩu; 1/3 số nợ của Ecuador trị giá 18,4 đô la bn (15 tỷ bảng) - đang nợ các ngân hàng chính sách của Trung Quốc; Mexico, Venezuela và Bolivia cũng có liên kết thương mại mạnh mẽ với Trung Quốc.
Từ năm 2017, Panama, Cộng hòa Dominica và El Salvador “ngoan ngoãn” nghe theo Trung Quốc để đổi lấy sự đảm bảo tài chính và đầu tư cơ sở hạ tầng.
Giai đoạn 3: TẠO SỰ HỖN LOẠN NHẰM THỰC HIỆN MƯU ĐỒ “THẾ CHIẾN” - SẮP ĐẶT LẠI TRẬT TỰ THẾ GIỚI
Các "độc dược " của giai đoạn 1 và “mưu đồ” ở giai đoạn 2 bắt đầu phát huy tác dụng trong giai đoạn 3 này, giai đoạn mà ĐCSTQ tạo ra sự hỗn loạn.
Vào năm 2016, Chủ tịch ĐCSTQ Tập Cận Bình đã chỉ ra Trung Quốc sẵn sàng chuyển sang giai đoạn mới khi tuyên bố rằng: “Trung Quốc đã trở thành một nhân tố quan trọng trong việc thay đổi nền chính trị và kinh tế thế giới. Chúng ta cần nỗ lực hơn nữa để biến sức mạnh tiền tệ của mình thành một thể chế quốc tế”.
Liệu có phải chính quyền này đang toan tính thực hiện nguyên tắc: Trao đổi vai trò của “Chủ - Khách” với Hoa Kỳ?
Tuy nhiên, vào tháng 9/2019, chính quyền Trump đã bắt đầu cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung, tăng thuế lên những hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ mức 10% lên tới 25%, 50%. Như vậy, chỉ tới tháng 12/2019, gần như toàn bộ 6.000 mặt hàng xuất khẩu trị giá 540 tỷ USD của Trung Quốc sang Hoa Kỳ phải chịu thuế.
Kể từ khi Hoa Kỳ tuyên bố thương chiến, chính sách cho giai đoạn 3 này đã thay đổi, các nhân tố như phần tử khủng bố Trung Đông, Antifa, vũ khí virus, hóa học... được ĐCSTQ đồng loạt kích hoạt khi chính quyền này nhận thấy rằng không thể che giấu dã tâm của mình và không thay đổi được cục diện địa chính trị toàn cầu.
Có lẽ Trung Quốc vẫn đang “ẩn mình” để củng cố nền tảng vững chắc, nhưng đòn thương chiến của ông Trump đã khiến ĐCSTQ “hiện nguyên hình”, thế cuộc hiện tại buộc ĐCSTQ phải “lộ mình” sớm hơn.
Do đó, chính quyền này tung ra “chiêu” hiểm độc hơn: phát tán virus Corona Vũ Hán “có tính toán”.
Theo Blackwill & Tellis (2015): “Trong nhiều thập kỷ, tốc độ tăng trưởng cao GDP chính là căn cứ tồn tại hợp pháp của chính quyền Trung Quốc. Nhưng bây giờ là thời điểm mà Trung Quốc không còn năng lực duy trì ‘căn cứ tồn tại hợp pháp của mình”. Vì thế, nếu có thể khiến cả thế giới lao dốc vì virus Corona Vũ Hán và nhân cơ hội đó trục lợi, thì Trung Quốc có cơ hội thắng lớn trong trò chơi sinh - tử này.
Để biến đổi gen, trong tự nhiên sinh vật cần đến thời gian hàng ngàn năm. Nhưng hiện nay virus Corona Vũ Hán có rất nhiều chủng biến đổi gen và biến đổi gen nhanh một cách khó hiểu. Vấn đề là, nguồn gốc của tai hoạ đến từ Trung Quốc, và sự hỗn loạn cũng từ đó mà ra.
Về truyền thông, từ “bàn đạp” là vào năm 2009 Trung Quốc tuyên bố chi 6,6 tỷ USD để tăng cường sự hiện diện truyền thông trên toàn cầu. Đến năm 2020, sau khi “tung” virus Corona Vũ Hán ra khắp thế giới, ĐCSTQ đã bắt đầu chiến dịch “bóp méo sự thật”, tuyên truyền rằng đó là virus… Mỹ. Những bài báo bôi nhọ Tổng thống Trump cũng từ đó mà ra, đơn giản vì ông Trump là vị tổng thống Mỹ duy nhất dám mạnh mẽ đối đầu và trừng phạt ĐCSTQ.
Ngoài ra, ngay khi tổ chức khủng bố Antifa gây bạo loạn ngay trong lòng nước Mỹ, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ thừa cơ “dồn hết mã lực” để kích động ngôn luận chống Mỹ. Tổng chưởng lý Hoa Kỳ William Barr cho biết: “Một số cuộc biểu tình bị tổ chức cánh tả cực đoan kiểm soát, họ có mục đích khác".
Chín mươi năm về trước, Liên Xô cũ đã tạo ra khái niệm ”chống phát xít” với mục đích tuyên truyền. Đảng Cộng sản Liên Xô khi ấy cần triển khai một thông điệp nhằm xoa dịu các nền dân chủ phương Tây “ngây thơ dễ tin”, và cũng nhằm “đánh lạc hướng” để họ không coi chủ nghĩa Bôn-sê-vích là một mối đe dọa.
Thực tế, những cuộc bạo loạn của nhóm Antifa, Black Lives Matter... chính là một phần trong kế hoạch kháng Mỹ, chống Trump, và là nỗ lực trong chuỗi mục tiêu cuối cùng của những kẻ theo chủ nghĩa Marxist mới sùng bái Satan: Phá hủy Đức tin Kitô giáo ở Mỹ.
Image:
Các cuộc bạo loạn là một phần trong kế hoạch kháng Mỹ, chống Trump, và là nỗ lực trong chuỗi mục tiêu cuối cùng của những kẻ theo chủ nghĩa Marxist mới sùng bái Satan: Phá hủy Đức tin Kitô giáo ở Mỹ. (Tổng hợp)
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi suy ra rằng Antifa là một tổ chức “thân ĐCSTQ”. Nhiều nghi vấn được đặt ra rằng: "Antifa" hợp tác với các chỉ thị của ĐCSTQ, mượn đề tài người Mỹ gốc Phi bị cảnh sát giết làm cớ để tạo ra hỗn loạn.
Quan trọng hơn cả, virus Corona vẫn đang “tung hoành” khắp thế giới, nhiều quốc gia vẫn đang trong trạng thái phong tỏa đất nước, nền kinh tế thế giới đã bị “chà đạp” một cách thảm hại và hàng triệu sinh mệnh đã bị “tước đoạt” bởi virus này.
Tờ zeenews nhận định rằng, thế giới hầu như không nhận thức được thực tế rằng Thế chiến thứ III đã bắt đầu, kể từ khi Trung Quốc “phát tán” virus Corona Vũ Hán ra toàn thế giới. Trong khi nền kinh tế thế giới “quỳ gối” trước sự bùng nổ của dịch bệnh, Trung Quốc gần như đã phát động Thế chiến thông qua sức mạnh tài chính của mình nhằm cố gắng lật đổ các cường quốc toàn cầu như Hoa Kỳ và các nước châu Âu khác.
Trong khi các quốc gia đang tìm cách “tự vực dậy”, Trung Quốc bắt đầu chiến dịch bành trướng ở Biển Đông. Theo The Times of India, ước tính thương mại toàn cầu đi qua Biển Đông hàng năm trị giá lên đến 3,37 nghìn tỷ USD, chiếm 1/3 thương mại hàng hải toàn cầu; 80% lượng nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc và 39,5% tổng lượng thương mại của Trung Quốc đi qua Biển Đông.
Vì điều này mà Trung Quốc đã không ngại ngần “xô xát” với các quốc gia như Indonesia, Malaysia, Philippines, Nhật Bản và Việt Nam, hòng “chiếm đoạt” khu vực Biển Đông.
Và khi mà thế giới quá thực đã rơi vào trạng thái hỗn loạn cực độ. Đây cũng là lúc Trung Quốc tung ra “ngón đòn” cuối cùng…
Giai đoạn cuối: ĐÁNH BẠI - HAY SẼ LÀ SỰ THẤT BẠI, SỤP ĐỔ THẢM HẠI?
Nếu chỉ có Trung Quốc và Mỹ thì ko thể gọi là thế chiến. Nhưng chính quyền Trump đã xây dựng, liên kết được lượng đồng minh hùng hậu trong khi “phe Tập Cận Bình” có nhiều phần tử cực đoan ở Trung Đông, nhiều “đồng minh” là các quốc gia mắc nợ ở Châu Phi, có Antifa ở trong lòng nước Mỹ, có ít nhất 5 tổ chức chuyên môn quan trọng nhất trong lòng Liên Hợp Quốc, có mạng lưới truyền thông phủ 99% nước Mỹ và toàn cầu…
Với sức mạnh mang tính toàn cầu của Mỹ và Trung Quốc, có vẻ như thế giới chúng ta đang nằm trong (chứ không phải trên ngưỡng cửa) của Thế chiến thứ III. Điều khủng khiếp là thế giới không phải chỉ đối mặt với các hệ lụy của cuộc chiến thương mại, tiền tệ, mà đó còn có thể là cuộc chiến “sinh tử” sinh - hoá học, nơi mạng người sẽ thành như cỏ rác…
Cuốn “Nhật hoàng Hirohito và công cuộc kiến thiết nước Nhật hiện đại” mô tả quan điểm phổ biến của Nhật thời đó không khác gì của ĐCSTQ hiện nay, đó là cho rằng luật pháp quốc tế chỉ là những sản phẩm của phương Tây phục vụ cho lợi ích của phương Tây. Hitler, Stalin cũng đã từng phổ biến những quan điểm như vậy. Tất cả họ đều cho rằng phải lật đổ trật tự cũ và thiết lập nên một trật tự thế giới mới “đạo đức hơn, cao cả hơn”.
Nhật hoàng được giới quân phiệt dựng nên như một biểu tượng đạo đức sáng ngời để ban phát sự nhân từ của mình cho mọi dân tộc trong “Đại đông Á”. Chính quyền Nhật thời Hirohito trước Thế chiến II chưa bao giờ thiếu những lời lẽ chân thành, cả lúc chuẩn bị gây chiến lẫn lúc đã tàn sát hàng loạt người vô tội.
Nếu các lực lượng và xu hướng dân chủ không đảo ngược được tình thế này thì việc ĐCSTQ đưa cả dân tộc Trung Hoa vào chiến tranh là điều không thể tránh khỏi, bất chấp những tuyên bố vì hòa bình rất “chân thành” của chính quyền này hiện nay. Sự trỗi dậy hung hăng của ĐCSTQ là một dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy điều này và chứng minh nguy cơ bùng nổ của Thế chiến thứ III.
Thế nhưng, liệu mưu đồ của chính quyền tà ác này có thành công không, và “gã khổng lồ” Hoa Kỳ cùng “Liên minh thế giới” sẽ làm gì để đưa ĐCSTQ vào thế “thập diện mai phục”, vẫn sẽ là một bài toán đầy thú vị và nan giải!
Mời quý độc giả đón đọc Kỳ 2: Tương quan lực lượng Mỹ - Trung: Ai đang có Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa
---
Tâm An
11:34, 11/08/20
From: ntdvn.com

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2020

Liệu có phải hai nước Mỹ - Trung đang tiến dần đến một cuộc chiến tranh?

 Gần đây, một số nhà bình luận cho rằng với sự diễn ra các cuộc chiến tranh thương mại, công nghệ, ngoại giao và dư luận; nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh nóng giữa Trung Quốc và Mỹ trong mấy tháng tới đã tăng lên.

Hai cụm tác chiến tàu sân bay Nimitz và Ronald Reagan trong tháng 7 đã nhiều lần vào Biển Đông để bày tỏ thái độ với Trung Quốc (Ảnh: Đa Chiều).


Tuy nhiên, xét từ tình hình hiện tại, những gì Mỹ đã làm chưa vượt quá phạm vi răn đe và chơi con bài chiến tranh dường như không phải là điều Trung Quốc muốn.
Ông Trương Triệu Trung, Thiếu tướng, từng là Phó Chủ nhiệm bộ môn Hậu cần và Công nghệ, Thiết bị Quân sự của Đại học Quốc phòng Trung Quốc, ngày 28/7 cho đăng trên tài khoản Weibo cá nhân bài bình luận gồm văn bản và video về "Mối quan hệ Trung – Mỹ  e rằng phải đối mặt với nguy cơ lớn hơn” với quan điểm chính là "quan hệ Trung – Mỹ đã nhanh chóng lao dốc, nguy cơ chiến tranh sẽ tăng lên trong bốn tháng tới”.

Liệu có phải hai nước Mỹ - Trung đang tiến dần đến một cuộc chiến tranh? - ảnh 1
Tướng về hưu Trương Triệu Trung, nhà bình luận quân sự trên CCTV cho rằng: quan hệ Trung – Mỹ đã nhanh chóng lao dốc, nguy cơ chiến tranh sẽ tăng lên trong bốn tháng tới (Ảnh: Sina).
Nguy cơ xung đột ở Biển Đông rất lớn
Nhà bình luận quân sự thường xuyên xuất hiện trên CCTV của Trung Quốc này cho rằng, trong vòng một tháng, hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đã qua lại giữa Ấn Độ-Thái Bình Dương và Biển Đông; Mỹ cũng lần lượt đến Biển Đông  tham gia tập trận chung với Nhật Bản, Australia và Ấn Độ. Ông nói: “Sau khi Donald Trump nhậm chức, đã phát động một cuộc chiến thương mại chưa từng có chống lại Trung Quốc, tiếp theo là các cuộc chiến tranh công nghệ, chiến tranh ngoại giao, chiến tranh dư luận. Giờ đây, lửa chiến tranh đang lan sang lĩnh vực quân sự, vũ đài đã mở ra ở Biển Đông và eo biển Đài Loan. Trong vòng 4 tháng tới, khi tình hình bầu cử của ông Trump ngày càng tồi tệ, để chuyển hướng sự chú ý trong nước và dựa vào chống Trung Quốc để giành phiếu bầu, khả năng ông Trump hành động mạo hiểm đang gia tăng và nguy cơ chiến tranh đang mạnh hơn. ‘Phòng trước vô hại’; chúng ta cần vứt bỏ ảo tưởng, chuẩn bị chiến tranh. Cách kiềm chế chiến tranh tốt nhất là chuẩn bị chiến tranh!”.
Tính đến ngày 30/7, bài bình luận này của Trương Triệu Trung đã được hơn 39.000 lượt chia sẻ và nhận được hơn 123.000 lượt like. Cư dân mạng bình luận sôi nổi về bài viết này. Một số người bày tỏ lo ngại, một số người ủng hộ bước vào trạng thái chuẩn bị chiến tranh, một số cầu nguyện cho hòa bình thế giới và một số người đặt câu hỏi “tại sao dù là ở Mỹ hay Đài Loan, các chính trị gia chỉ cần công khai chống Trung Quốc là có thể nhận được nhiều phiếu bầu hơn?”.

Liệu có phải hai nước Mỹ - Trung đang tiến dần đến một cuộc chiến tranh? - ảnh 2
Trung Quốc ngày càng tăng cường các hoạt động quân sự trên Biển Đông. Trong ảnh: biên đội tàu sân bay Liêu Ninh ớ Biển Đông hồi đầu tháng 7 (Ảnh: Tân Hoa xã).
Ông Hạ Minh, một học giả chính trị người Mỹ gốc Hoa, gần đây đã đưa ra cảnh báo về khả năng xảy ra chiến tranh nóng giữa Trung Quốc và Mỹ. Sau khi Mỹ tuyên bố đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, Hạ Minh nói trong một cuộc phỏng vấn với Deutsche Welle: "Trung Quốc và Hoa Kỳ đã bước vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh và khả năng xảy ra chiến tranh nóng là rất lớn, đặc biệt là trong 6 tháng tới. Từ góc độ Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc có thể lợi dụng dịch bệnh và cơ hội các quốc gia khác không có thời gian lo việc khác, để hành động mạo hiểm ở Đài Loan và Ấn Độ. Từ góc độ của Mỹ, sinh mệnh chính trị của ông Trump cơ bản đã kết thúc ở đây, để có thêm cơ hội sống sót, hoặc cố gắng để lại một di sản chính trị trong nhiệm kỳ của mình, Donald Trump có động lực để mạo hiểm”. Hạ Minh cũng nói: “Tôi cho rằng ông Trump có thể mạo hiểm ở Biển Đông. Ở Biển Đông, ông có thể sử dụng quân đội nhằm vào các đảo nhân tạo và căn cứ quân sự của Trung Quốc. Tôi cho rằng khả năng này rất lớn”.
Tình hình ở eo biển Đài Loan rất kỳ quặc
Kể từ tháng 6 đến nay, cuộc đối đầu Trung-Mỹ ở Biển Đông bị trì hoãn vài tháng do dịch bệnh COVID-19, đã căng thẳng trở lại và tình hình ở eo biển Đài Loan cũng không yên ổn.
Vào cuối tháng 6, Trung Quốc đã tuyên bố tiến hành cuộc tập trận quân sự kéo dài 5 ngày tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông từ ngày 1 đến 5/7. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, cuộc tập trận này nhằm thể hiện khả năng đánh chiếm đảo. Lầu Năm Góc ngay lập tức bày tỏ lo ngại về cuộc tập trận này của quân PLA, nói rằng cuộc tập trận này "phá hoại cục diện trong khu vực" không có lợi cho việc làm giảm căng thẳng và duy trì ổn định khu vực. Vào ngày 4/7, Ngày Độc lập của nước Mỹ, biên đội tàu sân bay USS Nimitz (CVN-68) và  biên đội USS Ronald Reagan có căn cứ tại Nhật Bản đã vào Biển Đông để tiến hành cuộc diễn tập cặp đôi tàu sân bay đầu tiên của quân đội Mỹ ở Biển Đông kể từ năm 2014. Trước đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh, các biên đội tàu sân bay Nimitz và Reagan đã không tuần tra Thái Bình Dương trong suốt 3 tháng, cho đến ngày 8/6 mới rời cảng, vào khu vực Tây Thái Bình Dương làm nhiệm vụ. Hải quân Mỹ tuyên bố các cuộc tập trận của các tàu Nimitz và Reagan ở Biển Đông là “tự do hàng hải”; mục đích chính nhằm thiết lập một "khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở" để ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Liệu có phải hai nước Mỹ - Trung đang tiến dần đến một cuộc chiến tranh? - ảnh 3
Hôm 11.7, các máy bay trên hai tàu sân bay Nimitz và Ronald Reagan diễn tập chung với máy bay ném bom chiến lược B-52 cất cánh từ nội địa Mỹ tới tham gia (Ảnh: US Navy).
Điều thực sự khiến Bắc Kinh cảm thấy tình hình đột ngột thay đổi là tuyên bố về Biển Đông do Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đưa ra hôm 13/7. Trong tuyên bố, ông Pompeo đã thay đổi chính sách lâu nay của Hoa Kỳ trong việc giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông thông qua trọng tài của Liên Hợp Quốc, bày tỏ Hoa Kỳ chính thức ủng hộ phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế The Hague năm 2016 và bác bỏ mọi yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Pompeo nói: "Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hải dương của họ. Hoa Kỳ sát cánh cùng các đồng minh Đông Nam Á và bảo vệ chủ quyền của họ đối với tài nguyên biển”.
Ngày 17/7, hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ một lần nữa tổ chức một cuộc tập trận cặp đôi tàu sân bay ở Biển Đông. Hạm đội Bảy của Hoa Kỳ tuyên bố rằng "Nhóm tấn công tàu sân bay của USS Reagan là nhóm tấn công duy nhất của Hải quân được triển khai ở phía trước. Hai nhóm tấn công tàu sân bay này có thể tạo thành lực lượng chiến đấu cơ động nhất và hiệu quả nhất trên thế giới. Nó hỗ trợ hiệu quả đối với hiệp định phòng thủ giữa Hoa Kỳ và các nước đồng minh trong khu vực, thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng của toàn bộ khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương”. Tiếp đó, ngày 19/7, nhóm tấn công tàu sân bay USS Ronald Reagan, Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản và Hải quân Australia đã tổ chức diễn tập chung ở Biển Đông và Tây Thái Bình Dương. Nhóm tấn công tàu sân bay Nimitz đã tiến hành một cuộc tập trận chung với Hải quân Ấn Độ ở vùng biển quần đảo Andaman và Nicobar ở Ấn Độ Dương vào ngày 20/7.

Liệu có phải hai nước Mỹ - Trung đang tiến dần đến một cuộc chiến tranh? - ảnh 4
Ngày 13/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tuyên bố chính sách mới của Mỹ đối với Biển Đông, bác bỏ mọi yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông (Ảnh: Reuters).
Trước những thay đổi trong chính sách Biển Đông và mối đe dọa quân sự của Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng không chịu thua kém. Ngoài việc bày tỏ sự bất bình mạnh mẽ và kiên quyết phản đối, theo người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhiệm Quốc Cường ngày 30 tháng 7, các máy bay ném bom tầm xa Trung Quốc H-6G và H-6J gần đây đã tham gia các cuộc tập trận cường độ cao trên Biển Đông. Nội dung diễn tập bao gồm cất cánh và hạ cánh vào ban đêm và mô phỏng các cuộc tấn công tầm xa. Tuy nhiên, Nhiệm Quốc Cường cũng nói rằng cuộc tập trận này là một phần trong các hoạt động thông thường của quân đội Trung Quốc nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Có ý kiến phân tích cho rằng hoạt động răn đe của quân đội Mỹ ở Biển Đông nhằm mục đích cho thấy rằng Hoa Kỳ không vì bị mắc kẹt bởi dịch bệnh mà không có thời gian để lo các chuyện khác. Mỹ có nhiều phương pháp ứng phó khẩn cấp cùng các lựa chọn chiến lược và chúng rất linh hoạt.
Liên quan đến eo biển Đài Loan, do máy bay quân sự Trung Quốc thường xuyên vào khu vực nhận dạng phòng không Đài Loan kể từ tháng 6, quân đội Mỹ cũng đã tăng cường sự hiện diện ở eo biển Đài Loan. Ông Lâm Dĩnh Hựu, trợ lý giáo sư tại Viện Chiến lược và Quốc tế của Đại học Trung Chính, Đài Loan, đã chỉ rõ trong một cuộc phỏng vấn với Deutsche Welle rằng Đài Loan đã trở thành nơi thử nghiệm sự cạnh tranh Trung-Mỹ, giống như việc mở rộng từng bước các căn cứ quân sự ở Biển Đông, Trung Quốc đại lục cũng có ý định từng bước thu hẹp  không gian phản ứng chiến lược của Đài Loan. Tuy nhiên, Hoa Kỳ rõ ràng đã rất chú ý đến mọi động thái của Trung Quốc. Máy bay tuần tra trên biển của Hoa Kỳ đã tăng tần suất xuất hiện ở eo biển Đài Loan. Các máy bay tiếp dầu của quân đội Mỹ cũng đã bay qua không phận Đài Loan nhiều lần, và thậm chí còn đối đầu với máy bay quân sự PLA trên không. Ngoài ra, các tàu chiến Mỹ đã đi xuyên qua eo biển Đài Loan 7 lần trong năm nay, lần gần đây nhất là vào ngày 4/6.
Các động thái của Trung Quốc và Hoa Kỳ ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan cho thấy cả hai bên đều duy trì sự cảnh giác đáng kể và duy trì sự răn đe quân sự lẫn nhau.

Liệu có phải hai nước Mỹ - Trung đang tiến dần đến một cuộc chiến tranh? - ảnh 5
Gần đây, Trung Quốc tăng cường cho không quân hoạt động xung quanh đảo Đài Loan, bay vào khu vực nhận dạng phòng không của Đài Loan (Ảnh: Đa Chiều).
Gánh nặng tâm lý của Bắc Kinh dường như lớn hơn
So với việc xảy ra xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, giới  nghiên cứu Trung Quốc dường như lo lắng hơn về sự tách rời hơn nữa của Hoa Kỳ khỏi Trung Quốc. Ông Kim Sán Vinh, phó Viện trưởng Học viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, gần đây đã bình luận rằng Trung Quốc nên chuẩn bị tâm lý cho sự xấu đi hơn nữa trong quan hệ Trung-Mỹ. Vào ngày 26/7, ông đã đăng một đoạn video ngắn trên Weibo cá nhân của mình, nói rằng "Trên thực tế, đã có một tín hiệu xấu. Tổng thống Trump đã nói rằng ông sẽ đóng cửa thêm nhiều cơ quan ngoại giao Trung Quốc hơn nữa. Có lẽ chúng ta phải chuẩn bị tâm lý, nghĩa là mối quan hệ Trung-Mỹ có thể không như chúng ta nghĩ nó dựa trên sự hợp lý. Nó có nhiều nhân tố phi lý. Vì vậy, cần chuẩn bị tâm lý cho sự xấu đi của mối quan hệ này. Thậm chí tôi thấy hiện nay một số cơ quan truyền thông bắt đầu nói về có thể xảy ra va chạm quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, mặc dù chúng ta không muốn. Chúng ta chắc chắn không muốn có va chạm quân sự, và   không muốn có một cuộc chiến tranh lạnh mới”.
Ông Kim Sán Vinh tránh nói về những mâu thuẫn cơ bản về ý thức hệ và quan niệm giá trị giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, nhưng thay vào đó ông chĩa mũi giáo vào một số người ở Mỹ: "Bởi vì đối phương có một nhóm người ở vị trí cao, và thậm chí ở vị trí then chốt chỉ muốn trừng phạt chúng ta. Vì vậy, từ góc độ của chủ nghĩa hiện thực và từ quan điểm bảo vệ lợi ích quốc gia, hiện nay chúng ta có lẽ phấn đấu cho kết quả tốt nhất, nhưng chuẩn bị sẵn sàng đối phó với tình huống xấu nhất”.

Liệu có phải hai nước Mỹ - Trung đang tiến dần đến một cuộc chiến tranh? - ảnh 6
Đối đầu căng thẳng Trung - Mỹ khiến nhiều nhà bình luận lo ngại sẽ dẫn tới xung đột quân sự (Ảnh: Deutsche Welle).
Sau sự kiện đóng cửa Lãnh sự quán của nhau, gần đây đã có những dấu hiệu cho thấy các quan chức Trung Quốc cũng có ý định hạ thấp mâu thuẫn bằng cách "thu hẹp" những lời chỉ trích đối với "một vài chính trị gia Mỹ" và hạ thấp cuộc xung đột cơ bản giữa Trung Quốc và Mỹ thành "hiện tượng đặc biệt" trong năm bầu cử Mỹ. Vào ngày 28/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã điểm tên phê phán: “Gần đây, ông Pompeo đã nhiều lần đưa ra lời lẽ vu khống và công kích Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Chúng tôi buộc phải hỏi liệu có phải một số chính trị gia Hoa Kỳ đang cố gắng gây nên rắc rối ở Biển Đông hay không?”. Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh hôm 30/7 nói với báo chí: “Không phải Trung Quốc đã trở nên độc đoán; mà là phía bên kia Thái Bình Dương muốn khởi xướng cuộc Chiến tranh Lạnh mới chống Trung Quốc, vì vậy chúng tôi phải đáp trả, Chúng tôi không hứng thú với bất kỳ cuộc Chiến tranh Lạnh nào. Chúng tôi không cũng hứng thú với bất kỳ cuộc chiến nào”. Ông nói: "Chúng tôi biết năm nay là năm bầu cử", ngụ ý rằng Hoa Kỳ đang xem Trung Quốc như một vật tế thần. Lưu Hiểu Minh cũng nói: "Chúng tôi đã nói với Hoa Kỳ rằng Trung Quốc không phải là kẻ thù của họ. Trung Quốc là bạn và đối tác của Mỹ”. Khi được hỏi liệu mối quan hệ Trung-Mỹ có phải đã xấu đến mức không thể hàn gắn không? Ông Lưu Hiểu Minh nói: "Tôi không nghĩ rằng chúng tôi đã vượt qua ranh giới không thể quay đầu lại”.
(Theo Deutsche Welle, 31/7)