Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

Chiến tranh biên giới phía Bắc, cái bẫy của Bắc Kinh dành cho Hà Nội

Một vị tướng Trung Quốc khi tiếp nhận phỏng vấn của Ginsburgh, sĩ quan không quân Mỹ đã tiết lộ, Trung Quốc phát động cuộc “tấn công có tính phòng vệ” này để đánh Việt Nam, hoàn toàn không phải là một quyết định ngẫu nhiên hoặc vội vàng. Ông nói, Trung Quốc đã dự đoán phản ứng của Liên Xô đối với cuộc tấn công này sẽ không thể mạnh mẽ đến mức điều động số lượng lớn quân đội từ châu Âu sang châu Á, việc bổ sung lực lượng của họ chẳng qua chỉ là để gây ra vài cuộc quấy rối biên giới Trung Quốc mà thôi. Còn Trung Quốc thì nắm chắc bản thân có thể đủ sức khống chế những cuộc quấy rối nhỏ này. Bắc Kinh đánh giá, Liên Xô nhiều nhất chỉ có thể phát động cuộc tấn công với mười sư đoàn và Trung Quốc không cần thiết phải điều động lực lượng quân đội từ các khu vực khác đến cũng đã có thể ngăn chặn được các cuộc chiến tranh xâm nhập đó.
chiến tranh biên giới 1979
Trước khi Trung Quốc phát động “phản kích” Việt Nam, đại bộ phận các hạm đội của Liên Xô ở biển Nam Trung Hoa đều là các hạm tầu tình báo. Sau khi chiến tranh bắt đầu, một kỳ hạm trong hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô đi về phía khu vực có chiến tranh. Có người liền dự đoán rằng Liên Xô sẽ thực hiện đánh trả Trung Quốc với quy mô nhỏ. Họ cho rằng, tình hình có khả năng xẩy ra nhất là quân đội Việt Nam dưới sự yểm trợ của Liên Xô sẽ chiếm lấy quần đảo Hoàng Sa. Khi chiến tranh đang diễn ra thì Liên Xô đã có mười hai chiến hạm ở vùng biển Nam Trung Hoa, Liên Xô tỏ ra phải ủng hộ Việt Nam. Những chiến hạm này đều hoạt động hiệp đồng phối hợp với tuyến tiếp tế đường không của Liên Xô, được dùng vào vận chuyển vật tư cho Việt Nam.
Đầu tháng ba, những chiến hạm này bắt đầu chở quân Việt Nam từ thành phố Hồ Chí Minh (nguyên là Sài Gòn) ra miền Bắc. Đến ngày 15 tháng 3, tất cả đã chuyển được ba sư đoàn tới biên giới Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố, họ không lo lắng gì đến việc Liên Xô dựa vào điều 6 của Điều ước hợp tác hữu hảo Xô – Việt để can thiệp vào cuộc chiến tranh này. Theo một nguồn tin có nói rõ rằng, Đặng Tiểu Bình cho rằng Liên Xô “sẽ không tổ chức cuộc tác chiến với quy mô lớn, nhưng nếu họ có hành động thực sự thì chúng tôi cũng sớm có chuẩn bị thỏa đáng”. Có khoảng hơn 30 vạn dân Trung Quốc được rời xa ra khỏi khu vực biên giới Trung – Xô. Khi Trung Quốc bắt đầu cuộc chiến tranh “trừng phạt Việt Nam” thì tất cả mặt trận phía biên giới đó đã được nằm trong trạng thái báo động cấp cao nhất của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Trung Quốc cho rằng, trong tay họ nắm năm con chủ bài có thể làm cho Liên Xô không dám quấy rối với quy mô lớn: Thứ nhất, Đặng Tiểu Bình mới vừa từ Mỹ trở về. Khi ở Mỹ, Tổng thống Carter và Đặng Tiểu Bình đều nêu ra khẩu hiệu “chống Chủ nghĩa bá quyền” (Đặng Tiểu Bình thuận đường về đã thăm Nhật và Nhật cũng nêu ra khẩu hiệu như vậy.) Điều đó khiến Trung Quốc có thể tỏ ra một tư thế là đã có Mỹ nâng đỡ để đối phó với Việt Nam phát động cuộc tấn công. Thứ hai, Trung Quốc rất thận trọng trong thuyết minh cuộc tấn công này chỉ là một cuộc “phản kích”, mục đích nhằm đuổi quân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc mà không phải là trả đũa hành động Việt Nam xâm lược Campuchia. Sở dĩ Trung Quốc phải thuyết minh như vậy là để Liên Xô – một siêu cường “có trách nhiệm lớn lao”, sẽ khó giả vờ lấy danh nghĩa đi mở rộng chiến tranh ở Đông Dương.
Thứ ba, về quan hệ tam giác Mỹ – Trung – Xô, Liên Xô không muốn mạo hiểm phá vỡ mối quan hệ Mỹ – Xô để mất đi cơ hội “đàm phán hạn chế vũ khí hạt nhân lần thứ hai” với Mỹ. Thứ tư, Trung Quốc nhanh chóng tuyên bố với thế giới rằng, thời gian và phạm vi của cuộc “phản kích” này có giới hạn, nó sẽ không đe dọa tới sự sống còn của Việt Nam. Thứ năm, Trung Quốc rất chú ý làm cho không khí của cuộc chiến tranh ít tiếng vang, không thành như là một cuộc tuần hành thị uy khổng lồ và tuyên truyền rầm rĩ chống Liên Xô.
sự kiện đảo Trân Bảo 1969
Trung Quốc quyết định hướng tới Mỹ sau sự kiện đảo Trân Bảo/Damansky năm 1969.
Và đây là 5 điều bạn nên biết khi nhìn nhận về cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung, cũng như 5 lí do vì sao Bắc Kinh quyết đánh Hà Nội.
1) “Trừng phạt” hành động Việt Nam xâm nhập Campuchia
Trong tuyên bố của Trung Quốc, tuy chưa đề cập tới Campuchia nhưng rõ ràng cuộc “phản kích” này là hành động trả đủa Việt Nam xâm nhập Campuchia. Đầu tháng 3 năm 1979, khi Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam, tuần báo Bắc Kinh có nêu rõ: “Tuy rằng biên giới Trung Quốc đã ảnh hưởng tới tham vọng bành trướng chủ nghĩa của Việt Nam đối với lãnh thổ Trung Quốc, nhưng phạm vi chiến sự lần này đã vượt xa sự tranh chấp về lãnh thổ, nhân tố bối cảnh của nó rộng rãi, sâu xa… đe dọa đến cả Đông Nam Á và hành động quy mô lớn xâm lược Campuchia…” Rất hiển nhiên, “phản kích” này là muốn dạy cho Việt Nam một bài học, làm cho lực lượng quân sự của họ bị mất cân đối và làm giảm sức ép của bộ đội, du kích Việt Nam đối với Campuchia, hơn nữa Bắc Kinh phải chứng minh Trung Quốc là đồng minh đáng tin cậy của Campuchia, nó không còn chỉ là chuyện khoa trương thanh thế Trung Quốc mà thôi.
2) Để đạt được mục đích chi viện Hoa kiều
Bắt đầu từ tháng 5 năm 1978, vấn đề Hoa kiều Việt Nam ngày càng nghiêm trọng. Bắc Kinh bắt đầu tố cáo Chính phủ Việt Nam áp bức các Hoa  kiều đủ thứ. Cho nên, một trong những nguyên nhân Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh “trừng phạt Việt Nam” là muốn thể hiện rõ ràng họ có khả năng chiếu cố và quan tâm Hoa kiều hơn Đài Bắc.
3) Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp biên giới và lãnh thổ
Nhân dân nhật báo và Tuần báo Bắc Kinh lần đầu tiên khi đăng tải bản phát biểu tuyên chiến đều nhấn mạnh mục đích của cuộc “phản kích” là để bảo vệ biên giới của Trung Quốc, để đuổi hết quân Việt Nam ở trên lãnh thổ Trung Quốc về Việt Nam. Ngày 18 tháng 2, tờ Nhân dân nhật báo đã đăng tải tuyên bố của Chính phủ Bắc Kinh như sau: “Gần nửa năm nay, các nhân viên vũ trang Việt Nam đã khiêu khích và xâm nhập vũ trang biên giới nước ta tăng vọt tới 700 lần, giết chết và làm bị thương hơn 300 dân quân của ta.” Bắc Kinh còn chỉ rõ rằng, họ “tuyên bố “phản kích” là do yêu cầu ổn định của khu vực biên giới, muốn để cho nhân dân biên giới Trung Quốc khôi phục một cuộc sống bình thường.”
4) Trung Quốc muốn làm tan rã lực lượng kinh tế và quân sự của Việt Nam thông qua cuộc chiến tranh biên giới này, đồng thời lại muốn tăng thêm lực lượng kinh tế và quân sự trong nước mình. Charles Nelson cho rằng, mục tiêu chủ yếu hành động quân sự của Trung Quốc là phá hủy tất cả các công trình kinh tế, chính trị và quân sự của Việt Nam nằm trong phạm vi 20 km ở biên giới. Đồng thời đang lúc Việt Nam tấn công Campuchia, trong nước họ lại bị thiên tai (lũ lụt), vào lúc này Trung Quốc phát động “phản kích” nhất định sẽ gây tổn thất lớn cho Việt Nam, đánh tan cái kiểu nói thần thoại “Quân đội Việt Nam đánh đâu thắng đó”.
Trung Quốc cũng đồng thời hy vọng nhân cơ hội đó phát triển lực lượng kinh tế và quân sự trong nước họ. Jencks cho rằng, Trung Quốc muốn “để cho quân đội của họ được dịp thử thách, vì từ năm 1962 lại đây, quân đội này không qua cuộc chiến đấu lớn nào. Cuộc chiến tranh này sẽ cung cấp một cơ hội đánh giá chiến lược, thiết bị, hậu cần và hệ thống thông tin đối với quân đội Trung Quốc và cung cấp kinh nghiệm chiến đấu cho những quân nhân Trung Quốc thế hệ mới.”  Mặt khác, Đặng Tiểu Bình và một số nhà lãnh đạo quân sự khác muốn nhân dịp chiến tranh này để yêu cầu tăng ngân sách quân sự, nhằm làm nổi bật nhu cầu cấp thiết của 4 hiện đại hóa
5) Trung Quốc muốn đạt được mục tiêu cô lập Việt Nam trên mặt chiến lược và ngoại giao, làm cho Việt Nam phải thay đổi chính sách thân Liên Xô
Trung Quốc quyết định phải trừng phạt Việt Nam – một “Cu-ba châu Á”, bởi vì “có một số người Trung Quốc cho rằng, nếu như Trung Quốc không thể có hành động thích đáng để đối phó Việt Nam – “Cu-ba châu Á”, thì họ sẽ không có tư cách phê phán sự thất bại của Mỹ trong việc ngăn chặn hành động xâm phạm của Cu-ba”. Theo cách nói của bình luận tờ Kinh tế Viễn Đông: “Bắc Kinh luôn kêu gọi phương Tây liên hợp lại để chống Chủ nghĩa bá quyền Liên Xô. Như vậy làm thế nào mà họ có thể tỏ ra yếu đuối trước một nước nhỏ do Mátxcơva sai khiến, và chịu sự khiêu khích vũ trang của nó ở ngay trước cửa ngõ nhà mình. Ngay chỉ nói là để xây dựng chút niềm tin với phương Tây thì Bắc Kinh cũng đã phải cần hành động rồi.
hiệp định thượng hải 1972
Ảnh: Tổng Thống Mỹ Richard Nixon đang dùng món vịt quay Bắc Kinh năm 1972. Thông qua cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam, Trung Quốc muốn tiến tới quan hệ cao hơn so với Mỹ là “Liên Mỹ chống Xô” so với trước đây là “Thân Mỹ chống Xô”.

Đồng thời Trung Quốc cần phải thể hiện sức mạnh quân sự trong khu vực ảnh hưởng truyền thống của mình, chứng minh rằng mình là một cường quốc chủ yếu mới lên. Trung Quốc cần chứng minh với Mỹ, Nhật và các nước NATO rằng, Liên Xô chỉ là một “con gấu Bắc Cực bằng giấy”, nếu như có thái độ kiên quyết với nó, thì “con gấu Bắc Cực bằng giấy” này sẽ phải nhượng bộ. Nhưng trên thực tế, Trung Quốc đã áp dụng hành động tấn công có hạn chế đối với Việt Nam. Như vậy rõ ràng đúng là Trung Quốc có sợ Liên Xô ra mặt can thiệp. Về mặt sách lược, như Sheldon Simon đã nêu: đầu tiên Bắc Kinh làm yếu lực lượng kinh tế của Việt Nam, rồi gây hao tổn tài nguyên quốc gia của Việt Nam, lại cố ý đẩy Việt Nam ngã vào lòng Mátxcơva, vì vậy đã làm cho Hà Nội nhìn thấy rõ Liên Xô lợi dụng họ để đối phó Trung Quốc và Mỹ, và đó chính là mục tiêu địa – chiến lược của bản thân Liên Xô. Trung Quốc còn muốn làm cho Hà Nội thấy rõ, Mátxcơva không có cách nào cung cấp đủ viện trợ kinh tế  hoặc kiểm soát Đông Dương có hiệu quả, vì vậy trong tương lai Hà Nội sẽ phải xa rời Mátxcơva và kiến lập một quan hệ mới với các nước khác ở khu vực châu Á. Mặt khác, Bắc Kinh cũng muốn khảo nghiệm mối quan hệ “chống Chủ nghĩa bá quyền” Liên Xô của Trung Quốc hiện đang ở mức độ nào. Còn theo cách nói của Thomas Bellow, thì Trung Quốc chứng minh tự họ là một nước đồng minh đáng tin cậy chống Liên Xô, các nước phương Tây nên bán vũ khí chi viện cho họ thông qua cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung sắp tới.
https://quanhequocte.org/chien-tranh-bien-gioi-phia-bac-cai-bay-cua-bac-kinh-danh-cho-ha-noi/

Mục đích khi thi công chậm tiến độ, đội vốn, kém chất lượng…của các nhà thầu Trung Quốc là gì?

Để thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ, Trung Quốc khai thác mạnh mẽ chiến lược “một vành đai, một con đường”. Cụ thể Trung Nam Hải đầu tư nguồn vốn ODA cho các quốc đang phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, sau đó ép buộc các nước này chọn nhà thầu Trung Quốc, hoặc vung tiền cho các doanh nghiệp Trung Quốc đấu thầu giá thấp nhất, mục đích cuối cùng là miễn sao các đơn vị này phải được thi công dự án. Trong quá trình thi công Trung Quốc dùng mọi thủ đoạn khiến các công trình này rơi vào tình trạng: chậm tiến độ, đội vốn, kém chất lượng hoặc không thể hoạt động, nếu hoạt động thì cũng không hiệu quả và xuống cấp trầm trọng gây nợ nần chồng chất, để sau đó nước sở tại bán lại quyền kiểm soát. Chiến lược này đang được Bắc Kinh tấn công mạnh mẽ vào Việt Nam, nhằm thực hiện âm mưu chính trị sâu xa.
Người TQ làm gì cũng có mục đích, thật vậy từ hồi 2009 Bắc Kinh đổ hàng triệu đô la vào các cơ sở hạ tầng của đất nước Sri Lanka nhằm xây dựng: cảng biển nước sâu ở Hambantota, sân bay quốc tế Mattala Rajapaksa cách cảng nước sâu 16km… thậm chí cho Sri Lanka vay nợ lên đến hàng tỷ đô. Điều đáng nói là các công trình trên đều do thầu TQ xây dựng khi đi vào hoạt động, sân bay doanh thu chỉ đạt 300.000 USD/năm không bằng con số lẻ của món nợ 23,6 triệu USD, còn cảng nước sâu thì ế ẩm nợ lên tới 300 triệu đô.

Dự án “Vành đai-Con đường” của Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng.
Đến nay chính phủ Sri Lanka mất khả năng chi trả, họ đã bán cảng biển nước sâu ở Hambantota cho TQ với giá 1,1 tỷ đô thời gian kiểm soát đến 99. Việc bán lại khiến người dân bức xúc xuống đường biểu tình phản đối. Liên quan đến vấn đề này, nhiều chuyên gia nghiên cứu về chiến lược “một vành đai, một con đường” cho rằng, mục đích giúp đở Sri Lanka nhằm chiếm cảng nước sâu thực hiện ý đồ quân sự của Trung Quốc trong vùng Ấn Độ Dương.
Còn ở Việt Nam thì sao? Hầu như đa phần là các dự cơ sở hạ tầng quan trọng đều do thầu Trung Quốc thi công, có rất nhiều dự án trong tình trạng chậm tiến độ, đội vốn. Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đưa ra hồi năm 2014, trong tổng số 62 dự án xi măng của Việt Nam triển khai theo hình thức BOT, có tới 49 dự án do Trung Quốc làm tổng thầu. Cũng theo số liệu của Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội cũng cho biết tính đến năm 2010, có đến 90% các dự án tổng thầu EPC của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm
Dự án đội vốn, chậm tiến độ và nhiều tai tiếng hiện nay…
Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông. Hà Nội chi 2,2 tỷ đồng cho mỗi mét đường sắt đô thị UBND TP. Hà Nội vừa công bố bảng tính toán tổng mức đầu tư của 25 tuyến đường sắt. Theo đó, suất đầu tư để làm một mét đường sắt đô thị ước khoảng 2,2 tỷ đồng.
Dự án này do Công ty Hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC. Dự án chính thức được khởi công từ tháng 10/2011 và dự kiến hoàn thành vào tháng 11/2013. Tuy nhiên, đến nay, vượt gần 4 năm so với dự kiến, dự án vẫn đang nằm bất động chờ vốn.
Dự án có tổng vốn đầu tư 552 triệu USD vào năm 2008, trong đó, vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD và vốn đối ứng của Việt nam là 133 triệu USD. Tuy nhiên, do nhiều lần chậm tiến độ, đến năm 2016, dự án đã bị đội vốn lên 868 triệu USD, tăng 315 triệu USD.
Không chỉ bị đội vốn, tính đến đầu năm 2016, nhà thầu Trung Quốc cũng đang nợ các nhà thầu phụ của Việt Nam hơn 554 tỷ đồng, đây là một trong những nguyên nhân chính khiến dự án bị chậm tiến độ.
Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông lớn của Việt Nam cũng có bóng dáng của các nhà thầu Trung Quốc
Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai là một trong những dự án trọng điểm có tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng trải dài qua các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Dự án được chia làm 8 gói thầu, trong đó 2 gói thầu do Công ty cầu đường Quảng Tây (Trung Quốc) thực hiện.
Khởi công từ tháng 9/2009 nhưng phải đến tháng 9/2014 dự án mới chính thức được thông xe, chậm hơn 2 năm so với kế hoạch ban đầu.
Nguyên nhân của việc chậm tiến độ chính là việc giải phóng mặt bằng chậm chạp của chủ đầu tư cùng với năng lực thi công của các nhà thầu Trung Quốc yếu kém. Cụ thể, trong khi Tập đoàn Doosan (Hàn Quốc) thuê tới 20 nhà thầu phụ thì Công ty cầu đường Quảng Tây (Trung Quốc) chỉ thuê 3 thầu phụ và tự triển khai nhiều hạng mục.

Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là một trong số nhiều dự án hạ tầng giao thông do nhà thầu Trung Quốc thi công. Ảnh minh họa: Lê Hiếu.
Trong quá trình giải phóng mặt bằng các nhà thầu cũng gây nhiều tranh cãi khi hàng trăm hộ dân tại thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc) phản đối giá đền bù đất nông nghiệp khi chỉ 40 triệu đồng/sào, trong khi xã kế bên nhận được 240 triệu đồng/sào.
Một dự án hạ tầng giao thông lớn khác cũng có sự tham gia của nhà thầu phía Trung Quốc là Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Dự án có tổng vốn đầu tư 45.487 tỷ đồng và do Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) làm chủ đầu tư. 3 trong 10 gói thầu là do các công ty phía Trung quốc đảm nhận bao gồm Tập đoàn cầu đường tỉnh Sơn Đông, Liên danh Công ty TNHH Đường cao tốc Trường Đại Quảng Đông và Công ty Hợp tác kỹ thuật và kinh tế quốc tế Quảng Châu.
Nhiều nhà máy nhiều tai tiếng thuộc 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ
Trong số 12 dự án yếu kém của ngành công thương được bàn xử lý mới đây, nhiều dự án do nhà thầu phía Trung Quốc đảm nhận.
Nhà máy đạm Ninh Bình có tổng vốn đầu tư 6.000 tỷ đồng do Vinachem là chủ đầu tư và nhà thầu chính là Công ty Hoàn Cầu (Trung Quốc) vốn vay chủ yếu từ ngân hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, dự án đã bị đội vốn lên tới 10.000 tỷ đồng, đến hết năm 2016, nhà máy này đã thua lỗ lên đến 3.314 tỷ đồng.
Trong khi đó, Nhà máy đạm Hà Bắc cũng do Vinachem làm chủ đầu tư đã bị đội vốn lên hơn 10.000 tỷ đồng và thua lỗ 1.700 tỷ đồng khi vận hành.
Đối với dự án Khu liên hợp gang thép Lào Cai do nhà thầu Công ty TNHH khống chế cổ phần gang thép Côn Minh (Trung Quốc) triển khai và Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt – Trung làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 340 triệu USD, trong đó Việt Nam đóng góp 55%.
Năm 2012, dự án đã được điều chỉnh vốn đầu tư từ 1.499 tỷ đồng lên 1.955 tỷ đồng. Đến quý I/2014, dự án đã phải tạm dừng, khi đó, dự án mới thực hiện giải ngân vỏn vẹn 134 tỷ đồng.
Chất lượng công trình phải duy tu sửa chữa mới sử dụng được
Sân vận động quốc gia Mỹ Đình cũng là một trong những siêu dự án do nhà thầu Trung Quốc thực hiện để lại nhiều tai tiếng.
Sân vận động quốc gia Mỹ Đình cũng là một trong những dự án tai tiếng của nhà thầu phía Trung Quốc vì sự xuống cấp và nhiều vi phạm. Ảnh minh họa: Tùng Lê.
Cụ thể, năm 2001, Công ty Hanoi International Group – HISG (Trung Quốc) một nhà thầu chưa có kinh nghiệm xây dựng công trình lớn đã trúng thầu dự án SVĐ Mỹ Đình.
Dự án có tổng vốn đầu tư 69 triệu USD, trong đó gói thầu của công ty Trung Quốc chiếm tới 59 triệu USD. Kể từ khi đi vào hoạt động năm 2003, công trình liên tục có dấu hiệu xuống cấp nặng. Sau đó, phía vận hành đã phải chi thêm hàng chục tỷ đồng để đại tu và sửa chữa công trình.
Đáng chú ý, theo hợp đồng ký kết, toàn bộ thiết bị vật tư phải có xuất xứ từ Tây Âu và Mỹ. Nhưng, Thanh tra Chính phủ lại phát hiện tới 94% thiết bị sử dụng trong dự án đã bị thay đổi với giá trị 17 triệu USD, trong đó, 5,49 triệu USD là các thiết bị không rõ nguồn gốc. HISG thậm chí còn ký hợp đồng với nhà thầu phụ với đơn giá rất thấp, hưởng chênh lệch hàng triệu USD.
Dự án Tổ hợp Bô xít Tây Nguyên do nhà thầu Chalieco phía Trung Quốc thi công và Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư. Tổ hợp bao gồm nhà máy Tân Rai, Nhân Cơ, sau nhiều lần điều chỉnh tổng vốn đầu tư 2 dự án lần lượt tăng lên 15.400 tỷ đồng và 16.800 tỷ đồng so với dự kiến ban đầu. Riêng dự án Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ chậm tới 6 năm so với phê duyệt, nhà máy Tân Rai chậm 4 năm.
Đáng chú ý, nhà máy Tân Rai sau 3 năm đi vào hoạt động, tính từ tháng 10/2013 đến hết tháng 9/2016, đã lỗ 3.696 tỷ đồng.

Một trong số ít dự án bất động sản dân cư có sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam là Golden Westlake tại Hoàng Hoa Thám (Hà Nội).
Một trong số ít dự án bất động sản dân cư có sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam là Golden Westlake tại Hoàng Hoa Thám (Hà Nội).
Dự án do Công ty TNHH Hà Việt – Tung Shing làm chủ đầu tư với tổng vốn khoảng 50 triệu USD. Trong quá trình triển khai, dự án gặp nhiều rắc rối liên quan tới việc thi công gây ảnh hưởng nhiều hộ dân xung quanh như sạt lún, nứt, xô nghiêng các công trình bên cạnh.
Một số hộ gia đình đã kiện chủ đầu tư với số tiền bồi thường 500 triệu đồng. Thậm chí, chủ dự án còn giao bán chỗ đỗ xe với giá lên tới gần 1 tỷ đồng/chỗ, nhưng sau đó đã phải thay đổi mức phí gửi xe ôtô xuống 1 triệu đồng mỗi tháng.
“Trùm” thi công BOT nhiệt điện
Siêu dự án nhiệt điện do EVN làm chủ đầu tư là Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải I với tổng vốn đầu tư gần 1,6 tỷ USD, gói thầu EPC trị giá 1,3 tỷ USD. Trong đó, 85% vốn là đi vay từ ngân hàng Trung Quốc và 15% vốn đối ứng của EVN. Dự án do Nhà thầu Dongfang Electric Corporation Ltd. (DEC) làm tổng thầu.
Một dự án khác cũng liên quan tới EVN và nhà thầu Trung Quốc là Nhà máy thủy điện sông Bung 4. Dự án do CTCP Tư vấn Xây dựng điện 1 (thuộc EVN) làm nhà thầu tư vấn thiết kế và Sinohydrro Corporation Limitted (Trung Quốc) là nhà thầu thi công.
Dự án gặp rắc rối vào cuối năm 2013, do đưa lao động người Trung Quốc chưa có giấy phép lao động vào làm việc, nhà thầu Sinohydrro Corporation Limitted sau đó đã bị phạt 570 triệu đồng.
Dự án nhiệt điện Mông Dương 2 (Quảng Ninh) với tổng vốn đầu tư gần 1,95 tỷ USD, cũng bị đội vốn hơn 550 triệu USD so với dự kiến.
Ban đầu, dự án do Tập đoàn AES (Mỹ) liên doanh với Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) hợp tác từ tháng 11/2006. Tuy nhiên, đến tháng 3/2011, Vinacomin đã rút vốn khỏi dự án, Tập đoàn AES đã bán 49% vốn trong dự án cho Tập đoàn Posco Power và Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc. Sau khi Vinacomin rút lui, dự án do Tập đoàn AES của Mỹ (51%), Tập đoàn Posco Power (30%) và Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc CIC (19%).
Nhiều dự án nhiệt điện BOT khác như Nhiệt điện Duyên Hải 3, Vĩnh Tân 2, Uông Bí mở rộng 2, Hải Phòng 1, Hải Phòng 2, Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2… do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện cũng không ít lần khiến chủ đầu tư điêu đứng vì chậm tiến độ. Hầu hết dự án này đều bị chậm tiến độ từ 2 – 3 năm.
Chất lượng của các công trình do thầu TQ thi công thì khỏi phải bàn cải, đến nay tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông chưa sử dụng thì có nguy cơ phá sản, còn sân vận động Mỹ Đình đang trong tình trạng xuống cấp….Không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước trên thế giới, tình trạng tương tự cũng diễn ra. Tại Kenya, công trình xây cầu dài 100 mét với giá 10 triệu USD do Tập đoàn xây dựng hải ngoại Trung Quốc (COEG)-một trong những công ty xây dựng hạ tầng lớn nhất thế giới, đã sập trước ngày khánh thành, khiến 27 công nhân bị thương. Hay tại nước chủ nhà, công trình xây dựng nhà máy điện ở quận Phòng Thành thuộc tỉnh Quảng Tây, cũng bị sập ít nhất 67 người chết. Hay nổ đường ống tại nhà máy nhiệt điện của tỉnh Hồ Bắc đã khiến 21 người thiệt mạng.
Như vậy việc để nhà thầu TQ thi công những công trình trọng điểm chẳng khác nào “giao trứng cho ác”. Mục đích sâu xa là gì thì chúng ta quá rõ, nhưng xin nhắc lại lần nữa là TQ muốn điều khiển và kiểm soát cơ sở hạ tầng nước ta, bởi một khi kiểm soát được các công trình giao thông đồng nghĩa kiểm soát nền kinh tế thì việc thực hiện các mưu đồ chính trị là điều dễ dàng. Việc khó khăn trước mắt là làm sao để thoát khỏi sự điều khiển của TQ, trong khi chúng ta đang rất cần vốn để trả nợ và phát triển cơ sở hạ tầng.
http://tinbiendong.org/index.php/2017/09/27/muc-dich-khi-thi-cong-cham-tien-doi-von-kem-chat-luongcua-cac-nha-thau-trung-quoc-la-gi/

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Lầu Năm Góc cảnh báo hậu quả thảm khốc nếu nổ ra chiến tranh Mỹ - Triều

Mỹ hoàn toàn có thể đánh bại Triều Tiên trong cuộc chiến nhưng cái giá phải trả cho chiến thắng trong cuộc chiến sẽ vô cùng khủng khiếp, một quan chức Lầu Năm Góc cảnh báo.



Máy bay Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự gần không phận Triều Tiên (Ảnh: AFP)

Trong bài phát biểu lần đầu tiên tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng cảnh báo Triều Tiên rằng Washington có thể “hủy diệt một cách toàn diện” Bình Nhưỡng. Phát ngôn này đã khiến các chiến lược gia quân sự đưa ra dự đoán điều gì sẽ xảy ra nếu 2 bên bắt đầu cuộc chiến.
Ông Rob Givens, cựu chỉ huy cấp cao không quân Mỹ, cho biết Lầu Năm Góc cảnh báo ít nhất 20.000 người Hàn Quốc có thể thiệt mạng mỗi ngày nếu chiến tranh Triều Tiên lần thứ 2 xảy ra. Và đây là con số dự đoán trước khi Triều Tiên triển khai vũ khí hạt nhân.
“Chỉ có một cách để kết thúc cuộc chiến là sự thất bại của Triều Tiên. Nhưng chúng ta sẽ phải trả giá bằng gì?”, ông Givens đặt câu hỏi.
Kịch bản cuộc chiến tranh Mỹ- Triều Tiên
James Stavridis, một đô đốc hải quân đã nghỉ hưu và hiện là người đứng đầu trường Luật và Ngoại giao Fletcher tại Đại học Tufts (Mỹ), đánh giá khả năng xảy ra chiến tranh thông thường là 50% và chiến tranh hạt nhân là 10%.
“Chúng ta đang ở gần cuộc chiến hạt nhân hơn bao giờ hết trong lịch sử thế giới”, ông Stavridis nhận định. Chuyên gia này dự đoán kịch bản cuộc chiến có thể bắt đầu bằng việc Triều Tiên tấn công tên lửa tới đảo Guam.
Mỹ sau đó sẽ chuyển các nhóm tác chiến tàu sân bay tới gần bán đảo Triều Tiên và sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk tấn công Triều Tiên như những gì Mỹ đã làm để trừng phạt Syria phát triển vũ khí hóa học. Và Triều Tiên dĩ nhiên sẽ không ngồi yên.

Các tên lửa của Triều Tiên (Đồ họa: BBC)
Các tên lửa của Triều Tiên (Đồ họa: BBC)
Bình Nhưỡng sẽ triển khai hệ thống hỏa lực gồm 11.000 hệ thống pháo ở ngọn núi phía bắc đường biên giới liên Triều nhằm vào 35.000 quân nhân Mỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc. Mặc dù hệ thống pháo của Triều Tiên đều từ thời Liên Xô nhưng chúng có thể hoạt động hiệu quả nhằm chống lại các đợt không khích hoặc tấn công từ máy bay không người lái.
Mỹ có thể chống lại dàn hỏa lực bằng máy bay chiến đấu nhưng sẽ mất nhiều ngày để hoàn toàn vô hiệu hóa Triều Tiên. Trong lúc đó, Triều Tiên có thể đã dội "mưa hỏa lực" vào 25 triệu dân ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Khi chiến tranh leo thang, Triều Tiên có thể ném bom cây cầu bắc qua sông Hàn nhằm chặn dân thường Hàn Quốc di tản, điều động lực lượng đặc biệt tấn công vào cơ sở chiến lược của Hàn Quốc, nã tên lửa tầm ngắn vào căn cứ quân sự Mỹ - Hàn.
Bên nào sẽ giành chiến thắng?

So sánh tương quan lực lượng quân sự Triều Tiên - Hàn Quốc (Đồ họa: BBC)
So sánh tương quan lực lượng quân sự Triều Tiên - Hàn Quốc (Đồ họa: BBC)
Đó chỉ là kịch bản của cuộc chiến tranh thông thường. Với cuộc chiến tranh hạt nhân, mức độ phức tạp của cuộc xung đột tăng lên rất nhiều.
Tại thời điểm chiến tranh nổ ra, Triều Tiên có thể sẽ thu nhỏ thành công đầu đạn hạt nhân hoặc nhiệt hạch gắn vào tên lửa đạn đạo liên lục địa và có thể tấn công tới lãnh thổ Mỹ ở phía bên kia địa đại dương. Mặt khác, Triều Tiên có thể tấn công bằng vũ khí hạt nhân nhằm vào các căn cứ quân sự của Mỹ ở châu Á.
“Trong cuộc chiến toàn diện để bảo vệ sự sống còn của chế độ, họ có thể thua Mỹ. Nhưng tôi đảm bảo họ sẽ kiên quyết chiến đấu”, ông Givens nhận định.
Và đó có thể là một trong những điều khiến cho Triều Tiên khác biệt so với các đối thủ khác của Mỹ trong quá khứ. Ví dụ, khi so sánh với những đối thủ gần đây của Mỹ như Iraq, Syria, Afghanistan, đây đều là những nước có tiềm lực quân sự kém xa Triều Tiên. Bình Nhưỡng có lực lượng bộ binh chính quy 1,2 triệu người, lớn thứ 4 thế giới và 100.000 lực lượng đặc biệt được huấn luyện nhằm thâm nhập vào Hàn Quốc.
Dù khí tài quân sự Bình Nhưỡng đều từ thời Liên Xô nhưng họ có 3.500 xe tăng, nhiều hơn Mỹ với 2.381 chiếc, và dàn pháo hùng hậu hơn Trung Quốc. Ngoài ra, Triều Tiên đang sở hữu kho vũ khí hạt nhân với ít nhất là 12 vũ khí và nhiều nhất là 60.
Chuyên gia Anthony Cordesman thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, nhận định nếu cuộc chiến tranh Triều Tiên nổ ra lần nữa và cuộc chiến lần này sẽ có sự góp mặt của hàng loạt vũ khí tiên tiến, hiện đại và có độ sát thương cao hơn, và sẽ phức tạp, rối ren không kém cuộc chiến năm 1950 khiến 2 triệu người thiệt mạng.
Ngoài ra, một nhân tố khác có thể tham gia cuộc chiến này là Trung Quốc. Họ đã từng tuyên bố nếu Mỹ và Hàn Quốc tấn công và muốn lật đổ chế độ Triều Tiên, họ sẽ ngăn chặn điều đó.
Trung Quốc có thể sẽ không điều quân sang bên kia sông Áp Lục để tham chiến cùng Triều Tiên giống kịch bản năm 1950 nhưng họ có thể cân nhắc thực hiện các cuộc không kích hỗ trợ. Và họ cũng có thể dùng quyền thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm ngăn chặn hiệp ước hòa bình có điều khoản xóa bỏ chế độ Triều Tiên hiện tại.
http://dantri.com.vn/su-kien/lau-nam-goc-canh-bao-hau-qua-tham-khoc-neu-no-ra-chien-tranh-my-trieu-20170926111815439.htm

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Trung Quốc nhắm những mục tiêu nào trước năm 2049?

Lược trích:

"... Tuy nhiên, sự cạnh tranh truyền thống giữa Mỹ và Nga tại Vùng đất rìa giờ đây phải tính đến một nhân tố mới: Trung Quốc - vốn ngày càng khẳng định được vị thế trong khu vực. Trong khi nền văn hóa phương Tây ưu tiên các trò chơi như môn cờ vua - với đặc thù là sự đối đầu trực tiếp giữa người chơi, và nhằm đánh bại đối thủ, thì nền văn hóa châu Á, đặc biệt là nền văn hóa Trung Quốc lại ưu tiên cách tiếp cận gián tiếp hơn.


Trong môn cờ vây - mà Trung Quốc áp dụng để mở rộng ảnh hưởng, các nước cờ thoạt đầu dường như không liên quan với nhau, nhưng lôgích của thế cờ dần được khám phá sau khi chắp nối các nước cờ. Việc thắng một ván cờ chỉ sau một nước cờ là điều không dễ thực hiện, chiến thắng chỉ đến sau khi đã đi rất nhiều nước cờ với những mục đích khác nhau nhưng phục vụ cho một chiến lược lớn. Trong trò chơi này, chiến thắng đồng nghĩa với việc chiếm được nhiều "đất" trên bàn cờ (tức mở rộng được nhiều hơn các vùng ảnh hưởng), và các chiến lược quan hệ được chú trọng hơn so với các chiến lược đối đầu..."

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Năm 2049, Trung Quốc sẽ kỷ niệm 100 năm Cuộc cách mạng năm 1949, 100 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Từ nay tới thời điểm đó, Trung Quốc có thể sẽ hoàn thành "Giấc mộng Trung Hoa", tức giành vị trí số 1 trên trường quốc tế. Để đạt được điều đó, những mục tiêu địa chính trị mà nước này nhắm tới là gì?
Trung Quốc đang nuôi tham vọng giành vị trí số 1 trên trường quốc tế, thay thế siêu cường MỹTrung Quốc đang nuôi tham vọng giành vị trí số 1 trên trường quốc tế, thay thế siêu cường Mỹ
Mục tiêu kiểm soát Vùng đất rìa?
"Vùng đất rìa" là một khái niệm được Spykman đưa ra vào năm 1942. Về mặt địa lý, vùng đất này bao gồm một vành đai liên tục từ Scandinavia đến bờ biển Trung Quốc. Trong cuốn sách "Địa lý học hòa bình" xuất bản năm 1944, Spykman viết: "Vùng đất rìa thuộc khu vực Á-Âu phải được xem như là một khu vực trung gian nằm giữa vùng đất trung tâm và các vùng biển ngoại vi. Vùng đất này có thể được ví như một vùng đệm xung đột rộng lớn giữa cường quốc biển và cường quốc đất liền".
Trong cuốn sách "Vấn đề của châu Á và ảnh hưởng của nó đối với chính trị quốc tế" xuất bản năm 1900, nhà sử học Alfred Thayer Mahan đề cập đến một "dải đất trung gian đã gây tranh cãi và còn tiếp tục gây tranh cãi", kéo dài từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Mãn Châu (Trung Quốc).
Năm 1915, nhà nghiên cứu Trung Quốc James Fairgrieve đã nói về một "khu vực đông đúc", bao gồm "Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxemburg, Thụy Sĩ, Ba Lan, khu vực Balkan, Afghanistan, Vương quốc Thái Lan và Hàn Quốc". Một vài thập kỷ sau, trong cuốn sách "Địa lý và chính trị trong một thế giới chia rẽ" xuất bản năm 1963, nhà địa lý Saul Cohen lại miêu tả khu vực này như là "một khu vực rộng lớn có vị trí chiến lược do một số quốc gia có xung đột với nhau chiếm đóng và bị mắc kẹt giữa các lợi ích xung đột của các cường quốc lân cận".
Những định nghĩa nói trên về khu vực này ít nhiều có sự tương đồng và lập luận cơ bản giống nhau. Bằng mọi giá, cần tránh sự gắn kết giữa Vùng đất rìa và Vùng đất trung tâm, hay một Vùng đất rìa bị thống trị bởi một cường quốc, bởi như Spykman đã chỉ ra: "Ai thống trị Vùng đất rìa, người đó thống trị lục địa Á-Âu; Ai thống trị lục địa Á-Âu, người đó nắm giữ vận mệnh cả thế giới trong tay".
Tuy nhiên, việc một cường quốc biển kiểm soát Vùng đất rìa và các vùng biển không đồng nghĩa với việc kiểm soát Vùng đất trung tâm, mà có nghĩa là cường quốc biển đó không thể dùng Vùng đất trung tâm để chi phối thế giới. Do vậy, trong những thập kỷ gần đây các quốc gia nằm trong Vùng đất rìa bị giằng xé giữa việc gia nhập phạm vi ảnh hưởng của cường quốc đất liền (Nga) và cường quốc biển (Mỹ). Và nếu trong những năm gần đây, tình hình trở nên phức tạp hơn do sự tiến triển của trật tự quốc tế, thì tương quan lực lượng thực sự giữa các cường quốc được thể hiện tại Vùng đất rìa.
Theo Mỹ và Nga, Vùng đất rìa luôn tạo thành một vùng đệm giữa cường quốc biển và cường quốc đất liền. Trên thực tế, Mỹ mong muốn cản trở những những động thái của Nga tiến về những vùng biển ấm, còn Nga đặt tham vọng tiếp cận những vùng biển này qua châu Âu và Trung Đông. Quả thực, sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã tăng cường sự hiện diện của mình tại Vùng đất rìa, với hy vọng kiểm soát nó nhờ sự mở rộng của NATO và hiện diện nhiều hơn ở khu vực Caucasus và Trung Á, cũng như ở Trung Đông nơi mà Washington cố gắng chống lại ảnh hưởng của Nga, đặc biệt ở Syria và Iran.
Washington tiếp tục theo đuổi học thuyết ngăn chặn: Cản trở Nga (và Trung Quốc) tiếp cận các vùng biển ấm, cũng như các eo biển. Về phần mình, Nga tăng cường các nỗ lực chống lại chính sách của Mỹ và khẳng định lập trường của mình tại khu vực Caucasus và Trung Á thông qua việc củng cố các mối quan hệ trong Cộng đồng các quốc gia độc lập, thành lập Tổ chức Hiệp ước an ninh, sử dụng vũ khí năng lượng.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh truyền thống giữa Mỹ và Nga tại Vùng đất rìa giờ đây phải tính đến một nhân tố mới: Trung Quốc - vốn ngày càng khẳng định được vị thế trong khu vực. Trong khi nền văn hóa phương Tây ưu tiên các trò chơi như môn cờ vua - với đặc thù là sự đối đầu trực tiếp giữa người chơi, và nhằm đánh bại đối thủ, thì nền văn hóa châu Á, đặc biệt là nền văn hóa Trung Quốc lại ưu tiên cách tiếp cận gián tiếp hơn.
Trong môn cờ vây - mà Trung Quốc áp dụng để mở rộng ảnh hưởng, các nước cờ thoạt đầu dường như không liên quan với nhau, nhưng lôgích của thế cờ dần được khám phá sau khi chắp nối các nước cờ. Việc thắng một ván cờ chỉ sau một nước cờ là điều không dễ thực hiện, chiến thắng chỉ đến sau khi đã đi rất nhiều nước cờ với những mục đích khác nhau nhưng phục vụ cho một chiến lược lớn. Trong trò chơi này, chiến thắng đồng nghĩa với việc chiếm được nhiều "đất" trên bàn cờ (tức mở rộng được nhiều hơn các vùng ảnh hưởng), và các chiến lược quan hệ được chú trọng hơn so với các chiến lược đối đầu.
Bắc Kinh đã rất khôn khéo để Moskva và Washington đối đầu nhau trên bàn cờ Vùng đất rìa, đồng thời cố gắng tận dụng sự đối đầu Moskva-Washington để gia tăng ảnh hưởng trong vành đai khu vực này. Kể từ đầu những năm 1990, Trung Quốc đã quan tâm tới việc giải quyết các xung đột biên giới với các nước Trung Á và tăng cường ảnh hưởng trong khu vực thông qua Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), và thực hiện chính sách chi đầu tư, cho vay, xây dựng các đường ống dẫn dầu (từ Kazakhstan) và các đường ống dẫn khí (từ Turkmenistan) đến Tân Cương và phát triển nhiều tuyến đường bộ và đường sắt đến nhiều nước trong khu vực. Trung Quốc còn tăng cường sự hiện diện của mình thông qua việc xây dựng các Viện Khổng Tử trên khắp thế giới, tham gia các hội nghị thượng đỉnh song phương và các hội chợ thương mại Trung Quốc-Á-Âu.
Sau khi đã cẩn trọng đi các quân cờ ở Trung Á (gồm cả Afghanistan và Pakistan) kể từ 20 năm qua, Bắc Kinh cũng giành sự quan tâm lớn tới các nước và khu vực khác như Đông Nam Á, Trung Đông, khu vực Caucasus, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu (EU).
Ở Đông Nam Á, Trung Quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào các dự án cơ sở hạ tầng. Thành phố Côn Minh (thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) đã trở thành một địa điểm hấp dẫn mới nhờ Chương trình Tiểu vùng Mekong mở rộng và các hành lang kinh tế: Côn Minh-Bangkok, Côn Minh-Hải Phòng và Côn Minh-Kyaukpyu. Tỉnh Quảng Tây cũng nổi lên nhờ Dự án Hành lang kinh tế Nam Ninh-Singapore. Trung Quốc có kế hoạch đầu tư hơn 40 tỷ USD vào dự án hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (xây dựng các đường ống dẫn dầu, hệ thống đường sắt, đường bộ, cảng Gwadar nối Tân Cương với Kashgar qua Khunjerab Pass).
Ở Trung Đông, Trung Quốc tập trung chủ yếu vào Iran, nhưng cũng tập trung ngày càng nhiều vào Saudi Arabia và Qatar. Tại khu vực Caucasus, Trung Quốc cũng phát triển quan hệ hợp tác với Azerbaijan, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ - cả trong lĩnh vực thương mại, quân sự, lẫn cơ sở hạ tầng.
Trung Quốc cũng đã thực sự thâm nhập EU, đặc biệt kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế ở khu vực này, thông qua "các cửa ngõ chính" là các nền kinh tế châu Âu bị tác động nặng nề bởi khủng hoảng (gồm Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha), cũng như một số nước Đông Âu (gồm Bulgaria, Romania, Hungary) và khu vực Balkan (như Serbia). Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng quan tâm tới các cảng biển, như cảng Piraeus, các công ty đường sắt (như Công ty đường sắt quốc gia Hy Lạp - OSE) và sự phát triển của hành lang liên châu Âu nối Thổ Nhĩ Kỳ với châu Âu.
Mục tiêu của những chính sách này của Trung Quốc là nhằm tăng cường sự kết nối giữa các nước ở Vùng đất rìa, một bước quan trọng trong chiến thuật cờ vây cho phép Trung Quốc bao vây một khu vực và đưa khu vực này vào phạm vi ảnh hưởng của nước này. Quỹ dự án con đường tơ lụa trị giá 40 tỷ USD đã được thành lập năm 2014, chủ yếu để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng của Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và Vành đai kinh tế biển.
Cũng trong năm 2014, Trung Quốc đã thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, với số vốn ban đầu 50 tỷ USD (chủ yếu do Trung Quốc góp vốn). Trung Quốc nỗ lực xây dựng lại Con đường tơ lụa nổi tiếng - từng phát triển rực rỡ khi đế chế Mông Cổ cường thịnh. Trong lịch sử, con đường này có hai nhánh, một nhánh đi qua Trung Á đến châu Âu và Nga, và một nhánh đi qua các nước và các khu vực như Tây Tạng, Myanmar, Việt Nam và Ấn Độ đến Nam Á và Đông Nam Á.
Cuối cùng, Bắc Kinh cũng ý thức được rằng giống như đế chế Mông Cổ trước đây, Trung Quốc là một cường quốc của Vùng đất rìa, nhưng vừa là cường quốc đất liền, vừa là cường quốc biển. Ngoài ra, Trung Quốc có mục tiêu lâu dài là kiểm soát Vùng đất rìa bằng cách cô lập Nga hoặc liên minh với nước này để cạnh tranh với vị thế cường quốc biển của Mỹ.
Mục tiêu kiểm soát "đảo-thế giới"?
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc có thể khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu nước này có những mục tiêu dài hạn nhiều tham vọng hơn hay không. Liệu Trung Quốc chỉ giới hạn tham vọng ở việc kiểm soát "đảo-thế giới" mà nhà địa lý H. J. Mackinder đề cập trong các tác phẩm của ông năm 1904? Mackinder đã định nghĩa "đảo-thế giới" là dải đất gồm châu Á, châu Âu và châu Phi. Khu vực trung tâm được hình thành bởi vùng đất trung tâm Á-Âu (tương ứng với Liên bang Xô viết cũ) và vùng đất trung tâm châu Phi (tương ứng với Cộng hòa dân chủ Congo).
Chính sách của Trung Quốc ở châu Phi không tách rời chính sách mà nước này áp dụng đối với Vùng đất rìa, và đều dựa trên chiến thuật cờ vây. Trung Quốc hiện diện ở châu Phi không chỉ để tận dụng nguồn cung nguyên liệu mà Trung Quốc còn nhanh chóng hiểu rằng sẽ là thiếu sót nếu không đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở châu lục này. Trung Quốc đã đầu tư xây dựng lại tuyến đường sắt Benguela nối liền Cộng hòa Dân chủ Congo đến Đại Tây Dương.
Hiện tại, Trung Quốc đã sẵn sàng triển khai dự án xây dựng tuyến đường sắt ở Đông Phi và tuyến đường sắt xuyên Kalahari, trải dài từ Namibia tới Botswana. Bắc Kinh cũng đã ký quan hệ đối tác với Liên minh châu Phi để xây dựng các cơ sở hạ tầng kết nối tất cả các thủ đô của lục địa này. Những cơ sở hạ tầng trên cũng có thể dễ dàng kết nối với các cơ sở hạ tầng của Con đường tơ lụa, thông qua Ai Cập, trụ cột mới của sáng kiến Con đường tơ lụa, điều này cho phép củng cố chiến lược cờ vây của Trung Quốc.
Điều này càng đúng nếu như người ta coi Con đường tơ lụa, như đã đề cập, cũng gồm một nhánh đường biển, từ Trung Quốc (Phúc Châu) đến Venice qua eo biển Malacca, Ấn Độ Dương, Kênh đào Suez và Địa Trung Hải. Vả lại, "chuỗi ngọc trai" nổi tiếng (chỉ các tuyến giao thông hàng hải của Trung Quốc) cũng được kéo dài tới bờ biển phía Đông châu Phi - nơi Trung Quốc đã tiến hành hiện đại hóa các cảng biển ở Kenya, Tanzania, Mozambique...
Nếu mục tiêu trước mắt của Trung Quốc là bảo vệ các tuyến giao thông đường biển, thì liệu nước này còn duy trì mục tiêu dài hạn là bảo vệ "đảo-thế giới" trước cường quốc biển Mỹ? Chiến lược cờ vây nhằm mục đích đẩy lùi cường quốc biển (Mỹ) ra khỏi các bờ biển, điều mà Bắc Kinh đã cố gắng thực hiện ở Biển Đông (bằng cách cố gắng kiểm soát tuyến phòng thủ đầu tiên). Bất cứ hoạt động chống cướp biển nào mà Trung Quốc tham gia đều nhằm một mục tiêu lớn hơn là kiểm soát các tuyến đường giao thông biển kéo từ các bờ biển châu Phi đến Hải Nam.
Như vậy, liệu chiến lược lớn của Trung Quốc có phù hợp với lời tuyên bố của Mackinder - "Ai kiểm soát được Vùng đất trung tâm, thì sẽ chỉ huy được đảo-thế giới; ai kiểm soát được đảo-thế giới, thì sẽ chi phối được cả thế giới"? Trong một bối cảnh như vậy, mục tiêu của Trung Quốc là kiểm soát, hoặc ít nhất trong phạm vi ảnh hưởng của nước này, hai trung tâm của “đảo-thế giới": vùng đất trung tâm Á-Âu và Trung Phi.
Kịch bản này dường như không có tính thực tế. Tuy nhiên, Trung Quốc - vốn rất giỏi môn cờ vây - đã biết xếp đặt các quân cờ trên bàn cờ thế giới, mỗi quân cờ được tung ra vào một thời điểm nhất định để tấn công đối phương. Điều này được khẳng định khi Trung Quốc luôn có cách chọn thời điểm khác so với phương Tây, và họ cũng phát triển một chiến lược lớn trong dài hạn. Chiến lược lớn này dường như không thể thực hiện được, trước sự phản đối của các cường quốc khác, đặc biệt là Mỹ, chưa kể thách thức đặt ra bởi sự bất ổn của một số khu vực "đảo-thế giới". Tuy nhiên, dưới góc độ địa chính trị, chiến lược này mang lại một khuôn khổ khái niệm cho phép hiểu rõ tính chặt chẽ của chính sách đối ngoại hiện nay của Trung Quốc.
Tuy nhiên, dường như tiến trình tái cấu trúc "đảo-thế giới", một tiến trình mang tính lịch sử và lâu dài, mới chỉ ở giai đoạn ban đầu. Nói cách khác, thế giới đang đầy biến động và một bản đồ địa chính trị mới đang được vẽ ra.
http://viettimes.vn/trung-quoc-nham-nhung-muc-tieu-nao-truoc-nam-2049-139160.html

Cảnh báo trí tuệ nhân tạo, Nga vẫn đi tiên phong

Sputnik thông tin, các nhà khoa học Nga mới đây đã công bố về thử nghiệm vật liệu mới cho phép máy tính không chỉ lưu trữ mà còn xử lý thông tin như tế bào thần kinh não bộ của con người.

Canh bao tri tue nhan tao, Nga van di tien phong
Vật liệu mới cho phép bộ nhớ máy tính hoạt động như não người.

Vật liệu mới được phát chế đóng vai trò là nền tảng cho những phát kiến máy tính hoạt động trên cơ sở memristor (viết tắt của memory resistor — bộ nhớ điện trở, điện trở ký ức).

Memristors là yếu tố cơ bản đứng thứ 4 của một thiết bị điện tử. Memristors có thể được hoạt động một cách nhanh hơn, hiệu quả hơn, ngoài lưu trữ thông thường còn có thể xử lý các thông tin đầu vào như não người, thông qua một thiết bị gọi là điện trở lưỡng cực.

Điện trở chuyển đổi lưỡng cực được sử dụng để tạo ra bộ nhớ song tuyến. Đây là một dạng bộ nhớ cơ bản tương tự Memristors.

Để bộ nhớ này có thể hoạt động vừa lưu trữ vừa xử lý thì cần một hiệu ứng gọi là đảo chiều điện trở. Và vật liệu mới được tìm ra sẽ giúp quá trình đảo chiều này diễn ra thuận tiện.

Trong quá trình vận hành của máy tính, bộ nhớ tức thời RAM và "bộ nhớ dài hạn" (đĩa cứng) có điện trở chuyển đổi lưỡng cực được tạo ra từ vật liệu trên sẽ thực hiện phương pháp xử lý mới.

Bộ nhớ trên sẽ thực hiện những công đoạn chức năng tương tự  như tế bào thần kinh não.

Vật liệu mới giúp chuyển đổi hiệu ứng điện trở lưỡng cực được thể hiện ở chỗ, dưới tác động của điện trường bên ngoài tính truyền dẫn của vật liệu mới có thể thay đổi kích thước theo các nấc. Như vậy, điện trở này tạo thành 2 trạng thái: điện trở cao và điện trở thấp.

Nếu tính chất chuyển đổi phụ thuộc vào hướng của điện trường, thì hiệu ứng được gọi là lưỡng cực.
Còn bản thân cơ chế vật lý của sự chuyển đổi lại phụ thuộc vào thể loại vật liệu.

Các nghiên cứu cho thấy, vật liệu có thể tạo được tính chất chuyển đổi được hiệu ứng lưỡng cực là những vật liệu có từ trở khổng lồ cũng như chất siêu dẫn nhiệt độ cao.

Canh bao tri tue nhan tao, Nga van di tien phong
Phó Giáo sư Andrei Ivanov .

Từ đó, các nhà khoa học Nga đã quyết định chọn màng mỏng epitaxy, được hình thành trên bề mặt của chất nền đơn tinh thể từ strontium titanate - là một oxit stronti và titan có công thức hóa học SrTiO3.

Epitaxy là sự tăng trưởng đều đặn và có trật tự của một vật liệu đơn tinh thể trên một vật liệu khác, có hai loại đồng thể và dị thể.

Các nhà khoa học đã chỉ ra khả năng sử dụng những màng mỏng này để tạo memristor cho máy tính thuộc thế hệ mới.

PGS Andrei Ivanov từ Khoa Vật lý chất rắn và hệ thống nano của Viện Công nghệ laser và plasma thuộc MEPhI cho biết: "Điểm mới trong công trình của chúng tôi bao hàm ở việc áp dụng phương pháp in thạch bản, cho phép khai thác công nghệ với các thành tố cực nhỏ của bộ nhớ điện trở".

Vật liệu mới được công bố của các nhà khoa học Nga là một bằng chứng cho thấy khả năng hiện thực hóa trí tuệ nhân tạo đang được thúc đẩy một cách nhanh chóng.

Trước đó Nga cũng trình làng một loại thiết bị quân sự có trí tuệ nhân tạo.

Canh bao tri tue nhan tao, Nga van di tien phong
Robot quân sự "Nerehta-2" của Nga

Robot quân sự Nerehta-2, được chế tạo ở Nga, có thể di chuyển trong điều kiện tầm nhìn kém, hỗ trợ binh sĩ tiêu diệt những mục tiêu khó tiếp cận và hiểu được khẩu lệnh.

Phó Tổng giám đốc của Quỹ Nghiên cứu phát triển công nghệ tiên tiến Igor Denisov cho hay, Robot quân sự Nerehta-2 không phải là một sản phẩm hoàn chỉnh mà là một nền tảng công nghệ cơ bản.

Từ nền tảng này, các kỹ sư tự động hóa sẽ phát triển các công nghệ tiên tiến khác như thị giác robot, những thuật toán như phát hiện chướng ngại vật và vượt chướng ngại vật hợp lý, cơ động trong môi trường tác chiến phức tạp như khói, mưa gió, tuyết rơi dày…cũng những tình huống phức tạp khác...
Robot Nerehta-2 được lắp đặt thêm giao diện và chi tiết cho phép người lính và robot có thể giao tiếp với nhau, người lính có thể ra lệnh cho robot mà vẫn tham gia các hoạt động tác chiến khác trên chiến trường.

Một trong những đặc điểm đáng chú ý của Nerehta-2 là có trong biên chế các drone mini cất cánh thẳng đứng, cho phép robot có thể quan sát hiệu quả không gian chiến trường về tổng thể, gia tăng hiệu quả khai thác sử dụng trong tác chiến hiện đại.

Theo như những gì ông Denisov cho biết, Quân đội Nga đang nghiên cứu chế tạo và phát triển một robot trợ thủ, một robot hỏa khí đi cùng phân đội bộ binh có trí tuệ nhân tạo ở cấp độ đơn giản nhất.
Nếu Nerehta-2 được phát triển theo hướng này, có nghĩa là robot quân sự không còn là một máy bắn thông thường mà là một chiến binh thực sự trên chiến trường.

Ngoài ra, quân đội Nga đang chế tạo thế hệ vũ khí tự động - drone, tên lửa hành trình - có khả năng tự chọn mục tiêu và đưa ra quyết định. Một quỹ đầu tư mạo hiểm Nga có số vốn 100 triệu USD đã ra đời gần đây để chuyên đầu tư vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo ra khắp thế giới.

Rõ ràng, Nga đang đẩy mạnh phát triển trí tuệ nhân tạo ở nhiều mặt trận với tốc độ đẩy mạnh nhất có thể.

Canh bao tri tue nhan tao, Nga van di tien phong
Cảnh báo trí tuệ nhân tạo nhưng Nga đang đẩy mạnh tiến xa trong lĩnh vực này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin từng nhắc tới trí tuệ nhân tạo như một loại công cụ siêu việt, tạo những cơ hội khổng lồ cho quốc gia lãnh đạo lĩnh vực này trở thành "bá chủ thế giới".

Song nhà lãnh đạo Nga cũng không quên cảnh báo sức mạnh hủy diệt của trí tuệ nhân tạo là "rất khó lường".

Nhưng trước các bước đi đột phá về trí tuệ nhân tạo cho đến nay, Nga dường như không có ý định giấu giếm tham vọng sở hữu thứ công cụ giúp họ "thống trị thế giới" này.

Ngọc Dương
http://baodatviet.vn/khoa-hoc/cong-nghe/canh-bao-tri-tue-nhan-tao-nga-van-di-tien-phong-3343719/

Đừng vội sợ hãi về những lời hù dọa robot "cướp" việc trong kỷ nguyên 4.0!

Việc ứng dụng robot và tự động hóa sẽ tạo ra nhiều việc làm mới với mức lương cao hơn những việc làm mà nó đã thay thế. Không tin ư? Hãy cùng nhìn qua sự thay đổi của cái nôi kỷ nguyên 4.0: Hoa Kỳ.


Đừng vội sợ hãi về những lời hù dọa robot "cướp" việc trong kỷ nguyên 4.0! Chính robot sẽ tạo ra nhiều việc làm mới với mức lương cao hơn

Tại Mỹ, kỷ nguyên 4.0 là một ác mộng với những chuỗi cửa hàng truyền thống. Chỉ trong vài năm trở lại đây, các công ty trực tuyến khổng lồ đã ra sức thống lĩnh thị trường và ép hàng ngàn cửa hàng nhỏ lẻ phải nộp đơn phá sản, thông qua đó sa thải hàng chục ngàn nhân viên.
Bà Belinda Duperre, nhân viên cửa hàng trang sức Sam’s Club tại bang Massachusetts là một ví dụ. Vào đầu năm 2016, cửa hàng mà bà đang làm việc buộc phải đóng cửa do tình hình kinh doanh ảm đạm.
Nhưng không lâu sau đó, bà Duperre từ một nạn nhân của cách mạng 4.0 trở thành một trong những người đầu tiên được hưởng lợi từ nó. Khi Amazon xây dựng một kho hàng rộng 100.000 mét vuông tại bang Massachusetts với hơn 500 nhân viên toàn thời gian, bà Duperre là một trong những ứng cử viên đầu tiên.
Bà Duperre lập tức nhận được mức lương cao hơn mức lương cũ 2 USD cho mỗi giờ làm việc, một phần do năng suất của bà trở nên cao hơn bao giờ hết. Tại cửa hàng trang sức cũ, bà Duperre chỉ có thể phục vụ tầm 20 khách hàng một ngày.
Nhưng tại kho hàng Amazon, bà đóng gói từ 75 đến 120 thùng hàng mỗi giờ với sự hỗ trợ của hệ thống băng chuyền tốc độ cao và nhiều công nghệ 4.0 khác.
Kỷ nguyên 4.0 có đáng sợ như bạn nghĩ?
Những bài báo về việc robot cướp việc và sự bùng nổ của công nghệ luôn thu hút độc giả khi đưa ra những lời “hù dọa” về một tương lai thất nghiệp bất kể mọi lĩnh vực. Nhưng lịch sử đã chứng minh hoàn toàn ngược lại, tự động hóa luôn tạo ra nhiều việc làm mới với mức thu nhập cao hơn so với những việc làm mà chúng thay thế.
Lý do đơn giản là các công ty không chỉ dừng lại ở việc áp dụng công nghệ để sản xuất cùng một sản lượng với chi phí thấp hơn, việc đầu tư công nghệ và tự động hóa đòi hỏi rất nhiều vốn và qua đó, những công ty này sẽ hướng tới việc sản xuất những sản phẩm mới hơn, cao cấp hơn để tăng doanh thu và chiếm lấy thị trường mới.
Và để đạt được mục tiêu này, các công ty áp dụng tự động hóa sẽ cần hơn nữa những nhân công mới.
Đừng vội sợ hãi về những lời hù dọa robot cướp việc trong kỷ nguyên 4.0! Chính robot sẽ tạo ra nhiều việc làm mới với mức lương cao hơn - Ảnh 1.
“Kỷ nguyên 4.0” là một khái niệm khá mới, tuy nhiên việc lo sợ tự động hóa sẽ cướp mất việc đã có từ rất lâu. Vào năm 1589, Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất đã từ chối cấp bằng sáng chế một máy dệt tự động vì lo sợ rằng nó sẽ khiến hàng ngàn công nhân dệt bị mất việc.
Nhưng qua lịch sử, những nỗi sợ ấy luôn bị chứng minh ngược lại. James Bessen, nhà kinh tế tại Đại học Luật Boston đã tìm ra hàng loạt dẫn chứng khi công nghệ tiến hành thay thế lao động phổ thông, nhiều việc làm mới hơn sẽ được tạo ra.
Điển hình với ATM, sau khi cỗ máy đầu tiên được đưa vào sử dụng vào đầu những năm 70, nhiều người đồn đoán rằng ATM sẽ bắt đầu thay thế nhân viên ngân hàng và đóng cửa nhiều chi nhánh.
Nhưng sự thật là nhờ máy ATM, các chi nhánh ngân hàng hiện nay chỉ sử dụng 2/3 số nhân viên so với những năm 80, ATM đã giúp giảm chi phí hoạt động và qua đó thúc đẩy các ngân hàng mở thêm nhiều chi nhánh hơn nữa.
Ngày nay, về tổng thể thì ngân hàng vẫn luôn duy trì số nhân viên cao hơn so với những năm 80, mặc dù ATM vẫn tiếp tục phát triển với nhiều tính năng mới nhưng các nhân viên ngân hàng luôn được đào tạo và bổ sung để cung cấp nhiều dịch vụ linh hoạt hơn cho thị trường.
Đừng vội sợ hãi về những lời hù dọa robot cướp việc trong kỷ nguyên 4.0! Chính robot sẽ tạo ra nhiều việc làm mới với mức lương cao hơn - Ảnh 2.
Hoặc tại nhiều thành phố, việc sử dụng Uber và các ứng dụng gọi xe đã trở nên phổ biến với giá thành cạnh tranh, và điều đó đã dẫn đến việc bùng nổ số cuốc xe cũng như số lượng tài xế. Từ năm 2015 đến nửa đầu năm 2017, số chuyến xe taxi tại New York sụt giảm gần 75.000 chuyến nhưng tổng số chuyến Uber và Lyft tăng gần 210.000 chuyến.
Điều này chứng tỏ các ứng dụng gọi xe không ép những tài xế mất việc mà còn tạo ra nhiều việc làm hơn cho ngành vận tải hành khách này.
Sự thật về ảnh hưởng của kỷ nguyên 4.0 lên ngành bán lẻ Mỹ
Bán lẻ tại Mỹ là một trong những nạn nhân thảm khốc nhất của kỷ nguyên 4.0, nhưng trên thực tế, tổng số nhân lực ngành này không chỉ không suy giảm và còn tăng cao hơn lúc trước. Từ năm 2007 đến 2017, hàng ngàn cửa hàng bán lẻ đã đóng cửa và hơn​ 140.000 nhân công toàn thời gian bị mất việc.
Nhưng chỉ riêng số nhân viên kho hàng, 274.000 việc làm mới đã được tạo ra từ năm 2007. Và đối với thương mại điện tử, kẻ thù lớn nhất của ngành bán lẻ truyền thống.
Tổng cộng hơn 401.000 việc làm mới đã được tạo ra, gần 3 lần so với số nhân viên bán lẻ truyền thống được cho thôi việc. Và trung bình trong một khu vực, các trung tâm xử lý đơn hàng có mức lương cao hơn ít nhất 30% so với các công việc bán lẻ còn lại.
Đừng vội sợ hãi về những lời hù dọa robot cướp việc trong kỷ nguyên 4.0! Chính robot sẽ tạo ra nhiều việc làm mới với mức lương cao hơn - Ảnh 3.
Cũng như Uber và Lyft tạo nên nhu cầu gọi xe, thương mại điện tử đang tạo ra nhu cầu mua sắm tại nhà cho mọi người.
Dù những công việc này đa phần không yêu cầu kỹ năng và có mức lương không cao.
Kho hàng của Amazon tại Massachusetts có mức lương khởi điểm từ 13,05 USD đến 13,55 USD một giờ, nhưng kèm theo đó là những chi phí hỗ trợ ngoài giờ, cổ phần trong Amazon và nhiều lợi ích khác như chi phí hỗ trợ học tập và các phần thưởng hàng năm.
Những phúc lợi này “ăn đứt” một nhà máy dệt đã đóng cửa một vài năm trước cũng tại bang Massachusetts và cũng nhỉnh hơn mức lương tối thiểu cho ngành bán lẻ truyền thống là 11 USD một giờ.
Mặc dù Amazon luôn tìm cách tự động hóa từ kho hàng cho tới vận chuyển, nhưng ngày mà số lượng nhân công của Amazon sụt giảm do robot vẫn còn rất xa. Doanh số tăng liên tục khiến Amazon không ngừng tuyển dụng thêm nhân công.
Và cho đến thời điểm hiện tại, những robot đang được ứng dụng trong kho hàng của Amazon có mục đích chính trong nâng cao năng suất trữ hàng, hơn là thay thế lao động khi các robot được sử dụng để lấy hàng giữa các kệ cao và sát hơn so với lúc trước.
Đừng vội sợ hãi về những lời hù dọa robot cướp việc trong kỷ nguyên 4.0! Chính robot sẽ tạo ra nhiều việc làm mới với mức lương cao hơn - Ảnh 4.
Trung tâm xử lý đơn hàng tại Baltimore, một trong những kho áp dụng công nghệ cao nhất của Amazon đã nâng số lao động lên hơn 3.500 người so với 2.500 nhân công khi thành lập vào năm 2005.
Và mới đây, Amazon đã tổ chức một ngày hội việc làm trên toàn quốc, tiếp nhận hơn 100.000 đơn ứng tuyển và đón nhận ngay lập tức hơn 40.000 lao động mới về công ty.
http://soha.vn/dung-voi-so-hai-ve-nhung-loi-hu-doa-robot-cuop-viec-trong-ky-nguyen-40-chinh-robot-se-tao-ra-nhieu-viec-lam-moi-voi-muc-luong-cao-hon-2017092309541005.htm