Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

Trung Quốc dàn trận thế nào ở Chiến khu Nam bộ?

 

Có biên giới với Việt Nam, chiến khu Nam bộ của quân đội Trung Quốc (PLA) được phân công phụ trách các hoạt động ở khu vực Đông Nam Á.
Theo báo cáo thường niên “Sự triển khai quân sự và an ninh liên quan Trung Quốc” do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố gần đây, chiến khu Nam bộ là một trong 5 chiến khu PLA không chỉ phụ trách các hoạt động ở khu vực Đông Nam Á, mà còn bao gồm cả khu vực Biển Đông. Bên cạnh đó, chiến khu này cũng phụ trách 2 đặc khu Hồng Kông và Macau.
Hiện nay, chiến khu Nam bộ cũng đang được biên chế 1 trong 2 chiếc tàu sân bay mà hải quân PLA sở hữu. Cụ thể, chiến khu Nam bộ được biên chế tàu sân bay Sơn Đông - tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Trung Quốc.

Ngoài ra, chiến khu này còn được biên chế 4 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, 2 tàu ngầm hạt nhân tấn công, 14 tàu ngầm tấn công chạy diesel, 11 tàu khu trục, 18 tàu hộ tống, 11 khinh hạm, 4 tàu đổ bộ, 13 tàu hậu cần cỡ lớn, 9 tàu đổ bộ cỡ trung và 22 tàu tuần tra tên lửa.

Về không quân, chiến khu Nam bộ của Trung Quốc có nhiều loại máy bay tiêm kích tối tân. Trong đó có 24 chiến đấu cơ Su-35 mà Trung Quốc đặt mua từ Nga. Các lực lượng lục quân, tên lửa thuộc biên chế chiến khu này cũng sở hữu gần như đầy đủ các khí tài hiện đại nhất mà Trung Quốc đang có.
Ngoài ra, chiến khu Nam bộ còn triển khai lực lượng quân sự đang đồn trú tại các đảo, thực thể thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Trong đó có một số loại tên lửa như tên lửa đối không HQ-9 với tầm bắn hơn 300 km và tốc độ đạt Mach 4.2 (hơn 9.000 km/giờ); tên lửa hành trình đối hạm YJ-12 có tầm bắn lên đến 400 km cùng tốc độ tối đa đạt khoảng Mach 4 (khoảng 9.000 km/giờ); tên lửa YJ-62 tốc độ cận âm, tức khoảng 1.000 km/giờ, tầm bắn 290 - 400 km.

Tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh đã xây dựng hạ tầng cho không quân đủ để đồn trú nhiều loại chiến đấu cơ như J-11, J-15 và cả các dòng máy bay ném bom thuộc loại H-6. Tại các căn cứ được xây dựng phi pháp ở các bãi đá Xu Bi, Vành Khăn và Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa, PLA cũng từng triển khai nhiều loại máy bay chiến đấu và máy bay cảnh báo sớm.

https://thanhnien.vn/the-gioi/trung-quoc-dan-tran-the-nao-o-chien-khu-nam-bo-1279558.html 

 

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

Học giả Trung Quốc: Quan hệ Trung-Mỹ đang trong tình trạng trước Sự kiện Trân Châu Cảng

 Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều ngày 11/9 đã đăng bài viết dài của Giáo sư Tiêu Công Tần, học giả nổi tiếng ở Khoa Lịch sử Đại học Sư phạm Thượng Hải viết về quan hệ Trung – Mỹ và nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ hiện nay. Bài viết đã được tác giả đăng trên trang weibo cá nhân và được nhiều trang web đăng lại. VietTimes xin chuyển ngữ một phần để bạn đọc tham khảo.


Giáo sư lịch sử Trung Quốc Tiêu Công Tần cho rằng quan hệ Trung - Mỹ hiện đang ở trong tình trạng như quan hệ Nhật - Mỹ thời điểm trước Sự kiện Trân Châu Cảng khi xưa (Ảnh: Sina).


Hai đảng ở Mỹ đã coi Trung Quốc như Nhật Bản trước khi xảy ra Sự kiện Trân Châu Cảng

Ba năm trước, một giáo sư lịch sử người Mỹ thân thiện với Trung Quốc đã nói với tôi (Tiêu Công Tần) với sự lo lắng sâu sắc rằng tình hữu nghị của Mỹ với Trung Quốc đang xảy ra sự đảo ngược, một khi nó đã kết thúc, về cơ bản là không thể thay đổi được.

Vấn đề tồi tệ hơn là, do sự lây lan toàn cầu của dịch bệnh COVID-19, vì những sai sót sơ đẳng của chính phủ Mỹ trong việc ứng phó với dịch bệnh liên tục xảy ra, đã có hàng triệu người Mỹ nhiễm bệnh. Trong tình hình đó, một tình cảm phi lý đổ lỗi cho Trung Quốc trong xã hội Mỹ cũng đã lan rộng trong dân chúng. Các chính trị gia theo chủ nghĩa dân túy của Mỹ đã giá họa và đổ vấy trách nhiệm cho Trung Quốc, điều này rất phù hợp với tình cảm phi lý tính của người dân Mỹ đối với Trung Quốc, để giành được phiếu bầu.

Donald Trump xử lý không hiệu quả dịch bệnh nên cực kỳ bất lợi cho việc tranh cử của ông. Xuất phát từ nhu cầu chính trị đặc biệt trước cuộc bầu cử tháng 11/2020, vị tổng thống khác người có tính cách thích mạo hiểm này đã quyết định mạo hiểm dù một chút khi gia tăng sự thù địch trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ có lợi cho cuộc bầu cử của ông. Mỹ đang rất cần một kẻ thù. Ngay cả khi xảy ra một cuộc chiến tranh giới hạn, nhân cơ hội để thông báo Trung Quốc và Mỹ đã bước vào trạng thái thời chiến là lựa chọn chính sách được xem xét.

Bài 1: Học giả Trung Quốc: Quan hệ Trung-Mỹ đang trong tình trạng trước Sự kiện Trân Châu Cảng - ảnh 1
Ông Tiêu Công Tần cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đang chọn cách chỉ trích Trung Quốc, chuyển mâu thuẫn ra ngoài để che đậy sự kém cỏi trong chống dịch COVID-19 (Ảnh: AP).

Không nên đánh giá thấp ảnh hưởng của tâm thái phi lý trí của một quốc gia đối với những lựa chọn lịch sử trong những điều kiện nhất định. Đại dịch COVID-19 ở Mỹ đã gây ra sự bất mãn của cả xã hội đối với Trung Quốc và ẩn chứa nhiều yếu tố phi lý không thể giải thích được. Trong một số trường hợp nhất định, nó sẽ cực kỳ phình to và lan rộng, cần phải ngăn chặn tâm lý “năng lượng tiêu cực” này bị các phe phái chống Trung Quốc của Mỹ sử dụng gây nên sự gia tăng tâm lý chống Trung Quốc trong xã hội Mỹ.

Như chúng ta đã biết, ông Roosevelt đã làm tổng thống 4 nhiệm kỳ, không phải tất cả đều được bầu trong các cuộc tổng tuyển cử, mà là vì Hiến pháp đã trao cho tổng thống đặc quyền tái cử đương nhiên trong thời kỳ chiến tranh. Quan hệ Trung-Mỹ không chỉ đã bước vào giai đoạn nhiều chuyện, khả năng xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ đang gia tăng nhanh chóng vì những lý do chính trị trong nội bộ nước Mỹ.

Kể từ đầu năm nay, quan hệ Trung-Mỹ đang đi vào trạng thái giống như những tháng trước khi xảy ra cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương tháng 9/1941. Điều đáng lo ngại là hiện không có bất cứ nhân tố mạnh mẽ nào có thể đảo ngược được xu thế này.

Mới đây nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã có bài phát biểu trên chiến hạm Missouri ở Trân Châu Cảng, Hawaii, rằng: “Cam kết của Hoa Kỳ với thế giới giống như năm 1941. Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng chiến đấu với bất kỳ kẻ thù nào và bảo vệ bất kỳ đồng minh nào”, “Ngày nay chúng ta cần tìm kiếm hòa bình bằng sức mạnh”, “một quốc gia tự do không thể ngồi nhìn chủ nghĩa phát-xít cướp quyền”.

Những lời lẽ cao giọng này của những người nắm quyền ở Mỹ ngụ ý mạnh mẽ rằng Mỹ đã coi Trung Quốc như Nhật Bản trước khi xảy ra sự kiện Trân Châu Cảng.

Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 1/9 cũng công bố một báo cáo về sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố rằng quân đội Mỹ chuẩn bị sẵn sàng tuân theo mệnh lệnh của Tổng thống Mỹ bất cứ lúc nào; tỏ vẻ như sắp chiến đấu với đối thủ của mình.

Theo tốc độ phát triển của vòng tuần hoàn xấu trong quan hệ Trung-Mỹ, một số người nói rằng chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ hiện đã chẳng thiếu thứ gì, chỉ thiếu một thứ là đổ máu. Một khi xảy ra xung đột đổ máu thì việc cắt đứt quan hệ ngoại giao Trung – Mỹ không phải là không thể xảy ra.

Bài 1: Học giả Trung Quốc: Quan hệ Trung-Mỹ đang trong tình trạng trước Sự kiện Trân Châu Cảng - ảnh 2
Hải quân Mỹ liên tục tuần tra và thực thi "tự do hàng hải", uy hiếp Trung Quốc trên Biển Đông (Ảnh: HĐ 7).

Trong điều kiện hai bên mất lòng tin cao độ, cần đề phòng chiến tranh trực tiếp giữa hai nước

Kể từ khi Mỹ tuyên bố đóng cửa Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, các chính trị gia bảo thủ hiện tại của Mỹ đã ở trong giai đoạn chủ động tìm cớ để tấn công.

Hầu hết mọi người đều cho rằng khả năng xảy ra chiến tranh trực tiếp giữa Trung Quốc và Mỹ là rất nhỏ, đây quả thực là một nhận định dựa trên lẽ thường. Tuy nhiên, tôi (Tiêu Công Tần) muốn chỉ ra rằng sự hợp lý trong việc ra quyết định của con người thường mắc những sai lầm vô thức và trong điều kiện có sự thù địch cao giữa hai bên. Sai sót về lý trí trong việc ra quyết định này sẽ càng chồng chất hơn do phản ứng thái quá của phía bên kia và cuối cùng hai bên buộc phải bước vào cuộc chiến trong hoàn cảnh không ai có thể kiểm soát được.

Hầu hết các cuộc chiến tranh trong lịch sử đều xảy ra một cách bất ngờ khi cả hai bên đều cho rằng cuộc chiến không thể xảy ra nhưng lại xảy ra ngoài ý muốn do sự tương tác xấu trong quá trình ra quyết sách của hai bên.

Giữa Trung Quốc và Mỹ, với tiền đề là Mỹ đã định vị Trung Quốc là một “đế quốc đỏ” nguy hiểm “đe dọa lợi ích và an ninh của Mỹ”, do sự kiểm soát của hai bên không phù hợp, không nên đánh giá thấp khả năng xung đột cục bộ bùng phát thành chiến tranh toàn diện.  

Bài 1: Học giả Trung Quốc: Quan hệ Trung-Mỹ đang trong tình trạng trước Sự kiện Trân Châu Cảng - ảnh 3
Việc Nhật Bản tập kích căn cứ Trân Châu Cảng ngày 7/12/1942 đã trực tiếp gây nên Chiến tranh với Mỹ (Ảnh: Toutiao).

Điều đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là xét từ nền tảng của giới tinh hoa nắm quyền ở Mỹ, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, Thứ trưởng Ngoại giao Brian Bulatao, Tham tán Bộ Ngoại giao Ulrich Brechbuhl, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, gần như toàn bộ họ đều xuất thân từ Trường quân sự West Point. Với việc hệ thống Ngoại giao và hệ thống Quốc phòng quan trọng nhất của Mỹ đều đã được thay thế bằng những nhân vật siêu diều hâu, khả năng xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng gia tăng. Điều này nhất định phải được chú ý và cảnh giác nghiêm túc.

Thật phù hợp là trong vài năm qua, những lời lẽ công khai kiểu “Chiến lang” (ý nói hung hăng) ở Trung Quốc cũng đang tăng cường và thịnh hành. Những nhân vật của Trung Quốc lớn giọng nhất không phải là những nhà chiến lược am hiểu nhìn sâu sắc về các vấn đề quốc tế phức tạp mà họ chỉ là những kẻ tuyên truyền và kích động thù địch. Ai có hiểu biết một chút cũng có thể thấy rằng những nhân vật nổi tiếng cao giọng này có những nhận định rất nông cạn hời hợt về tình hình thời cuộc, đôi khi rất nực cười.

Tuy nhiên, khi phe bảo thủ của Mỹ cần nhất quyết chia tay với Trung Quốc, những kẻ cao giọng này lại không ngừng “tiếp đạn” cho họ. Phe bảo thủ chống Trung Quốc của Mỹ có thể càng kiên quyết cho rằng họ đang đúng đắn khi coi Trung Quốc là “kẻ thù số một” của mình.

Mặt khác, phản ứng dữ dội của phe bảo thủ ở Mỹ cùng sự can thiệp và gây áp lực liên tục đối với Trung Quốc lại không ngừng gây nên cảm giác về cuộc đàn áp bi kịch lịch sử trong người dân Trung Quốc. Những người dân hiền lành chất phác, hiểu biết có hạn đã trở thành những người ủng hộ cốt cán của phái cao giọng (“Chiến lang”) và có lợi thế được đa số dư luận ủng hộ, lại được phái này liên tục sử dụng để chứng minh lập trường chính trị của họ là rõ ràng và đúng đắn như thế nào. Để có thêm nhiều người hâm mộ, họ thậm chí coi thường chính sách quốc gia, kích động tình cảm dân túy, làm gia tăng sự đối kháng Trung - Mỹ.

Những gì mà phái cao giọng (“Chiến lang”) đang làm chính là những gì mà những người bảo thủ ở Mỹ chủ trương “tách rời” Trung – Mỹ đang muốn Trung Quốc làm. Sự lên giọng và đàn áp của phái bảo thủ Mỹ càng làm cho phái cao giọng như cá gặp nước trong công chúng. Những tiếng nói sáng suốt, ôn hòa, hợp lý đều bị coi là “thân Mỹ” và bị gạt ra ngoài lề xã hội ở Trung Quốc. Trung Quốc và Mỹ đã rơi vào một vòng tuần hoàn xấu như vậy trong những năm gần đây. Tình trạng tương tác giữa hai phái cứng rắn và những người theo chủ nghĩa duy lý ôn hòa bị gạt ra bên lề khá gần với tình hình giữa Nhật Bản và Mỹ trước Chiến tranh Thái Bình Dương.

Đối với quan hệ Trung - Mỹ, nguy hiểm nhất không phải là vấn đề Đài Loan, mà là vấn đề Biển Đông. Nếu ứng phó không cẩn thận, khi tình hình xấu đi đột ngột Mỹ có thể khiêu khích Trung Quốc hơn nữa trong vấn đề Biển Đông.

Bài 1: Học giả Trung Quốc: Quan hệ Trung-Mỹ đang trong tình trạng trước Sự kiện Trân Châu Cảng - ảnh 4
Ông Tiêu Công Tần cho rằng Mỹ có khả năng sẽ ra tối hậu thư buộc Trung Quốc rút khỏi và ném bom phá hủy các cơ sở, thiết bị quân sự trên các đảo nhân tạo xây dựng trái phép trên Biển Đông (Ảnh: weibo).

Chúng ta phải cảnh giác với khả năng phe diều hâu cực đoan của Mỹ thực hiện một số biện pháp cực đoan trước cuộc bầu cử. Chẳng hạn, Mỹ trực tiếp ra tối hậu thư cho Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút hết thiết bị quân sự ra khỏi các bãi đá ngầm ở Biển Đông, nếu không sẽ tiến hành loại bỏ. Họ có thể lấy cớ sử dụng phán quyết “trọng tài” của Tòa án La Hay làm cơ sở và sử dụng điều này để lôi kéo các nước láng giềng xung quanh Biển Đông cùng đối phó Trung Quốc.

Một khi Mỹ ngang nhiên phá hủy các đảo đá ngầm đã được mở rộng của chúng ta ở Biển Đông, liệu Trung Quốc có thể phản ứng mạnh mẽ bằng cách ăn miếng trả miếng hay không? Liệu người Trung Quốc có thể sử dụng “áp lực tối đa” của mình để chống lại “áp lực tối đa” của Mỹ?

Cách đây không lâu, tác giả thấy trên một kênh video có tầm ảnh hưởng, một giáo sư quân sự có quyền uy tuyên bố công khai rằng nếu Mỹ ném bom một cách ngang nhiên các đảo mới xây dựng của chúng ta ở Biển Đông, chúng ta có thể ném bom trực tiếp căn cứ quân sự của họ ở Guam để trả thù kiểu đối đẳng (có đi có lại).

Nếu điều này thực sự trở thành sự lựa chọn của Trung Quốc, thì chúng ta hãy dùng cách suy luận sa bàn để xem điều gì sẽ xảy ra.

Một khi Trung Quốc ném bom Guam, đó sẽ là tình trạng chiến tranh trực tiếp giữa Trung Quốc và Mỹ, đây chính là điều mà những người bảo thủ chống Trung Quốc nắm quyền ở Mỹ mong muốn. Điều chắc chắn là với tình trạng thù địch hiện nay giữa Trung Quốc và Mỹ, việc ném bom căn cứ ở Guam chắc chắn sẽ gây kích động dư luận Mỹ, Chính phủ Mỹ sẽ xử lý giống như sau sự kiện Trân Châu Cảng, hay như George W. Bush tấn công Iraq năm nào; sẽ rất dễ dàng để được Quốc hội cho phép tiến hành cuộc chiến chống lại Trung Quốc với số phiếu cao.

Giáo sư Tiêu Công Tần: nếu xảy ra, chiến tranh Trung - Mỹ sẽ là một cuộc chiến mang tính hủy diệt (Ảnh: Sohu).

Ông Tiêu Công Tần viết: "Như đã phân tích trước đây, một khi Mỹ coi một quốc gia nào đó là kẻ thù, thì phản ứng của họ với quốc gia đó chưa bao giờ có giới hạn. Nếu họ ra tay, hành động của họ không bao giờ có thể được suy đoán dựa trên suy luận thông thường “phản ứng tương đương” của chúng ta. Chính vì vậy, trong bước tiếp theo, Mỹ rất có thể trực tiếp tấn công vào các tàu sân bay và hạm tàu chủ lực hiện có của Trung Quốc bất kể cái giá phải trả là bao nhiêu, đồng thời cố gắng tiêu diệt lực lượng hải quân Trung Quốc trong thời gian ngắn.

Nếu Hoa Kỳ làm như thế, họ chắc chắn sẽ kích động sự bi thương và phẫn nộ của chủ nghĩa dân tộc của người Trung Quốc trong hàng trăm năm qua. Trung Quốc tất phải có phản ứng mạnh mẽ nhất để đáp ứng yêu cầu của công chúng về tính hợp pháp chính trị trong thời đại khủng hoảng dân tộc. Sức mạnh quốc gia của Trung Quốc cũng có thể hỗ trợ tâm lý dân tộc này trong một thời gian. Mọi phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc sau đó đều có thể tưởng tượng ra được.

Bài 2: Nếu xảy ra, chiến tranh Trung – Mỹ sẽ là cuộc chiến hủy diệt - ảnh 1
Nếu xảy ra, chiến tranh Trung - Mỹ sẽ là cuộc chiến có tính hủy diệt (Ảnh: Sohu).

Chúng ta nên làm gì nếu Mỹ tiếp tục tấn công chúng ta hơn nữa? Vị giáo sư quân sự quyền uy nọ nói trong video rằng chúng ta sẽ tận dụng cơ hội ngàn năm mới có này để chuẩn bị cho việc "vũ thống" (thống nhất bằng đòn quân sự) Đài Loan và hiện thực hóa việc thống nhất Trung Quốc.

Nếu chúng ta bắt đầu chuẩn bị toàn diện cho việc thống nhất Đài Loan bằng quân sự, Mỹ rất có thể sẽ áp dụng các biện pháp cực đoan sau đây: thừa cơ xé bỏ ba bản thông cáo chung Trung - Mỹ, thiết lập quan hệ ngoại giao trực tiếp với Đài Loan, thậm chí cố tình xúi giục Đài Loan tuyên bố độc lập, kích thích Trung Quốc sử dụng vũ lực hơn nữa đối với Đài Loan.

Nếu quân đội đại lục tiến vào đảo Đài Loan, khả năng tiếp theo là gì? Mỹ có đưa quân sang  trực tiếp đánh nhau với Trung Quốc không?

Khi tình huống này xảy ra, khả năng lớn nhất đối với Mỹ là, bản thân nước này không đưa quân tham chiến mà lợi dụng công nghệ cao của họ để phong tỏa hạn chế eo biển Hormuz ở Trung Đông, Ấn Độ Dương và eo biển Malacca; sử dụng máy bay không người lái để kiểm soát thủy lôi, cắt đứt tuyến vận chuyển dầu giữa Trung Đông với Trung Quốc để buộc quân đội ta (Trung Quốc-ND) đã đổ bộ phải rút khỏi Đài Loan.

Như mọi người đã biết, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, khoảng 70% lượng dầu của Trung Quốc phải nhập khẩu từ Trung Đông. Một khi nguồn cung dầu bị gián đoạn thì hậu quả sẽ rất đáng lo ngại. Căn cứ khả năng công nghệ hiện tại của Mỹ, máy bay không người lái của quân đội Mỹ hoàn toàn có khả năng tự động nhận dạng các tàu chở dầu của Trung Quốc. Về mặt kỹ thuật, Mỹ hoàn toàn có thể sử dụng thủy lôi được điều khiển bởi thiết bị nhận dạng tự động để tấn công các tàu buôn và tàu chở dầu của Trung Quốc mà không ném bom các tàu của nước khác.

Bài 2: Nếu xảy ra, chiến tranh Trung – Mỹ sẽ là cuộc chiến hủy diệt - ảnh 2
Tên lửa liên lục địa DF-41 của Trung Quốc. Theo ông Tiêu Công Tần, Trung Quốc có 600 đầu đạn hạt nhân, nhưng Mỹ có nhiều gấp 10 lần (Ảnh: Tân Hoa xã).

Khi Trung Quốc không có cách nào khác; để được sinh tồn, liệu chúng ta có thể sử dụng bom nguyên tử để oanh tạc lãnh thổ Mỹ? Trung Quốc có khoảng 600 đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, tình hình thực tế là Mỹ có ít nhất 6.000 chiếc, nhiều gấp mười lần Trung Quốc.

Bước tiếp theo nữa là gì? Có thể giễu cợt rằng bước tiếp theo là hai bên lại dùng gạch đá và gậy gỗ. Nhưng đó có thể là 500 ngàn năm nữa (ý nói cả hai đều bị hủy diệt-ND).

Không ai muốn nhìn thấy viễn cảnh của việc đánh bạc với vận mệnh quốc gia

Vị giáo sư chuyên gia quân sự nọ không biết có nghĩ đến những vấn đề này chưa. Tôi (Tiêu Công Tần-ND) hy vọng chuyên gia này chỉ đại diện cho những ý kiến chưa được chín chắn của cá nhân ông ta.

Có người nói rằng Mỹ thậm chí không dám động đến một quốc gia hạt nhân nhỏ như Bắc Triều Tiên thì làm sao họ có thể tiến hành chiến tranh với Trung Quốc? Thực tế, đây là một phán đoán sai lầm khác. Một số người trong "phái cao giọng" (hay Chiến lang) vài năm trở lại đây đều dựa trên cơ sở lập luận này.

Tình hình thực tế là, sức mạnh quốc gia của Triều Tiên quá yếu, không thể đặt ra thách thức thực sự đối với địa vị bá chủ và lợi ích thực tế của Mỹ như Trung Quốc.

Trên thực tế, Mỹ không có cảm giác gì về sự tồn tại của Triều Tiên. Cũng như con voi dù mệt mỏi cũng chẳng mấy hứng thú với việc bị ong đốt.

Trung Quốc thì khác, Trung Quốc được coi là “chó sói vừa cai sữa”, nhưng lại vô tình đánh thức “con hổ đang ngủ” là Mỹ. Theo quan điểm của người Mỹ, Trung Quốc có dã tâm muốn thay thế Mỹ trở thành “bá chủ thế giới” mới trong tương lai,  đe dọa trật tự thế giới hiện tại, dù “con hổ” này từ lâu đã không còn phong độ trẻ khỏe của quá khứ. Chính vì điều này, trong mắt Mỹ, Trung Quốc, trước khi trở nên hùng mạnh thực sự, mới là kẻ thù mà họ phải đối phó.

Lại có những người khác cho rằng "Mỹ là một xã hội đa nguyên, nhìn từ góc độ của đại dịch lần này thì sự chia rẽ nội bộ của xã hội Mỹ là rất nghiêm trọng. Một khi bắt đầu chiến tranh với Trung Quốc thì xã hội Mỹ sẽ bị chia rẽ thành hai phái chủ chiến và chủ hòa. Một xã hội đa nguyên bị chia rẽ như Mỹ không thể hình thành một ý chí thống nhất trong chiến tranh"...

Đây lại là một sự thiếu hiểu biết khác về văn hóa chiến lược của Mỹ. Nước Mỹ sau biến cố Trân Châu Cảng là một minh chứng rõ ràng. Một khi trong nước Mỹ đã hình thành định kiến xã hội rằng “Trung Quốc là Đế quốc Đỏ thách thức lợi ích cốt lõi của Mỹ”, một khi nước này rơi vào trạng thái chiến tranh với Trung Quốc, Mỹ sẽ phát huy khác thường sức gắn kết bên trong và khả năng huy động cho chiến tranh, điều này đáng phải cảnh giác. Cũng giống như Chiến tranh Thái Bình Dương giữa Mỹ - Nhật sau Sự kiện Trân Châu Cảng năm xưa. Những kẻ kích động chiến tranh ở Mỹ đang cần có một cuộc chiến tranh để vực dậy nền kinh tế Mỹ, giống như họ tin rằng Chiến tranh Thái Bình Dương đã làm hồi sinh nền kinh tế Mỹ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929.

Bài 2: Nếu xảy ra, chiến tranh Trung – Mỹ sẽ là cuộc chiến hủy diệt - ảnh 3
Ông Tiêu Công Tần cho rằng Mỹ có thể sử dụng Ấn Độ để tiến hành cuộc "chiến tranh ủy nhiệm" chống Trung Quốc. Ảnh: quân đội Trung Quốc phá dỡ vị trí tiền tiêu của quân đội Ấn Độ mà họ cho là xây dựng trên đất Trung Quốc (Ảnh: Đa Chiều).

Chiến tranh Lạnh đối kháng mềm cũng không phải sự lựa chọn tốt

Đối đầu quân sự trực tiếp tiềm ẩn đầy rủi ro và chi phí rất lớn cho cả hai bên. Xác suất xảy ra chiến tranh đối kháng quy mô lớn nếu được kiểm soát một cách có ý thức, thì sẽ rất thấp. Vậy còn đối kháng mềm thì sao?

Cuộc đối kháng mềm kiểu chiến tranh Lạnh này sẽ tiêu tốn rất nhiều nguồn lực tài chính và vật chất của Trung Quốc trong cuộc chạy đua vũ trang. Liên Xô đã bị kéo sụp đổ trong cuộc đối kháng mềm lâu dài suốt thời kỳ chiến tranh Lạnh.

Kiểu chiến lược này có lợi nhất cho mục tiêu của Mỹ là khiến Trung Quốc “tách rời” khỏi thế giới và đó chính là điều mà những người bảo thủ chống Trung Quốc của Mỹ hy vọng có thể kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc với giá thành thấp.

Ngoài ra, Mỹ cũng có thể “mượn dao giết người” trong quá trình “đối kháng mềm”, chẳng hạn như khuyến khích Ấn Độ hành động như một con tốt và tham gia vào các cuộc chiến tranh cục bộ hoặc xung đột quân sự ở biên giới với Trung Quốc. Ấn Độ là một nước lớn, sức mạnh quốc gia của nước này đã được nâng cao rất nhiều trong mười năm qua. Một khi chiến tranh và xung đột nổ ra giữa Trung Quốc và Ấn Độ, do cả hai bên đều có chiều sâu chiến lược, tài nguyên và dân số rất lớn, cả hai bên lại đều có chủ nghĩa dân tộc cực kỳ mạnh mẽ, cuộc chiến sẽ kéo dài trong nhiều năm, thậm chí là không kết thúc. Chiến tranh Trung - Ấn là cuộc chiến ủy nhiệm lý tưởng nhất trong mắt người Mỹ.

Mỹ thậm chí có thể tiếp tục làm suy yếu sức mạnh của Trung Quốc thông qua chiến tranh kéo dài nhiều năm giữa Trung Quốc và Ấn Độ để tiêu hao sức mạnh quốc gia. Một khi Ấn Độ bị thua thiệt trong cuộc chiến biên giới Trung - Ấn, do ưu thế hải quân của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương, Mỹ có thể khuyến khích Ấn Độ phong tỏa và uy hiếp các tàu dầu của Trung Quốc từ eo biển Hormuz ở Trung Đông đến Ấn Độ Dương và Mỹ sẽ “ngư ông đắc lợi” từ việc này.

Mỹ cũng có thể lợi dụng các nguồn lực của mình, lợi dụng mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước láng giềng để hình thành một thế bao vây toàn diện đối với Trung Quốc. Ngoài Ấn Độ, Nga, Triều Tiên, Việt Nam và Nhật Bản đều có thể trở thành đối lượng lôi kéo của Mỹ trong chiến lược Trung Quốc. Trên thực tế, hiện nay Mỹ đã bắt đầu làm điều gì đó".

https://viettimes.vn/bai-2-neu-xay-ra-chien-tranh-trung-my-se-la-cuoc-chien-huy-diet-492957.html