Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

NGUY CƠ VỀ MỘT CUỘC CHIẾN TRANH TỔNG LỰC VIỆT TRUNG

Nguy cơ này không lớn, nhưng vẫn buộc phải đặt ra vì thế giới này vốn không có điều gì là không thể. Lịch sử Việt Nam chỉ xét riêng từ thế kỷ thứ 10, đã không dưới 10 lần phải đối mặt với các đạo quân xâm lăng từ Trung Quốc
Trong thế kỷ 20, Việt Nam phải liên tục đánh nhau với 3 cường quốc: Pháp, Mỹ và Trung Quốc. Chưa tính đến cuộc chiến khốc liệt với Ponpot ở biên giới Tây Nam. Lịch sử chiến tranh khiến người Việt khao khát hòa bình, nhưng họ cũng chứng minh bằng xương máu của hàng nghìn thế hệ về khả năng bảo vệ đất nước. Do đó có thể nói Trung Quốc gần như không thể có hy vọng tiêu diệt Việt Nam trong một cuộc chiến tranh tổng lực. Điều đó khiến chúng ta có nhiều cơ sở để loại trừ một cuộc chiến tranh lớn giữa hai quốc gia, nhưng vẫn phải đề phòng cho nguy cơ ấy. (Mối đe dọa hạt nhân và giải pháp cho nó sẽ được bàn riêng ở cuối bài viết này)
Một cuộc chiến tổng lực Việt Trung sẽ mang đầy đủ nét điển hình của một cuộc chiến tranh quy ước và phi quy ước hiện đại, trên bộ, trên không và trên biển. Là quốc gia có năng lực quân sự mạnh hơn tuyệt đối, tuy nhiên Trung Quốc không thể dốc hết lực lượng tiến đánh Việt nam. Nó buộc phải duy trì lực lượng quân sự phòng thủ ở vùng giáp giới Ấn độ, Nhật Bản và thậm chí là cả với Nga. Nó cũng buộc phải duy trì một lực lượng quân sự lớn để đảm bảo tình hình trong nước ổn định, bởi mối đe dọa ly khai tại Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương là nguy cơ thường trực. Khi Trung Quốc sa lầy vào một cuộc chiến tranh, nguy cơ tan rã của nó sẽ lớn dần theo thời gian, đặc biệt nếu nó gặp bất lợi chiến trường.
Trung Quốc chắc chắn sẽ áp dụng lối tiến công phủ đầu ồ ạt bằng tên lửa định vị vệ tinh nhằm tiêu diệt chủ lực quân đội Việt Nam và gây hỗn loạn tại lãnh thổ đối phương. Tất cả các căn cứ hải quân và không quân trải dài từ Móng Cái đến Cà Mau đều sẽ nằm trong tầm tiến công của tên lửa Trung Quốc. Tuy nhiên hiệu năng của nó sẽ giảm dần khi xuống phía Nam. Trong 3 năm tới, các căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Trường Sa vẫn chưa được củng cố đủ để làm các bàn đạp tấn công Việt Nam ở khu vực phía Nam, do đó, miền Nam Việt Nam sẽ vẫn là một hậu phương khá an toàn cho một cuộc chiến tổng lực với Trung Quốc. Máy bay sau đó sẽ được sử dụng ồ ạt để oanh tạc và bắn phá. Mỹ đánh bom tan hoang Iraq một tháng trước khi xua quân tấn công, tiềm lực Trung Quốc hiện nay đủ để quốc gia này oanh tạc miền Bắc Việt Nam trong không dưới 15 ngày. Kết thúc giai đoạn tấn công phủ đầu, bộ binh cơ giới Trung Quốc sẽ tấn công ồ ạt ở biên giới phía Bắc theo các mũi tấn công gần giống cuộc chiến năm 1979.
Ở miền Trung và miền Nam, Trung Quốc chắc chắn sẽ sử dụng lực lượng tình báo để tiến hành cuộc chiến phá hoại gây hoảng loạn bằng số đặc tình Trung Nam Hải cài cắm rộng khắp Việt nam, qua các dự án kinh tế đưa lao động Trung Quốc vào ồ ạt tại Tây Nguyên, Vũng Áng và miền Nam. Trung Quốc chắc chắn sẽ nghiên cứu khả năng đổ bộ bằng hải quân vào khu vực Thanh Hóa và Vũng Áng, với lực lượng xuất phát từ căn cứ Tam Á tại đảo Hải Nam, nhằm cắt đôi lãnh thổ Việt nam tại phần hẹp nhất, khiến miền Bắc bị cắt rời khỏi hậu phương của nó.
Với lực lượng tăng thiết giáp và bộ binh cơ giới hùng hậu, sức tiến công của Trung Quốc ở biên giới phía bắc sẽ là rất mạnh. Hệ thống hạ tầng giao thông của Việt Nam trong những năm qua phát triển rất nhanh, đặc biệt là các tuyến đường cao tốc nối với Trung Quốc ở Lạng Sơn, Lào Cai và nhiều cửa ngõ biên giới sẽ khiến xe tăng Trung Quốc có khả năng có mặt ở Hà Nội sau ít giờ tham chiến. Lực lượng đặc biệt sơn cước của Trung Quốc sẽ được sử dụng để đảm bảo an toàn cho các đầu cầu tiến công của bộ binh cơ giới Trung Quốc, pháo binh và máy bay sẽ được sử dụng để thực hiện các đòn oanh tạc hủy diệt vào các cụm quân mà Trung Quốc cô lập hoặc bao vây được trước khi tiến hành trận đánh chính ở Hà Nội. Trung Quốc có thể tung ngay tức khắc khoảng 600 nghìn quân vào các mũi tiến công phía Bắc. Khoảng 400 nghìn quân sẽ được sử dụng để dàn trận đánh tại các mặt trận kéo dài 13 tỉnh giáp giới, mũi tấn công thọc sâu xuống đồng bằng sông Hồng mà mục tiêu chính là Hà Nội sẽ gồm ít nhất 2000 xe tăng, 3000 xe thiết giáp và xe cơ giới và trên dưới 2000 pháo lớn có cỡ nòng trên 57 ly. Tối thiểu 1000 máy bay, gồm tiêm kích, oach tạc cơ và trực thăng tấn công sẽ được huy động để đảm bảo cái ô tấn công cho mũi tấn công thọc sâu này.
Từ căn cứ Tam Á và đảo Hải Nam, sau khi đặc tình Trung Quốc phá hoại trên diện rộng các cơ sở thông tin và mạng lưới giao thông tại miền Trung, không quân và Hải quân Trung Quốc sẽ tiến đánh rất mạnh các căn cứ không hải của Việt Nam, đặc biệt là vịnh Cam Ranh. Máy bay Trung Quốc xuất phát từ Hoàng Sa và Hải Nam sẽ thực hiện các đòn tấn công hủy diệt với căn cứ này sau các đòn đánh phủ đầu bằng tên lửa hành trình. Chắc chắn Cam Ranh sẽ bị hủy diệt vì năng lực phòng không hiện nay của Việt Nam không đủ để tự vệ cho một mục tiêu có tọa độ cố định nằm trong phạm vi tấn công 500 km tính từ các căn cứ quân sự Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc sau đó sẽ huy động ít nhất hai trong số ba hạm đội của nước này cho cuộc chiến đổ bộ tại Thanh Hóa hoặc có thể là Vũng Áng tại miền Trung (Có khoảng cách gần như nhau tính từ các căn cứ tại Hải Nam)
Các mũi tấn công đổ bộ của Trung Quốc xuất phát từ Hải Nam:
Tối thiểu 200 chiến hạm và 1000 tàu thuyền các loại (gồm tàu đổ bộ quân sự và các tàu hỗ trợ hậu cần) sẽ được Trung Quốc huy động cho cánh quân đổ bộ này. Lực lượng đổ bộ dự tính khoảng 30 nghìn quân, đủ để cài một chốt chặn cắt đôi lãnh thổ Việt Nam và đánh vu hồi Hà Nội từ phía Nam.
Nếu tất cả các chiến lược của Trung Quốc được thực hiện thành công, Việt Nam có thể sẽ mất Hà Nội và toàn bộ miền Bắc. Đó là kế hoạch của người Tàu. Còn người Việt Nam có thể làm gì để chặn nguy cơ ấy?
Quân đội Việt Nam hiện có trên 300 nghìn lính thuộc lục quân. Không quân có trên dưới 300 máy bay các loại, chủ yếu là tiêm kích đời cũ mig21, tiêm kích bom su22 và khoảng 40 máy bay tiêm kích đa năng khá hiện đại su27, su30 và một số trực thăng chiến đấu. Việt nam không có oanh tạc cơ hạng nặng và không có máy bay cảnh báo sớm trên không. Việc cảnh giới bầu trời và các đòn tấn công phủ đầu chủ yếu dựa vào các trạm rada mặt đất mà ngày nay đã lạc hậu khá nhiều. Hải quân Việt Nam hiện có khoảng 100 chiến hạm các loại, chủ yếu hoạt động ven bờ, trong đó chủ lực là 10 hạm tầu tên lửa tấn công lớp tarantus, monlya, hai khinh hạm Gerparc và 4 tàu ngầm lớp Kilo mới được bàn giao. Lục quân Việt nam có trên 1000 xe tăng đời cũ, khoảng 3000 thiết giáp và xe cơ giới và khoảng 7000 pháo lớn, lực lượng tên lửa bờ biển có một số tổ hợp yakhon hiện đại nhưng số lượng rất ít. Lực lượng phòng không, ngoài hai tổ hợp P300MU, chủ yếu vẫn dựa vào các giàn tên lửa Sam3 có từ thời chiến tranh Việt Nam. Tổng quân số trong biên chế của Việt nam vào khoảng 450 nghìn quân. Bên cạnh đó còn khoảng 500 nghìn thuộc lực lượng an ninh và bán vũ trang có thể được huy động cho cuộc chiến chống phá hoại tại hậu phương. Trong điều kiện chiến tranh tổng lực, Việt Nam có thể tổng động viên để có một đạo quân dự bị vào khoảng 2 triệu người trong vòng 3 tháng. Nếu chiến tranh kéo dài và cần đánh tất tay, Việt Nam có thể có một lực lượng dự trữ không dưới 15 triệu người cho cuộc chiến phòng thủ chống xâm lược.
Năng lực quốc phòng Việt Nam hiện tại rất hạn chế. Các nhà máy quốc phòng Việt Nam hiện chỉ đủ khả năng sản xuất súng bộ binh, đạn các loại (bao gồm đạn pháo lớn) và đóng một số tàu chiến cỡ nhỏ (máy và vũ khí trang bị theo tàu vẫn phải nhập khẩu). Nói chung năng lực quân sự và quốc phòng tổng hợp của Việt Nam, trong tình huống không có nguồn hỗ trợ vũ khí từ bên ngoài, chỉ đủ cho một cuộc chiến tiêu hao du kích.
Chiến lược chính của Việt Nam trước các đòn oanh tạc bằng tên lửa và không quân của Trung quốc chỉ có thể là phân tán và ẩn núp. Nếu có kế hoạch phân tán tốt, lục quân Việt Nam có khả năng bảo tồn ít nhất 80% lực lượng và trang bị trước các đòn đánh phủ đầu. Dù diện tích rừng phía bắc đã bị phá hoại hầu như triệt để, nhưng địa hình vùng giáp giới Trung quốc vẫn rất hiểm hóc, có lợi cho phân tán và ẩn náu. Bên cạnh đó, thời tiết miền Bắc Việt Nam khác với vùng sa mạc khô nóng ở Iraq, rất không thuận lợi cho hoạt động kéo dài của không quân và tính chính xác của các loại vũ khí định vị do thường xuyên có mưa lớn, mây mù và nhiều cơn bão lớn. Trong trường hợp Trung Quốc đột kích ồ ạt, lục quân Việt Nam cần thiết lập vòng đại phòng thủ chính nằm vắt qua Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên và Quảng Ninh. Trong lúc đó, cần tổ chức các mũi đột kích vu hồi vào các đường tiến quân của Trung Quốc tại các tỉnh giáp giới Cao bằng, Lạng sơn, Lai Châu và Hà Giang, nhằm chặn đường và gây tổn thất nặng cho bộ binh cơ giới Trung Quốc.
Địa hình nhiều rừng núi giúp Việt Nam triển khai lợi thế của các trận chiến phục kích mà các vũ khí chống tăng cầm tay có thể phát huy tác dụng. Việt Nam có thể sử dụng 200 nghìn bộ binh chính quy làm nòng cốt cho các vành đai phòng thủ. Các mũi tấn công đột kích trang bị nhẹ có thể huy động 3 – 4 sư đoàn và một số trung đoàn độc lập với quân số khoảng 50 nghìn người. Để chống lại đà tiến công của các mũi đột kích bằng xe tăng và cơ giới, hệ thống cầu và đường bộ trên các hướng tiến quân của Trung Quốc sẽ được phá hoại hàng loạt. Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra các nút chặn chôn cứng xe tăng và bộ binh cơ giới của Trung Quốc ở các tuyến đường hiểm trở ven núi. Trong tình huống đó, một số tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Lai Châu, Hà Giang và Lạng Sơn có thể thất thủ, nhưng Trung Quốc sẽ bị kéo vào cuộc chiến sa lầy ở vành đai phòng thủ tiếp sau, và sẽ phải đối mặt với các mũi tấn công đột kích kéo dài trên những địa hình rừng núi mới chiếm đóng. Cuộc chiến sẽ nhanh chóng biến thành một cuộc chiến vỗ mặt thay vì các đòn tấn công thọc sâu chia cắt, và trở thành một cuộc chiến sa lầy đẫm máu. Trung Quốc có lợi thế lớn về quân số chính quy và năng lực hậu cần. Ngược lại, ở phương diện phòng thủ, Việt Nam có lợi thế vượt trội về lực lượng có thể sử dụng cho các hoạt động tấn công du kích, và lực lượng chủ lực Việt nam sẽ thường xuyên được tiếp máu vì chiến đấu ngay tại hậu phương. Việt Nam không có lợi thế về các phương tiện cơ giới, nhưng số pháo lớn trên 7000 khẩu thừa đủ để hỗ trợ cho các mặt trận phòng thủ. Ở đây phải xét đến đòn tiến công tâm lý: Lính Trung Quốc, vốn là sản phẩm của chính sách con một trong suốt 50 năm, một đứa trẻ Trung Quốc được 6 người lớn nuôi dưỡng (2 ông bà nội, có một con trai; hai ông bà ngoại có một con gái; thế hệ thứ hai kết hợp để đẻ ra duy nhất một đứa thuộc thế hệ thứ ba), số lính này không có khả năng để chịu đựng một cuộc chiến sa lầy kéo dài 6 tháng. Duy trì được cuộc chiến kéo dài, vốn là một năng lực đặc thù của người Việt Nam. Có thể nói đòn tấn công lục quân của Trung Quốc hòng tràn ngập miền Bắc chắc chắn sẽ bị chặn lại.
Không quân Việt nam không thể tiến hành một cuộc chiến vỗ mặt với không quân Trung quốc. Nó phải lẩn tránh nhằm bảo tồn lực lượng sau các đòn oanh tạc phủ đầu. Để thành công cho cuộc chiến bảo tồn này, Việt Nam bằng mọi giá phải tiêu diệt được lực lượng tình báo và quân báo Trung quốc hoạt động sâu trong hậu phương. Đây là một bài toán nan giải nếu xét theo bản đồ xâm nhập tràn ngập của công nhân và thương nhân Trung Quốc trên khắp lãnh thổ. Tuy nhiên Việt Nam có một bộ máy khá hữu hiệu về hệ thống công an khu vực và tự vệ địa phương. Lực lượng này sẽ phát huy được năng lực của nó tại hậu phương khi bước vào thời chiến. Chiến thuật chính của không quân Việt Nam, là đánh tỉa quấy rối vào lực lượng oanh tạc cơ trung quốc, tránh các đòn đánh vỗ mặt với tiêm kích đối phương. Trong lúc đó toàn bộ oanh tạc cơ mang tên lửa chống hạm và tiêm kích đánh biển sẽ được ưu tiên giành cho hạm đội đổ bộ Trung Quốc từ hướng biển.
Hơn 100 máy bay các loại có thể được huy động cho cuộc chiến này. Để phòng thủ miền Trung, từ Thanh Hóa hất vào Đà Nẵng, Việt Nam có thể triển khai một quân đoàn, vừa nhằm làm lực lượng phòng thủ chống đổ bộ, vừa làm dự bị chiến lược cho mặt trận phòng thủ miền Bắc. Việt Nam cũng cần huy động tối thiểu năm triệu người vào lực lượng tự vệ quốc phòng để chống chiến tranh phá hoại và hỗ trợ cho các lực lượng chính quy. Với số dân trên 40 triệu người tại Miền Bắc, có đủ số người để thiết lập vành đai phongf thủ ở hậu phương. Không quân và các tàu tên lửa tấn công nhanh của Việt Nam có thể được huy động để đánh vào chặng đường tiến công kéo dài trên 500 km của hạm đội đổ bộ Trung Quốc từ Hải Nam. Với các đòn đột kích bất ngờ, liên tục từ các căn cứ không quân dã chiến trong đất liền và các vịnh nhỏ kín đáo giáp biển và các đảo ven bờ, hải quân và không quân Việt Nam có thể đánh quỵ hạm đội đổ bộ của Trung Quốc bằng các mũi đột kích liên miên với số lượng nhỏ máy bay và tàu tham chiến. Lực lượng tàu ngầm có thể được huy động để răn đe chiến lược với các tàu chiến có giá trị cao của hải quân trung hoa. Gần như có thể chắc chắn rằng, việc một hạm đội đổ bộ phơi mình trên chặng đường hành quân 500 km trống trải giữa biển, nằm gọn trong tầm oanh tạc của không quân Việt nam và tầm hoạt động của các tàu nhỏ hải quân, sẽ bị tiêu diệt phần lớn sinh lực trước khi nó đến được mục tiêu (Không quân trung Quốc không đủ năng lực để che ô bảo vệ 24/24 trên đầu hạm đội, và kể cả có hoạt động liên tục, cũng không thể chặn hết các đòn tiến công của phi cơ đối phương khi chặng đường tiến công từ căn cứ ven bờ đến mục tiêu không quá 30 phút bay). Đón sẵn hạm đội đã bị tổn thất nặng ấy là pháo lớn, tên lửa bờ và các trận địa phòng thủ bờ biển. Nếu Trung Quốc đủ năng lực như liên quân Mỹ Anh để đổ bộ 155 nghìn quân lên Normandy trong đợt đầu và 1,33 triệu quân lên trong đợt kế tiếp (Với 12 nghìn máy bay hỗ trợ, 6900 chiến hạm và 4500 tàu đổ bộ, không quân oanh tạc 14000 nghìn phi vụ và khoảng cách hành quân chỉ ít giờ do khoảng cách eo biển Pháp – Anh), có lẽ nó sẽ đủ khả năng đổ bộ lên miền Trung Việt Nam, còn với năng lực tất tay của không quân và hải quân Trung Quốc hiện nay, đó vẫn là một giấc mơ còn rất xa vời.
Phản ứng của thế giới về cuộc chiến Việt Trung và các lợi thế Việt nam có thể tận dụng
Phương Tây và thế giới sẽ không bất ngờ, vì năng lực vệ tinh định vị hiện nay đủ khả năng giám sát mọi hoạt động tập kết và chuyển quân của Trung Quốc đến từng thời điểm. Mỹ chắc chắn sẽ gửi ít nhất 2 hạm đội tàu sân bay đến Biển Đông, chắc chắn không phải là để tham chiến mà là để giám sát với cái cớ đảm bảo an ninh hàng hải. Nhật sẽ không ngồi im và cũng sẽ gửi hạm đội của mình đến biển đông. Giống Mỹ, người Nhật chắc chắn không tham chiến. Sự có mặt của hạm đội Nhật Mỹ sẽ có tác dụng kìm chế và ngăn chặn hoạt động của không quân và hải quân Trung Quốc tại Biển Đông và đảm bảo cho dòng hàng hóa viện trợ của các nước đổ vào Việt nam ở phía Nam, bao gồm hàng hóa quốc phòng.
Hơn 20 năm qua, người Nhật trung thực giúp đỡ Việt nam để Việt nam mạnh lên, cả về kinh tế và năng lực quốc phòng. Viện trợ ODA của Nhật đổ vào Việt nam đến nay không dưới 30 tỷ USD. (Riêng năm 2015, Nhật Bản cam kết viện trợ 3,1 tỷ USD). Một cuộc chiến Việt Trung, người Nhật chắc chắn sẽ giành một ngân khoản không dưới 10 tỷ USD giúp Việt nam phòng thủ, bởi giúp Việt Nam, cũng chính là đảm bảo cho tương lai nước Nhật.
Do vướng mắc trong quá khứ và sự khác biệt chính trị, dòng viện trợ từ Mỹ vào Việt Nam nhiều khả năng sẽ chảy vòng vào Nhật Bản, rồi từ đó rots vào Việt Nam. Đây sẽ là một sự hậu thuẫn có ý nghĩa cho cuộc chiến tự vệ kéo dài của người Việt.
Ấn độ, với mối thâm thù kéo dài nhiều thập niên với Trung Quốc chắc chắn cũng hướng về phía Đông một cách thiết thực. Các dòng vũ khí Ấn độ, dù được viện trợ cho không hay thuê mua, đều sẽ giúp củng cố mạnh năng lực quốc phòng của Việt nam ở giai đoạn đầu cuộc chiến do tính tương đồng về khí tài.
Sự kiểm soát gần như tuyệt đối của Mỹ, Nhật, Ấn đối với Ấn Độ Dương, eo biển Mallacca và thậm chí là Biển Đông sẽ cung cấp một cái ô cho không quân và hải quân Việt nam ở phía Nam, khi hạm đội Trung Quốc không thể triển khai mạnh trong điều kiện hạm đội Nhật Mỹ hiện diện trong khu vực.
Bài toán chính với Việt Nam là đánh tiêu diệt các căn cứ không quân và hải quân Trung Quốc tại Hoàng Sa và các đảo bồi đắp tại Trường Sa trong giai đoạn hai của cuộc chiến. Các căn cứ này sẽ mang lại lợi thế lớn cho Trung quốc trong giai đoạn 1 của cuộc chiến khi làm cơ sở xuất phát cho các đòn đánh phủ đầu. Tuy nhiên do đây là những mục tiêu cố định nằm giữa biển, nằm trong khoảng cách 30 phút bay từ các căn cứ không quân mặt đất của Việt nam. Bằng việc triển khai máy bay oanh tạc bay thấp trong đêm, đột kích liên tục kết hợp các đòn đánh cảm từ của lực lượng đặc công hải quân, Việt nam có đủ khả năng xóa sổ và vô hiệu hóa các căn cứ này, và loại chúng khỏi vòng chiến đấu trong các giai đoạn chiến đấu kéo dài. Thậm chí ngay cả khi Trung Quốc cố gắng vượt cả nghìn cây số (với tổn hại nặng khi bị không quân Việt Nam đột kích vào đội hình kéo dài trên biển), để khôi phục và tiếp viện cho các căn cứ này, Việt Nam vẫn có khả năng mở lại các đòn đột kích liên miên để xóa sổ chúng khỏi vai trò quân sự. Trong tình huống đó, Việt Nam có đủ lợi thế để phong tỏa tàu dầu và các tàu vận tải Trung Quốc qua lại eo biển mallacca. Cuộc chiến kéo dài, Trung Quốc sẽ hết dầu để đổ cho các phương tiện chiến tranh cơ giới.
Phần còn lại của thế giới về cơ bản sẽ ngồi im và nghe ngóng. Châu Phi, Nam Mỹ sẽ ngồi xem phim. Asean sẽ phản đối bằng mồm và ngồi im quan sát. Nước Nga sẽ nghe ngóng và ngồi im. Châu Âu sẽ phản đối chiến tranh và tiến hành cấm vận Trung Quốc. Việt Nam cũng chỉ cần thế để tiến hành một cuộc chiến tự vệ kéo dài.
Kết cục của cuộc chiến
Miền Bắc Việt Nam sẽ phải gánh chịu tổn hại nặng nề. Hà Nội, Hải Phòng và một loạt đô thị lớn sẽ biến thành gạch vụn. Hầu hết các nhà máy điện, năng lượng, các đập thủy điện và các cơ sở kinh tế chính ở miền Bắc sẽ bị hủy diệt. Tổn thất nhân mạng ước tính từ 3 – 5 tr người. Tổng thiệt hại có thể lên tới 100 tỷ USD và nhiều hơn.
Trung Quốc sẽ tổn thất ở Việt nam ít nhất 200 nghìn quân, số bị thương có thể lên tới 1 tr lính nếu cuộc chiến kéo dài. Hạm đội Trung Quốc sẽ tổn thất khoảng 1/3 do phải chiến đấu ở vùng chiến trường thuộc lợi thế đối phương. Không quân Trung Quốc cũng sẽ mất từ 500 – 1000 máy bay các loại. Tuy nhiên, những gì diễn ra sau đó trong lòng Trung Hoa mới là cơn ác mộng.
Việt nam sẽ bị tổn hại nặng nề, nhưng nó sẽ thoát khỏi cái bóng Trung Quốc một lần và mãi mãi. Quỹ đạo Việt Nam sẽ gắn với phương tây và không thể quay đầu. Người Việt sẽ mất ít nhất 1 thế hệ để xây dựng lại những gì đã mất nhưng tương lai sẽ là thịnh vượng và tự do.
Ngược lại, cuộc chiến sa lầy nặng tại Việt nam, dòng thương mại bị phong tỏa và cuộc chiến cấm vận của phương Tây sau chiến tranh sẽ khiến Trung Quốc sụp đổ. Khi kinh tế đói kém và hoảng loạn lan tràn, sự chia tách ly khai của Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Đài Loan sẽ tuyên bố độc lập khi Trung Quốc sa lầy và không còn rảnh tay bóp cổ Đài Loan. Người Tân Cương cũng sẽ tận dụng sự rối ren. Tây Tạng cũng sẽ là một lò lửa mới. Ấn độ sẽ nghe ngóng để đoạt lại vùng biên giới giáp hymalaya. Kịch bản tồi tệ nhất là Trung Quốc có thể bị tách làm ba sau các cuộc nội chiến kéo dài. Trung Quốc sẽ mất 50 năm và có thể nhiều hơn để vãn hồi những gì đã mất. Nhưng giấc mộng Trung Hoa thì vĩnh viễn sụp đổ.
Do không thể đối mặt với một cuộc chiến kéo dài, cả Trung Quốc và Việt Nam rồi sẽ phải ngồi vào đàm phán sau 6 tháng chiến tranh. Cuộc chiến sẽ để lại nghi kỵ kéo dài và hậu quả thảm khốc cho cả hai bên tham chiến.
Do tính khốc liệt và mức tổn hại kinh khủng của nó, một cuộc chiến tổng lực Việt Trung là cuộc chiến cả hai phía cùng thua. Do đó, đây là một kịch bản có khả năng thấp nhất trong xung đột hai nước. Thay vì thế, cả hai phía sẽ đối mặt với một cuộc chiến có khả năng lớn hơn nhiều: Cuộc xung đột cục bộ tại khu vực Hoàng Sa và Trường Sa trên biển đông.
Do cuộc chiến cục bộ tại Biển Đông sẽ gắn rất chặt chẽ với chiến lược phát triển quốc phòng của Việt nam trong tương lai, anh Lãng sẽ bàn riêng về cuộc chiến này và các giải pháp phòng thủ chiến lược của Việt nam trong bài viết ở phần kế tiếp.
Chúng ta quay lại với một nguy cơ lớn:
MỐI ĐE DỌA HẠT NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
Trung Quốc hiện có không dưới 500 đơn vị vũ khí hạt nhân, Việt Nam không có.
Trung Quốc hiện có không dưới 200 máy bay có thể oach tạc bằng vũ khí hạt nhân, Việt nam không.
Trung Quốc hiện có 2000 tên lửa đạn đạo, hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, Việt Nam không.
Điều gì sẽ diễn ra nếu Trung Quốc giã vào tất cả các thành phố lớn của Việt Nam mỗi nơi một đầu đạn nhiệt hạch? Tất nhiên, đó sẽ là mùa đông hạt nhân.
Việt Nam có giải pháp nào khi không có gì trong tay để trả đũa và tự vệ.
Lời giải đến với chúng ta từ lịch sử.
Năm 1952, liên quân Trung Quốc choảng nhau chí tử với liên quân do Mỹ dẫn đầu ở Triều Tiên. Trung Quốc chết trận hơn 1 tr người, tổn thất của Mỹ và đồng minh là hơn 50 nghìn lính. Cuộc chiến đã dẫn đến kết quả tách đôi Triều Tiên và đẩy Mỹ và Trung Quốc vào vị thế của những kẻ thù cốt tử. Thực trạng ấy giữ nguyên cho đến năm 1969, khi đó Mỹ vẫn là kẻ tử thù của Trung Quốc và nhiều nước cộng sản.
Cũng trong năm 1969, Mao Trạch Đông xua lính lấn chiếm lãnh thổ Liên Xô. Lúc này đang ở đỉnh cao về quân sự, người Nga nhanh chóng đáp trả và hất cẳng toàn bộ bộ binh Trung Quốc về bên kia biên giới. Nga sau đó tập hợp một đạo quân ở vùng viễn đông lên tới 400 nghìn lính chính quy và trên 12000 xe tăng, khoảng 7 nghìn máy bay các loại. Đạo quân này được đánh giá là quân đội PLA hiện nay vẫn không phải là đối thủ. Nhưng nguy cơ hủy diệt của Trung Quốc không nằm ở đạo quân này. Liên Xô, quốc gia lúc đó có hơn 20 nghìn đầu đạn hạt nhân, đã lên kế hoạch về một cuộc tấn công hạt nhân ồ ạt vào lãnh thổ Trung Quốc bằng tên lửa tầm trung. Vào năm 1969, Trung Quốc có trong tay không nhiều hơn vài chục đơn vị vũ khí hạt nhân (vụ thử đầu tiên của Trung Quốc là vào năm 1964) với phương tiện mang phóng rất hạn chế, và người Nga đánh giá thiệt hại do khả năng trả đũa của Trung Quốc nằm trong phạm vi kiểm soát. Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô, Nguyên soái A. A. Grecho và trợ lý Bộ trưởng, Nguyên soái V. I. Chuikov đã cho soạn thảo một kế hoạch tấn công hạt nhân ồ ạt tất cả các thành phố và căn cứ quân sự chính của Trung Quốc. Liên Xô có thừa đầu đạn cho kế hoạch của mình, đối phương cũng gần như không có gì trong tay, nhưng Liên Xô đã bị chặn lại, không phải bởi Trung Quốc mà vì nước Mỹ.
Kể từ khi vũ khí hạt nhân ra đời, nó chỉ được sử dụng duy nhất một lần trong chiến tranh thế giới lần 2. Thứ vũ khí này là phương tiện hủy diệt kinh khủng nhất mà loài người sáng tạo ra. Nước Mỹ đã sử dụng nó trong bối cảnh cả thế giới không ai ngoài Mỹ có. Năm 1969 năng lực răn đe hạt nhân Xô Mỹ là khá cân bằng, cả hai phía đều có thể hủy diệt và gây tổn hại nặng cho nhau. Trung Quốc mới góp mặt trong cuộc chơi hạt nhân và có năng lực không hơn gì Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên hiện nay là mấy. Liên Xô, với lãnh thổ 17 tr km2, vùng lãnh thổ trọng yếu phía Tây nằm ngoài năng lực tấn công của Trung Quốc hầu như không đếm xỉa đến vài chục đầu đạn hạt nhân của Mao Trạch Đông. Tuy nhiên trạng thái cân bằng hạt nhân thế giới lúc đó được thiết lập trên quy tắc: Không ai được dùng vũ khí hạt nhân trước. Khi Brezhnev thăm dò ý kiến của Mỹ về khả năng tấn công hạt nhân của Liên Xô đối với Trung Quốc, nước Mỹ đã đưa ra một phản ứng cực mạnh và tức thời: Mỹ lên kế hoạch và thông báo sẽ tấn công 130 thành phố của Liên Xô bằng vũ khí hạt nhân nếu phát hiện tên lửa tầm trung mang đầu đạn hạt nhân của Liên Xô rời bệ phóng.
Nhận được tin này qua đường tình báo và ngoại giao, Tổng bí thư ĐCS Liên Xô Brezhev thốt lên đầy cay đắng: “Bọn khốn kiếp đó (Mỹ) đã bán đứng chúng ta”. Kế hoạch tấn công hạt nhân của Liên Xô nhằm hủy diệt Trung Quốc được xếp vào ngăn kéo.
Mỹ yêu Trung Quốc chăng? Chuyện cổ tích thời đại vì năm 1969 Mỹ Trung còn gằm ghè sau cuộc chiến chí tử tại Triều Tiên. Nước Mỹ của tự do càng không thể ưa nổi Mao của đại cách mạng văn hóa và đại nhảy vọt. Tuy nhiên, nước Mỹ đã đe dọa tấn công Liên Xô vì chính an toàn nước Mỹ.
Nếu một quốc gia có vũ khí hạt nhân tùy ý phóng tên lửa hủy diệt một quốc gia khác ngày hôm nay, không có gì đảm bảo ngày mai tên lửa đó không quay đầu hươngs về nước Mỹ. Với tư cách là một đại cường, Mỹ chặn nguy cơ ấy lại vì chính sự sinh tồn của Mỹ chứ không phải vì Trung Quốc.
Năm 2015, trong phương án tấn công tối mật của Mỹ về một cuộc đại chiến thế giới lần 3, hơn 1000 thành phố, căn cứ quân sự và các mục tiêu trọng yếu của Trung quốc đã nằm sẵn trong một phương án tấn công hủy diệt bằng vũ khí hạt nhân của Mỹ (Wiki leak rồi sẽ tiết lộ phương án này). Do đó, người Việt Nam có thể yên tâm, sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công chỉ nằm trong giấc mơ đêm trước tận thế của người Trung Quốc.
Nguồn : https://www.facebook.com/notes/lang-anh/nguy-c%C6%A1-chi%E1%BA%BFn-tranh-vi%E1%BB%87t-trung-v%C3%A0-chi%E1%BA%BFn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-ph%C3%B2ng-v%E1%BB%87-c%E1%BB%A7a-vi%E1%BB%87t-nam-p2/10203480902583268/
http://tinquansu.net/nguy-co-ve-mot-cuoc-chien-tranh-tong-luc-viet-trung.html

Việt Nam “dùng dao nhỏ” có thể đánh thắng kẻ địch gây hấn Biển Đông

Việt Nam sẽ tiến hành “phòng thủ chủ động” trên Biển Đông, lấy nhỏ đánh lớn, có thể làm “trọng thương” kẻ thù xâm lược trên Biển Đông bằng nhiều loại vũ khí trang bị đang được tăng cường, National Interest phân tích.
Tờ The National Interest (Mỹ) ngày 26/5 cho rằng để đánh thắng đối phương trên Biển Đông, phương án của Việt Nam là sử dụng chiến tranh phi đối xứng dựa vào tên lửa và tàu ngầm, sử dụng chiến thuật “đánh rồi rút lui”, lấy nhỏ đánh lớn, sử dụng “dao nhỏ” nhưng có hiệu quả lớn, có thể gây trọng thương cho kẻ thù xâm lược.
Nhà nghiên cứu Derek Grossman và Nguyễn Anh cho rằng:
“Những năm gần đây, các nhà phân tích đã tốn nhiều bút mực để tiến hành đánh giá về hoạt động mua sắm hoặc tự chủ phát triển hệ thống vũ khí riêng của Quân đội nhân dân Việt Nam, nhưng lại ít đề cập đến học thuyết quân sự hay tư tưởng tác chiến có thể chỉ đạo có hiệu quả việc vận dụng của Việt Nam trong các cuộc xung đột tiềm tàng trên Biển Đông trong tương lai”.
Derek Grossman là nhà phân tích của Tập đoàn RAND, còn Nguyễn Anh là nghiên cứu sinh thuộc phân hiệu San Diego của Đại học California. Họ dựa trên các nguồn tin để đưa ra những suy đoán về cách thức Việt Nam đối phó kẻ thù ở trên biển, trên không.
Hai tác giả cho rằng họ không dám khẳng định Việt Nam có học thuyết tác chiến trên không, trên biển toàn diện theo ý nghĩa của phương Tây hay không. Theo bài viết, xét đến Việt Nam từng là cường quốc lục quân thì điều này không gây ngạc nhiên.
Tiếp theo, tác giả viết: “Nhưng điều chúng tôi tin chắc Quân đội Nhân dân Việt Nam có 2 nguyên tắc tối cao có ảnh hưởng đến mọi hoạt động, kế hoạch quân sự”. Trước hết, Việt Nam sẽ nhấn mạnh phòng thủ cao hơn tấn công. Điều này tương tự như “phòng thủ chủ động”, tức là kết hợp giữa phòng thủ chiến lược với tác chiến chiến thuật mang tính tấn công và chủ động.
Derek Grossman và Nguyễn Anh cho rằng: “Quân đội Việt Nam có xu hướng cho rằng chiến lược tốt nhất là tìm ra mối đe dọa, đồng thời nhanh chóng ngăn chặn chúng làm thay đổi hiện trạng của Biển Đông “.
Chẳng hạn, chiến lược của Việt Nam đã cho thấy, phương thức tốt nhất để chống lại tác chiến đổ bộ và nhảy dù của đối phương là giao chiến tại khu vực cách xa bờ biển Việt Nam.
Việt Nam sẽ huy động nhân dân cả nước tiến hành cuộc chiến tranh phi đối xứng với một kẻ thù mạnh hơn mình. Derek Grossman và Nguyễn Anh viết:
“Để thực hiện chiến tranh nhân dân trên biển, Quân đội Việt Nam đã đúc rút: Chúng tôi cần tận dụng đặc điểm địa lý của mình, đặc biệt là hang động và các đảo làm nơi để neo đậu và ẩn náu tàu chiến và cung cấp hỗ trợ hậu cần cho chiến đấu”.
Việt Nam dùng dao nhỏ có thể đánh thắng kẻ địch gây hấn Biển Đông - Ảnh 1.
Tên lửa bờ K-300P Bastion-P có trong trang bị của Hải quân Việt Nam.
Việt Nam đã mua sắm 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo và tên lửa phòng thủ bờ biển K-300 Bastion-P của Nga. Đồng thời, Việt Nam có thể sử dụng hàng nghìn tàu dân dụng cỡ nhỏ để tiến hành giám sát biên giới trên biển của mình.
Những thông tin về học thuyết tác chiến trên không của Việt Nam ít hơn nhiều, cho dù có dấu hiệu cho thấy số lượng máy bay cánh cố định có hạn của Việt Nam như máy bay chiến đấu Su-30 sẽ được sử dụng một cách thận trọng và tiết kiệm.
Derek Grossman và Nguyễn Anh viết: “Điều đáng chú ý là, chúng tôi còn chưa nhìn thấy bất cứ nâng cấp nào đối với tác chiến không đối không”.
NÓNG: Houthi tấn công trực diện hệ thống phòng không Saudi Arabia – Đòn đánh hoàn toàn mới Quân cảnh Nga rút khỏi Syria: Ca khúc khải hoàn – Không hề sứt mẻ NÓNG: Chiến đấu cơ và trực thăng Israel phản đòn – Tấn công đồng loạt 25 mục tiêu Hamas
Tình hình tác chiến trên mặt đất như thế nào? Hai nhà nhân tích đã đặt trọng điểm vào học thuyết hải quân và không quân của Việt Nam, nhưng Nguyễn Anh cho rằng sách lược tác chiến mặt đất của Việt Nam sẽ tương tự như cách làm Việt Nam từng áp dụng trong cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ trước đây.
Nguyễn Anh cho rằng:
“Mặc dù vậy, Việt Nam cũng đã tìm tòi chiến lược phòng thủ để chống lại tác chiến đổ bộ và nhảy dù, cho thấy họ (Việt Nam) cho rằng cần phải đề phòng khả năng bị tấn công. Việt Nam cũng đã có nhiều năng lực hơn so với chiến tranh trước đây, bởi vì Việt Nam luôn tiến hành thử nghiệm đối với các năng lực mới, chẳng hạn sử dụng lực lượng nhảy dù hoặc tác chiến cơ giới hóa.
Nhưng nói chung, ở mức độ rất lớn, họ lấy tư tưởng chiến tranh nhân dân và tác chiến phòng thủ làm trung tâm”.
http://tinquansu.net/viet-nam-dung-dao-nho-co-the-danh-thang-ke-dich-gay-han-bien-dong.html

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

TQ tài trợ 100 triệu USD cho chính biến lật đổ Thủ tướng Campuchia Hun Sen

Với việc cấp ngay 100 triệu USD cho riêng Bộ Quốc phòng Campuchia, Trung Quốc gần như lộ rõ quyết định tài trợ khẩn cấp cho một cuộc chính biến quân sự nhằm lật đổ Thủ tướng Hun Sen ngay trong đợt bầu cử vào 29/7 tại Campuchia.
Đây là nhận định của nhà phân tích Kem Ley, được đăng vào ngày thứ tư 20/6, ngay sau khi Bộ Quốc phòng Campuchia công bố khoảng viện trợ lên tới 100 triệu USD được cam kết bởi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, người đang có mặt tại Campuchia từ ngày 16-20/6.
Những năm gần đây, Trung Quốc luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho Campuchia, với các khoản viện trợ lên tới hàng trăm triệu USD. Thế nhưng, gói viện trợ lần này là hoàn toàn khác biệt. Trong khi những lần trước đó, các gói viện trợ, bao gồm cả viện trợ về quân sự được cung cấp dưới dạng hàng hóa. Có khi là quân trang, quân phục, có khi là khí tài quân sự cho quân đội hoàng gia Campuchia.
Thế nhưng, gói 100 triệu USD vừa được công bố, lại đơn giản chỉ là tiền mặt kèm “chỉ thị” từ chính Bộ trưởng Bộ quốc phòng Trung Quốc cho người đồng cấp Campuchia Tea Banh, với nguyên văn được trích dẫn trên tờ Reuters: “Muốn làm gì thì làm”.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (phải) nói chuyện với người đồng cấp Campuchia Tea Banh tại triển lãm quân sự ở Phnom Penh. Ảnh: AFP.

“Ông ấy (ông Ngụy) không nói rõ những gì chúng tôi có thể mua, (số tiền) chỉ để dùng cho mọi nhu cầu”,người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia Chhum Sucheat nói với Reuters.
Được biết, Campuchia đang sẵn sàng cho cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra ngày 29/7. Đảng cầm quyền của ông Hun Sen được dự đoán sẽ dễ dàng chiến thắng. Đảng Cứu nguy Dân tộc đối lập đã bị Tòa án Tối cao Campuchia tuyên bố giải thể.
Vì vậy, sự canh tranh duy nhất đối với Thủ tướng đương nhiệm Hun Sen, chính là từ những người trong nội bộ Đảng Nhân dân Campuchia (CPP). Mà ở đó, ông Tea Banh, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và cũng đương nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Campuchia, chính là người có khả năng “soán ngôi” đương kiêm Thủ tướng Hun Sen nhất.

Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh là người rất được lòng Trung Quốc trong giới lãnh đạo tại Campuchia. Theo đó, ông Tea Banh từng nhiều lần công khai ủng hộ thiết lập liên minh quân sự với Trung Quốc và thường xuyên có những phát ngôn thù địch với Việt Nam. Đặc biệt là về vấn đề liên quan đến biên giới Tây Nam và chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.
Việc một cuộc đảo chính quân sự, hoặc một chính biến chính trị làm thay đổi người cầm quyền Campuchia trong những tháng tới có xảy ra hay không còn là một câu hỏi lớn. Nhưng điều mà ai cũng đang thấy chính là việc Trung Quốc ngày càng nhúng sâu vào chính giới Campuchia, dùng quyền lực tài chính thao túng quốc gia này, là điều đã diễn ra và rất nguy hiểm.

Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh và Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, người lên cầm quyền sau một cuộc chính biến quân sự.

Tea Banh tên khai sinh là Tea Sangvan, Sangvan Hin-kling; sinh ngày 5 tháng 11 năm 1945 tại tỉnh Koh Kong, Campuchia; là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia. Ông là Đại tướng của Quân đội Hoàng gia Campuchia và là thành viên của Đảng Nhân dân Campuchia, Hạ nghị sĩ đại diện cho tỉnh Siem Reap trong Quốc hội Campuchia.
Cha ông là Tea Toek, sinh ra ở Trung Quốc; mẹ là Nou Pengchenda, người ở tỉnh Koh Kong. Em trai của ông là Tea Vinh, Đô đốc, Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Campuchia.
Trung Quântheo Nghiên cứu Biển Đông
http://hoinhanong.info/tq-tai-tro-100-trieu-usd-cho-chinh-bien-lat-thu-tuong-campuchia-hun-sen.html

Is China's Belt and Road working? A progress report from eight countries Beijing's infrastructure push clouded by project delays and mounting debt

GWADAR, Pakistan -- The idea of transforming the ancient fishing village of Gwadar into a bustling port city has been around since at least 1954, when Pakistan commissioned the U.S. Geological Survey to examine its coastline. Their conclusion: Gwadar, which sits on the Arabian Sea, would be an ideal location for a deep-water port.   
Gwadar's potential went unrealized for decades, but it is now at the heart of a hugely ambitious plan known as the China-Pakistan Economic Corridor, or CPEC. China has pledged to spend $63 billion to bolster Pakistan's power plants, ports, airports, expressways and other infrastructure under the initiative, which Beijing positions as one of the pillars of its $1 trillion global Belt and Road Initiative championed by Chinese President Xi Jinping.   
The investment is clearly visible at Gwadar. More than 1,000 people, about half of whom are Chinese, work at a recently completed 660-meter container terminal. Nearby is a hospital built using Chinese funds. Pearl Continental Hotel, a luxury hotel owned by a local company, stands on a hill overlooking the port. The pier is dotted with Pakistani naval and coast guard ships. Armed boats and pickup trucks patrol the area, while wooden fishing boats float in the distance.
The gains for China in all of this development are perhaps less visible, but potentially far more significant. A major goal for China is to link its landlocked western region to the port at Gwadar. This would allow ships carrying oil and other goods from the Persian Gulf to avoid the "choke point" of the Strait of Malacca, shaving thousands of kilometers off existing routes frequently patrolled by foreign navies.
China has high hopes for the deep-water port being developed in Gwadar, Pakistan.   © Reuters
For all this grand ambition, some analysts have doubts. Pakistan's trade deficit with China has been rising, and there are concerns about what happens if it is unable to repay its debt. As with other countries that have benefited recently from Beijing's largesse, some in Pakistan worry that the price of such investment could be a huge debt burden.
The China-Pakistan corridor "will no doubt be a game changer for Pakistan, but we need to be careful," said Ehsan Malik, the CEO of Pakistan Business Council, a business policy advocacy forum. "Ten years' tax concessions, 90-year leases for Chinese companies and cheap imports will impact the competitiveness of existing domestic industries."
Pakistan symbolizes both the promise and the potential peril for countries participating in China's BRI undertaking -- arguably the largest investment drive ever launched by a single country -- and its related projects.
For countries needing infrastructure, the BRI holds the promise of investment in new railways, roads, ports and other projects. But as the Nikkei Asian Review and The Banker magazine discovered in producing this special report, participating countries also have worries, ranging from a lack of participation by local workers and banks to unmanageable debt hangovers.
The Nikkei Asian Review and The Banker examined how BRI projects are unfolding in eight countries: Indonesia, Sri Lanka, Kazakhstan, Bangladesh, India, Poland, Laos and Pakistan. We also collaborated with the Center for Strategic and International Studies' Reconnecting Asia Project to aggregate key BRI infrastructure projects worldwide.
Key findings include:
Project delays After initial fanfare, projects sometimes experience serious delays. In Indonesia, construction on a $6 billion rail line is behind schedule and costs are escalating. Similar problems have plagued projects in Kazakhstan and Bangladesh.
Ballooning deficits  Besides Pakistan, concerns about owing unmanageable debts to Beijing have been raised in Sri Lanka, the Maldives and Laos.
Sovereignty concerns  In Sri Lanka, China's takeover of a troubled port has raised questions about a loss of sovereignty. And neighboring India openly rejects the BRI, saying China's projects with neighboring Pakistan infringe on its sovereignty.  
Mushtaq Khan, an economist and former chief economic adviser at the State Bank of Pakistan, acknowledges that the country's debt to China is rising. But he says Beijing "cannot afford" to bankrupt Pakistan -- in part because of the country's importance as a counterweight to India, a regional rival of China's.
"China's primary interest in Pakistan is geopolitical rather than strictly economic, and therefore, for China, repayment of the debt burden will be secondary to maintaining a good political and economic relationship with Pakistan," he said.
Gwadar, with a population of 110,000, is 90 minutes west by propeller plane from the mercantile city of Karachi in southern Pakistan and just 70km from the border with Iran. China refers to neighboring Pakistan as its "all-weather friend," but the country is not known for having a healthy business climate. Pakistan ranked 147th out of 190 countries and regions in the World Bank's Ease of Doing Business 2018.  
The deeper ties with China come amid strains between Pakistan and the U.S. In January, the U.S. State Department announced that it would suspend security assistance to Pakistan over what it called a failure to clamp down on terror groups.  
The country's economy has been battered over the years by terrorism, fuel shortages and tattered governance, but it grew 5.4% in the year through June 2017, the fastest pace in 10 years. The State Bank of Pakistan forecasts growth to approach 6% in the year ending June 2018.
The projects are underway with the belief that the troubled nation can join the vibrant club of emerging Asian economies. The government of Pakistan plans to transform Gwadar into one of the world's largest port cities by 2055, housing steel mills, terminals for liquefied natural gas, oil refineries and other facilities. Under the plan, trade and industrial zones will be concentrated on the city's east side, while the western side of the peninsula will serve as residential and tourism areas.
"Gwadar port will be a hub to link Afghanistan and Central Asia, but it is not just a trade and logistics center," said Dostain Khan Jamaldini, chairman of Gwadar Port Authority. "We will set up an industrial estate with export manufacturing zones, and invite the motorcycle and electronics industries."
"Gwadar port is not given to China only," Jamaldini said, stressing the authority's willingness to welcome U.S., European and Asian companies.
The chairman denied speculation that China could try to make Gwadar a military port in the future. "Gwadar is 100% commercial. If China [has military] needs, we have Ormara naval base near here," he said. "We have nothing to hide."
Such developments have unnerved neighboring India, which has rejected the BRI program because China is financing projects on land that is claimed by both India and Pakistan. Arun Jaitley, India's finance minister, says the BRI violates India's sovereignty. "We are not a part of the project, and the proposed [BRI] road passes through what we regard as Indian territory," Jaitley said, referring to a project in the Gilgit-Baltistan area of Kashmir. Both India and Pakistan claim the Kashmir region.
"We had to get out of this debt trap"
When Sri Lanka handed over its southern port of Hambantota to China in December 2017, many saw it as a cautionary tale for other nations that are eagerly accepting Chinese help to build grand infrastructure projects.
The country granted a 99-year lease on the port to China Merchants Port Holdings in hopes of cutting its debt, which is among the highest of the emerging economies. For its part, China gained an important beachhead for its attempt to expand its military influence in the Indian Ocean.
Chinese construction workers take a break in the Sri Lankan capital of Colombo in October 2015.   © Getty Images
Construction of the $1.5 billion Hambantota Port started in 2008 under former President Mahinda Rajapaksa. The first phase of the project, which ended in 2010, cost $361 million. While details of the second phase are unknown, Export-Import Bank of China financed 85% of the first phase of work.
But as the port's losses began to mount, the government in Colombo found itself unable to repay its debts. The country had an external debt of $48.3 billion at the end of 2017, and its annual external financing needs are $11 billion --  roughly the same as its annual tax revenue. Sri Lanka's debt to China totals $8 billion and is said to carry an interest rate of 6%.
"We had to take a decision to get out of this debt trap," said Mahinda Samarasinghe, Sri Lanka's ports and shipping minister, of the reasoning behind the 99-year lease.
Government critics have said Sri Lanka's sovereignty has been compromised by the port episode, which came only two months before the former president of neighboring Maldives warned that its debts to Beijing could force the country to cede territory to China as early as next year.
Sri Lanka is located at a strategic point for the BRI. The port of Hambantota is indispensable for China's energy security because the country imports two-thirds of its oil through shipping lanes south of the port.
Jonathan Hillman, director of the Reconnecting Asia Project at the CSIS, says India has been watching China's activity in Sri Lanka with concern. "The docking of a Chinese submarine at the port of Colombo in 2014 is one reason why the handover of a port at Hambantota in December 2017 raised alarms in Delhi. The nature of the Hambantota transaction, a debt-for-equity deal, also raised concerns," he said.
In 2009, President Rajapaksa put an end to Sri Lanka's civil war with the Liberation Tigers of Tamil Eelam and shifted government policy from fighting toward improving infrastructure ahead of the presidential election in 2010. The development of Hambantota Port, located within his constituency, was a typical project.
Rajapaksa kicked off the construction of Sri Lanka's second international airport in Mattala, an inland town 20km from the port, in 2009. Of the $209 million construction cost, Exim Bank of China put up $190 million with a concessionary loan. Mattala Rajapaksa International Airport is now called "the world's emptiest international airport" because it has only four regular flights arriving and departing per week. The Sri Lankan government plans to sell the airport, too.
India is afraid that if the airport is purchased by China, it will become a Chinese air force base. A delegation from India visited the airport last year to discuss taking it over, but an airport official said, "I heard that it was not going well due to a mismatch in conditions from both sides."
China is also involved in a $15 billion project to build "Port City Colombo" on reclaimed land in the capital. The $1.4 billion first phase of the project is being undertaken by a subsidiary of China Communications & Construction Co., which is shouldering the total cost of reclaiming 269 hectares of land.
Sri Lanka's debt equals 81.6% of its gross domestic product, which the International Monetary Fund says is the third-highest ratio among emerging economies.
Yet even after the debt problems at Hambantota were clear, China last year proposed to Sri Lanka two joint construction projects around the port: a $3 billion oil refinery and a $125 million cement factory.
To the Sri Lankan government, "there is no country or institution with ready cash other than China," a senior economic official said.
Rail lines in Southeast Asia
In the middle of a tea plantation outside Bandung, Indonesia's third-largest city, sits the future site of one of the four stations on the country's first high-speed railway.
A Chinese high-speed train exhibition in Jakarta in August 2015: Progress on a Chinese-backed railway project in Indonesia has been slow.   © Reuters
The railway is one of two ongoing projects under the BRI in Indonesia. Launched in January 2016, the planned 142km railway that will connect Jakarta and Bandung was supposed to illustrate China's expanding economic power and influence. But as of late February, local officials said only 10% of the work had been completed, making it impossible for operations to start next year as scheduled. A funding crunch is also starting to raise concerns over the financial health of Indonesian companies involved.
"After the project launch, there was almost no activity besides the land being cleared," said local villager Asep as he looked over the construction site at the Walini tea plantation. "No rail tracks. Nothing. Work only restarted around three months ago, for the underground tunnel."
Paperwork and permit problems halted the project in its first several months, after which land acquisition proved to be a major headache. Only half of total land needed has been secured. Rising land prices during the delays is partially responsible for the project's growing price tag -- from $5.5 billion when it was announced to $6 billion.
Sluggish land acquisition has had other consequences: China Development Bank, which agreed to cover 75% of the cost with loans, has repeatedly delayed disbursement, further hampering progress.
"The CDB will [start] loan disbursement this month," Chief Maritime Minister Luhut Panjaitan, whose office oversees joint Belt and Road projects with China, said on March 9. But since the bank signed the loan agreement during the BRI forum in Beijing last May, deadlines for distributing the money have been pushed back time and again.
Analysts say it is unlikely China will cancel its funding given Indonesia's strategic importance as Southeast Asia's largest economy. But some think China has other, more pressing, priorities.
"[High-speed railway] in Java island is an investment that could wait, as China has more immediate incentives to strengthen its trade routes in its neighboring countries first that are not separated by seas," brokerage Reliance Sekuritas Indonesia said in a note.
The second active BRI project in Indonesia is the Morowali Industrial Park on Sulawesi island. The island already hosts Chinese nickel smelters and a stainless steel factory. A $1.6 billion deal was signed in Beijing last year that includes the construction of a carbon steel factory and a power plant. Additionally, Indonesia's Investment Coordinating Board has designated three provinces -- North Sulawesi, North Kalimantan and North Sumatra -- for BRI investment. Future plans include the development of new industrial parks, ports, airports and tourism.
Despite the delayed railway construction, Indonesia continues to have high hopes that BRI will help cover the funding gap in President Joko Widodo's $355 billion infrastructure drive.
Bangladesh's experience has been similar. Its BRI projects were given a huge boost by Chinese President Xi's momentous 2016 state visit -- the first by a Chinese head of state in 30 years.
Schoolchildren cross a road in Dhaka in March. Bangladesh's huge infrastructure needs make it a promising partner for China.   © Reuters
But after an initial spike in activity, construction has slowed. "It started off pretty well, but while it's a bilateral initiative, it's not really just bilateral. There are other geopolitical issues which can play a part in actual execution. We see a bit of a slowdown," said Naser Ezaz Bijoy, CEO at Standard Chartered Bangladesh.
The CSIS Reconnecting Asia Project has identified three key BRI projects in Bangladesh: the Dhaka-Jessore rail line, the Payra power plant and the Karnaphuli Tunnel -- the country's first-ever underwater tunnel. Chinese development banks dominate the projects' financing, while Chinese contractors often take over the construction process.
Construction has already started for the $1.65 billion coal-fired power plant by the port of Payra. The plant is a joint venture involving Chinese power company CMC and Bangladesh's state-owned North-West Power Generation Co. While the equity will be split in half, the project's financing is fully provided by China. The plant is scheduled to be operational by December 2019.
The $4.4 billion Dhaka-Jessore rail line is still in its preparatory phase. Announced in 2016, the line is expected to launch in 2022. State-owned China Railway Construction is the project's contractor.
The construction stage for the Karnaphuli Tunnel is less clear. State-owned China Communications Construction Co. signed a $705 million contract with the Bangladesh Bridge Authority back in 2015. But in November 2017, Bangladeshi newspaper Financial Express reported that construction work had not started because the BBA was waiting for the Exim Bank of China to release funds for the project.
Whatever the delay, Bijoy notes that the two countries are a good fit. "China has overcapacity onshore and it's not growing as fast as it did in the past, so it would require external demand to support its production. Countries like Bangladesh growing at 7% will have that demand." 
A BRI rail project in Laos is further along. Construction of a 414km railway linking Vientiane, the capital, to the China-Laos border is scheduled to be completed in December 2021.
A hydropower project in Phongsaly Province, Laos: China is investing big in energy infrastructure in its southern neighbor.   © Getty Images
Talks on a possible rail project began in 2001, long before Xi introduced the idea of building a "new Silk Road." The two countries did not sign a memorandum of understanding until April 2010, however. After a number of further delays, a ceremony marking the official start of construction was held in December 2016 at Luang Prabang, Laos' ancient royal capital, which will be one of the main stations on the new rail line.
"When it comes to Laos, China has for many years had a strategy to use its railway system to drive into Southeast Asia to bind these countries to China," said James Stent, who served for 13 years on the boards of China Minsheng Bank and China Everbright Bank in Beijing.
There are complaints among Laotians that the labor on the rail line is predominantly Chinese, detracting from any knock-on benefits to the economy. Development banks worry that the $6 billion rail project will exacerbate Laos' already precarious debt levels, which reached 68% of GDP in 2016, increasing the debt distress level from "moderate" to "high" in the recent World Bank/IMF Debt Sustainability Analysis. Laos' budget deficit in 2017 was 4.8% of GDP, compared with 4.6% in 2016.
"There was some impact from the rail project because the government has to contribute $250 million to the project over the next five years, or $50 million a year from domestic revenues," said one development bank economist. "This money will mainly pay for the compensation to affected people along the railway line."
China and Laos have set up a 70/30 joint venture to finance the railway project. Each side needs to contribute 40% of their investment commitment in cash, which means that Laos, with 30% of the joint venture, needs to contribute $715 million over the five-year construction period. Of this, $250 million will come from the national budget. The remaining $465 million will be borrowed from the Exim Bank of China at a 2.3% interest with a five-year grace period and a 35-year maturity.
A worry hanging over the joint venture is: Who will pick up the tab if the railway does not make money? That may be more of a concern for Laos than for China. "It probably is not a commercially viable project in the time frame of a Western bank," Stent said. "But once you add in what China's objectives are, it makes sense for China."
Nikkei staff writers Yuji Kuronuma and Erwida Maulia, and The Banker contributing writer Peter Janssen contributed to this report.
https://asia.nikkei.com/Spotlight/Cover-Story/Is-China-s-Belt-and-Road-working-A-progress-report-from-eight-countries