Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

Báo cáo World Air Forces 2018: Không quân Hải quân và Không quân Việt Nam có gì mới?

Flight Global đã công bố Báo cáo Không quân Thế giới 2018, cập nhật dữ liệu mới nhất, chi tiết về vũ khí trang bị của không quân từng quốc gia, trong đó có Không quân Việt Nam.


Báo cáo World Air Forces 2018: Không quân Hải quân và Không quân Việt Nam có gì mới?

Hàng năm Tạp chí Flight Global chuyên về hàng không quốc tế (trong đó có hàng không quân sự) đều công bố Báo cáo Không quân Thế giới (World Air Forces) thường niên với những dữ liệu cập nhật và thông tin chi tiết về vũ khí trang bị của không quân hầu hết các quốc gia.
Không quân Việt Nam có gì mới?
Trong Báo cáo Không quân Thế giới 2018 (World Air Forces 2018), Flight Global có đề cập tới Không quân Việt Nam với dữ liệu tương đối chi tiết về vũ khí trang bị hiện có trong biên chế và được chia theo lĩnh vực:
- Không quân Nhân dân Việt Nam với các chủng loại máy bay chiến đấu, máy bay tác chiến đặc biệt, trực thăng vũ trang/trực thăng vận tải, máy bay huấn luyện kèm theo số lượng đang hoạt động trong biên chế (Active) và số lượng đang đặt mua (Ordered).
- Không quân Hải quân Việt Nam với các chủng loại máy bay tác chiến đặc biệt, máy bay vận tải và trực thăng chiến đấu/trực thăng vận tải, cũng kèm theo số lượng đang hoạt động trong biên chế (Active) và số lượng đang đặt mua (Ordered).
Báo cáo World Air Forces 2018: Không quân Hải quân và Không quân Việt Nam có gì mới? - Ảnh 1.
Báo cáo Không quân Thế giới 2018, phần chi tiết về Không quân Việt Nam trong ô khoanh đỏ. Nguồn: Flight Global.
Báo cáo World Air Forces 2018: Không quân Hải quân và Không quân Việt Nam có gì mới? - Ảnh 2.
Báo cáo Không quân Thế giới 2017, phần chi tiết về Không quân Việt Nam trong ô khoanh đỏ. Nguồn: Flight Global.
So sánh giữa Báo cáo mới nhất (2018) với dữ liệu cập nhất đến cuối năm 2017 với năm ngoái (2017) với dữ liệu cập nhất đến cuối năm 2016, số lượng chi tiết hầu như không có thay đổi gì, đa phần là giống nhau, không tăng, không giảm.
Cụ thể, đối với Không quân Nhân dân Việt Nam, hiện trong biên chế có:
- Máy bay chiến đấu: 36 máy bay tiêm kích bom Su-22, 40 tiêm kích Su-27 và tiêm kích đa năng Su-30MK2 (còn 6 chiếc Su-30MK2 đang chờ bàn giao);
- Máy bay tác chiến đặc biệt: 1 máy bay tuần thám biển M-28 (MPA);
- Máy bay vận tải: 30 An-26 và 3 C-295;
- Trực thăng chiến đấu/trực thăng vận tải: 2 trực thăng Ka-32, 87 trực thăng Mi-8/17, 25 trực thăng chiến đấu Mi-24/35, 15 trực thăng vận tải UH-1.
Đối với Không quân Hải quân Việt Nam, hiện trong biên chế có:
- Máy bay tác chiến đặc biệt: 3 máy bay tuần thám biển DHC-6 Guardian 400 (MPA);
- Máy bay vận tải: 3 máy bay tuần thám biển DHC-6 Guardian 400;
- Trực thăng chiến đấu: 2 trực thăng H-225M (EC-225) và 8 trực thăng săn ngầm Ka-28.
Những điểm đáng chú ý
Số liệu thống kê về máy bay của Không quân và Không quân hải quân Việt Nam trong báo cáo 2 năm liên tiếp 2017 và 2018 hầu như không có thay đổi gì, tuy nhiên có 2 hạng mục biến động với dữ liệu cập nhật mới.
Đầu tiên là Báo cáo 2018 bổ sung thêm việc Không quân Hải quân Việt Nam đưa vào sử dụng 2 trực thăng 2 trực thăng vận tải H-225M (EC-225), trong số liệu năm 2017 chưa thấy đề cập tới loại máy bay trực thăng bay biển thuộc loại tốt nhất thế giới này.
Tiếp đó, số lượng máy bay huấn luyện phản lực L-39 của Không quân Việt Nam tính tới cuối năm 2017 (mốc thời gian chốt số liệu để đưa vào Báo cáo Không quân Thế giới 2018 của Flight Global) là 28 chiếc tăng nhẹ so với 25 chiếc cuối năm 2016 (mốc thời gian chốt số liệu cho Báo cáo Không quân Thế giới 2017).
Báo cáo World Air Forces 2018: Không quân Hải quân và Không quân Việt Nam có gì mới? - Ảnh 3.
Sửa chữa máy bay huấn luyện L-39 tại Phân xưởng 2, Nhà máy A41. Ảnh: Báo PK-KQ.
Mặc dù không đưa ra giải thích cho việc máy bay huấn luyện phản lực L-39 tăng nhưng một số chuyên gia quốc tế nhận định rằng có thể trong năm 2017 Việt Nam đã sửa chữa, tăng hạn thành công thêm 3 chiếc máy bay loại này nhờ "Dự án dự án sửa chữa lớn, tăng tổng niên hạn máy bay L-39 lên trên 30 năm", đưa chúng trở lại đơn vị phục vụ công tác đào tạo phi công mới.
Bên cạnh đó, truyền thông quốc tế cho rằng cuối năm 2016, đầu năm 2017, Không quân Việt Nam đã nhận nốt 2 chiếc Su-30MK2 cuối cùng trong hợp đồng đặt mua 12 chiếc ký năm 2013 với Nga, tuy nhiên, dường như trong báo cáo của Flight Global chưa cập nhật số liệu này mà vẫn cho rằng còn tới 6 chiếc Su-30MK2 chưa được bàn giao.
Báo cáo World Air Forces 2018: Không quân Hải quân và Không quân Việt Nam có gì mới? - Ảnh 4.
Nhà máy chế tạo máy bay Komsomolsk-on-Amur (KnAAPO) chụp ảnh lưu niệm cùng hai chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK2 mang số hiệu 8593 và 8594 năm 2016 (cũng là 2 cuối cùng trong hợp đồng mua 12 chiếc của Việt Nam).
Ngoài ra, Không quân Việt Nam được cho là đã loại biên toàn bộ các máy bay trực thăng chiến đấu Mi-24/35 từ lâu do hết niên hạn sử dụng và thiếu phụ tùng thay thế, sửa chữa, tuy nhiên Báo cáo vẫn cho rằng 25 chiếc máy bay loại này vẫn đang hoạt động (Active).
Có thể Flight Global cho rằng Mi-24/35 của Việt Nam vẫn đang được niêm cất, có thể đưa vào sử dụng trở lại nếu chúng được sửa chữa, nâng cấp.
Mặc dù một vài số liệu trong Báo cáo World Air Forces 2018 của Flight Global có thể không trùng khớp hoặc khác với thực tế, tuy nhiên nhiều chuyên gia đánh giá đây là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, tương đối đầy đủ về Không quân của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
http://soha.vn/bao-cao-world-air-forces-2018-khong-quan-hai-quan-va-khong-quan-viet-nam-co-gi-moi-20180618094349669.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét