Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Tham vọng của Hải quân Trung Quốc đến năm 2030: Có đáng sợ?

Nhiều khả năng đến 2030, Trung Quốc sẽ sở hữu ít nhất 4 tàu sân bay, gồm CV-16, Type 002 và Type 003, với chiếc thứ 4 là mẫu Type 003 thứ hai hoặc có thể là tàu sân bay hạt nhân.


Tham vọng của Hải quân Trung Quốc đến năm 2030: Có đáng sợ?

Tàu khu trục và khinh hạm
Những năm gần đây, sự gia tăng các tàu chiến mặt nước của Hải quân Trung Quốc (PLAN) đã giúp cải thiện đáng kể năng lực tổng thể của lực lượng này. Sự xuất hiện của tàu khu trục lớp Type 055 và tỷ lệ sản xuất cao các tàu Type 055 và Type 052D tại 2 nhà máy đóng tàu lớn đã thay đổi đáng kể các dự đoán về cơ cấu tàu chiến mặt nước của PLAN so với vài năm trước.
Trong 8 năm, từ 2010 - 2018, các nhà máy đóng tàu Trung Quốc đã hạ thủy 24 tàu khu trục, gồm 4 tàu Type 052C, 16 tàu Type 052D và 4 tàu khu trục cỡ lớn Type 055. Trong khi đó, 20 năm trước, từ 1990 - 2010, chỉ có 10 tàu khu trục được hạ thủy (không tính 4 tàu khu trục lớp Sovremenny mua từ Nga).
Nhiều đồn đoán gần đây cho biết, PLAN sẽ chế tạo thêm khoảng 12 tàu khu trục lớp Type 055 nữa trước khi chuyển sang lớp 055A tiên tiến hơn, có thể là vào đầu những năm 2020. Dự kiến cũng sẽ có khoảng 12 chiếc Type 052D sẽ được PLAN được sản xuất rồi tiếp theo mới đến biến thể cải tiến Type 052E. Cả 055A và 052E được cho là sẽ tích hợp các công nghệ đẩy mới dưới dạng động cơ điện, một phần hoặc toàn bộ.
Nếu hai nhà máy đóng tàu Giang Nam và Đại Liên tiếp tục đóng các khu trục hạm với tốc độ như những năm gần đây thì dự kiến mỗi năm họ sẽ cho ra lò khoảng 3 tàu khu trục Type 052D/E và 2 tàu khu trục Type 055/A. Và nếu như tốc độ sản xuất như vậy được duy trì từ 2019 đến đầu 2030 thì PLAN sẽ bổ sung thêm khoảng 33 tàu khu trục 052D/E và 22 tàu 055/A.
Xét tới số lượng tàu khu trục hiện đại của Trung Quốc, loại tương đương tàu Aegis (6 chiếc Type 052C cùng 10 chiếc Type 052D đang hoạt động, 6 chiếc Type 052D đang thử nghiệm trên biển hoặc vừa hạ thủy, 4 chiếc Type 055 đang thử nghiệm hoặc cũng mới hạ thủy) thì tổng số tàu khu trục 7.000 tấn sẽ rơi vào khoảng 55 chiếc còn tàu khu trục 12.000 tấn sẽ là 26 chiếc.
Như vậy, dự kiến đến năm 2030, nhiều khả năng PLAN sẽ sở hữu khoảng 40 tàu khu trục 7.000 tấn (Type 052C/D/E) và 20 tàu khu trục 12.000 tấn (Type 055/A).
Tham vọng của Hải quân Trung Quốc đến năm 2030: Có đáng sợ? - Ảnh 1.
Kunming (DDG-172) - Tàu khu trục lớp Luyang-III đầu tiên được Trung Quốc hạ thủy tháng 3/2014. Ảnh: Naval Technology
Tàu ngầm
Với các tàu ngầm của PLAN, cả chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSN, SSBN) và điện - diesel (SSK), số lượng có phần khó đoán định hơn. Nhưng có một điều có thể xác nhận chắc chắn là trong những năm tới, PLAN sẽ bổ sung thêm nhiều lớp tàu mới cho mỗi chủng loại, cụ thể là SSN 09V, SSBN 09VI và SSK 039C.
Tuy nhiên, số lượng chính xác các tàu đang hoạt động hiện nay là chưa rõ. Một số dự đoán cho rằng PLAN có thể đang sở hữu từ 6-9 tàu SSN 09III thuộc nhiều biến thể khác nhau, cũng như khoảng từ 2-3 tàu SSN 091 cũ hơn.
Lực lượng này cũng có tối đa khoảng 5 chiếc SSBN 09IV, hơn 12 chiếc SSK lớp Type 039A/B mới nhất đang hoạt động cùng với khoảng 13 chiếc SSK lớp Type 039, 12 chiếc SSK lớp Kilo và đâu đó vào khoảng 16 chiếc SSK lớp Type 035 cũ hơn và có khả năng đang trong quá trình loại biên.
Cơ sở sản xuất tàu ngầm hạt nhân mới ở Huludao sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo tiềm năng mua sắm tàu ​​ngầm hạt nhân tương lai của PLAN nói riêng và số lượng tàu ngầm mà họ sở hữu nói chung.
Hiện chưa rõ PLAN mong muốn đóng mới các tàu SSN và SSBN ở tốc độ như thế nào cũng như mức độ tiên tiến về công nghệ của chúng. Tuy nhiên, quy mô lớn của cơ sở sản xuất tàu ngầm hạt nhân mới cho thấy PLAN đã lên kế hoạch đóng thêm rất nhiều tàu ngầm hạt nhân.
Bức tranh không rõ ràng về khả năng đóng tàu ngầm của Trung Quốc có nghĩa là rất khó đưa ra được dự báo chính xác, ngay cả trong thời gian trung hạn. Tuy vậy, theo một ước tính khá thận trọng thì cơ sở đóng tàu mới của Trung Quốc sẽ cho ra đời mỗi năm 1 chiếc SSN và mỗi hai năm 1 chiếc SSBN. Do đó đến 2030, PLAN sẽ có thêm 8 chiếc SSN và từ 3-4 chiếc SSBN.
Nhưng cần lưu ý rằng, tiềm năng sản xuất của cơ sở sản xuất tàu ngầm mới sẽ gia tăng nếu họ đạt độ chín về công nghệ. Ở kịch bản này, đến năm 2030 PLAN sẽ có tới từ 30 - 40 chiếc SSN mới.
Tham vọng của Hải quân Trung Quốc đến năm 2030: Có đáng sợ? - Ảnh 2.
Tàu ngầm cải tiến Type 039B/039C tham gia chạy thử trên biển
Tàu sân bay
Những hình ảnh gần đây về nhà máy đóng tàu Giang Nam đã xác nhận, Trung Quốc đang tiến hành chế tạo chiếc tàu sân bay thứ 3 của nước này- Type 003. Đây là một tàu sân bay chạy bằng năng lượng thông thường với lượng choán nước đầy tải 80.000 tấn và được trang bị máy phóng điện từ. Dự kiến, Type 003 sẽ ra mắt sớm nhất vào năm 2021 và sẽ hoạt động 2 năm sau đó.
Cùng với CV-16 Liêu Ninh đang hoạt động và tàu Type 002 chưa được đặt tên đưa vào vận hành năm 2019, PLAN có thể sẽ trang bị thêm 3 tàu sân bay nữa, sớm nhất là vào năm 2023. Tuy nhiên, hiện chưa rõ Trung Quốc sẽ tiến hành các bước tiếp theo như thế nào sau khi Type 003 được hạ thủy.
Có tin đồn cho rằng, nhà máy đóng tàu Đại Liên (nơi đóng Type 002) có thể sẽ chế tạo một tàu sân bay khác tương tự như Type 003, tiếp đó là một tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, sản xuất tại Đại Liên hoặc Giang Nam. Cũng có thể Type 003 sẽ được chế tạo ngay sau chiếc tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân xuất xưởng.
Dù theo kịch bản nào đi chăng nữa thì nhiều khả năng PLAN sẽ sở hữu 4 tàu sân bay vào năm 2030, gồm CV-16, Type 002 và Type 003, với chiếc thứ 4 là mẫu Type 003 thứ hai hoặc có thể là tàu sân bay chạy bằng hạt nhân.
Tùy thuộc vào sự tự tin của PLAN vào các công nghệ chủ chốt cũng như kinh nghiệm vận hành tàu sân bay của chính họ, rất có thể PLAN sẽ đặt thêm nhiều đơn hàng hơn nhưng tối đa đến 2030 lực lượng này cũng sẽ chỉ có 5-6 chiếc là cùng.
Tham vọng của Hải quân Trung Quốc đến năm 2030: Có đáng sợ? - Ảnh 3.
Tàu sân bay Type 002 tại cảng Đại Liên ngày 26/4/2017
Tàu đổ bộ
Tính đến đầu năm 2019, Trung Quốc đã có 6 tàu đổ bộ (LPD) 25.000 tấn đang hoạt động, trong khi chiếc thứ 7 vẫn đang được hoàn thiện và chiếc thứ 8 đang được đóng mới. Các biến thể tàu đổ bộ chở trực thăng (LHD) lớp Type 075 được mong đợi từ lâu dự kiến ​​sẽ ra mắt sớm nhất là vào cuối năm 2019 với số lượng nhiều nhất là 3 chiếc.
Type 075 được cho là có lượng giãn nước đầy tải khoảng 36.000 tấn, nhỏ hơn so với các tàu LHD lớp Waspand America của Hải quân Mỹ nhưng lớn hơn hầu hết các lớp tàu tương tự khác trên thế giới.
Nhiều thông tin gần đây cho thấy, một biến thể Type 075 cỡ lớn hơn có thể sẽ được PLAN đóng mới sau 3 chiếc Type 075 đầu tiên, với lượng giãn nước trên 40.000 tấn. Tất cả các tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn của Trung Quốc đều được đóng tại nhà máy đóng tàu Hudong Zhonghua và dự kiến ​​sẽ không có gì thay đổi trong tương lai gần.
Rất khó dự đoán về quy mô hạm đội tàu LPD và LHD của PLAN trong tương lai vì công tác mua sắm các tàu lớp Type 071 có phần không theo quy luật.
Nếu giả sử tàu LPD lớp Type 075 lớn hơn mất nhiều thời gian đóng hơn (khoảng 1,5 năm chẳng hạn) và giả sử năng lực sản xuất không được mở rộng, thì đến năm 2030 PLAN sẽ có một đội tàu liên hợp (LPD và LHD) gồm 8 chiếc LPD lớp Type 071 và 7 chiếc LHD lớp Type 075. 
Tuy nhiên, nếu có thêm các đơn đặt hàng khác được bổ sung thì PLAN có thể sở hữu tới 12 chiếc LPD và từ 5-6 chiếc LHD vào năm 2030. Nhưng ngay cả khi nếu PLAN chỉ đạt được con số ước tính thấp nhất thì tổng số lượng tàu đổ bộ của họ cũng sẽ đứng thứ hai thế giới sau Hải quân Mỹ.
Tóm lại, ở thời điểm hiện nay có thể dự báo rằng đến năm 2030, PLAN có thể sẽ sở hữu các chủng loại tàu với số lượng cụ thể như sau:
- 16-20 tàu khu trục Type 055/A (loại 12.000 tấn);
- 36-40 tàu khu trục Type 052D/E (loại 7.000 tấn);
- 40-50 khinh hạm Type 054A/B (4.000 - 5.000 tấn)
- Khoảng 60 tàu ngầm SSK;
- Trên 16 tàu ngầm SSN (gồm cả 6-8 chiếc SSN hiện nay);
- Từ 8 tàu SSBN trở lên (gồm cả 4-5 tàu SSBN hiện nay);
- Ít nhất 4 tàu sân bay;
- Ít nhất 8 tàu LPD Type 071 (25.000 tấn)
- Ít nhất 3 tàu LHD Type075 (36.000 tấn)
http://soha.vn/nam-2030-hai-quan-trung-quoc-manh-den-dau-20181130094533628.htm

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

Trận chiến lớn nhất giữa Liên Xô và Trung Quốc đã ảnh hưởng thế nào đến chiến tranh Việt-Trung năm 1979?

Image may contain: mountain, sky, outdoor and nature

Lời giới thiệu: “Ông Liên Xô, bà Trung Quốc, ông đi guốc, bà đi giày, ông nhảy dây, bà đá bóng, ông đi tắm, bà cài then…” là một câu đồng dao của trẻ con miền Bắc những năm 60-70 của thế kỷ trước. Mà như lịch sử cho thấy những câu đồng dao của mọi dân tộc dù có vẻ ngô nghê nhưng đều ẩn chứa thông tin về những thời kỳ lịch sử đầy biến động, những sự kiện nội địa và quốc tế vô cùng đình đám. Và dù đã thuộc nằm lòng câu hát này, chỉ khi đã lớn lên, đã đi khắp bốn phương trời chúng ta mới bắt đầu hiểu láng máng về nó, về một bức tranh quan hệ vô cùng phức tạp giữa hai “người anh lớn” của chúng ta, giữa hai “đảng cộng sản anh em”, và hơn hết giữa hai đại cường quốc mà chúng ta cứ đơn giản nghĩ rằng họ đang cùng một trục, với kim chỉ nam là học thuyết Mác-Lê. Chúng ta có học được gì không ư, có vẻ như học chả được nhiều lắm đâu, nhất là với thân phận “đánh Mỹ cho Liên Xô, Trung Quốc”.

Mở đầu 1: QUAN HỆ XÔ-TRUNG:
Liên Xô chiến thắng trong chiến tranh thế giới 2, từ đó tạo tiền đề cho việc sinh ra nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Trong vai trò người chiến thắng họ có thêm được một đồng minh khá chắc chắn (cùng phe XHCN cơ mà) lại là láng giềng, nên phải nói là thời gian đầu Liên Xô giúp đỡ Trung Quốc khá nhiều, cũng đúng thôi, Liên Xô còn giúp nhiều nước XHCN khác nữa là, toàn “đồng chí” cơ mà. Khi đó họ đang vượt xa Trung Quốc về khoa học kỹ thuật, thể thao văn hóa, uy tín quốc tế và tiềm năng quân sự thì khỏi nói rồi. Thế nên thời gian đó rất nhiều cán bộ Trung Quốc được đào tạo ở Liên Xô, vùng phía bắc ráp gianh thi Liên Xô giúp cho biến Harbin (Cáp Nhĩ Tân) thành trung tâm công nghiệp nặng, rồi còn có thể kể thêm ngành khai khoáng, thậm chí một phần nào đó của công nghiệp quốc phòng. Văn học Nga và Xô Viết và âm nhạc Nga được phổ biến rộng rãi (lan tỏa sang cả Bắc Việt Nam). Say sưa với thắng lợi, có vẻ như Liên Xô bỏ qua mất một điều: không hiểu những cái đầu của lãnh tụ Trung Quốc đang nghĩ gì…
Chiến tranh giữa hai miền của Triều Tiên nổ ra với ý đồ của Liên Xô mượn tay Bắc Triều Tiên để thống nhất bán đảo này, quân đội phương bắc đang thắng thế thì Mỹ và Liên Hiệp Quốc đưa quân vào can thiệp, thế cờ thay đổi hoàn toàn. Không thể để cho một quốc gia “tư bản” hình thành ngay bên nách mình Trung Quốc đã tung quân trợ giúp Bắc Triều Tiên. Thế cờ lai một lần nữa đảo ngược, và cuối cùng hòa ước phân chia ranh giới hai miền quay về vĩ tuyến 38 như trước kia. Không phải để giúp Liên Xô, mà ngược lại từ nay Bắc Triều Tiên không chỉ phụ thuộc vào sự trợ giúp của Liên Xô mà còn bị ảnh hưởng rất lớn của Trung Quốc nữa! “Tên sen đầm quốc tế” là USA phải thấy TQ như một lực lượng đáng gờm, chứ không còn là nước đàn em theo đuôi của LX nữa! Cách suy nghĩ, cách hành xử của TQ khi can thiệp vào cuộc nội chiến của nước lân bang mọi người có thấy giống ở đâu không ạ…? Chuyện đó chúng ta sẽ bỏ qua!
Chưa kịp quen hết với những thói quay quắt của Trung Quốc thì những thay đổi về nhân sự và chính trị của LX bị TQ đả phá tơi bời. Việc Nikita Khrushev tại đại hội đảng LX 1956 đả phá mạnh mẽ tệ sùng bái cá nhân (lãnh tụ Stalin) bị Mao coi là “phản bội”, lãnh đạo LX bị coi là “bè lũ xét lại” (từ này du nhập rất nhanh vào Việt Nam đấy). Ngược lại LX đả phá “bọn Maoist” với biết bao trò man rợ, ngô nghê kiểu “cách mạng văn hóa”, học Mao tuyển, “đại nhảy vọt”, diệt chim sẻ, cả nước làm luyện kim… TQ rút tất cả các sinh viên, chuyên gia của mình đang ở LX về nước, cao giọng đòi hỏi những thứ cực kỳ ngang ngược Chẳng hạn đòi sáp nhập Mông Cổ! Hay đòi Liên Xô phải trao ra bí mật chế tạo tàu ngầm hạt nhân cho TQ (xin nhớ công nghệ chế tạo bom nguyên tử là quà tặng của Stalin cho Mao đấy…)!? Hãy nhớ lại chính phủ Bắc Việt Nam đã phải vất vả thế nào để chiều lòng được cả “hai ông anh” mà nhất là ông anh láng giềng Trung cộng, trong khi “hai ông anh” giúp ta đầu tiên là chống Pháp, sau đó gây dựng “nền kinh tế mới XHCN” và rồi chống Mỹ và chế độ Việt Nam cộng hòa. TQ lúc nào cũng leo lẻo chê bai những ai chúng coi là không quán triệt đường lối Marx-Lênin-Mao nhưng khi năm 1968 Tiệp Khắc quyết tâm cải cách chính trị, từ bỏ con đường cộng sản (“mùa xuân Praha”) và đến 8/1968 Liên Xô chớp nhoáng tiến hành chiến dịch “Dunai” cùng các thành viên khối Varsava thực chất là xâm chiếm và đè bẹp chính quyền Dubcek thì TQ lại lên tiếng ủng hộ Dubcek (hoàn toàn không phải vì TQ “tiến bộ” hay “dân chủ” gì, đơn giản là “thích thì phê phán thôi” – TQ phê phán LX còn ác liệt hơn tất cả các nước phương tây nữa! TQ gọi đấy là “cuộc xâm lược man rợ” và “sự phản bội trắng trợn chủ nghĩa Mác-Lê”! Trong khi LX biện bạch và các nước XHCN khác đồng thanh: ”Các nước trong khối XHCN thực hiện nghĩa vụ quốc tế đã tới để giúp đỡ nước Tiệp Khắc anh em”... Và LX tuyên truyền rộng rãi rằng “trước 8/1968 TQ chỉ từ chối cùng giúp đỡ nhân dân Việt Nam anh em, còn sau sự kiện “mùa xuân Praha” TQ đã hoàn toàn chuyển sang phe phản cách mạng”. Tức là đối với LX thì TQ đã “phản bội” và giờ đứng cùng một bè đảng với Mỹ, Tây Đức, Anh... là các nước “phản động”. Tuy nhiên sau đó vài tuần truyền thông của Liên Xô cố tình không đưa tin gì về phản ứng của lãnh đạo và nhân dân TQ về “mùa xuân Praha” – có lẽ Đảng CS LX không dám làm quá ầm ĩ vì “xấu chàng hổ ai” – nếu không khối XHCN sẽ lung lay mạnh lắm. Lạ hơn nữa cái logic của Mao Trạch Đông khi kết tội Brezhnev thông đồng với Washington để đàn áp dân chủ ở Tiêp Khắc...

Mở đầu 2: ĐẢO TRÂN BẢO (DAMANSKY) VÀ TRANH CHẤP LÃNH THỔ LX-TQ

Image may contain: outdoor

Sa hoàng đã để lại một di sản khổng lồ với lãnh thổ bằng 1/6 diện tích đất trên quả địa cầu. Sau thế chiến II thậm chí LX không mất đất mà còn “ăn ra” với nửa đảo Sakhalin và mấy quần đảo lấy được của Nhật. Riêng với TQ đó là 7500 km chiều dài biên giới, mà phải nói rằng tuy rất tham lam và có số dân, số quân vượt trội nhưng quân đội Xô Viết quá “đáng sợ” thế nên LX chả mất cột cây số nào vào tay láng giềng phía nam. Trừ đảo Damansky...
Đó là một bãi bồi giữa con sông Ussury chia cắt lãnh thổ của LX và TQ ở vùng Primorye-Viễn Đông, Nga.Theo thông lệ quốc tế thì biên giới giữa hai nước phải là đường giữa sông, nhưng từ thời Sa hoàng Nga tuy bị thua Nhật tan tác ở vùng này, nhưng lại “át vía” được TQ thế là Sa hoàng cứ đòi đường biên giới là mép bờ nước về phía TQ cơ! Đành phải chịu đấy, TQ yếu mà! Đảo này trước kia nó là một phần của bờ sông Trung Quốc, bị dòng nước xói mòn nên thành ra dải cát giữa sông, thực ra nó bé tí (74 ha) và khi nào nước sông dâng cao thì chìm nghỉm, tuy thế Nga “đành hanh” bảo là của Nga! Phải chịu chứ biết làm sao chứ thực chất đây đúng là “mảnh đất chim ỉa” chả có lợi ích gì, đúng hơn so với việc sau này quan chức Việt Nam gọi HS-TS nhiều!
Năm 1949 khi Mao chủ tịch lần đầu tiên tới Matxcơva thăm nước LX - "người anh cả vĩ đại" và tất nhiên đề nghị Stalin giúp đỡ trong công cuộc xây dựng CNXH ở TQ. Khi nhận được lời hứa từ Iosiv Stalin Mao nhẹ nhàng hỏi thêm:
-vậy đến khi nào LX sẽ trả lại những lãnh thổ mà từ xa xưa vốn thuộc về Trung Quốc?
-những lãnh thổ nào nữa? Stalin ngán ngẩm hỏi sau một thời gian im lặng...
Mao đành giải thích đầu đuôi, từ thời Sa hoàng Alexey đệ nhị... Stalin nói một câu bất hủ mà Mao phải nuốt giận ra về, nhưng có lẽ chẳng bao giờ quên được:
-Bây giờ chúng tôi có những vị Sa hoàng mới rồi. Chúng ta là những người cộng sản, mọi thứ đều phải là của chung...
Đến khi 2 nước trở thành “XHCN anh em” rồi thì TQ mới cao giọng đòi đất, thực ra có lẽ để “nắn gân” “người anh em” LX hơn, chứ Mao Chủ tịch nói ngay tại đại hội ĐCS LX là “sẵn sàng hy sinh 300 triệu người TQ để làm cách mạng thế giới” còn riêng đối với LX thì “đất của tổ tiên người TQ trải dài từ Sibery cho tới Kamchatka” – tức là trong việc thực hiện mộng bá quyền của mình LX sẽ là vật chướng ngại lớn nhất!
LX đặt trạm biên phòng gần đấy, và vào mùa đông sông đóng băng thì bên trên đảo có độ một trung đội lính biên phòng chiếm giữ. Trong mọi cuộc đàm phán song phương cái tên “Damansky” hay tên TQ “Trân Bảo đảo” luôn được nhắc tới, TQ đòi còn LX chây ì! Càng ngày TQ càng gây sức ép, phía LX đếm được tới hơn 5000 vụ khiêu khích và vi phạm đường biên giới từ phía TQ chỉ riêng trong một năm (giống Lạng Sơn chưa?). Đầu tiên là nông dân (có thể là binh lính TQ cải trang) giả vờ lạc đường sang địa phận LX, thế rồi cãi lý om sòm rằng họ vẫn đang trên đất TQ đây chứ đâu, rồi sau này dân quân TQ và Hồng vệ binh liên tục đứng giương biểu ngữ, rủa xả đe dọa lính biên phòng LX, thậm chí có những lúc quân hai bên đánh nhau tay không như trong phim, nhưng lệnh từ cấp cao nhất tại điện Kremlin ban xuống: “đấu tranh hòa bình, cấm dùng vũ khí!”. Tình thế căng thẳng như vậy kéo dài nhiều năm, phía TQ toan tính nhiều phương án tấn công, phía LX có lẽ lâu ngày ảo tưởng về “người anh em” phương nam này chỉ dám nói chứ chả dám làm… Cũng phải nói thêm vì sao phía LX có vẻ như chủ quan: năm 1964 Khrushev muốn xoa dịu Mao nên hứa trả không chỉ Damansky mà còn nhiều đảo khác với tổng diện tích đến 20000 km2 cho TQ, nhưng Mao từ chối nhận quà tặng từ “kẻ phản bội” (Khrushev coi Stalin là phản bội, còn Mao coi Khrushev là phản bội). Vậy lí do gì mà từ chối món quà hậu hĩnh 20000 km2 rồi lại phải tấn công để đánh chiếm 0,73 k2 đảo không người, mà không sớm thì muộn nếu đấu tranh ngoại giao lâu lắm cũng chỉ vài năm rồi TQ sẽ đòi được mà không phải đổ máu? Chỉ có thể giải thích rằng: Mao từ chối “quà tặng” (mà cái ông Khrushev này cũng hay tặng đất vung vinh lắm cơn!) chỉ vì muốn tỏ ra đối với “tay sen đầm quốc tế” Mỹ là mình chả lệ thuộc vào CCCP, chả coi LX ra gì và sắn sang tấn công thậm chí cả LX bằng quân sự! Bức tranh quan hệ quốc tế thực sự rối ren: LX và TQ đều đang là đối thủ với Mỹ tuy không tham gia trực tiếp vào chiến trường Việt Nam, Nixon đang ôm lại vũng lầy Việt Nam khá là bế tắc, còn cả Mao và Brezhnev đều liên tục phát tín hiệu muốn đón tiếp, gặp gỡ tổng thống Mỹ ngay tại nước mình! Thế cờ đó được “cánh tay phải” của Nixon là ngoại trưởng Kissinger tận dụng tối đa… Thay cho Khrushev, TBT Brezhnev dù sao cũng kịp cẩn thận tăng cường sức mạnh quân sự của quân đội LX tại Viễn Đông lên mức tối đa!

CHIẾN SỰ:
Việc triển khai chiến sự với LX được tính toán kỹ lưỡng, cả thời điểm, số lượng quân tham gia – có nguồn tin bảo rằng chính phủ LX được nguyên soái Lâm Bưu báo từ trước, có lẽ chỉ không biết được chính xác là bao giờ thôi.
Cuối tháng 2/1969 ở vùng Primorye mới tiến hành tập trận, kết thúc xong các đơn vị và khí tài chính được kéo sâu vào cách biên giới ít nhất cũng 50 km. Mọi người đều mệt mỏi, tinh thần thả lỏng sau mấy ngày vất vả... Đêm mồng 1, rạng sáng mồng 2 tháng 3 năm 1969 một toán quân TQ trang bị súng ống đầy đủ âm thầm kéo tới hòn đảo này trên mặt băng (thời gian này mùa đông, nhiệt độ thường 20-30 độ âm, dòng sông Ussuri luôn đóng băng). Khi bộ đội biên phòng LX phát hiện ra, cũng tưởng như mọi lần thôi, họ tiến ra để “đấu lý” và thế là theo hiệu lệnh của tên chỉ huy lính TQ xả súng tiêu diệt, gần như cả toán quân 32 người của chỉ huy – thượng úy Ivan Strelnikov bị xóa sổ hoàn toàn. Không những thế sau đó thân thể của họ còn bị băm vằm, móc mắt… vô cùng dã man. Hạ sỹ Akulov bị thương và bắt làm tù binh, sau bị tra tấn dã man cho đến chết (vết tích còn rõ khi bên TQ trao trả lại xác cho phía LX). Duy nhất một binh nhì Genadi Serebrov thoát thân được. Toán quân thứ hai của Rabovich bị rơi vào vòng vây của địch. Nhưng lúc đó tốp quân của hạ sĩ Yuri Babansky bắt đầu tiến từ đồn biên phòng ra, và đã biết về tổn thất hoàn toàn của hai toán quân đi trước. Đáng nhẽ có thể quay lại đồn cố thủ để chờ viện binh nơi khác đến nhưng quả thực họ vô cùng căm thù vì đòn đánh ác độc và bất ngờ của quân TQ, nên dù rất ít người nhưng họ đã chuyển thành thế tấn công, trận chiến đẫm máu kéo dài khoảng 5 giờ đồng hồ, số lượng người chết các bên là: LX mất 31 lính biên phòng, bị thương 14 - phía TQ kéo về 248 xác chết (sau này truyền thông TQ thông báo là chết có 3 người). Quân TQ bị đẩy lùi (Yuri Babansky là người Xô Viết đầu tiên sau thế chiến lần thứ II được nhận danh hiệu “anh hùng Liên Xô” trong chiến đấu), nhưng họ ém sát biên giới trung đoàn 24 (một trung đoàn của TQ có tới 5000 lính). Mọi việc ngày 2/3 được báo cáo lên Alexey Kosygin (Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng) – vốn khá ôn hòa, chậm chạp. Phía LX cử sư đoàn cơ động 135 tới gần đảo Damansky với một vũ khí mà tại thời điểm đó còn đang coi là tuyệt mật…
Chiến sự tạm dừng, nhưng cả thế giới ngỡ ngàng. Một nước có hơn ¼ dân số thế giới tấn công vũ trang một nước láng giềng có lãnh thổ bằng 1/6 thế giới – mà họ đều là “anh em XHCN” và đều nắm giữ vũ khí hạt nhân – phải nói là ngay tổng thống Nixon cũng bị quá bất ngờ. TQ già mồm thì gọi đấy là “chiến dịch phòng vệ hợp pháp” bởi LX khiêu khích, còn giới lãnh đạo LX thì cố gắng che chắn thông tin, chỉ coi đây là một xung đột không đáng có ở biên giới giữa vài tay lính biên phòng của cả đôi bên. Matxcơva vẫn chỉ đạo vùng quê hẻo lánh Primorye ấy phải “không mắc mưu khiêu khích của địch, tránh xung đột vũ trang trên diện rộng” và hàng ngày đưa ra rất nhiều chỉ đạo mâu thuẫn kỳ lạ, chứng tỏ ngay ở thủ đô LX các lãnh đạo cũng chưa sẵn sàng và chưa thống nhất được cách ứng phó với TQ.
Mỹ cũng rất ngỡ ngàng, Kissinger có lẽ là người hiểu rõ nhất nguy cơ tiềm ẩn: LX đang hết sức nhún mình tránh chiến tranh với TQ, nhưng khi có rất nhiều ý kiến khác nhau của Bộ chính trị về độ tàn ác, dã man của lính TQ điều này cho thấy nếu chiến sự còn xảy ra nữa thì hoàn toàn có thể đến lúc nào đó Matxcơva “điên lên” và chỉ cần họ bắn một quả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân vào Bắc Kinh thì phía TQ không có khả năng bất kỳ nào để chống trả, sẽ tiêu hủy hoàn toàn ít nhất ½ thủ đô TQ (lúc đó mới có 7 triệu dân). Còn về phía TQ tuy mới có bom khinh khí (ở chế độ thử nghiệm thành công) nhưng họ luôn kém về việc làm sao đưa bom hay đầu đạn tới đích được, và với một lãnh thổ bao la như LX thì TQ chả thể tiêu diệt được thủ đô Matxcơva hay trung tâm kinh tế chính trị lớn nào. Nhưng một cuộc chiến hạt nhân như vậy hoàn toàn chả đem lại lợi ích gì, kể cả cho Mỹ. Thậm chí có khả năng chiến tranh thế giới lần thứ 3 sẽ xảy ra chỉ vì một bãi bồi không ai biết – Damansky, và thế là có lẽ lần đầu tiên Mỹ đã rất cố gắng về mặt ngoại giao để dàn hòa hai “anh em XHCN” là LX và TQ! Nhưng có lẽ cũng không hiệu quả lắm, bằng chứng là TQ lại ra đòn chớp nhoáng và bất ngờ một lần nữa, lần này thời điểm tấn công còn được lựa chọn kỹ hơn...

Ngày 14/3 vào lúc 15h (giờ địa phương, còn ở thủ đô lúc này mới 9h sáng tức là khá sớm) Matxcơva ra lệnh rút toàn bộ quân khỏi đảo (có một trung đội ấy mà!). Lập tức lính TQ tràn lên chiếm toàn bộ đảo. Sau đó phía LX cử 8 xe bọc thép tiến về phía đảo Damansky, quân TQ vội tháo lui. Nhưng chỉ mấy tiếng sau, 20h lại có lệnh trên “quay lại đảo” – thế là lúc ấy bộ đội biên phòng mới quay lại đảo. Hôm sau khoảng 500 quân TQ tấn công đảo, với sự trợ giúp của khoảng 50-60 khẩu pháo và súng cối. Phía LX đáp trả quyết liệt, họ có gần 60 chiến sĩ và 4 chiếc xe bọc thép, 4 chiếc xe tăng T-62. Nhưng sau mấy giờ đấu súng thì sự chênh lệch về lực lượng được thể hiện rõ ràng, quân LX đành lùi lên bờ sông bên mình, vài chiếc tăng bị bắn cháy, đạn dược cũng đã cạn. Tình thế vô cùng nguy cấp: Bộ chính trị thì không cho phép đánh trên diện rộng (tức là cấm sử dụng tới quân đội mà chỉ lính biên phòng thôi) mà như thế quân TQ đông gấp nhiều lần có thể đánh chiếm và tiêu diệt đồn biên phòng đã cạn kiệt súng đạn! Trong tình thế đó trung tướng chỉ huy quân khu Viễn Đông Oleg Losik đã dũng cảm chịu trách nhiệm (chứ không chờ đợi lệnh từ Matxcơva nữa) ra lệnh đưa vào trận vũ khí bí mật là dàn hỏa tiễn phản lực “Grad” BM-21 (“Mưa đá”). Chỉ dập xuống 10 phút, hỏa tiễn Grad đã tiêu diệt toàn bộ vũ khí, khí tài, thậm chí toàn bộ lực lượng chỉ huy của quân TQ không chỉ ở trên đảo mà còn sâu vào trong đất liền của TQ. Sau đấy còn vài đợt tấn công lẻ tẻ của quân TQ nhưng khá yếu ớt và cuối cùng TQ bỏ lại chiến trường không kèn, ko trống...
Ngày chiến sự được chọn không phải tình cờ. Hôm đó khai mạc giải vô địch thế giới về khúc côn cầu trên băng tại Thụy Điển, và mọi sự chú ý của người dân Liên Xô đang hướng cả về Stokholm. Đó không còn là thể thao đỉnh cao nữa, mà là sân chơi chính trị: cả LX và Tiệp Khắc đều rất yêu thích môn chơi này, và Tiệp có lẽ chỉ có thể “trả thù” được LX trong dịp này nữa thôi – đội tuyển của họ rất mạnh. Chưa kể Canada, Mỹ, rồi ngay cả Thụy Điển, Phần Lan cũng mạnh đều. Về phía LX họ có đội mình mạnh với ngôi sao trẻ Kharlamov, nhưng cảm nhận của họ về trách nhiệm chính trị trước nhà nước và nhân dân rất lớn lao, rất khó tập trung. Khoảng 100 nghìn dân Tiệp đã chạy sang Bắc Âu sau sự kiện “mùa xuân Praha” và họ điên cuồng cổ vũ cho Tiệp tất nhiên rồi, và bất cứ đội nào gặp với đội tuyển LX. Đám đông điên cuồng hô khẩu hiệu chống LX, và họ hô vang tên “Damansky”! Nhưng đúng vào ngày chiến sự 15/3/1969 đội tuyển Nga thắng Mỹ với tỷ số không tưởng 17:2!
(Kể thêm cho người yêu thể thao: giải năm đó đáng nhẽ cần tiến hành ở Praha, nhưng vì có sự kiện “mùa xuân” kia nên phải chuyển địa điểm. Cách chơi thay đổi, chỉ có có 6 đội và đánh thành 2 vòng, tất cả đều gặp nhau 2 lượt. Chưa bao giờ Canada và Mỹ lại thua thảm như lần này, trong khi đó Canada đang giữ kỷ lục về số lần vô địch. Vô cùng căng thẳng và kịch tính từ đầu giải tới cuối giải, nhất là những trận LX gặp Tiệp, 2 lần LX đều thua dưới áp lực quá lớn của khán đài và sự khiêu khích của đối phương. Tiền đạo Tiệp Golonko khi ghi bàn xong cầm gậy kiểu như cầm tiểu liên lia chĩa vào người các cầu thủ LX cả trên sân và trên ghế dự bị như đang nhả đạn, trọng tài và ban tổ chức cũng làm ngơ. Cuối giải 3 đội bằng điểm nhau: CCCP-Thụy Điển-Tiệp và LX đoạt huy chương vàng chỉ nhờ vào chỉ số phụ mà thôi, cực kỳ may mắn! Tuy vậy đó là thành tích phi thường nếu xét trong hoàn cảnh căng thẳng chính trị lúc đó. Firsov là tiền đạo LX được bình chọn là người chơi hay nhất giải! Canada tự ái vì thua tới mức bỏ tham gia các giải những năm sau, chờ cho đến khi Liên đoàn phải chấp nhận cho các cầu thủ chuyên nghiệp tham gia, lúc đó mới chịu quay lại...).

SAU CUỘC CHIẾN:
Bởi đảo Damansky ở nơi quá hẻo lánh nên cộng đồng quốc tế chỉ có thể theo dõi tin tức qua truyền thông của LX và TQ, mà 2 nguồn đó thường rất trái ngược nhau nên nói chung chả biết bên nào mà ủng hộ. LX mất 58 người (trong đó có 4 sĩ quan), TQ mất từ 600 đến 3000 người, con số chính xác cho đến bây giờ vẫn chưa được bạch hóa. Cộng với việc phía LX tiêu diệt rất nhiều khí tài của TQ, còn TQ bắn hạ được mấy xe bọc thép và đánh chìm được một chiếc T-62 xuống đáy sông Ussuri. Sau khi đình chiến phía TQ tìm cách kéo chiếc xe tăng lên bằng được (chiến lợi phẩm mà) còn phía LX dùng súng bắn tỉa bắn để ngăn chặn và cũng định kéo lên để bảo toàn… cuối cùng khi băng tan TQ cũng đem được nó về bất chấp ý định dùng súng cối bắn phá để không cho lọt vào tay địch, chiếc xe tăng xấu số này được TQ vừa triển lãm vừa để làm mẫu bắt chước chế tạo T-62 (vì LX cho TQ mẫu tăng chỉ đến T-59 sau đó quan hệ 2 “anh em” xấu đi rồi). Nhưng bắt chước về khí tài chưa bao giờ là chuyện dễ - xe tăng “nhái” này mang ký hiệu WZ-122A “San Ye” và có một số “cải tiến” từ phía TQ, nhưng mất mấy năm cải tiến mà cả 122A và 122B đều cho thấy không hề thích hợp với điều kiện chiến trường…
Hai bên vẫn còn bắn nhau qua lại cho tới tận 10/9 thì có quyết định đình chiến, dành cho ngày đàm phán rất quan trọng vào hôm sau. Hôm sau 11/9 sau khi sang Hà Nội để dự lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường về Alexey Kosygin bay rẽ qua Bắc Kinh, đàm phán và ký với người đồng cấp Chu Ân Lai Hiệp định về việc chấm dứt những hành động thù địch, trong đó thống nhất 2 bên không đưa quân lên đảo Damansky. Cuộc đàm phán tiếp theo 20/10/1969 thống nhất xem xét lại toàn bộ biên giới 2 nước, và trong đó đảo Damansky sẽ thuộc về TQ vào năm 1991! Những gì người lính biên phòng đã phải hy sinh xương máu để bảo vệ tại sao bên ngoại giao lại có thể dễ dàng đưa vào tay đối thủ như vậy quả là không dễ hiểu – chỉ có một giải thích sau đó 40 năm có vẻ có chút căn cứ. Theo loạt bài này của “Le Figaro” hay “South China Morning Post” (Hồng Kông) thì 5 ngày trước đó thế giới đứng trước một thảm họa hạt nhân: LX chuẩn bị đòn hạt nhân giáng xuống TQ, còn Mỹ khi biết được đã tuyên bố sẽ bác bỏ thỏa thuận hạt nhân đã ký với LX, và sẽ tấn công cùng lúc 130 thành phố lớn nhỏ của LX. Chiến tranh thế giới lần thứ 3 bằng vũ khí hạt nhân nnày chắc chắn sẽ đẩy loài người về thời kỳ đồ đá… Và thế là các cuộc đàm phán tay đôi, tay ba đã cứu nhân loại (khỏi chính họ chứ ai!). Còn chúng ta đâu có biết!
Sau chiến sự KGB tiến hành thẩm tra hành động của từng người lính đã tham gia chiến đấu, bất kể còn sống, bị thương hay đã hy sinh. Kết quả cho thấy: không một người lính nào hèn nhát, không ai có một ý định nào đầu hàng hay tháo chạy, còn các chỉ huy (có những người đã từng tham gia chiến tranh thế giới lần thứ II) là những tấm gương sáng cho lớp trẻ. Chính Yuri Andropov khi đó nắm quyền KGB – một người nổi tiếng rất “tiết kiệm” danh hiệu và huy chương – đã đề cử cho các chiến sĩ biên phòng vụ Damansky 5 người nhận “anh hùng LX” và 125 huân huy chương các kiểu – và qua đây cũng cho TQ thấy rõ định hướng tương lai của KGB cũng như LX nói chung đối với kẻ láng giềng tráo trở là TQ, rằng LX sẽ vô cùng “rắn” đấy.
1972 ở Bắc Kinh Mao gặp Nixon. Sau đó Nixon sẽ gặp lãnh tụ LX Brezhnev ở Matxcơva. Chủ đề chính có lẽ không nói thì ai cũng biết: giải trừ vũ khí hạt nhân, bài học Damansky và có lẽ cả bài học Việt Nam nữa. Thế giới đã đổi khác hoàn toàn sau sự kiện Damansky, và thậm chí bây giờ cũng chả còn Damansky nữa, chỉ còn Trân Bảo đảo. Và những bài học đáng ra không thể nào quên...

VÌ SAO?
Nhưng vì sao TQ đã tấn công cái đảo “chim ỉa” Damansky ấy, cho đến ngày hôm nay các nhà lịch sử và chính trị gia vẫn còn phải vò đầu bứt tai mà khó hiểu. Người duy nhất biết là Mao Chủ tịch đã đem theo bí mật xuống mồ. Dự đoán của tác giả (tất nhiên là cũng dựa trên những phân tích của người đi trước thôi) như sau:
Năm 1969 trong nước Mao đang gặp khá nhiều khó khăn như kinh tế kiệt quệ, chạy đua vũ trang tốn kém, quan hệ quốc tế hầu như chả có gì. Để nâng uy tín hay giá trị của mình trên trường quốc tế Mao phải “làm một vụ” gì đó đình đám để thế giới phải giật mình, Mỹ và phương tây phải nể mặt, ngay trong nước khi có chiến sự thì xử lý các vấn đề nội bộ cũng có quyền cao hơn hẳn. Trong khi Brezhnev và Nixon định bắt tay nhau chia đôi thiên hạ thì Mao không thể thúc thủ đứng nhìn. Tóm lại là một logic rất “Á Đông” mà người phương tây khó mà hiểu được, bởi vì Liên Xô sẽ thua (vừa bất ngờ vừa đông quân kiểu gì chả thắng) mà như thế uy tín của LX sẽ giảm sút nghiêm trọng (không phải chỉ với Mỹ hay Tây Âu đâu, ngay cả đối với “người em” Việt Nam nếu “anh cả” thua “anh hai” thì phải biết nghe lời ai rồi chứ...). Tức là bất chấp đạo lý, cuộc chiến này sẽ đượcgiữ ở mức độ “xung đột” thôi chứ chưa phải “chiến tranh” nhưng sẽ đem lại cho TQ và cụ thể là chính phủ Mao lợi đơn lợi kép. Chỉ có điều “người tính không bằng trời tính” dù người đó có là Mao Trạch Đông đi chăng nữa. TQ biết thừa Matxcơva sẽ không cho động binh (mà sẵn sàng hy sinh tính mạng của một vài chục, một vài trăm lính biên phòng – chính trị tàn khốc và bất nhân như vậy đấy) nên chắc thắng, nhưng không thể ngờ được tới sự chống trả quyết liệt rất anh hùng của chỉ mấy trăm lính biên phòng LX dù bị đánh úp bất ngờ. Và nhất là không thể ngờ được việc viên tướng Alexey Losik dám bất chấp lệnh trên để khai hỏa cứu đồng đội, càng không thể ngờ uy lực của “Grad” lại kinh hồn đến thế... Dù có thể coi rằng về sau TQ vẫn đạt được những mục đích đặt ra của mình, nhưng hệ lụy đối với TQ nói riêng và lịch sử thế giới nói chung là không hề nhỏ! (xem phần sau).

HỆ LỤY của DAMANSKY – TRÔNG NGƯỜI LẠI NGHĨ ĐẾN TA
Cho đến tận bây giờ tưởng chừng như mọi việc “hai năm rõ mười” cả rồi – thế nhưng không, truyền thuyết có sức sống dai dẳng hơn mọi phân tích, mọi tài liệu, nhất là khi người ta đã quen với lối tuyên truyền “láo” của cả hai “nước anh em” là LX và TQ. Thế cuối cùng LX đã chiến thắng bằng vũ khí gì? “Grad” ư, hỏa lực rất mạnh đấy, nhưng truyền thuyết trong dân gian nói rằng không chỉ có một loại vũ khí giết người hàng loạt ấy tham chiến đâu. Và các nhà nghiên cứu, nhà báo của LX, TQ và phương tây vẫn cứ tiếp tục tìm ra chứng cứ cho điều đó, sự thật chả biết thế nào...
Truyền thuyết thứ nhất kể rằng LX đã dùng vũ khí laser – ai đã sống qua những năm tháng 60-70 dù chỉ ở Việt Nam thôi cũng sẽ nhớ, “laser” là một từ rất mốt bấy giờ, và LX đi đầu trong việc thiết kế vũ khí laser. Những nhân chứng sau này vẫn kể mãi về những xác chết bị đốt cháy còng queo biến dạng, những vũ khí khí tài bị đốt cháy rụi chứ không bị nổ tung... Truyền thuyết thứ hai khó tin hơn, nói về việc LX sử dụng vũ khí hạt nhân trong diện hẹp. Truyền thuyết thứ ba theo tôi là hoàn toàn có cơ sở (và tôi được nghe chính người dân vùng ấy từ cả 2 phía của đường biên nói tới không chỉ một lần dù đã năm chục năm trôi qua). Đó là LX sử dụng tới một thứ vũ khí hóa học bí hiểm, khi nó được tung ra kẻ thù lập tức bị chết ngay tại trận, và nó được sử dụng không chỉ ở đảo Damansky mà cả một dọc biên giới, vì lúc đó lực lượng quân sự quá chênh lệch, biên giới lại quá dài, không có cách khác nào có thể ngăn chặn bước tiến của quân TQ nữa. Thôi không đoán mò về vũ khí bí mật nữa, chỉ biết nó có uy lực đặc biệt, và TQ sợ, sợ lắm, sợ cho đến bây giờ vẫn sợ, sợ đến mức còn tin vào sự tồn tại của nó hơn cả dân Nga!
(Tôi đã ở vùng này nhiều năm, đi qua đi lại biên giới và luôn ngạc nhiên, rằng cả một chiều dai biên giới như vậy, với lèo tèo vài triệu dân so với diện tích bằng cả chục lần nước ta, làm sao LX và sau này là Nga vẫn bảo vệ lãnh thổ tốt như thế? Vâng, tất nhiên TQ không hết dã tâm đâu, vẫn ào ạt sang Viễn Đông để làm (và phá hoại về kinh tế): chặt rừng, săn hổ gấu, thu mua hải sản, lập chợ, buôn hàng hóa biên mậu... thôi thì chả có gì mà họ không dám làm. Nhưng suốt bao năm tôi chưa bao giờ nghe một vụ “mất cột mốc biên giới” nào của Nga, dù chỉ một mét đất TQ cũng không dám xâm lấn. Cũng như chưa bao giờ có chuyện tàu TQ hay Korea, Nhật Bản dám vào đánh cá trộm ở lãnh hải Viễn Đông của Nga, vào mua trộm thì may ra! Đơn giản là họ sợ, sợ lắm rồi...).
Và khi “người anh em XHCN” TQ bất ngờ mở cuộc chiến tranh xâm lược “người em” Việt Nam 2/1979 tức là đúng 10 năm sau Damansky thì chúng ta đã mất cảnh giác, chuẩn bị không hoàn toàn tốt và hình như quên mất bài học Damansky hay Trân Bảo đảo. Lại chẳng có trong tay vũ khí hủy diệt “Grad” chả khác nào An Dương Vương không có nỏ thần. Nhưng tinh thần anh dũng của quân và dân ta cũng như kinh nghiệm trận mạc suốt bao nhiêu năm đã cho chính kẻ xâm lược một bài học, cũng như không thể quên được sự giúp đỡ chí tình của một “người anh” khác. LX lúc đó ngoài việc tuyên bố ủng hộ chúng ta, còn giúp ta lập cầu hàng không chuyển quân thần tốc từ mặt trận K ra phía bắc. Hơn thế nữa LX tổ chức cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử cũng chính tại vùng đất xa xôi này, sang cả cao nguyên Gobi trên đất Mông Cổ, còn hạm đội Thái Bình Dương của LX được đưa vào báo động cấp cao nhất, sẵn sàng tham chiến. Có lẽ bài học Damansky còn in hằn quá rõ trong những cái đầu nóng của kẻ bành trướng, và hành động này của quân đội và nhân dân LX (cũng khá nhiều mất mát đau thương đấy) đã là một trong những nguyên nhân chính để quân TQ nhục nhã rút lui khỏi đất Việt Nam.
Nhưng thời thế thay đổi, hình như những sự kiện động trời 1969, 1979, 1989 của TQ không làm họ yếu đi mà ngược lại...
Tên gọi “Damansky” ngày nay chỉ còn trong sử sách và văn thơ. Trân Bảo đảo được TQ đưa vào danh sách Unesco “khu bảo tồn thiên nhiên”.
Bài hát "Sự hiền dịu" qua phần trình bày của Maria Kristalinskaya cũng được coi là dành tri ân các liệt sỹ của trận chiến Damansky:
https://www.youtube.com/watch?v=m2n4ZcWxlUg

Xin xem tiếp: “Cuộc gặp gỡ giữa Brezhnev và Ford tại sao lại diễn ra ở nơi chỉ cách Damansky 300 km?” và “1988 Liên Xô đã thay lòng đổi dạ với Việt Nam như thế nào”).

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2194643080597617&set=pcb.2194670253928233&type=3&theater

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

Về vấn đề bành trướng của Rồng vàng Trung Quốc

 Ngày 9/2/2019, Báo “Bình luận quân sự” (Nga) đã cho đăng lại bài báo của học giả Nga Aleksandr Samsonov (bài viết cách đây đã khá lâu,1/2011).

Ve van de banh truong cua Rong vang Trung Quoc

Đặc điểm phát triển của nền văn minh Trung Hoa là tính chu kỳ của nó. Nhìn suốt chiều dài lịch sử các đế quốc Trung Hoa (chúng ta) thấy rõ ba chu kỷ nối tiếp nhau: thành lập, hưng thịnh, diệt vong và hỗn loạn,-ở chu kỳ cuốĩ (suy tàn và hỗn loạn)– thường sẽ có một bộ phận lớn hoặc tương đối lớn dân chúng nước này bị thiệt mạng.
Trong giai đoạn hiện nay, Trung Quốc đang trong thời kỳ “hưng thịnh”- năng lực tái sản xuất và tăng trưởng dân số được mở rộng, và dù giới tinh hoa (lãnh đạo) Trung Quốc có đủ khả năng “hãm”tốc độ tăng dân số, nhưng nếu làm thế thì kết quả nhận được sẽ là hiện tượng “già hóa” dân số và giảm tỷ lệ nữ giới trong thành phần dân số (mất cân băng giới tính).
Nền kinh tế Trung Quốc (không phải là không có sự hậu thuẫn từ phía Mỹ) đang trong thời kỳ tăng trưởng rất nhanh, nó (kinh tế Trung Quốc) đã vượt Đức, Nhật Bản và đang đuổi gần kịp Mỹ.
Nhưng trong chính sự tăng trưởng này cũng đang cài sẵn một cái bẫy chết người,- nếu như nó (tốc độ tăng trưởng) chững lại, Trung Quốc sẽ đối mặt với những vấn đề xã hội- kinh tế khủng khiếp,- và những vấn đề (khó khăn) đó dứt khoát sẽ kích hoạt tạo ra một cuộc khủng hoảng nội bộ, kích động các cuộc nổi loạn của nông dân và của những khu vực có người Hồi giáo sinh sống. Và kết quả cuối cùng-Trung Quốc lại sẽ chuyển sang chu kỳ mới- “diệt vong”.
Giới tinh hoa Trung Quốc nắm rất rõ quy luật lịch sử này và sẽ hoàn toàn hợp lô gich nếu nghĩ rằng nó (giới tinh hoa Trung Quốc) đã có kế hoạch khắc phục hoặc chí ít cũng đã xác định các biện pháp kéo dài thời gian của giai đoạn “tăng trưởng” (hưng thịnh). Các triết gia Trung Quốc cũng cho rằng có thể có thêm một chu kỳ mới- đó là giai đoạn mang tên “Đại hài hòa”.
Những chỉ dấu cho thấy chu kỳ cuối đã cận kề

- Sự “quá nóng” của nền kinh tế Trung Quốc, tốc độ tăng trường quá nhanh sẽ dẫn tới tình trạng là nếu như trong nước (Trung Quốc) bắt đầu xuất hiện tình trạng đình trệ (và khả năng này là hoàn toàn có thể do những tác động bên ngoài như khủng hoảng (kinh tế) thế giới, do cầu tại Mỹ, Châu Âu và Nga....giảm xuống, và mặc dù (Trung Quốc) có thể bơm tiền để duy trì (tốc độ tăng trưởng), nhưng đó chỉ là các giải pháp tình huống); thì tại Trung Quốc sẽ xảy ra hiện tượng bùng nổ các vấn đề xã hội- kinh tế đã tích tụ từ trước đó.
- Chạy đua vũ trang nóng do Trung Quốc khởi động từ những năm 90 của thế kỷ XX, hiện cả khu vực Đông-Nam Châu Á đã tham gia cuộc đua vũ trang này.
- Sự gia tăng tâm trạng bất mãn của các tầng lớp nghèo nhất trong xã hội Trung Quốc (nông dân),- tức thành phần chiếm đa số trong xã hội. Lấy ví dụ: Phim “Avatar” rất được mến mộ tại Nga nay cũng rất phổ biến tại Trung Quốc.
Người Trung Quốc so sánh mình với dân tộc truyền thuyết “Navi” trong phim vì chính quyền Bắc Kinh thực hiện chính sách xua đuổi dân khỏi những vùng đất sinh sống và canh tác lâu đời của họ để lấy mặt bằng thực hiện các sự án quy mô lớn. Hiện nay tâm trạng bất mãn đang còn có thể được kiểm soát ở một chừng mực nào đó bởi vì những người nông dân mất đất có thể tìm được việc ở thành phố.
- Sự lên ngôi của chủ nghĩa hưởng lạc, quá trình phân hóa của “những người Trung Quốc mới”- nhiều du thuyền hơn, nhiều casino hơn, nhiều đồ dùng xa xỉ. Trung Quốc đang dần tự mình cho phép các loại virus phá hoại xâm nhập- những kẻ tha hóa ngày càng có nhiều tự do hơn. Nạn tham nhũng trong bộ máy nhà nước vẫn trầm trọng, tuy ở một chừng mực nào đó vẫn đang còn được kiềm chế nhờ các vụ xử công khai.
- Vấn nạn bạo lực gia tăng, đặc biệt là bạo lực đối trẻ em (đó là một dấu hiệu rất bất an đối với Trung Quốc)- vấn nạn này cho thấy những cảm nhận rất tiêu cực trong thế giới tiềm thức của chính nền văn minh Trung Hoa.

Ve van de banh truong cua Rong vang Trung Quoc

Các lối thoát

- Tìm kiếm các con đương hòa bình để chuyến sang chu kỳ “Đại hài hòa”. Kịch bản này chỉ có thể thực hiện được nếu giới tinh hoa (lãnh đạo) Trung Quốc thực sự có thiện ý và với sự hợp tác rất chặt chẽ với nền văn minh Nga. Nhưng cũng phải thấy rằng, nước Nga hiện nay cũng đang vật vã tìm lối thoát cho chính mình ...
- Bành trướng ra bên ngoài, trong đó có cả bành trướng quân sự, để kéo dài khoảng thời gian “tăng trưởng” cần phải có các vùng lãnh thổ mới, nguồn tài nguyên mới- đặc biệt là cần nguồn nước sạch và những vùng đất có giá trị nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi).

Những chỉ dấu cho thấy (Trung Quốc) bành trướng quân sự

- Chạy đua vũ trang trong 20 năm qua, trong những năm 80- thế kỷ XX, nước này chỉ là một quốc gia quân sự “tầm tầm”, nay đã trở thành một cường quốc số hai về quân sự. Các chuyên gia quân sự Mỹ đã lên tiếng cảnh báo là không lâu nữa Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về sức mạnh và số lượng các loại vũ khí hiện đại.

- Trung Quốc chuẩn bị cho Quân đội của mình (PLA) không chỉ cảc cách thức tiến hành các chiến dịch tấn công trên bộ-các tập đoàn quân bộ binh mạnh được trang bị một số lượng lớn vũ khí hạng nặng, mà còn cho các cuộc xung đột với các đối thủ công nghệ cao- tăng cường hiện đại hóa Hải quân, đóng các tàu sân bay, phát triển mạnh hệ thống phòng không, vũ khí chống tàu, Không quân, vũ khí vũ trụ.

- Các nước láng giềng của Trung Quốc cũng khẩn trương hiện đại hóa quân đội- Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Malaixia, Indonexia, Việt Nam, Ấn Độ... (tất cả các nước này đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc). Chỉ riêng nước Nga là “ngủ yên”.
- Trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc, trong giới quân sự Trung Quốc đã bắt đầu có những thảo luận công khai về sự cần thiết phải bành trướng đề quốc gia Trung Hoa tồn tại.
- Trong thời gian gần đây, có thể nhận diện được “hình ảnh kẻ thù” qua các phim Trung Quốc được công chiếu rộng rãi- đó là “người Da Trắng”, và với tần xuất nhỏ hơn- hình ảnh người Nhật Bản.


Thái độ đối với Mỹ
Trung Quốc cho rằng Mỹ đang ốm yếu và không thể tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo (thế giới) và dự báo rằng tại nước Mỹ sẽ sớm có một “cuộc cải tổ”. Giới tính hoa Trung Quốc cho rằng Quân đội Mỹ “không thể tải nổi” một cuộc chiến tranh cổ điển và Mỹ sẽ không phát động một cuộc chiến tranh lớn chỉ vì Đài Loan.
Tuy vậy, Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ các “đồng minh” Châu Á của mình (trên phương diện ngoại giao, có thể là bằng cả vũ khí, tài chính). Thêm nữa- Trung Quốc- đấy là “công xưởng” của Mỹ và là quốc gia chủ nợ lớn nhất của Mỹ, chiến tranh với Trung Quốc, và đặc biệt là một cuộc chiến tranh “thực sự” sẽ gây cho Mỹ những tổn thất rất lớn.
Chính vì thế (theo quan điểm của Trung Quốc) mà Mỹ, cũng giống như Anh và Pháp thời kỳ trước Thế chiến thứ hai, sẽ nhẫn nhục đứng nhìn sự bành trướng của Trung Quốc nhằm vào các nước láng giềng Trung Quốc đến phút chót. Thêm nữa, một cuộc chiến tranh ở Châu Á (chiến tranh bành trướng của Trung Quốc) sẽ có lợi cho giới tinh hoa Mỹ, (bởi vì lúc đó) cả thế giới sẽ không còn để ý đến những vấn đề của chính nước Mỹ.

Những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc

Theo Học thuyết địa chính trị Trung Hoa Trung đại (thì): Trung Quốc- đấy là “trung tâm của thế giới”, còn xung quanh Thiên Triều là (các nước) “man di” và “mọi rợ” cần phải thần phục và cống nạp cho Thiên Triều. Vì Trung Quốc rất bảo thủ trong hàng loạt vấn đề, (nên) học thuyết này của Trung Quốc đến thời Trung Hoa cộng sản mới chỉ được “tái suy ngẫm ” và “hiện đại hóa” chút ít.
Mao Trạch Đông (nói): “Chúng ta (Trung Quốc) dứt khoát phải có được Đông Nam Á, bao gồm cả Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaixia, Singapore.... Khu vực Đông Nam Á, rất giàu có, ở đó có rất nhiều khoáng sản, nó hoàn toàn xứng đáng với những phí tổn mà (chúng ta phải bỏ ra) để có được nó.
Trong tương lai, nó (Đông nam Á) sẽ rất có ích cho sự nghiệp phát triển công nghiệp Trung Quốc. Như vậy, (lợi ích có được) có thể trang trải hoàn toàn cho các chi phí. Sau khi chúng ta (Trung Quốc) đã sát nhập được Đông Nam Á (vào Trung Quốc), chúng ta sẽ tăng cường được sức mạnh tại khu vực này.....” (năm 1965); “Chúng ta (Trung Quốc) cần phải chính phục cả Quả địa cầu” và v.v.
Danh sách những cái gọi là “khu vực lãnh thổ Trung Quốc bị chiếm đoạt” rất dài: Miến Điện (Myanma), Lào, Việt Nam, Nepal, Butan, Bắc Ấn Độ, Thái Lan, Malaixia, Singapore, Triều Tiên, các đảo Ryukyu (Nhật Bản), hơn 300 hòn đảo ở Biển Đông, cả biển Đông Trung Hoa, và biển Hoàng Hải, một phần của Tajikistan, Nam Kazakhstan, tỉnh Badakh- shan của Afganistan, Mông Cổ, Ngoại Baikal và phía nam vùng Viễn Đông kéo dài đến thành phố Okhotsk (của Nga).
Tổng diện tích các “vùng lãnh thổ Trung Quốc bị mất” là hơn 10 triệu km2. Nó còn lớn hơn diện tích Trung Quốc hiện đại (9,6 triệu km2). Sau Mao (Trạch Đông), các nhà lãnh đạo Trung Quốc có “nguội đi” chút ít và không công khai đưa ra những yêu sách tương tự nữa, nhưng trước sau họ vẫn trung thành với học thuyết lịch sử (Trung Quốc) này.
Và tuyệt đối không nên nghĩ rằng Trung Quốc quên những gì mà họ cho là của mình- Trung Quốc đã lấy lại Hồng Công (đến trước năm 1997 thuộc Anh), Ma Cao (đến trước năm 1999 là của Bồ Đào Nha), đã “tước” một phần lãnh thổ của Nga (năm 2005- 337 km2), 1.000km2 của Tajikistan (tháng 1/2011), còn đang đòi thêm 28.000km2 (của Tajikistan). Trung Quốc càng mạnh, “yêu sách lãnh thổ” của Trung Quốc càng nhiều.
Đặt niềm tin vào các giải pháp ngoại giao cũng là việc làm rất đáng ngờ. Trung Quốc không chỉ một lần, ngay từ thời kỳ còn chưa trở thành cường quốc số hai, đã phát động các cuộc xung đột vũ trang với các nước láng giềng: hai cuộc xung đột quân sự với Ấn Độ- 1962, 1967, xung đột biên giới với Liên Xô- 1969, chiến tranh với Việt Nam- 1979, hai cuộc xung đột biên giới với Việt Nam vào các năm 1984, 1988 và ba cuộc khủng hoảng tại Eo biển Đài Loan.
Trung Quốc đã “nuốt” ba khu vực lãnh thổ rộng lớn,- trong khi những khu vực này tuyệt đối không có chút gì liên quan đến nền văn minh Trung Hoa- đó là Đông Turkestan (chiếm đoạt trong thế kỷ XVIII), Nội Mông (chiếm hoàn toàn sau hai cuộc chiến tranh thế giới) và Tây Tạng (trong những năm 50 của thế kỷ XX).

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/ve-van-de-banh-truong-cua-rong-vang-trung-quoc-3374462/?paged=2

Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979

Theo giáo sư Mỹ, các nhà ngoại giao đã gặp Đặng Tiểu Bình vào năm 1978 đều nhận thấy rằng, bất cứ khi nào nói chuyện về Việt Nam, Đặng đều trở nên tức giận.


Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979

LTS: Ngày 17/ 2/1979 - cách đây tròn 40 năm, Trung Quốc đã đưa quân tấn công Việt Nam. Cuộc chiến tranh xâm lược ấy được Bắc Kinh khoác cho cái tên "phản kích tự vệ" để lừa bịp dư luận quốc tế. Nhưng thực chất, nó phục vụ cho nhiều mục đích của lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là Đặng Tiểu Bình. Và để tiến hành cuộc chiến, Đặng đã có sự chuẩn bị kỹ càng cả về đối nội và đối ngoại.
---
Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979 - Ảnh 1.
Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc (1966-1976), Đặng Tiểu Bình bị đấu tố và mất đi toàn bộ chức vụ.
Cho đến phiên họp toàn thể thứ ba của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ khóa X (16-21/7/1977), Đặng chính thức khôi phục chức vụ Ủy viên trung ương ĐCSTQ, Ủy viên - Thường vụ Bộ chính trị trung ương ĐCSTQ, Phó Chủ tịch trung ương ĐCSTQ, Phó Chủ tịch quân ủy trung ương ĐCSTQ, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979 - Ảnh 2.
Đặng Tiểu Bình (bên phải) tại Hội nghị toàn thể trung ương 3, khóa XI. Ảnh: VCG
Chủ tịch đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch quân ủy trung ương ĐCSTQ bấy giờ là Hoa Quốc Phong từng nhiều lần phản đối việc khôi phục chức vụ cho Đặng Tiểu Bình.
""Tứ nhân bang" bị tiêu diệt nhưng vận mệnh chính trị của Đặng Tiểu Bình vẫn chưa ngay lập tức được thay đổi... Đặng Tiểu Bình tuy đã được trở về nhà ở phố Broad (Bắc Kinh) nhưng vẫn bị giam lỏng... Xét về ưu tiên chính trị, vấn đề quan trọng nhất đối với Hoa Quốc Phong là làm thế nào để xác lập địa vị hợp pháp và quyền lực chính trị của bản thân với tư cách là người kế nhiệm của Mao Trạch Đông chứ không phải nhanh chóng khôi phục công tác cho Đặng", Nhân dân Nhật báo viết.
Không riêng Hoa Quốc Phong mà nội bộ ĐCSTQ cũng có nhiều tiếng nói phản đối Đặng. Uông Đông Hưng, Ủy viên Bộ chính trị, người sau này là nhân vật quyền lực thứ năm trong bộ máy chính trị ĐCSTQ, cũng ủng hộ Hoa Quốc Phong, phản đối việc phục chức cho Đặng.
"Hiện nay, một số người đề nghị phê chuẩn Đặng, yêu cầu mời Đặng trở lại, tiến cử ông ta làm Thủ tướng và đánh giá cao tài năng của ông ta. Đặng Tiểu Bình, con người này tôi hiểu rất rõ, ông ta đúng là có năng lực nhưng sai lầm lại mắc nhiều hơn thế...", Uông Đông Hưng phát biểu về Đặng.
Ngay cả Trần Vĩnh Quý, Phó Thủ tướng Trung Quốc bấy giờ, cũng là người có nhiều quan điểm bất đồng với Đặng. Trần cũng từng kêu gọi Hoa Quốc Phong không phê chuẩn khôi phục chức vụ cho Đặng.
Vấp phải những sự phản đối như thế, nên tuy nắm nhiều chức vụ nhưng trên thực tế, Đăng có rất ít quyền lực và phải chịu lép vế trước Hoa Quốc Phong.
Phải đến Hội nghị toàn thể lần thứ 3, khóa XI ĐCSTQ diễn ra vào tháng 12/1978, thì Đặng Tiểu Bình mới có thể thâu tóm quyền lực thực tế. Hội nghị này được dư luận và truyền thông Trung Quốc đánh giá là "bước ngoặt vĩ đại" kể từ khi thành lập nước Trung Quốc mới vào năm 1949.
"Giống như Hội nghị Tôn Nghĩa đã xác lập vị trí lãnh đạo của Mao Trạch Đông, Hội nghị toàn thể lần thứ 3, khóa XI đã xác lập vị trí lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình", Nhân dân nhật báo viết.
Phát biểu của Đặng trên chính tờ báo này cho thấy địa vị của Đặng đã thay đổi rõ rệt: "Bất kỳ tập thể lãnh đạo nào cũng đều phải có hạt nhân, không có lãnh đạo hạt nhân thì không thể đứng vững. Hạt nhân của đội ngũ lãnh đạo thế hệ thứ nhất là Chủ tịch Mao... Tôi là hạt nhân thực tế của đội ngũ lãnh đạo thế hệ thứ hai", Đặng nói.
Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979 - Ảnh 3.
Hội nghị 1978 còn ghi dấu ấn quyết định - trung ương ĐCSTQ phấn đấu thực hiện chiến lược Bốn hiện đại hóa, tức công nghiệp hiện đại hóa, nông nghiệp hiện đại hóa, quốc phòng hiện đại hóa, kỹ thuật công nghệ hiện đại hóa, làm bước chạy đà cho cuộc cải cách kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình.
Trong chiến lược này, Mỹ được nhắm tới là tấm gương cũng như nguồn cung cấp công nghệ, kỹ thuật tiên tiến phục vụ tiến trình cải cách mở cửa, hiện đại hóa kinh tế Trung Quốc. 
Trong bối cảnh đó, để củng cố địa vị trong nước và "chứng minh thành ý" với Mỹ nhằm tranh thủ sự giúp đỡ nước này phục vụ "bốn hiện đại hóa", Đặng Tiểu Bình đã sốt sắng phát động cuộc tấn công xâm lược Việt Nam.
Ngoài ra, quyết định tấn công Việt Nam còn giúp Đặng thanh lọc giới chóp bu quân đội cũng như phô trương thanh thế, phục hồi đội quân rệu rã, thiếu kinh nghiệm chiến đấu trầm trọng do bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc Cách mạng văn hóa.
Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979 - Ảnh 4.
"Điều đáng chú ý là, ngay cả trước cuộc chiến tranh biên giới 1979, các hành động gây hấn quy mô nhỏ dọc biên giới Việt-Trung do phía Trung Quốc gây ra đã gia tăng tần suất kể từ giữa năm 1978 - khi Đặng lên nắm quyền và bắt đầu củng cố quyền lãnh đạo tối cao bằng cách tạo ra thế kiềng ba chân hiệu quả - kiểm soát đảng, kiểm soát nhà nước và kiểm soát quân đội...
Một cuộc chiến là cần thiết để hỗ trợ các kế hoạch hiện đại hóa của Đặng và thay máu quân đội Trung Quốc", The Diplomat bình luận.
Nói thêm về nhãn quan của Đặng Tiểu Bình trong các vấn đề đối ngoại, Giáo sư Đại học Harvard Ezra Feivel Vogel viết: "Đến năm 1969, Liên Xô đã thay thế Mỹ trở thành kẻ thù chính của Trung Quốc. Vào tháng 7 cùng năm, Tổng thống Nixon, tại đảo Guam, tuyên bố rằng, Mỹ sẽ không tham gia vào các cuộc chiến tranh trên bộ ở châu Á. Bên cạnh đó, sau các cuộc đụng độ biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô vào tháng 3 và tháng 8 năm đó, quan hệ Trung-Xô ngày càng trở nên căng thẳng.
Theo quan điểm của Đặng, sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam năm 1975, Liên Xô và Việt Nam đã bắt tay nhau, điều này ngày càng đe dọa lợi ích của Trung Quốc. Đặng kết luận rằng Liên Xô đã quyết tâm thay thế Mỹ trở thành cường quốc thống trị toàn cầu còn Việt Nam đang hướng tới trở thành cường quốc dẫn đầu ở Đông Nam Á.
Do đó, Trung Quốc cần hình thành đường thẳng kết nối các quốc gia khác có cùng vĩ độ như Mỹ, Nhật Bản và Bắc Âu để chống lại Liên Xô. Đồng thời, Trung Quốc cũng sẽ nỗ lực kéo các nước khác như Ấn Độ cách xa phía Liên Xô".
Theo giới chuyên gia, Bắc Kinh luôn tồn tại một nỗi sợ bị bao vây. Giáo sư Vogel cho hay, xét từ bối cảnh thời điểm đó, Trung Quốc dường như bị ám ảnh Liên Xô "bao vây" từ mọi phía.
"Đặng còn đánh giá rằng quan hệ khăng khít Việt Nam - Liên Xô là mối đe dọa lớn nhất đối với Trung Quốc và Việt Nam là mắt xích quan trọng nhất để Trung Quốc ngăn chặn sự bao vây của Liên Xô".
Theo giáo sư Mỹ, các nhà ngoại giao đã gặp Đặng Tiểu Bình vào năm 1978 đều nhận thấy rằng, bất cứ khi nào nói chuyện về Việt Nam, Đặng đều trở nên tức giận.
Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979 - Ảnh 5.
Giáo sư Vogel nhận định, trong thời gian đầu nắm quyền, Đặng có hai mối quan tâm hàng đầu: ngăn chặn cái mà ông ta cho là "mối đe dọa từ Liên Xô-Việt Nam" và đặt nền tảng để tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài cho quá trình hiện đại hóa của Trung Quốc.
"Để ngăn chặn mối nguy hiểm từ quân đội Liên Xô, Đặng đã tìm cách củng cố quan hệ với các nước láng giềng và ông ta đã quay sang Nhật Bản và Mỹ để được hỗ trợ hiện đại hóa".
Trong chuyến thăm Nhật Bản từ 6-8/2/1979 của Đặng, Bắc Kinh đã ký hiệp ước hòa bình hữu nghị với Tokyo, đồng thời học hỏi nhiều ý tưởng từ cải cách mở cửa của Nhật Bản, cũng như nhằm bắt tay chống lại Liên Xô.
Trước đó, Đặng Tiểu Bình thăm ba nước Thái Lan, Malaysia, Singapore vào tháng 11/1978. Chuyến đi của Đặng không chỉ đơn giản là quan sát và nghiên cứu ba thủ đô Đông Nam Á mà còn là để tập hợp sự ủng hộ của ASEAN nhằm chống lại cái mà Đặng mô tả là "trục Việt Nam - Liên Xô", tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng nhận định.
Tuy nhiên, xét trên phản ứng của một số nước Đông Nam Á thì Đặng đã không hoàn toàn thành công.
Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979 - Ảnh 6.
"Thực tế, những người hàng xóm của chúng ta muốn các quốc gia đoàn kết và cô lập "rồng Trung Quốc chứ không phải Gấu Bắc Cực (Liên Xô)", Thủ tướng Lý Quang Diệu viết trong tác phẩm Từ thế giới thứ ba đến thứ nhất. 
Được biết, vào một buổi chiều tháng 11/1978, Đặng Tiểu Bình và Lý Quang Diệu đã tiến hành hội đàm chính thức trong phòng họp nội các tại Dinh Tổng thống ở Singapore.
Tại đây, Đặng đã dành hai giờ đồng hồ để nói về mối đe dọa của Liên Xô đối với thế giới. Đặng còn phân tích toàn diện các chiến lược hoạt động của Liên Xô ở Châu Âu, Trung Đông, Châu Phí, Nam Á và bán đảo Đông Dương và cho rằng, Liên Xô đã giành được ưu thế lớn ở Việt Nam.
Giải thích với Thủ tướng Lý Quang Diệu vì lý do Trung Quốc tuyên bố cắt một phần viện trợ cho Việt Nam vào tháng 5/1977, Đặng bao biện rằng, quyết định này xuất phát từ việc, Việt Nam coi Trung Quốc là chướng ngại vật lớn nhất trong quá trình thực hiện liên bang bán đảo Đông Dương của mình nên đã tăng cường chống lại Bắc Kinh.
Ngoài ra, Đặng còn đi thăm một số nước khác ở Nam Á. Tại mỗi quốc gia này, Đặng đều thăm dò và đánh tiếng về sự đe dọa của mối quan hệ Xô-Việt đối với tình hình châu Á.


Đặng Tiểu Bình sang Singapore thăm dò dư luận năm 1978
Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979 - Ảnh 8.
Vào ngày 16/12/1978, Trung Quốc - Mỹ công bố thông cáo chung Trung-Mỹ về việc thiết lập quan hệ ngoại giao.
Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979 - Ảnh 9.
Đến ngày 1/1/1979, Trung Quốc - Mỹ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, chấm dứt tình trạng căng thẳng trong suốt 30 năm trước đó.
Nhân cơ hội này, Đặng Tiểu Bình dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc sang thăm Washington từ 29/1 đến 5/2/1979; thứ nhất, nhằm nhận sự viện trợ về công nghệ kỹ thuật phục vụ tiến trình cải cách mở cửa nền kinh tế Trung Quốc; thứ hai, tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ đối với cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung mà ông ta đang ráo riết chuẩn bị.
Tại đây, Đặng Tiểu Bình thuyết phục lãnh đạo Mỹ rằng "thế giới ngày nay chưa yên ổn và tồn tại nguy cơ chiến tranh, mối nguy hiểm chính đến từ Liên Xô.", và rằng: "Liên Xô cuối cùng cũng sẽ phát động chiến tranh. Nếu chúng ta chuẩn bị sẵn sàng, có thể trì hoãn bùng bổ chiến tranh. Nếu chúng ta không làm gì thì tình hình sẽ càng phức tạp hơn.
Chúng tôi hy vọng sát cánh cùng Mỹ, tiến hành các hành động cần thiết dựa trên xuất phát điểm của mỗi nước".
Đề cập đến vấn đề Liên Xô và quan hệ Việt-Xô, Đặng thuyết phục lãnh đạo Mỹ rằng "Chiến lược của Liên Xô là một đầu thông qua Việt Nam để xây dựng liên bang Đông Dương, thiết lập hệ thống Nam Á - Đông Nam Á; một đầu thông qua việc kiểm soát Afghanistan, Iran, Ấn Độ, Vịnh Ba Tư, đến cả eo biển Malacca - nối liền hai khu vực.
Theo cách này, Liên Xô sẽ nối Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương thành một dải. Nếu không phá vỡ chiến lược này của Liên Xô thì thế giới sẽ gặp rắc rối lớn." 
Ông ta còn tự vẽ ra cái gọi là "tham vọng xây dựng liên minh Đông Dương" của Việt Nam để thuyết phục Mỹ ủng hộ Trung Quốc "dạy cho Việt Nam một bài học".
Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979 - Ảnh 10.
Đặng Tiểu Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Jimmy Carter. Ảnh: AP
Trước mớ lý thuyết này của Đặng, phía Mỹ phản ứng khá dè dặt. Tổng thống Mỹ bấy giờ là Jimmy Carter cho biết: "Tôi hy vọng Đặng Tiểu Bình sẽ không thực hiện điều này...". Tuy nhiên, Carter cũng tỏ ý hài lòng với lời hứa của Đặng, rằng ông ta sẽ hành động nhanh gọn.
Trên thực tế, dù không ra mặt ủng hộ Trung Quốc, nhưng một số nguồn tin cho biết, khi chiến tranh biên giới Việt-Trung diễn ra, Washington đã cung cấp cho Trung Quốc nhiều thông tin tình báo về hướng triển khai quân sự của Liên Xô và Việt Nam, bao gồm 54 sư đoàn của quân đội Liên Xô triển khai ở biên giới Xô-Trung.

http://soha.vn/dang-tieu-binh-va-nhung-toan-tinh-truoc-ngay-17-2-1979-20190121160254125.htm