Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Trung Quốc “bày trận chờ địch”, biên giới Trung Quốc-Myanmar căng thẳng

Lời bình:

... "Phía Myanmar nói phiến quân Kokang tuyển binh sĩ giải ngũ của Trung Quốc"... lại tương tự như những người "lính lạ" không phiên hiệu, không phù hiệu trên chiến trường Ucraina. Dẫu sao, trò kích động trên biên giới với Myanmar của Trung Quốc chỉ là chiêu tung hỏa mù nhằm che giấu chiến trường chính trên biển Đông mà thôi.


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quân đội Myanmar ngày 27 tháng 3 đã phát động tổng tiến công đối với phiến quân Kokang, trong khi Quân đội Trung Quốc đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Quân đội Myanmar tăng cường binh lực và vũ khí để tấn công phiên quân Kokang (nguồn mạng sina TQ)
Tờ “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 28 tháng 3 đưa tin, ngày 27 tháng 3 là ngày thành lập Quân đội Myanmar, năm nay là tròn 70 năm thành lập Quân đội Myanmar. Có tin cho biết, Quân đội Myanmar vào ngày 27 tháng 3 đã phát động tổng tiến công đối với “quân đồng minh Kokang” (cách gọi phiến quân Kokang của báo chí Trung Quốc).
Theo bài báo, sau khi thông tin này được đưa ra, bầu không khí khu vực biên giới Trung Quốc trở nên “căng thẳng”. Quân đội và Lực lượng Cảnh sát vũ trang Trung Quốc “bày trận chờ địch” (sẵn sàng chiến đấu) canh phòng biên giới. Các cảng ở biên giới đã bị “cấm đi lại”, ngoài ra, lực lượng pháo cao xạ, lực lượng phòng không đã “vào vị trí”. Tập đoàn quân 14 của Quân đội Trung Quốc đóng ở tây nam cũng đã tiến hành diễn tập quân sự chiến đấu thực tế quy mô lớn, tăng cường mức độ “cảnh giới” (đe dọa Myanmar - PV).
Bài báo cho rằng, trận quyết chiến của Quân đội Myanmar và “quân đồng minh Kokang” sắp diễn ra. Hai bên đã liên tục nghỉ ngơi chỉnh đốn 3 ngày, không có giao chiến quy mô lớn.
Theo bài báo, Hải quân Myanmar sẽ tổ chức diễn tập vào ngày thành lập quân đội. Tờ “The Voice” Myanmar dẫn lời Quân đội Myanmar tuyên bố, Hải quân Myanmar sẽ tiến hành diễn tập bắn đạn thật ở đảo Cheduba, bang Rakhine từ ngày 27 tháng 3 (ngày thành lập quân đội) đến ngày 6 tháng 4, lúc đó tiến hành phong tỏa đối với khu vực này, cấm tàu thuyền qua lại.
Quân đội Myanmar tăng cường binh lực và vũ khí để tấn công phiên quân Kokang (nguồn mạng sina TQ)
Trước đó, ngày 27 tháng 3, báo chí Trung Quốc cũng đăng một số hình ảnh cho thấy, Quân đội Myanmar tăng cường các xe quân sự tới khu vực miền bắc để tấn công phiến quân Kokang. Trong khi đó, ngày 24 tháng 3, báo chí Myanmar cho hay, Quân đội Myanmar đã kiểm soát thủ phủ Laukkai của khu vực Kokang, Myanmar, yêu cầu phiến quân Kokang hạ vũ khí, cam kết bảo đảm an ninh cho họ, nhưng tin tức cho hay, phiến quân Kokang đã lẩn trốn lên núi.
Được biết, ngày 26 tháng 3, khi phóng viên hỏi về việc phiến quân Kokang tuyển binh sĩ giải ngũ của Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc có tên là Cảnh Nhạn Sinh nói rằng: “Trung Quốc luôn tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Myanmar, không cho phép bất cứ tổ chức và cá nhân nào lợi dụng lãnh thổ Trung Quốc tiến hành các hoạt động phá hoại quan hệ Trung Quốc-Myanmar và ổn định khu vực biên giới”.
Có tờ báo Trung Quốc cho rằng, phía Myanmar nói phiến quân Kokang tuyển binh sĩ giải ngũ của Trung Quốc là muốn “hắt nước bẩn” vào Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc nói tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Myanmar, nhưng một số tiếng nói trên truyền thông Trung Quốc lại đang kêu gào mang tính đe dọa, gây hấn, đòi dùng vũ lực, đòi Quân đội Myanmar phải thua đau, để cho phiến quân Kokang có lợi trên bàn đàm phán. Điều đáng chú ý ở đây là, phiến quân Kokang được cho là người gốc Trung Quốc - PV.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh
Trong cuộc họp báo, Cảnh Nhạn Sinh còn cho hay, theo đồng thuận của lãnh đạo quân đội hai nước Trung Quốc-Myanmar, để xử lý thỏa đáng vấn đề “máy bay quân sự Myanmar ném bom gây thương vong cho dân thường Trung Quốc” (báo chí Trung Quốc tuyên truyền), từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 3, tổ chuyên gia của quân đội hai nước đã tiến hành điều tra chung ở khu vực Lâm Thương, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Tuy nhiên, Cảnh Nhạn Sinh không tiết lộ kết quả điều tra, mà cho rằng: “Từ khi khu vực miền bắc Myanmar nổ ra xung đột đến nay, để bảo vệ an ninh, ổn định khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân khu vực biên giới, lực lượng biên phòng Trung Quốc đã tăng cường mật độ trực tuần tra, đã bố trí thêm các điểm trực ban, đã tăng cường mức độ quản lý, kiểm soát đối với các tuyến đường chính, các khu vực nhạy cảm”.
Đối với thái độ đòi “hai bên kiềm chế”, hành động quân sự áp sát biên giới Myanmar của Trung Quốc, phía Myanmar đã tuyên bố cứng rắn là, xung đột Kokang là công việc nội bộ của Myanmar, Trung Quốc không thể giải quyết (can thiệp). Việc “máy bay quân sự Myanmar ném bom gây thương vong cho dân thường Trung Quốc” là do phiến quân Kokang tiến hành, còn Quân đội Myanmar không làm điều này vì có ghi chép cụ thể. Quân đội Myanmar cũng không nghe theo Trung Quốc, kiên quyết tiến hành tấn công phiến quân Kokang, mặc kệ cho báo chí Trung Quốc kêu gào đòi bảo vệ người Hoa.
Quân đội Myanmar kiểm soát thủ phủ Laukkai khu vực Kokang, miền bắc Myanmar

http://www.giaoducvietnam.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Trung-Quoc-bay-tran-cho-dich-bien-gioi-Trung-QuocMyanmar-cang-thang-post156897.gd

Không quân Trung Quốc mang Su-27UBK "đề phòng bất trắc" Myanmar

TQ được cho là đã triển khai máy bay chiến đấu Su-27UBK và máy bay cảnh báo sớm KJ-200 để đe dọa Myanmar, "đề phòng bất trắc" khi Myanmar tổng tiến công.

Trung Quốc triển khai máy bay chiến đấu Su-27UBK ở khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar (nguồn mạng sina TQ)
Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 30 tháng 3 đưa tin, gần đây, trên các trang mạng có tin cho biết, Không quân Trung Quốc đã triển khai máy bay cảnh báo sớm KJ-200 và máy bay chiến đấu 2 chỗ ngồi Su-27UBK ở biên giới Trung Quốc-Myanmar để tăng cường khả năng "cảnh giới phòng không" ở biên giới Trung Quốc-Myanmar.
Theo tuyên truyền của bài báo, việc làm này cho thấy Không quân Trung Quốc nâng cấp (leo thang quân sự) hành động triển khai quân sự ở biên giới Trung Quốc-Myanmar, trên thực tế việc tổng tiến công của Quân đội Myanmar đối với khu vực Kokang sắp đến, tăng cường nắm chắc tình hình khu vực liên quan để "đề phòng bất trắc".
Bài báo cho hay, Không quân Trung Quốc triển khai máy bay KJ-200 ở biên giới tỉnh Vân Nam có nghĩa là đã thiết lập Trung tâm chỉ huy hướng dẫn đối không ở địa phương, quyền hạn chỉ huy đánh chặn đã đưa ra.
Do Trung tâm chỉ huy hướng dẫn địa phương thống nhất chỉ huy tác chiến phòng không của khu vực biên giới Vân Nam, nhìn vào các thông tin từ nước ngoài, KJ-200 có 6 trạm làm việc, thường cho rằng, mỗi trạm làm việc của máy bay cảnh báo sớm có thể xử lý khoảng 20 - 40 nhóm mục tiêu trên không.
Trung Quốc triển khai máy bay chiến đấu Su-27UBK ở khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar (nguồn mạng sina TQ)
Trong tình hình hướng dẫn cụ thể, có thể xử lý 2 - 5 nhóm mục tiêu, như vậy, KJ-200 nếu trực trên cao 9.000 m, tầm bao quát của radar máy bay này khoảng 400 km, đã có thể bao trùm lên toàn bộ miền bắc Myanmar. Nhìn vào bản đồ, khoảng cách đường chim bay của miền bắc Myanmar chỉ khoảng 380 km.
KJ-200 được bài báo cho là có thể đồng thời kiểm soát 120 - 240 mục tiêu trên không, đồng thời hướng dẫn cho 12 - 30 tốp máy bay chiến đấu thực hiện nhiệm vụ đánh chặn, nhìn vào tình hình biên giới Trung Quốc-Myanmar hiện nay, chỉ tiêu này đã đủ. Nhìn vào năng lực hệ thống chỉ huy hướng dẫn của Không quân Myanmar, sẽ không thể điều động quá nhiều máy bay đồng thời cất cánh tác chiến.
Ngoài ra, theo mạng sina, máy bay KJ-200 cũng trang bị hệ thống thông tin tương đối hoàn thiện, có thể tận dụng ưu thế hoạt động tương đối cao, tiến hành thông tin chuyển tiếp không dây, trở thành một trung tâm thông tin trên không, kết nối thông tin giữa các quân binh chủng khu vực liên quan. Trên thực tế, trong nhiều thảm họa tự nhiên, do hạ tầng thông tin mặt đất bị tổn thất, Không quân Trung Quốc đã điều động máy bay cảnh báo sớm trên không làm trung tâm thông tin, trao đổi-kết nối giữa các quân binh chủng và giữa quân đội với địa phương.
Nhìn vào các hình ảnh có liên quan, Không quân Trung Quốc đã điều máy bay chiến đấu Su-27UBK triển khai ở địa phương, như vậy, có thể Không quân Myanmar đã triển khai máy bay chiến đấu MiG-29 ở miền bắc Myanmar.
Máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Myanmar
Trước đó, khi tác chiến ở miền bắc Myanmar, Không quân Myanmar đã nhiều lần sử dụng 3 loại máy bay cánh cố định như J-7, Q-5 và K-8 (đều mua của Trung Quốc), những máy bay này đều không có hệ thống dẫn đường chính xác như dẫn đường quán tính, vẫn áp dụng hệ thống dẫn dường có độ chính xác tương đối thấp như la bàn không dây, sai số dẫn đường khá lớn, tác chiến ở các khu vực nhạy cảm như biên giới tồn tại điểm yếu tương đối lớn.
Trong khi đó, máy bay MiG-29 (mua của Belarus, Nga) trang bị hệ thống dẫn đường quán tính, độ chính xác tương đối cao, máy bay MiG-29SE kiểu mới có thể còn trang bị GPS; ngoài ra, nghe nói, MiG-29SE đã có năng lực bắn tên lửa không đối không dẫn đường radar chủ động R-77E. Nhưng, cho dù MiG-29SE chỉ có thể bắn tên lửa không đối không dẫn đường radar bán chủ động R-27E, thì khi chỉ dựa vào J-7H triển khai ở địa phương, Không quân Trung Quốc sẽ không thể ứng phó, vì vậy cần triển khai Su-27 để đe dọa, uy hiếp.
Máy bay chiến đấu Su-27UBK của Không quân Trung Quốc đã được cải tạo tổng hợp, đã được nâng cấp radar N001, đã trang bị máy tính mới, có thể bắn tên lửa không đối không dẫn đường radar chủ động R-77, nếu đối phương (Myanmar) chỉ có thể bắn R-27E, máy bay Su-27UBK Không quân Trung Quốc chỉ dựa vào thông tin do máy bay cảnh báo sớm KJ-200 cung cấp cũng có thể chiến thắng đối phương – bài báo nói đến tình hình không chiến có thể xảy ra với Myanmar.
Ngoài ra, Không quân Trung Quốc triển khai Su-27UBK là do máy bay chiến đấu 2 chỗ ngồi này có 2 phi công, có thể luân phiên lái máy bay, giảm gánh nặng cho phi công, có lợi cho thực hiện nhiệm vụ tác chiến lâu dài. Điều này cho thấy ý đồ của Không quân Trung Quốc là điều máy bay tác chiến thế hệ thứ ba như Su-27UBK để duy trì “hiện diện lâu dài” trên bầu trời biên giới Trung Quốc-Myanmar, tiến hành “đe dọa, uy hiếp” – bài báo đe dọa.
Máy bay cảnh báo sớm KJ-200 Trung Quốc tiến hành theo dõi trên không (nguồn mạng sina TQ)
Tuy nhiên, sự kiện lần này cũng cho thấy, số lượng máy bay cảnh báo sớm của Không quân Trung Quốc không đủ. Nhìn vào các hình ảnh, hiện nay, Không quân Trung Quốc chỉ triển khai 1 chiếc máy bay cảnh báo sớm KJ-200 ở biên giới Trung Quốc-Myanmar.
Theo kinh nghiệm của quân đội các nước, muốn duy trì 1 máy bay cảnh báo sớm trên không 24/24, ít nhất cần có 3 máy bay (1 chiếc trực ban trên không, 1 chiếc đợi lệnh ở mặt đất, 1 chiếc dự bị). Xét tới mỗi giai đoạn đều có 1 chiếc dự bị, như vậy con số này phải tăng lên 4 chiếc. Trên thực tế, con số này cũng là chỉ tiêu cơ bản mua máy bay cảnh báo sớm của rất nhiều nước.
Trung Quốc hiện đã nghiên cứu chế tạo 2 thế hệ máy bay cảnh báo sớm, số lượng máy bay cảnh báo sớm đã trên 10 chiếc. Nhưng đối với lãnh thổ có diện tích rộng, số lượng như vậy vẫn không đủ, chỉ có thể tập trung ở "các khu vực trọng điểm như đông nam", phương hướng chiến lược khác chỉ có thể dựa vào radar mặt đất để tiến hành giám sát tình hình trên không.
Vì vậy, bài báo cho rằng, đối với Trung Quốc, cần đẩy nhanh sản xuất và trang bị máy bay cảnh báo sớm KJ-500, triển khai máy bay cảnh báo sớm với số lượng nhất định ở các phương hướng chiến lược, khắc phục sơ hở về thông tin trên không.
Máy bay cảnh báo sớm KJ-500 Trung Quốc phát triển trên nền tảng máy bay vận tải Y-9 (nguồn mạng sina TQ)
Không quân Trung Quốc còn tồn tại một hạn chế, đó là thiếu máy bay vận tải cỡ lớn, máy bay công nghệ cao hiện đại; yêu cầu đối với các phương tiện bảo đảm hậu cần tương đối cao, chẳng hạn xe bao đảm gồm xe điều hòa, xe nguồn điện. Vì vậy, triển khai máy bay chiến đấu hiện đại ở khu vực nhất định hoàn toàn không giống như tưởng tượng, máy bay bay qua là xong, mà cần vận chuyển đường không những xe và thiết bị hậu cần này mới có thể hình thành năng lực tác chiến liên tục.
Trước đây, Không quân Trung Quốc triển khai chuyển tiếp thường xuất hiện hình ảnh là - máy bay chiến đấu bay lượn trên không, sáng đi chiều đến, xe cộ bảo đảm lại phải hành tiến chậm chạp trên đoàn tàu, cần vài ngày mới có thể đến nơi. Cho nên, đến khi máy bay vận tải cỡ lớn IL-76 biên chế mới sơ bộ giải quyết vấn đề này.
Tuy nhiên, số lượng máy bay vận tải cỡ lớn IL-76 của Không quân Trung Quốc cũng không đủ, theo các nguồn tin quốc tế, máy bay vận tải IL-76 của Không quân Trung Quốc có khoảng 20 - 30 chiếc, quy mô như vậy đã hạn chế năng lực vận tải đường không của không quân, cũng đã hạn chế năng lực cơ động và triển khai nhanh chóng của không quân. Vì vậy, theo bài báo, đối với Không quân Trung Quốc, cần phải đẩy nhanh nghiên cứu chế tạo máy bay vận tải cỡ lớn Y-20, nâng cao năng lực cơ động và triển khai nhanh chóng cho không quân nước này.


http://www.giaoducvietnam.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Khong-quan-Trung-Quoc-mang-Su27UBK-de-phong-bat-trac-Myanmar-post156961.gd

Vũ khí công nghệ cao trong chiến tranh vùng Vịnh

Có thể nói, kể từ sau CTVN thì chiến tranh vùng Vịnh 1991 là cuộc chiến đầu tiên Mỹ và đồng minh huy động lượng lớn vũ khí công nghệ cao nhất.

Cuộc chiến tranh vùng Vịnh diễn ra từ ngày 17/1/1990 đến ngày 28/2/1991, giữa một bên là Iraq và bên kia là lực lượng liên quân gần 30 nước do Mỹ đừng đầu, được xem là cuộc chiến tranh điển hình về sử dụng vũ khí công nghệ cao. 
Trong cuộc chiến tranh này, Mỹ và các nước đồng minh đã sử dụng nhiều loại vũ khí tối tân hiện đại như máy bay ném bom tàng hình F-117A, các kiểu tên lửa và bom đạn tự dẫn đường bằng laser, radar hồng ngoại, vô tuyến truyền hình mà phương tiện thông tin đại chúng thế giới gọi tắt là vũ khí “tinh khôn”, vũ khí “thông minh”, vũ khí “phóng và quên” – nghĩa là tự tìm và diệt mục tiêu sau khi được phóng đi từ phương tiện mạng.
Vu khi cong nghe cao trong chien tranh vung Vinh (1)
 Chiến đấu cơ Mỹ bay trên không phận Iraq.
Tổng hợp cuộc chiến tranh cho thấy, Mỹ và các nước đồng minh đã sử dụng tổng cộng 35 loại máy bay, 12 loại trực thăng, 14 loại tăng- thiết giáp, 8 loại pháo, 23 loại tên lửa đạn đạo, bom, đạn, 9 loại phương tiện phòng không vào cuộc chiến này. 
Đặc biệt, Mỹ và đồng minh đã huy động một lượng lớn tàu hải quân hùng hậu, bao gồm: 5 loại tàu sân bay; 7 loại tàu tuần dương hạm; 5 loại tàu khu trục; 3 loại tàu Frigate; 4 loại tàu quét mìn; 7 loại tàu đổ bộ và 1 loại tàu ngầm để chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Với lực lượng, phương tiện chiến trang hùng hậu, mang sức mạnh vô địch ấy, với các chiến dịch: “Lá chắn sa mạc”, “Bão táp sa mạc” và “Thanh Kiếm sa mạc”, với những đòn tiến công phủ đầu cường độ cao, Mỹ và đồng minh đã khiến cho quân đội Iraq không thể chống đỡ nổi.
Kiến Thức trân trọng giới thiệu tới bạn đọc một số loại vũ khí công nghệ cao điển hình mà Mỹ và các nước đồng minh sử dụng hiệu quả trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh:
Kỳ 1: "Chim sắt" Mỹ và đồng minh vồ mồi trong Chiến tranh vùng Vịnh.
Sáng sớm ngày 17/1/1991, Mỹ và đồng minh bắt đầu chiến dịch không kíchồ ạt (với hơn 1.000 lần xuất kích một ngày) đánh phá Iraq với mật danh “Bão táp sa mạc". Mục đích của họ là “làm mềm chiến trường”, buộc Iraq phải đầu hàng. Những vũ khí được sử dụng trong chiến dịch này là các loại vũ khí dẫn đường chính xác (hay "bom thông minh"), bom bầy, BLU-82 "daisy cutters" và tên lửa hành trình. 
Tham gia chiến dịch này có một số loại phương tiện đáng chú ý:
Máy bay A-10 Thunderbolt II
A-10 Thunderbolt II hay có tên gọi khác là Thần sấm II, do hãng Fairchild-Republic sản xuất cho Không quân Mỹ dùng để yểm trợ gần, chi viện không quân trực tiếp cho bộ binh bằng cách tấn công xe tăng, xe bọc thép và các mục tiêu mặt đất khác. Đây là chiếc máy bay đầu tiên của Không lực Mỹ thiết kế riêng cho nhiệm vụ yểm trợ cận chiến từ trên không.
Vu khi cong nghe cao trong chien tranh vung Vinh (1)-Hinh-2
Máy bay cường kích A-10 có hình dáng rất dữ tợn.
Máy bay này có một chỗ ngồi, hai động cơ phản lực General Electric TF34-GE-100A với sức đẩy 2x 40.32 kN. Buồng lái được trang bị lớp giáp Titan dày từ 12,7mm đến 38,1mm với tổng trọng lượng lên đến 408kg. Lớp giáp này có thể chịu được đạn phòng không 23mm. 
Về cấu tạo, A-10 có sải cánh dài 17,53m, diện tích cánh 47,01m2, dài toàn bộ 16,35m, cao toàn bộ 4,47m; trọng lượng cất cánh 21.500kg; trọng lượng rỗng là 10.977kg; tốc độ tối đa 740 km/h; tầm hoạt động tối đa 4.000km. Máy bay đạt tốc độ: Tối đa là 706 km/h, tối thiểu là 220 km/h; leo cao 1.828m/phút và cao độ tối đa đạt 13.636m.
Về vũ khí, A-10 được trang bị 1 pháo 30mm GAU-8/A với 1.350 viên đạn; 16 bom Mk 82 điều khiển bằng laser, rocket, bom CBU và tên lửa Maverick. Ngoài ra máy bay này còn được trang bị máy ảnh thu cảnh giới radar AN/ALQ-69, bộ rải nhiễu tiêu cực/ pháo sáng ALE-40 (V) 10, bộ gây nhiễu ra đa nhiều chế độ AN/ALQ-119 (V) hoặc AN/ALQ-184.
Máy bay A-10 được đưa vào trang bị cho không quân Mỹ từ tháng 3/1964. Trước chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ đã dự tính loại A-10 khỏi biên chế vào năm 1990. Nhưng do quá trình hoạt động hiệu quả trong cuộc chiến tranh này, đặc biệt là trong tác chiến chống tăng, do đó hiện nay Mỹ tiếp tục chi tiền để nâng cấp lên chuẩn A-10C và dự tính A-10 sẽ được sử dụng tới năm 2030.
Pháo đài bay B52 Strstofortress
Máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress hay còn gọi là “pháo đài chiến lược” do hãng Boeing sản xuất và được Không quân Mỹ sử dụng từ năm 1968. Đây là chiếc máy bay ném bom có tầm bay xa không cần tiếp nhiên liệu dài nhất và mang được đến 27 tấn (60.000 lb) vũ khí. 
Tính đến chiến tranh vùng Vịnh, Không quân Mỹ có 247 chiếc gồm: 152 chiếc B-52G, 95 chiếc B-52H, trong đó có 30 chiếc mang bom thường và 30 chiếc được trang bị tên lửa Harpoon.
Máy bay ném bom B-52 có kích cỡ rất lớn với chiều dài 49,05m, cao 12,4m, sải cánh 56,39m, trọng lượng cất cánh tối đa đạt 221,35 tấn. Để nâng con quái vật này lên trời, người ta phải trang bị cho nó 8 động cơ turbo quạt ép TF33-P-3/103 cho tốc độ bay lớn nhất 1.000km/h, bán kính chiến đấu là 7.210km, tầm bay tối đa 15.000km và trần bay là 17.000m. 
Vu khi cong nghe cao trong chien tranh vung Vinh (1)-Hinh-3
 Máy bay ném bom chiến lược B-52.
Về mặt vũ khí trang bị, phiên bản B-52G và B-52H sử dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh được trang bị pháo phòng không ở đuôi và khả năng mang 20 tên lửa hành trình AGM-69 hoặc AGM-86; hoặc mang 27 bom 750kg, 27 bom 1.000kg hoặc 8 bom 2.000kg.
Trong chiến tranh vùng Vịnh, các máy bay ném bom B-52 này còn được lắp đặt thêm bom giả tên lửa AGM-142 HAVE NAP của Israel, đạt tầm 120km, đầu nổ 327kg, dẫn bằng vô tuyến truyền hình. Hoặc bom chùm CBU-87B chứa 202 bom con, mỗi quả 1,54kg, nổ xuyên giáp dày 118mm. Mỗi phi vụ rải 8.000 bom con. 
Thực hiện chiến dịch không kích Iraq, những chiếc B-52G xuất phát từ các căn cứ tại Anh Quốc và đảo Diego Garcia bay và ném bom tầm thấp cho đến khi các lực lượng Liên quân chiếm được ưu thế trên không hoàn toàn và có khả năng khống chế mọi hệ thống phòng không có thể bắn tới các máy bay ném bom tầm cao. B-52 có vai trò quan trọng trong quá trình chiến dịch Bão táp Sa mạc (Desert Storm) vì chúng có thể được sử dụng mà tránh khỏi bị trừng phạt. Trong chiến tranh Vùng Vịnh, B-52 chỉ bị thiệt hại một chiếc bị rơi và nhiều chiếc khác bị hư hại nhẹ do các hoạt động đối phương.
Vận tải cơ khổng lồ C-17A
C-17A là máy bay vận tải hạng nặng tầm xa do hãng Mc.Donnell Douglas (Mỹ) sản xuất. Loại máy bay này có ưu điểm là cất cánh trên đường băng ngắn, trong khi mang tải lớn. 
Trước khi chiến tranh vùng Vịnh xảy ra Mỹ đã đặt hàng mua 210 chiếc. Trong chiến tranh, chúng được dùng để chở xe tăng, xe chiến đấu bộ binh đến thẳng chiến trường rất hiệu quả.
Máy bay có kích thước rất lớn, tương đương B-52 với sải cánh lên tới 50,29m, chiều dài 53,04m, cao 16,94m, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 263 tấn. 

Máy bayd dược trang bị 4 động cơ phản lực cho tốc độ bay hành trình 468km/h, tầm bay hơn 8.000km, tải trọng tối đa 16-18 container (mỗi container nặng 4.800kg). Máy bay này được lắp đặt hệ thống điện tử hiện đại điều khiển bay; máy tính điện tử với 4 màu thể hiện radar quan sát khí tượng Bendix AN/APS-133 và các hệ thống báo động sớm.
"Bóng ma" F-4E Phantom II
F-4E Phantom II là máy bay tiêm kích đa năng do hãng Mc.Donnell Douglas (Mỹ) sản xuất. Chúng được Không quân Mỹ đưa vào sử dụng từ những năm 1960 và xuất khẩu sang Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc. Loại máy bay này được quân đội Mỹ sử dụng rất nhiều trong Chiến tranh Việt Nam. 
Từ đầu những năm 1980, F-4 dần dần được thay thế bởi các thế hệ tiêm kích F-15 và F-16 hiện đại hơn. Trong chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ chủ yếu sử dụng 2 mẫu F-4G và RF-4C cho vai trò áp chế hệ thống phòng không đối phương và trinh sát. 
Vu khi cong nghe cao trong chien tranh vung Vinh (1)-Hinh-4
 F-4G mang 2 đạn chống radar AGM-88 và 2 đạn chống tăng AGM-65.
Theo đó, để làm nhiệm vụ này, máy bay tấn công điện tử F-4G được trang bị hệ thống định vị Radar AN/APR-38 hoặc AN/APR-47, bộ rải nhiễu tiêu cực/pháo sáng ALE-40, máy bay thu cảnh giới Radar ALR-69, tên lửa chống Radar cao tốc AGM-88 (HARM). 
Ngoài vũ khí đã có, chúng còn được trang bị thêm máy thu cảnh giới Radar ALR-69, bộ rải nhiễu tiêu cực/pháo sáng ALE-40, bộ gây nhiễu hồng ngoại AN/AAQ-4(V), bộ gây nhiễu Radar nhiều chế độ ALQ-119 (V), hệ định vị Radar AN/ALQ-125 TEREC.
Chiến đấu cơ tàng hình F-117A
Máy bay chiến đấu tàng hình F-117A có tên gọi khác là “Chim ưng đêm”, "Hạt huyền", do hãng Lockheed sản xuất và được đưa vào trang bị cho Không quân Mỹ từ tháng 10/1983. Đây là chiếc máy bay sử dụng đầu tiên trên thế giới được thiết kế hoàn toàn theo công nghệ tàng hình. 
Loại máy bay này có ưu điểm là không cần hộ tống (không cần máy bay tiêm kích bảo vệ, gây nhiễu, diệt radar, hiệu suất chiến đấu cao, có khả năng tấn công chính xác, bất ngờ) trong không kích. Có 6 chiếc F-117A được Không quân Mỹ sử dụng lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược Pa-na-ma.
Vu khi cong nghe cao trong chien tranh vung Vinh (1)-Hinh-5
 Máy bay chiến đấu tàng hình F-117A.
Dù ra đời trong thời đại thế giới làm chủ tốc độ siêu âm, tuy nhiên do hạn chế về mặt thiết kế góc cạnh tàng hình đã khiến động cơ bị mất đáng kể lực đẩy. Điều này khiến cho F-117A chỉ đạt tốc độ cận âm 1.130km/h, bán kính tác chiến 830km.
Trong tác chiến, máy bay F-117A được trang bị 1 bom điều khiển bằng laser tầm thấp BLU-90 nặng 907kg, 2 tên lửa AGM-65 Meverick, tên lửa chống Radar cao tốc AGM-88 (HARM).
Trong chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ huy động 44 chiếc F-117A tham gia (chiếm 3/4 số máy bay F-117A có trong biên chế) trong 24 giờ đầu tiên của chiến dịch Bão táp Sa mạc. Mặc dù số lượng máy bay F-117A chỉ chiếm 2,5% lực lượng máy bay của Liên quân, nhưng đã đảm nhiệm đánh bom tới 31% trong tổng số các mục tiêu. 
Chính F-117A đã ném quả bom đầu tiên xuống Baghdad (đó là loại bom nhiên liệu không khí BLU-109 nặng 907kg), đánh phá 100% cơ sở năng lượng và 55% cơ sở truyền thông của Iraq, trong đó có một quả bom 907kg dẫn bằng laser đã đánh trúng hầm trú ẩn của dân thường.
F-117A đã tỏ ra vô hình trước radar của Iraq. Điều đáng chú ý là, trong chiến dịch này, những máy bay không “tàng hình” đã hoạt động tự do như F-117A trong điều kiện hệ thống phòng không của Iraq bị tiêu diệt hoặc bị chế áp ngay từ đầu. Thành công của việc sử dụng F-117A đã mở đường cho việc nhanh chóng đưa B-2 và các máy bay tàng hình khác vào trang bị.

Các xe tăng M1 Abram, Challenger 1 được Mỹ - Anh tung vào cuộc chiến tranh vùng Vịnh đã "tàn sát" hàng trăm xe tăng T-72, T-55 Quân đội Iraq.

Trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ và các nước đồng minh sử dụng vũ khi trên bộ sau chiến dịch “Bão táp sa mạc”, khi đã làm tê liệt hệ thống phòng không và nhiều mục tiêu quân sự quan trọng của Iraq. 
Bước vào chiến dịch “Thanh kiếm sa mạc”, Mỹ và đồng minh đã đưa vào một lượng lớn binh khí kỹ thuật trên mặt đất hiện đại, vượt trội hơn so với Iraq. Chẳng hạn, Iraq có 4.280 xe tăng chủ lực thì Mỹ chỉ có 3.750 chiếc. Tuy nhiên, trong khi Iraq chỉ có 500 xe tăng T-72 (loại hiện đại nhất của Iraq thời điểm đó), chiếm chưa đầy 25% trong tổng số xe tăng của nước này thì Mỹ và đồng minh có tới hơn 50% là xe tăng M1 (hơn 2.000 chiếc), một trong những loại xe hiện đại nhất thế giới lúc đó. Những xe tăng khác như M60A3 (Mỹ), AMX-30 (Pháp) và Challenger (Anh) cũng có ưu thế hơn T-72. Chẳng hạn, chúng được lắp kinh ngắn ảnh hồng ngoại thế hệ mới, cho phép hoạt động ban đêm và trong môi trường có khói dầu.
Kỳ 2: "Cua đồng" tối tân của Mỹ và đồng minh
Dưới đây là tính năng kỹ, chiến thuật của một số loại xe tăng – thiết giáp mà Mỹ và đồng minh sử dụng trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh:
"Vua tăng Mỹ" M1 Abram
M1 Abram là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại được hãng General Deynamics (Mỹ) phát triển từ những năm 1980 cho Lục quân Mỹ và phục vụ xuất khẩu. 
M1 Abrams ban đầu được trang bị pháo nòng trơn M68 cỡ 105mm nhưng sau đó được hiện đại hóa lên pháo M256 120mm trên biến thể M1A1 và M1A2.
Yếu tố làm nên sức mạnh của pháo chính 105/120mm là nó sử dụng đạn xuyên giáp sabot đặc biệt được cấu tạo với một thanh kim loại nhỏ với một đầu được vót nhọn mà một đầu được gắn cánh nhằm ổn định đường bay.
Đầu xuyên đạn Sabot làm bằng vật liệu Uranium nghèo, nó có tính dễ bốc cháy để tăng sự phá hủy mục tiêu, và có khả năng tự làm nhọn cho phép xuyên sâu hơn vào vỏ giáp gây thiệt hại nặng đến kíp lái xe tăng địch.
Ngoài khẩu pháo uy lực cùng đạn đặc biệt, M1 Abrams còn trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại cho phép đạt độ chính xác cao với các mục tiêu tĩnh và động.
Vu khi cong nghe cao trong chien tranh vung Vinh (2)
 Xe tăng M1 Abram.
Về hệ thống phòng vệ, nhà thiết kế tập trung vào việc đảm bảo an toàn tối đa cho tổ lái xe. Xe được trang bị giáp đa lớp (như kiểu giáp Chobham của xe tăng Challenger) nhưng được bổ sung thêm vật liệu Uranium nghèo tỉ khối lớn. Để chống lại các tên lửa chống tăng có điều khiển, xe được trang bị thiết bị gây nhiễu AN/VLQ-8A.
Trong cuộc chiến trang vùng Vịnh 1991, trong khi Không quân Mỹ mất 43 ngày không kích với cường độ cao để tiêu diệt 50% lực lượng tăng Iraq thì tăng – thiết giáp Mỹ chỉ mất 4 ngày diệt thêm 25%.
Vua tăng Lục quân Anh Challenger 1
Xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 1 do hãng Royal Ordnance Factory (Anh) chế tạo theo thiết kế của Vickers Defence Systems, trang bị cho lục quân Hoàng gia Anh từ năm 1978.
Điểm nhấn trên thiết kế Challenger 1 là sở hữu công nghệ giáp tổng hợp cực kỳ đặc biệt đem lại khả năng sống sót cao trên chiến trường. Xe tăng dài 8,327m, rộng 3,518m, cao 2,95m, trọng lượng chiến đấu 62 tấn.
Vu khi cong nghe cao trong chien tranh vung Vinh (2)-Hinh-2
 Xe tăng Challenger.
Tăng Challenger 1 được trang bị  pháo chính L111A5 120mm - điều kỳ thù là thay vì dùng nòng trơn như hầu hết các dòng tăng cùng thời L111A5 vẫn pháo rãnh xoắn. Nó bắn được nhiều loại đạn tiên tiến như đạn xuyên đầu mềm, đạn xuyên thép hình tên (L23). Xe có hệ thống điều khiển hỏa lực máy tính hóa dựa trên thiết bị quan sát đêm No9 Mark1 và thiết bị đo xa laser (tầm hoạt động 300-1.000m).
Trong Chiến tranh vùng Vịnh, các đơn vị xe tăng Challenger 1 đã "càn quét" lữ đoàn cơ giới 46, lữ đoàn thiết giáp 52 Quân đội Iraq, hủy diệt hàng loạt xe tăng T-55, T-72. Đặc biệt, Challenger 1 còn lập kỷ lục hạ một xe tăng Iraq ở khoảnh cách tới 5,1km.
Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley
Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley do hãng FMC Corporation (Mỹ) sản xuất và được trang bị cho lục quân Mỹ năm 1978. Chiếc xe được thiết kế cho nhiệm vụ chở bộ binh trên chiến trường, chi viện hỏa lực và tấn công xe tăng - thiết giáp địch. 
Vu khi cong nghe cao trong chien tranh vung Vinh (2)-Hinh-3
Xe chiến đấu M2 với giáp phản ứng nổ bọc xung quanh thân xe. 
Để làm nhiệm vụ đó, M2 Bradley được trang bị tháp pháo với một pháo 25mm tự động, 2 tên lửa chống tăng tầm xa TOW. 
Xe có chiều dài 6,45m, rộng 3,2m, cao 2,56m, trọng lượng chiến đấu 22,59 tấn. Xe được trang bị một động cơ diesel công suất 500 mã lực cho tốc độ 66km/h, tầm hoạt động khoảng 480km. 
Trong chiến tranh vùng Vịnh, xe chiến đấu bộ binh M2 đã phá hủy nhiều xe thiết giáp Iraq hơn cả tăng Abram. Pháo 25mm thậm chí được đánh giá là cực kỳ hiệu quả khi chống lại xe tăng T-55 và T-72 ở cự ly giao chiến gần. Tổng cộng có 12 xe M2 bị hỏa lực quân Iraq phá hủy, 17 chiếc bị cháy do bị bắn nhầm.
Xe tăng M60
Xe tăng chiến đấu chủ lực M60 do hãng General Dynamics Land Systems Division (Mỹ) sản xuất và được trang bị cho Lục quân Mỹ từ năm 1973 và có xuất khẩu sang một số nước. Có các mẫu cải tiến M60A1 (dùng cho lục quân và thủy quân đánh bộ) và M60A3 chỉ dùng cho thủy quân đánh bộ Mỹ và xuất khẩu.
Vu khi cong nghe cao trong chien tranh vung Vinh (2)-Hinh-4
  M60A3 đang di chuyển trên con đường ở Đức trong cuộc diễn tập REFORGER '85.
Xe dài 6,946m, rộng 3,631m, cao 3,213m, trọng lượng chiến đấu 52,61 tấn. Trên xe được trang bị tháp pháo với pháo nòng trơn 105mm có thể bắn được nhiều loại đạn, trong đó có các loại đạn xuyên thép hình tên (M774, M883), đạn lõm (M456...).
Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh, M60 được cải tiến thiết bị nhìn đêm mới, hệ thống điều khiển bắn bằng máy tính và lắp vỏ giáp phức hợp.... Các xe chiến đấu M60 đạt được ưu thế hơn xe tăng Liên Xô trong trang bị của quân đội Iraq nhờ được trang bị hệ thống ngắn bắn hồng ngoại tiên tiến. Cũng trong cuộc chiến này, M60 được trang bị cho lính thủy đánh bộ Mỹ, Ai Cập, Ả-rập-xê-út để phát huy sức mạnh đột phá trên chiến trường.

Theo thống kê, trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ và các nước đồng minh bắn hơn 10.000 đạn pháo, rocket các loại vào mục tiêu Quân đội Iraq.

Trong Chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ và các nước đồng minh đã bắn hơn 10.000 quả đạn pháo, rocket đánh phá các công trình quân sự, dân sự, dọn đường cho bộ binh và thủy quân lục chiến tiếp cận, đột phá các mục tiêu trong nội địa, nơi quân Vệ binh Cộng hòa của Iraq chiếm giữ. 
Ngoài các loại pháo hiện đại, tầm bắn xa, uy lực lớn, tốc độ bắn nhanh, khả năng công phá mạnh thì Mỹ còn sử dụng cả các loại pháo sản xuất từ những năm 1920 được hiện đại hóa một số tính năng hoặc lắp thêm hệ thống kính ngắm quan học và quan học điện tử.
Với sự trợ giúp đắc lực của các thiết bị trinh sát điện tử, thiết bị ngắm bắn quang học điện tử và việc chỉ thị mục tiêu bằng các phương tiện quân sự hiện đại, lực lượng pháo binh của Mỹ và các nước đồng minh tham chiến tại vùng Vịnh đã phối hợp chặt chẽ với không quân và hải quân, phát huy thế mạnh. Buộc quân đội Iraq phải cố thủ, trú ẩn trong công sự, trận địa, tạo cơ hội thuận lợi cho các lực lượng khác làm nhiệm vụ “giải quyết chiến trường”. 
Kỳ 3: "Vua chiến trường" Mỹ trong chiến tranh vùng Vịnh
Dưới đây là một số loại pháo được sử dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991:
Vua chiến trường M107
Pháo tự hành 175mm M107 do hãng PCF Defenece Industry của Mỹ sản xuất và được đưa vào trang bị cho lục quân từ những năm 1965. Loại pháo này đã xuất khẩu sang CHLB Đức, Hy Lạp, Iran, Israel, Italia, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh. 
Vu khi cong nghe cao trong chien tranh vung Vinh (3)
Loại đại bác tự hành M107 từng được viện trợ cho quân đội Việt Nam Cộng hòa và được mệnh danh là “vua chiến trường”. 
Pháo tự hành 175mm M107 dài 11,256m, rộng 3,149m, cao 3,679m. Pháo trang bị nòng cỡ 175mm, sơ tốc đạn 914m/s, tầm bắn đạt tới 32,7km. Pháo thiết kế  máy nâng, nạp đạn bằng thiết bị thuỷ lực và có trọng lượng chiến đấu tới 28.100kg.
Pháo sử dụng động cơ diesel công suất 405 mã lực có thể tháo rời. Pháo di chuyển trên đường đạt vận tốc độ tối đa là 56km/h; dự trữ nhiên liệu 1.137 lít; dự trữ hành trình 725km. Pháo cần một xe vận tải M548 đi kèm để phục vụ.
Loại pháo này có thể bắn được các loại đạn: M1-509m/s với tầm bắn 15.000m; M2-720m/s với tầm bắn 21.100m; M3-912m/s với tầm bắn 32.700m. Trong chiến tranh vùng Vịnh, loại pháo này phát huy tốt tác dụng trong chi viện hỏa lực cho bộ binh.
Pháo lựu tự hành 203mm M110
Pháo lựu tự hành 203mm M110 do hãng Pacific sản xuất và đưa vào trang bị cho Lục quân Mỹ từ năm 1977, được xuất khẩu sang nhiều nước, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Xe tự hành sử dụng động cơ diesel, công suất 405CV. Xe dài 7,467m, rộng 3,194m, cao 2,93m, kíp xe gồm 5 người. Pháo có thể di chuyển trên đường với tốc độ tối đa từ 56 đến 54,7km/h, dự trữ hành trình 523-725km.
Vu khi cong nghe cao trong chien tranh vung Vinh (3)-Hinh-2
Trong chiến tranh vùng Vịnh, M110 được lục quân quân đội Mỹ sử dụng là chủ yếu. 
Pháo 203mm bắn được nhiều loại đạn và có tầm bắn đạt 16.000m, nhịp bắn 1 phát/phút. Ngoài loại cơ bản còn có các loại M110, M110A2.
Pháo phản lực phóng loạt
Pháo phản lực phóng loạt M270 227mm do Công ty LTV (Mỹ) sản xuất để trang bị cho lực lượng lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ. Tháng 4/1982, loại pháo này chính thức được đưa vào trang bị và xuất khẩu tới nhiều quốc gia. 
Trong Chiến tranh vùng Vịnh, Quân đội Mỹ đã sử dụng rất hiệu quả loại pháo này để tiêu diệt các mục tiêu của Iraq, tạo điều kiện cho xe tăng – thiết giáp và bộ binh đột phá làm chủ chiến trường.
Vu khi cong nghe cao trong chien tranh vung Vinh (3)-Hinh-3
Dàn rốc – két phóng loạt nhiều nòng 227mm có nhịp bắn 
nhịp bắn 12 phát/phút
Pháo có cấu tạo gồm 12 ống phóng, đường kính ống khoảng 227mm. Chiều dài toàn bộ 6,972m, rộng toàn bộ 2,972m, cao toàn bộ 2,617m. Trọng lượng chiến đấu 25.191kg, trọng lượng rỗng 20.189kg, dự trữ hành trình 483km, tầm hoạt động xa 483km, tầm bắn của đạn rocket 30km, dự trữ nhiên liệu 617 lít.
Trong chiến tranh vùng Vịnh, loại pháo này đã được Lục quân Mỹ sử dụng khá hiệu quả đểchế áp Lục quân Iraq trong thời gian ngắn.
Pháo lựu tự hành 155mm M109
Pháo lựu tự hành 155mm M109 do hãng Cadillac motor Car Division (Mỹ) sản xuất, đưa vào trang bị cho Lục quân Mỹ từ năm 1982, được xuất khẩu sang Anh, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác.
Vu khi cong nghe cao trong chien tranh vung Vinh (3)-Hinh-4
Tại Chiến vùng Vịnh, loại pháo này được trang bị cho Lục quân Mỹ, Anh, Ai Cập và nó được coi là hệ thống hỏa lực pháo binh linh hoạt nhất của liên quân. 
Pháo có chiều dài toàn bộ là 6,19m, rộng toàn bộ là 3,15m, cao toàn bộ là 2,8m. Trọng lượng chiến đấu của pháo là 24.948kg, trọng lượng rỗng 21.110kg, tốc độ tối đa trên đường 56,3km/h, dự trữ nhiên liệu 511 lít, dự trữ hành trình 349km.
Trên xe bố trí pháo lựu 155mm, cỡ số đạn 150 viên (28 viên kèm theo pháo), 1 súng phòng không 12,7mm.
Pháo lựu tự hành M109 được dùng làm vũ khí chi viện hỏa lực trực tiếp cho Lục quân Mỹ. Pháo có nhịp bắn cực đại 3 phát/phút, nhịp bắn duy trì một phát/phút. Pháo có thể bắn được nhiều loại đạn, kể cả đạn tăng tầm bằng rocket và đạn thông minh điều khiển bằng laser Corperhead. 
Pháo lựu M114A1 
Pháp lựu M114 155mm do hãng Rock Island Arsenal sản xuất từ trong cuộc chiến tranh Thế giới thứ 2. Tổng cộng có khoảng 10.300 khẩu pháo được trang bị cho quân Mỹ và các lực lượng đồng minh.
Vu khi cong nghe cao trong chien tranh vung Vinh (3)-Hinh-5
Loại pháo này còn bắn được các loai đạn: Hóa học, hạt nhân, chiếu sáng và đạn khói... 
Pháo lựu M114A1 dài 7,315m, rộng 2,438m, cao 1,803m, kíp pháo thủ 11 người. Pháo được trang bị nòng cỡ 155mm đạt tầm bắn 14.600m, tốc độ bắn 2 phát/phút.
Đáng lưu ý, loại pháo từng được viện trợ cho VNCH trong Chiến tranh Việt Nam, sau 1975 được QĐND Việt Nam thu giữ lại và tiếp tục sử dụng trong nhiều năm sau đó.

Trong chiến tranh vùng Vịnh, Hải quân Mỹ bắn tổng cộng 291 tên lửa  Tomahowk, thực hiện 28.929 phi vụ từ các tàu sân bay và tàu đổ bộ...

Từ tháng 8/1990, Mỹ và liên quân đã phong tỏa chặt đường biển vào Iraq. Trong cả cuộcchiến tranh vùng Vịnh tàn khốc, Hải quân Mỹ đã bắn tổng cộng 291 tên lửa hành trình Tomahawk, 124 tên lửa Walleye, thực hiện 28.929 phi vụ từ các tàu sân bay và tàu đổ bộ.
Nhiều lớp tàu được sử dụng trong chiến đấu, như các tàu tuần dương AEGIS, tàu đổ bộ đệm khí... Đây là lần đầu tiên tàu chiến Mỹ, cả tàu nổi lẫn tàu ngầm được dùng để phóng tên lửa hành trình Tomahawk. Riêng 6 tàu sân bay ở vùng Vịnh của Mỹ đã có số máy bay chiến đấu nhiều gấp rưỡi so với Iraq. Các tàu đổ bộ Mỹ có sàn sân bay khá rộng, cho phép đổ quân bằng trực thăng và đảm bảo chi viện hỏa lực bằng máy bay cất hạ cánh đứng AV-8B.
Ngoài vũ khí tấn công, nhìn chung các tàu chiến của Mỹ và liên quân đều có khả năng phòng thủ hiện đại, với các phương tiện phòng không, chống tên lửa đối hạm và chống ngư lôi, đối phó và chống đối phó điện tử. Các phương tiện chiến tranh điện tử trên hạm tàu nói chung đa dạng, phong phú và được coi là những "bóng ma từ biển"
Kỳ 4: Tàu chiến trong Chiến tranh vùng Vịnh
Dưới đây là một loại tàu chiến của Mỹ và liên quân sử dụng tại Chiến tranh vùng Vịnh.
Tàu sân bay lớp Clemanceau
Tàu sân bay lớp Clemanceau do Pháp chế tạo, gồm 2 chiếc Clemanceau R98 và Foch R99. Chiếc đầu tiên hạ thủy năm 1975, đưa vào trang bị cho hải quân năm 1961. Tàu sân bay Clemanceau được sử dụng để hộ tống lực lượng hải quân của Pháp tới Ả Rập Saudi.
Vu khi cong nghe cao trong chien tranh vung Vinh (4)
Tàu sân bay Clemanceau chứa được 38 máy bay gồm: 16 cường kích Super Etendard, 3 trinh sát Etendard IVP, 10 Crusder, 7 Alize, 2 trực thăng SA 365F Dauphin 2.  
Clemanceau có lượng choán nước 27.307 (tiêu chuẩn) và 32.780 tấn (đủ tải). Tàu dài 265m, rộng 31,7m, cao 8,6m và có tốc độ 32 hải lý/h, tầm hoạt động 7.500 hải lý. 
Sàn sân bay bay dài 165,5m, rộng 29,5m được trang bị máy phóng thủy lực hỗ trợ cất cánh cho cường kích Etendard IV. Ngoài ra, trên tàu còn có trực thăng vận tải, chống ngầm.
Về trang bị, Clemanceau có 2 dàn tên lửa phòng không Crotale 36 quả; 4 pháo phòng không/đối hạm DCN 100mm, trọng liên 12,7mm; 2 bộ rải nhiễu tiêu cực/bẫy hồng ngoại 10 nòng, máy thu cảnh giới radar ARBA 51; sô-na SQS 505.
Tàu được biên chế 1.017 người và 672 phi công cùng chuyên môn kỹ thuật không quân.
Tàu sân bay lớp Forrestal (Forrestal CV-59)
Tàu sân bay lớp Forrestal sản xuất năm 1952 tại xưởng đóng tàu Newport News (Mỹ), hạ thủy năm 1954 và đưa vào trang bị 1955. Là tàu sân bay đầu tiên trên thế giới đưa vào sản xuất sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Vu khi cong nghe cao trong chien tranh vung Vinh (4)-Hinh-2
Các loại máy bay trên tàu: 20 tiêm kích F-14, 20 tiêm kích F/A-18, 20 cường kích A-6E, 4 máy bay tấn công điện tử EA-6B, 10 máy bay săn ngầm S-3A/B, 4 máy bay cảnh báo E-2C, 6 trực thăng SH-3H/SH 60F. 
Tàu sân bay lớp Forrestal có lượng choán nước 59.060 (tiêu chuẩn) và 79.250 tấn (đủ tải). Tàu dài 331m, rộng 39,6m, cao 11,3m. Tàu được trang bị động cơ 4 tua-bin, công suất 260.000 CV cho tốc độ 33 hải lý/h, tầm hoạt động 4.000 hải lý và 8.000 hải lý. 
Tàu được trang bị 3 dàn tên lửa phòng không Sea Sparrow Mk 29 8 ống phóng; 3 pháo phòng không 200mm Vulcan Phalanx. Trên tàu có thể chở tới 80-90 máy bay các loại được hỗ trợ cất cánh bằng máy phóng thủy lực.
Cả 3 tàu sân bay tham chiến ở vùng Vịnh là Forrestal (CV-59), Sarataga (CV-60) và Independence (CV-62). Cả 3 tàu sân bay này đều đều từng tham chiến ở Việt Nam: Independence (1965), Forrestal (1967) và Sarataga (1972). Sarataga bị trúng thủy lôi Iraq và đã loại khỏi trang bị từ năm 1993.
Tàu sân bay lớp Nimitz (CVN-68)
Tàu sân bay Nimitz (CVN-68) sản xuất tại xưởng đóng tàu New port News của Mỹ năm 1968, hạ thủy năm 1972 và đưa vào trang bị năm 1975. 
Vu khi cong nghe cao trong chien tranh vung Vinh (4)-Hinh-3
Trong Chiến tranh vùng Vịnh có 2 tàu là Nimitz và Eisenhower thuộc lớp  Nimitz tham chiến. 
Lớp Nimitz có lượng giãn nước lên tới 100.000 tấn, dài 332,8m, tốc độ 30 hải lý/h, thủy thủ đoàn khoảng 5.000 người (gồm 3.200 thủy thủ và 2.480 thành viên phi hành đoàn), chở tối đa 85-90 máy bay. Đây được xem là tàu sân bay lớn nhất trong lịch sử thế giới. 
Tham gia cuộc chiến tranh vùng Vịnh khi đó, tàu sân bay US Nimitz chở theo 20 máy bay tiêm kích F/A-18, 6 máy bay tấn công điện tử EA-6B, 20 cường kích A-6E, 5 máy bay cảnh báo E-2C và 10 máy bay chống ngầm S-3A Viking.
4. Tuần dương hạm Ticonderoga 
Tuần dương hạm Ticonderoga là lớp tàu chiến tên lửa chủ lực của Hải quân Mỹ được khởi đóng giai đoạn 1980-1994 với tổng số 22 chiếc. Đây được xem là một trong những tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Mỹ, mang trên nó kho vũ khí khổng lồ đủ sức quét sạch kẻ địch trên bộ, trên biển, trên không.
Trong chiến tranh Vùng vịnh, Hải quân Mỹ đã triển khai tổng cộng 8 chiếc lớp Ticonderoga gồm: Ticonderoga CG-47; Thomas S.Gates CG-51; Bunker Hill CG-52; Mobile Bay CG-53; Antietam CG-54; San Jacinto CG-56; Philippin Sea CG-58 và Princeton CG-59.
Vu khi cong nghe cao trong chien tranh vung Vinh (4)-Hinh-4
Trong ảnh là tàu tuần dương Ticonderoga CG-47 được trang bị kiểu bệ phóng Mk26 để bắn tên lửa phòng không SM-2 thay vì dùng bệ Mk41.
Điểm nhấn trên các tàu tuần dương lớp Ticonderoga là việc trang bị hệ thống chiến đấu Aegis với radar mạng pha chủ động đa năng AN/SPY-1 có khả năng phát hiện mọi mục tiêu đường không.
Con tàu sở hữu kho vũ khí khổng lồ gồm tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm, tên lửa chống ngầm, pháo các loại.
Trong số 8 tàu tham gia chiến dịch không kích Iraq, 2 chiếc CG-47 và CG-51 được trang bị kiểu bệ phóng Mk 26 với 68 tên lửa phòng không SM-2. Trong khi các chiếc còn lại trang bị bệ phóng đứng Mk 41 với 122 tên lửa các loại gồm cả tên lửa hành trình Tomahawk. Vũ khí còn lại của các tàu ngày hôm 8 tên lửa hành trình Harpoon, 2 pháo hạm 127mm, pháo phòng không và ngư lôi chống ngầm.
Lớp tàu tuần dương Ticonderoga có lượng giãn nước khoảng 9.800 tấn, dài 173m, rộng 16,8m, thủy thủ đoàn 340 người.
Tàu tuần dương hạt nhân lớp Viginia (CGN-38)
Tàu tuần dương hạt nhân lớp Virginia là một trong số ít tàu chiến tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân trên thế giới. Tổng cộng có 4 tàu được chế tạo cho Hải quân Mỹ trong giai đoạn 1972-1980 với các nhiệm vụ đa dạng gồm phòng không, chống ngầm, chống hạm và pháo kích bờ biển đối phương.
Nhờ động lực hạt nhân với 2 lò phản ứng D2G cung cấp năng lượng hoạt động không giới hạn, lớp Virginia được xem là "người hộ tống" tuyệt vời cho các tàu sân bay hạt nhân của Hải quân Mỹ.
Vu khi cong nghe cao trong chien tranh vung Vinh (4)-Hinh-5

Lớp tàu này có lượng giãn nước toàn tải 11.666 tấn, dài tổng thể 179m, thủy thủ đoàn 540 người. Trên tàu được trang bị nhiều hệ thống cảnh giới đường không, mặt nước, điều khiển hỏa lực rất mạnh mẽ.
Về hỏa lực, các tàu này được trang bị 2 bệ phóng Mk 26 với 68 quả tên lửa phòng không tầm xa SM-2 và tên lửa chống ngầm RUR-5. Ngoài ra, tàu còn được trang bị 8 tên lửa hành trình Tomahawk và 8 tên lửa diệt hạm Harpoon cùng các loại vũ khí phụ khác.
Tàu đổ bộ xung kích lớp Tarawa 
Ngoài các tàu chiến đấu tên lửa, tàu sân bay, tham gia cuộc chiến tranh vùng Vịnh, Hải quân Mỹ còn điều động 2 tàu đổ bộ USS Tarawa (LHA-1) và USS Nassau (LHA-4). Chúng thuộc lớp tàu đổ bộ tấn công có khả năng mang trực thăng lớp Tarawa được đóng từ 1971-1980 với số lượng 5 chiếc dành cho lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Lớp tàu có lượng giãn nước toàn tải tới gần 40.000 tấn, dài 254m, rộng 40,2m, thủy thủ đoàn 874 người. Tàu được trang bị 2 nồi hơi cùng 2 tuốc bin khí, 2 chân vịt cho tốc độ tối đa 44km/h, tầm hoạt động 19.000km với tốc độ kinh tế.
Vu khi cong nghe cao trong chien tranh vung Vinh (4)-Hinh-6
Trong ảnh là một trong các tàu đổ bộ lớp Tarawa với giàn trực thăng CH-46 trên boong.
Phục vụ cho các chiến dịch đổ bộ đánh chiếm bờ biển hoặc tấn công vào nội địa đối phương, trên tàu có thể chở 4 tàu đổ bộ nhỏ LCU 1610 hoặc 17 tàu đổ bộ LCM-6 hoặc 45 xe đổ bộ LVT cùng 1.703 lính thủy.
Ngoài ra, nhờ được thiết kế sàn boong lớn cho phép lính thủy đổ bộ đường không với 19 trực thăng vận tải CH-53 và 46 chiếc trực thăng CH-46. Đó là chưa kể, các lính thủy sẽ nhận được sử hỗ trợ từ tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng Harrier.
7. Louisville SSN 724
Cùng tham gia cuộc không kích bằng tên lửa hành trình Tomahawk cùng các tàu tuần dương tên lửa vào mục tiêu quân sự Iraq là tàu ngầm USS Louisville (SSN-724). Đây là một trong số các tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles nổi tiếng của Mỹ, được chế tạo trong giai đoạn 1972-1996 với tổng cộng 62 chiếc (hiện còn 40 chiếc hoạt động).
Vu khi cong nghe cao trong chien tranh vung Vinh (4)-Hinh-7
Tại vùng Vịnh, Loussville là tàu ngầm đã phóng tên lửa Tomahawk từ biển Đỏ vào Iraq.
Lớp Los Angeles có lượng giãn nước toàn tải khi lặn 6.927 tấn, dài 110m, rộng 10m, thủy thủ đoàn 129 người. Tàu được trang bị một lò phản ứng hạt nhân PWR S6G cho phép tàu đi tới bất cứ đâu trên thế giới, lặn sâu 29m, tốc độ khi lặn 37km/h.
Ngoài khả năng chống ngầm mạnh với hệ thống định vị thủy âm tiên tiến cùng ngư lôi 533mm Mk48 thì tàu ngầm lớp Los Angeles có khả năng tiến công mặt đất bằng tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ các bệ thẳng đứng.
Đại Dương

http://kienthuc.net.vn/vu-khi/vu-khi-cong-nghe-cao-trong-chien-tranh-vung-vinh-4-470896.html