Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Cuộc tấn công của đồng đôla Mỹ

Trang mạng của Báo Độc lập đăng bài viết với nhan đề trên cho rằng Mỹ đang sử dụng đồng tiền của mình - đồng USD - như một vũ khí toàn cầu.

Chiến tranh thế giới thứ nhất, mà lễ kỷ niệm 100 năm ngày nó bùng phát diễn ra chưa lâu, đã dẫn tới sự sụp đổ của 4 đế chế. Giới truyền thông không đưa thông tin nhiều rằng chính trong giai đoạn đó đã hình thành nền tảng cho một đế chế mới - đế chế đồng USD, mà trong một thời gian ngắn đã chứng tỏ tham vọng cai trị toàn thế giới.
 
Tổng thống Woodrow Wilson ngày 23/12/1913 đã phê chuẩn luật Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED), thông qua đó để phát hành và lưu thông đồng USD. Luật này được Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua theo hình thức bỏ phiếu ghi danh. 100 năm kể từ ngày ra đời, FED không quảng bá, không kỷ niệm, dù kẻ chiến thắng có thể cho phép mình làm nhiều điều. Bởi một lượng lớn tiền không yêu sự ầm ĩ, và giấu mình trước con mắt các nhà hoạt động.
 
Từ con nợ thành chủ nợ
 
Từ con nợ thành chủ nợ
FED là ngân hàng tư nhân, thực thi chức năng Ngân hàng trung ương của Mỹ, sở hữu 12 ngân hàng khu vực. Cơ quan đầu não của FED, định hình chính sách, là Hội đồng thống đốc, do Tổng thống Mỹ lập ra và được Thượng viện phê chuẩn. Quốc hội trao cho FED quyền kiểm soát tiền tệ là số lượng USD cần thiết do chính FED in. Hiệu quả hoạt động của FED đối với Mỹ có thể thấy qua thực tế sau.
Vào tháng 8/1914, nợ nước ngoài của Mỹ vượt ngưỡng 3 tỷ USD, khi đó tương đương với 4.500 tấn vàng ròng (lưu ý dự trữ vàng hiện nay của Nga là khoảng 1.150 tấn).
Đến tháng 11/1918, Mỹ đã cung cấp (in) 10 tỷ USD cho các nước tham chiến vay và từ con nợ lớn nhất biến thành chủ nợ lớn nhất, đồng USD bắt đầu thay thế đồng bảng Anh làm phương tiện thanh toán quốc tế. Đồng USD khi đó vẫn được bảo lãnh bằng vàng. Khoản nợ của nước Nga Sa hoàng, vay tại London và Paris, là hơn 4,2 tỷ USD, dù tỷ giá của đồng ruble khá cao, do dự trữ vàng của Nga lớn hơn dự trữ vàng của Anh và Pháp gộp lại. Tuy nhiên sự phụ thuộc lớn của Nga vào các chủ nợ nước ngoài là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới các sự kiện thảm họa trong lịch sử nước Nga những năm tiếp theo.
Trên thực tế, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, việc đổi tiền giấy thành vàng đã chấm dứt ở tất cả các nước. Cụ thể, Tổng thống Mỹ Roosevelt đã cấm người dân Mỹ sở hữu cá nhân vàng và mua vàng với giá 20 USD/troy ounce (khoảng 31,1 g), điều được giải thích là cần thiết để vượt qua khủng hoảng (Đại suy thoái giai đoạn 1929-1933).
Tổng thống Mỹ Roosevelt
Tổng thống Mỹ Roosevelt
Năm 1944, tại hội nghị tài chính quốc tế ở Bretton Woods, 44 nước thành viên tham gia đã cam kết ủng hộ chế độ bản vị vàng và Mỹ cam kết với cơ quan quản lý tiền tệ các nước khác sẽ đổi đồng USD lấy vàng dự trữ trong Ngân khố Mỹ. Như vậy, đồng USD, ban đầu là phương tiện thanh toán của một quốc gia, đã có chức năng như đồng tiền của thế giới.
Liên Xô không ủng hộ một cơ chế như vậy trong hệ thống tài chính thế giới. Ngay cả đại diện của Anh tại hội nghị cũng chỉ ra những rủi ro đối với sự ổn định của họ, vì Mỹ có đặc quyền phủ quyết bất cứ quyết định nào của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Tuy nhiên việc gắn ngoại tệ với vàng là điều kiện quan trọng để ổn định lưu thông tiền tệ. Đồng USD được khẳng định là không tồi hơn vàng.
 
Tại Fort Knox năm 1949 có 21.800 tấn vàng thuộc sở hữu của Mỹ. Tại đó còn lưu giữ vàng của ngân hàng trung ương các nước châu Âu, trong đó có Đức (9300 tấn), nước hiện đang nỗ lực thu hồi số vàng này. Hơn nữa Đức khi đó rõ ràng đứng về phía Mỹ trong việc tiến hành chính sách trừng phạt chống Nga. Đức ở tuyến đầu với các đối tác Đông Âu, Ba Lan và các nước Baltic, vốn muốn “chơi” Nga một cú và điều này làm các nước láng giềng phương Tây có ảnh hưởng thích thú.
 
Sau đó Mỹ đương nhiên tìm cách thoát khỏi trách nhiệm hoán đổi USD thành vàng, vì không muốn mất dự trữ kim loại quý này của mình. Đồng USD trên thế giới ngày càng nhiều hơn, còn Mỹ trên thực tế đã bắt đầu sống bằng nợ.
Bắt đầu hình thành một mô hình phát triển kinh tế, mà ở đó sự thịnh vượng của Mỹ ở mức độ đáng kể dựa vào máy in tiền, chứ không dựa trên vàng hay nền sản xuất quốc gia, trong khi các nước khác phải đảm bảo sự thịnh vượng của mình bằng lao động căng thẳng, làm việc không chỉ cho mình mà cho cả Chú Sam thông qua việc trao đổi các nguồn lực thực sự lấy đồng USD, mà giá thành chế tạo chỉ vài chục cent.

Một số quan chức chính phủ, trong đó có Mỹ, đã tìm cách hạn chế độc quyền của FED trong vấn đề tiền tệ. Tổng thống John F. Kennedy, ngày 4/6/1963, 4 tháng trước khi bị ám sát, đã ký sắc lệnh phát hành trái phiếu ngân khố được đảm bảo bằng bạc dự trữ trong ngân khố. 

Đây là tiền không tính lãi, và không tạo ra nợ. Tuy nhiên theo quan điểm của các chủ ngân hàng, đây là hành động tấn công táo bạo vào quyền lực của họ.
Nikolai Starikov, trong cuốn sách của mình "Khủng hoảng. Cách tạo ra nó" ám chỉ rằng đây là sắc lệnh “giết” FED. Và sau đó là hành động trừng phạt. Ngày 22/11/1963, Tổng thống Kennedy bị ám sát. Đầu năm 1964, Tổng thống Johnson tuyên bố bạc khá đáng giá để sử dụng như tiền tệ, và trái phiếu ngân khố của Tổng thống Kennedy bị rút khỏi lưu thông.
Nỗ lực đưa vào lưu thông tiền thông thường, được đảm bảo bằng vàng và dầu, đã được nhà lãnh đạo Iraq, Saddam Hussein thực hiện đầu tiên, sau đó là lãnh đạo Libya, Gaddafi, gây lo ngại thực sự cho hệ thống lưu thông tiền ảo thế giới. Và các biện pháp được đưa ra để hủy diệt các nhà lãnh đạo này cũng thật hà khắc, đó là án tử hình, cũng như với các nước giàu dầu mỏ, đó là các chiến dịch trừng phạt qui mô lớn nhằm chiếm đoạt tài nguyên của họ.
Tổng thống Kennedy thuyết trình về ngân sách quốc gia Mỹ
Tổng thống Kennedy thuyết trình về ngân sách quốc gia Mỹ
Năm 1965, toàn nước Pháp tập hợp được 750 triệu USD, và Tổng thống Charles de Gaulle yêu cầu đổi chúng thành vàng. Có dấu hiệu rằng ông, trong một vụ bê bối lớn, đã thu được 66,5 tấn vàng trong tổng số hơn 800 tấn yêu cầu được đổi. Ngay sau đó, Pháp chính thức tuyên bố rút khỏi tổ chức quân sự NATO, đưa Bộ chỉ huy NATO khỏi lãnh thổ nước này, loại bỏ tất cả 189 căn cứ NATO trên lãnh thổ của mình và yêu cầu rút 35.000 binh sĩ NATO. Đầu năm 1963, Tướng de Gaulle từ chối lập lực lượng hạt nhân đa phương đặt dưới quyền Lầu Năm Góc.
Chưa ai dám chế giễu Mỹ như vậy. Pháp phản đối sự bá quyền của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu. Và sau đó bị trừng phạt. Giai đoạn 1967-1968 được đánh dấu bằng các sự kiện tại Pháp, tương tự như một dạng Maidan ở Kiev, song theo kiểu Pháp. Các cuộc biểu tình hiếm có của công nhân, nông dân, sinh viên nhanh chóng bùng phát thành các cuộc đụng độ trên đường phố với cảnh sát. Có tới 10 triệu người tham gia bãi công. Các chính đảng không thể tìm ra biện pháp thoát khỏi khủng hoảng, và chính phủ de Gaulle năm 1969 buộc phải từ chức. Nửa đầu năm 1970, Tướng de Gaulle qua đời, và ngày 15/8/1971, Tổng thống Richard Nixon tuyên bố Mỹ ngừng đổi USD thành vàng.
Trên thực tế Mỹ đã vỡ nợ. Chú Sam bỏ rơi tất cả, tất cả những ai giữ đồng USD. Trong khi đó, Mỹ, làm như không có gì xảy ra, tiếp tục áp đặt thế giới bằng trật tự tài chính của họ. Thay cho hệ thống tài chính thế giới Bretton Woods là cái gọi là hệ thống Jamaica, theo đó USD hoàn toàn thay thế vàng. Việc đồng USD thay cho vàng trở thành sức mạnh quân sự và kinh tế của Mỹ, và các nước trên toàn thế giới đặt niềm tin vào sức mạnh này. FED bắt đầu sử dụng cỗ máy của mình trên toàn thế giới, và chỉ trích vàng như là "tàn tích man rợ". Dự trữ vàng của Mỹ trong một thời gian dài duy trì ở mức 8.000 tấn. Tuy nhiên trong giỏ ngân hàng trung ương các nước khác, đặc biệt là những nước xuất khẩu khoáng sản, bắt đầu tích tụ dự trữ USD - sản phẩm của FED.
Ông Strauss-Kahn
Ông Strauss-Kahn
Không ai thích kẻ phản bội
Giám đốc IMF người Pháp Strauss-Kahn vì nỗ lực tấn công vào quyền lực của FED ngày 1/5/2011 đã bị bắt tại Mỹ do tình nghi cưỡng đoạt cô hầu phòng khách sạn. Ông buộc phải từ chức. Ngay khi ông từ chức, ông được trả tự do. Mới đây, Strauss-Kahn, ám chỉ tuyên bố của Tổng thống Ukraine, Poroshenko, rằng ông đạt được thỏa thuận với các nước châu Âu về viện trợ quân sự, tuyên bố: "Không ai ở châu Âu muốn chết vì Ukraine, thậm chí không muốn cung cấp tiền cho nước này... Bạn đã phản bội Nga, nước đã tạo ra và nuôi dưỡng bạn. Cả thế giới biết điều này. Không ai thích những kẻ phản bội".
Tại cuộc họp Hội đồng quản trị FED tháng 12/2014, Chủ tịch hội đồng này, Janet Kjellén, cho biết FED đang theo dõi sát sao những sự kiện ở Nga, song không xem đó là nguy cơ tiềm tàng đối với kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, cựu Thứ trưởng Tài chính Mỹ, một trong các kiến trúc sư của "Reaganomic", ông Paul Craig Roberts viết thẳng thừng rằng Chính phủ Mỹ tiến hành các hành động, gợi nhớ tới chiến tranh, nhằm hủy hoại tỷ giá đồng ruble, kể cả sử dụng các quĩ đầu cơ lớn để khiến đồng tiền của Nga sụp đổ. Paul Craig Roberts nói "Đồng ruble sụp đổ là có dụng ý. Hãy tìm âm mưu". Ông nói thêm: "Với Mỹ quá rủi ro khi tấn công Nga bằng vũ lực. Thay vào đó, Washington lợi dụng sự gần gũi với các định chế tài chính phương Tây của mình để vô tư tấn công Nga, điều có thể cho thấy rõ sự tàn ác của phương Tây".

Sức mạnh của đồng USD theo truyền thống được hỗ trợ bởi sức mạnh quân sự và các đòn bẩy bí mật khác. Tại hội nghị thượng đỉnh nhóm G-20 tháng 11/2014, Tổng thống Mỹ đã nói tới niềm tin vào dân chủ, rằng khi những người bạn của chúng ta cần sự trợ giúp, Mỹ xuất hiện để giúp đỡ. 
 

Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Frank Kendall nói thẳng: "Do thế giới chỉ có 1 siêu cường, Mỹ có trách nhiệm đặc biệt, mà chúng ta vui mừng chấp nhận. Chúng ta cũng đã quen với vai trò thống trị quân sự của Mỹ, điều được xem là đương nhiên".
Những kẻ toàn cầu hóa đi theo con đường của Napoleon và Hitler. Phương Tây, đứng đầu là Mỹ, trong khuôn khổ liên minh NATO - toàn cầu, vốn phổ biến trên toàn thế giới nhờ sự trợ giúp của vũ khí, hy vọng áp đặt một thế giới đơn cực và các chuẩn mực của mình, theo cách có lợi cho họ.
Đồng USD đã chứng tỏ toàn bộ sức mạnh của mình và vào cuối năm 2014 đạt mức cao nhất trong 5 năm qua so với đồng tiền 10 đối tác thương mại lớn của Mỹ, trong đó có Nhật Bản, Canada, khu vực đồng euro, cũng như Anh, Thụy Điển và Thụy Sĩ. Dollar Spot Index, do Bloomberg xác lập, đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2009. Nguyên nhân là kinh tế Mỹ, không giống như hầu hết các nước đối tác khác, đang trên đà phát triển.
 Cuộc tấn công của đồng đôla Mỹ - Kỳ cuối:  Đế chế lừa dối và cuộc chiến hủy hoại nước Nga
 
Chiếm vị trí hùng mạnh nhất trên toàn cầu trong lịch sử nhân loại, Mỹ bước vào kỷ nguyên tiến hành các thảm họa quân sự tốn kém trên toàn thế giới. Tiêu hàng tỷ USD. Trong cuộc phiêu lưu của mình, Washington gắn chặt với các đồng minh, trước tiên là châu Âu, để không chỉ Mỹ mà các đồng minh của họ cũng phải chi tiền. Vì thế kinh tế Mỹ là một trong số vài điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu ảm đạm, tuy nhiên nó không thể tồn tại được khi mọi đối tác xung quanh đang suy thoái (Nhật Bản), bên bờ vực suy thoái (châu Âu), giảm sút (Trung Quốc).
Đế chế đồng USD còn là đế chế lừa dối. Theo các chuyên gia độc lập, khối lượng USD hiện nay trên thực tế chỉ đủ trả cho chưa quá 5% hàng hóa và dịch vụ. USD là thứ bong bóng ảo có thể nổ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên bong bóng này vẫn được phủ lớp vỏ bảo vệ về quân sự, thông tin và dường như không có điểm yếu.
Giáo sư kinh tế danh tiếng của Đại học tổng hợp New York, Nouriel Roubini, cho rằng chỉ nhờ sự may mắn, các rủi ro địa chính trị - "Trung Đông rực cháy, cuộc xung đột Nga-Ukraine, tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, dịch bệnh Ebola và biến đổi khí hậu toàn cầu" - mới không dẫn tới sự hủy hoại về tài chính. Mỹ ngày nay chỉ còn cửa sổ cơ hội rất hẹp để các đồng minh của nước này không tỏa ra nhiều hướng khác nhau, họ rất cần một sự khiêu khích mới - thậm chí lớn và đẫm máu hơn trước. Các nhà thiết kế chính sách USD đã đi tới con đường cùng. Nợ công của Mỹ vượt ngưỡng 17.000 tỷ USD, hay gần 55.000 USD cho mỗi công dân, kể cả trẻ em, người khuyết tật, người già, người thất nghiệp, và vô gia cư.

Tuy nhiên tổng số nợ, kể cả nợ của các bang, khu đô thị, xí nghiệp, công dân được đánh giá ở mức 60.000 tỷ USD, hay 190.000 USD cho mỗi công dân Mỹ. Để giữ cho nó không đổ vỡ, người ta cần một phương tiện duy nhất - chiến tranh với sự tham gia của tối đa các nước. Lý tưởng là một cuộc chiến tranh giữa các nước BRICS, ở qui mô lớn hơn các cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Iraq, Libya và Syria không đảm bảo được kết quả mong muốn.
Nợ công của Mỹ vượt ngưỡng 17.000 tỷ USD, hay gần 55.000 USD cho mỗi công dân
Nợ công của Mỹ vượt ngưỡng 17.000 tỷ USD, hay gần 55.000 USD cho mỗi công dân
Cứu Mỹ chỉ có thể bằng cách sử dụng chiến tranh làm suy yếu các quốc gia hàng đầu trên thế giới để nhận được danh mục đơn hàng từ các nước tham chiến, và sau chiến tranh - loại bỏ các hậu quả, khôi phục các khu vực và cơ sở bị tổn hại. Và đương nhiên là tiếp tục bá chủ thế giới.
Với Nga, cuộc tấn công của đồng USD có mục đích chính là hủy hoại nước Nga. Theo truyền thống, Mỹ và Nga đang tiến hành một cuộc chiến nóng ở Ukraine, "theo ủy quyền" của các bên tham chiến, đỉnh điểm phía trước cuộc chiến này là chiến tranh kinh tế. Theo như cách nói của Napoleon, chiến tranh trước tiên là doanh nghiệp tài chính lớn.
Tuy nhiên, việc thể hiện quyền lực vô hạn của đồng USD đối với Nga khác hẳn với người Kurd, Serb, Arập và các dân tộc khác. Sự khác biệt này dẫn tới lòng hận thù và giận dữ của phương Tây. Và có thể kết luận rằng không thể tấn công Nga mà không bị trừng phạt.
Theo TTK/baotintuc.vn
http://dantri.com.vn/the-gioi/cuoc-tan-cong-cua-dong-dola-my-ky-cuoi-de-che-lua-doi-va-cuoc-chien-huy-hoai-nuoc-nga-1047676.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét