Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Trung Quốc có thể tiến hành chiến tranh hiện đại dù thiếu kinh nghiệm?

Chi tiêu quân sự của Trung Quốc gấp đôi Nhật Bản, Quân đội Trung Quốc đang ra sức tập trận, nhất là trên biển, nhưng tinh thần chiến đấu thì chưa rõ...

Biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc tập trận ở biển xa (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Do Trung Quốc áp đặt yêu sách “đường lưỡi bò” ở Biển Đông, đang đẩy mạnh xây dựng một đội quân với mục tiêu là “có thể đánh trận” và “đánh thắng”, nhất là đang tập trung đẩy mạnh phát triển hải quân, không quân để “đánh thắng một cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện thông tin hóa”, do đó, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của quân đội nước này là cần thiết.
Việc tìm hiểu sức chiến đấu của Quân đội Trung Quốc trở nên cần thiết hơn khi mà trong nội bộ Trung Quốc không thiếu những tiếng nói đòi dùng vũ lực để đánh chiếm các đảo, đá ngầm còn lại trên Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam mà họ gọi với từ ngữ mỹ miều và xuyên tạc là “thu hồi đảo đá” bất chấp thực tiễn lịch sử và luật pháp quốc tế, nhất là trong những thời điểm căng thẳng leo thang do Trung Quốc gây ra như vụ giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014 - PV.
Với quan điểm đó, báo GDVN tiến hành đăng lại toàn bộ nội dung bài viết "4 lý do Trung Quốc có thể đánh một cuộc chiến tranh hiện đại" của trợ lý giáo sư Trần Đinh Đinh thuộc Đại học Macao, Trung Quốc. Bài viết này đăng trên trang mạng “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản ngày 13 tháng 3 và được đăng lại trên tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 17 tháng 3. Sau đây là nội dung bài viết:
Trung Quốc trỗi dậy phải chăng sẽ không thể tránh khỏi dẫn đến xung đột quân sự với các nước lớn khác, đặc biệt là siêu cường Mỹ hiện tại, điều này có lẽ là vấn đề lớn nhất liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc. Chắc chắn, không ai muốn nhìn thấy Trung Quốc và Mỹ nổ ra chiến tranh toàn diện.
Biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc tập trận ở biển xa (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Rất nhiều nhà phân tích cho rằng, do tồn tại một loạt vấn đề như hiệu quả huấn luyện không tốt đến thiếu kinh nghiệm chiến tranh, nếu như xảy ra chiến tranh thì Quân đội Trung Quốc không có cơ thắng khi đối mặt với Quân đội Mỹ mạnh.
Phán đoán này có lẽ hoàn toàn không sai, nhưng đồng thời cũng có thể thực sự đã đánh giá thấp sức chiến đấu của Quân đội Trung Quốc, từ đó dẫn đến phán đoán nhầm và sai lầm quyết sách về tổng thể.
Vì vậy, đánh giá chính xác thực lực của Quân đội Trung Quốc là một phương diện quan trọng trong tiến hành quy hoạch quân sự nghiêm túc của các nước như Mỹ.
Nói đến chiến tranh có thể nổ ra giữa Quân đội Trung Quốc và một quân đội khác, thông thường nói tới kết quả tùy thuộc vào nhiều nhân tố như năng lực tổng hợp, chiến lược và quyết tâm chiến đấu. Gần đây, có các quan điểm giữ thái độ hoài nghi đối với khả năng giành chiến thắng của Quân đội Trung Quốc, những phân tích này thiên về nhấn mạnh rằng, cơ cấu chỉ huy, huấn luyện, thiếu kinh nghiệm và trang bị không đủ của Quân đội Trung Quốc là những nhân tố quan trọng.
Nhưng, có 4 lý do cho thấy, Quân đội Trung Quốc có thể đánh một cuộc chiến tranh hiện đại, thậm chí có thể “đánh thắng” một cuộc chiến tranh hiện đại trong điều kiện nhất định.
Biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc tập trận ở biển xa (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Trước hết, trang bị rất quan trọng. Chính như đã chỉ ra, trải qua hơn 20 năm đầu tư liên tục, không ngừng, Quân đội Trung Quốc đã trở thành một đội quân mạnh. Mặc dù về “phần cứng” (vũ khí trang bị), Quân đội Trung Quốc vẫn không thể chống chọi được với Mỹ - cỗ máy chiến tranh mạnh nhất thế giới, nhưng, đứng trước các đối thủ tiềm tàng chủ yếu ở châu Á như Nhật Bản, cơ thắng của Quân đội Trung Quốc rất lớn.
Mặc dù có người có thể cho rằng Nhật Bản hiện nay nhỉnh hơn một chút so với Trung Quốc, nhưng xét tới quy mô kinh tế và chi tiêu quân sự tương đối nhiều của Trung Quốc, Quân đội Trung Quốc rất nhanh sẽ vượt Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản về “phần cứng”.
Chi tiêu quân sự của Trung Quốc ít nhất đã sớm gấp đôi Nhật Bản, xu thế này sẽ còn tiếp tục trong vài năm tới, trong tương lai Quân đội Trung Quốc sẽ có ưu thế to lớn. Cho nên, 10 năm tới, Quân đội Trung Quốc sẽ sở hữu “phần cứng” hàng đầu, chỉ sau Quân đội Mỹ. Đây là điều kiện cần thiết để Quân đội Trung Quốc đánh một cuộc chiến tranh hiện đại.
Thứ hai, huấn luyện cũng rất quan trọng. Không cần nói nhiều, chỉ dựa vào “phần cứng” thì không thể bảo đảm Quân đội Trung Quốc đánh thắng được một cuộc chiến tranh hiện đại, bởi vì “phần mềm” cũng quan trọng. Quân đội Trung Quốc đã chỉ ra các vấn đề tồn tại về phong cách huấn luyện và tiêu chuẩn.
Biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc tập trận ở biển xa (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Trung Quốc quyết tâm giải quyết những vấn đề này, đây là một tin tốt. Sau khi xong việc lớn, mọi người sẽ có lý do đầy đủ tin vào năng lực tác chiến của Quân đội Trung Quốc sẽ tăng mạnh. Điều này sẽ cần thời gian tới vài năm, nhưng Quân đội Trung Quốc hiện nay ít nhất đang tiến lên theo phương hướng đúng đắn.
Thứ ba, kinh nghiệm quân sự được đánh giá cao. Rất nhiều người nghi ngờ năng lực tác chiến của Quân đội Trung Quốc, bởi vì nó đã có khoảng 30 năm không đánh một cuộc chiến thực sự nào. Đồng thời, từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay, Quân đội Mỹ đã đánh ít nhất 3 cuộc chiến tranh quy mô lớn. Vì vậy, phương Tây cho rằng Quân đội Trung Quốc đã mắc "bệnh hòa bình".
Nhưng, mọi người đã đánh giá quá cao tầm quan trọng của kinh nghiệm. Quả thật, Quân đội Mỹ có kinh nghiệm phong phú, nhưng quân đội rất nhiều nước khác như Nhật Bản hoàn toàn không như vậy. Cho nên, Trung Quốc thiếu kinh nghiệm tác chiến có thể sẽ giảm tỷ lệ đánh thắng Mỹ, nhưng chưa chắc sẽ giảm tỷ lệ đánh thắng các đối thủ khác.
Quân đội hiện đại cũng có thể học tập và nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi của thời đại. Một khi chiến tranh bùng nổ, Quân đội Trung Quốc có thể sẽ gặp trở ngại trong giai đoạn đầu, nhưng kết quả cuối cùng phần nhiều có thể tùy thuộc vào năng lực tổng hợp và chiến lược.
Biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc tập trận ở biển xa (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Thứ tư, quyết tâm cực kỳ quan trọng. Khi đánh giá năng lực tác chiến của Quân đội Trung Quốc, các nhà phân tích quân sự không dành sự coi trọng đầy đủ đối với nhân tố này. Nếu Quân đội Trung Quốc thực sự tham chiến, đối với Trung Quốc rất có thể sẽ là một cuộc chiến "phòng ngự" ở khu vực lân cận biên giới.
Đây sẽ là một cuộc chiến tranh "bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ" (?) của Trung Quốc, hơn nữa hoàn toàn khác với cuộc chiến tranh "chiếm lĩnh lãnh thổ" của nước khác. Vì vậy, sĩ khí (tinh thần chiến đấu) của Quân đội Trung Quốc sẽ "tăng vọt" (?). Lịch sử cho thấy, trong Chiến tranh Triều Tiên, Quân đội Trung Quốc nhỏ yếu có thể "đánh trả và đánh bại" Quân đội Mỹ mạnh. Khi đó, Trung Quốc chiến đấu vì "toàn vẹn chủ quyền" (?), đây là một nhân tố quan trọng giải thích vì sao Mỹ "thất bại".
Tóm lại, bất kể đối thủ tiềm tàng là ai, Quân đội Trung Quốc quả thật có thể "đánh" một cuộc chiến tranh hiện đại. Còn Quân đội Trung Quốc phải chăng có thể "đánh thắng" một cuộc chiến tranh hiện đại lại là một chuyện khác, bởi vì điều này tùy thuộc vào rất nhiều nhân tố khác nhau. Điểm mấu chốt hoàn toàn không phải là tập trung ở năng lực vật chất của Quân đội Trung Quốc; cần tiến hành đánh giá đối với sĩ khí và quyết tâm của Quân đội Trung Quốc, bởi vì, đến nay, vẫn chưa nghiên cứu nghiêm túc 2 nhân tố này.
Biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc tập trận ở biển xa (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Trên đây là toàn bộ bài viết của nhà phân tích ở Ma Cao, nhưng nếu Trung Quốc dùng chiến tranh để thực hiện yêu sách “đường lưỡi bò” thì đó là một cuộc chiến tranh xâm lược thực sự. Sự thật là, nước Trung Quốc mới (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành vài cuộc chiến tranh xâm lược đối với lãnh thổ đất liền và biển đảo của Việt Nam như:
Trung Quốc tiến hành xâm lược quần đảo Hoàng Sa năm 1974, xâm lược miền bắc Việt Nam năm 1979, xâm lược một phần quần đảo Trường Sa năm 1988, điều động một lực lượng quân sự và bán quân sự khổng lồ vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam để đe dọa vũ lực đối với Việt Nam từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 2014, hơn nữa đang tập trung xây dựng tiền đồn quân sự ở hướng Biển Đông, mưu đồ cướp nốt các hòn đảo trên Biển Đông của Việt Nam.
Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với đầy đủ bằng chứng lịch sử, hiện thực và pháp lý có sức thuyết phục cao, là lãnh thổ thiêng liêng do cha ông ta để lại. Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của mình và sẽ kiên quyết thu hồi những phần lãnh thổ đang bị nước khác chiếm đóng. Để phát triển hòa bình, bền vững thì bất cứ nước nào, dù lớn hay nhỏ, cũng cần tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhanh chóng trả lại những gì đã xâm lược của Việt Nam - PV.
Biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc tập trận ở biển xa (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Tàu khu trục Vũ Hán số hiệu 169 Type 052B, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc, triển khai ở Biển Đông

http://www.giaoducvietnam.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Trung-Quoc-co-the-tien-hanh-chien-tranh-hien-dai-du-thieu-kinh-nghiem-post156552.g
d

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét