Do đối đầu bất đối xứng, đòi hỏi Nga phải "thông minh hơn" trong cuộc chiến với phương Tây tại Ukraine, đây là cuộc chiến tranh ủy nhiệm và chiến tranh hỗn hợp
Tổng thống Nga Vladimir Putin chơi cờ ngoại giao với các nhà lãnh đạo Pháp, Đức và Ukraine |
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 5 tháng 3 dẫn hãng tin Reuters Anh ngày 26 tháng 2 đăng bài viết của phóng viên Fiona Hills nhan đề "Chiến tranh hỗn hợp: Nguyên nhân thực sự của tạm thời chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine". Xin cung cấp toàn bộ nội dung bài viết để bạn đọc tham khảo “một góc nhìn riêng” từ phóng viên người Anh.
Lợi và hại của xung đột
Theo bài viết, so với bất cứ nhà lãnh đạo Nga nào khác, Tổng thống Nga Vladimir Putin đều hiểu rõ hơn cuộc xung đột bên trong đóng vai trò to lớn như thế nào. Điều này đang diễn ra ở Ukraine.
Trước khi ông Putin lên nắm quyền, trong thời gian rất dài, Moscow luôn nỗ lực trấn áp phản loạn. Chẳng hạn vào thập niên 80 của thế kỷ trước, Liên Xô chiến đấu với lực lượng thánh chiến của Afghanistan. Moscow thông qua "chiếm đóng" tiến hành hỗ trợ cho chính quyền Kabul (bị cô lập toàn diện) - nhưng không có tác dụng gì. Sau 10 năm chiến đấu quyết liệt, Moscow đã rút, Liên Xô cũng sụp đổ.
Vài năm sau, các phần tử nổi dậy đã giáng một đòn nặng nề đối với Quân đội Nga ở nước Cộng hòa Chechnya của Nga. Các phần tử vũ trang Chechnya phát động tập kích ở giữa lòng nước Nga. Điện Kremlin tiếp tục rút quân và cầu hoà với Chechnya.
Cục diện này kéo dài cho đến khi ông Vladimir Putin lên nắm quyền.
Ông Putin đã giành được thành công từ nơi thất bại của người khác, bởi vì linh hoạt là điểm mạnh của ông. Ông xuất thân từ điệp viên KGB, kết hợp thủ đoạn tình báo với thủ đoạn quân sự. Ông tấn công các phần tử phản loạn ở Chechnya không thương tiếc, thứ thường được sử dụng là các hành động bí mật của chiến thuật phần tử khủng bố, cho đến khi một người lãnh đạo Chechnya quy hàng và trợ giúp ông đánh bại các phần tử phản loạn.
Đến nay, ở Ukraine, lập trường của ông Putin hoàn toàn thay đổi. Ông đứng về phía các phần tử vũ trang, chứ không phải chính phủ. Putin đối với Kiev giống như các phần tử thánh chiến và người Chechnya đối với Kabul và Moscow. Xét tới mâu thuẫn dân tộc và tranh chấp lãnh thổ đang phát triển của bản thân Nga, cách làm hỗ trợ cho lực lượng vũ trang dân binh nước láng giềng của ông Putin tồn tại rủi ro to lớn.
Nhưng, rủi ro này được tính toán kỹ lưỡng, bởi vì thu lợi cũng tương đối cao. Ông Putin có lợi ích to lớn ở trong đó.
Tổng thống Nga Vladimir Putin |
Chiến tranh ủy nhiệm
Chính như ông Putin nhiều lần nói, ông tin chắc cuộc chiến tiến hành ở khu vực Donbas chiếm lĩnh miền đông Ukraine là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm (chiến tranh đánh thuê, proxy wars) giữa Nga và phương Tây. Quan điểm của ông Putin là, Mỹ và châu Âu muốn thông qua kéo Ukraine - đồng minh then chốt của Nga - vào phạm vi ảnh hưởng của họ để làm suy yếu Nga. Mục tiêu của ông Putin là không để Kiev có cơ hội kết thân với EU và NATO.
Đối với ông Putin, phương Tây đã kích động chính biến Ukraine vào tháng 2 năm 2014, lý do làm như vậy của phương Tây giống với lý do Mỹ ủng hộ thánh chiến Afghanistan vào thế kỷ trước — đó chính là làm suy yếu quyền uy của Moscow ở toàn bộ khu vực. Ông Putin nhấn mạnh, trong toàn bộ thập niên 1990 và từ khi bước vào thế kỷ 21 đến nay, phương Tây đều trợ giúp và xúi giục người Chechnya phá hoại sự ổn định của Liên bang Nga. Vì vậy căn cứ vào logic của ông Putin, Afghanistan là chiến tranh ủy nhiệm giữa phương Tây và Liên Xô. Ukraine lại là chiến tranh ủy nhiệm giữa phương Tây và Nga.
Đã là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm, ông Putin kiên định muốn giúp đỡ bên có lợi nhất cho Nga. Bên này chính là lực lượng vũ trang ở bang Donetsk và bang Lugansk của Ukraine được nói đến trong thỏa thuận Minsk mới đạt được vào tháng 2 năm 2015.
Ông Putin đương nhiên phủ nhận người Nga đang cùng chiến đấu với lực lượng vũ trang dân binh của Donbas. Quan chức Điện Kremlin khẳng định đây là cuộc nội chiến giữa Chính phủ Ukraine và người dân Ukraine từ chối chấp nhận chính quyền mới Kiev. Nhưng, ông Putin cũng thừa nhận, rất nhiều quân tình nguyện Nga đã gia nhập lực lượng vũ trang dân binh, trong đó bao gồm các binh lính "đang nghỉ phép". Nhưng, ông Putin còn tuyên bố, Kiev đang nhận được sự chi viện vũ khí của "quân đoàn ngoại tịch NATO" và Mỹ.
Thỏa thuận Minsk mới đã nhắc đến Ukraine tồn tại "quân đoàn ngoại tịch, kỹ thuật quân sự và lính đánh thuê", nhưng không nói rõ lai lịch của chúng. Thái độ phủ nhận trên và sự tham gia của bên ngoài có tính chất tình nguyện đều là tiêu chí của một cuộc nội chiến.
Quân đội Nga trong môt cuộc diễn tập đột kích vào tháng 2 năm 2014 |
Phát động cuộc "chiến tranh hỗn hợp"
Bản thân ông Putin đã từng bình định hoạt động phản loạn, vì vậy ông biết tới phương pháp cần sử dụng đối với các phần tử phản loạn. Ông Putin và Quân đội Nga đem những chiến thuật này hòa nhập vào chiến lược vĩ mô của cuộc chiến tranh hỗn hợp trong thế kỷ 21. Trong bài phát biểu vào tháng 1 năm 2013, Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga Gerasimov đã trình bày điểm này.
Tướng Gerasimov tuyên bố Quân đội Nga sẽ dùng "thủ đoạn phi quân sự để đạt lấy đạt mục đích chính trị và chiến lược làm mục tiêu" để tham gia một cuộc "chiến tranh mới".
Tướng Gerasimov giải thích, những phương pháp này sẽ bao gồm kích động sự phản đối của người dân, sử dụng thủ đoạn quân sự bí mật và triển khai lực lượng tác chiến đặc biệt - thông thường là mượn danh nghĩa gìn giữ hòa bình hoặc danh nghĩa kiểm soát khủng hoảng. Tướng Gerasimov nhấn mạnh, những chiến thuật này đã được Mỹ sử dụng vài chục năm. Hiện nay, Nga sẽ dùng phương thức tương tự để đánh trả.
Ông Putin cho rằng, Nga cùng với Mỹ và đồng minh phương Tây bất đối xứng về thực lực kinh tế và sức mạnh quân sự. Do đó, ông Gerasimov cho rằng, Nga phải thông minh hơn so với các đối thủ trong cuộc chiến tranh kiểu mới này. Ông chỉ ra, loại chiến tranh hỗn hợp bất đối xứng này cần "hợp tác chặt chẽ giữa các hành động quân sự, tình báo và thông tin".
Chính như rất nhiều nhà quan sát chỉ ra, Cơ quan an ninh Liên bang và Cơ quan tình báo Quân đội Nga - Tổng cục tình báo (GRU) luôn nằm ở tuyến đầu nhất trong các hành động triển khai ở Crimea và Ukraine. Quan chức ngoại giao và truyền thông Nga cũng đã trợ giúp duy trì một cuộc chiến hiệp đồng hỗ trợ thông tin để thuyết phục người dân trong nước tin tưởng "sức ép dưới bất cứ hình thức nào triển khai đối với Liên bang Nga và đồng minh đều vô dụng".
Trong một bài phát biểu khác vào tháng 2 năm 2014, ông Gerasimov giải thích, đây cũng là một trong những mục tiêu của cuộc chiến tranh hỗn hợp.
Ông Putin và cấp cao Quân đội Nga đều công khai nói rằng, Điện Kremri làm thế nào để lấy chiến tranh Ukraine làm một cuộc chiến hỗn hợp quy mô lớn để huấn luyện, diễn tập. Các phần tử vũ trang dân binh trực tiếp tác chiến với Quân đội Ukraine ở Donbas, Quân đội Nga chỉ tiến hành huấn luyện, diễn tập ở lãnh thổ Nga. Diễn tập liên quan đến không gian, tên lửa và lực lượng hạt nhân, lực lượng đặc biệt và đơn vị quân sự thông thường, còn có tiểu ban tâm lý chiến và những nhà hoạt động chính trị.
Hoạt động diễn tập làm cho Quân đội Nga và tất cả các bộ phận của Cơ quan an ninh Nga cùng với các nhà lãnh đạo cơ quan dân sự đều tham gia vào. Những cuộc diễn tập này được truyền thông Nga và trang mạng nhà nước Moscow đưa tin rộng rãi. Chẳng hạn, trong một thông cáo vào tháng 5 năm 2014 đã giấu diếm cho rằng, ông Putin đang giám sát một số cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn tiến hành "theo phương thức tác chiến".
Theo bài báo, như vậy, hiện nay chúng ta ở vị trí nào trong cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn này? Ngày 24 tháng 2, chúng ta hầu như đã bước vào giai đoạn Moscow có thể sẽ gọi nó là "ngoại giao chính trị". Đây là lần đầu tiên cả ngày không có ai bị thương vong kể từ khi đạt được thỏa thuận Minsk vào ngày 12 tháng 2.
Chính như tướng Gerasimov nói trong bài phát biểu, mục đích của cuộc chiến tranh hỗn hợp bất đối xứng là thực hiện mục tiêu trong tình hình không phát động chiến tranh thông thường toàn diện. Chiến tranh hỗn hợp liên quan đến rất nhiều vũ khí và nhiều loại phương thức tác chiến. Ngoại giao có thể gọi là một loại phương thức trong đó.
Cuối tháng 1, Chính phủ Mỹ triển khai tranh luận về khả năng cung cấp vũ khí cho Quân đội Ukraine. Ý đồ của Mỹ rõ ràng là muốn ép ông Putin công khai sự ủng hộ đối với các phần tử phản loạn, từ đó ép ông Putin bước vào một cuộc chiến tranh thông thường.
Kết quả, không ngờ ông Putin cùng với Tổng thống Ukraine, Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp bắt đầu tiến hành đàm phán ngoại giao, qua đó làm cho cuộc tranh luận của Mỹ đứng ở vị trí thứ yếu. Cuộc đàm phán này đã dẫn đến ký kết thỏa thuận Minsk mới.
Hình ảnh về cuộc xung đột ở Ukraine |
Chiến thuật KGB
Thỏa thuận này mặc dù đã đề cập đến binh lính ngoại tịch, nhưng nó cũng đã kiên trì lập trường của Nga, đó là hai bên của cuộc chiến tranh ở Ukraine là Kiev và lực lượng vũ trang miền đông. Thỏa thuận này cũng đã cung cấp lý do ngoại giao đầy đủ cho lực lượng vũ trang dân binh, giúp họ có thể đuổi Quân đội Ukraine ra khỏi Debaltseve - ở đây, Debaltseve là đầu mối đường sắt kết nối Donetsk với Lugansk.
Điều khoản của thỏa thuận này do ông Putin trực tiếp quyết định, thời cơ của nó và việc dùng từ đem lại cơ hội có lợi cho các phần tử vũ trang đã tạo ra tính mơ hồ chiến lược đầy đủ. Chính như tướng Gerasimov đã chỉ ra 1 năm trước: "Ngoại giao chính trị và thủ đoạn kinh tế kết hợp chặt chẽ với quân sự, tình báo và các biện pháp khác".
Hiện nay, lực lượng vũ trang dân binh đã củng cố địa bàn của họ, một giai đoạn tác chiến của cuộc "diễn tập" này hầu như đã kết thúc. Ông Putin đã tranh thủ được thời gian cho lực lượng vũ trang dân binh đoạt lấy Debaltseve. Cùng với việc các phần tử phản loạn đứng vững ở địa phương, ngừng bắn hiện có thể được thực hiện.
Trong giai đoạn tiếp theo, ông Putin và lực lượng vũ trang dân binh rất có thể sẽ tập kết lại. Họ sẽ bỏ bất cứ thỏa thuận nào có được từ Kiev vào túi. Sau đó, họ rất có thể sẽ đánh giá lại giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến hỗn hợp ủy nhiệm này phải áp dụng các biện pháp quân sự, chính trị và kinh tế nào để duy trì sức ép đối với Ukraine và phương Tây.
Ông Putin đã học được loại cơ động chiến thuật này từ KGB. Khi môi trường thay đổi, bạn cần lùi một bước, nhìn xem tất cả mọi người khác ứng phó với sự thay đổi như thế nào. Bạn phải sẵn sàng thích ứng với môi trường và có một loạt kế hoạch dự bị để bảo đảm các thủ đoạn của bạn dẫn trước một bước.
Chẳng hạn, nếu như thủ đoạn quân sự của một hành động gặp phải rắc rối, thì phải đổi phương pháp. Nếu những nỗ lực ngoại giao không thu được kết quả mà bạn muốn thì nghĩ tới những biện pháp khác. Bạn phải sẵn sàng sử dụng tất cả các biện pháp có thể và không từ thủ đoạn để đạt được mục tiêu.
http://www.giaoducvietnam.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Ukraine-tam-thoi-ngung-ban-do-chien-thuat-KGB-cua-Putin-co-hieu-qua-post156127.gd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét