Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

TỪ MỎ KHÍ CÁ VOI XANH ĐẾN LÔ 136/03 BÃI TƯ CHÍNH

TƯỚNG TRUNG QUỐC PHẠM TƯỜNG LONG BỎ VỀ ĐỘT NGỘT VÀ BẮC KINH CHO HƠN 40 TÀU THUYỀN CÓ MÁY BAY HỖ TRỢ XÂM PHẠM VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA VIỆT NAM GÂY HẤN LÀ CÓ LÝ DO. ĐÓ LÀ TRUNG QUỐC MUỐN NGĂN CẢN VIỆT NAM CÙNG CÔNG TY HOA KỲ (TALISMAN - EXXON MOBIL) CHUẨN BỊ KHAI THÁC DẦU KHÍ ĐÃ TÌM THẤY TẠI KHU VƯC BÃI TƯ CHÍNH - VŨNG MÂY, LÔ 136/3.
LẦN NÀY VIỆT NAM NÓI KHÔNG MỘT CÁCH TỰ TIN VÌ ĐÃ CÓ PHÁN QUYẾT CỦA TÒA TRỌNG TÀI BÁC BỎ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ VÀ SỰ HẪU THUẪN CỦA MỸ.

No automatic alt text available.
_____

TỪ MỎ KHÍ CÁ VOI XANH ĐẾN LÔ 136/03 BÃI TƯ CHÍNH

Hoàng Tuấn Minh

Việc Trung Quốc đã triển khai khoảng 40 tàu và máy bay vận tải Y-8 đến khu vực khai thác dầu của Việt Nam tại Bãi Tư Chính, sau khi Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc - Thượng tướng Phạm Trường Long - đã cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam từ ngày 18 đến 19/6/2017 và bất ngờ rời Hà Nội vào chiều tối ngày 18/6 mà không công bố nguyên nhân được rộ lên. Trên một số trang mạng, facebooker trong đó có cả facebooker rất nổi tiếng có cho rằng sự kiện này có liên quan đến mỏ khí Cá Voi Xanh mà Việt Nam chuẩn bị khai thác là không chuẩn xác. Xin gửi đến những bạn đọc quan tâm đến vận mệnh, an nguy của đất nước một số thông tin xác thực để hiểu rõ hơn.

1. Từ mỏ khí Cá Voi Xanh
Mỏ khí Cá Voi Xanh (Blue Whale) thuộc lô 118 nằm cách bờ biển miền Trung khoảng 100 km về phía Ðông, thuộc vùng biển Ðà Nẵng, Quảng Ngãi và Quảng Nam nhưng lại sát cái vạch “lưỡi bò” tức đường 9 đoạn mà Trung Quốc ngang ngược lập ra để tuyên bố chủ quyền Biển Ðông. Tháng 5/2011, Exxon Mobil (Hoa Kỳ) đã khoan ba giếng tại lô 118, hai giếng tìm thấy khí. Ðây là mỏ khí được coi là lớn nhất Việt Nam thời điểm hiện tại ước có trữ lượng thu hồi tại chỗ khoảng 150 tỉ mét khối. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã lên tiếng đe dọa Việt Nam cũng như các công ty dầu khí quốc tế tham gia dò tìm, khai thác dầu khí tại vùng biển Việt Nam vì dính “lưỡi bò” nên các hoạt động của Exxon Mobil đã khựng lại.
Ngày 12/07/2016, Tòa Trọng Tài Quốc Tế ở The Hague (Hà Lan) tuyên bố bác bỏ yêu sách đường “lưỡi bò” ngang ngược phi lý của Bắc Kinh do bị Philippines kiện. Tranh thủ “thiên thời, địa lợi” đó nên Việt Nam đã kiên quyết tiến hành: Ngày 26/3/2017 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) và tỉnh Quảng Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư dự án mỏ khí Cá Voi Xanh. Đây là một dự án điện khí lớn nhất Việt Nam có vốn đầu tư xấp xỉ 10 tỉ USD. Theo kế hoạch thỏa thuận giữa các đối tác, tập đoàn Exxon Mobil sẽ đầu tư 1 giàn đầu giếng để xử lý tách nước ngoài khơi; 2 cụm khai thác ngầm, mỗi cụm có 4 giếng khai thác và một đường ống dài khoảng 88 km nối vào bờ biển Chu Lai.Trên bờ, PVN sẽ đầu tư một nhà máy xử lý khí; một nhà máy điện 2 tổ máy, công suất mỗi tổ máy khoảng 600-700 MW. Cả hai nhà máy xử lý khí và điện trên sẽ đặt tại Khu kinh tế mở Chu Lai (thuộc xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Các nhà máy trên dự kiến vận hành vào năm 2023.
Mỏ khí Cá Voi Xanh nằm gần với bán đảo Sơn Trà, nơi mà Trung đoàn Radar 351 (Vùng 3 Hải quân) đặt radar giám sát bờ biển - Coast Watcher 100 - tối tân nhất thế giới hiện nay. Nó có thể phát hiện các tàu thuyền di chuyển ngoài giới hạn đường chân trời với khả năng giám sát bờ biển liên tục 24 giờ/ngày liên tục trong 365 ngày mà không cần bảo trì. Mọi biến động của một khu vực rộng lớn từ đảo Hải Nam (Trung Quốc) đến quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa đều hoàn toàn xác định chính xác được vị trí từng con tàu một với độ tin cậy cao hơn cả vệ tinh. Mặt khác Cá Voi Xanh là vị trí rất gần đất liền và chì cách đảo Lý Sơn gần 20 hải lý, tất cả đều nằm trong tầm hỏa lực của pháo bờ biển và tên lửa của Việt Nam nên Trung Quốc chỉ dám đánh võ mồm mà chưa dám “ho he” hành động gì trên thực địa cả.

No automatic alt text available.

2. Đến Lô 136/03 khu vực Bãi Tư Chính

Sau khi xâm chiếm được các thực thể ở Trường Sa của Việt Nam năm 1988, Trung Quốc cho rằng họ có “chủ quyền lịch sử” ở đây vì nó nằm gần rìa tây nam của đường chín đoạn mà Trung Quốc tự thể hiện trên Biển Đông. Đến năm 1992, Trung Quốc đã ra giấy phép cho phép thăm dò dầu khí ở lô mà chúng gọi là Vạn An nằm trong một khu vực được quốc tế gọi là Vanguard Bank (tức là Bãi Tư Chính) thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tranh giành tài nguyên ở một vùng biển cách bờ biển của họ xa như vậy. Dù nó nằm cách bờ biển Trung Quốc hơn 650 hải lý (khoảng 1200 km) và chỉ cách Việt Nam 200 hải lý. Khi tàu Trung Quốc tìm cách khảo sát khu vực hồi năm 1994, Việt Nam đã đưa tàu hải quân ra ngăn chặn. Rồi khi Việt Nam đưa giàn khoan ra nơi này, đến lượt Trung Quốc tìm cách ngăn trở. Cả hai bên đều chưa khai thác gì được ở đây.
Hồi năm 1996, công ty Benton Oil and Gas, tiền thân của Harvest Natural Resources của Mỹ, đã mua lại quyền thăm dò lô “Vạn An” với giá 15 triệu USD. Harvest không bao giờ có thể triển khai khai thác lô này. Do thuộc chủ quyền của mình nên Việt Nam cũng đặt mục tiêu thăm dò khai thác của lô này và trao quyền cho công ty Talisman của Canada và ExxonMobil của Hoa Kỳ. Trung Quốc xem đây là hành động “xâm phạm chủ quyền của chúng”. Vì vậy 5/2011 Trung Quốc đã cho một đội tàu cá ra ngăn trở và cắt cáp một tàu thăm dò địa chất của Talisman đang hoạt động trong khu vực. Tuy nhiên, Talisman - ExxonMobi vẫn tiếp tục hoạt động bất chấp bị quấy nhiễu và hiện đang khoan ở một lô mà Việt Nam gọi là 136/03.
Tháng 7/2014 Brightoil, một công ty niêm yết tại Hồng Kông có nhiều quan hệ với giới lãnh dạo chính trị cao cấp ở lục địa, mua quyền khai thác đối 2,5 triệu hecta đáy biển từ công ty Harvest Natural Resources với giá chỉ 3 triệu USD. Tuy nhiên, kể từ khi Brightoil được trao quyền thăm dò ở đây, Bắc Kinh đã gây hấn trở lại. Hồi cuối tháng 10/2014, tàu Hải Dương 4 của Trung Quốc được bốn tàu khác hộ tống đã thám sát địa chất ở lô này trong vòng hai tuần lễ. Lãnh đạo Việt Nam dường như đã quyết định không đối đầu với Trung Quốc để hàn gắn những đổ vỡ trong quan hệ song phương do sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 gây ra.
Sau nhiều năm trời được phía Việt Nam cùng chung sức và bảo vệ, Talisman – Exxon Mobil vẫn kiên trì khảo sát địa hình, khoan thăm dò dầu khí và cuối cùng đã phát hiện có dầu ở phía nam Lô 136/03 thuộc khu vực Tư Chính – Vũng Mây. Trữ lượng dầu hoàn toàn có đủ để khai thác thương mại. Chính vì vậy mà Trung Quốc tức tối yêu cầu Việt Nam ngừng các hoạt động khai thác dầu tại lô 136/03. Đó cũng chính là một trong những nhiệm vụ nặng nề mà Phạm phải gánh vác trong chuyến công du sang thăm Việt Nam.
Lô 136/03 hoàn toàn nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là chuyện đương nhiên, rồi mất bao nhiêu năm đầu tư tiền của công sức hơn nữa lại có lợi ích Mỹ đứng sau mà nay đã tìm thấy dầu trong lúc nền kinh tế khó khăn, ngân sách ngày càng thâm thủng thì không bao giờ Việt Nam chấp nhận ngừng các hoạt động khai thác cả. Cho dù kể cả đó là tối hậu thư của Trung Quốc đi chăng nữa. Đây cũnh chính là nguồn cơn khiến Trung Quốc đã triển khai khoảng 40 tàu và máy bay vận tải Y -8 đến khu vực khai thác của Việt Nam để quấy phá và cản trở gây nên xung đột hiện nay.
Vùng đặc quyền kinh tế của người khác mà Trung Quốc tự sang đi bán lại nhiều lần nay lại đòi đuổi chủ của nó đi nơi khác thì kể cũng lạ trên đời. Nếu ai mà chấp nhận điều đó thì có lẽ là kẻ điên.

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=726310404236993&id=100005741200531

Chuyên gia Nga: “Việt-Mỹ phát triển quan hệ không có nghĩa Hà Nội từ bỏ Mátxcơva”


Đà xích gần của Washington và Hà Nội, bao gồm cả trong vấn đề hợp tác quân sự-kỹ thuật, không có nghĩa là Việt Nam dự định tái trang bị quân đội hiện đang dùng đến 90% vũ khí Nga theo hướng chuyển sang nguồn cung cấp từ Mỹ, chuyên gia Nga nhận định.

Tàu ngầm Kilo và chiến hạm hộ vệ tên lửa lớp Gepard của hải quân Việt Nam do Nga chế tạoTàu ngầm Kilo và chiến hạm hộ vệ tên lửa lớp Gepard của hải quân Việt Nam do Nga chế tạo
Đó là nhận xét của các chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga).
"Hoàn toàn rõ ràng là hiện nay đang phát triển định dạng quan hệ Việt-Mỹ không chỉ gồm các khía cạnh kinh tế-ngoại giao, mà còn cả về hợp tác quân sự-kỹ thuật. Theo lối có hệ thống, Washington đang gia tăng và củng cố vị thế của mình trong quan hệ với Việt Nam ở tất cả các lĩnh vực, kể cả những lĩnh vực thường có truyền thống gắn với Nga như là hợp tác quân sự-kỹ thuật", Giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga) Sergei Luzyanin tuyên bố như vậy tại cuộc họp báo chuyên gia ngày 26/6, nhân chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang.
Giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông Nga cho rằng véc-tơ chính sách của Washington với Hà Nội còn gắn với thực tế quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đồng thời theo đánh giá của chuyên gia Nga, Việt Nam đang duy trì lập trường cân bằng.
"Việt Nam có đối tác là Washington, nhưng vẫn có đối tác quan trọng là Matxcơva", ông Luzyanin lưu ý.
Còn nhà nghiên cứu hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN là ông Grigory Lokshin, người cũng tham gia buổi họp nêu ý kiến rằng quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam gắn với chia sẻ lợi ích.
Đồng thời, theo quan điểm của ông Lokshin, trong phát triển hợp tác quân sự-kỹ thuật của Việt Nam với Mỹ có tác động nghiêm túc từ yếu tố Nga.

"Người Mỹ thời gian gần đây đã dỡ bỏ nhiều hạn chế với việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Tuy nhiên, điều quan trọng cần hiểu rằng tái vũ trang quân đội là quá trình rất phức tạp, và chắc chắn ở Việt Nam không ai sửa soạn chuyển đổi theo định hướng Mỹ. 90% vũ khí mà quân đội Việt Nam đang sử dụng là do Nga sản xuất, còn tái vũ trang không có nghĩa là mua toàn thiết bị Mỹ, mức giá đã không rẻ lại còn cộng thêm phải thu hút các chuyên gia từ Mỹ. Vì thế ở đây có rào cản khá nghiêm túc", ông Grigory Lokshin nhận xét.

http://viettimes.vn/chuyen-gia-nga-vietmy-phat-trien-quan-he-khong-co-nghia-ha-noi-tu-bo-matxcova-127528.html

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

PVN và Exxon Mobil ký siêu dự án khai thác khí

Ngày 27-3, Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) đã ra thông cáo cho biết PVN, tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) và tỉnh Quảng Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư dự án mỏ khí Cá Voi Xanh.
PVN và Exxon Mobil ký siêu dự án khai thác khí
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các Bộ, ngành chứng kiến Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác, đầu tư giữa PVN, Tập đoàn Exxon Mobil và tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Anh SơnPVN
PVN cho biết việc ký kết này có sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 26-3.
PVN không công bố cụ thể vốn đầu tư cho dự án khai thác khí lớn ngoài khơi khu vực biển miền Trung này là bao nhiêu, nhưng khẳng định tỉnh Quảng Nam đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thỏa thuận nghiên cứu đầu tư cho hơn 24 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 16 tỉ USD, trong đó có dự án mỏ khí Cá Voi Xanh của PVN.
Trước đó, đã có thông tin về việc Exxon Mobil cho rằng giá trị đầu tư của dự án liên quan các dự án Cá Voi Xanh rất lớn, có thể tới 20 tỉ USD.
PVN cho biết mỏ khí Cá Voi Xanh ước tính trữ lượng thu hồi tại chỗ lên tới 150 tỉ m3. Theo kế hoạch, Tập đoàn Exxon Mobil sẽ đầu tư 1 giàn đầu giếng để xử lý tách nước ngoài khơi; 2 cụm khai thác ngầm, mỗi cụm có 4 giếng khai thác và một đường ống dài khoảng 88km nối vào bờ biển Chu Lai.
Trên bờ, PVN sẽ đầu tư một nhà máy xử lý khí; một nhà máy điện 2 tổ máy, công suất mỗi tổ máy khoảng 600MW - 700MW. Các nhà máy trên dự kiến vận hành vào năm 2023.
Cả hai nhà máy xử lý khí và điện trên sẽ đặt tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Một nhà máy điện nữa cũng sẽ được xây dựng tại tỉnh Quảng Ngãi với quy mô đầu tư tương tự nhà máy điện ở Quảng Nam , dự kiến hoàn thành vào năm 2023.
Tổng sản lượng khí hàng năm khai thác sẽ lên tới khoảng 9 - 10 tỷ m3, trong đó dành 1 tỷ m3 để kết nối với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất phục vụ chế biến sâu.
http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20170327/pvn-va-exxon-mobil-ky-sieu-du-an-khai-thac-khi-16-ti-usd/1287296.html

Khí tài tác chiến điện tử Nga

Quân đội Nga có thể “bịt mắt” đối phương bằng những phương tiện tác chiến điện tử nào?
Hệ thống tác chiến điện tử Rychag-AV (KRET)

Ngày 15/4/2017, nước Nga kỷ niệm Ngày Chuyên gia tác chiến điện tử. Lịch sử tác chiến điện tử ở Nga bắt nguồn từ thời chiến tranh Nga-Nhật. Ngày 15/4/1904, trong khi biên đội tàu Nhật Bản pháo kích vùng nước bên trong của cảng Port Arthur, các đài vô tuyến điện của thiết giáp hạm Pobeda của Nga và trạm mặt đất “Zolotaya gora” (Núi vàng) đã gây nhiễu trên làn sóng của quân Nhật và gây khó khăn cho việc truyền các bức điện của các tàu hiệu chỉnh hỏa lực của địch.

Hiện nay, kỹ thuật đang phát triển nhanh chóng, các hệ thống tác chiến trên bộ, trên không và trên biển mới đang được chế tạo. Năm 2016, đã bắt đầu thử nghiệm các bộ phận cấu thành của một hệ thống tác chiến điện tử có khả năng bảo vệ quân đội và các mục tiêu dân sự chống tiến công đường không-vũ trụ.

Hệ thống tác chiến điện tử là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong tổ chức quân đội của nhà nước và bộ phận không tách rời của tất cả các cuộc xung đột vũ trang trong những năm gần đây, ví dụ nó đã chứng tỏ được hiệu quả của mình trong chiến dịch của Không quân-vũ trụ Nga (VKS) ở Syria.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov khẳng định, tất cả các cuộc xung đột quân sự cho thấy rằng, các khí tài tác chiến điện tử là hiệu quả nhất và quân đội rất cần có chúng trên tất cả các hướng.

Ông Borisov nói: “Tất cả các sản phẩm mà các viện của tập đoàn KRET (Nga) phát triển đều được Bộ Quốc phòng Nga tin dùng và tiêu thụ tốt trên thị trường nước ngoài. Tôi biết rằng, khối lượng xuất khẩu sản phẩm của KRET tăng hàng năm”. 

Theo Tư lệnh Bộ đội Tác chiến điện tử quân đội Nga Thiếu tướng Yuri Lastochkin, khí tài tác chiến điện tử hiện đại của Nga vượt trội các loại tương tự của phương Tây về nhiều tính năng, trong đó có tầm hoạt động. Điều đó đạt được nhờ sử dụng các thiết bị phát mạnh hơn và các hệ thống anten hiệu quả hơn.

Tướng Lastochkin nói rằng: “Khí tài tác chiến điện tử Nga còn có các ưu thế cả về số lượng chủng loại các đối tượng mà chúng có thể tác động, khả năng sử dụng nó hiệu quả hơn trong tác chiến bằng cách áp dụng cơ cấu chỉ huy mềm dẻo cả các hệ thống tác chiến điện tử, lẫn các mẫu khí tài riêng lẻ hoạt động độc lập và trong thành phần các cặp liên hợp”.

Nga cũng chú trọng các vấn đề phát triển các khí tài đối phó với máy bay không người lái (UAV). Năm 2018, dự định xây dựng thao trường chuyên dụng cho bộ đội tác chiến điện tử.

Các hệ thống tác chiến điện tử hàng không

Cựu Cục trưởng Cục Tác chiến Điện tử Không quân Nga, hiện là cố vấn của Phó Tổng giám đốc tập đoàn KRET (thuộc Tổng công ty Rostec, Nga) Vladimir Mikheyev, khả năng sống còn của máy bay được trang bị các hệ thống tác chiến điện tử tăng lên 20-25 lần.

Ông Mikheyev nói: “Nếu như trước đây trên các máy bay đã lắp các trạm gây nhiễu tích cực, thì ngày nay, tất cả các phương tiện bay đều được trang bị các hệ thống phòng vệ trên khoang. Khác biệt chủ yếu của chúng so với trạm gây nhiễu tích cực là ở chỗ hệ thống phòng vệ trên khoang được tích hợp hoàn toàn và liên kết với toàn bộ hệ thống avionics của máy bay, trực thăng hay UAV”.

Các hệ thống phòng vệ trên khoang trao đổi với các máy tính trên khoang tất cả những thông tin cần thiết:

• Về chuyến bay, các nhiệm vụ chiến đấu;
• Về các mục tiêu và các đường bay của phương tiện bay cần bảo vệ;
• Về khả năng của vũ khí của mình;
• Về tình hình tác chiến điện tử thực tế trên làn sóng;
• Về các mối đe dọa tiềm tàng.

Trong trường hợp xuất hiện mối nguy hiểm nào đó, có thể hiệu chỉnh đường bay sao cho phương tiện bay cần bảo vệ không đi vào vùng hỏa lực sát thương bằng cách bảo đảm tiêu diệt điện tử (chế áp) các phương tiện phòng không nguy hiểm nhất và máy bay địch, đồng thời nâng cao hiệu quả chiến đấu của các phương tiện sát thương của mình.

Vitebsk

Vitebsk là một trong những hệ thống phòng vệ trên khoang hiệu quả nhất. Nó dùng để bảo vệ máy bay và trực thăng chống lại các tên lửa phòng không lắp đầu tự dẫn radar và quang học (hồng ngoại). 

Vitebsk được lắp trên:

• Các cường kích hiện đại hóa Su-25SM;
• Các trực thăng tiến công Kа-52, Mi-28N;
• Các trực thăng vận tải-chiến đấu họ Mi-8;
• Các trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26 và Mi-26Т2;
• Các máy bay, trực thăng chuyên dụng và dân sự do Nga sản xuất.

Trong tương lai, Vitebsk sẽ được lắp cho các máy bay vận tải quân sự mới Il-76MD-90А.

“Vitebsk là một serie các hệ thống có thể thích ứng gần như với bất kỳ loại máy bay nào, trong đó có máy bay vận tải quân sự và máy bay dân dụng. Hệ thống như thế đã được chế tạo. Trong đó, tất cả các thử nghiệm cần thiết trên một số loại máy bay đã được tiến hành”, ông Yuri Mayevsky, Tổng giám đốc tập đoàn KRET cho biết.

Còn có biến thể xuất khẩu của hệ thống có tên Prezident-S vốn đang có nhu cầu cao trên thị trường nước ngoài và cung cấp cho nhiều nước sử dụng máy bay Nga.

Rychag-AV

Rychag-AV là trực thăng gây nhiễu chuyên dụng có nhiệm vụ chính là bảo đảm chế áp điện tử và tạo tình huống giả để che giấu, bảo vệ các máy bay và trực thăng của mình, cũng như bảo vệ các mục tiêu mặt đất quan trọng nhất.

Rychag-AV có khả năng “bịt mắt” hoàn toàn đối phương trong bán kính mấy trăm ki-lô-mét và có thể chế áp cùng lúc mấy mục tiêu. Trong điều kiện nhiễu từ trạm này, các hệ thống tên lửa phòng không, cũng như các hệ thống máy bay đánh chặn của đối phương bị mất đi khả năng phát hiện bất kỳ mục tiêu nào và dẫn các tên lửa có điều khiển không đối không, đất đối không, không đối đất đến các mục tiêu, đồng thời khả năng sống còn và hiệu quả chiến đấu của máy bay của mình tăng đáng kể.

Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga đang tiếp nhận các trực thăng chuyên dụng Mi-8MTPR-1 được trang bị Rychav. Họ đã đặt mua tổng cộng 18 trực thăng. Trong những năm tới, Nga có thể triển khai sản xuất loạt biến thể hiện đại hóa của hệ thống là Rychag-AVM. 

Khibiny

Năm 2013, quân đội Nga nhận vào trang bị hệ thống chế áp điện tử Khibiny dùng để bảo vệ máy bay chống lại các phương tiện phòng không.
So với các trạm chế áp thế hệ trước, hệ thống Khibiny có công suất cao hơn và trí năng. Nó có thể giúp điều khiển vũ khí của máy bay, tạo tình huống điện tử giả, cũng như bảo đảm cho máy bay đột phá phòng không nhiều thê đội của đối phương.

Điều đó đã xảy ra với tàu khu trục Mỹ Donald Cook vào năm 2014 khi một máy bay Su-24 đã bịn các phương tiện phòng không trên tàu bám theo.

Lúc đó, trên các radar của tàu xuất hiện thông tin đặt thủy thủ đoàn vào tình trạng bế tắc. Máy bay lúc thì biến mất khỏi các màn hình, lúc thì bất ngờ thay đổi vị trí và tốc độ, lúc thì tạo ra thêm các mục tiêu điện tử giả. Đồng thời, các hệ thống thông tin và điều khiển vũ khí của tàu khu trục gần như bị tê liệt. Trong bối cảnh, tàu chiến này đang ở Biển Đen cách xa nước Mỹ 12.000 km thì không khó để tưởng tượng cảm xúc mà các thủy thủ trên tàu này đã trải qua. Hiện nay, Nga đang phát triển hệ thống mới Khibiny-U dành cho máy bay chiến thuật, cụ thể là Su-30SM.

Himalaya

Hệ thống này là sự phát triển tiếp theo của Khibiny, được thiết kế riêng cho tiêm kích thế hệ 5 PAK FA Т-50.

Khác biệt chính của nó so với Khibiny ở chỗ Khibiny là một dạng contenơ treo dưới cánh, chiếm chỗ một điểm treo nhất định, còn Himalaya được tích hợp hoàn toàn vào máy bay và được chế tạo dưới dạng các bộ phận riêng lẻ của vỏ máy bay. 

Các hệ thống anten của Himalaya được chế tạo theo nguyên tắc “vỏ thông minh” và cho phép thực hiện cùng lúc mấy chức năng: trinh sát, tác chiến điện tử, định vị... Hệ thống có thể gây nhiễu tích cực và tiêu cực đối với các đầu tìm hồng ngoại của các loại tên lửa hiện đại, cũng như các trạm radar hiện đại và tương lai.

Tính năng của hệ thống này hiện được bảo mật, Т-50 là tiêm kích tối tân nhất thế giới, hiện chưa được VKS nhận vào trang bị.

http://vietnamdefence.com/Home/ktqs/ew/Khi-tai-tac-chien-dien-tu-Nga-1/20176/55251.vnd

Trung Quốc, Mỹ thống nhất phạt nặng, “triệt để và dứt khoát” Triều Tiên

Theo hãng tin Reuters, Trung Quốc và Mỹ đã thống nhất kế hoạch hành động nhằm giải quyết vấn đè hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên một cách “triệt để, rõ ràng và dứt khoát”.


Trung Quốc, Mỹ thống nhất phạt nặng, “triệt để và dứt khoát” Triều Tiên
Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc đã công bố một đoạn văn bản kết luận được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức cấp cao Mỹ và Trung Quốc rằng: “Hai bên đã tái khẳng định rằng họ sẽ hướng đến các biện pháp giải giáp vũ khí hạt nhân triệt để, rõ ràng và dứt khoát trên bán đảo Triều Tiên”.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trước đó từng nói Mỹ đã thúc giục Trung Quốc để nước này gây sức ép về kinh tế cũng như chính trị đối với Triều Tiên.
Ông Tillerson cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã gặp gỡ Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì và Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy tại Nhà Trắng. Sau đó, ông Dương còn gặp gỡ Tổng thống Mỹ Donald Trump và họ cũng nói về vấn đề Triều Tiên.
Tuyên bố kết luận của cuộc gặp mặt giữa hai bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ nghị định Liên Hợp Quốc và thúc đẩy đàm phán và đối thoại nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân.
Truyền thông Trung Quốc cũng miêu tả cuộc gặp mặt này là bước tiến tiếp theo trong công cuộc đối thoại giữa Trung Quốc và Mỹ, tiếp nối lần gặp gỡ giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với ông Trump tại Florida vào tháng 4 vừa qua. Dự kiến ông Tập và ông Trump sẽ gặp mặt lần nữa trong cuộc họp thượng đỉnh G20 diễn ra tại Hamburg (Đức) vào tháng tới.
Một ngày trước cuộc gặp mặt trên, Tổng thống Trump cho biết các biện pháp tác động lên Triều Tiên của Trung Quốc đã thất bại, khiến nhiều người nghi ngờ tính hiệu quả trong chiến lược đối phó với hiểm họa vũ khí hạt nhân Triều Tiên.
Cái chết của sinh viên Otto Warmbier vào đầu tuần này sau 17 tháng bị giam giữ tại Bình Nhưỡng đã khiến tình hình trở nên phức tạp hơn.
Trung Quốc, đối tác thương mại chính của Triều Tiên, trong quá khứ đã bị cáo buộc không thiết lập đầy đủ các biện pháp cấm vận của Liên Hợp Quốc đối với nước láng giềng của mình và đã không thực hiện các hình thức trừng phạt mạnh tay.
Washington cũng đã xem xét áp đặt “vòng cấm vận thứ cấp” nhằm vào các ngân hàng Trung Quốc giao dịch với Triều Tiên, song Trung Quốc đã cực lực phản đối.
http://soha.vn/trung-quoc-my-thong-nhat-phat-nang-triet-de-va-dut-khoat-trieu-tien-20170625073216421.htm

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Báo Trung Quốc nhắc Việt Nam “chọn bạn mà chơi”

18 tháng 6: Thượng tướng Phạm Trường Long cùng một phái đoàn đông đảo sỹ quan cao cấp gồm Tư lệnh Mặt trận Phía Nam, Viên Dự Bách, Phó Tổng tham mưu trưởng Liên quân, Thiệu Nguyên Minh, Tham mưu trưởng Lục quân Lưu Chấn Lập, Phó Tư lệnh Hải quân Lưu Nghị, Phó Chính ủy Không quân Tống Côn, và Đại sứ Hồng Tiểu Dũng gặp gỡ các lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng CS, Nhà nước và Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Image may contain: 9 people, people sitting

Như New York Times viết rằng Tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam sau khi "cơn giận dữ nổ ra trong thảo luận kín về tranh chấp" ở Biển Đông.
Tờ báo Mỹ tường thuật Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông cáo nói chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 4 bị hủy vì "những nguyên do liên quan sự sắp xếp" giữa hai nước.
Ảnh của Tân Hoa Xã chụp phái đoàn quân sự TQ tại HN hôm 18/06. Sau đó, Tân Hoa Xã không còn đăng tải ảnh nào về đề tài này nữa.
Các bạn xem toàn bài tại đây:

https://www.facebook.com/BBCVietnamese/posts/1691147044231364:0

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Một tờ báo của Trung Quốc cảnh báo Việt Nam không rơi vào quỹ đạo của các cường quốc và đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông.
Hoàn cầu Thời báo có bài nói tham vọng của Việt Nam có thể "gây bất ổn về hợp tác trong vùng và khuấy động đối đầu".
"Đứng trước Trung Quốc đang trỗi dậy, Việt Nam cần ve vãn các nước khác nằm ngoài khu vực để khống chế Trung Quốc tại Nam Hải (Biển Đông) và bảo vệ lợi ích của mình," tác giả viết.
Bài này được đăng vào đúng dịp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc thăm Việt Nam nơi Tướng Phạm Trường Long đã gặp gỡ các lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam và nói rõ về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
"Nếu các nước trong khu vực cạnh tranh nhau hoặc thậm chí rơi vào quỹ đạo của các cường quốc ngoài khu vực thì toàn bộ khu vực sẽ mất tính cạnh tranh.
"Xét về phương diện này, việc Việt Nam thường trao đổi với Hoa Kỳ và Nhật Bản về Nam Hải (Biển Đông) không nên được xem là việc làm tử tế. Việc Nhật Bản giúp Việt Nam nâng cấp tuần tuần tra là để xúi giục Việt Nam đối đầu trên biển.

"Mở rộng quan hệ bè bạn là tốt. Tuy nhiên, nếu ý định là canh chừng các láng giềng của mình thì nó chỉ tạo ra các yếu tố gây bất ổn trong tương lai mà thôi," tác giả kết luận.

https://www.facebook.com/BBCVietnamese/posts/1690588707620531

China Cancels Military Meeting With Vietnam Over Territorial Dispute

HONG KONG — State-run newspapers in Vietnam and China reported in recent days that senior military officials from the two countries would hold a fence-mending gathering along a border where their militaries fought a brief but bloody war in 1979.
Hình ảnh có liên quan
But Tuesday, the scheduled start of the gathering, came and went without any of the coverage in the state news media that readers in the two countries had expected. The Chinese Defense Ministry later said in a terse statement that it had canceled the event “for reasons related to working arrangements.”
Analysts, citing government sources, said that the Chinese delegation had unexpectedly cut short a trip to Vietnam after tempers flared during a closed-door discussion on disputed territories in the South China Sea.
The cancellation is highly unusual for the two Communist neighbors, and it comes as Beijing continues to build artificial islands in the South China Sea, where the Chinese seek to expand their military influence at a time of uncertainty over President Trump’s policies in the region.
Continue reading the main story
“This was not what the Vietnamese expected from a polite guest,” said Alexander L. Vuving, a Vietnam specialist at the Daniel K. Inouye Asia-Pacific Center for Security Studies in Hawaii.
“You can say both sides miscalculated,” he added. But another interpretation is that both countries are “very committed to showing the other their own resolve” on matters of territorial sovereignty.
The dispute happened during a visit to Hanoi this week by Gen. Fan Changlong of China. It was unclear what precisely roiled his meeting with Vietnamese officials, much less whether the general’s actions had been planned.
Analysts said he appeared to have been angry over Vietnam’s recent efforts to promote strategic cooperation with the United States and Japan. Prime Minister Nguyen Xuan Phuc recently visited those two countries in quick succession, and the Vietnamese and Japanese coast guards conducted joint drills in the South China Sea last week focused on preventing illegal fishing.
Another reason, analysts said, could be Vietnam’s apparent refusal to abandon oil and gas exploration in areas of the South China Sea that both it and Beijing claim.
Mr. Vuving said a specific source of the dispute may have been the so-called Blue Whale project, a gas-drilling venture in the South China Sea by Vietnam’s state oil company, PetroVietnam, and Exxon Mobil. The companies signed an agreement during a January trip to Hanoi by John Kerry, the secretary of the state at the time.
The drilling site, which is expected to produce gas for power generation by 2023, is close to the disputed Paracel Islands and near the “nine dash line” that shows expansive territorial claims on Chinese maps. Mr. Vuving said that China probably resents that Vietnam has formed a partnership with an American oil company, particularly one whose previous chief executive, Rex W. Tillerson, is Mr. Trump’s secretary of state.
The project appears to set a “very damaging precedent for China’s strategy in the South China Sea,” Mr. Vuving said.
The Chinese and Vietnamese Foreign Ministries did not respond to requests for comment on Wednesday, and an Exxon Mobil spokeswoman in Singapore could not be reached for comment.
Other analysts said that the source of tension may have been Vietnam’s recent decision to resume oil exploration in another disputed part of the South China Sea.
Carl Thayer, a longtime analyst of the Vietnamese military and emeritus professor at the University of New South Wales, said that if General Fan had indeed asked Vietnam to cease oil exploration in that area, Vietnam would have considered the request “inflammatory”; it would have implied Chinese territorial control in the Exclusive Economic Zone off the Vietnamese coast.
“Vietnam’s leaders would have refused this request and responded by reasserting Vietnam’s sovereignty,” Mr. Thayer said in an email to reporters and diplomats.
There were unconfirmed reports on Wednesday that China had recently deployed 40 vessels and several military transport aircraft to the area. Vietnam accused Chinese ships of cutting the cables of one of its seismic survey vessels there in 2011.
Though China is Vietnam’s largest trading partner and a longtime ideological ally, the neighbors have long been at odds over competing claims to rocks, islands and offshore oil and gas blocks in the South China Sea, which Vietnam calls the East Sea.
Tensions came to a head in 2014, when a state-run Chinese company towed an oil rig near the Paracel Islands and within about 120 nautical miles of Vietnam. No one was killed at sea, but a maritime standoff led to anti-China riots near foreign-invested factories in central and southern Vietnam, bringing relations between the countries to their lowest point in years.
A few days before General Fan’s Hanoi visit, Mr. Vuving said, China moved the same oil rig to a position in the South China Sea that is near the midway point between the Chinese and Vietnamese coasts, apparently seeking to pressure Vietnam to cease oil and gas exploration in disputed waters. Data from myship.com, a website affiliated with the Chinese Transport Ministry, showed that the rig has been about 70 nautical miles south of China and 120 nautical miles northeast of Vietnam over the past week.
The first fence-mending gathering, called the Vietnam-China Border Defense Friendship Exchange Program, took place in 2014 and was intended to promote bilateral trust. The meeting this week was expected to include a drill on fighting cross-border crime.
Xu Liping, a researcher at the Chinese Academy of Social Sciences in Beijing who specializes in Vietnam and Southeast Asia, said that the countries were expected to disagree over territorial claims in the South China Sea. But they have established frameworks to defuse disagreements through government channels as well as through the two countries’ Communist parties, he added.
In the end, the two countries “will come out and resolve this problem since both want stability,” Mr. Xu said.
Le Hong Hiep, a research fellow at the Iseas Yusof Ishak Institute in Singapore, agreed with that conclusion, but warned that new tensions could emerge in the short term. China appears increasingly eager to stop Vietnam from growing too close to Japan and the United States, he said.
“As Vietnam tries to achieve its economic growth targets, it is planning to exploit more oil from the South China Sea,” Mr. Hiep wrote in an email. “As such, the chance for confrontation at sea may also increase.”
Correction: June 22, 2017 
A picture caption with an earlier version of this article, relying on information supplied by the photo agency, mischaracterized an island in the South China Sea. Though still disputed by China, Vietnam and others, the pictured reef is one of the Spratly Islands, not the Paracel Islands.

Mỹ với “ván cờ siêu cường”: Xáo bài và tấn công phủ đầu


Đối mặt với những thất bại, các lãnh đạo theo chủ nghĩa đơn cực đã tụ họp lại và thực hiện một chiến lược quân sự nguy hiểm nhất: xây dựng khả năng “tấn công phủ đầu” nhằm vào Trung Quốc và Nga. 
Cụm tác chiến tàu sân bay MỹCụm tác chiến tàu sân bay Mỹ
(tiếp theo kỳ trước)
Xáo bài để giữ quyền lực
Theo Unz Review, thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI đã gây ra sự sụp đổ của chủ nghĩa đơn cực. Sự trỗi dậy của nền kinh tế đa cực trên thế giới đã làm tăng động lực khôi phục chủ nghĩa đơn cực bằng các biện pháp quân sự, được thực hiện bởi các nhà quân sự không có khả năng điều chỉnh hoặc đánh giá các chính sách.
Dưới thời ông Obama, người được bầu vì lời hứa củng cố quân đội, các nhà hoạch định chính sách tiếp tục theo đuổi 7 cuộc chiến. Với các nhà hoạch hoạch định chính sách và các nhà tuyên truyền ở Mỹ và EU, những cuộc chiến ở Somalia, Iraq và Afghanistan đều thành công. Tư tưởng này khiến chính quyền mới thực hiện các cuộc chiến mới ở Ukraine, Libya, Syria và Yemen.
Khi làn sóng chiến tranh và đảo chính (thay đổi chế độ) để tái xây dựng trật tự đơn cực thất bại, các chính sách quân sự lớn hơn đã chuyển trọng tâm từ các chiến lược kinh tế sang mục tiêu thống trị toàn cầu. Các nhà quân sự theo tư tưởng đơn cực trực tiếp chỉ đạo bộ máy nhà nước lâu dài đã tiếp tục hy sinh thị trường và đầu tư mà không chịu trách nhiệm về những  hệ quả xấu lên nền kinh tế trong nước.
Các cuộc đảo chính và lật đổ chính quyền đã hạ bệ các chính phủ ở Argentina, Brazil, Paraguay, Honduras và đe dọa các chính quyền cấp tiến ở Bolivia, Venezuela và Ecuador.
Tuy nhiên, sự phục hồi này ở Mỹ Latin không bền vững cả về mặt chính trị lẫn về kinh tế, đe dọa phá hoại việc phục hồi sự thống trị đơn cực của Mỹ ở khu vực trên.
Quân đội Mỹ có mặt ở Syria hỗ trợ một số nhóm "nổi dậy ôn hòa" khiến cục diện cuộc chiên ngày càng trở nên phức tạp
Unz Review đánh giá, Mỹ cũng không đưa ra các viện trợ kinh tế hay mở rộng thị trường để ủng hộ các chính quyền mới. Do đó tình hình kinh tế trong nước cũng chẳng khác gì trước khi đảo chính, thậm chí còn tệ hơn. Chẳng hạn ở Argentina, các chính sách của tân tổng thống chỉ khiến tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và làm giảm mức sống của người dân, trong khi đó Mỹ cũng không hỗ trợ kinh tế cho nước này.
Tương tự, tình hình tham nhũng trầm trọng, suy thoái kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao chưa từng thấy ở Brazil đã đe dọa chế độ của Michel Temer với cuộc khủng hoảng kéo dài và xung đột giữa các giai tầng xã hội ngày càng cao.
Làn sóng chiến tranh ở Đông Âu và Bắc Phi do chủ nghĩa đơn cực gây ra dường như đã thành công. Nhưng sau đó sự sụp đổ cùng sự hỗn loạn đã khiến hàng triệu người tị nạn đến châu Âu. Làn sóng phản đối các cuộc xâm lược của Mỹ ở Iraq và Afghanistan đã thúc ép Mỹ quay trở về trật tự đa cực.
Các phong trào Hồi giáo cực đoan nổi lên đã đẩy Mỹ vào cố thủ trong các đồn bốt, trong khi chiếm cứ các vùng nông thôn và bao vây các thành phố tại Afghanistan. Các thế lực được Mỹ hậu thuẫn tại Syria, Yemen, Somalia và Libya, cũng như các nhóm lính đánh thuê buộc phải tháo chạy.
Tập hợp và tấn công
Đối mặt với những thất bại này, các lãnh đạo theo chủ nghĩa đơn cực đã tụ họp lại và thực hiện một chiến lược quân sự nguy hiểm nhất: xây dựng khả năng “tấn công phủ đầu” nhằm vào Trung Quốc và Nga.
Trước tiên đối với Nga, Mỹ đã cố tình ủng hộ cho vụ đảo chính ở Ukraine, dẫn tới sự sụp đổ của chế độ thân Nga ở đất nước này. Nga sau đó lại tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea. Còn phần lớn người Nga ở tỉnh Donbass cũng đang chiến đấu với chính phủ ở Kiev, khiến hàng nghìn người thiệt mạng và hàng triệu người phải chạy tị nạn tới Nga.
Cố vấn quân sự Mỹ huấn luyện lực lượng vũ trang Ukraine
Mỹ lại tài trợ cho Ukraine và dẫn dắt thực hiện các vụ đảo chính, trong khi vẫn không phải chịu hậu quả từ những hành động này.
Trong khi đó Mỹ đang ngày càng gia tăng quân đội chiến đấu ở Afghanistan, Iraq và Syria để củng cố đồng minh và lực lượng lính đánh thuê.
Tuy nhiên cần phải hiểu rằng dù gia tăng hay mất quyền lực, cũng như bất chấp các tuyên bố đơn cực vào những năm 1990, không sự tiến bộ về quân sự hay chính trị nào được duy trì.
Điển hình là ở Iraq. Nước này bị Mỹ chiếm đóng nhưng Mỹ cũng phá hoại xã hội dân sự của Iraq cùng nền kinh tế nước này, gây ra những làn sóng thanh trừng sắc tộc, làn sóng tị nạn và cuộc nổi dậy của người Hồi giáo, sau đó lan ra toàn lãnh thổ. Chính các chính sách của Mỹ ở Iraq và những nơi khác đã gây ra cuộc khủng hoảng di cư tràn ngập khắp châu Âu.
Một tình huống tương tự đang diễn ra trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI: các chiến thắng quân sự đã tạo ra các lãnh đạo kém hiệu quả. Các nhà theo chủ nghĩa đơn cực ngày càng phụ thuộc vào những kẻ cực đoan Hồi giáo và lính đánh thuê ở bên ngoài.
Theo Unz Review, các cuộc tấn công do Mỹ dẫn đầu vào những người có khả năng dẫn dắt các quốc gia  đa văn hóa như Iraq, Libya, Syria và Ukraine là một bức tranh biếm họa về Pol Pot ở Campuchia trước đây.
Máy bay liên quân do Mỹ dẫn đầu trong chiến dịch Bão táp Sa mạc, xâm lược Iraq
Điểm yếu thứ hai dẫn đến sự sụp đổ của tư tưởng đơn cực là việc Mỹ không có khả năng suy nghĩ lại về các giả định và tái định hướng, cũng như tái cân bằng lại mô hình quân sự chiến lược từ mớ hỗn độn hiện nay do chính Mỹ gây ra. Mỹ không muốn hợp tác với giới lãnh đạo có trình độ ở các nước bị chinh phục.
Vì làm như vậy sẽ đòi hỏi Mỹ phải duy trì hệ thống an ninh kinh tế xã hội còn nguyên vẹn tại các nước này, đồng nghĩa với việc bác bỏ mô hình chiến tranh trước đây, cho phép các nước này phát triển thay vì áp đặt các mô hình kém hiệu quả.
Cái gọi là “nhà nước chìm” thực chất là một hệ thống cầm quyền được điều hành bởi các nhà theo chủ nghĩa đơn cực. Đó không phải là một thực thể vô nghĩa mà là một tầng lớp, có bản sắc kinh tế và ý thức hệ.
Hiện nay các nhà theo chủ nghĩa đơn cực ở Mỹ đang đổ lỗi cho những thất bại quân sự của họ cho Nga và Trung Quốc. 
Quả thực chiến dịch đổ lỗi chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử cho sự can thiệp của Nga đã phản ánh tình trạng thù địch sâu sắc với Nga và sự khinh thường cho những cử tri đã bỏ phiếu cho Trump. Việc giới lãnh đạo Mỹ không kiểm soát được những thất bại và hệ thống chính trị không loại bỏ được các nhà hoạch định chính sách thảm họa là mối đe dọa nghiêm trọng tới tương lai của thế giới.
http://viettimes.vn/my-voi-van-co-sieu-cuong-xao-bai-va-tan-cong-phu-dau-122832.html

Mỹ chơi “ván bài siêu cường” thế nào


Các cuộc chiến tranh đẫm máu và các cuộc đảo chính để thay đổi chế độ là vũ khí của Mỹ. Các đế chế thuộc địa châu Âu bị đánh bại đã bị thay thế bởi chính phủ mà Mỹ mong muốn và phối hợp hành động  với tư cách đồng minh của Mỹ, Unz Review phân tích.
Cụm tác chiến tàu sân bay là biểu tượng cho quyền lực và sức mạnh toàn cầu của MỹCụm tác chiến tàu sân bay là biểu tượng cho quyền lực và sức mạnh toàn cầu của Mỹ
Mỹ đã bắt tay vào xây dựng một đế chế trên toàn cầu kể từ trong và sau Thế chiến II. Mỹ cũng đã can thiệp trực tiếp vào cuộc nội chiến ở Trung Quốc, thiết lập các chế độ tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.
Theo Unz Review, việc xây dựng đế chế của Mỹ có cả thành công lẫn thất bại, trong khi mục tiêu chiến lược vẫn giữ nguyên, đó là ngăn chặn chủ nghĩa xã hội và các chính phủ thế tục dân tộc và áp đặt chế độ chư hầu phù hợp với lợi ích Mỹ.
Công thức xây đế chế
Các cuộc chiến tranh đẫm máu và các cuộc đảo chính để thay đổi chế độ là vũ khí của Mỹ. Các đế chế thuộc địa châu Âu bị đánh bại đã bị thay thế bởi chính phủ mà Mỹ mong muốn và phối hợp hành động  với tư cách đồng minh của Mỹ.
Unz Review nhận xét, ở bất kỳ nơi nào có thể, Mỹ phụ thuộc vào các quân đội đánh thuê được huấn luyện, trang bị và chỉ đạo bởi các cố vấn của Mỹ nhằm tiến hành các cuộc chinh phạt mang tính đế quốc. Khi cần thiết, thường là khi chế độ và quân đội chư hầu không thể đánh bại lực lượng vũ trang nhân dân, Mỹ lại đưa quân can thiệp trực tiếp.
Các nhà chiến lược đều tìm cách can thiệp và chinh phục đất nước mà họ nhắm tới. Khi không đạt được mục tiêu lớn nhất, họ lại tiến hành chính sách bao vây để cắt mọi mối liên lạc giữa các trung tâm cách mạng với các chiến dịch xung quanh. Ở nước nào ngăn chặn thành công các cuộc chinh phạt, các đế quốc lại áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và cấm vận để làm suy yếu nền tảng kinh tế của chính phủ đó.
Mỹ có mặt tại hầu khắp các điểm nóng trên thế giới
Tên lửa Tomahawk Mỹ được xem là sứ giả của các cuộc chiến tranh hiện đại của Mỹ
Các đế chế thường không được xây dựng trong một ngày, vào tuần hay vài tháng. Các thỏa thuận và hiệp định tạm thời được ký kết và lại bị phá vỡ vì các thiết kế của đế chế vẫn là điều quan trọng.
Theo Unz Review, các đế chế sẽ cố gắng gây chia rẽ nội bộ ở các nước đối thủ và kích động các cuộc đảo chính ở các nước láng giềng. Các đế chế này cũng xây dựng một mạng lưới các tiền đồn quân sự trên toàn cầu, tiến hành các chiến dịch bí mật và các liên minh trong khu vực theo đường biên giới của các chính phủ để giành lấy sức mạnh quân đội.
Sau các cuộc chiến tranh thành công, các trung tâm đế quốc thống trị thị trường và nền sản xuất, nguồn tài nguyên và lao động. Tuy nhiên, qua thời gian, các thách thức chắc chắn sẽ xuất hiện từ cả các chế độ độc lập và phụ thuộc. Các kẻ thù và các đối thủ cạnh tranh giành được thị trường và nâng cao khả năng của quân đội. Trong khi một số nước nhỏ có thể chọn lựa hy sinh chủ quyền quân sự và chính trị để phát triển kinh tế độc lập, các nước khác lại muốn giành sự độc lập chính trị.
Động lực của các nước đế quốc ẩn chứa nhiều mâu thuẫn, liên tục thách thức và làm thay đổi đường biên của đế chế.
Unz Review đánh giá, Mỹ đã dành nhiều nguồn lực để duy trì sự vượt trội về mặt quân sự với các nước chư hầu, nhưng lại bị suy giảm mạnh về thị trường toàn cầu, đặc biệt là với tốc độ tăng trưởng chóng mặt của các nền kinh tế mới nổi. Cuộc cạnh tranh  kinh tế buộc các nước đế quốc phải tái điều chỉnh trọng tâm của các nền kinh tế.
Các ngành công nghiệp từ các nước này cũng chuyển dần sang nước ngoài để tìm kiếm nguồn lao động rẻ mạt. Các ngành tài chính, bảo hiểm, bất động sản, thông tin liên lạc, quân đội và an ninh đã thống trị nền kinh tế trong nước. Môt chu kỳ luẩn quẩn đã được tạo ra, với sự xói mòn cơ sở sản xuất, siêu cường ngày càng phụ thuộc vào quân sự, tài chính và xuất khẩu các hàng hóa tiêu dùng.
Ngay sau Thế chiến II, Mỹ đã kiểm tra sức mạnh quân sự của mình thông qua các cuộc can thiệp quân sự. Trước tiên là Liên Xô và sau này là Trung Quốc, việc xây dựng đế chế ở khu vực châu Á thời kỳ hậu thuộc địa đã bị ngăn chặn hoặc bị đánh bại về mặt quân sự. Quân đội Mỹ đành tạm thời thừa nhận sự bế tắc ở Hàn Quốc sau khi khiến hàng triệu người thiệt mạng.
Sự thất bại của Mỹ ở Trung Quốc đã dẫn đến việc phe Quốc dân đảng phải chạy sang Đài Loan. Tương tự, sự cưỡng chế và sự ủng hộ về vật chất từ đất nước siêu cường xã hội chủ nghĩa Liên Xô đã khiến Mỹ phải rút lui khỏi Đông Dương. Để đáp trả, Mỹ đã viện đến các biện pháp kinh tế để bóp nghẹt các chính phủ cách mạng ở các nước.
Siêu cường vô đối
Cùng với sức mạnh ngày càng lớn của các đối thủ kinh tế ở bên ngoài và sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào sự can thiệp quân sự trực tiếp, Mỹ đã hưởng lợi từ việc Liên Xô tan rã và Trung Quốc đi theo con đường phát triển theo hướng cải cách mở cửa vào đầu thập niên 1980 và 1990.
Mỹ đã mở rộng ảnh hưởng tại các khu vực Baltic, Đông Âu và Trung Âu, các nước Balkan. Các chiến lược gia đã xây dựng đế chế đơn cực, một đất nước không có đối thủ. Các cuộc chiến tranh sẵn sàng được thực hiện chống lại các đối thủ, những nước thiếu đồng minh mạnh mẽ trên toàn cầu.
Mỹ dẫn đầu liên quân NATO không kích thủ đô Nam Tư
Các nước ở Đông Á, Trung Đông và Bắc Phi đều là mục tiêu của Mỹ. Nam Mỹ cũng từng nằm dưới sự kiểm soát của siêu cường. Trong khi Trung Quốc được coi là cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng giá rẻ cho người Mỹ và giúp các công ty đa quốc gia của Mỹ thu được nhiều lợi nhuận. Không giống đế chế La Mã, những năm 1990 không phải là khúc dạo đầu cho một nước Mỹ không bị thách thức trong thời gian dài. Kể từ khi các học giả theo chủ nghĩa đơn cực theo đuổi các cuộc chiến tranh tốn kém và họ không thể dựa vào sự phát triển của các nước vệ tinh với nền kinh tế công nghiệp đang trỗi dậy để thu được lợi nhuận, sức mạnh toàn cầu của Mỹ đã bị xói mòn.
Sự tan vỡ của chủ nghĩa đơn cực
10 năm đầu thế kỷ XXI, tầm nhìn của một đế chế đơn cực không bị thách thức đang dần sụp đổ. Sức mạnh của Trung Quốc đã mở rộng ra cả nước ngoài thông qua đầu tư, thương mại và thu mua. Trung Quốc đã thay thế Mỹ trở thành đối tác thương mại hàng đầu ở châu Á và là nước xuất khẩu các hàng hóa sơ cấp từ Mỹ Latin và châu Phi.
Trung Quốc trở thành nhà sản xuất hàng đầu thế giới và là nhà xuất khẩu hàng tiêu dùng sang Bắc Mỹ và EU.
Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI đã chứng kiến sự lật đổ hay thất bại của các nước nằm trong vòng ảnh hưởng Mỹ ở Mỹ Latin (gồm Argentina, Bolivia, Venezuela, Ecuador và Brazil) và sự xuất hiện của các chế độ độc lập sẵn sàng để thiết lập các hiệp định thương mại khu vực. Đây là khoảng thời gian gia tăng các nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và hàng hóa khi Mỹ đã phi công nghiệp hóa và đang tham gia vào các cuộc chiến nguy hiểm và tốn kém ở Trung Đông.
Ngược lại với sự độc lập ngày càng lớn của Mỹ Latin, EU lại tăng cường sự tham gia quân sự trong các cuộc chiến ở nước ngoài do Mỹ dẫn đầu bằng cách mở rộng các nhiệm vụ của NATO. NATO cũng theo đuổi chính sách đơn cực, bao vây nước Nga và làm suy yếu nền độc lập của Nga thông qua các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt. Sự mở rộng của NATO đã kích động sự chia rẽ nội bộ, khiến khối này bất mãn nhiều hơn. Anh đã bỏ phiếu rời khỏi EU vào tháng 6/2016.
NATO do Mỹ dẫn đầu đang áp sát biên giới Nga khiến quan hệ hai bên trở nên hết sức căng thẳng
Các thảm họa ở nước Nga do Mỹ tạo ra dưới thời ông Boris Yeltsin trong những năm 1990 đã thúc đẩy các cử tri bầu chọn một nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa là Vladimir Putin. Chính phủ của ông Putin đã bắt tay triển khai một chương trình nhằm giành lại chủ quyền và vị thế cường quốc của Nga trên toàn cầu, đối phó với sự can thiệp của Mỹ và chống lại sự bao vây của NATO.
Những người theo chủ nghĩa đơn cực đã tiếp tục thực hiện các cuộc chiến tranh chinh phục ở Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á, tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD và khiến mất đi các thị trường và tính cạnh tranh trên toàn cầu. Khi quân đội của đế chế phương Tây bành trướng trên toàn cầu, nền kinh tế trong nước bị thu hẹp lại. Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái và tình trạng đói nghèo có xu hướng gia tăng. Chính trị đơn cực đã tạo ra một nền kinh tế đa cực trên toàn cầu, trong khi áp đặt các ưu tiên quân sự một cách cứng rắn.
http://viettimes.vn/my-choi-van-bai-sieu-cuong-the-nao-122831.html