Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

Trường Sa - Khoảng lặng trước cơn bão binh đao...

Bài của Dương Đức's Blog: Phân tích và đánh giá "Trường Sa - Khoảng lặng trước cơn bão binh đao..." cũng đăng tại diễn đàn Hoangsa.org http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=51575&page=1 :



Các ví dụ về chiến thuật nghi binh để đánh điểm trong lịch sử:

1. Trận Taranto ngày 12.11.1940 tại quân cảng Taranto, Italy:

Trong khuôn khổ Operation Judgement, hạm đội đặc nhiệm của Anh trà trộn trong các đoàn tàu vận tải bình thường qua lại tấp nập trên biển Địa Trung Hải bất ngờ áp sát và làm tê liệt hạm đội Ý đang neo đậu trong quân cảng Taranto, Italy. 
2. Trận Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) ngày 07.12.1941 trong WW II:
Hạm đội Liên hợp hùng hậu của Nhật bất ngờ tấn công và hủy diệt phần lớn hạm đội Thái Bình Dương Mỹ (Hạm đội 7 ngày nay) ở quần đảo Hawaii, trong lúc phái đoàn Bộ ngoại giao 2 nước đang đàm phán ở Washington nhằm ký kết 1 hiệp ước hòa bình.
3. Trận đổ bộ lên Italy, Nam Âu - WW II: 
Trước chiến dịch đổ bộ của Đồng minh từ Bắc Phi lên Nam Âu trong chiến tranh thế giới thứ II (1943-1944), tình báo Anh cho thả từ tầu ngầm một xác giả sĩ quan Anh ra biển cho phản gián Đức mang tài liệu và bản đồ về cuộc đổ bộ sắp tới vào một cảng của Hy Lạp.
Hitler mắc bẫy và lập tức điều động hạm đội đang phòng thủ ở đảo Sicily, Italy, sang Hy Lạp và cuộc đổ bộ của đồng minh lên đảo Sicily sau đó đã thành công, khi quân Đức bị bất ngờ trở tay không kịp. 
4. Trận Tết 1968:
Ta đẩy mạnh bao vây, o ép Mỹ tại Khe Sanh; mở các chiến dịch nhỏ ở tận biên giới Campuchia và dưới đồng bằng sông Cửu Long để bất ngờ Tổng tấn công vào các đô thị lớn trong dịp Tết đầu năm 1968 vì mục đích chính trị: 
Dân Mỹ trong lúc đó đang phân vân ở tỷ lệ 50/50 giữa đánh tiếp/rút quân và sau đó, do không còn tin vào khả năng giành phần thắng trong cuộc chiến và tạo áp lực lên Tổng thống Mỹ phải quyết định rút khỏi Việtnam.
5. Trận Buôn Ma Thuột:
Trong chiến dịch mùa khô như thường lệ, ta mở vài chiến dịch ở gần Tây Ninh, giả bộ uy hiếp Sài Gòn; tung ra tín hiệu điều quân rầm rộ quanh Pleiku để bất ngờ tập trung tấn công Buôn Ma Thuột ngày 10.03.1975 làm sụp đổ chính quyền Ngụy Sài Gòn với gần 1 triệu quân trong gần 2 tháng.

-------------------------------- Upload 25.11. 2010 -------------------------------------------------

Căn cứ của 3 hạm đội Tàu
Mục tiêu Tàu hiện nay:


Nay, lợi ích cốt lõi của Tàu là Trường Sa và với khả năng binh lực của nó hiện tại thì có thể đánh chiếm được Trường Sa với điều kiện cường tập bất ngờ và nhanh chóng (sneak attack) theo binh pháp "Tránh lúc mạnh, đánh lúc yếu". 


Bởi lẽ, ta đang tăng cường mua sắm các loại vũ khí phòng thủ hiện đại nhưng các hệ thống này chưa nhận được (hoặc nếu có thì cũng cần ít nhất 1 năm để vận hành thuần thục có hiệu quả) như 2 x Gepard, 6 x Kilo, thêm 10 x Tarantur, thêm 12 Su-30 MK2 và các loại tên lửa phòng thủ bờ biển. 


Thời gian đang ủng hộ Việtnam và Tàu đang chịu áp lực thời điểm khủng khiếp; nếu không ra tay lúc này thì cơ hội "đánh nhanh, thắng gấp" sẽ mất.

- Bối cảnh Trung Quốc:


Sau hai chục năm tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, Trung Quốc đang vươn mình lên thành một cường quốc. Vị thế mới của nó đẻ ra sự tự tin, đôi khi quá khích xuất phát từ mặc cảm bị Nhật và các đế quốc phương Tây đô hộ, chèn ép ở thế kỷ 20, và tâm lý phục thù để đạt được "đẳng cấp" thế giới bằng kinh tế và quân sự (Điều này dễ nhận thấy trong quan điểm của giới tướng lĩnh và học thuật Tàu hiện tại, tương đối giống với nước Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ 2). 


Tàu đang cần và muốn chứng minh điều đó với thế giới và trận chiến với Việtnam tại Trường Sa là bước nhảy đầu tiên từ một cường quốc sang đế quốc. 


Nội bộ Tàu đang đứng trước sự xáo trộn lớn: Tể tướng Ôn Gia Bảo lên tiếng về cải cách dân chủ; nhiệm kỳ của Hồ Cẩm Đào sắp hết và Thái tử theo phái bảo thủ, cứng rắn Tập Cận Bình chuẩn bị lên ngôi sau 2012; nền kinh tế phát triển quá nóng và đang sắp sang bờ dốc bên kia để đi xuống... 


Các lý do đó ép Tàu phải có một trận cứng rắn với bên ngoài để đoàn kết và xốc lại hàng ngũ... như bối cảnh Tể tướng Vương An Thạch dưới thời Tống quanh 1070 hay như Đặng Tiểu Bình trong cuộc xâm lược biên giới 1979.


Các đồng minh "thực sự" của Việtnam trong cuộc chiến Biển Đông hiện tại chỉ có Nhật, Mỹ và Ấn Độ. Vậy, Tàu phải tung ra "liên hoàn kế" nhằm ly gián hoặc mua chuộc và buộc các đồng minh của ta phải sa lầy vào các việc riêng của họ:

- Nhật: Tranh chấp quyết liệt tại quần đảo Senkaku.
- Mỹ: Sa lầy vào thùng thuốc súng ở Triều Tiên mà khởi đầu bằng vụ gián tiếp bắn chìm tàu chiến Nam Hàn đầu năm 2010.
- Ấn Độ: Quấy rối vùng biên giới 2 nước và đồng thời chìa ra các thương vụ béo bở.
- Riêng nước Nga hôm nay chỉ đơn thuần làm nghề lái súng và thực hiện chiến sách "Tọa quan xem hổ đấu" để đắc lợi ở biển Đông... 

>>> Vùng biển Đông hiện tại yên tĩnh khác thường (Tàu rút lại tuyên bố là lợi ích cốt lõi, sẽ không bắt bớ lẻ tẻ ngư dân...) là ru ngủ ta và chính là tâm điểm cơn bão trong thời gian tới...

------------------------------- Upload 29.11.2010 ----------------------------------------------------


Chính sách nghi binh với Việt Nam:

- Tàu lẳng lặng, ngấm ngầm tạo thành thế trận bao vây trên bộ với việc thuê đất, rừng ở Campuchia và Lào áp sát các vùng trọng yếu của Việt Nam như Tây Nguyên, ngã ba Đông Dương; 

- Tại Việt Nam thì qua Cty Innov Green trá hình chốt chặn, cài cắm, đan xen các vị trí phòng thủ và căn cứ địa nhạy cảm của Việt Nam ở các vùng Tây Nguyên, ngã ba Đông Dương và biên giới phía Bắc (đặc biệt vùng biên giới Hà Giang-Lạng Sơn-Quảng Ninh) trong 50 năm đợi thời cơ.

>>> Do trước mắt khởi động một cuộc chiến tổng lực với Việtnam trên bộ là điều không có lợi và không khả thi nên các động thái cô lập, vây lấn, o ép trên bộ chỉ là nghi binh, chờ thời.

- Ngấm ngầm dung túng, trợ lực cho các hoạt động làm tổn hại về kinh tế để tiềm lực ta suy yếu và rối loạn. Đây là mũi tấn công ngầm trực tiếp.

- Ngược lại, tạo ra quan hệ nồng ấm, khăng khít trên mặt trận ngoại giao với các hoạt động tưng bừng. Mũi nghi binh này rất nguy hiểm làm ta lơ là cảnh giác như chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy năm nào. 

- Tạo ra một "Biển Đông hiền hòa, phẳng lặng" để ru ngủ các lực lượng phòng vệ của ta. Chỉ khi vậy Tàu mới có thời cơ để ra tay nhanh chóng hiệu quả được.

>>>  Tóm lại: Các chiến lược nghi binh liên hoàn này của Tàu có lẽ sẽ chỉ được áp dụng cho đến khi Tàu có được những tàu sân bay trong vài năm tới. Sau đó thì ván bài này sẽ bị xóa và chơi lại từ đầu. 


Bởi vì lúc đó, với sự hiện diện thường trực của các hạm tàu sân bay trên biển Đông tạo ra mối đe dọa trực tiếp và thường trực đẩy phía Việt Nam luôn trong tình trạng báo động Đỏ - Alarm red code - nằm trong chuỗi chiến lược xâm chiếm dài hạn của Tàu khi có thời cơ với các mục đích: 

=> Trước hết chiếm Trường Sa làm bàn đạp, làm tàu sân bay "không thể đánh chìm" để "tấn công miền Bắc, chia cắt miền Trung, cô lập miền Nam".


Thế nhưng, "vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn", lúc đó Việt Nam đã có đủ các loại vũ khí hiện đại thích hợp để phòng vệ. Đơn cử, nếu trúng vài trái Brahmos II với vận tốc 8-10 M, tức là 8-10 lần tốc độ âm thanh, thì tàu sân bay trong ao làng biển Đông dễ dàng bị loại khỏi vòng chiến....


Bởi nên, hơn lúc nào hết, trong lúc "tranh tối, tranh sáng" về bất ổn chính trị, tiềm lực quân sự như hiện tại thì nguy cơ Tàu đánh lén Trường Sa là rất cao....

                                               -----------------------------------------------------------

Do đó, Việt Nam cần chủ động phòng ngự chặt dải đất miền Trung làm thế ỷ dốc cho miền Bắc và miền Nam (tiến, thủ vẹn toàn) khi Tàu phải thay đổi chiến thuật trong trường hợp Tàu nhận thấy không thể đánh chiếm được Trường Sa nhanh chóng khi chúng:

- Phong tỏa Trường Sa và vùng biển.

- Dưới ô che chở của các tàu sân bay dùng thủy quân lục chiến đổ bộ vào miền Trung kết hợp với các cánh quân tấn công từ biên giới phía Bắc và sườn (Flanke) ta từ phía Lào...


Để lập ra thế phòng thủ chủ động chiến lược lâu dài, Bộ Quốc phòng sẽ phải lập thêm Quân đoàn chủ lực cơ động thứ 5 nữa đóng thêm ở Tây Nguyên. Như vậy, riêng Tây Nguyên sẽ có 2 binh đoàn cơ động chủ lực trấn giữ (có lẽ đóng ở Pleiku và Buôn Ma Thuột) để giữ vững trục xương sống Việtnam...

>>>  Động thái chủ động phòng ngự này sẽ đập tan tham vọng trên của Tàu từ trứng nước...
             

------------------------------------- Updated 28.12.2010 --------------- 


Hiện tại, Tàu đang có ba phương án chiếm Trường Sa:

1. Thượng sách (Trước mùa mưa năm 2011):
Bất ngờ đánh lén khi tiềm lực phòng thủ của VN chưa cân xứng.

2. Trung sách (Giữa năm 2011 trở đi):
Gấp rút hạ thủy và đưa vào hoạt động hàng loạt tàu sân bay, mặc dù các điều kiện về nhân sự, vận hành, kỹ thuật... chưa hoàn thiện nhằm tạo mối đe dọa thường trực ở Trường Sa.

3. Hạ sách (Trong 2-5 năm tới):
Dàn trận công khai nhằm uy hiếp đợi thời cơ phong tỏa, chia cắt và tấn công Trường Sa.


----------------------- Upload 29.12.2010 -----------------------------------------------

Các tuyến đường giao thương ở Đông Nam Á

@ Xảy ra một trận "Xích Bích" hiện đại ở Hoàng Hải không và sao Tàu không đánh toàn bộ Trường Sa năm 1988 ?:


Cục diện thế giới hôm nay trở lại như thời Tam Quốc, khi Mỹ như nhà Ngụy Tào Tháo; Tàu như nhà Thục Hán và Nga như nhà Đông Ngô. Bọn Tàu ở mạng Hoàn Cầu nó ví xung đột Triều Tiên như một trận Xích Bích hiện đại nhưng lại quên rằng cuối cùng nhà Ngụy Tào Tháo dẫu thua ở Xích Bích nhưng sau tiêu diệt hết Thục, Ngô để thống nhất thiên hạ. Ngay cả khi thua 1 vài trận lớn mà vẫn thắng cả cuộc chiến mới là quyết định, Mỹ đại bại ở trận Trân Châu Cảng hay ngay ta đánh Mỹ cũng thế thôi...


Thời và thế mỗi lúc một khác. Dẫu sao, Tàu vẫn ưa dùng chiến thuật "đánh nhanh, dứt điểm gọn" trong chiến lược "tằm ăn dâu" thời bình để tránh nổ ra chiến tranh tổng lực khi nó chưa muốn. 

Trận biên giới 1979 cho đến 1988 ở Trường Sa hoặc trận 1995 cướp đảo của Philippin cũng vậy. Thời điểm đó, dưới bàn tay điều khiển của Đặng Tiểu Bình, Tàu còn kém về kinh tế, yếu về quân sự nên phải thực hiện sách lược "Thao quang dưỡng hối"; nôm na "Nuôi dưỡng trong bóng tối, chờ thời" như điển tích "Việt Vương Câu Tiễn xưa cam chịu nằm gai, nếm mật đi chăn ngựa cho vua Ngô Phù Sai" để gần 10 năm sau đủ mạnh kéo 5 vạn đại binh tiêu diệt vua Ngô. Câu chuyện Việt Vương Câu Tiễn diệt Ngô Vương Phù Sai thời Xuân Thu-Chiến Quốc là giáo trình giảng dạy kinh điển thịnh hành cho học sinh và sinh viên Tàu thời nay.

Thế nên, đó chỉ là những trận đánh hoặc xung đột với quy mô nhỏ và vừa hai bên còn trong tầm kiểm soát, có khả năng xuống thang được và không để nổ ra một cuộc chiến toàn diện, lâu dài. Đặng Tiểu Bình lập tức cho tuyên bố rút quân vô điều kiện ngay sau khi Việt Nam ra lệnh tổng động viên ngày 05.03.1979 khi thành phố Lạng Sơn thất thủ.

Còn hôm nay, Tàu đã đủ lớn và đủ mạnh. Giới lãnh đạo Tàu cho rằng đã đến lúc phục hận và giành lại thế giới với Mỹ. 

Nhưng như trên, trận đầu đã tỷ thí chí mạng với BigBoss Mỹ thì dại dột và mạo hiểm. Tàu sợ phải so găng ngay với siêu cường số 1 thế giới USA, nước hơn nửa thế kỷ nay chinh chiến liên miên "5 năm 1 trận nhỏ, 10 năm 1 trận lớn" trên khắp thế giới. Dẫu Tàu quân đông, tiền nhiều nhưng sau 60 năm hòa bình từ chiến tranh Triều Tiên 1950 chưa trải qua những trận chiến tầm cỡ khu vực thì không rõ thực hư thế nào hay chỉ là Tàu "giấy" mà thôi!

Bởi vậy, Tàu cũng sẽ như phát xít Nhật mở đầu thời kỳ bành trướng bằng trận đổ bộ đánh Mãn Châu 1937 hay như Đức quốc xã trước tiên thôn tính Ba Lan, Tiệp Khắc 1939 nhỏ yếu trong Đại chiến thứ II để "thử súng, rèn binh" cho cuộc đấu sống còn.

Vả lại, cả Mỹ-Tàu đều phải tự hỏi "Đại chiến ở vùng biển Triều Tiên thì được gì, mất gì". Và rõ ràng cả hai sẽ đều tàn lụi sau trận này, nếu để xảy ra... 

- Tiếp theo, làm cách nào để hóa giải tình thế bất lợi đó?: 

Câu trả lời có lợi và trong tầm tay của Tàu ở thế bị động khi biết Mỹ quyết định ra đòn vào Hoàng Hải thì nó sẽ chủ động "Tiên hạ thủ vi cường - Ra tay đánh trước -" là dùng chiêu "đánh Triệu, cứu Ngụy", tức là mở mặt trận ở Trường Sa để hóa giải xung đột ở Hoàng Hải, Triều Tiên hay chí ít cũng bóp nghẹt và kiểm soát được biển Đông, nơi các nạn nhân không có vũ khí nguyên tử và hạm tàu sân bay Mỹ không thể tung hoành trong "ao làng" này do khoảng cách và không gian nhỏ hẹp. 


Sau đó Tàu sẽ xâm chiếm Philippines để đánh vào sườn (Flanke) hạm đội Mỹ trên Thái Bình Dương. Do đó, sau hoặc đồng thời hoặc không cần trận chiến Trường Sa thì Philippines và/hoặc/cùng Trường Sa chính là tâm điểm mở màn của cuộc đại chiến mới. Bóng đang ở trong chân Tàu và bao giờ nó sút vẫn là câu trả lời dành cho lịch sử! 

Và ngay cả Mỹ không chủ động đánh vào Hoàng Hải thì nó vẫn phải đánh chiếm biển Đông trước tạo ra một mũi đe dọa (threat) vu hồi lâu dài. 

Khác đi, để tránh đối đầu Mỹ-Trung trực tiếp, hai bên sẽ ngầm đổi chác cho nhau quyền lợi: Mỹ và đồng minh được Bắc Hàn, Tàu được Trường Sa...

China thời Tam Quốc (Linquiang là Kinh Châu?)

----------------------- Upload 30.12.2010 -----------------------------------------------

Điểm lại, Hiệp ước Không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Liên Xô ký ngày 23.08.1939 đã làm cho Stalin "ăn no, ngủ kỹ" và cho là tin nhảm nhí trong buổi sáng ngày 22.06.1941, khi được báo cáo gần 3 triệu quân Đức quốc xã đã tràn qua biên giới và đang chọc thủng các phòng tuyến của quân đội Xô Viết. Hệ quả, trong những tháng đầu chiến tranh, Liên Xô mất gần 40 % lãnh thổ và hàng triệu Hồng quân bị giết hoặc bị bắt làm tù binh...

Và hôm nay, Tàu công bố triển vọng lạc quan của cuộc họp hỗn hợp TQ-ASEAN tại Côn Minh tuần trước bàn về Quy tắc ứng xử các bên ở biển Đông (DOC) và ấn định cuộc họp tới vào tháng 3.2011 tại Indonesia.

>>> Liệu Tàu muốn lặp lại chiến thuật ''Đàm để đánh úp" như trận Trân Châu Cảng năm xưa hay không?

----------------------- Upload 31.12.2010 -----------------------------------------------

Báo Asahi, tờ báo Nhật luôn quan tâm sao sát tới tình hình Việtnam cũng đã lên tiếng cảnh báo về khả năng đánh lén của Tàu "Trung Quốc đã hoàn tất kế hoạch đánh chiếm các đảo Trường sa":

"Theo tờ Nhật báo Asahi ngày 31-12-2010, Quân đội Trung Quốc đã hoàn tất kế hoạch đánh và chiếm giữ các đảo thuộc quần đảo Trường sa, các đảo hiện nay được các nước Đông Nam Á chiếm giữ.

Một nguồn tin từ chính quyền Trung Quốc đã xác định với phóng viên báo Asahi tại Bắc Kinh rằng : « Mục đích của chúng tôi là giành ưu thế trong đàm phán lãnh thổ bằng cách gây sức ép thông qua việc chứng tỏ cho các nước khác nhau thấy rằng chúng tôi có khả năng lấy lại các hòn đảo bất kỳ lúc nào ».

http://www.asahi.com/english/TKY201012300112.html
http://hoangsa.org/forum/showthread....716#post601716

----------------------- Upload 01.01.2011 --------------------------------------------

- Bối cảnh Tàu - Mỹ trong cuộc xung đột hiện tại:

1. Tàu: 

Điều gì đang diễn ra trong đầu giới lãnh đạo Tàu ở Trung Nam Hải? Hiển nhiên là cảm xúc bị vây lấn, o ép tương tự như hoàn cảnh trước khi các đế quốc phương Tây dùng chính sách ngoại giao pháo hạm tấn công vào Thượng Hải và vùng biển duyên hải trước đại chiến thế giới thứ II và nuốt hận vào bên trong tương tự như Tôn Ngộ Không đang bị "vòng kim cô" của Mỹ và đồng minh áp chế. 


Sự tích lũy dồn nén bên trong của một kẻ tự coi là cường quốc đang nổi chỉ là sự tự kiềm chế nhất thời để bất ngờ bục ra mở màn cho trận sống mái để giải vây và tìm kiếm một hành lang an toàn lâu dài trên bộ và trên biển trong thời gian tới.

2. Mỹ: 

Nhân khủng hoảng Triều Tiên đang điều liên tiếp 3 cụm tàu sân bay tới các vùng biển giáp Tàu và làm cho thế trận bao vây trên bộ và trên biển ngày càng siết chặt hơn. 



Bản đồ England, Norway, Germany

- Giải pháp của Tàu: Để phá thế bị bao vây và giành thế chủ động, Tàu phải tính đến 2 giải pháp:

1. Nước cờ lớn: 

Để giành thế phòng thủ chủ động và tạo ra một mũi vu hồi trên biển đe dọa tập kích vào sườn của hải quân Mỹ và liên quân Hàn-Nhật nhằm đẩy hạm đội Mỹ ra xa Thái Bình Dương, Tàu sẽ phải bất ngờ đổ bộ và đánh chiếm Philippines tương tự như phát xít Đức mở chiến dịch "Rheinübung -Tập trận trên sông Ranh" ngày 20.05.1941 đánh vào Na Uy, Đan Mạch nhằm mở đường máu ra Đại Tây Dương và tạo một mũi vu hồi vào sườn của England. 

Qua đó, gọm kìm vào Đài Loan cũng sẽ siết chặt và Đài Loan khó có thể đứng vững khi bị tấn công từ 4 hướng sau đó. Biển Đông sẽ bị khóa chặt và đương nhiên lúc đó việc Trường Sa chỉ là lấy đồ trong túi ra mà thôi...

2. Nước cờ nhỏ:

Trong thế phòng ngự chủ động với đe dọa mở một cánh vu hồi vào Philippines với mục tiêu như trên nhưng tránh mở màn cho một cuộc chiến với Mỹ và đồng minh, Tàu sẽ điều hạm đội chặn và quấy rối cụm tàu sân bay Mỹ trước cửa ngõ biển Đông và bất ngờ đánh chiếm Trường Sa rồi giới hạn việc này trong một cuộc xung đột nhanh và ngắn. 

Khả năng này càng thuyết phục hơn, nếu Mỹ đã nhận ra "nước cờ lớn" của Tàu và điều 1 cụm tàu sân bay đến đóng quanh ở vùng biển Philippines. 
         
      

Các bạn có thể tham khảo bài báo của Asahi hôm 01.01.2011 dưới đây:

http://www.asahi.com/english/TKY201012310144.html
http://www.peopleforum.cn/viewthread...extra=page%3D1

----------------------- Upload 09.01.2011 --------------------------------------------

Cuộc chiến thông tin đã bắt đầu:

1. Trung tướng Vịnh, đại diện cho Bộ Quốc phòng, tuyến bố tỏ rõ "Không để nước khác thỏa hiệp trên lưng mình" trước cuộc gặp gỡ Mỹ-Trung ngày 19.01.2011 tới làm gợi nhớ đến thỏa thuận Pháp-Tàu 1954 sau trận Điện Biên Phủ chia đôi nước Việt Nam.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/201...ren-lung-minh-

2. Báo VietnamNet bị nhiều làn sóng DDoS tấn công mạnh mẽ liên tục chưa từng có. Nên nhớ, tờ báo này hoạt động chính thức tại Việt Nam và đăng nhiều tư liệu, phóng sự vạch mặt các thủ đoạn của Tàu nên đương nhiên không được Hacker Tàu ưa thích... 

3. Tương tự như việc cài cắm các "âm binh" (Zombies) trong các vụ tấn công DDoS, Tàu cũng dùng chiến thuật xây dựng một đội quân Zombies đông đảo này vào tất cả các vị trí, từ trên xuống dưới, đa tầng đa lớp trong Việtnam, chờ thời đồng loạt kích hoạt đánh phá kết hợp với bên ngoài.

http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Bat-lu...thu-DDOS/28847

4. Và ý kiến của giới học giả Tàu, giáo sư Hứa Khả, đăng trên mạng Xinhua của nhà nước Tàu:

"Ông nói rằng Trung Quốc nên nhân lúc này là lúc mà sự hợp tác giữa Hoa Kỳ với các nước Asean về vấn đề Biển Đông đang còn ở trong giai đoạn phôi thai để thừa cơ “đoạt lại” toàn bộ quần đảo Trường Sa. Giáo sư Hứa Khả nói thêm rằng việc vấn đề Biển Đông không thể trì hoãn vì giải quyết trễ chừng nào thì cái giá mà Trung Quốc phải trả về kinh tế và chính trị càng cao chừng đó."


----------------------- Upload 13.01.2011 --------------------------------------------

Tàu sân bay - "Con ngoáo ộp" - của các cường quốc trong cuộc chiến trên đại dương và biển Đông tương lai có còn thực sự quyết định chiến trường nữa hay không?:

1. Trong Worldwar I:

Trong các cuộc chiến trên biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương giữa các cường quốc hải quân Anh, Đức, Nhật..., các chiến hạm đồ sộ bọc thép dày với các dàn pháo cỡ nòng lên tới 280, 320 mm... quyết định cục diện chiến trường.

2. Trong Worldwar II:

Cùng với việc xuất hiện các tàu sân bay và tàu ngầm, các thiết giáp hạm bọc thép khủng long của biển cả như Prince of Wales của Anh, Bismarck của Đức, Yamato của Nhật... trở lên lỗi thời và thành các bia bắn di động trong các trận hải chiến. Thực tế ghi nhận trên các cuộc chiến ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, việc đánh gẫy các xương sống của các hạm đội tham chiến không phải là các dàn pháo cỡ lớn trong cuộc chiến "mặt đối mặt - Face to Face" mà là do ngư lôi và bom từ máy bay và tàu ngầm. Các cuộc hải chiến lớn đều được quyết định từ ngoài tầm của của các dàn pháo hải đối hải với tầm 30-40 km.

Qua đó, tàu sân bay và tàu ngầm đã trở thành vua biển cả trong cuộc đại chiến này. Các tàu sân bay của Nhật bị đánh chìm gần hết phần lớn do điều kiện trinh sát và thông tin còn rất hạn chế thời đó như trận Midway hoặc ở vùng biển Philippines... 

3. Cuộc chiến tới đây ở biển Đông:

Do địa hình biển Đông hẹp (chiều ngang từ lãnh hải Việtnam tới Philippines rộng hơn khoảng 1.000 km) và sự hoàn thiện các hệ thống vệ tinh trinh sát cùng với các loại tên lửa tầm xa Hải/Đất/Không đối Hải với tầm bắn tới 300-500 km (nếu sử dụng loại Không đối Hải từ máy bay thì toàn bộ biển Đông đều nằm trong tầm ngắm) và các loại tên lửa từ tàu ngầm với tầm 200-300 km, lợi thế sẽ thuộc về các nước có bờ biển trải dài như Việt Nam trong phòng thủ và tấn công. 

Các hạm tàu sân bay của Tàu triển khai trong cuộc xung đột không thể có thế thượng phong và làm mưa làm gió được do nguy cơ bị đánh chìm từ mọi hướng vì khoảng cách quá gần. Bởi vậy, ngay trong trường hợp Việt Nam cảnh giác cao độ và đẩy Tàu vào thế phải dùng "Hạ sách" như đã nêu phía trên - tức là không thể đánh lén nữa và phải dàn quân công kích công khai - thì rủi ro cho Tàu là quá cao và từ đó chùn tay không dám khai chiến. 

>>>  Thế nên, trong cuộc chiến Hightech tương lai này, phần thắng có lẽ sẽ thuộc về bên nào sử dụng hiệu quả các loại vũ khí xung điện từ, vũ khí laser, vũ khí chống vệ tinh (Anti-Hightech weapon và Anti-Anti Hightech weapon của địch) nhằm đánh sập các hệ thống thông tin, trinh sát, điều khiển... và làm nhiễu loạn, lạc hướng các loại vũ khí tấn công sử dụng công nghệ cao của đối phương... 


Khoảng cách từ Cam Ranh, Hoàng Sa, Nam Hải tới Trường Sa

-----------------------    Upload 19.02.2011    --------------------------------------------
Khoảng cách từ các sân bay miền Trung tới Hoàng Sa, Trường Sa

- Vị trí Trường Sa trong bàn cờ chiến lược của Tàu:


Đánh chiếm Trường Sa chính là mũi đột phá đầu tiên của Tàu để phá vỡ vành đai bao vây trên biển của Mỹ và đồng minh; đồng thời mở rộng hành lang an toàn trên biển từ vành đai I (Green water-Vành đai nước nông) ra vùng vành đai II (Blue water-Vành đai nước sâu) với các mục tiêu:

+) Đài Loan sẽ bị hợp vây từ 4 phía vì sau khi chiếm được Trường Sa, Tàu sẽ giở bài "Mượn đường diệt Quắc" với Philippines làm mũi vu hồi. Sau đó, khi Đài Loan đã bị thu hồi thì chuỗi "vòng kim cô" do Mỹ tạo ra sẽ bị tan vỡ.  

+) Đe dọa sườn của hạm đội Mỹ và liên quân Nhật-Hàn; đồng thời mở toang cánh cửa ra Thái Bình Dương tiến tới hoàn tất từng bước vành đai II sau khi đã khống chế được Philippines.

+) Khống chế hoàn toàn biển Đông, tạo được mối đe dọa thường trực cho các nước Đông Nam Á và bao vây cấm vận được một phần các đồng minh Mỹ ở Đông Bắc Á như Nhật và Hàn quốc.   
>>>  Chính vì các lẽ trên nên trong hơn 1 năm nay, Tàu đang phải gây dựng một loạt các động thái nghi binh liên hoàn (trực tiếp hoặc gián tiếp) như đã phân tích trên và ngay vụ xung đột hiện tại ở biên giới Thái-Cam cũng là một phép thử tháo gỡ 1 mắt xích của chuỗi hợp tung liên hoàn trong nội bộ ASEAN; và nhân cơ hội bạo loạn ở Trung Đông gây bất ổn lâu dài sẽ kiềm chân Mỹ vào khu vực này, Tàu sẽ bất ngờ ra tay ở Trường Sa trong thời gian tới...

Chiến lược dài hạn vành đai Green Water I và Blue Water II của Tàu
- Vị trí chiến lược của Trường Sa với Việt Nam:

Ngoài các ý nghĩa về kinh tế và giao thương, Trường Sa là cụm cứ điểm quân sự vô cùng quan trọng giữ sườn cho Việt Nam trong cuộc xung đột tương lai, khi Tàu với hải quân hiện đại sẽ mở một cánh vu hồi từ phía biển vào Việt Nam với các ví dụ lịch sử: 


+) Trong cuộc chiến Nguyên-Mông lần II khoảng 1285-1286, cánh quân của Toa Đô sau khi đổ bộ từ biển vào đánh chiếm được Chiêm Thành (Quảng Nam - Bình Thuận ngày nay) rồi từ vùng Nghệ-Tĩnh kéo lên phía Bắc hợp vây với cánh quân chính của Thoát Hoan làm triều đình nhà Trần vô cùng khốn đốn, thoát hiểm trong gang tấc giữa hai gọng kìm của giặc.


+) Ngày 31.08.1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công và đổ bộ vào Đà Nẵng chia cắt Việtnam thành 3 phần - Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ - đẩy dân tộc Việtnam rơi vào cảnh nô lệ hơn 80 năm. 


+) Trong lúc quân đội Bắc Triều Tiên thắng như chẻ tre và đang bao vây, dồn ép đẩy liên quân Mỹ-Hàn vào thế bị tiêu diệt hoàn toàn sau khi tấn công bất ngờ vào Nam Triều Tiên ngày 25.06.1950 thì cuộc đổ bộ của liên quân Nam Hàn vu hồi vào sườn sau lưng quân Bắc Triều Tiên tại Incheon (khoảng miền Trung Triều Tiên, nằm giữa Bình Nhưỡng và Seoul) đã lật ngược hoàn toàn thế trận và sau đó truy đuổi quân Bắc Triều Tiên đến tận biên giới với Trung Quốc.   

Chiến tranh Triều Tiên 1950 và trận đổ bộ vào Incheon
- >>> Theo mình, để lập ra thế phòng thủ chủ động chiến lược lâu dài, Bộ Quốc phòng sẽ phải lập thêm Quân đoàn chủ lực cơ động thứ 5 nữa đóng thêm ở Tây Nguyên. Như vậy, riêng Tây Nguyên sẽ có 2 binh đoàn cơ động chủ lực trấn giữ (có lẽ đóng ở Pleiku và Buôn Ma Thuột) để giữ vững trục xương sống Việt Nam. Động thái chủ động phòng ngự này sẽ đập tan ý chí kế hoạch trên của Tàu từ trứng nước... >>>


Như vậy, với việc thành lập Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh với cơ cấu, biên chế tương đương 1 Quân đoàn như Bộ Tư lệnh Thủ đô, Quân đoàn 4 (hay còn gọi là Binh đoàn Cửu Long) tới nay đang đóng ở Bình Dương để bảo vệ Sài Gòn trong thời gian tới chắc chắn sẽ được tái phối trí điều động về miền cao nguyên Trung phần hoặc quanh miền duyên hải miền Trung để lập ra thế trận phòng ngự liên hoàn Hải-Lục-Không quân với các quân cảng, sân bay ở Cam Ranh-Đà Nẵng-Biên Hòa nhằm ngăn chặn các cuộc đổ bộ từ hướng biển và làm thê đội dự bị cho Quân đoàn 3 ở Pleiku...   

Kế hoạch đổ bộ giả tưởng của Tàu

-----------------------    Upload 20.02.2011    --------------------------------------------------------


Bán kính hoạt động của SU-30 MK2

Các "con át chủ bài" của Việt Nam có thể trấn áp được tàu sân bay của Trung Quốc nhằm giữ lấy hòa bình tại biển Đông:

1. Brahmos 2 trên SU-30MK2:

Đây là mũi dùi quan trọng nhất và nguy hiểm nhất với tàu sân bay của Tàu trên biển Đông, khi các máy bay đa năng SU-30MK2 được trang bị Brahmos 2 có vận tốc hơn 8 M và với tầm bắn tới 300 km hoạt động trong ô che chở của các loại hỏa lực phòng không phòng thủ bờ biển có tầm bắn quanh 300 km. 

Riêng loại Brahmos II sử dụng loại thuốc nổ cực mạnh, đắt đỏ mà India vừa phát minh với sức công phá gấp 15x thuốc nổ thường cùng với vận tốc ~ 8 M thì chỉ cần bị bắn trúng một quả cũng đủ loại một tàu sân bay ra khỏi vòng chiến. Như vậy, các tàu sân bay của Tàu phải lùi ra xa ít nhất 600-700 km từ bờ biển và các đảo của Việtnam.

2. Tàu ngầm:

Lớp tàu ngầm Kilo 636 được trang bị các tên lửa đối hạm có tầm bắn tới 300 km với biệt danh "Blackholes - Lỗ đen" hoạt động ở vùng nước nông gần bờ cũng là mối đe dọa thường trực.

3. Tên lửa Club-K hoặc Brahmos 2 chứa trong các Container:

Phương thức "Chiến tranh du kích trên biển" sẽ được triển khai trên các loại tàu hàng hay thậm chí các biến thể tàu đánh cá cỡ vừa với các Container chứa các loại tên lửa Club-K hoặc Brahmos 2 có tầm bắn từ 130-300 km đẩy tàu sân bay phải tránh xa các tuyến đường hàng hải quốc tế trên biển Đông. Do địa hình biển Đông dài và hẹp, nếu Tàu không đủ sức phong tỏa hoàn toàn trong một thời gian dài thì nguy cơ này luôn hiện hữu.

4. Riêng với các loại tàu nổi mang tên lửa với tầm bắn quanh 200-300 km của Việt Nam khó có cơ hội vượt qua được hàng rào phòng vệ các loại quanh tàu sân bay để khai hỏa nên lực lượng này chỉ là nghi binh phòng thủ bờ biển và quanh các đảo.

>>> Như vậy, việc sử dụng các hạm tàu sân bay của Tàu ở biển Đông trong địa hình hẹp là không thích hợp và không an toàn nên Tàu sẽ phải chùn tay không dám gây chiến với quy mô lớn trên biển Đông...


Tầm bắn của các loại tên lửa bờ biển của Việtnam

-----------------------    Upload 23.02.2011    --------------------------------------------

Tham khảo bài viết của Tàu trên mạng "Thiết huyết Trung Quốc":

"Vì vậy, để xoay chuyển tình thế này, ý nghĩa về chính trị cao hơn ý nghĩa về quân sự, có thể phải ưu tiên triển khai hàng không mẫu hạm “Varyag” tại Hạm đội Bắc Hải (hàng không mẫu hạm cũ nhập từ Ucraina). Trong khi đó, Hạm đội Nam Hải và Đông Hải có thể phải bố trí hàng không mẫu hạm cỡ lớn do chính Trung Quốc tự sản xuất. 

Trong chiến lược phá thế bao vây của Mỹ, Trung Quốc cần theo nguyên tắc “yếu trước mạnh sau, dễ trước khó sau”. Trước tiên giải quyết vấn đề Biển Đông, sau đó giải quyết vấn đề Đông Hải. Đông Hải được Mỹ đầu tư công sức để xây dựng chuỗi đảo bao vây thứ nhất, có thể được coi là chuỗi đảo bất khả công phá. 

Nhưng thật sự chỉ cần thống nhất với Đài Loan, chuỗi đảo thứ nhất sẽ không cần công mà tự vỡ. 


Tuy nhiên, với thực lực của Trung Quốc hiện nay, việc thống nhất với Đài Loan là chưa thể làm được, vì vậy cần ưu tiên giải quyết vấn đề Biển Đông trước.



-----------------------    Upload 24.02.2011    --------------------------------------------

Tham khảo bài viết của tác giả Nga về:"Trung Quốc có bành trướng hay không?" dưới đây, trong đó nêu rõ việc đánh Trường Sa là "nước cờ nhỏ" và chiếm Đài Loan thuộc về "nước cờ lớn" như tôi đã phân tích từ trước phía trên:


http://vietnamdefence.com/Home/phantich/Trung-Quoc-co-banh-truong-hay khong/20112/50230.aspx


-----------------------    Upload 06.03.2011    --------------------------------------------
Vị trí các nước đang chiếm giữ ở quần đảo Trường Sa

Chiêu "Hư hư, thật thật" trong chiến thuật "Tung hỏa mù" khiêu khích vào giai đoạn cuối trong chuỗi nghi binh liên hoàn của Tàu đã và sẽ tung dồn dập ra trên khắp các vùng lãnh hải thời gian qua và sẽ cả các vùng biên giới với các nước láng giềng trong thời gian tới nhằm che giấu đích ngắm thực cho việc khởi binh ngày càng cận kề ở Trường Sa... 

Điểm lại sử sách hàng ngàn năm giữa hai dân tộc Hán Hoa Hạ và dân tộc Việt láng giềng từ bao đời nay, khi nào dân tộc Hán đạt mức cực thịnh cũng như hiện nay đều ra tay bành trướng xuống Việt Nam. 

Như vậy, việc Trường Sa coi như đã định và Tàu chỉ đang thăm dò, cân nhắc và tìm thời điểm mà họ cho là thích hợp nhất để ra tay mà thôi trong lúc kinh tế Việt Nam đang sa sút nghiêm trọng. 

Trong đó, quan trọng nhất là thỏa hiệp trong hậu trường và giả định các phản ứng của Mỹ sẽ ở mức độ nào khi chiến sự xảy ra. Tàu không tìm kiếm một sự đối đầu trực tiếp với Mỹ ở biển Đông khi tương quan lực lượng hiện nay vẫn còn đang nghiêng về phía Mỹ và cả hai bên đều không bao giờ để xảy ra xung đột trực tiếp trong thời đại hạt nhân, khi nguy cơ một cuộc xung đột cục bộ có thể vượt tầm kiểm soát thành một cuộc chiến tổng lực giữa hai siêu cường. Chiến sự chỉ có thể xảy ra gián tiếp và luôn chỉ được phép nằm ngoài các vùng lãnh thổ riêng của họ. 

Với việc liên tiếp nâng cấp lên Bộ Tư lệnh của Lục quân, Hải quân đồng nghĩa với việc tăng cường điều chỉnh quân số, khí cụ tương đương... cũng là động thái phòng bị của Việt Nam đang triển khai rất gấp rút...

Tham khảo thêm:

"Giữa Trung Quốc và Mỹ, giá trị “phong tỏa” của chuỗi đảo thứ nhất cũng liên quan chặt chẽ đến sự chênh lệch lớn giữa sức mạnh hải quân hai nước. Đối với các quốc gia có thực lực mạnh mẽ, cho dù chuỗi đảo hoàn toàn thuộc về đối thủ, trong trạng thái chiến tranh, việc chiếm đảo trước, tiến ra biển sau vẫn là bước đi tất yếu. 

Nước Mỹ trong thời kỳ cuối của chiến tranh Thái Bình Dương là như vậy, bất kỳ vị trí quan trọng nào của chuỗi đảo thứ nhất cũng không thể giúp Nhật Bản tránh được sụp đổ hoàn toàn trên đất nước mình."


http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-trung-quoc/1296-chin-lc-qtin-ra-ngoaiq-ca-hi-quan-trung-quc

-----------------------    Upload 11.03.2011    --------------------------------------------

Tạp chí "The Economist" cũng đăng bài đồng quan điểm với tôi về đánh giá ý chí phục thù của Tàu:

"Theo chiều hướng đó, câu chuyện răn dạy về Câu Tiễn tóm tắt lại những gì mà một số người nhận thấy là đáng báo động về sự nổi lên của Trung Quốc như một siêu cường ngày nay. Ngay từ khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu tiến hành cải cách nền kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc đã nói về hòa bình. Vẫn còn quá yếu về quân sự và kinh tế để có thể thách thức Mỹ, Trung Quốc tập trung vào việc trở nên giàu có hơn nữa. 

Ngay cả khi Trung Quốc gia tăng sức mạnh của mình và xây dựng lại các lực lượng vũ trang, thì phương Tây và Nhật Bản vẫn đang tích thêm nợ và bán cho Trung Quốc công nghệ của mình. Trung Quốc đã kiên nhẫn nhưng cái ngày mà họ một lần nữa có thể áp đặt ý chí của họ đang đến rất gần"...


Chi tiết hơn có thể tham khảo thêm tại đây:



-----------------------    Upload 14.03.2011    --------------------------------------------


Hải chiến Hoàng Sa 1974
Biển Đông đã từng chứng kiến một trận thư hùng trên biển khốc liệt giữa Tàu và hải quân Nam Việt Nam ngày 19.01.1974 với kết cục, quần đảo Hoàng Sa rơi toàn bộ vào tay Tàu cho đến ngày nay. 

Cũng ngày này 23 năm về trước, ngày 14.03.1988, các chiến hạm của Tàu bất ngờ nổ súng ở khoảng cách gần vào một nhóm tàu vận tải và bắn giết không thương tiếc hơn 70 người lính thợ của Việtnam ở các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa... Như vậy, đây không thể được gọi là một cuộc "hải chiến" mà là một cuộc "tàn sát bất ngờ không tuyên chiến", khi những người lính công binh Việt Nam trước đó còn ngây thơ vẫy chào sang chiến hạm Trung Quốc.

Để cho Tàu không bao giờ có cơ hội lặp lại, Việt Nam sẽ làm như lời khẳng định của Đại tướng Lê Đức Anh: 

"Chúng ta xin thề trước hương hồn của Tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa trước đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau: Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta".  

-----------------------    Upload 15.03.2011    --------------------------------------------

Các sân bay quân sự chính của Tàu
Xét trên các yếu tố "Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa" thì những hồi chuông cảnh báo cuối cùng đã gióng lên:

1. Thiên thời:

Đối thủ chính là Mỹ đang hồi phục chậm chạp với gánh nợ khổng lồ sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế từ 2008, lại sắp phải can thiệp vào một cuộc nội chiến như vết dầu loang ở Trung Đông chưa có đường ra và mất đi "tiền đồn" quan trọng nhất trước cửa ngõ Thái Bình Dương Nhật Bản sau thiên tai động đất, sóng thần dẫn đến nguy cơ phân tán phóng xạ trên diện rộng làm lực lượng quân sự Mỹ phải thoái lui về quần đảo Hawaii để bảo toàn lực lượng.

Nước Nhật rơi vào trạng thái tê liệt "collaps" tụt hậu sau hơn 2 thập kỷ kinh tế đình trệ lại tan hoang sau cơn cuồng nộ thiên nhiên dẫn đến thảm họa phóng xạ gần kề mà hậu quả phải cả thập kỷ sau mới dần hồi phục trở lại.

Chính trường Ấn độ đang chao đảo trong các vụ bê bối tham nhũng hệ thống do cơ chế "dân chủ tập quyền" gây ra và kinh tế Việt Nam đang oằn mình trước các hậu quả của thâm thủng thương mại, thiếu hụt dự trữ, nợ công chồng chất cộng hưởng với lạm phát phi mã.

2. Địa lợi:

Khí hậu vùng biển Đông cho đến tháng 6-7 hàng năm là mùa biển lặng, khi những cơn bão từ Thái Bình Dương chưa hình thành và kéo vào tàn phá khu vực nên rất thuận lợi cho việc tàu bè ra khơi dài ngày và thời tiết quang đãng.

3. Nhân hòa:

Nội bộ lãnh đạo Tàu đang trong giai đoạn "Nhân bất hòa" đứng trước thời điểm chuẩn bị chuyển giao quyền lực, khi Thủ tướng họ Ôn kêu gọi "tái cơ cấu thể chế chính trị" đối lập với phái bảo thủ và cứng rắn như Chủ tịch Quốc hội họ Ngô hay Thái tử họ Tập trong nội bộ.

>>> Những yếu tố thuận lợi và cả những yếu tố "bắt buộc" thúc đẩy phải tìm một giải pháp tình thế tức thì để giữ vững hàng ngũ lãnh đạo, ổn định xã hội và "chữa cháy" cho nền kinh tế đang quá nóng và tuột dốc là một cuộc gây hấn với bên ngoài đang được giới lãnh đạo ở thế thượng phong của Tàu hoạch tính...  

Các căn cứ của 3 hạm đội Tàu
-----------------------    Upload 18.03.2011    --------------------------------------------

Các động thái chuẩn bị của Việtnam:


1. Tăng cường an ninh quốc phòng các khu vực trọng yếu:


>>> cánh quân của Toa Đô sau khi đổ bộ từ biển vào đánh chiếm được Chiêm Thành (Quảng Nam - Bình Thuận ngày nay<<<


Tổng Tham mưu trưởng, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, kiểm tra khu vực phòng thủ miền Trung, trong đó Quảng Nam là địa bàn chiến lược quan trọng:



Ngày 17-3, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiểm tra một số địa điểm nằm trong khu vực phòng thủ tỉnh Quảng Nam." 

http://sgtt.vn/Thoi-su/Trong-nuoc/141791/Kiem-tra-khu-vuc-phong-thu-tai-Quang-Nam.html
2. Xây dựng lực lượng du kích trên biển:

Thời bình, các đội ngư dân  đánh bắt hải sản quanh năm trên biển nhưng cũng là những "tai mắt" của chiến tranh nhân dân khi Tàu muốn đánh lén:  


Theo đó, dự án tập trung trang bị cho các tàu cá xa bờ của VN hệ thống máy nhắn tin, máy truyền hình ảnh... nhằm kiểm soát vị trí hoạt động của các tàu cá trên các vùng biển xa bờ... thông qua việc cung cấp một hệ thống định vị vệ tinh cho các tàu thuyền. Đây là một thiết bị nhận tín hiệu GPS, định vị 24/24 giờ, cho biết tốc độ và hướng đi của tàu... 


http://www.ictnews.vn/Home/Kinh-doanh/Tau-ca-se-duoc-giam-sat-bang-vetinh/2010/12/1SVCM865357/View.htm


3. Phản công trên mặt trận kinh tế:


>>> Ngấm ngầm dung túng, trợ lực cho các hoạt động làm tổn hại về kinh tế để tiềm lực ta suy yếu và rối loạn. Đây là mũi tấn công ngầm trực tiếp. <<<


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hạ quyết tâm rất quyết liệt nhằm xóa bỏ thị trường vàng miếng và USD chợ "đen". Trong 2 năm trở lại đây, thị trường phi chính thức giao dịch USD luôn chi phối, điều khiển, thao túng giá niêm yết chính thức của Ngân hàng nhà nước. Thực tế, độc quyền định giá ngoại hối của NHNN đã bị chiếm đoạt. 


Thế lực "ngầm" nào đủ mạnh từ khu vực Chợ Lớn, chợ Bến Thành (Sài Gòn) đến khu vực Trần Nhân Tông, Hà Trung (Hà Nội) để đủ tiềm lực kiểm soát hoàn toàn việc "bơm thổi làm giá" USD và "đánh võng" với giá vàng, thực ra không khó để nhận ra...    


-----------------------    Upload 19.03.2011    --------------------------------------------

So sánh vị trí Balan trong cuộc đại chiến thê giới thứ II và Philippines trong chiến lược tiến ra "Blue water-Vành đai nước sâu thứ II" của Tàu:



1. Balan:

Balan trong thế chiến thứ II năm 1939
Ba Lan là một quốc gia nằm trên lục địa ở Đông Âu, nằm giữa nước Đức quốc xã và Liên bang Xô Viết (Liên Xô)  và có hiệp ước liên minh quân sự với các cường quốc Tây Âu như Anh, Pháp... 

Cho dù đã ký kết hiệp ước Không xâm lược lẫn nhau ngày 23.08.1939 với Liên Xô, tuy nhiên, với mục tiêu chiến lược lâu dài thôn tính toàn bộ châu Âu bao gồm cả Liên Xô, phát xít Đức bất ngờ tấn công và xâm chiếm Ba Lan ngày 01.09.1939, một quốc gia có tiềm lực quân sự yếu kém so với Đức và Liên Xô, mở màn chính thức cuộc đại chiến thế giới lần thứ II sau khi Anh, Pháp đứng về phía Ba Lan tuyên chiến với Đức ngay sau đó...

2. Philippines:



Trong đại chiến lược phá thế bao vây của Mỹ và đồng minh thuộc phạm vi vùng Green water-Vành đai nước nông I quanh vùng lãnh hải gần bờ để vươn ra vùng Blue water-Vành đai nước sâu II chia lại Thái Bình Dương với Mỹ, Tàu phải tính đến hành động "Nhất tiễn hạ song điêu - Một mũi tên hạ hai con chim" thuộc về "Nước cờ lớn" như đã nêu trên khi có thời cơ:

Một khi giải quyết nhanh gọn xong với Philippines, một quốc đảo gồm hàng trăm đảo liên tiếp có tiềm lực quân sự yếu kém (đặc biệt Hải quân và Không quân cũ kỹ, lạc hậu), kinh tế không ổn định, thì việc phá vỡ vành đai I (bao gồm Đài Loan và biển Đông) chỉ còn là thời gian và trực tiếp uy hiếp vị thế độc tôn của Mỹ trên Thái Bình Dương. Qua đó, chiến lược tạo ra vành đai II an toàn trên biển đã dần hoàn tất và giành được thế chủ động trên đại dương đẩy Mỹ và đồng minh vào thế phòng thủ bị động mặc dù Philippines cũng có Hiệp ước tương trợ quân sự với Mỹ như Ba Lan năm xưa...

----------------------- Upload 31.03.2011 --------------------------------------------


Sách trắng của Tàu chỉ đơn thuần là chiêu "Sói đội lông cừu"?:



Trong giai đoạn nóng bỏng và gấp rút hiện tại, khi các nước láng giềng trên bộ cũng như trên biển với Tàu tăng cường mua sắm vũ khí, điều tướng chỉnh quân và công khai liên kết với nhau để đối trọng với nhịp độ hối hả hiện đại hóa quân đội của Tàu, đặc biệt là Hải quân, Trung Quốc bất ngờ công bố sách trắng quốc phòng bề ngoài nhằm xoa dịu tình hình.



Nhưng ta lại nhận thấy khi đọc kỹ, Tàu chỉ công khai cam kết sẽ không gây chiến quy mô lớn trước (đặc biệt với Đài Loan, người anh em cùng chủng tộc), tức là không đi "nước cờ lớn" như đã nêu phía trên, nhưng bảo lưu khả năng xung đột trên biển theo kiểu "tằm ăn dâu" sau khi gián tiếp hoặc trực tiếp "tạo cớ" để tiến hành một cuộc "tấn công tự vệ" trên các vùng lãnh hải đang tranh chấp:   

"Mỹ và một số nước láng giềng của Trung Quốc đôi khi bày tỏ lo ngại về mục tiêu chung cuộc của việc Trung Quốc hiện đại hóa quân đội. Nhưng Sách trắng nhắc lại rằng Trung Quốc không xưng hùng xưng bá. Nước này nói chiến lược của họ chỉ mang tính phòng vệ và "tấn công chỉ sau khi bị tấn công"."  


www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/03/110331_china_whitepaper.shtml (31.03.2011)



Cũng như trong chuyện cổ tích Grim "Cô bé quàng khăn đỏ", kết cục nhãn tiền sẽ đến cho bất cứ quốc gia nào vẫn còn đang băn khoăn hỏi Tàu:

"Nhưng bà ơi, sao mồm bà to thế...?"



-----------------------    Upload 05.04.2011    --------------------------------------------


Điểm qua thế nước Việt Nam trong 3 thời kỳ:

1. Thời Tần Thủy Hoàng đến cuộc xâm lược của Triệu Đà vào 179 trước Công nguyên (TCN):


Sau khi diệt 6 nước trong thời Xuân Thu - Chiến Quốc, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc và sai tướng Triệu Đà đem quân sang đánh chiếm nước Âu Lạc (Miền Bắc và miền Trung từ Hà Tĩnh trở ra) của An Dương Vương Thục Phán.

Cùng với việc thiết lập chế độ cai trị, Triệu Đà cho di dời hơn 50 vạn dân Hán từ Trung Nguyên đến các vùng thuộc các nước Bách Việt phương Nam nhằm "hòa tan Hoa Việt", trong đó có Âu Lạc.

Phải sau hơn 1000 năm bị Trung Quốc đô hộ, Ngô Quyền với chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc và đem lại độc lập cho dân tộc Việt Nam.

2. Thời Mông-Nguyên thế kỷ thứ 13:


Thành Cát Tư Hãn thành lập năm 1206 đế quốc Mông Cổ do các chiến binh cả đời sống trên lưng ngựa trên các thảo nguyên mênh mông vô cùng hung hãn, tàn bạo dẫn đầu cùng với tên cứng, giáo dài trong các cuộc hành quân thần tốc, bất ngờ với các chiến thuật quân sự vượt trội đã chinh phục được một phần lớn các lục địa Âu-Á và là một đế quốc cường thịnh nhất trong lịch sử thời Trung cổ.  

Mặc dù đã 3 lần đem quân chinh phục nước Đại Việt vào các năm 1258, 1285, 1288 nhưng đế quốc này đều phải gánh chịu thất bại ngay trong đỉnh cao thời kỳ cực thịnh của nó.

3. Việt Nam trong thế kỷ 21:

Trong nửa đầu thế kỷ thứ 21 này, nước Trung Quốc thống nhất với tiềm lực kinh tế hùng mạnh cùng hơn 1,3 tỷ dân đang lăm le tìm cách soán ngôi số 1 thế giới của Mỹ. Song song với phát triển kinh tế, nhu cầu và đòi hỏi về bành trướng tài nguyên lãnh thổ ngày càng quyết liệt hơn ví như "cơ thể của một thanh niên vẫn còn phải quấn trong tã lót".

Bởi nên họ đang gấp rút đổ tiền của xây dựng một quân đội tinh nhuệ đông đảo cùng với các loại phương tiện chiến tranh tiên tiến, hiện đại nhất chờ thời phát binh vươn ra thế giới.

Ấn Độ với tiềm lực gần tương đương đã bố phòng chặt chẽ phía Tây trong khi đường bành trướng lên phía Bắc bị biên giới với nước Nga ngăn lại và sang phía Đông vấp phải liên minh Mỹ-Nhật-Hàn cản trở, Trung Quốc không còn cách nào khác là sẽ phải tính đường Nam chinh. 

Do vậy, hiểm họa mà Việt Nam trong một vài thập kỷ tới phải đối mặt trước một Trung Quốc ngày càng hung hãn là dã tâm đồng hóa như thời Đại Hán và tiềm lực quân sự hùng hậu như thời Nguyên-Mông.



-----------------------    Upload 10.04.2011    --------------------------------------------

Trang Web của Đài Truyền hình qua vệ tinh Phượng Hoàng của Tàu bình luận qua sự kiện hạ thủy tàu sân bay đầu tiên sắp tới:


"Việc hạ thủy Varyag trước tiên sẽ tạo ra sự uy hiếp trực tiếp đối với Hàn Quốc, điều này sẽ giúp tình hình bán đảo Triều Tiên bớt căng thẳng và tạo môi trường thuận lợi hơn cho khu vực Đông Bắc Trung Quốc. 


Bên cạnh đó, hạ thủy Varyag cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thu hồi Đài Loan. Có tàu sân bay, Hải quân Trung Quốc sẽ có khả năng đi vòng qua vùng biển Thái Bình Dương, tiếp cận phía Đông và hoạt động ở khu vực biển phía Nam Đài Loan, Đài Loan có khả năng sẽ bị bao vây tứ phía. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra sự đe dọa nhất định đối với Đài Loan. 


PLA hiện đã chọc thủng “chuỗi đảo thứ nhất”, cùng với sự xuất hiện của tàu sân bay Trung Quốc, cuộc chiến trên biển giữa Trung Quốc và Mỹ tới đây sẽ không còn thực hiện trên lãnh thổ Trung Quốc (chỉ Đài Loan) mà là cuộc đọ sức ở bên ngoài “chuỗi đảo thứ nhất”."


http://nghiencuubiendong.vn/tin-ncbd/1356-tau-san-bay-varyag-moi-de-doa-voi-cac-nuoc-xung-quanh



----------------------- Upload 27.06.2011 -------------------------------------------------------------------------



Bình thản điểm lại thời gian cùng những biến động trên biển Đông từ những phân tích và bình luận từ cuối năm 2010, tôi nhận thấy đối với dã tâm của Tàu:


A. Về mặt chiến lược:


Sẽ vượt qua ranh giới của sự xuẩn ngốc cho những kẻ lãng mạn, mộng du nào tin rằng Tàu sẽ từ bỏ dã tâm thôn tính hoàn toàn biển Đông khi có cơ hội.


B. Về mặt chiến thuật:


Theo quan điểm như đã phân tích phía trên, Tàu đã thất bại trong kế hoạch đánh lén Trường Sa trong thời gian vừa qua và buộc phải dùng đến “Hạ sách” như đã nêu trên.


Trong thời gian tới, Tàu sẽ áp dụng các chiến thuật:


1. Chiến thuật “Sói gửi chân vào nhà thỏ”:


Dưới sự đe dọa về quân sự, Tàu sẽ từng bước xâm lấn hoàn toàn biển Đông dưới các hình thức:


- Đưa các giàn khoan dưới sự hộ tống của hải quân hùng hậu lấn dần từng bước.


- Dùng lực lượng quân sự trá hình dưới hình thức các tàu hải giám, ngư chính, tàu cá... độc chiếm biển Đông tạo tiền đề cho các giàn khoan di động.


2. Chiến thuật “Binh tướng sẵn sàng, chỉ đợi gió Đông”:


Tình hình cũng như trước trận Xích Bích thời Tam quốc, một cuộc chiến là không thể tránh khỏi trên biển Đông và Tàu đang rình rập cơ hội để đánh lén.


Trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông nóng lên từng ngày, các hệ thống vệ tinh như VinaSat của Việt Nam cũn như GPS, Glonass, Gallieo… của Mỹ, Nga, Âu… ngày đêm scan từng km vuông trên biển Đông, việc điều binh đánh lén của Tàu rất khó diễn ra thuận lợi.


Bởi vậy, Tàu phải thay đổi chiến thuật, không như các cuộc xung đột trước đây khi “trời quang, mây tạnh” để tránh các con mắt trinh sát của các hệ thống vệ tinh.


“Ngọn gió Đông” của Tàu để đánh lén có thể như sau:


“Vào một đêm cuối tuần, khi bầu trời xám xịt, u ám – Thường là sau một cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới trên biển Đông - , biển động nhẹ cấp 3-4, các loại tàu đổ bộ chở thủy quân lục chiến (Ngay như tàu sân bay đầu tiên sắp hạ thủy tuần tới cũng là một dạng hỗn hợp giữa tàu chở máy bay - chở trực thăng và chở lính đổ bộ) dưới ô che chở của các hạm tàu ngầm đã phục sẵn và phong tỏa biển Đông, bất ngờ đổ quân đánh chiếm Trường Sa, trong khi các hạm đội khác tập trận nghi binh và quấy nhiễu hải quân Mỹ trên vùng biển Philippines."    


Bản sắc và ý chí của dân tộc Việt Nam thể hiện:


1. Trên mặt trận ngoại giao:


Trải qua hơn nửa thập kỷ chiến tranh liên miên giành độc lập và thống nhất Tổ quốc, hơn ai hết, biết bao thế hệ người Việt Nam đã phải đổ xương máu để giành lấy hòa bình như ngày hôm nay.


Bởi nên, để giữ lấy hòa bình, chúng ta sẵn sàng làm tất cả trong khuôn khổ Độc lập – Tự do – Tự chủ cho Tổ quốc.


2. Trên mặt trận quân sự:


Muốn giữ được hòa bình lâu dài để bảo vệ Tổ quốc, quân đội ta phải luôn luôn cảnh giác và duy trì tiềm lực quân sự hùng hậu để răn đe bất cứ thế lực nào muốn lăm le xâm lấn và thôn tính nước ta.


Theo tinh thần của Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ, quân và dân ta luôn sẵn sàng:


“Đánh cho nó trọc tóc

  Đánh cho nó trụi răng
  Đánh cho nó biết nước Nam muôn đời luôn tự chủ”

3. Trên mặt trận chống nội xâm:


Lũ sâu mọt tham nhũng là đồng minh gián tiếp cho giặc ngoại xâm, làm nội lực quốc gia suy tàn và lũ này vì quyền lợi bản thân “vinh thân, phì gia” sẵn sàng bán đứng Tổ quốc cho ngoại bang.


Mặt khác, “khoan sức dân làm kế bền vững” là tiêu chí để xây dựng một đất nước hùng cường.




----------------------- Upload 14.05.2014 ---------------------------------------------------------------------------



@ Tại sao Tàu lại gây hấn và phải khiêu khích Việt Nam bằng vụ kéo dàn khoan HD-981 tại thời điểm này:


1. Xét về thời điểm:


Thế giới quay lại thế Tam cường đang trỗi dậy và tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau nhằm phân chia lại trật tự thế giới. Thế  thống trị độc tôn của Mỹ và phương Tây đang bị thách thức. 


Tại châu Âu, Mỹ và đồng minh đã dồn Nga vào chân tường khi dùng đảo chính đường phố lập lên một chế độ thân phương Tây ngay cửa ngõ Moscow tại Ucraine uy hiếp trực tiếp nước Nga.


Tại châu Á, vành đai bao quanh Trung Quốc đã được Mỹ dựng lên và dần thắt chặt hơn trên bộ và trên biển. Do vậy, Trung Quốc phải tìm mọi cách bành trướng ra các lãnh hải các nước lân cận để thiết lập một vùng đệm an toàn càng lớn càng tốt trong chiến lược chống tiếp cận của họ.


Trên biển Hoa Đông, ván bài Senkaku đã lật ngửa sau khi Trung Quốc đơn phương thiết lập vùng phòng không ADIZ và Mỹ-Nhật chính thức tuyên bố sẽ đấu đầu trực tiếp nên Tàu phải tạm thời chùn bước tại đây.


Tình hình trên biển Đông lại khác hẳn. Tại đây, khi Nga-Mỹ đối đầu gián tiếp ở châu Âu và mối liên minh Nga-Tàu càng ngày càng khăng khít, Tàu nhận thấy thời cơ để mở thêm một mặt trận thứ 2 tại châu Á-Thái Bình Dương nhân lúc Mỹ đang bị phân xẻ lực lượng.


2. Xét về chiến lược của Tàu:


Tàu gây sự lúc này tại biển Đông với Việt Nam với các mục đích:


- Dùng chiến thuật "Tằm ăn dâu" để lấn chiếm dần toàn bộ biển Đông với các dàn khoan là biểu tượng "Lãnh thổ di động" của họ.


- Trên cơ sở đó tuyên bố thiết lập vùng phòng không ADIZ trên biển Đông để khống chế toàn bộ lãnh hải và không phận biển Đông.


- Khiêu khích và tạo cớ gây xung đột quân sự với Việt Nam nhằm đánh gục lực lượng Hải quân và Không quân Việt Nam đang trong giai đoạn được tăng cường gấp rút về chất và về lượng. 


Tàu cũng nhận rõ, nếu chần chừ 1-2 năm nữa thì các binh chủng này của Việt Nam sẽ được bổ sung thêm đến 40-50 % và khi đó Tàu sẽ phải trả giá đắt hơn nhiều lần mà chưa hẳn đã thực hiện được ý đồ trên. Nếu bẻ gẫy được các lực lượng nòng cốt này của Việt Nam trong thời điểm này thì toàn bộ quần đảo Trường Sa sẽ lọt vào tay họ.


Trong bài toán này, Tàu loại trừ khả năng đối đầu trực tiếp với Mỹ trên biển Đông. Ngay cả trường hợp này xẩy ra thì biển Đông là chiến trường bất lợi cho Mỹ khi Tàu đang chơi ở sân nhà và thế thượng phong chủ động thuộc về họ.





------------------------------------------  Upload 21.05.2014   ------------------------------------------------------


Đất nước Việt Nam đang đứng trước một nguy cơ hiểm nghèo và lâu dài:


- Trên biển: 


Mục tiêu chính yếu của Tàu là đánh chiếm toàn bộ Trường Sa và biển Đông.


- Trên biên giới phía Bắc: 


Tàu sẽ tập trung binh lực trên hai mũi chính phía Lạng Sơn và Vân Nam tạo sức ép về chiến thuật "chính binh- kỳ binh, hư hư - ảo ảo" đe dọa thường trực một cuộc xâm lăng.



- Trên biên giới phía Tây giáp Lào: 

Sau vụ "tai nạn" gây thiệt mạng các lãnh đạo chủ chốt của Lào thì một chính biến thân Tàu ở đất nước này là vấn đề thời gian trước mắt. Đây cũng sẽ là mũi thọc sườn vu hồi rất nguy hiểm vào vùng ngã ba Đông Dương trong cuộc chiến tổng lực trên bộ xuyên qua Nam Lào. Tiên phong cho mũi này có lẽ sẽ do các sư đoàn dù thiện chiến của Tàu đảm nhiệm vai trò đổ bộ luồn sâu chiếm giữ các trục đường chính và hệ thống cầu phà...

- Trong nước: 


Các đội quân ngầm tại Ninh Bình, Bình Dương, Hải Phòng đã chuẩn bị sẵn dọn đường cho quân đội Tàu bên ngoài, đặc biệt là các dự án thuê đất trồng rừng sát các tỉnh giáp biên giới Việt - Trung và ngã ba Đông Dương. Thêm đó, "lữ đoàn Bôxít" của Tàu tại Nhân Cơ và Tân Rai cài cắm trên nóc nhà Đông Dương cũng chờ lệnh để kích hoạt...


Bố trí quân lực của Mỹ xung quanh Biển Đông



----------------------- Upload 22.07.2015 ---------------------------------------------------------------------------

Thời thế thay đổi khi Việt Nam quyết định xoay trục sang Mỹ - Nhật, Tàu cũng sẽ phải hoạch định bài toán chiến lược khác với Việt Nam bằng chiến lược "tạo vùng đệm an toàn" trên đất liền. Với các chuỗi đảo nhân tạo trên biển Đông được quân sự hóa hoàn tất, Tàu đã thực tế "de facto" khống chế được biển Đông nên sẽ không cần chủ động khai chiến bằng hành động đánh chiếm thêm các đảo khác ở Trường Sa. Mục tiêu cụ thể trong những năm tới hoặc sớm hơn là tìm cách chia cắt Việt Nam ở miền Trung bằng vũ lực.

Chiến thuật của Tàu có thể như sau:


- Tập trung binh lực tấn công theo hai mũi truyền thống hướng Lào Cai và Lạng Sơn.


- Trợ giúp cho Cambodia quấy rối biên giới Tây Nam.


- Nghi binh o ép phong tỏa và dọa tấn công Trường Sa.


- Bất ngờ dùng thủy quân lục chiến đổ bộ vào miền Trung.


- Đội quân ngầm đồng loạt đánh phá, chiếm lĩnh các trục giao thông yết hầu từ miền Bắc vào, từ miền Nam ra và từ cao nguyên Trung phần xuống.


- Dùng kỳ binh luồn sâu xuyên Nam Lào hợp vây với cánh quân đổ bộ từ đường biển.


Trong đó, nguy hiểm nhất là mũi tấn công vu hồi và bất ngờ của Trung Quốc xuyên Nam Lào vào ngã ba Đông Dương trong trường hợp chiến tranh hiện vẫn được giấu kín.


Cánh kỳ binh này của Tàu có lẽ đã được huy động và tập kết từ lâu ở Vân Nam giáp với biên giới Myanmar. Tiên phong là các cánh quân dù tinh nhuệ đổ bộ vào các vùng biên giới Việt - Lào nhằm chiếm lĩnh các trục đường 8 (Lào) và tỉnh lộ 88 (Việt Nam) địa phận Hà Tĩnh mở đường. 


- Các ví dụ tiêu biểu:

"... Cánh quân sơn cước luồn sâu xuyên qua vùng giáp ranh Cao Bằng - Lạng Sơn tập kích vào Sở Chỉ huy Sư đoàn 3 tại Tam Lung đã bao vây hoàn toàn trận địa phòng ngự của Sư đoàn 3 Sao Vàng và mở toang cánh cửa cho quân Trung Quốc tiến sâu vào nội địa Việt Nam năm 1979..."






"... Mở màn mặt trận phía Tây trong đại chiến thế giới thứ II, quân Đức ồ ạt tấn công từ hướng Bắc đã hút đại bộ phận quân chủ lực liên quân Anh - Pháp lên ngăn chặn trong khi mũi tấn công quyết định bằng các đơn vị thiết giáp tinh nhuệ bất thần khác xuyên qua khu rừng Ardennen, nơi được coi là khu chướng ngại vật thiên nhiên bất khả vượt qua về quân sự, đánh thọc sâu vu hồi sau lưng liên quân Anh - Pháp dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của nước Pháp trong vòng 3 tuần lễ..." 




"... Trong chiến dịch "Desert storm" nhằm đẩy Iraq ra khỏi Kuwait năm 1991, liên quân Mỹ xuyên qua nước đồng minh Saudi Arabien thâm nhập sâu vào Iraq và bọc hậu quân đội Iraq tại Kuwait dẫn đến việc Iraq phải bại trận trong 3 ngày. Trung Quốc đang đổ hàng chục tỷ USD vào Laos cũng nhằm đánh bật ảnh hưởng Việt Nam ra khỏi chính trường nước này để biến Laos thành một đồng minh thân cận mới cho chiến tranh tương lai "... 






----------------------- Upload 30.11.2015 ---------------------------------------------------------------------------






Trong thế chân vạc hiện nay, Mỹ đang theo đuổi chiến lược "vây Nga, kháng Tàu".

Sau sự kiện Crimea, nước Nga rơi vào thế bị bao vây, cấm vận toàn diện từ phương Tây làm kinh tế dần suy sụp. Tuy nhiên, trong chuỗi vành đai siết quanh Nga lại tồn tại một Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Erdogan theo chủ nghĩa dân tộc không tuân theo sự dẫn dắt của Mỹ mà công khai tăng cường đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Nga để đắc lợi. Thổ Nhĩ Kỳ dưới triều đại Erdogan đang trở thành một cái gai trong mắt phương Tây và cần phải có sự biến chuyển theo chiều hướng tạo ra một chính phủ mới thân phương Tây trong thời gian tới. Trên mặt trận này Mỹ sẽ theo đuổi chiến lược phong tỏa, kiềm chế và tránh đối đầu với Nga.

Bài toán nan giải nhất của Mỹ là ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương với sự trỗi dậy đòi phân chia quyền lực của Trung Quốc. Yêu sách từng bước, từng bước đòi độc chiếm biển Đông và sau đó đòi phân chia lại Thái Bình Dương của Trung Quốc đẩy Mỹ vào thế đối đầu trực tiếp. Chính tại nơi đây, biển Đông và biển Hoa Đông, sẽ diễn ra những trận chiến sinh tử quyết định lại trật tự của thế giới giữa một cường quốc hung hăng mới nổi và một siêu cường đang trên đà xuống dốc... 

----------------------- Upload 07.03.2016 ---------------------------------------------------------------------------




Như đã đề cập từ năm 2010, tình thế biến động mạnh trên biển Đông đòi hỏi Việt Nam phải cân nhắc việc thành lập thêm 1 quân đoàn chủ lực cơ động tinh nhuệ thứ 5 nữa.

Quân đoàn 5 sẽ có biên chế, cơ cấu, trang bị khí tài và huấn luyện tạo thành một lực lượng phản ứng nhanh chống lại các cuộc đổ bộ bất ngờ từ hướng biển.  

Quân đoàn này sẽ là xương sống trong thế trận phòng ngự liên hoàn Hải-Lục-Không quân với các quân cảng, sân bay ở Bắc-Trung-Nam, với các quân khu và các quân đoàn dự bị chiến lược khác của Bộ Quốc phòng sẵn sàng cơ động ứng chiến đẩy lùi các cuộc đổ bộ từ hướng biển của địch.  

Theo biên tập viên tạp chí Moscow Defense Brief, ông Vasily Kashin cho rằng:



... “Ngay cả ở khu vực quần đảo Trường Sa, Trung Quốc hiện đã có ưu thế liên quan đến việc họ thường xuyên hiện diện trong khu vực, còn người Mỹ phải điều lực lượng từ khắp thế giới đến đó. Ngoài ra, Trung Quốc còn có các khả năng phi đối xứng liên quan đến lực lượng tên lửa hiện đại và chính xác đông đảo triển khai trên mặt đất.

Ở khu vực này, Trung Quốc thực sự là địch thủ cực kỳ nguy hiểm đối với Mỹ. Xung đột Mỹ-Trung sẽ có những kết quả khó lường. Ở khoảng cách xa, người Mỹ sẽ có ưu thế ở tầm mức toàn cầu. Nhưng ở gần biên giới của mình, Trung Quốc có thể thách thức ai cũng được”...

-------------------- Upload 07---.10.2016 ---------------------------------------------------------------------------


"Mồi to thì bẫy lớn":


Với sự phát triển vượt bậc của các loại phương tiện chiến tranh hiện đại, phạm vi tác chiến của các loại tên lửa được sử dụng trên đất, trên không và trên biển đã buộc các học thuyết hải chiến tương lai cũng phải tái định hình.

Vì vậy, tìm chiến thắng quyết định trước hải quân Trung Quốc trong vành đai I đối với hải quân Mỹ là chuyện khó khả thi. Nơi đây, Trung Quốc có hoàn toàn lợi thế về các loại binh lực, địa thế từ đất liền, từ các đảo tiền tiêu tạo thành một bức ô che chắn an toàn.

Một trận thư hùng để đánh bại phần lớn chủ lực hạm đội của Trung Quốc sẽ phải diễn ra trong vòng một thập kỷ tới. Nhằm nắm chắc phần thắng, Mỹ dường như đang dùng kế "Điệu hổ ly sơn" dẫn dụ hải quân Trung Quốc vào "Thiên la địa võng" trên vùng biển Philippine Sea để tiêu diệt. Muốn vậy, Mỹ dường như đã và sẽ theo đuổi một chuỗi các "Khổ nhục kế" liên hoàn. Chìa khóa cho chiến lược này là Philippine. Thái độ bài phương Tây một cách lộ liễu và nghiêng sang Trung Quốc của Tổng thống Duerte cùng các cuộc tập trận rầm rộ của Trung Quốc trên Thái Bình Dương cho thấy lãnh đạo Trung Quốc đang quá hưng phấn tự tin vào ưu thế của mình trước hải quân Mỹ. Chính những quan niệm này sẽ đưa đến những quyết sách ảo tưởng và hệ quả là có thể nhìn thấy trước được...

--------------------  Upload 13.02.2018  ---------------------------------------------------------------------------



Đại chiến lược của Trung Quốc nhằm nuốt trọn biển Đông thông qua việc triển khai và khống chế kênh đào Kra trên đất Thái Lan trong thập kỷ này sẽ đẩy vùng Nam Biển Đông trước những nguy cơ xung đột tiềm tàng mới, khi Trung Quốc hoặc bằng quyền lực mềm mua đứt hoặc thuê mướn dài hạn các đảo, bán đảo các nước vùng ven hoặc bằng vũ lực xâm chiếm các bãi đá ngầm trong khu vực Nam Biển Đông.

Khu vực Nam Biển Đông sẽ dậy sóng sau khi Trung Quốc đang triển khai tất cả các trang thiết bị quân sự hiện đại nhất xuống biển Đông chuẩn bị cho phương án dùng vũ lực lẳng lặng bất ngờ đánh chiếm các bãi đá ngầm phía Nam biển Đông để bồi đắp xây dựng các căn cứ quân sự mới. Kích động căng thẳng lên cao quanh lãnh hải Philippine và bãi cạn Scarborough chỉ là chiêu nghi binh trong thời gian tới cho mục tiêu chính xâm chiếm các bãi cạn hoặc đảo ngầm ở khu vực Nam Biển Đông... 



-------------------- Upload 20.07.2019 ---------------------------------------------------------------------------

Khi chiến tranh bùng nổ ở châu Âu trong những năm đầu 1940, khối phe trục đang nắm thế thượng phong trên các mặt trận. Là đồng minh của Đức và Ý, Nhật Bản cũng tích cực đánh chiếm các vùng lãnh thổ và thuộc địa của các đế quốc Anh, Hà Lan... ở châu Á đẩy cả thế giới cuốn vào lò lửa xung đột. 

Nước Mỹ tuy là đồng minh của Anh, Pháp sau đại chiến thứ I lại đang theo đuổi con đường trung lập và bảo toàn trong thời gian này. Nhưng với tham vọng bành trướng để chiếm đoạt các vùng khoáng sản, dầu mỏ phục vụ cho cỗ máy chiến tranh, Nhật Bản đã khiến Mỹ không thể ngoảnh mặt làm ngơ mãi khi các lợi ích của họ trên vùng Thái Bình Dương dần bị đe dọa. Đến khi Mỹ thực thi lệnh cấm vận hoàn toàn nguồn cung cấp nhiên liệu cho Nhật Bản thì đã đẩy nước Nhật vào cuộc đối đầu trực diện với Mỹ.


Trong bối cảnh Mỹ đang đẩy mạnh thương chiến với Trung Quốc làm kinh tế, xã hội của họ hụt hẫng, suy sụp thì chỉ còn Nga và Iran là nguồn cung dầu mỏ lớn nhất cho Trung Quốc. Nước Nga ngày càng bị phương Tây bao vây, cấm vận gắt gao thì Iran là mục tiêu còn lại duy nhất của Mỹ nhằm triệt để cắt đứt nguồn cung nhiên liệu cho nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc. Động thái này dồn ép Trung Quốc vào đường cùng nên một cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ-Trung đang dần hiện ra phía chân trời. Và "vùng xám" ở biển Đông sẽ là xuất phát điểm đầu tiên khi Trung Quốc sẽ hành động nhanh và quyết đoán nhằm chiếm đoạt và khống chế hoàn toàn kho trữ lượng dầu khí thiên nhiên này...

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

''Biết lo xa sẽ không có lửa gần", hòa bình lâu dài chỉ có thể giữ được khi Việt Nam có chiến lược ngoại giao khéo léo và tiềm lực quân sự đủ sức răn đe...


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét