Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

TỨ SA: MƯU ĐỒ 'THAY ÁO' YÊU SÁCH CỦA TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG

Đằng sau các chiến dịch tuyên truyền yêu sách tứ sa, Trung Quốc vẫn nuôi tham vọng cũ - yêu sách đường lưỡi bò phi pháp ở Biển Đông.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, đại dương, ngoài trời, nước và thiên nhiên

LTS: Trong các công hàm số CML/14/2019, CML/11/2020 và CML/42/2020 gửi tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Trung Quốc tiếp tục tuyên bố chủ quyền với khu vực Nam hải chư đảo. Hiểu nôm na, đây là yêu sách tứ sa, chiếm hơn 90% diện tích Biển Đông. Báo Pháp Luật TP.HCM có trao đổi với ông Hoàng Việt, chuyên gia luật biển quốc tế (ĐH Luật TP.HCM), để làm rõ lịch sử hình thành, nội dung, tính pháp lý, mưu đồ và phương án triển khai yêu sách tứ sa của chính quyền Bắc Kinh ở Biển Đông.
Thời gian gần đây, cụm từ “tứ sa” được chính quyền Bắc Kinh đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, lẫn trên các diễn đàn ngoại giao chính thức. Trong khi yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc (TQ) vẫn còn mập mờ, giới quan sát bắt đầu quan tâm đến nội dung mà TQ có ý đồ chuyển tải qua cái gọi là “yêu sách tứ sa”. Chuyên gia Hoàng Việt nhận định đã lý giải cặn kẽ về ý đồ TQ đẩy mạnh tuyên truyền cái gọi là tứ sa thay vì đường lưỡi bò như trước.
- Tứ sa cùng bản chất đường lưỡi bò
.● Phóng viên: Trên mặt trận pháp lý và tuyên truyền, ông quan tâm đến điểm nhấn nào trong tất cả động thái mà TQ thực hiện ở Biển Đông?
+ Chuyên gia Hoàng Việt: Tôi quan tâm đến “cuộc chiến công hàm”. Trong cuộc chiến pháp lý mới đây thông qua các công hàm ngoại giao, khởi đầu là việc Malaysia tái yêu sách thềm lục địa mở rộng hồi tháng 12 năm ngoái, dẫn tới các quốc gia liên quan đã gửi các công hàm lên Liên Hợp Quốc (LHQ) để thể hiện quan điểm của mình, trong đó có Việt Nam (VN) và cả TQ. Bắc Kinh đã gửi ba công hàm lên LHQ.
Đặc biệt, với Công hàm số CML/42/2020 ngày 17-4, TQ thể hiện những nội dung ngầm đe dọa VN, đồng thời trình bày một số luận điệu mang tính pháp lý của TQ. Trong đó, ngoài việc dẫn lại Công hàm số CML/17/2009 mà TQ gửi lên LHQ 10 năm trước đó, có đính kèm bản đồ yêu sách đường lưỡi bò, TQ nhắc lại cụm từ “Nam hải chư đảo” (Nanhai Zhudao). Cụm từ này được một số chuyên gia diễn dịch nôm na là tứ sa, hay bốn vùng thực thể mà TQ gọi là quần đảo và TQ đòi yêu sách.
●. Phạm vi của yêu sách tứ sa là gì, thưa ông?
+ Nói một cách dễ hiểu nhất đây chính là bốn nhóm thực thể ở Biển Đông mà TQ gọi là quần đảo: Đông Sa (đảo đá Pratas), Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa của VN), Nam Sa (quần đảo Trường Sa của VN) và Trung Sa (bãi ngầm Macclesfield). Tôi phải khẳng định rằng mục tiêu và tham vọng của TQ là độc chiếm Biển Đông. Điều này không còn ai hoài nghi hay bàn cãi gì thêm nữa. Chính vì thế, yêu sách tứ sa không khác gì nhiều so với đường lưỡi bò ở khía cạnh phạm vi mà TQ muốn chiếm. Có người cho rằng trong khi đường lưỡi bò chiếm hơn 80%, còn tứ sa thì hơn 90%. Chính trị gia hay học giả quốc tế nói gọn là “TQ muốn chiếm hầu hết Biển Đông”. Còn việc dùng cụm từ đường lưỡi bò hay yêu sách tứ sa chính là chiêu trò tuyên truyền của TQ thay đổi để phù hợp với những phản ứng của dư luận quốc tế, cũng như thực tế pháp lý của họ.
- Thực tế pháp lý yêu sách của TQ
.● Như vậy, việc đẩy mạnh tuyên truyền thuật ngữ tứ sa chỉ là một trò truyền thông, hay có gắn với một ý đồ về pháp lý phía sau?
+ Tôi cho rằng cả hai. Lâu nay để độc chiếm Biển Đông, TQ tìm cách để có bằng được một cơ sở pháp lý khả dĩ mà họ hy vọng có thể vin vào đó để thuyết phục các cơ quan tố tụng theo quy định luật pháp quốc tế, hay chí ít là thuyết phục công luận (TQ lẫn quốc tế). TQ đã tìm thấy và dựa trên một bản đồ được xuất bản nội bộ của chính quyền Tưởng Giới Thạch năm 1947. Theo nhà nghiên cứu người Anh Bill Hayton, bản đồ này là xuất phát từ việc vẽ sai của một nhà địa lý người TQ trước đó. Tuy nhiên, cả chính quyền Tưởng Giới Thạch và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vẫn coi đây là yêu sách của họ. Đây chính là nguồn gốc của đường lưỡi bò đầy tai tiếng mà TQ chính thức đưa ra thế giới năm 2009.
Như vậy, một mặt TQ cố tìm cách dựa vào bản đồ này (dù tính pháp lý không có) để thể hiện chủ quyền trên Biển Đông. Mặt khác, TQ tung hỏa mù đối với công luận thế giới bằng những ngôn từ và cách giải thích khác nhau nhưng mập mờ, khó hiểu về tính chất pháp lý bản đồ đường lưỡi bò mà TQ đã trưng ra với thế giới. Tứ sa nằm trong cả hai mưu đồ này.
. ● Như vậy, để hiểu vì sao TQ giai đoạn này lại đẩy mạnh tuyên truyền tứ sa thay vì đường lưỡi bò, chúng ta phải đi sâu vào lập trường của TQ khi dùng hai cụm từ này?
+ Đúng vậy. Bắt đầu từ cách hiểu yêu sách đường lưỡi bò, vốn có nhiều quan điểm khác nhau. Trong một bài đăng trên tạp chí luật quốc tế Mỹ tháng 1-2013, hai học giả TQ là Cao Chí Quốc (hiện là thẩm phán của tòa án quốc tế về luật biển tại Hamburg) và Giả Bình Bình đã giải thích đường lưỡi bò bằng ba điểm chính: (i) TQ có chủ quyền với tất cả đảo và các thực thể nằm bên trong, và có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán - tương ứng với UNCLOS đối với các vùng nước và đáy biển cũng như lòng đất dưới đáy biển của các đảo và các thực thể đó; (ii) đường lưỡi bò thể hiện “quyền lịch sử” của TQ; (iii) đường này thể hiện chức năng là đường phân định biển trong tương lai.
Theo một nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2014, TQ có ba cách giải thích yêu sách lưỡi bò: (1) nó thể hiện yêu sách chủ quyền của TQ đối với các thực thể bên trong và các vùng nước xung quanh; (2) nó là đường biên giới quốc gia; (3) nó là đường yêu sách lịch sử của TQ, thể hiện chủ quyền của TQ đối với các không gian biển, bao gồm vùng nước lịch sử hoặc danh nghĩa lịch sử hoặc có thể là quyền lịch sử.
Cộng thêm cách hiểu của một số học giả khác, tôi tổng hợp thành bốn nhóm giải thích về đường lưỡi bò của TQ: Thứ nhất, đây là đường thể hiện yêu sách chủ quyền đối với các đảo và các thực thể bên trong đường này; thứ hai, đây là đường biên giới quốc gia trên biển; thứ ba, đây là đường thể hiện liên quan đến lịch sử (quyền lịch sử hoặc vùng nước lịch sử); cuối cùng, đây là đường thể hiện phân định biển trong tương lai.
- Áo khoác mới che tham vọng cũ của TQ
● Tính pháp lý của bốn cách hiểu về đường lưỡi bò như thế nào sau phán quyết của Tòa Trọng tài 2016 vụ Philippines kiện TQ, thưa ông?
+ Trong phán quyết năm 2016, Tòa Trọng tài lý giải mối quan hệ giữa “quyền lịch sử” với “danh nghĩa lịch sử” và “vùng nước lịch sử”. Mặc dù đây là các khái niệm riêng biệt nhưng giữa chúng có mối liên quan chặt chẽ. Song song đó, tòa bác bỏ quyền lịch sử của TQ vì không có bằng chứng cho thấy người TQ là người duy nhất đánh cá trên vùng biển này và lập luận rằng các quy định của Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 mà TQ cũng là thành viên phải được ưu tiên hơn tất cả quyền khác, trong đó “có quyền lịch sử”. Điều này có nghĩa về mặt tuyên truyền lẫn pháp lý, việc giải thích đường lưỡi bò theo kiểu là đường thể hiện “vùng nước lịch sử” của TQ cũng đồng thời bị bác bỏ.
Ngoài ra, trong lúc tranh luận, các luật sư của Philippines đã chứng minh trước Hội đồng trọng tài là cách giải thích đường lưỡi bò là đường biên giới quốc gia trên biển là không hợp lý. TQ trước nay luôn tuyên bố họ tôn trọng quyền tự do hải hành và tự do hàng không bên trong đường lưỡi bò. Chính vì thế, theo UNCLOS, không thể có chuyện tự do hải hành và tự do hàng không bên trong khu vực biển thuộc chủ quyền quốc gia được. Mặc dù tòa không nhắc tới vấn đề này trong phán quyết (vì không thuộc thẩm quyền của tòa) nhưng tòa đã tỏ ra đồng ý với lập luận này của Philippines. Như vậy, cách giải thích đường lưỡi bò là “đường biên giới quốc gia” của TQ cũng bị phá sản.
. ● Hai cách giải thích đầu tiên đã bị Tòa Trọng tài 2016 bác bỏ tính pháp lý, đồng nghĩa là đường lưỡi bò đã suy yếu trầm trọng về tính pháp lý. Có phải vì vậy mà TQ né dùng cụm từ đường lưỡi bò mà thay vào đó là tứ sa?
+ Đúng là như vậy. TQ chỉ còn hai cách giải thích: (i) Đường lưỡi bò thể hiện yêu sách chủ quyền đối với các đảo và các thực thể bên trong đường này; (ii) Đường lưỡi bò là “đường phân định biển trong tương lai”. Trong đó, cái gọi là “đường phân định biển trong tương lai” chỉ là một cách nói lấp liếm của TQ nhằm xoa dịu dư luận. Cách giải thích này không trợ giúp cho ý đồ “ngụy trang pháp lý” của TQ.
Vì vậy, TQ chỉ còn một cách giải thích duy nhất, đó là yêu sách chủ quyền với tất cả nhóm đảo và các thực thể bên trong đường này. Đây là “cứu cánh” cuối cùng của TQ trong việc giải thích đường lưỡi bò, phục vụ âm mưu độc chiếm Biển Đông. TQ dùng tứ sa như một “chiếc áo khoác mới lên cho một tham vọng cũ”. Để làm rõ lập trường này của TQ ở LHQ, tôi sẽ đánh giá nội dung các công hàm TQ gần đây trong kỳ tới.
✪ Xin cám ơn ông.
------
. Lính Trung Quốc xuất hiện trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm giữ trái phép. Ảnh: REUTERS

Steve Bannon, “bộ não” ẩn mình trong các chiến lược “bài Trung” và “thoái Trung” của chính quyền Trump

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang ngồi, bộ vét và trong nhà


Steve Bannon, “bộ não” ẩn mình trong các chiến lược “bài Trung” và “thoái Trung” của chính quyền Trump tuyên bố "Luật An ninh Quốc gia mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) áp dụng với Hồng Kông là “hồi chuông khai tử” đối với nền độc lập tự trị của Hồng Kông. Rằng Hồng Kông có thể sẽ mất đi tư cách là trung tâm tài chính quan trọng của thế giới".
*** Đây chính xác là điều đã diễn ra đối với Czechoslovakia và Áo vào năm 1938. Với Hồng Kông thì đây là thời điểm đó. Nếu chúng ta chớp mắt thôi thì chúng ta sẽ tiến tới chiến tranh, một cuộc chiến khốc liệt.
(Chú thích thêm: Tại hội nghi München (Muy ních) diễn ra vào tháng 9/1938 giữa Anh, Pháp và Đức, không có sự tham dự của Tiệp khắc. Anh, Pháp đã ký đồng ý trao vùng Sudet của Tiệp khắc cho Hitler để đổi lấy cam kết, nước Đức sẽ chấm dứt mọi thôn tính ở châu Âu - Kết cục chiến tranh thế giới thứ II vẫn đã diễn ra tàn khốc như lịch sử đã chứng kiến.)
THẾ GIỚI ĐANG CHỨNG KIẾN SỰ TRỖI DẬY CỦA MỘT TRUNG QUỐC CỰC KỲ HIẾU CHIẾN SAU NƯỚC ĐỨC PHÁT XÍT VÀ LIÊN BANG XÔ VIẾT. Kinh nghiệm chết chóc do nước Đức của Hitler gây ra cho nhân loại và sự tàn phá kinh tế, môi trường, tạo sự bất ổn khắp nơi, việc làm băng hoại mọi giá trị đạo đức con người ở những nơi mà nó đi qua của Liên bang CHXHCN Xô viết đã là những ví dụ nhãn tiền.
Hành động gây hấn liên tục ở Biển Đông, biển Hoa Nam, biên giới Trung - Ấn, Trung- Việt và đặc biệt là thảm họa Covid-19 mà Trung quốc dấu diếm đã "gây sốc ngay cả với những chuẩn mực đạo đức thấp nhất mà chúng ta nhìn nhận".
Thế giới phải cảnh giác và dập tắt hiểm họa Trung quốc trước khi nó trở thành một Chinazi mới. Thế giới không chống lại đất nước và nhân dân Trung quốc. Trên thực tế, nhân dân TQ chính là nạn nhân lớn nhất của ĐCS TQ.
"Mục tiêu là ĐCSTQ, với sự tàn bạo lạnh lùng, lừa lọc, bất nhân và thiếu tôn trọng các giá trị phổ quát. Những điều này đã lộ rõ mồn một, đại dịch đã phơi bày điều đó. Nó đã cho thế giới thấy được rõ ràng rằng chế độ đó là gì. Những kẻ khác bị phơi bày là những tay sai, thằng hề, đồng hành và chó săn của họ".
Steve Bannon "Kiến nghị mạnh mẽ của tôi là nước Mỹ cần chơi càng rắn càng tốt".
NHỮNG KẺ KHÁC PHẢI BIẾT TÌM BẠN MÀ CHƠI - ĐẰNG SAU TRUMP LÀ NHỮNG BỘ NÃO SIÊU VIỆT QUYẾT CHƠI VỚI CHINAZI TỚI CÙNG VÀ CHẮC CHẮN HỌ KHÔNG THÍCH ĐÙA VỚI NHỮNG KẺ CHUYÊN ĐI HÀNG BA, HÀNG BỐN.
Những "tuổi cao" TRÌ TRỆ, BẢO THỦ, KHƯ KHƯ ÔM CHÂN KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP chính là đại họa của dân tộc.
****************
Steve Bannon, ‘bộ não’ ẩn mình của chính quyền Trump nói về Hồng Kông, Covid-19 và chiến tranh Mỹ-Trung.
Ngày 24/5/2020, CNBC đưa tin rằng Ngoại trưởng Pompeo đã gọi Luật An ninh Quốc gia mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) áp dụng với Hồng Kông là “chuông khai tử” đối với nền độc lập tự trị của Hồng Kông. Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, ông O'Brien, cảnh báo rằng Hồng Kông có thể sẽ mất đi tư cách là trung tâm tài chính quan trọng của thế giới.
“Rất khó hình dung Hồng Kông có thể duy trì vai trò là trung tâm tài chính của châu Á nếu như bị Trung Quốc chiếm lĩnh”, ông O'Brien nói với phóng viên Chuck Todd của NBC trong chương trình Gặp gỡ Báo chí. Ông cho rằng dịch vụ tài chính đến với Hồng Kông thời kỳ đầu là do nhà nước pháp quyền bảo vệ doanh nghiệp và một hệ thống tư bản tự do.
“Nếu tất cả những điều đó biến mất, tôi không chắc rằng cộng đồng tài chính sẽ ở lại đó… họ sẽ không ở lại Hồng Kông để bị thống trị bởi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ĐCSTQ”.
Ông O'Brien cũng nhận định rằng điều này sẽ dẫn đến việc Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc theo Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông năm 2019.
Về sự kiện này, NTDVN xin giới thiệu bài phỏng vấn ông Steve Bannon trên tờ The Wire China vừa qua. Ông Bannon chính là “bộ não” ẩn mình trong các chiến lược “bài Trung” và “thoái Trung” của chính quyền Trump kể từ khi Tổng thống đắc cử.
Từ khi rời khỏi Nhà Trắng với vai trò là Chiến lược gia chính của Tổng thống Trump vào tháng 8/2017, Stephen K. Bannon đã tập trung toàn bộ trí lực vào Trung Quốc. Ông là thành viên và nhà sáng lập của Ủy ban về mối hiểm nguy nhãn tiền: Trung Quốc. Ông đã lập nên mối liên kết với tỷ phú Trung Quốc ở hải ngoại có tên Quách Văn Quý (Guo Wengui), và chương trình radio của ông với nhan đề “Phòng trực chiến” (War Room) dành riêng một thời lượng định kỳ cho vai trò của Trung Quốc trong đại dịch virus Corona Vũ Hán. Là một bình luận viên định kỳ trên kênh Fox News và là vai chính trong 2 bộ phim tài liệu gần đây nhất có nhan đề “Nghĩa vụ thần thánh của nước Mỹ” (2018) và “Bờ vực” (2018), ông Bannon đã gióng lên tiếng chuông cảnh báo về một cuộc chiến đã và đang diễn ra. The Wire China đã phỏng vấn ông Bannon 2 lần trong 2 tuần vừa qua, vào ngày 12/5 và 23/5. Sau đây là bài phỏng vấn đã có hiệu đính.
Câu hỏi: Hôm thứ Năm (21/5), Bắc Kinh công bố họ có kế hoạch áp dụng Luật An ninh Quốc gia, theo đó lãnh đạo Trung Quốc sẽ kiểm soát Hồng Kông tốt hơn và làm suy yếu quyền tự do dân chủ của lãnh thổ bán tự trị này. Đây là một động thái táo bạo của ông Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Bắc Kinh nhắm trực tiếp vào các đợt biểu tình và giới bất đồng chính kiến chống lại chính phủ đại lục. Quan điểm của ông thế nào về những sự kiện đang diễn ra liên tiếp ở Bắc Kinh và Hồng Kông?
Trả lời: Đây thực sự là một việc lớn. Vào tháng 12, Thượng viện và Hạ viện Mỹ đã thông qua với 1 phiếu chống duy nhất Dự luật Hồng Kông Tự do (tên chính thức là Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông). Tôi nghĩ rằng những yêu cầu cụ thể này cần phải được thông qua vào cuối tháng 5, hoặc ngay đầu tháng 6. Nó đang trong quá trình thông qua. Và tôi nghĩ rằng luật này đòi hỏi phải xem xét lại các thỏa thuận thương mại cơ bản giữa chúng ta và Hồng Kông, bao gồm cả các vấn đề tài chính. Rõ ràng là đạo luật trên không thể được thông qua lúc này. Việc này đã phá bỏ các khả năng thông qua. Kiến nghị mạnh mẽ của tôi là nước Mỹ cần chơi càng rắn càng tốt. Cần hủy bỏ ngay, hủy bỏ toàn bộ các thỏa thuận thương mại mà ta có. Đồng thời chúng ta nên dừng và giới hạn toàn bộ hoạt động với Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hay bất kỳ ngân hàng Trung Quốc nào. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang hoạt động ngay tại Hồng Kông. Chúng ta cần giới hạn toàn bộ các hoạt động giữa nước Mỹ và các ngân hàng trọng yếu về tiền tệ của họ. Thêm vào đó, chúng ta cần ngay lập tức áp dụng các lệnh trừng phạt; hạn chế các cá nhân, bao gồm cả các quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Và nếu Bộ Chính trị Trung Quốc thông qua luật này, thì trừng phạt tất cả các thành viên của nó nữa.
Chúng ta nên triệu tập cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngay lập tức và thách thức Trung Quốc, với tư cách là thành viên thường trực, để ngăn chặn việc này. Cộng đồng quốc tế phải làm việc này. Vào sáng thứ Hai, là ngày nghỉ, Tổng thống cần triệu tập cuộc họp Hội đồng Bảo an và thách đấu với Trung Quốc. Đây chính xác là điều đã diễn ra đối với Czechoslovakia và Áo vào năm 1938. Với Hồng Kông thì đây là thời điểm đó. Nếu chúng ta chớp mắt thôi thì chúng ta sẽ tiến tới chiến tranh, một cuộc chiến khốc liệt, nếu chúng ta không ngăn chặn nó ngay lúc này. Giới tinh hoa quyền lực đang phạm sai lầm. Đây không phải là một cuộc chiến tranh lạnh. Đây là cuộc chiến kinh tế và thông tin sôi sục nóng hổi, và chúng ta đang trượt dốc nhanh chóng. Chúng ta đang bị lôi cuốn vào một cuộc chiến vũ trang nếu chúng ta không ngăn chặn việc này. Lúc này, tôi hoàn toàn ủng hộ các giải pháp thông qua các định chế đa phương. Nhưng nước Mỹ cần phải đứng lên lúc này. Ngày hôm qua, người Canada, Anh và Úc đã có thông cáo chung. Đây là lúc phải đưa việc này ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Việc này phá bỏ một hiệp định đã được ký kết và được Thượng viện Mỹ thông qua. Chúng ta đã từng ủng hộ mặt pháp lý cho họ.
Quan điểm của ông nghe có vẻ rất mạnh mẽ.
Hãy xem, không ai trên thế giới muốn chiến tranh, nhưng để tránh đụng phải chiến tranh thì bạn không có cách nào khác. Cách duy nhất làm những lãnh đạo độc tài này hiểu ra là khi ta thẳng thắn đối đầu với họ. Điều mà lãnh đạo Bắc Kinh đã làm không chỉ ngang ngược mà nó còn phá bỏ chế độ pháp quyền. Hãy quên cái hiệp định thương mại Mỹ-Trung đi. Nó không có ý nghĩa gì nếu họ hoàn tất việc này. Thỏa thuận đi kèm việc trao trả Hồng Kông vào năm 1997 là một trong những hiệp định quan trọng nhất của thế kỷ 20, mà các bên đều đã đồng ý, và cơ bản là được người dân Mỹ và Anh ủng hộ. Nghe này, Hoàng tử Charles đã viết trong hồi ký rằng khi chiếc du thuyền của Hoàng hậu rời Hồng Kông năm 1997, sau khi trao trả về Trung Quốc, ông đã ngoái lại trong cơn mưa và nhìn lại lá cờ. Đó là lá cờ Trung Quốc đang bay phấp phới trên bầu trời Hồng Kông. Và suy nghĩ của ông là: “Tôi thấy cực kỳ tồi tệ khi đã để Martin Lee (một chính trị gia Hồng Kông và là một lãnh đạo ủng hộ dân chủ) rơi vào tay những người cộng sản Trung Quốc”. Lời của Hoàng tử Charles giống như một điềm báo. Điều này đánh vào bản chất của phương Tây và bản chất của các nền dân chủ công nghiệp hóa; hoặc chúng ta ủng hộ pháp quyền hoặc chúng ta không. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng vậy, hoặc ủng hộ pháp quyền hoặc không. Martin Lee và Jimmy Lai (nhà tài phiệt truyền thông) đã bị bắt. Hiện ông Lee đã 81 tuổi rồi!
Ông nói sao với cáo buộc rằng ông đang bôi xấu Trung Quốc?
Tôi không bôi xấu Trung Quốc. Đó không phải là vấn đề về “virus Vũ Hán” hay “virus Trung Quốc”. Đó là ĐCSTQ. Hàng tuần, hay như hôm nay đây, tôi vừa có một buổi truyền hình đặc biệt 2 giờ đồng hồ “Rớt xuống địa ngục: phần 6”. Tôi là giám đốc truyền thông duy nhất hiện nay ở Mỹ tạo ra một diễn đàn cho những tiếng nói tự do từ Trung Quốc đại lục, họ nói về cuộc sống của họ dưới cái chế độ độc tài này. Tôi đã làm được 12 giờ truyền hình trong vòng 6 tuần qua. Bây giờ thì tôi không phát hình khuôn mặt của họ nữa, nhưng những tiếng nói của họ vẫn được nghe thấy. Thật xúc động. Và phản hồi từ công chúng Mỹ thật là tốt. Họ muốn biết nhiều hơn nữa. Trước đây họ không được biết về những thống khổ ở Trung Quốc. Nước Mỹ nghĩ rằng ở đó toàn người cộng sản Trung Quốc. Tôi nói: “Mọi người có biết không, họ không sở hữu đất đai. Không có sở hữu tài sản cá nhân. Không có cải cách về đất đai từ năm 1949”.
Ông có hợp tác với chính quyền Trump hay các thành viên Hạ viện về những vấn đề này không?
Tôi không muốn nói tôi làm việc với ai trong chính quyền Trump, nhưng tôi trao đổi với họ rất nhiều lần mỗi ngày. Và tôi chưa bao giờ ngừng hợp tác với Hạ viện. Ủy ban về hiểm họa nhãn tiền: Trung Quốc (một tổ chức do ông Bannon đồng sáng lập nhằm chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc), chúng tôi làm việc thường xuyên liên tục với Hạ viện. Và chúng tôi cố gắng hợp tác với Thượng nghị sĩ Marco Rubio, Tom Cotton, Josh Hawley, và Ted Cruz. Có một nhóm lớn các nghị sĩ đã mạnh dạn trao đổi về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Và câu hỏi của tôi là: Bà chủ tịch Nancy Pelosi đâu? Tôi muốn bà Nancy Pelosi của những năm 90. Sự nghiệp chính trị của bà ấy bắt đầu từ những quan ngại của bà ở San Francisco liên quan đến điều xảy ra ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Bà Nancy Pelosi đến Quảng trường Thiên An Môn vào những năm 90 và bà đã bị cảnh sát ở đó quấy nhiễu. Bà ấy đã từng là người có thể thổi ra lửa!
Ủy ban Giám sát An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung có một báo cáo tuyệt vời hàng năm, và nhiều người giỏi nhất làm ra báo cáo đó chính là nhân viên của bà. Vậy vai trò của Nancy Pelosi về các công việc phối hợp này tại Hạ viện là gì? Bà đã để cho cái hội chứng bài trừ Trump cản trở chuỗi thành tích về nhân quyền của chính bà, ủng hộ nhân quyền người dân Trung Quốc. Điều tôi thích về Nancy Pelosi là qua những gì bà đã làm thì bà có tố chất đó. Nó không phải về Trung Quốc hay người Trung Quốc. Nancy là một trong số những chính trị gia nhận ra việc này đầu tiên. Bà ấy đã từng chống lại ĐCSTQ ngay trước cả Trump. Ông Trump còn đang quan tâm đến Nhật Bản vào năm 90. Nancy Pelosi là chính trị gia đầu tiên thách thức ĐCSTQ. Nhưng giờ đây, tại thời điểm khủng hoảng này, thì bà lại mất tích. Chúng ta cần bà lãnh đạo, thế giới cần vai trò lãnh đạo của bà.
Căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, và các nhà phân tích cho rằng chính sách của Trump với Trung Quốc càng ngày càng giống quan điểm của Steve Bannon. Có đúng thế không?
Lý do mà chúng tôi thắng cử năm 2016 là vì Trung Quốc và thương mại. Ý tôi là nếu bạn nhìn lại thì kể cả Tổng thống Trump cũng đồng ý là như vậy. Ông đã nói vậy trong bài phát biểu trước toàn dân, và giờ đây ông vẫn nói vậy. Và bầu cử 2020 cũng sẽ là về việc này. Đây là điều quan trọng duy nhất. Không phải là dịch bệnh vừa qua không ảnh hưởng đến lịch sử thế giới, mà là Trung Quốc là vấn đề quan trọng duy nhất, là lý do duy nhất cần quan tâm.
Hãy nhìn lại, điều gì đã xảy ra với quan hệ Mỹ-Trung trong 8 đến 10 tuần qua đối với đại dịch toàn cầu và dẫn tới những xung đột liên quan đến nó, và Mỹ Trung đều đang đổ tội cho nhau? Đây có phải những diễn biến không đáng có hay là việc không thể tránh khỏi hay thậm chí là cần thiết?
Điều đơn giản và quan trọng nhất là việc này đã được làm rõ. Mọi việc rõ như pha lê. Chúng ta đang chiến tranh với ĐCSTQ. Đó là điều mà chúng ta đang bàn đến. Không phải là về nước Trung Quốc, và càng không phải là về người dân Trung Quốc. Trên thực tế, họ lại chính là nạn nhân lớn nhất. Mục tiêu là ĐCSTQ, với sự tàn bạo lạnh lùng, lừa lọc, bất nhân và thiếu tôn trọng các giá trị phổ quát. Những điều này đã lộ rõ mồn một, đại dịch đã phơi bày điều đó. Nó đã cho thế giới thấy được rõ ràng rằng chế độ đó là gì, họ muốn gì và họ sẽ làm gì để đạt được các mục đích của mình. Hiển nhiên họ muốn trở thành siêu cường của thế giới, với một kiểu quyền lực độc tài. Những kẻ khác bị phơi bày là những tay sai, thằng hề, đồng hành và chó săn của họ.
Và đó là những ai?
Nó là tổ hợp gồm thành phố London (trung tâm tài chính của Anh Quốc) và Phố Wall và các tập đoàn toàn cầu, kể cả những kênh truyền thông. Cụ thể hơn nhé. Tất cả những chương trình truyền hình này đang diễn ra hàng giờ. Và vào Ngày của Mẹ, có cả một chương trình chống Trump và nói xấu việc chính quyền đã đối phó với dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế như thế nào. Ngoại trừ Peter Navarro (trợ lý của ông Trump và là giám đốc chính sách sản xuất và thương mại) và Tom Cotton, và chương trình truyền hình Fox của Maria Bartiromo, thì không chương trình nào nói về Trung Quốc. Khi bạn quan sát truyền thông dòng chính, thì Trung Quốc không phải là chủ đề trao đổi cấp thiết. Và đối với tôi, điều đó là không thể chấp nhận được. Đây là một đại dịch toàn cầu. Chúng ta đang ở giai đoạn ban đầu của nó, nó đã tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế, phá hoại cả tổng cầu và tổng cung và chuỗi cung ứng. Đó là khủng hoảng cả cung và cầu, điều mà thế giới chưa bao giờ gặp phải cùng lúc. Nó dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính ghê gớm. Điều đã diễn ra hồi năm 2008 là quá mờ nhạt nếu mang ra so sánh. Mỹ đã phải bỏ ra 9.000 – 10.000 tỷ USD ngân sách vì vụ này thông qua Ngân hàng Trung ương Mỹ. Và quy mô khủng hoảng quá lớn đến mức người ta chưa thể hình dung hết. Và tất cả những điều này đáng ra đã không xảy ra nếu ĐCSTQ có được một chút tử tế hay tôn trọng với chính người dân Trung Quốc.
Nghe có vẻ như ông tin vào thuyết âm mưu cho rằng virus bắt nguồn từ Trung Quốc một cách cố ý. Đúng vậy không?
Tôi không tin vào các thuyết âm mưu, nhưng tôi cũng không tin vào ngẫu nhiên. Nếu chúng ta chứng minh được đó là một phần của một thí nghiệm bị trục trặc, hoặc là một phần của một chương trình vũ khí sinh học mà nó không nên có… Tất cả những điều đó đang được điều tra, không chỉ tình báo của năm nước đồng minh (Mỹ, Anh, Canada, Úc và New Zealand), mà nhiều nước khác nữa cũng đang làm việc này. Chúng ta sẽ tìm ra, cụ thể là dần dần sẽ tiến gần tới nguồn gốc tại Vũ Hán.
Tuy nhiên điều mà chúng ta biết - đây là thực tế - là từ tuần đầu tháng 12/2019, và ít nhất là đến ngày 20/1/2020, họ đã giấu nhẹm việc này. Và cụ thể là họ giấu người dân Trung Quốc việc này. Họ cũng giấu cả thế giới việc này. Họ đã liên tục chủ động nói dối. Họ biết rõ chúng có thể lan truyền từ người sang người. Họ biết chúng lan truyền trong cộng đồng từ tuần thứ ba hay thứ tư của tháng 12/2019. Họ đã truy tố rất nhiều anh hùng Vũ Hán, những người đã cố gắng cảnh báo cho các đồng bào của họ. Như anh biết, họ truy tố bác sĩ Lý [Lý Văn Lượng, người cảnh báo sớm nhất về virus, và đã chết vì Covid-19 ở tuổi 33] và còn nhiều người dũng cảm nữa. Và họ đã ép người ta ký vào biên bản xác nhận rằng đã phao tin đồn nhảm, đó là một trong những việc tồi tệ nhất mà ai đó có thể làm ở Trung Quốc. Họ đã cố gắng đàn áp những việc làm tốt này. Họ không bao giờ nói với người dân ra vào Vũ Hán cho đến khi thực sự cần thiết. Và ơn Chúa vì một việc: đó là Tết Âm lịch, họ đã buộc phải đưa ra thông tin và cấm di chuyển trong nước Trung Quốc. Hàng năm, đó là giai đoạn di dân lớn nhất trong lịch sử loài người. Họ phải cấm vì họ biết nó sẽ nổ tung khắp nơi ở Trung Quốc. Chúng ta không có cách nào hình dung nổi hậu quả nếu họ làm khác. Cho nên chúng ta đã may mắn, nhưng không phải do ý của họ. Hành vi sai trái của họ là họ cấm di chuyển trong nội địa Trung Quốc, trong khi cho phép người Trung Quốc bay khắp nơi trên thế giới và lan truyền dịch bệnh này. Họ từ một nước xuất khẩu ròng các thiết bị y tế cá nhân (PPE) trở thành một nước nhập khẩu ròng, biết rõ rằng PPE sẽ là yếu tố quyết định đối với các chiến sĩ tuyến đầu, bác sĩ, y tá. Họ hiểu rằng phần còn lại của thế giới sẽ thậm chí không thể xét nghiệm nổi nếu thiếu PPE. Họ đã hút sạch thị trường PPE ở châu Âu, Mỹ, Úc và Brazil.
Điều này tương đương với cố ý giết người. Và đó là vì sao nó cần phải được phán xét rõ ràng trong tương lai. Họ phải chịu trách nhiệm vì bản chất máu lạnh của việc này. Nó thực sự gây sốc ngay cả với chuẩn mực đạo đức thấp nhất mà chúng ta nhìn nhận họ. Đại học Southampton ở Anh đã nghiên cứu và cho thấy nếu Trung Quốc chủ động cảnh bảo việc Covid-19 lan truyền qua người và cộng đồng vào thời điểm tuần đầu tháng 12/2019 hoặc tuần đầu tháng 1/2020, thì 95% chết chóc, đau khổ và tàn phá kinh tế có thể đã không xảy ra.
Thời gian qua ông đã có chương trình phát thanh radio từ tầng hầm của ông tại Breitbart Embassy. Và có thời điểm tên của nó đổi từ “Phòng trực chiến” thành “Phòng trực chiến: Dịch bệnh”. Ông đã nói về nội dung này rất nhiều trước khi người Mỹ hay thậm chí là Nhà Trắng coi nó là nghiêm túc. Tại sao lại như vậy?
Tôi có linh cảm về Trung Quốc. Tôi đã sống ở đó. Tôi ở đó từ những năm 1970. Tôi là một sĩ quan thủy quân trên tàu chiến thuộc hạm đội 7. Đồng thời, tôi biết Miles Guo (một tỷ phú Trung Quốc tị nạn tên là Quách Văn Quý hay Miles Kwok) và “Phong trào Người thổi còi” (Whistleblower Movement). Tôi là chủ tịch Tổ chức Xã hội Pháp quyền và đồng sáng lập của Ủy ban hiểm nguy nhãn tiền: Trung Quốc. Hồi đó chúng tôi có mặt tại các cuộc biểu tình khắp nơi trên đất Hồng Kông. Chúng tôi phát thanh và đề cập chuyện đó vào tháng 5/2019. Và mới bắt đầu làm quen với người dân Trung Quốc và những nhà bất đồng chính kiến và nghe về tính nghiêm trọng của vấn đề này ở Trung Quốc. Tôi sốc khi được nghe về một đợt cấm di chuyển vào dịp Tết. Và cụ thể là tôi nghe về việc cách ly tỉnh Hồ Bắc và Vũ Hán vào tuần thứ ba của tháng 1. Tôi và Miles đã phát sóng vào ngày 18 và 19. Rõ ràng là thủ đô Washington, New York, và London là rất gần nhau. Người Mỹ nên hiểu rằng những trung tâm quyền lực này rất gần nhau.

Bài củac tác giả Đức Duy.

Kịch bản buộc Mỹ tung hai nhóm tàu sân bay cùng tham chiến

Mỹ phải kết hợp hai nhóm tác chiến tàu sân bay cho một mặt trận nếu muốn đối phó những đối thủ ngang hàng như Nga, Trung Quốc.

Tàu sân bay là công cụ phô diễn sức mạnh quân sự của Mỹ nhờ khả năng triển khai hàng chục tiêm kích, cường kích và máy bay hỗ trợ, lực lượng tương đương không quân của một quốc gia, đến gần như mọi địa điểm trên thế giới.
Hai nhóm tàu sân bay Mỹ phô diễn lực lượng trên Đại Tây Dương tháng 8/2018. Ảnh: US Navy.
Mỗi tàu sân bay thường dẫn đầu một nhóm tác chiến với hàng loạt chiến hạm hộ tống và phụ trách một khu vực nhất định trên biển, có khả năng đánh bại nhiều đối thủ nhờ ưu thế về số lượng và công nghệ. Tuy nhiên, Mỹ có thể phải kết hợp ít nhất hai nhóm tác chiến tàu sân bay cùng lúc chỉ cho một mặt trận nếu nổ ra xung đột quy mô lớn với Nga hoặc Trung Quốc, theo giới chuyên gia.

Hai nhóm tàu sân bay Mỹ diễn tập trên Thái Bình Dương hồi tháng 11/2018. Ảnh: US Navy.
Không đoàn trên tàu sân bay Mỹ có khoảng hơn 60 máy bay các loại, trong đó vũ khí chủ lực là các phi đoàn tiêm kích đa năng F/A-18E/F Super Hornet. Sự kết hợp giữa hai tàu sân bay giúp hải quân Mỹ có tổng cộng 100-150 máy bay các loại cho một nhiệm vụ.
Mỹ hồi tháng 8/2018 triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Harry S. Truman và USS Abraham Lincoln diễn tập phối hợp tác chiến ở vùng biển Tây Đại Tây Dương. Trong cuộc diễn tập này, hai tàu sân bay có tổng cộng 9 phi đoàn Super Hornet, mỗi phi đoàn có 12 chiến đấu cơ.
Bản thân tàu sân bay không có vũ khí tiến công, nên các phi đoàn F/A-18E/F đóng vai trò là mũi nhọn tấn công trong mọi chiến dịch, cũng như là lớp phòng thủ đầu tiên chống lại đòn phản công bằng máy bay, tàu chiến và tên lửa hành trình của đối phương.
Những chiếc Super Hornet có khả năng mang nhiều vũ khí như pháo 20 mm, tên lửa đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM và tầm ngắn AIM-9X Sidewinder, tên lửa đối đất AGM-65 Maverick và AGM-84E SLAM, tên lửa chống hạm AGM-84D Harpoon và diệt radar AGM-88 HARM, cùng hàng loạt mẫu bom thông thường và dẫn đường.
Dàn vũ khí này cho phép những chiếc Super Hornet trên một tàu sân bay Mỹ có thể dễ dàng làm chủ bầu trời và tiến hành các chiến dịch không kích quy mô chống phiến quân Hồi giáo ở Trung Đông. Tuy nhiên, chúng sẽ gặp khó khăn lớn nếu gặp những đối thủ có quân đội mạnh, được trang bị nhiều máy bay hiện đại. "Điều đó buộc hải quân Mỹ dùng đến hai tàu sân bay để bảo đảm ưu thế số lượng", nhà phân tích Logan Nye của WATM nhận xét.
Ngay cả khi loại bỏ được lực lượng không quân đối phương, không đoàn trên hạm của Mỹ vẫn phải đối mặt với những mạng lưới phòng không dày đặc, kết hợp nhiều loại tên lửa có tầm bắn và khả năng đánh chặn khác nhau.
Vũ khí chủ lực để đối phó mối đe dọa này là tên lửa chống radar AGM-88 HARM. Mỗi quả đạn có tầm bắn 150 km, ngoài phạm vi đánh chặn của phần lớn hệ thống phòng không trên thế giới, giúp những chiếc F/A-18E/F không phải bay vào khu vực nguy hiểm. Tốc độ tối đa gần 2.300 km/h cũng khiến tên lửa HARM khó bị đánh chặn và rút ngắn thời gian đến mục tiêu so với các tên lửa đời cũ.
Kết hợp với HARM là các quả đạn AGM-84E, có khả năng đánh trúng mục tiêu cố định từ khoảng cách 110 km, cho phép các phi đoàn Super Hornet tập kích mục tiêu có giá trị cao như sở chỉ huy, sân bay, cảng biển, trận địa phòng không và kho xăng dầu của đối phương.
Hai nhóm tàu sân bay Mỹ phô diễn lực lượng trên Đại Tây Dương tháng 8/2018. Ảnh: US Navy.
Máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye là yếu tố không thể thiếu trong mọi chiến dịch của tàu sân bay nhờ khả năng điều phối tác chiến cho các phi đoàn Super Hornet, cũng như phát hiện sớm đòn tập kích của đối phương. Nó đóng vai trò tai mắt cho tàu sân bay, nhất là khi các phi đoàn hoạt động ở tầm xa, ngoài khả năng theo dõi của radar trong nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm.
Khi kết hợp với tiêm kích F/A-18E/F hoặc tàu chiến trang bị hệ thống tác chiến Aegis nhờ đường truyền dữ liệu tốc độ cao, phi đội Hawkeye có thể bao quát toàn bộ chiến trường trong phạm vi hàng trăm km, đồng thời tăng khả năng phát hiện tiêm kích tàng hình đối phương.
Nếu đối phương triển khai tàu ngầm tấn công, các phi đoàn trực thăng săn ngầm và tàu ngầm tấn công sẽ tạo thành lớp phòng thủ nhiều tầng để bảo vệ từ dưới lòng biển. Trong khi đó, tàu khu trục và tuần dương hạm trang bị hệ thống Aegis sẽ bắn hạ tên lửa đạn đạo đối phương.
"Hải quân Mỹ hiện có 11 tàu sân bay, đa phần nằm tại cảng nhà. Họ hiếm khi triển khai đồng thời hai nhóm tác chiến tàu sân bay cho một nhiệm vụ, trừ trường hợp phô diễn sức mạnh hoặc huy động lực lượng tham gia chiến dịch lớn có tính quyết định. Một trong những kịch bản tiềm tàng chính là nổ ra chiến tranh với Trung Quốc hoặc Nga", chuyên gia Nye nhận định.

Tranh chấp biên giới Trung - Ấn tiếp tục leo thang, hai bên quyết không nhân nhượng

Trung Quốc tiếp tục tăng quân tới khu vực tranh chấp Ladakh ở biên giới Trung Quốc - Ấn Độ. Thủ tướng Ấn Độ Modi đã tổ chức Hội nghị An ninh Quốc gia để thảo luận về tình hình. Ngoài việc tăng quân ra biên giới và cự tuyệt thay đổi hiện trạng, Ấn Độ sẽ tìm kiếm giải quyết khủng hoảng bằng ngoại giao và chính trị.

Trung Quốc và Ấn Độ tăng quân ra khu vực biên giới đang tranh chấp, tình hình ngày càng căng thẳng. Trong ảnh: xe bọc thép chở quân của Trung Quốc được cho là tới khu vực tranh chấp (Ảnh: Đa Chiều).

Ấn Độ: kiên quyết giữ vững hiện trạng biên giới, tìm kiếm giải pháp hòa bình
Trang tin Hoa ngữ Creaders ngày 27/5 đưa tin, sau các cuộc ẩu đả, ném đá quy mô lớn giữa các lực lượng Ấn Độ và Trung Quốc vào ngày 5 và 9/5 tại hồ Bangong và đường kiểm soát thực tế (LAC) ở khu vực Sikkim, cuộc đàm phán giữa hai bên đã tan vỡ và Trung Quốc đưa thêm 5.000 quân đến 4 - 5 điểm đối đầu xung đột ở hồ Pangong Ladakh, Dimjoko và Gallewan Valley.
Do căng thẳng ở biên giới Trung-Ấn, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, hôm 26/5 đã triệu tập Cố vấn an ninh quốc gia Ajit Doval, Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh và Tham mưu trưởng quân đội Bipin Rawat, tổ chức Hội nghị an ninh quốc gia cấp cao để thảo luận về tình hình kiểm soát thực tế trên biên giới Trung Quốc-Ấn Độ.
Tranh chấp biên giới Trung - Ấn tiếp tục leo thang, hai bên quyết không nhân nhượng - ảnh 1
Theo Google Map, thung lũng Gallowan hai bên đang tranh chấp nằm trong lãnh thổ Ấn Độ (Ảnh: Đa Chiều)
Tại hội nghị, những người tham gia đã xác nhận quân đội Trung Quốc đã xâm nhập sâu từ 3 đến 5 km lãnh thổ do Ấn Độ xác định. Ấn Độ kiên quyết bảo vệ lợi ích của mình, từ chối thay đổi hiện trạng do PLA áp đặt và sẽ đối mặt với những thách thức của Trung Quốc với sức mạnh và sự tự kiềm chế, giao Cố vấn An ninh Quốc gia Doval và Bộ trưởng Quốc phòng  Singh theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình.
Ngoài ra, để đối phó với các lực lượng Trung Quốc, Quân đội Ấn Độ cũng đã triển khai ba trung đoàn bộ binh đóng tại Ladakh (mỗi trung đoàn bộ binh có khoảng 1.000 đến 1.200 quân) để  ố trí tại các điểm xảy ra xung đột.
Tuy nhiên, các quan chức Ấn Độ nhấn mạnh rằng Ấn Độ đang tìm kiếm giải quyết cuộc khủng hoảng qua con đường chính trị và ngoại giao.
Do Trung Quốc đang diễn ra kỳ họp thứ 3 của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) lần thứ 13, nên dự kiến các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Ấn Độ thông qua kênh ngoại giao sẽ phải chờ đến sau khi phiên họp kết thúc.
Tranh chấp biên giới Trung - Ấn tiếp tục leo thang, hai bên quyết không nhân nhượng - ảnh 2
Hồ Bangong nơi hai bên đang xảy ra tranh chấp gay gắt (Ảnh: Đa Chiều)
Các quan chức an ninh Ấn Độ nói, hành động chủ yếu của PLA là ngăn Ấn Độ hoàn thành việc xây dựng con đường ở Ladakh Dabuk đến Taubedi; trong đó quan trọng nhất là Ấn Độ đang xây dựng một cây cầu ở Taubedi; Với việc hoàn thành cơ sở hạ tầng cầu đường nói trên, Ấn Độ sẽ có lợi thế.  
Sau khi bùng nổ cuộc xung đột biên giới quân đội Trung-Ấn, Ấn Độ đã tuyên bố rõ, họ sẽ không dừng thi công bất kỳ công trình nào hiện đang tiến hành nằm bên phía Ấn Độ của đường kiểm soát thực tế (LAC).
Trung Quốc: tăng quân, chuẩn bị tình huống chiến tranh  
Trong khi đó, ngày 27/5 khi được hỏi về thông tin Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng quân xung quanh khu vực đối đầu, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói “tình hình hiện tại ở biên giới Trung-Ấn nói chung là ổn định và có thể kiểm soát”. Triệu Lập Kiên không phủ nhận việc Trung Quốc đã tăng quân.
Tranh chấp biên giới Trung - Ấn tiếp tục leo thang, hai bên quyết không nhân nhượng - ảnh 3

Triệu Lập Kiên cũng nói, giữa Trung Quốc và Ấn Độ có cơ chế và kênh liên lạc hoàn chỉnh liên quan đến biên giới và cả hai bên đều có khả năng giải quyết đúng đắn các vấn đề liên quan thông qua đối thoại và hiệp thương. Ông nhấn mạnh “lập trường của Trung Quốc về vấn đề biên giới là nhất quán và rõ ràng, luôn thực hiện nghiêm túc sự đồng thuận đạt được giữa các nhà lãnh đạo hai nước và tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận đã ký, duy trì chủ quyền và an ninh quốc gia, giữ hòa bình và ổn định biên giới Trung-Ấn”.
Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều ngày 27/5 lưu ý, về vấn đề chủ quyền và an ninh quốc gia bao gồm tranh chấp lãnh thổ biên giới Trung-Ấn, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 26/5 phát biểu khi tham dự thảo luận với đoàn đại biểu PLA và Cảnh sát Vũ trang đã nói: "Chúng ta phải kiên trì tư duy giới hạn cuối cùng, tăng cường công tác luyện binh toàn diện, chuẩn bị chiến tranh, kịp thời đối phó hiệu quả với các tình huống phức tạp khác nhau; kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh, lợi ích phát triển và duy trì sự ổn định chiến lược chung của đất nước”.
Tranh chấp biên giới Trung - Ấn tiếp tục leo thang, hai bên quyết không nhân nhượng - ảnh 4
Các xuồng chiến đấu thuộc "Hạm đội Biển Tây" Trung Quốc trên hồ Bangong (Ảnh: Đa Chiều)
Theo Đa Chiều, cái gọi là "tư duy giới hạn cuối cùng" có nghĩa là những người ra quyết sách sẽ cẩn thận tính toán rủi ro, đánh giá tình huống xấu nhất có thể xảy ra và chấp nhận tình huống này. Đối với tranh chấp biên giới Trung-Ấn, trường hợp xấu nhất là xảy ra xung đột quy mô nhỏ, thậm chí dẫn đến cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn. Trung Quốc và Ấn Độ đã từng xảy ra kịch chiến về vấn đề biên giới năm 1962.
Đa Chiều cho biết, theo thông tin của kênh Quân sự, Đài truyền hình Trung ương (CCTV) Trung Quốc, lực lượng PLA tại cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng gần đây đã tích cực huấn luyện tác chiến rừng núi và được trang bị nhiều loại phương tiện quân sự mới như: xe tăng hạng nhẹ ZTQ-15 - được gọi là xe tăng chiến đấu hạng nhẹ tiên tiến nhất thế giới, lựu pháo PLC-181 cỡ 155 mm gắn trên xe. Ngoài ra, theo ảnh vệ tinh, Trung Quốc đã mở rộng sân bay Gunsa ở Ngali, nơi gần nhất với Ấn Độ và đưa tới đây các máy bay chiến đấu hạng nặng.
Tranh chấp biên giới Trung - Ấn tiếp tục leo thang, hai bên quyết không nhân nhượng - ảnh 5
Pháo tự hành bánh hơi của Trung Quốc  được cho là đưa đến khu vực tranh chấp ở thung lũng Gallowan (Ảnh: Đa Chiều).
Ngày 26/5, một video về việc triển khai xe bọc thép của PLA trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng được CCTV phát đã gây ra tranh luận sôi nổi. Video cho thấy một số lượng lớn xe bọc thép đang di chuyển bao gồm nhiều dàn pháo phản lực đa nòng, và pháo tự hành bánh hơi. Mặc dù địa điểm cụ thể chưa được biết, nhưng được cho là để đối phó với cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại Thung lũng Gallowan.
Theo một thông báo trước đó của quân đội Trung Quốc, kể từ đầu tháng 5, “quân đội Ấn Độ đã vượt qua đường phân tuyến trong Thung lũng Gallevan để vào lãnh thổ Trung Quốc, xây dựng các hàng rào và ngăn chặn hoạt động tuần tra bình thường của PLA”, "cố tình gây ra căng thẳng và cố gắng đơn phương thay đổi hiện trạng kiểm soát biên giới”. Bắc Kinh nói, PLA “đã thực hiện các biện pháp cần thiết để tăng cường đối phó tại chỗ và kiểm soát biên giới”. Trong khi đó, các cơ quan truyền thông Ấn Độ nói rằng Trung Quốc đã dựng ở hiện trường trong đất Ấn Độ 40 đến 50 lều bạt, Ấn Độ cũng đã đưa thêm quân tăng viện.
Về tình hình căng thẳng ở biên giới Trung - Ấn hiện nay, giới quan sát Trung Quốc cho rằng do Trung Quốc bị áp lực quốc tế ngày càng tăng và căng thẳng cao độ ở eo biển Đài Loan, Ấn Độ nhận thấy hoàn cảnh quốc tế đang có lợi cho họ, cho rằng đây là thời cơ chiến lược nên định ép Trung Quốc thừa nhận hiện trạng của biên giới Trung-Ấn, xúc tiến lấn chiếm lãnh thổ Trung Quốc.
Tranh chấp biên giới Trung - Ấn tiếp tục leo thang, hai bên quyết không nhân nhượng - ảnh 6
Trung Quốc đưa các máy bay chiến đấu hạng nặng đến sân bay Gunsa ở gần Ấn Độ nhất (Ảnh: Đa Chiều)
Trong khi đó, ngày 20/5, các quan chức cấp cao của Mỹ đã công khai ủng hộ Ấn Độ, cáo buộc Trung Quốc lợi dụng cuộc xung đột để thay đổi hiện trạng biên giới Trung-Ấn.
 Ngày 27/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ đã thông báo cho Ấn Độ và Trung Quốc biết, Mỹ chuẩn bị và sẵn sàng hòa giải tranh chấp biên giới giữa hai nước.
Theo hãng thông tấn Sputnik Nga hôm 27/5, ông Trump viết trên Twitter: "Chúng tôi đã thông báo cho Ấn Độ và Trung Quốc rằng Hoa Kỳ đã sẵn sàng, mong muốn và có thể hòa giải hoặc làm trọng tài phân xử cuộc tranh chấp biên giới khốc liệt hiện nay giữa họ. Xin cám ơn!"

Báo Trung Quốc: Tham vọng nhưng bất lực – Vì sao Nga sẽ không bao giờ trở thành siêu cường?

"Mặc dù Nga tham vọng, nhưng do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác, Nga chỉ có thể là một cường quốc trong khu vực, không thể thành siêu cường thế giới", NetEase kết luận.


Báo Trung Quốc: Tham vọng nhưng bất lực – Vì sao Nga sẽ không bao giờ trở thành siêu cường?

Trang mạng NetEase của Trung Quốc cho hay, khi nhắc đến Nga, nhiều ý kiến cho rằng họ quá tham vọng nhưng bất lực và sẽ không bao giờ trở thành siêu cường được.
"Liệu nhận định này có đúng hay không?" – NetEase đặt câu hỏi.
Sai lầm khi nói Nga "bất lực"
Theo trang mạng này, nhận định cho rằng Nga "tham vọng" và "không thể trở thành siêu cường" là đúng nhưng việc đánh giá "Nga yếu kém, bất lực" lại là một sai lầm. Cần nhớ rằng, Nga là quốc gia có lãnh thổ lớn nhất thế giới, lại giàu tài nguyên thiên nhiên và hiện đang là nhà xuất khẩu dầu mỏ-khí gas lớn nhất toàn cầu.
"Chúng ta không thể nói Nga bất lực" – NetEase viết. Quan trọng nhất là Nga có sức mạnh quân sự cực kỳ đáng gờm, với di sản khổng lồ thừa hưởng từ Liên Xô (như toàn bộ các cơ sở sản xuất công nghiệp hạng nặng và vũ khí hạt nhân).
Thậm chí ngay cả khi không được thừa hưởng gì từ Liên Xô thì như ngạn ngữ có câu "Lạc đà gầy vẫn lớn hơn ngựa béo", Nga vẫn sẽ là một trong những quốc gia mạnh nhất trên thế giới về quân sự.
Báo Trung Quốc: Tham vọng nhưng bất lực – Vì sao Nga sẽ không bao giờ trở thành siêu cường? - Ảnh 1.
NetEase cho rằng Nga chỉ có sức mạnh quân sự và điều đó không đủ để đưa họ trở thành siêu cường. Ảnh: RT
Nhưng tại sao Nga không bao giờ có thể trở thành siêu cường?
Theo NetEase, trước tiên cần phải nắm rõ những yếu tố có thể giúp một quốc gia trở thành siêu cường.
Đầu tiên, quốc gia đó cần có lực lượng quân sự mạnh mẽ. Trên đấu trường quốc tế, nắm đấm của ai mạnh hơn thì người đó càng có lợi thế. "Đây là một sự thật bất di bất dịch" – NetEase viết.
Thứ hai, sức mạnh kinh tế của quốc gia đó phải đứng hàng đầu thế giới, bởi kinh tế là nền tảng hỗ trợ sự phát triển mở rộng của một quốc gia. Nếu không có nền kinh tế đủ mạnh để hỗ trợ thì tất cả chỉ là vô nghĩa.
Thứ ba, họ cần có dân số đủ lớn để hỗ trợ, bởi cả sức mạnh quân sự và kinh tế đều được tạo ra bởi con người. Dân số đông và chất lượng cuộc sống cao là những điều kiện quan trọng để tạo nền tảng cho một cường quốc.
Nếu nhìn sang Nga chiểu theo 3 điểm này thì theo NetEase, ngoài sức mạnh quân sự, Nga không có đủ sức mạnh kinh tế và dân số để trở thành siêu cường.
Nền kinh tế của Nga hiện nay đang phụ thuộc vào lĩnh vực xuất khẩu năng lượng. Dầu mỏ và khí đốt tự nhiên trở thành xương sống của nền kinh tế, do vậy, một khi giá dầu sụt giảm thì đó sẽ là đòn giáng mạnh vào hệ thống kinh tế của Nga.
Ngược lại, nếu nhìn sang Mỹ có thể thấy hiện họ là siêu cường duy nhất trên thế giới. Mặc dù Mỹ đã trở thành một trong những nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu toàn cầu nhưng nền kinh tế của họ không đơn điệu, các giao dịch dầu mỏ chỉ là một phần trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Vì thế, khi giá dầu giảm, nền kinh tế Mỹ không bị thiệt hại nghiêm trọng.
Báo Trung Quốc: Tham vọng nhưng bất lực – Vì sao Nga sẽ không bao giờ trở thành siêu cường? - Ảnh 2.
Theo NetEase, nền kinh tế của Nga phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ. Ảnh: Oilprice
Bên cạnh đó, mặc dù Nga hoàn toàn thừa hưởng các cơ sở công nghiệp nặng từ thời Liên Xô nhưng cũng thừa hưởng cả những thiếu sót trong phát triển công nghiệp của Xô Viết.
Hiện nay công nghiệp nặng của họ đã phát triển nhưng công nghiệp nhẹ vẫn ở trong tình trạng tồi tệ. Bàn chải đánh răng, kem đánh răng, khăn tắm, quần áo và nhiều mặt hàng thiết yếu khác tại Nga đang phải nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ngoài ra, theo NetEase, vị trí địa lý cũng là một nhân tố gây ảnh hưởng tới tham vọng siêu cường của Nga. Mặc dù nước này có bờ biển rất dài nhưng phần lớn lại trải dọc theo vùng Bắc Băng Dương băng giá.
Hiện nay, các hoạt động thương mại trên biển đóng vai trò quyết định tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Chẳng hạn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và nhiều quốc gia khác đều phát triển lên sau Thế chiến II nhờ các hoạt động này.
Do đó, có thể nói rộng ra rằng, vị trí địa lý giữ vai trò quyết định tốc độ phát triển kinh tế của một nước, và với tình hình kinh tế như hiện nay, "Nga sẽ không bao giờ đủ khả năng trở thành siêu cường" , NetEase viết.
Về dân số, Nga hiện là quốc gia có lãnh thổ lớn nhất thế giới nhưng dân số chỉ khoảng 145 triệu người. Một số người cho rằng với mức dân số trên 100 triệu người, Nga đã được xem là quốc gia có dân số lớn.
Tuy nhiên, nếu đặt trong sự tương quan với diện tích lãnh thổ thì số dân này chưa phải mức lớn. Ví dụ, Nhật Bản có diện tích chưa đầy 380.000 km2 nhưng đã có hơn 120 triệu dân sinh sống.
Điều tồi tệ nhất chính là vấn đề dân số già. Đây là một vấn đề mà nhiều cường quốc đã phát triển phải đối mặt nhưng theo NetEase, Nga "chưa thể xem là một quốc gia đã phát triển".
Trang mạng Trung Quốc cho rằng, nếu xu hướng này cứ tiếp tục thì Nga thậm chí không có đủ nhân lực để đáp ứng nhu cầu thường nhật của quân đội, nhằm duy trì sức mạnh quân sự.
"Mặc dù Nga tham vọng, nhưng do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác, Nga chỉ có thể là một cường quốc trong khu vực, không thể thành siêu cường thế giới", NetEase kết luận.

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH Ở BIỂN ĐÔNG

28-5-2020
Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, thất bại từ COVID-19 ở Hoa Kỳ và hoạt động quân sự gia tăng làm tăng nguy cơ xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở Biển Đông. Nguy cơ đối đầu quân sự ở Biển Đông liên quan đến Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể tăng lên đáng kể trong mười tám tháng tới, đặc biệt nếu mối quan hệ của cả hai nước tiếp tục xấu đi vì những xung đột thương mại đang diễn ra và những lời buộc tội về đại dịch.

Trong hình ảnh có thể có: đại dương, bầu trời, ngoài trời và nước

Tập Cận Bình có thể cảm thấy buộc phải tăng tốc các mốc hoạch định của mình ở Biển Đông để duy trì vị thế hợp nhất của y trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là nếu tình hình chính trị ở Hồng Kông xấu đi, việc thống nhất hòa bình với Đài Loan trở nên ít có khả năng hơn, hoặc chỉ trích trong nước về việc y quản lý sự gia tăng lây lan của dịch coronavirus mới. Với sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vào năm 2020 dự kiến chỉ đạt 1,2%, mức thấp nhất kể từ giữa những năm 1970, Tập Cận Bình có thể thấy cần phải chứng minh sức mạnh trong khi Bắc Kinh đối phó với sự sụp đổ kinh tế từ đại dịch. Trung Quốc đã tuyên bố hai khu hành chính mới ở Biển Đông vào tháng 4 năm 2020 và đã leo thang chỉ trích về các tuần hành cho tự do hoạt động hàng hải (FONOPs) của Hoa Kỳ trong khu vực. Hơn nữa, với kỳ vọng rằng giai đoạn đầu tiên của những nỗ lực hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc sẽ được hoàn thành vào năm 2020, Tập có thể tin tưởng hơn rằng Trung Quốc sẽ thành công trong việc thúc đẩy các yêu sách của mình về mặt quân sự, đặc biệt là nếu Hoa Kỳ bị phân tâm trong việc quản lý đại dịch hoặc phải đối phó với hậu quả kinh tế của nó.
Có một số chỉ số khả dĩ về một bước ngoặt mạnh mẽ trong chiến lược của Trung Quốc. ĐCSTQ có thể tăng cường sử dụng các tuyên truyền tu từ dân tộc, thường là tiền thân của việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc. Tập có thể chú trọng thường xuyên hơn về các vấn đề chủ quyền của Biển Đông và cam kết giải quyết chúng trong nhiệm kỳ của mình. Có thể có một sự gia tăng trong các cuộc kêu gọi từ các tờ báo nhà nước về Trung Quốc thực thi chủ quyền của mình bằng cách thực hiện hành động quân sự. Hoa Kỳ quan tâm đến việc duy trì uy tín của mình như một đối tác đáng tin cậy và bảo lãnh cho hòa bình và ổn định trong khu vực. Do đó, Hoa Kỳ sẽ bảo vệ các đồng minh và sự cởi mở của Biển Đông, điều rất quan trọng cho an ninh và thịnh vượng của Hoa Kỳ. Hội đồng Quan hệ đối ngoại (the Council on Foreign Relations), Trung tâm hành động phòng ngừa (the Center for Preventive Action) đã đưa ra các khuyến nghị sau đây vào ngày 21 tháng 5 năm 2020.
Hoa Kỳ nên thiết lập một biện pháp răn đe đáng tin cậy để can ngăn Trung Quốc theo đuổi sự kiểm soát lớn hơn đối với Biển Đông thông qua các biện pháp quân sự. Hoa Kỳ nên làm điều này bằng cách cải thiện tư thế lực lượng của Hoa Kỳ trong khu vực và báo hiệu cho Trung Quốc tầm quan trọng cho Hoa Kỳ đối với Biển Đông mở và giải quyết xung đột hòa bình. Để ngăn chặn một cuộc đối đầu quân sự ở Biển Đông, Hoa Kỳ nên thực hiện các biện pháp sau đây:
-Tăng tiến độ của các hoạt động quân sự ở Biển Đông. Hoa Kỳ nên tăng cường các hoạt động quân sự với các quốc gia có cùng chí hướng, chẳng hạn như Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Singapore, để bù đắp cho các nguồn lực hạn chế trong khu vực. Hải quân Hoa Kỳ và hải quân các nước liên kết nên tuần hành qua vùng biển tranh chấp thường xuyên hơn và thường xuyên hóa các FONOP. Động thái này sẽ báo hiệu cho Trung Quốc rằng Hoa Kỳ và đồng minh không tôn trọng các yêu sách lãnh thổ quá mức của Trung Quốc. Không quân Hoa Kỳ cũng nên áp dụng vai trò tích cực hơn trong việc thực hiện phiên bản FONOP của riêng mình để thách thức các yêu sách song song của Trung Quốc đối với không phận phía trên Biển Đông. Hơn nữa, quân đội Hoa Kỳ nên tiếp tục thực hành về việc không cung cấp thông báo trước về hoạt động quân sự của mình. Làm như vậy sẽ tạo ra ấn tượng rằng quân đội Hoa Kỳ tuân thủ luật pháp trong nước của Trung Quốc, tạo cảm tưởng là Hoa Kỳ hỗ trợ các yêu sách của Trung Quốc.
-Nếu có những chỉ số cho thấy Trung Quốc đang xem xét hành động quân sự chống lại các bên yêu sách khác trong tranh chấp khu vực, Hoa Kỳ cũng nên cứng rắn hơn để thiết lập lại sự răn đe. Ví dụ, cần gửi các tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển và Hải quân Hoa Kỳ để tuần tra vùng biển trong Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines để ngăn chặn TQ chiếm lấy Bãi cạn Scarborough. Để nói với Trung Quốc rằng sử dụng các tài sản phi quân sự như tàu đánh cá dân quân Trung Quốc trên vùng biển nầy, có thể gây ra phản ứng quân sự của Hoa Kỳ, tổng thống Mỹ cũng nên tuyên bố trong một bài phát biểu chính sách lớn rằng việc kích hoạt nghĩa vụ phòng thủ lẫn nhau có thể được kích hoạt bởi bất kỳ loại tấn công nào đe dọa sự an toàn của lực lượng, máy bay hoặc tàu công cộng của Philippines ở Biển Đông. Vị trí này cần được truyền đạt trực tiếp trong mọi hội nghị cấp cao và gặp mặt trực tiếp với các quan chức chính phủ cao cấp. Đáp ứng ngay lập tức và tương xứng với từng hành động gây hấn của Trung Quốc trong các vùng biển này, bất kể mục tiêu của nó là gì.
-Tùy thuộc vào hành vi và các quốc gia liên quan, Hoa Kỳ nên đáp trả bằng cách đưa ra tuyên bố, tiến hành diễn tập quân sự hoặc gây áp lực ngoại giao. Tuy nhiên, câu trả lời không nên được xác định bởi các tài sản hoặc tổ chức của Trung Quốc có liên quan; thay vào đó, Hoa Kỳ nên đáp trả các tàu bảo vệ bờ biển và các tàu cá dân quân của Trung Quốc giống như cách đối với một tàu hải quân Trung Quốc. Hơn nữa, Hoa Kỳ nên chắc chắn đáp trả ngay cả khi vụ việc liên hệ đến một nước không ký hiệp ước đồng minh với Hoa Kỳ, vì điều này nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ nghiêm túc trong việc bảo vệ các quy tắc quốc tế, bất kể ai là người vi phạm và bản chất của vi phạm.
-Nâng cao chất lượng của các khả năng trinh sát và giám sát hàng hải của các nước tranh chấp tại Biển Đông. Bước này sẽ giúp ngăn chặn Trung Quốc bằng cách cải thiện thời gian cảnh báo của các bên khiếu nại và khả năng thực hiện phản ứng phối hợp với các nỗ lực của Trung Quốc để thay đổi hiện trạng. Các biện pháp như vậy về cơ bản là phòng thủ và sẽ ít khiêu khích đối với Bắc Kinh hơn các biện pháp tấn công. Điều cũng cần làm là các nhiệm vụ an ninh phi truyền thống như viện trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Đề xuất các yếu tố của một sự sắp xếp có thể chấp nhận và bền vững sẽ giúp tránh và làm leo thang một cuộc đối đầu.
-Có khả năng thất bại về nâng cao quân sự trong một cuộc khủng hoảng để thuyết phục Trung Quốc từ bỏ lợi ích của mình. Thay vào đó, Hoa Kỳ nên tìm cách thuyết phục Trung Quốc rằng các hành động của họ sẽ rất tốn kém. Một cách để ngăn chặn sự xâm lược của Trung Quốc là theo đuổi các thỏa thuận kiểm soát vũ khí nhằm hạn chế khả năng của Trung Quốc hoặc các thỏa thuận để giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông sẽ làm giảm ham muốn sử dụng vũ lực. Hoa Kỳ cũng nên tìm kiếm sự nhượng bộ từ Trung Quốc trong việc giải thích các quyền hàng hải và do đó buộc Trung Quốc phải giải thích các hoạt động của họ trong việc hạn chế tự do hàng hải.
-Thiết lập một bộ quy tắc ứng xử với các quốc gia có cùng chí hướng và yêu cầu Trung Quốc ký kết.
-Nếu Bắc Kinh từ chối hành động theo các quy tắc này, Washington nên thành lập một liên minh để hạn chế rộng rãi quyền truy cập của Trung Quốc vào công nghệ và thông tin liên quan. Washington thậm chí nên đe dọa trục xuất Bắc Kinh khỏi các cơ quan quốc tế có liên quan.
-Chỉ định một đặc phái viên về các vấn đề Biển Đông.
Một đặc phái viên có thể giúp Hoa Kỳ cải thiện sự phối hợp ngoại giao với các nước Đông Nam Á, tạo điều kiện cải thiện kết nối giữa các chủ thể khu vực và đàm phán thỏa thuận được đề xuất ở trên. Đặc phái viên này nên là một người phát ngôn cá nhân từ tổng thống để báo hiệu tầm quan trọng của vấn đề Biển Đông đối với Hoa Kỳ và nên phối hợp với Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao thông qua các cơ chế của Hội đồng Bảo an Quốc gia. Đặc phái viên nên đàm phán trong khu vực với đại diện của các nước Đông Nam Á để thiết lập những kỳ vọng chung về quyền hàng hải và hành vi hàng hải được chấp nhận. Sau đó, Hoa Kỳ và các đồng minh nên đưa ra các sáng kiến ngoại giao và pháp lý để gây áp lực với Trung Quốc nếu vi phạm những hiểu biết này. Đặc phái viên nên tạo điều kiện cho sự phối hợp giữa các chủ thể khu vực nếu Trung Quốc có hành động quân sự trực tiếp hơn.
Lý tưởng nhất, những biện pháp này sẽ đủ để ngăn chặn sự leo thang của quân đội dẫn đến một cuộc đối đầu. Nếu những nỗ lực trước đó để ngăn chặn các hành động và hoạt động mạnh mẽ hơn của Trung Quốc thất bại, Hoa Kỳ nên thực hiện các bước sau để khôi phục tính răn đe và hạn chế lợi ích của Trung Quốc hơn nữa.
-Tăng cường khả năng phòng thủ của các bên yêu sách Biển Đông khác. Hoa Kỳ nên xem xét lại lập trường trung lập của mình đối với các yêu sách Biển Đông và hỗ trợ các nước yêu sách khác chống lại Trung Quốc. Nó có thể giúp tăng cường các quốc gia Đông Nam Á, khả năng chống tiếp cận và từ chối khu vực, bao gồm cải thiện mạng lưới tình báo và giám sát và củng cố các cơ sở trên đảo, để cảnh báo và bảo vệ chống lại các hành động xâm lược của Trung Quốc. Hoa Kỳ cũng nên đề nghị triển khai các đơn vị phòng thủ từ Hoa Kỳ và lý tưởng nhất là từ các đồng minh đến các quốc gia duyên hải Biển Đông.
-Tìm kiếm sự tiếp cận quân sự đến các cơ sở đối tác mới ở Biển Đông.
Để thể hiện quyết tâm của Hoa Kỳ và khả năng bảo vệ tự do hàng hải và hàng không, Hoa Kỳ nên báo hiệu sự sẵn sàng mở rộng sự hiện diện quân sự của mình ở các quốc gia Đông Nam Á khác và thậm chí trên hoặc xung quanh một số đảo tranh chấp nếu Trung Quốc không trở lại hiện trạng trước đó hoặc cam kết một thỏa thuận duy trì hòa bình trong tương lai. Các quốc gia trong khu vực sẽ phải đối mặt với những khó khăn chính trị để cấp quyền truy cập cho quân đội Hoa Kỳ, nhưng một cuộc khủng hoảng hoặc xung đột có thể làm cho việc đó trở nên khả thi hơn. Sẽ có lợi cho Hoa Kỳ khi đạt được thỏa thuận với các bên yêu sách cho phép các lực lượng Hoa Kỳ đến thăm hoặc luân chuyển qua các đảo chiến lược ở Biển Đông.
-Duy trì liên lạc khủng hoảng mở với Bắc Kinh để tránh truyền thông và xung đột không cần thiết.
Trước khi một cuộc xung đột nổ ra, Washington nên tuyên bố sẵn sàng nói chuyện tại bất kỳ thời điểm nào và sẵn sàng thiết lập các kênh và giao thức rõ ràng trong giai đoạn sớm nhất của một cuộc khủng hoảng. Truyền thông khủng hoảng hiện tại có thể không đủ, và Washington nên cố gắng mở rộng chúng. Bắc Kinh có khả năng kháng cự, nhưng điều này không có nghĩa là lãng phí nỗ lực. Nếu tình hình leo thang, Hoa Kỳ cần có khả năng chứng minh với các quốc gia khác trong khu vực rằng họ đã đi hết sực và rất lâu để tránh xung đột.
Chiến lược hiệu quả nhất của Hoa Kỳ nên kết hợp các sáng kiến ngoại giao với tư thế răn đe mạnh mẽ hơn trong khu vực. Tuy nhiên, để bất kỳ sáng kiến nào thành công, Hoa Kỳ sẽ cần một chiến lược lâu dài để ngăn chặn sự xâm lược của Trung Quốc, để đáp trả nếu một cuộc đối đầu xảy ra và, nếu cần, để đánh bại Trung Quốc trong một cuộc xung đột quân sự. Thành công sẽ đòi hỏi sự đồng thuận giữa hai đảng ở Hoa Kỳ và một thỏa thuận rằng việc duy trì Biển Đông tự do và cởi mở là rất quan trọng đối với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Quốc hội đã đạt được một số tiến bộ về vấn đề này, với Đạo luật trừng phạt Biển Đông và Biển Đông năm 2019, nhưng điều đó là không đủ.
Ngăn chặn Trung Quốc giành quyền kiểm soát các vùng biển quan trọng này phải là ưu tiên hàng đầu của Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao. Nếu không có mức độ chú ý này, Hoa Kỳ khó có thể thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực, đồng thời ngăn cản Trung Quốc theo đuổi các lựa chọn quân sự.