Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

CHIẾN TRANH MẠNG CỦA TRUNG QUỐC




Ngày nay, thế giới đang bước vào kỷ nguyên 4.0, internet phát triển như vũ bão. Việc tác chiến trên không gian mạng là vô cùng quan trọng. Nhưng về khoản này thì Trung Quốc lại khác biệt hoàn toàn với thế giới, thay vì đề phòng trước những mối đe dọa tiềm tàng thì họ lại chủ động tấn công. Chính họ mới trở thành mối đe dọa.
Từ năm 2000, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu quan tâm đến chiến tranh mạng. Năm 2015, Trung Quốc công bố: "Sách trắng về chiến lược quân sự Trung Quốc".
Sách trắng có đoạn: "Không gian mạng đã trở thành trụ cột phát triển kinh tế-xã hội và lĩnh vực mới về an ninh quốc gia...Do không gian mạng tác động nhiều đến an ninh quân sự, Trung Quốc sẽ thúc đẩy phát triển lực lượng tác chiến không gian mạng và tăng cường khả năng nhận thức về không gian mạng, phòng vệ không gian mạng...".
Theo kế hoạch cải tổ và hiện đại hóa quân đội của Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc. Ngày 31/12/2015, 3 đơn vị mới được thành lập gồm: Tổng tư lệnh lục quân, lực lượng tên lửa và lực lượng hỗ trợ chiến lược (SSF).
SSF nhận lệnh trực tiếp từ Quân Ủy Trung Ương, phụ trách 4 lĩnh vực gồm: Không gian mạng, điện tử, thông tin và không gian.
Các tài liệu quân sự cho thấy SSF trong Giải Phóng Quân Trung Quốc (PLA) được chia thành nhiều tổng cục khác nhau. Tổng cục 3-hay còn gọi là 3PLA, có tới 100.000 tin tặc được Chính Phủ đào tạo để phục vụ cho chiến tranh mạng và tình báo mạng. Nhóm này hầu hết là các chuyên gia rất giỏi về tấn công mạng, công nghệ thông tin, bẻ khóa (code-breaking) và ngoại ngữ. Năm 2014, Mỹ truy nã 5 hacker Trung Quốc vì đã tấn công các công ty nước này. Họ được cho là nằm trong 3PLA, tuy nhiên Trung Quốc đã phủ nhận điều đó. Họ lúc nào mà chẳng phủ nhận.
Nhóm tin tặc bị Mỹ truy tố thuộc đơn vị 61398, chính là "Cục 2" của "Tổng Cục 3".
(Link Wiki này đã được khóa)
Ngoài ra, SSF còn có thêm 2 Tổng Cục nữa là Tổng Cục 4 (4PLA)-là nơi tập hợp các sĩ quan tình báo điện tử quân sự và dịch vụ tác chiến điện tử và Tổng cục 2 (2PLA)-là nơi đào tạo những tình báo quân sự và gián điệp truyền thống. Cả hai Tổng Cục trên đều hỗ trợ cho Tổng Cục 3.
Theo các tài liệu của NSA (Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ), trong vòng 3 năm qua, các hacker của 3PLA đã thực hiện hơn 30.000 cuộc tấn công mạng nhắm vào Mỹ, trong đó hơn 500 vụ hướng tới các mạng lưới doanh nghiệp, tổ chức quốc phòng. Rất nhiều tài liệu mật đã bị lấy cắp, điển hình là việc đánh cắp dữ liệu của 2 chiếc máy bay phản lực F-35 và F-22, máy bay ném bom B-2, các hệ thống laser không gian...
Không chỉ mỗi Mỹ, cả Nga cũng thành nạn nhân nốt.
Chỉ trong một thời gian ngắn, số lượng các vụ tấn công mạng nhắm vào Nga đã tăng gấp 3 lần. Từ 72 vụ (năm 2015) đến 194 vụ trong 7 tháng đầu năm 2016. Các hacker Trung Quốc không chỉ nhắm vào các ngành công nghiệp mũi nhọn mà còn ngang nhiên xâm nhập vào hệ thống quốc phòng, hạt nhân và hàng không nước này.
“Các vụ xâm nhập vẫn diễn ra hàng ngày, bất chấp quan hệ ngoại giao hữu nghị giữa Nga và Trung Quốc. Mặc dù chính phủ hai nước đã ký kết các hiệp định về An ninh không gian mạng, hợp tác và không xâm lược, nhưng có vẻ không hiệu quả lắm".
Phần mềm độc hại mà Trung Quốc dùng để tấn công Nga gồm 50 loại virus trojan, gây thiệt hại cho 35 công ty và các tổ chức trong nước. Ngoài ra còn có 7 tổ chức quân sự chuyên về tên lửa, radar và công nghệ hải quân, 5 cơ quan bộ của chính phủ, 4 doanh nghiệp hàng không và 2 công ty thuộc ngành công nghiệp hạt nhân.
Đôi khi EU và Việt Nam cũng bị rơi vào tầm ngắm của lực lượng này. Với Việt Nam thì lực lượng này chuyên quấy nhiễu các thông tin về biển Đông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét