Như ở bài trước đã nói, "Cục Hoa Nam" khét tiếng này chỉ "thay tên đổi họ" mà thôi chứ chưa hề tuyên bố giải tán. Mà thay tên đổi họ mấy lần đi chăng nữa thì bản chất và chức năng của nó vẫn vậy.
Thế là ác mộng của người Việt bắt đầu.
Với nhiều người khó tính, chắc chắn là chưa đủ thuyết phục:"Làm sao mà biết được tình báo Hoa Nam làm gì ở Việt Nam ? Mà cũng chả có ai xác nhận là họ tồn tại ở Việt Nam cả, toàn tưởng tượng".
Để trả lời câu hỏi trên, tôi sẽ trích lại nguyên văn:"Phần thứ 4: Trung Quốc với nước Việt Nam hoàn toàn giải phóng và thống nhất(từ tháng 5/1975 đến nay) mục II: Điên cuồng chống Việt Nam nhưng còn cố giấu mặt, đoạn 2: Dùng vấn đề người Hoa để chống Việt Nam từ bên trong" trong cuốn:"Sự thật về mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua" do "Nhà Xuất Bản Sự Thật" phát hành tháng 10/1979 có đoạn sau:
"Họ lập ra mạng lưới gián điệp và các tổ chức phản động của người Hoa trên đất Việt Nam. Các tổ chức gọi là “Hoa Kiều hòa bình liên hiệp hội”, “Hoa Kiều tiến bộ”, “Hội học sinh Hoa Kiều yêu nước”, “Mặt trận thống nhất Hoa Kiều”v.v.. do Bắc Kinh thành lập và chỉ huy đã hoạt động chống lại các chính sách của chính quyền, chống lệnh đăng ký nghĩa vụ quân sự, kích động tâm lý huyết thống trong người Việt gốc Hoa. Họ in tiền giả, đầu cơ tích trữ, nâng giá hàng hóa nhằm phá kế hoạch ổn định và phát triển kinh tế của các cơ quan Nhà Nước Việt Nam. Với những thủ đoạn đó, những người cầm quyền Bắc Kinh đã gây thêm khó khăn cho nhân dân Việt Nam vốn đã gặp biết bao khó khăn sau 30 năm chiến tranh, khiến cho nhiều người về sau bỏ nước ra đi tìm một nơi mà họ cho là dễ làm ăn hơn. Từ những bài học trong quá khứ để có nhận định: Kẻ được lợi nhất trong những sự việc vừa qua chính là nhà cầm quyền Trung Quốc. Do vậy, không loại trừ khả năng có bàn tay đen của:"Tổng cục tình báo Hoa Nam" tham gia vào sự vụ này".
Ngay cả Mỹ mà gián điệp Trung Quốc còn nằm vùng đầy rẫy ra huống chi các nước Đông Nam Á ? Nhưng vấn đề là họ đã làm gì ở Việt Nam ? Bây giờ lấy luôn 1 ví dụ cụ thể để mọi người thấy được mức độ phá hoại của "Cục Hoa Nam" kinh hoàng thế nào.
Ngày 30/3/2020, phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã gửi công hàm số 22/HC-2020 tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc để phản bác lại 2 Công hàm CML/14/2019 và CM/11/2020 của Trung Quốc. Công hàm này ra đời trong bối cảnh Biển Đông đang dậy sóng, đặc biệt sau việc tàu địa chất Hải Dương 8 và các tàu cá của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của nhiều quốc gia ven biển, trong đó có Indonesia, Malaysia và cả Việt Nam.
Nguyên văn công hàm 22/HC-2020 như sau:
"Phái đoàn thường trực nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Liên Hợp Quốc gửi lời chào trân trọng tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và, liên quan đến Công hàm số CML/14/2019 ngày 12/12/2019 nhằm phản hồi đệ trình ngày 12/12/2019 của Malaysia gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa và Công hàm số CML/11/2020 ngày 23/3/2020 của Phái đoàn thường trực nước CHND Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, xin trân trọng bày tỏ lập trường nhất quán của Chính Phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam như sau:
Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.
Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.
Việt Nam khẳng định công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 (Công ước) là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, vùng biển của các cấu trúc luôn nổi tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phải được xác định phù hợp với Điều 121 (3) của Công ước; các nhóm đảo tại Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, không có đường cơ sở được vẽ bằng cách nối liền các điểm ngoài cùng của các cấu trúc xa nhất; các bãi ngầm, hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng. Việt Nam phản đối các yêu sách ở Biển Đông vượt quá những giới hạn được quy định tại Công ước, trong đó có yêu sách quyền lịch sử, các yêu sách này đều không có giá trị pháp lý.
Lập trường nhất quán của Việt Nam về các vấn đề nêu trên đã được khẳng định trong nhiều văn bản lưu hành tại Liên Hợp Quốc và các đệ trình, tuyên bố gửi các cơ quan quốc tế liên quan.
Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đề nghị tổng thư ký Liên Hợp Quốc lưu hành Công hàm này đến tất cả các quốc gia thành viên Công ước, cũng như tất cả các thành viên của Liên Hợp Quốc".
Ngay sau đó, ngày 17/4/2020, phái đoàn thường trực của Trung Quốc cũng đã gửi Công hàm số CML/42/2020 để phản bác lại công hàm của Việt Nam. Trích nguyên văn công hàm của Trung Quốc như sau:
"Phái đoàn Thường trực của nước CHND Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc kính chào ngài Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Tham chiếu các Công hàm trước của chúng tôi số CML/17/2009 và số CML/18/2009 gửi tới Ngài Ban Ki-moon, là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lúc ấy, bởi Phái đoàn Thường trực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc năm 2009, Phái đoàn Trung Quốc xin được tuyên bố quan điểm của Trung Quốc, liên quan đến Công hàm số 22/HC-2020 ngày 30/3/2020, Công hàm số 24/HC-2020 và số 25/HC-2020 ngày 10/4/2020 gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc bởi Phái đoàn Thường trực của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Liên Hợp Quốc như sau:
Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Tây Sa, Nam Sa và các vùng nước liền kề. Trung Quốc có các quyền chủ quyền và tài phán đối với các vùng biển liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Trung Quốc có các quyền lịch sử trên Biển Đông. Chủ quyền của Trung Quốc đối với đảo Nam Hải cũng như các quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông là đã được thiết lập trong một giai đoạn dài của thực tế lịch sử. Các quyền ấy đã được gìn giữ bởi các Chính Phủ Trung Quốc kế tiếp nhau và là nhất quán với luật quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Chính phủ Trung Quốc bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với nội dung trong các Công hàm của Việt Nam số 22/HC-2020, số 24/HC-2020 và số 25/HC-2020.
Chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa đã được công nhận rộng rãi bởi cộng đồng quốc tế. Chính phủ Việt Nam cũng đã công nhận điều ấy một cách rõ ràng. Ngày 4/9/1958, Chính Phủ Trung Quốc ban hành bản "Tuyên bố của Chính Phủ nước CHND Trung Hoa về lãnh hải của Trung Quốc, công bố bề rộng lãnh hải 12 hải lý và quy định rằng:“Điều khoản này áp dụng cho mọi lãnh thổ của nước CHND Trung Hoa, bao gồm quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa cùng mọi đảo khác thuộc Trung Quốc”. Ngày 14/9/1958, Thủ Tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam đã gửi một công hàm ngoại giao tới Tổng lý Quốc Vụ Viện Chu Ân Lai, long trọng tuyên bố rằng “Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính Phủ nước CHND Trung Hoa-quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc” và rằng “Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy”. Trước những năm đầu 1970, Việt Nam đã chính thức công nhận rằng quần đảo Tây Sa và Nam Sa đã luôn là những phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại. Lập trường này đã được phản ánh trong các tuyên bố và công hàm của Chính Phủ Việt Nam, cũng như các bản đồ, sách giáo khoa và báo chí chính thống của nước này.
Sau năm 1975, Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc không phủ nhận (estoppel – “trước sau như một”) và có các tuyên bố lãnh thổ bất hợp pháp về quần đảo Tây Sa và Nam Sa của Trung Quốc. Trong khi vi phạm các mục đích và nguyên tắc của Hiến Chương Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã đưa quân đội xâm phạm và chiếm đóng trái phép một số đảo và bãi đá của quần đảo Nam Sa thuộc Trung Quốc bằng vũ lực, cố tình gây ra tình trạng tranh chấp. Trung Quốc luôn phản đối sự xâm phạm và chiếm đóng của Việt Nam tại một số đảo và bãi đá của quần đảo Nam Sa thuộc Trung Quốc và những hành động đó đã xâm phạm quyền và lợi ích của Trung Quốc ở những vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc. Trung Quốc kiên quyết đòi Việt Nam phải rút mọi lực lượng và phương tiện khỏi các đảo và bãi đá mà nước này đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp.
Đệ trình phối hợp của Việt Nam và Malaysia vào ngày 6/5/2009 cũng như đệ trình của Việt Nam vào ngày 7/5/2009 lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) về ranh giới thềm lục địa mở rộng vượt quá 200 hải lý ở một số vùng của biển "Nam Hải" Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc ở biển "Nam Hải" . Trung Quốc cương quyết phản đối điều này. Lập trường của Trung Quốc về vấn đề này đã được tuyên bố trong các Công hàm số CML/17/2009 và số CML/18/2009 gửi tới ngài Ban Ki-moon, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc thời kỳ ấy, bởi Phái đoàn Thường trực của CHND Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc năm 2009.
Lập trường của Trung Quốc về vấn đề biển "Nam Hải" là rõ ràng và nhất quán, và đã được nêu lên lặp đi lặp lại trong các tuyên bố đưa ra bởi Chính Phủ Trung Quốc cũng như các Công hàm tương ứng trình lên Liên Hợp Quốc.
Phái đoàn Thường trực của CHND Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc yêu cầu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc gửi Công hàm này tới tất cả các quốc gia thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cũng như mọi thành viên của Liên Hợp Quốc.
Nhân dịp này, Phái đoàn Thường trực của CHND Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc một lần nữa xin gửi đến ông Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lời chào trân trọng nhất".
◇_Ngụy tạo chứng cứ
Trong Công hàm mới nhất của Trung Quốc trình lên Liên Hợp Quốc ngày 17/4/2020. Ngoài việc nêu ra công hàm của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958, Trung Quốc còn dựa vào những chứng cứ khác để biện minh rằng Việt Nam cũng đã công nhận một cách rõ ràng chủ quyền của Trung Quốc đối với Trường Sa và Hoàng Sa, "lập trường này đã được phản ánh trong các tuyên bố và công hàm của Chính Phủ Việt Nam, cũng như các bản đồ, sách giáo khoa và báo chí chính thống của nước này".
Một trong những lý do biện minh là “các bản đồ” do chính Việt Nam biên soạn, in ấn và xuất bản. Mặc dù công hàm 17/4 của Trung Quốc không trưng ra mà chỉ nhắc qua "các bản đồ". Nhưng trong văn kiện đầu tiên công bố ngày 30/1/1980, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã đưa ra các tư liệu lịch sử, bản đồ v.v...để chứng minh “Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa” (tức là Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).
Toàn bộ văn kiện ngày 30/1/1980 đã được đăng trên "tạp chí Beijing Review" của Trung Quốc trong số 7 ngày 18/2/1980. Không những nói rõ về các bản đồ, Trung Quốc còn đưa ra cả các ảnh chụp. Hiện web Marxists.org cũng đã đăng:
Trích nguyên văn như sau:
“Các bản đồ chính thức của Việt Nam đều thừa nhận rất rõ rằng hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc. Ví dụ "Bản Đồ Thế Giới " được thiết kế năm 1960 bởi "Phòng Bản Đồ thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã đánh dấu hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa bằng tên tiếng Trung và chú thích trong dấu ngoặc hai quần đảo này thuộc về Trung Quốc. "Tập bản đồ Thế giới" được xuất bản tháng 5/1972 bởi "Cục Đo Đạc và Bản Đồ" trực thuộc Phủ Thủ Tướng Việt Nam cũng đánh dấu hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa bằng tên tiếng Trung".
Câu hỏi được đặt ra là:"Tại sao Phòng Bản Đồ thuộc Bộ Tổng Tham Mưu QĐNDVN lại làm ra một tấm bản đồ như vậy ? Chúng ta không thể nào nói đó là do sơ suất hay nhầm lẫn được, không những ghi tên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng tên Trung Quốc, mà còn chú thích trong dấu ngoặc rằng hai quần đảo này thuộc về Trung Quốc. Tại sao Cục Đo Đạc và Bản Đồ trực thuộc Phủ Thủ Tướng Việt Nam cũng in tên hai quần đảo của Việt Nam bằng tiếng Trung ?". Chắc chắn một điều rằng, người Việt Nam chả ai bị điên mà đi làm chuyện đó cả, còn ai ở đây nữa ?
Theo như tôi được biết thì trong các hồ sơ từ năm 1960, đã có ít nhất một vài người Trung Quốc làm việc trong "Cục Đo Đạc và Bản Đồ" trực thuộc Phủ Thủ Tướng Việt Nam. Đó là một “chuyên gia do Chính Phủ CHND Trung Hoa phái sang giúp Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa“.
Như vậy rõ ràng là "Cục Hoa Nam" đã cài người vào trong "Cục Đo Đạc và Bản Đồ" trực thuộc Phủ Thủ Tướng. Họ nằm sâu trong những cơ quan trọng yếu của quốc gia với nhiệm vụ ngụy tạo chứng cứ cho việc cướp đất và biển đảo. Đó là điều họ đã tính toán từ trước.
Với Việt Nam, "Cục Hoa Nam" chả cần phải sử dụng đến các chiêu thức tinh vi để chui sâu hay leo cao làm gì. Đơn giản là họ chỉ cần lợi dụng tình nghĩa anh em Việt-Trung hồi chống Pháp và sự tin tưởng của người Việt Nam lúc đầu. Một khi Việt Nam đã tin tưởng, TQ sẽ phái sang hàng loạt các "chuyên gia" và "cố vấn" nhằm giúp đỡ xây dựng đất nước, sau đó các "chuyên gia" này được tiếp cận với nhiều tài liệu quan trọng của đất nước và...
Đó là lý do mà gia tộc họ Kim ở Triều Tiên đã rất cảnh giác ngay từ thế hệ của ông Kim Nhật Thành, thậm chí họ còn quét sạch các phần tử thân Trung khỏi bộ máy. Không phải vì ghét Trung Quốc, vấn đề là ta không biết được họ tính làm gì, ngay cả lúc đang thân thiết nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét