Nguồn: TTXVN dịch từ Express.co.uk
Một chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc ngày 10/5 đã lên tiếng cảnh báo rằng phương Tây có thể phải chứng kiến một cuộc xung đột vũ trang với Trung Quốc "trong 5 năm tới" khi một Bắc Kinh ngày càng hiếu chiến từ chối trật tự thế giới thời kỳ hậu dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19).
Cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng liên quan đến cáo buộc rằng Trung Quốc che giấu thông tin về COVID-19 và có những báo cáo cho rằng nước này có ý định thiết lập một Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Nam (Biển Đông).
Tuần trước, một báo cáo bị rò rỉ của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc gửi Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiết lộ rằng thái độ chống Trung Quốc trên toàn cầu đang ở mức cao nhất kể từ cuộc đàn áp ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Các nguồn tin cao cấp của Trung Quốc cho biết ông Tập Cận Bình đang chuẩn bị cho một tình huống xấu nhất là đối đầu vũ trang với Mỹ. Tuy nhiên, quá trình tiến tới chiến tranh của Trung Quốc đã bắt đầu trước khi dịch COVID-19 bùng phát, với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc của Tập Cận Bình và sự gia tăng của cái gọi là chính sách ngoại giao “Chiến binh Sói”- được đặt theo tên một bộ phim trong đó các lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc đánh bại lính đánh thuê Mỹ ở châu Phi và châu Á.
Dean Cheng, chuyên gia nghiên cứu cấp cao về các vấn đề chính trị và quân sự Trung Quốc thuộc Viện nghiên cứu Heritage Foundation của Mỹ, nói: "Chính người Trung Quốc đã mô tả một số nhà ngoại giao của họ là Chiến binh Sói, trong đó có Triệu Lập Kiên, người cho rằng Mỹ đã gây ra đại dịch COVID-19. Đây không phải là Trung Quốc chống chọi với cuộc khủng hoảng COVID-19. Cuộc khủng hoảng này đơn thuần đẩy một cách cửa mà ông Tập Cận Bình đã mở ra khi ông ta lên nắm quyền".
Những "điểm dễ bùng cháy" rõ ràng là Đài Loan và Biển Đông. Ông Cheng nói: "Một cuộc xung đột với Đài Loan là điều có khả năng xảy ra ngay lập tức, và điều này đã trở nên trầm trọng hơn bởi cuộc khủng hoảng COVID-19. Cho đến nay, hầu hết các quốc gia đang hành động theo yêu cầu của Trung Quốc. Tuy nhiên, những bằng chứng chứng minh rằng Trung Quốc không phải là một 'công dân tốt' của thế giới sẽ khiến có thêm nhiều nước công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập trong vòng 5 năm tới. Điều này sẽ dẫn đến các hành động leo thang quân sự của Trung Quốc và phản ứng của Mỹ cũng như Nhật Bản, ít nhất là về mặt ngoại giao, Anh và các đồng minh khác".
Biển Đông cũng là một "thùng thuốc súng" khác. Ông Cheng nói: "Nếu các báo cáo về kế hoạch Trung Quốc thiết lập một ADIZ trên Biển Đông là chính xác, nó sẽ làm gia tăng căng thẳng trên toàn cầu bởi đây là một tuyến hàng hải quan trọng, với tổng lượng hàng hóa trị giá 5,5 nghìn tỷ USD đi qua Biển Đông mỗi năm”. Tuy nhiên, các quy tắc đang thay đổi. Ông Cheng nói: "Ấn Độ và Trung Quốc là hai cái chân của một chiếc ghế ba chân, và vấn đề là chiếc chân thứ ba lại là Pakistan. Sự hỗ trợ của Pakistan cho các tổ chức khủng bố, mối quan hệ ngày càng gần gũi của Pakistan với Trung Quốc và đối thoại ngày càng tăng giữa Mỹ và Ấn Độ là các yếu tố. Trung Quốc đã đưa binh lính vào Ấn Độ trước đó. Nhờ may mắn và sự kiên nhẫn của Ấn Độ nên không ai nổ súng. Nếu điều này xảy ra, Mỹ có thể thấy mình bị lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự. Nếu Kim Jong-un chết thì hẳn một kịch bản khác sẽ xảy ra, và Trung Quốc sẽ can thiệp vào Triều Tiên". Theo ông Cheng, dù Tổng thống Mỹ Donald Trump nổi tiếng là một nhà đàm phán, song điều đó không có nghĩa là ông ấy sẽ tránh xung đột bằng mọi giá". Ông Cheng nhấn mạnh: "Xu hướng của Trump là tạo ra xung đột tài chính để đạt được những gì ông ấy muốn. Tuy nhiên, trong 2 năm đầu tiên nắm quyền, ông ấy đã tiến hành nhiều hoạt động đối ngoại hơn so với những gì [Barack] Obama làm trong 4 năm. Ví dụ, nếu Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan, thậm chí ông ta nói rằng điều đó không thực sự khả thi”.
Trung Quốc cũng thích gây áp lực kinh tế và chính trị hơn là gây sức ép quân sự. Ông Cheng đặt câu hỏi: “Mặc dù Tập Cận Bình không muốn sử dụng vũ lực quân sự như một lựa chọn đầu tiên, ngoại trừ Đài Loan, song liệu điều này có đúng trong 5 năm nữa kể từ bây giờ? Nếu Trung Quốc tạo một ADIZ trên Biển Đông và không thể thực thi nó, ông Tập Cận Bình sẽ mất mặt trong nội bộ và điều đó rất quan trọng. Câu hỏi lúc này không còn là 'phải chăng Trump là một nhà đàm phán?' mà sẽ là 'phải chăng Tập Cận Bình là một nhà đàm phán'? Cho đến bây giờ, mọi người đều chơi theo luật. Tuy nhiên, thế giới hậu COVID-19 sẽ thấy Trung Quốc đặt câu hỏi về giá trị của một cuốn sách luật mà các thế hệ trước buộc phải tuân theo, khi nó không còn phục vụ cho họ".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét