Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

VÌ SAO BQP LÊN TIẾNG VỀ TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG?

Bởi AdminTD - 22/05/2020
Trương Nhân Tuấn
Rất ít khi thấy Bộ Quốc phòng VN lên tiếng về vấn đề chủ quyền biển đảo. Điều này cũng bình thường, vì thái độ của quốc gia thường được thể hiện qua các động thái của bộ Ngoại giao. Chuyện xảy ra vào tuần rồi, trước diễn đàn Quốc hội. Đại diện Bộ quốc phòng lên “trả lời cử tri” về các chất vấn liên quan tình hình biển đảo. Theo tôi ý kiến của Bộ Quốc phòng trong thời điểm này có nhiều ý nghĩa.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, bầu trời

•Báo chí ghi lại nội dung: “Bộ Quốc phòng VN kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, giữ vững 21 đảo (33 điểm đóng quân) ở quần đảo TS và các giàn DK“.
VN như vậy đã “bỏ qua” lịnh cấm đánh cá của TQ từ 1999 đến nay, ở vùng biển phía bắc vĩ tuyến 13°. Qua việc lên tiếng này, phải chăng VN muốn vạch ra cho TQ thấy đâu là “giới hạn” của VN ở Biển Đông?
***
Tranh chấp giữa Mỹ và TQ hiện nay đang rất căng thẳng. Cái bẫy Thucydide có thể “khởi động” bất cứ lúc nào có hành vi “sai lầm” của một bên. Đài Loan và biển Đông có thể là “đòn bẫy” làm thay đổi hiện trạng khu vực (và sắp xếp lại trật tự thế giới).
Một số các giới hạn, nếu TQ vượt qua, VN sẽ đứng về phía Mỹ và phát động chiến tranh. Đó là: 1/ TQ không được đặt vùng “nhân dạng phòng không – ADIZ” trên vùng biển dưới vĩ tuyến 13° ở Biển Đông. 2/ TQ không được chiếm các đảo Trường Sa hiện do VN chiếm đóng. 3/ TQ không được xâm phạm vùng kinh tế độc quyền 200 hải lý của VN, đặc biệt vùng nam vĩ tuyến 13°…
Ý kiến của bộ Quốc phòng VN trước diễn đàn Quốc hội có thể xem như là “thông điệp” của VN cho TQ: -Các anh làm gì ở vùng bắc vĩ tuyến 13° tôi không quan tâm. Mấy anh vượt qua lằn ranh 13° là không được.
Điều chắc chắn là TQ sẽ ra tuyên bố vùng “nhận diện phòng không – ADIZ” vùng biển Hoa Nam (tức biển Đông). Chỉ là thời điểm khi nào thì thích hợp và khi nào thì TQ có khả năng làm việc đó.
Logic thì TQ sẽ tuyên bố vùng ADIZ phù hợp với ranh giới “đường lưỡi bò” dưới biển. Điều khó khăn là, làm thế nào xác định cụ thể “ranh giới” của đường này? Vô phương! Trong khi TQ chưa kiểm soát được hoàn toàn các đảo ở Trường Sa. Và giả sử khi TQ kiểm soát tất cả các đảo TS thì tiềm năng không quân và hải quân TQ cũng chưa đủ để bảo vệ một không gian và vùng biển lớn lao như vậy. Luật và tập quán quốc tế nhìn nhận “vùng nhận diện phòng không” của một quốc gia tương ứng với ranh giới trên đất liền và ranh giới dưới biển (200 hải lý tính từ bờ, hay từ các đảo) của quốc gia này.
Lằn ranh vĩ tuyến 13° vì vậy có thể sẽ là ranh giới “tạm thời” phía nam của vùng “nhận diện phòng không – ADIZ” của TQ vùng biển Hoa Nam.
Nếu TQ tôn trọng giới hạn này thì VN “chưa lựa chọn phe nào” trong cuộc chiến Mỹ-Trung.
Nhưng ý kiến của BQP cũng là cách để “trả lời” TQ qua công hàm gởi LHQ ngày 17 tháng 4 năm 2020. Nội dung công hàm này TQ nhắc lại các “cam kết” của VNDCCH năm 1958 là “nhìn nhận” chủ quyền của TQ ở HS và TS. TQ cho biết họ sẽ sử dụng mọi biện pháp để thu hồi các đảo TS.
Để ý, trước nay mỗi khi phía TQ nhắc công hàm 1958 của PVĐ thì VN “im lặng”. Giàn học giả “đỉnh cao” của VN không có lý lẽ nào “xuôi tai” để “tham mưu” bộ Ngoại giao phản biện lại ý kiến của Trung cộng.
Dĩ nhiên khi bên dùng lý lẽ hết ý thì phải giao cho bên cầm súng thôi.
“Học giả đỉnh cao” hết ý không có nghĩa Việt Nam không còn lý lẽ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét