Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Chỉ Mỹ mới có thể ngăn chặn bành trướng, chiến tranh ở châu Á


Chiến tranh có xảy ra ở châu Á hay không phụ thuộc vào thái độ và hành động của Washington chứ không phải Bắc Kinh.
Sức mạnh Không quân Mỹ.Sức mạnh Không quân Mỹ.
Tạp Chí National Interest của Mỹ gần đây đăng tải bài nhận định khá sâu của tác giả Gordon G. Chang trong đó nhấn mạnh rằng dù một cuộc chiến tranh quy mô lớn có thể xảy ra ở Đông Á hay Biển Đông đi chăng nữa thì Trung Quốc không phải là nước quyết định được điều này bởi Hoa Kỳ mới là nước có khả năng quyết định để chiến tranh nổ ra ở Á châu hay không.

Tác giả Gordon G. Chang cũng đã đưa ra nhiều dẫn chứng, sử liệu trong các cuộc chiến tranh lớn nhất thế giới để chứng minh cho nhận định của mình.

Gordon G. Chang cho rằng đội ngũ lãnh đạo cao cấp ở Bắc Kinh không đủ khả năng quyết định để chiến tranh có thể nổ ra ở khu vực hay không.

Người đưa ra nhận định này cũng chính là tác giả của cuốn sách đang gây sự chú ý có tên "The Coming Collapse of China". 

Gordon G. Chang đặt giả thuyết và trả lời rằng "nếu dư luận đang cố gắng phán đoán mốc thời gian khi tiếng súng đạn chiến tranh đầu tiên xuất hiện ở châu Á thì chắc chắn phải quan sát các động thái của Washington".

Như nhiều nhà phân tích trước đó đã nhận định, khu vực châu Á từ nay sẽ là một trong những nơi chắc chắn sẽ không bao giờ kết thúc khủng hoảng bởi các nhà lãnh đạo Bắc Kinh tin rằng đất nước Trung Hoa sẽ còn mạnh và to lớn hơn bây giờ rất nhiều.

Chính vì trong tư duy và suy nghĩ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã như vậy nên trong tương lai, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh các hoạt động bành trướng, mở rộng lãnh thổ về hướng Đông và hướng Nam của châu lục thông qua các chiến thuật sử dụng vũ lực hòng kiểm soát thêm được các vùng biển và vùng trời ở xunh quanh châu Á dù một số nơi đang được thế giới coi như các vùng biển, vùng trời quốc tế nơi được phép đi lại, lưu thông một cách vô hại.

Ông Gordon G. Chang nhận định: "Thật không may, Hoa Kỳ trong một vài cách thức nào đó đã trở thành lý do để Trung Quốc gia tăng các hoạt động thù địch, khiêu khích ở khu vực, Và, hiện nay, sự năng động của các hành động hiếu chiến đã bắt đầu. Chắc chắn Trung Quốc sẽ không dừng lại nếu nước này chưa bị một thế lực khác mạnh hơn chặn lại, buộc Bắc Kinh phải chấm dứt các hành động bành trướng lãnh thổ".
Hải quân Mỹ.
Theo Gordon G. Chang, sự thù địch và bành trướng của Trung Quốc đã bộc lộ vào mùa Xuân năm 2012 khi tàu Trung Quốc và tàu Philippines xảy ra đối đầu ở khu vực bãi cạn Scarboroug nằm ở phần phía Bắc của khu vực Biển Đông.

Đứng trước sự kiện này, Washington khi đó được xem như đã đóng vai nhà cái, đưa ra những mặc cả để Philippines và Trung Quốc không xảy ra đối đầu quân sự tại Biển Đông.

Bằng việc Hoa Kỳ can thiệp, cả Trung Quốc và Philippines đều đồng ý rút tàu khỏi khu vực tranh chấp. Philippines đã hoan nghênh sự can dự của Mỹ nhưng nhờ sự khôn lỏi và thủ đoạn cộng với năng lực hải quân tốt hơn, Trung Quốc đã kiểm soát được bãi cạn Scarborough.

Trung Quốc đã quyết tâm giành bãi cạn Scarborough bởi nước này tính toán rằng khu vực này chỉ nằm cách đảo Luzon  chỉ khoảng 124 hải lý - nơi được xem là có chức năng hộ vệ cho các cảng chiến lược Manila và Subic của Philippines.

Trung Quốc kiểm soát Scarborough sau đó bởi Hoa Kỳ đã không quyết liệt bảo vệ thỏa thuận trước đó đã được Philippines và Trung Quốc nhất trí và cuối cùng nhà cái Washington đã không đạt được tính toán ban đầu của mình (theo các nhà quan sát, sở dĩ Mỹ buộc phải làm vậy để tránh đối đầu quân sự với Bắc Kinh).

Tuy nhiên, đến nay, cách làm của Hoa Kỳ khi ấy đã để lại hậu quả đó là đã để các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ có khả năng gia tăng sức ép, dọa nạt và chiếm thêm đảo, đá mà Philippines đang kiểm soát trên Biển Đông, điển hình là khu vực Bãi Cỏ Mây (thuộc chủ quyền của Việt Nam) hiện do Philippines bố trí một con tàu sắt cho lính đồn trú để kiểm soát).

Trường hợp gần tương tự cũng xảy ra đối với quần đảo Senkaku trên khu vực Biển Hoa Đông do Nhật Bản hiện nay đang kiểm soát nhưng tàu thuyền, máy bay Trung Quốc thường xuyên lởn vởn, hoạt động ở khu vực này.

Theo Gordon G. Chang, các nhà hoạch định chính sách, chiến lược của Hoa Kỳ đã nhận được những bài học đắt giá từ những sự kiện như vậy và Mỹ đã, đang và sẽ thay đổi để ngăn chặn Trung Quốc tiến xa hơn.

Chính các nhà sử học quân sự của Mỹ cũng phải thừa nhận rằng việc Hoa Kỳ và đồng minh tiến hành các hoạt động ngăn chặn đã chấm dứt bá mộng ngay từ đầu của Hitler trong giai đoạn Thế chiến thứ II.

Cuối cùng, tác giả Gordon G. Chang cho rằng, chiến tranh có xảy ra ở châu Á hay không phụ thuộc vào thái độ và hành động của Washington chứ không phải Bắc Kinh.
http://viettimes.vn/the-gioi/chi-my-moi-co-the-ngan-chan-banh-truong-chien-tranh-o-chau-a-64398.html

TQ dồn tàu chiến đối phó vụ kiện Biển Đông?

Trung Quốc tập trung tàu chiến của 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải, Nam Hải, nhằm đối phó với phán quyết của tòa án quốc tế về vụ kiện Biển Đông.
Theo mạng tin Đông Phương, các tàu chiến trên hiện tập trung tại một căn cứ của hạm đội Nam Hải. Động thái này của Trung Quốc diễn ra ngay sau khi Mỹ quyết định triển khai các biên đội tàu sân bay trong khu vực.
Mạng tin trên cho biết, từ 26/6, trên một diễn đàn quân sự của Trung Quốc đã xuất hiện những bức ảnh của thành viên chụp tại “một căn cứ của Hạm đội Nam Hải” mà những nhà phân tích cho là Tam Á ở Hải Nam.
Các bức ảnh cho thấy sự có mặt của khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường kiểu 052C Thẩm Dương (số 115) -- chiến hạm chủ lực của hạm đội Bắc Hải; các khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường Ninh Ba (139) và tàu hộ vệ tên lửa kiểu 056 Triều Châu (595) của hạm đội Đông Hải.
Ngoài 3 chiến hạm trên, còn có một khu trục hạm tên lửa lớp 052D mới hạ thủy được đánh số 175 đã được đưa vào phục vụ, và khu trục hạm tên lửa kiểu 052C Lan Châu (170) của hạm đội Nam Hải cùng các tàu ngầm. Đây là lý do để khẳng định nơi được chụp chính là ở quân cảng Tam Á.
Giới phân tích quân sự nhận xét, hành động tập trung nhiều chiến hạm chủ lực của cả ba hạm đội này của Trung Quốc là sự bố trí nhằm đối phó với phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế về vụ kiện Biển Đông.
Trung Quốc, tàu chiến, Biển Đông, vụ kiện Biển Đông, tòa án quốc tế
Các tàu khu trục, hộ vệ của 3 hạm đội cùng neo đậu
Mặc dù Trung Quốc nhiều lần tuyên bố không đếm xỉa đến phán quyết của tòa án, nhưng nhiều người tin là nếu phán quyết đưa ra bất lợi cho Trung Quốc, họ sẽ lập tức tiến hành diễn tập quy mô lớn trên Biển Đông.
https://tinbiendong.org/tq-don-tau-chien-doi-pho-vu-kien-bien-dong/
Trung Quốc, tàu chiến, Biển Đông, vụ kiện Biển Đông, tòa án quốc tế
Các tàu ngầm trong căn cứ

Trung Quốc dấn vào cuộc chơi nguy hiểm khi cố "nuốt" Biển Đông


Bắc Kinh tìm cách biến Biển Đông từ một tuyến hải lộ quốc tế thành một hiểm lộ do Trung Quốc kiểm soát. Trung Quốc đang càng ngày càng dấn vào một cuộc chơi nguy hiểm và đồng thời nước này dường như không đánh giá đúng những hậu quả nghiêm trọng tiềm tàng do hành động của mình, AsiaTimes kết luận.
Trung Quốc đang cố gắng thiết lập các cứ điểm quân sự hòng biến Biển Đông thành "ao nhà" mà không lường được những hậu quả hết sức nguy hiểmTrung Quốc đang cố gắng thiết lập các cứ điểm quân sự hòng biến Biển Đông thành "ao nhà" mà không lường được những hậu quả hết sức nguy hiểm
Tòa án trọng tài Liên Hợp Quốc sẽ sớm phán quyết về vụ Philippines kiện “lưỡi bò” ngang ngược của Trung quốc ở Biển Đông. Chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ bác bỏ phán quyết vì Bắc Kinh đã xem Biển Đông là ao nhà, thuộc cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” của nước này.
Tuy nhiên, AsiaTimes nhận định vấn đề bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông ngày càng ít tính kinh tế (liên quan đến dầu khí hay đánh bắt cá) và ngày càng đẩy mạnh quá trình quân sự hóa vùng biển này. Biển Đông, do đó đang trở thành khu vực phòng thủ then chốt đối với Trung Quốc.
Theo AsiaTimes, ngày càng rõ ràng rằng Trung Quốc có ý đồ biến Biển Đông thành một khu vực tác chiến quân sự riêng của Trung Quốc. Điều này có thể được nhận thấy qua hàng loạt các hành động gần đây của Trung Quốc. Trước tiên là việc tăng cường hoạt động của lược lượng “ngư dân vũ trang” Trung Quốc hay còn gọi là “những người lịch sự” kiểu Trung Quốc ồ ạt xuống Biển Đông và đụng độ với tàu bè của các nước khác, cả với tàu bè thương mại cũng như hải quân.
Đó không đơn giản là các ngư dân tham gia “hoạt động yêu nước”. Ngược lại, theo các nhà nghiên cứu thuộc Trường Hải chiến Mỹ (NWC), các tàu của lực lượng này thuộc lực lượng dân quân được Bắc Kinh tài trợ và thực tế hoạt động như một lực lượng quân sự bán thời gian.
Lực lượng này gửi về các thông tin tình báo thu thập được, giương cờ Trung Quốc để xác quyết yêu sách chủ quyền. Tuy nhiên, lực lượng này không vượt qua việc tạo ra những đụng độ nhỏ với tàu bè các nước khác, trong khi tạo cớ cho hải quân Trung quốc và các lực lượng bán quân sự, nhất là hải cảnh Trung Quốc can thiệp và nhờ thế tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông.
Trường Hải chiến Mỹ chỉ ra rằng dân quân biển Trung Quốc ngày càng trở thành lực lượng hoạt động tích cực và hung hăng hơn và đó là một thành phần quan trọng phục vụ mục tiêu chiến lược ngày càng lớn trong chiến lược “3D” của Trung Quốc ở Biển Đông: Declare (tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc), Deny (bác bỏ chủ quyền của các nước khác), và Defend (bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc).
Quân sự hóa Biển Đông trên quy mô lớn và hạm đội tàu sân bay
Đồng thời, chương trình xây đảo nhân tạo hung hăng của Trung Quốc (hoàn toàn bất hợp pháp theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển) tại quần đảo Trường Sa trong vài năm gần đây có vẻ như đã bước vào giai đoạn hai: Quân sự hóa trên quy mô lớn các vị trí của Trung Quốc ở Biển Đông. Bao gồm xây dựng các đường băng ở đá Chữ Thập, đá Subi, đá Vành Khăn, lắp đặt các trạm radar và thậm chí triển khai tạm thời các vũ khí di động như các khẩu đội pháo trên các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp này.
Quan trọng hơn, đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), một trong những đảo lớn nhất tại Biển Đông đã được tăng cường quân sự rất mạnh trong những năm gần đây. Một đường băng dài 2.700m có thể tiếp nhận hầu như tất cả các loại chiến đấu cơ phản lực của Trung Quốc (thực tế, máy bay chiến đấu J-11B gần đây đã được phát hiện trên đảo này). Ngoài ra, Trung Quốc còn cải tạo cảng và đầu năm 2016 đã triển khai tên lửa phòng không tầm xa tại Phú Lâm.
Nhân tố thứ ba bổ sung thêm vào tình hình phức tạp là Trung Quốc đang phát triển hạm đội tàu sân bay của mình. Hiện nay, hải quân Trung Quốc mới chỉ có tàu sân bay duy nhất là Liêu Ninh (vốn là tàu Varyag của Liên Xô trước đây được cải tạo lại). Tàu sân bay Liêu Ninh về cơ bản chỉ là một tàu huấn luyện và chưa được sử dụng vào các chiến dịch quân sự hiện tại và là cơ sở quan trọng cho các tàu sân bay nội địa Trung Quốc tự chế tạo.
Trung Quốc đang tự đóng tàu sân bay thứ hai dựa trên thiết kế tàu Liêu Ninh. Việc này dĩ nhiên có những hạn chế của nó. Liêu Linh sử dụng kiểu cất cánh cầu bật, thay vì dùng máy phóng như các tàu sân bay Mỹ. Phương pháp này giảm đáng kể số lượng máy bay có thể triển khai trên một tàu sân bay và cũng như giới hạn năng lực của máy bay khiến trọng lượng cất cánh phải giảm bớt và không thể mang được nhiều nhiên liệu và vũ khí.
Chiến đấu cơ J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh
Tuy nhiên, có về các tàu sân bay Trung Quốc sau này sẽ lớn hơn và có thể dùng máy phóng máy bay, thậm chí sử dụng hệ thống phóng điện từ tương tự như tàu sân bay mới nhất của Mỹ là mẫu hạm USS Gerald R. Ford. Hầu hết các nhà phân tích tin rằng cuối cùng Trung Quốc muốn sở hữu một hạm đội bao gồm ít nhất 3 tàu sân bay và thậm chí lên tới 6 chiếc, tùy thuộc vào ý muốn của Bắc Kinh.
Nếu như Trung Quốc có không chỉ một chiếc mà là một hạm đội tàu sân bay, việc này sẽ tác động lớn đến cán cân sức mạnh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Điều này có nghĩa hải quân Trung Quốc sẽ định hướng lại xung quanh mô hình cụm tác chiến tàu sân bay, với mẫu hạm là trái tim của một cụm tác chiến bao gồm các tàu ngầm, khu trục hạm và tàu hộ vệ - một hệ thống hợp nhất phóng chiếu quyền lực tốt nhất.
Các cụm tác chiến tàu sân bay như vậy nằm trong số các công cụ sức mạnh quân sự uy lực nhất, với lực lượng viễn chinh tấn công có ảnh hưởng lớn. Thêm nữa, dường như ít nhất một vài trong số các tàu sân bay mới của Trung Quốc sẽ đóng trú tại đảo Hải Nam, ngay sát Biển Đông.
Hiểm lộ của Bắc Kinh
Lực lượng hợp nhất nói trên kết hợp với sự nổi lên của lực lượng dân quân biển cũng như việc tăng cường quân sự hóa Biển Đông bộc lộ một dự báo chiến lược mới tại vùng biển này. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu tại Trường Hải chiến Mỹ nhìn nhận Trung Quốc ngày càng tìm cách tăng cường thống trị Biển Đông, không chỉ như sức mạnh trên biển mà cả sức mạnh trên đất liền.
Trung Quốc đang cố gắng xây dựng cụm tác chiến tàu sân bay, rập khuôn theo mô hình Mỹ
Trung Quốc đã triển khai tên lửa chống hạm YJ-62 tại quần đảo Hoàng Sa, đẩy tình hình leo thang căng thẳng
Theo giới chuyên gia Mỹ, việc triển khai thường trực sức mạnh quân sự tại các căn cứ trên bộ ở cả hai điểm cực trên Biển Đông là đảo Hải Nam và đảo Phú Lâm ở phía tây cũng như các đảo nhân tạo mới xây dựng phi pháp ở phía đông, có nghĩa rằng Trung Quốc về cơ bản đang cố gắng biến Biển Đông thành một eo biển. Nói cách khác, Bắc Kinh tìm cách biến đổi Biển Đông từ một tuyến hải lộ quốc tế thành một tuyến đường biển do Trung Quốc kiểm soát và một hiểm lộ chiến lược đối với các quốc gia khác.
AsiaTimes đánh giá, việc quân sự hóa Biển Đông không chỉ giảm bớt không gian mở của hàng hải Đông Nam Á, mà còn tăng mạnh khả năng Biển Đông sẽ trở thành một điểm nóng leo thang xung đột. Trung Quốc không chỉ quân sự hóa Biển Đông, việc này đang biến nó thành quá quan trọng không thể để mất đối với Bắc Kinh. Trung Quốc đang càng ngày càng dấn vào một cuộc chơi nguy hiểm và đồng thời nước này dường như không đánh giá đúng những hậu quả nghiêm trọng tiềm tàng do hành động của mình, AsiaTimes kết luận.
http://viettimes.vn/dia-chinh-tri/trung-quoc-dan-vao-cuoc-choi-nguy-hiem-khi-co-nuot-bien-dong-64463.html

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Giờ G sắp điểm, Mỹ “giương cung tuốt kiếm” phòng Trung Quốc làm liều ở Biển Đông


Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế được trông đợi sắp ra phán quyết về vụ Philipines kiện yêu sách chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông và Mỹ đã có chuẩn bị để đáp trả bất cứ hành động liều lĩnh nào của Trung Quốc.
Mỹ đã điều tới hai cụm tác chiến tàu sân bay sẵn sàng xung quanh khu vực Biển ĐôngMỹ đã điều tới hai cụm tác chiến tàu sân bay sẵn sàng xung quanh khu vực Biển Đông
Andrew Shearer, cố vấn chủ chốt về an ninh châu Á thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Mỹ (CSIS) cho rằng Mỹ nên có cách thức răn đe trong vòng 6 tháng đến một năm nếu như tòa án phán quyết bất lợi cho Trung Quốc. Việc điều động cùng lúc hai cụm tác chiến tàu sân bay tới khu vực là một bước đi đúng đắn nhưng có thể chưa đủ, ông Sheare nhận định.
“Bắc Kinh nhìn nhận Mỹ bị phân tán về mặt chính trị bởi các cuộc bầu cử sắp tới và có thể xem đây là cơ hội để xác quyết các yêu sách chủ quyền đối với toàn bộ diện tích bên trong cái gọi là “đường chín đoạn”, ông Sheare đánh giá. Ranh giới của “đường lưỡi bò” liếm hầu như trọn Biển Đông và mở rộng cách bờ biển Trung Quốc tới 1.000 dặm và Bắc Kinh tuyên bố ngang ngược rằng yêu sách chủ quyền của nước này “có tính lịch sử”.
Sau khi thông báo sự hiện diện của hai cụm tác chiến tàu sân bay  USS John C. Stennis (CVN-74) và USS Ronald Reagan (CVN-76) ở vùng biển sát Biển Đông là động thái quan trọng, bà Amy Searight -  giám đốc chương trình Đông Nam Á của CSIS, nói rằng không hề có giải pháp dễ dàng nếu như Trung Quốc thúc đẩy việc bồi lấp bãi cạn Scarborough và quân sự hóa địa điểm này, một nguồn xung đột mà tòa án sẽ phải phân xử. Bãi cạn trên nằm cách thủ đô Manila của Philippines không đầy 200 dặm và là một ngư trường giàu có. Hải quân Trung Quốc đã kiểm soát bãi cạn Scarborough vào năm 2013.
Hai mẫu hạm với hàng trăm chiến đấu cơ, 6 chiến hạm khác cùng 12.000 binh sĩ đã được Mỹ huy động trong cuộc tập trận mới đây
Theo bà Searight, nguy cơ rất cao đối với Trung Quốc, Mỹ cũng như khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cựu quan chức bộ ngoại giao mỹ nhận định rằng nếu quân sự hóa bãi cạn Scarborough, Bắc Kinh sẽ tạo ra một “tam giác chiến lược” có thể làm đột ngột gia tăng năng lực phóng chiếu quyền lực của Trung Quốc.
Một căn cứ không quân ở bãi cạn Scarborough sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc áp đặt một khu nhận diện phòng không và hạn chế lưu thông hàng hải trên hầu khắp Biển Đông, ông Ernest Bower, chủ tịch hội đồng cố vấn chương trình Đông Nam Á của CSIS nhận định.
Vẫn chưa rõ những quốc gia khác bao gồm các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và Hàn Quốc, các đồng minh ở châu Âu và các đối tác ASEAN sẽ phản ứng như thế nào trước việc Trung Quốc bác bỏ phán quyết của tòa án quốc tế. Ngay từ đầu, Bắc Kinh đã khăng khăng một mực chỉ muốn đàm phán song phương với Philippines và bác bỏ quyền phân xử của tòa án quốc tế The Hague về vấn đề này.
Philippines đã có một tổng thống mới và vẫn không thể biết ông Rodrigo Duterte sẽ hành xử và đàm phán ra sao với Trung Quốc. Ông Bower cho rằng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN muốn thiết lập sự cân bằng như đã từng làm khi Nhật Bản trỗi dậy trên Thái Bình Dương vào những năm 1970. “Chẳng ai muốn thấy Trung Quốc bị cô lập. Họ phải có khả năng giữ thể diện”, ông Bower nói thêm.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trong chuyến công du gần đây tới châu Á đã tuyên bố rằng “Trung Quốc đang xây bức Trường Thành tự cô lập” với những chiến thuật bắt nạt và tham vọng kinh tế, ngoại giao cũng như quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Trung Quốc từng điều khu trục hạm Hợp Phì tới tập trận mới đây ở Biển Đông, huy động lực lượng cả ở Hoàng Sa và Trường Sa tham gia
Ông Shearer cho biết không trông chờ nhiều ở ASEAN nhưng hy vọng ở các thỏa thuận song phương giữa Mỹ với các đồng minh và đối tác riêng rẽ ở khu vực. Đồng thời trong khi chờ đợi một phán quyết chống lại việc yêu sách chủ quyền phi pháp, Mỹ và các nước khác cần hành động ngay tức thì nhằm biểu lộ sự ủng hộ đối với phán quyết của tòa quốc tế cũng như quyền tự do lưu thông qua các vùng biển quốc tế.
Còn theo bà Searight, chương trình nghị sự của chính quyền và thượng viện Mỹ khóa mới cần bao gồm việc xem xét thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển nhằm giúp Mỹ ứng phó tốt hơn trong việc giải quyết các tranh chấp biển.
http://viettimes.vn/dia-chinh-tri/gio-g-sap-diem-my-giuong-cung-tuot-kiem-phong-trung-quoc-lam-lieu-o-bien-dong-64264.html

Cuộc chiến Biển Đông: Phái diều hâu Trung Quốc đòi chiếm thêm đảo, nuốt hết biển


 Giới này cho rằng Trung Quốc không chỉ nên hiện diện trên cả 7 hòn đảo nhân tạo Trung Quốc mới bồi  lấp phi pháp (như đá Chữ Thập, đá Subi, đá Vành Khăn…) như một sự đã rồi với thế giới bên ngoài, mà còn nên mở rộng phạm vi lãnh thổ và hoạt động quân sự của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Hải quân Trung Quốc gần đây liên tục tập trận gây căng thẳng khu vựcHải quân Trung Quốc gần đây liên tục tập trận gây căng thẳng khu vực
Khi phán quyết từ tòa án quốc tế đặc biệt về vụ khiếu nại về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông dần trở nên rõ ràng hơn thì những căng thẳng trong khu vực cũng được đẩy lên cao trào. Một vấn đề quan trọng là không quốc gia nào liên quan đến những căng thẳng này có một cái nhìn rõ nét về ý đồ của Trung Quốc trên Biển Đông (kể cả Trung Quốc).
Theo Foreign Policy, đó là bởi có ba luồng ý kiến khác nhau đang tranh đấu để chiếm ưu thế trong giới phân tích và hoạch định chính sách Trung Quốc. Xem xét cuộc tranh đấu trong nội bộ Trung Quốc sẽ giúp giải thích cho sự thiếu hụt biện pháp truyền thông hiệu quả và sự mất lòng tin chiến lược đang gia tăng giữa Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á trong cuộc chiến tranh giành chủ quyền lãnh thổ.
Các lãnh đạo Trung Quốc, từ Chủ tịch Tập Cận Bình đến Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị, các quan chức quân sự như Đô đốc Tôn Kiến Quốc - phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, đều lặp lại những câu nói quen thuộc đại loại như “các hòn đảo trên Biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc”, nào là “hành động của Trung Quốc hoàn toàn hợp pháp nhằm bảo vệ chủ quyền của mình”.
Foreign Policy nhìn nhận, Trung Quốc cũng luôn rêu rao sẽ không theo đuổi chính sách bành trướng dựa trên những tuyên bố lãnh thổ và những căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo mới xây dựng phi pháp, biện bạch rằng chúng chỉ nhằm phục vụ cho mục đích phòng thủ. Tuy nhiên một số nước ASEAN cho rằng lời giải thích này của Bắc Kinh không thỏa đáng, họ luôn cảm thấy bị đe dọa bởi việc xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc, do đó họ muốn Mỹ kiềm chế  tham vọng của Trung Quốc. Một vài quan chức Mỹ cáo buộc Trung Quốc đang quân sự hóa khu vực này, thậm chí muốn làm“bá chủ khu vực”.
Nhưng trên thực tế, chính Trung Quốc cũng chưa chắc đã biết rõ họ muốn đạt được những gì ở Biển Đông. Nói chung, có ba trường phái tư tưởng giữa các nhà phân tích Trung Quốc về các chính sách tối ưu đối với khu vực này, tạm gọi ba luồng tư tưởng đó là thực tế, cứng rắn và ôn hòa. Các ẩn phẩm học thuật, các bài viết trên các phương tiện thông tin và các ý kiến trên mạng của Trung Quốc đều cung cấp cái nhìn thoáng qua về ba quan điểm khác biệt này. Từ năm ngoái, tác giả bài viết trên  Foreign Policy đã nói chuyện với rất nhiều học giả Trung Quốc, các quan chức chính phủ và những người dân thường. Ba trường phái kể trên đại diện cho rất nhiều các quan điểm của người dân Trung Quốc, cho dù họ không chắc đã hiểu đầy đủ về tất cả các luồng ý kiến.
Do sự căng thẳng đang được đẩy lên cao trào, các nhà phân tích Trung Quốc đang phải chịu áp lực về việc phản ánh các quan điểm mơ hồ của chính phủ và những lời chỉ trích nặng nề hiếm khi được công bố. Điều này giải thích tại sao thế giới thường không biết đến những cuộc tranh luận trong nội bộ Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, những cuộc chiến nội bộ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nhận định các hướng đi của chính sách Trung Quốc trong tương lai.
.
Trung Quốc ngang nhiên cho máy bay đáp xuống Đá Chữ Thập, thách thức dư luận quốc tế, gây căng thẳng khu vực
Giới theo quan điểm thực tế Trung Quốc tin rằng các nguyên tắc cơ bản của chính sách Biển Đông của Trung Quốc hiện tại hoàn toàn đúng đắn và không cần chỉnh sửa gì thêm. Họ nhận thức được cái giá phải trả về mặt ngoại giao và danh tiếng nhưng có xu hướng coi nhẹ chúng vì họ coi trọng vật chất và sức mạnh quốc gia hơn là hình ảnh bên ngoài. Niềm tin của họ dựa trên sự hiểu biết sống sượng về chính trị quốc tế: đề cao sức mạnh vật chất – chứ không phải những nhân tố phù du như tiếng tăm, hình ảnh hay luật pháp quốc tế - mới là nhân tố quyết định trong chính trị quốc tế.
Do đó họ cho rằng thời thế đang ủng hộ Trung Quốc, miễn là Trung Quốc có thể quản lý sự trỗi dậy của minh. Trường phái quan điểm chính trị hiện thực này đang thống trị trong việc ra các quyết sách của Trung Quốc trên Biển Đông. Giới chính trị thực tế cho rằng họ đang bảo vệ lợi ích quốc gia bằng cách tăng cường sự hiện diện vật chất ở khu vực Biển Đông.
Nhưng họ cũng không chắc chắn về việc họ sẽ làm gì với những đảo nhân tạo mới được xây dựng phi pháp. Trung Quốc có nên thúc đẩy một giai đoạn quân sự hóa mới, thông qua việc triển khai các hệ thống vũ khí tấn công hay các thiết bị phòng thủ hiện nay đã thực sự đủ để thay đổi nguyên trạng Giới thực tế muốn thể hiện sức mạnh trên Biển Đông, cho dù không chắc liệu bao nhiêu sức mạnh mới là đủ.
Trung Quốc đã triển khai tên lửa phòng không HQ-9 ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Việc Trung Quốc triển khai tên lửa và chiến đấu cơ ra các đảo ở Biển Đông khiến tình hình khu vực nóng lên
Tàu đệm khí của hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trân ở Biển Đông
Trường phái thứ hai – những người có quan điểm cứng rắn lại đưa ra những câu trả lời đầy tính cảnh báo cho những câu hỏi mà giới thực dụng chưa trả lời được. Họ cho rằng Trung Quốc không chỉ nên hiện diện trên cả 7 hòn đảo nhân tạo Trung Quốc mới bồi  lấp phi pháp (như đá Chữ Thập, đá Subi, đá Vành Khăn…) như một sự đã rồi với thế giới bên ngoài, mà còn nên mở rộng phạm vi lãnh thổ và hoạt động quân sự của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Sự bành trướng này có thể bao gồm việc xây dựng các hòn đảo thành các căn cứ quân sự nhỏ, chiếm một số (nếu không phải là tất cả) những hòn đảo đang thuộc quyền kiểm soát của nước khác, hoặc biến bản đồ  (được chính quyền Tưởng Giới Thạch tự vẽ ra, công bố năm 1947 và hiện nay đang được sử dụng như là cơ sở pháp lí cho những tuyên bố chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông) trở thành đường ranh giới lãnh thổ, và như vậy yêu sách chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông thuộc lãnh hải của Trung Quốc.
http://viettimes.vn/dia-chinh-tri/cuoc-chien-bien-dong-phai-dieu-hau-trung-quoc-doi-chiem-them-dao-nuot-het-bien-63917.html

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

Chiến lược đánh bại hạm đội pháo đài Trung Quốc của Mỹ và đồng minh (tiếp theo)...

*) Tiếp theo kỳ trước từ đây:

http://duongduc1000.blogspot.com/2016/06/my-nhat-han-lien-thu-anh-bai-ham-oi.html

------------------------------------------------------------------------------------
Chiến lược hạm đội pháo đài của Trung Quốc nhằm tăng cường mở rộng kiểm soát biển có thể bị đánh bại nếu Mỹ, Nhật và Hàn Quốc phối hợp chặt chẽ.

chien-luoc-danh-bai-ham-doi-phao-dai-trung-quoc-cua-my-va-dong-minh
Xe chở tên lửa DF-26 "sát thủ đảo Guam" của Trung Quốc. Ảnh: CNN
Nhật, Hàn Quốc và các lực lượng quân sự Mỹ tại Đông Bắc Á đang phải đối mặt với một mối đe dọa chung là tham vọng và sức mạnh hải quân ngày càng lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu phối hợp chặt chẽ các biện pháp quân sự và kinh tế, liên minh này hoàn toàn có thể chặn đứng ý đồ bẻ cong trật tự trên biển châu Á của Bắc Kinh, theo Diplomat.
Hạm đội pháo đài
Theo giáo sư James Holmes, đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, khái niệm "hạm đội pháo đài" thực chất là sự kết hợp giữa hỏa lực từ các căn cứ quân sự nằm dọc bờ biển với sức mạnh của các hạm đội tàu chiến trên biển, có uy lực tác chiến vượt trội so với các hạm đội đơn thuần. Nếu tàu chiến kẻ thù đi vào phạm vi pháo kích, hỏa lực từ các "pháo đài" trên đất liền có thể yểm trợ cho các tàu chiến trên biển tấn công tiêu diệt đối phương.
Hơn một thế kỷ trước, hải quân Nga đã áp dụng chiến lược này đề chống lại hải quân Nhật trong cuộc chiến tranh 1904-1905. Tuy nhiên, do tầm bắn hiệu quả của các khẩu pháo trên mặt đất hồi đó rất hạn chế nên phạm vi hoạt động của hạm đội Nga bị bó hẹp ở gần bờ biển. Mỗi khi tàu chiến Nga mạo hiểm ra ngoài phạm vi này đều phải hứng chịu tổn thất nặng nề từ hỏa lực của tàu chiến Nhật.
Công nghệ vũ khí hiện đại đã giúp cho hải quân Trung Quốc có được sự yểm trợ hỏa lực rất xa của các căn cứ trên đất liền. Các tên lửa đạn đạo diệt hạm DF-21D và DF-26 có khả năng tạo ra lớp khiên chắn bảo vệ cho tàu chiến Trung Quốc hoạt động bên ngoài phạm vi chuỗi đảo thứ nhất, thậm chí là bên ngoài chuỗi đảo thứ hai nếu DF-26 đạt được tầm bắn tối đa trên lý thuyết.
Nói cách khác, vũ khí của Trung Quốc có thể tấn công bất cứ hạm đội nào của đối phương trong vùng biển mà Bắc Kinh quan tâm, bao gồm tây Thái Bình Dương và Biển Đông. Hơn nữa, các bệ phóng tên lửa đạn đạo diệt hạm (ASBM) di động của Trung Quốc được đánh giá là có khả năng cơ động cao, giúp các "pháo đài" yểm trợ hỏa lực trên đất liền có thể di chuyển dọc đường bờ biển và bố trí tại những địa điểm có khả năng xung đột.

chien-luoc-danh-bai-ham-doi-phao-dai-trung-quoc-cua-my-va-dong-minh-1
Trung Quốc luôn muốn đột phá "chuỗi đảo thứ nhất" (đường đỏ), để tăng cường hoạt động quân sự ra đại dương. Đồ họa:Pentagon
Chiến lược đối phó
Hàn Quốc là một bán đảo giáp với lục địa châu Á còn Nhật Bản là một quần đảo nằm kế cận ở ngoài khơi. Do vậy, cả Nhật, Hàn Quốc cũng như Hạm đội 7 của hải quân Mỹ hoạt động ở Thái Bình Dương đều nằm trong tầm bắn của các "pháo đài" Trung Quốc.
Giáo sư Holmes cho rằng trong bất cứ nguy cơ xung đột nào, biện pháp ngoại giao luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, để ngăn chặn ý đồ tăng cường kiểm soát biển của Bắc Kinh, Washington và hai nước đồng minh buộc phải phối hợp áp dụng các biện pháp trên lĩnh vực quân sự và kinh tế. 
Trước hết, liên minh ba nước có thể tận dụng yếu tố địa lý dọc theo chuỗi đảo thứ nhất để triển khai các hệ thống phòng thủ di động có khả năng phóng tên lửa diệt hạm và máy bay. Các vũ khí trên đất liền có thể tấn công tàu chiến Trung Quốc cố di chuyển từ đông sang tây, từ Biển Đông vào Tây Thái Bình Dương và ngược lại.
Trong khi đó, các loại thủy lôi có thể hoàn thiện vòng phòng thủ ngoài khơi xa, còn tàu ngầm di chuyển phía sau các chuỗi đảo có thể là hàng rào di động ngăn không cho hải quân Trung Quốc triển khai ra Thái Bình Dương. Đồng thời, một số tàu ngầm có thể nhanh chóng đột kích vào biển Hoàng Hải hoặc biển Hoa Đông để thực hiện những cuộc tấn công bất ngờ từ dưới lòng biển.
Hai đồng minh của Mỹ có thể đàm phán về phạm vi địa lý để thực hiện chiến lược này. Nhật có thể triển khai lực lượng dọc theo trục phía tây nam, phụ trách các đảo và eo biển nằm giữa nước này và đảo Đài Loan. Hàn Quốc có thể giám sát phía đông và phía bắc, đóng cửa eo biển Tsushima và kiểm soát vùng biển Nhật trong trường hợp có xâm nhập. Sự phân chia theo địa lý như vậy có thể giúp mỗi nước tận dụng được lợi thế của mình trên lĩnh vực có khả năng nhất.
Ngoài ra, liên minh Mỹ - Nhật - Hàn có thể sử dụng biện pháp kinh tế, bởiTrung Quốc phụ thuộc lớn vào việc nhập khẩu các nhiên liệu và xuất khẩu hàng hóa, nên việc phong tỏa từ xa có thể gây tổn thương cho họ về mặt kinh tế và quân sự. 
Theo giáo sư Holmes, Nhật Bản và Hàn Quốc hỗ trợ Mỹ thực hiện chiến lược này cũng là đang tự giúp chính mình. Nếu Tokyo và Seoul có thể kiểm soát các vấn đề trong khu vực Đông Bắc Á, họ có thể tạo điều kiện cho Mỹ tập trung lực lượng cho các hoạt động ở phía nam, đặc biệt là tại Biển Đông, nơi Trung Quốc đang bộc lộ rõ tham vọng mở rộng ảnh hưởng và hiện diện quân sự của mình. 
"Nếu các đồng minh của Mỹ thực hiện được chiến lược ngăn ngừa Trung Quốc, họ có thể tạo ra tâm lý do dự, lo ngại trong giới lãnh đạo ở Bắc Kinh. Liên minh này sẽ nhắc nhở Trung Quốc về một điều mà người Hy Lạp cổ đại thường nói: 'Chúa sẽ trừng phạt tính cao ngạo thái quá của con người'", Holmes nhấn mạnh.
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/quoc-phong/chien-luoc-danh-bai-ham-doi-phao-dai-trung-quoc-cua-my-va-dong-minh-3425207.htm
l

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Chiến tranh Mỹ-Trung trên biển Đông tránh được không?

Báo Newsweek ngày 22.6 đăng bài viết “Chiến tranh không thể tránh được giữa Mỹ với Trung Quốc” của nhà báo Jonathan Broder. Bài viết cho rằng đã hội đủ điều kiện chín muồi cho một cuộc xung đột quân sự Mỹ-Trung về chuyện biển Đông.

Chiến tranh Mỹ-Trung trên biển Đông tránh được không?

Biển Đông là vấn đề gây tranh cãi nhất trong mối quan hệ phức tạp Mỹ-Trung. Sắp tới sẽ là phán quyết về đơn kiện Trung Quốc tuyên bố độc chiếm biển Đông mà Philippines đã gửi đến Tòa Trọng tài thường trực.

Bắc Kinh sẽ đưa tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân vào biển Đông?

Đối với các quan chức Mỹ, câu hỏi chính là Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào với phán quyết trọng tài không thuận lợi cho họ.

Nhiều người lo ngại Bắc Kinh sẽ tăng cường cải tạo đất ở biển Đông. Hoặc Trung Quốc sẽ lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) và bắt đầu bay chặn máy bay lạ, một chủ trương sẽ buộc Trung Quốc đối đầu với máy bay do thám Mỹ.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cảnh báo Chủ tịch Tập Cận Bình rằng các biện pháp này sẽ khiến Mỹ phản ứng, kể cả hành động quân sự.

Mỹ có kế hoạch bố trí hệ thống phòng thủ ở Hàn Quốc để có thể đánh chặn tên lửa của Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Lầu Năm Góc đã phát triển tên lửa đạn đạo mang đầu đạn siêu thanh để có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới trong chưa đầy một giờ.

Vài chuyên gia khu vực nhận định Bắc Kinh có thể dùng lời lẽ cứng rắn để phản đối phán quyết trọng tài nhằm xoa dịu người dân Trung Quốc.

Nhưng Trung Quốc sẽ không có hành động nào trước tháng 9, thời điểm Trung Quốc là nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh G20. Nhưng khi hội nghị kết thúc, vụ tranh chấp có thể càng mãnh liệt hơn.

Các quan chức Mỹ đặc biệt lo ngại chuyện Trung Quốc lần đầu tiên đưa tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân vào biển Đông.

Các quan chức quân sự Trung Quốc tuyên bố cần tuần tra bằng tàu ngầm để phản ứng với các động thái quân sự lớn của Mỹ. Họ nói vũ khí Mỹ đe dọa tiêu diệt toàn bộ kho vũ khí hạt nhân trên bộ của họ khiến Bắc Kinh chỉ còn một cách là đưa tàu ngầm ra trả thù bất kỳ vụ tấn công hạt nhân nào của Mỹ.

Hậu quả xảy ra sẽ rất lớn. Cho đến nay, hệ thống đánh chặn của Trung Quốc tập trung vào số tên lửa phóng từ trên bộ. Chúng chưa được nạp nhiên liệu cùng đầu đạn hạt nhân. Điều này có nghĩa lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải ra nhiều lệnh trước khi nạp nhiên liệu, trang bị vũ khí và sẵn sàng phóng.

Ngược lại, tên lửa hạt nhân trên tàu ngầm luôn trong tình trạng sẵn sàng phóng. Tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc đang hoạt động nhiều ở biển Đông, nay có thêm tàu ngầm hoạt động thì nguy cơ va chạm ngoài ý muốn rất dễ xảy ra.

Tàu ngầm đều tàng hình và chắc chắn Trung Quốc sẽ không thông báo vị trí tàu ngầm cho Mỹ biết. Có nghĩa hải quân Mỹ sẽ phải cử nhiều tàu do thám vào biển Đông để truy tìm tàu ngầm Trung Quốc.

Một sĩ quan cấp cao Trung Quốc (giấu tên vì đề cập vấn đề an ninh nhạy cảm) đã nói với nhà báo Jonathan Broder của báo Newsweek: "Khi hải quân Mỹ hoạt động nhiều ở vùng biển này, rất có khả năng sẽ xảy ra tai nạn".

Nhà báo Broder nhắc lại chuyện 15 năm trước, một phi công Trung Quốc thiệt mạng khi máy bay chiến đấu của phi công này đâm vào một máy bay do thám Mỹ trên biển Đông, khởi đầu sự căng thẳng giữa Bắc Kinh với Washington về chuyện Trung Quốc đòi độc chiếm vùng biển này.

Tháng 5.2016, khi hai máy bay quân sự Trung Quốc suýt đâm vào một máy bay do thám Mỹ trên biển Đông, tờ Thời Báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) đã viết giọng kích động: "Nhiều người dân Trung Quốc hy vọng máy bay chiến đấu của ta sẽ sớm bắn rụng chiếc máy bay do thám kế tiếp (của Mỹ)".

Liệu có tránh được chiến tranh Mỹ-Trung ?

Nhà báo Broder viết: "Không phải là không tránh được chiến tranh giữa Trung Quốc đang trỗi dậy với Mỹ đang nắm ưu thế, vì mỗi bên đều sẵn sàng có điều chỉnh. 

Trong chuyến thăm Mỹ mùa thu năm ngoái, ông Tập Cận Bình cũng cảnh cáo người Mỹ - và cả với các phi công Trung Quốc - rằng "Một khi các nước lớn phạm sai lầm về tính toán chiến lược, họ rất có thể tạo ra bẫy cho chính mình".

Broder còn nêu: "Nhiều quan chức Trung Quốc từ lâu nhận định rằng không thể tránh chiến tranh Trung-Mỹ vì một quyền lực nổi lên sẽ luôn thách thức quyền lực đang chiếm ưu thế. 

Dĩ nhiên các nhà phân tích bác bỏ ý tưởng này như cuộc chiến này rất tốn kém và quân đội Mỹ mạnh hơn chắc chắn sẽ đánh thắng Trung Quốc".

Theo nhà báo Mỹ, Tổng thống Obama cảnh giác nguy cơ xung đột vũ trang nên ông đã lặng lẽ để Bắc Kinh hoạt động ở biển Đông đồng thời xây dựng quan hệ kinh tế-quân sự với các nước láng giềng của Trung Quốc với hy vọng làm suy yếu tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Xung đột lớn liên quan việc Trung Quốc nổi lên là một quyền lực chính trong khu vực cùng việc Mỹ chú trọng thực hiện chủ trương xoay trục sang châu Á.

Tình hình này cũng liên quan đến hệ thống luật pháp quốc tế cùng các cơ quan mà Mỹ cùng các đồng minh lập nên sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông Tập Cận Bình thường phàn nàn hệ thống này thiên vị Mỹ và không cho Bắc Kinh có quyền lực thống thị châu Á.

Vào lúc kinh tế Trung Quốc lao dốc, ông Tập Cận Bình đang bị trong nước thúc ép phải tìm ra các biện pháp thể hiện "sự ưu việt của nước ta" dưới quyền lãnh đạo của ông. 

Từ đó Bắc Kinh có ý đồ giành quyền kiểm soát biển Đông. Các nhà phân tích nói nếu không đạt được ý đồ này thì quyền lực của ông Tập Cận Bình có thể bị đe dọa.
 
http://soha.vn/chien-tranh-my-trung-tren-bien-dong-tranh-duoc-khong-20160626145322139.htm

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

When China and Vietnam Went to War: Four Lessons for History

Beijing and Hanoi have tangled before.

Image: “A Romanian T-55 Tank sends a blast downrange as it takes part in a live-fire exercise during Platinum Lynx 16-4 aboard Babadag Training Area, Romania, April 21, 2016. The purpose behind Platinum Lynx is to improve readiness and increase Marines’ ability to work seamlessly with other NATO and partner nations around the world. (U.S. Marine Corps photo by Cpl. Immanuel M. Johnson/Released).”

Last month, during President Barack Obama’s recent barnstorm through East and Southeast Asia, he announced in a joint press conference with his Vietnamese counterpart Tran Dai Quang that the embargo on weapon sales to Vietnam was to be lifted. Though the White House had hitherto reassured human-rights watchers that any negation of this Cold War–era policy would be directly tethered to Hanoi’s record of improvement on issues of freedom of conscience (admittedly described by Obama as “modest”), what ended up proving more important in the eyes of Washington officialdom was what Harold Macmillan once described as the primary determining factor in politics: “Events, dear boy, events!”
For Obama, the event foremost in mind is the frightening potential for a hollowing-out of the ambitious Pivot to Asia he christened seven and a half years ago. While the president has allowed his foreign-policy focus to be distracted by the Middle Eastern maelstrom as well as a revanchist Russia, he is not entirely to blame; indeed, both the Democratic and Republican presidential nominees have done nothing to massage Pacific Rim interests. Despite much of the language of the Trans Pacific Partnership (TPP) having been crafted and negotiated in Secretary Hillary Clinton’s State Department, Candidate Clinton, sensing a rising gale coming in from her left, wrenched her campaign’s tiller sharply to port, tacking with the wind of Bernie Sanders’ “Revolution.” She survived the tempest, but her ability to swing back toward a pro-TPP position is effectively nil—to paraphrase yet another British prime minister, Winston Churchill, politicians can easily rat; it’s the re-ratting that comes far harder. And of course, Donald Trump’s rhetoric regarding the Japanese and South Korean alliances has caused its share of tremors.
For the Vietnamese, however, the “event” is not so much a single pinpoint in time as eons of accrued mistrust toward their northern neighbor. The first recorded Chinese invasion of Vietnam was back in the second century BC, when Emperor Qin Shi Huang expanded his newly united China into the reaches of northern Vietnam. This state of affairs, with the Chinese more or less exercising suzerainty over a Vietnamese client kingdom, lasted until 1884 when the French became the new colonial masters in Southeast Asia. It was ultimately Washington’s desire to buttress France’s status in Vietnam that in fact led to the first American involvement under President Truman. Yet all the while, Ho Chi Minh kept in mind who the more ominous foe was, actuallyworking with the French to get the Chinese Nationalists out of northern Vietnam after World War II.
In 1979, ten years after Ho’s own life had come to an end, his suspicion was tested, with two hundred thousand soldiers of the People’s Liberation Army amassed on Vietnam’s northern border ready to invade. Their failure to make a substantive dent in the guerilla tactics that had served the Vietnamese so well against the French and Americans is an obvious takeaway. But in the larger realm of history, there are further lessons to be gleaned. Here are four others:
1. America’s involvement in Vietnam was founded on a faulty premise, and the Sino-Vietnamese War proved it.
Ever since President Eisenhower had employed the metaphor of dominos toppling one after another to explain the threat of Communism to the nations of Southeast Asia in the aftermath of Mao’s 1949 victory in the Chinese Civil War, this notion served as shorthand for the prevailing wisdom dictating American Cold War policy. The advance of Communism must be stopped in its tracks, the theory went, because the nations that had already turned red were in lock-step and had abandoned historical grievances in pursuit of the overriding common goal of spreading Marxist ideology. This was the logic that led Washington policymakers to defend South Vietnam for nearly two decades. But viewing the Communist threat as a monolith could have been prevented as early as the late 1950s when rumors of the Sino-Soviet split were starting to emerge (ironically, the only State Department veterans capable of analyzing such a development, the fabled China Hands, had seen their careers hammered by McCarthyist scare-mongering). In playing the 1972 opening to China off the pursuit of détente with Brezhnev’s Soviet Union, the Nixon/Kissinger duo signaled their appreciation for these intra-Communist fault lines.
It was the Sino-Vietnamese War that made these fault lines plain for all to see. In 1978, Vietnam, tiring of the instability caused on the Vietnamese/Cambodian border by the Khmer Rouge government in power since 1975, launched an offensive into Cambodia and took Phnom Penh. However, in the great game of Moscow/Beijing rivalry, this was interpreted (correctly) as a Moscow-aligned nation making war on a Beijing-allied nation. In a minuet somewhat reminiscent of August 1914, China, which could not allow this affront to its ally to go unanswered, intervened against Vietnam, staging the invasion that led to the Sino-Vietnamese War. It is interesting to note as well that before it was clear the Vietnamese would hold their own against the PLA, the Soviet Union was supplying Hanoi with materiel and had already dispatched naval support to the South China Sea to assist in intelligence-gathering.     
2. Beware a new leader who needs to prove his strength. He might just lash outward.
By 1979, the diminutive Deng Xiaoping was newly ensconced in power, having seen off the rival threat posed by the ultra-Maoist Gang of Four (headed by Mao’s fourth wife, Jiang Qing). Deng  intended for his leadership to be disruptive and a break from Maoist orthodoxy. However, the lurch toward economic liberalization that defined the Chinese experience after the 1980s could not have occurred without Deng first consolidating power and proving his capacity for leadership (the old imperial concept of the Mandate of Heaven, while no longer formalized, has never really exited the Chinese imagination). Unsurprisingly, waging war against a historic and long-standing enemy was the surest means to achieve both.
Additionally, for a Chinese leader to ascent to the summa of paramount leader, his power must rest on an effective tripod: control of the state, control of the Communist Party, and control of the military. In choosing to fight where—and more importantly, when—he did, Deng may have bought himself precious time in his first full year in charge to cement his own power in Beijing while the PLA was too distracted by an active campaign to throw up any hurdles.
3. The ethnic minority as a readily available excuse.
Whether it be Hitler’s insistence that Sudeten Germans were being marginalized in Czechoslovakia, Putin’s belief in Russia’s role as the protector of ethnic Russians beyond its borders, Milosevic’s and Tudjman’s divvying-up of Bosnia on behalf of its respective Serb and Croat populations or, indeed, Western support for the Bosnian Muslims and Kosovar Albanians in the same conflict, the use of the supposedly mistreated ethnic minority as a casus belli is a tried and tested tactic. This proved to be true in the case of the Sino-Vietnamese War, with Beijing accusing Hanoi of mistreating the ethnic Han Hoa population within Vietnam. Like many instances of this excuse, the actual mistreatment was hyperbolized; indeed, agents provocateurs from the Chinese embassy leaned on the Hoa press to print anti-Soviet (and, with the chess match of the Sino-Soviet split in mind, implicitly anti-Vietnamese) tracts. Nor was Hanoi’s treatment punitive—it was focused on trying to assimilate them more deeply into Vietnamese culture. Hoa sufferings, to the extent they existed, were a pretext.
4. Redefining the objective if the original no longer works.
Most of the Washington foreign-policy establishment knows a slight of hand when it sees one. When Barack Obama announced in August 2012 that the deployment and use of chemical weapons by Syrian forces still loyal to Bashar al-Assad would constitute the crossing of a “red line,” the phrase was suitably ambiguous for the president to fill in at a later date a precise explanation of what would occur if the line were crossed—though most (including Obama, according to Jeffrey Goldberg’s study of the president’s decision-making) assumed it would involve airstrikes. When that proved to be politically infeasible, John Kerry, in taking a reporter’s question regarding whether commandeering Assad’s existing chemical weapons stockpile with Russian assistance would fulfil the action necessitated by having drawn the red line in the first place, suddenly found his out. This was the foreign-policy equivalent of moving the goalpost and claiming the match.
The Chinese had to use the same move once they discovered just how intractable their Vietnamese adversaries were. With two hundred thousand troops were committed to the venture, a further million mobilized, and Deng personally seeking Jimmy Carter’s assurance that the United States would not interfere in the forthcoming war, there was every indication that Beijing had far more ambitious goals in mind. China’s admission that it was intervening in order to aid its Cambodian ally would lead one to believe that it intended to fight on until actionable progress had been made on the Cambodian front. Yet three weeks later, once it was established that the Vietnamese would neither quit Hanoi nor remove any forces from Cambodia to counter the northern threat, Beijing began to hedge its rhetoric, claiming that proving the Soviet Union incapable of defending its ally was a victory in itself.
With tension rising in the South China Sea and the U.S. arms restrictions dialling back, the Sino-Vietnamese War deserves another look.
Matthew Pennekamp is a resident junior fellow at the Center for the National Interest.

http://nationalinterest.org/feature/when-china-vietnam-went-war-four-lessons-history-16675?page=3

A "Readiness Crisis": Would America Lose a War to Russia or China?

The United States military is at a crisis point in terms of readiness against high-end threats such as Russia or China—at least that’s the view of the House and Senate Armed Services Committee majority staffs. While part of the cause stems from the counter-insurgency wars in Iraq and Afghanistan, much of the blame can be attributed to a moribund acquisition system that chokes the life out of innovation.


“We’re in a dramatic crisis now. There is no question that we’re capable against the threats on the counter-terrorism side, but we’ve reached a point where we’re in fact—not heading towards—but we’re already hollow against a high-end threat,” said House Armed Services Committee majority staff director Bob Simmons speaking before an audience at the American Enterprise Institute (AEI) on June 21. “We lack the capacity and capability that we need to effectively deter on the high-end.”
The problem manifests itself in many ways—and it spans across the Pentagon’s entire range of capabilities in the air, on land, at sea and in space. One immediate example is U.S. Marine Corps aviation—where the service does not have enough trained maintainers to fix their aircraft. Out of a total of 271 Marine Corps strike aircraft, only about 64 are flyable at any given time, Simmons noted. The Air Force—meanwhile—is not doing much better with only 43 percent of its aircraft being full mission capable.
Because of the aircraft shortage, the Marine Corps’ naval aviators who fly those warplanes are getting far fewer hours in the air than their Russian and Chinese counterparts. These days, Marine pilots are flying only four to six hours per month instead of the twenty to thirty per month they once used to—that creates permanent experience gaps. “To put it bluntly, we fly about as much as the North Korean pilots do and about three times less than Chinese pilots do today,” Simmons said.
Meanwhile, the aircraft themselves—except for the handful of Lockheed Martin F-22 RaptorsF-35 Joint Strike Fighters and Northrop Grumman B-2 Spirits—are not able to penetrate into the teeth of enemy air defenses. Be it the Fairchild Republic A-10Boeing F-15Lockheed Martin F-16 or the Boeing F/A-18 Hornet, none of those warplanes can survive against the current generation of Russian and Chinese high-end air defense systems. Even the latest Russian fourth generation fighter aircraft can’t survive against Moscow’s own formidable integrated air defense products. “Could the Russian fly their aircraft over Ukraine?” Simmons asked. “Nope. If you’re flying fourth-generation aircraft in the current environment, you’re in trouble.”
The Pentagon’s lack of readiness to fight a high-end war can in many ways be attributed to the Defense Department’s byzantine, risk-averse bureaucracy that does everything it can to crush innovation. Indeed, the current debacle is a direct result of the Pentagon’s pursuit of so-called “transformational” capabilities such the F-22, F-35 and the now defunct Future Combat Systems rather than a more incremental approach. During the Cold War, the United States would evolve systems incrementally over time.  “We continued that through the Cold War, we continued that steady incremental improvement to all our weapons systems forcing them to chase us, then the Berlin Wall came down and we adopted their acquisition system,” Simmons said sarcastically. “We’re trying to get back to incrementalism.”
Fundamentally, the House and the Senate are trying to reform the Pentagon’s procurement system so that new technologies are developed and fielded faster in an incremental fashion. The country can simply no longer afford to invest tens of billions of dollars into programs that might only bear fruit two to three decades later—if at all. Enemies will catch up in the meantime, Simmons said. Indeed, in some cases—like the Army’s Future Combat Systems—billions were squandered with no appreciable result. Chris Brose, Senate Armed Services Committeemajority staff director—who was also speaking at the AEI event—said he agreed with Simmons’ assessment—the current situation is not acceptable. “We’re seeing the exact same problem,” Brose said.
The House and the Senate must act now because of the shifts in geopolitics. After the post-Soviet lull, the high-end anti-access threat has reemerged but the low-end counter-terrorism threat will persist into the foreseeable future. Moreover, the current threat does not clearly fit into the Defense Department’s traditional organizational boxes—and addressing those challenges all at the same time is thefundamental problem the Pentagon faces. “The challenge that we have is the need to move faster, the need to not let the perfect be the enemy of the good,” Brose said.
As a solution, both Simmons and Brose advocated for an incremental, decentralized approach to acquisitions. Instead of building an all-powerful Death Star—or perhaps F-35—that is massively expensive and might take decades to bring to fruition, development should be completed in smaller incremental chunks that could be fielded much faster, Simmons said. That would also allow the Defense Department to take more risks—which would spur innovation. “By going to incrementalism, innovation has a chance to move along in smaller increments and lower risk,” Simmons said. The message that the Congress wants to sent to the Pentagon is: “We don’t want you to be afraid to fail,” Brose said—which is one reason why huge, ponderous programs persist even when the underlying concept is fundamentally flawed.
Ultimately, the Congress has to act—the nation simply does not have a choice given the gravity of the situation. “It is truly a crisis. The Department of Defense—on the civilian leadership side—says there is no readiness problem, but there is no getting around the data,” Simmons said. “The data is unmistakable, you can’t debate it, those are the facts, and the facts are pesky things.”

http://nationalinterest.org/blog/the-buzz/readiness-crisis-would-america-lose-war-russia-or-china-16676?page=2