Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Việt Nam sắm siêu vũ khí, Trung Quốc “khó ngậm bồ hòn“


Việt Nam đang có ý định nhập khẩu tên  lửa hành trình chống tàu BrahMos do Ấn Độ và Nga chế tạo bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, Việt Nam đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý đặc biệt của báo chí nước ngoài. 
Rất có thể Mỹ sẽ bán máy bay chiến đấu F-16 cho Việt Nam trong thời gian tớiRất có thể Mỹ sẽ bán máy bay chiến đấu F-16 cho Việt Nam trong thời gian tới
Bất chấp Trung Quốc phản đối, Nga - Ấn Độ bán tên lửa cho Việt Nam
Theo nguồn tin của hãng ITAR-TASS, Ấn Độ và Nga đã đi đến được nhận thức chung về nguyên tắc trong việc xuất khẩu tên lửa hành trình chống tàu BrahMos sang nước thứ ba. Những nước thứ ba tiềm năng này bao gồm: Các tiểu Vương quốc Arập thống nhất, Việt Nam, Nam Phi và Chi Lê...
Theo nguồn tin tổng hợp, người phát ngôn của hãng BrahMos Aerospace cho biết: “Chúng tôi đã có những điều chỉnh đối với chính sách xuất khẩu vũ khí. Hiện tại, các nước như Việt Nam, Các tiểu vương quốc Arập Thống Nhất... đứng ở vị trí dẫn đầu trong đàm phán”. Ngoài ra, một số quốc gia như Philippines, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Singapore... cũng đang có ý định nhập khẩu loại tên lửa này.
Do mối quan hệ giữa ba nước Trung Quốc – Nga - Ấn Độ khá phức tạp, Việt Nam đã trở thành tiêu điểm thu hút sự chú ý của báo chí nước ngoài. “Do những tranh chấp trong vấn đề Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam, Bắc Kinh đã đưa ra ý kiến phản đối với việc Ấn Độ bán tên lửa cho Việt Nam” – Người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc nói: “Chúng tôi hy vọng các quốc gia không có những xung đột về lợi ích với Nga và Ấn Độ sẽ mua được loại tên lửa này”.
Ngay từ năm 2014 đã lộ ra thông tin Việt Nam sẽ mua tên lửa hành trình chống tàu BrahMos của Ấn Độ. Lần này hai nước Nga - Ấn Độ đi đến được thống nhất chung, có thể có liên quan với việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam.  Tên lửa hành trình chống tàu BrahMos do hai nước Nga và Ấn Độ liên kết chế tạo, có thể trang bị cho tàu ngầm lớp Kilo và một số phương tiện mang khác mà Việt Nam nhập khẩu từ Nga.
Trung Quốc võ đoán vô lối: Philippines hoặc Việt Nam có thể sẽ nổ phát súng đầu tiên?

Báo chí Trung Quốc nhân dịp này suy đoán một cách vô lối và tuyên truyền trắng trợn rằng cùng với việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam và Nhật Bản tăng cường hợp tác quân sự với Việt Nam, rất có thể Việt Nam sẽ tăng cường hoạt động nhấn mạnh chủ quyền trên biển Đông, cục diện biển Đông sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều. Rất nhiều nhà phân tích cho rằng, trong thời gian tới, rất có thể tiếng súng đầu tiên sẽ nổ trên biển Đông, tướng Trung Quốc Từ Quang Dục còn võ đoán có thể Việt Nam hoặc Philippines sẽ là quốc gia nổ phát súng đó (?!).
Phó Tư lệnh lục quân đã nghỉ hưu của Đài Loan là trung tướng Ngô Tư Hoài nhận định hiện tại xác suất xảy ra chiến tranh ủy nhiệm là không lớn, cho dù là Việt Nam hay Philippines đều không dại đến mức giúp người Mỹ đối đầu với Trung Quốc. Tuy nhiên, viên tướng này giở giọng đơm đặt một cách hết sức vô căn cứ: "Nếu có thể xảy ra, tôi cho rằng Việt Nam sẽ đi đầu trong vấn đề này, vì trong cả khu vực biển Đông, đặc biệt từ năm 1989, Việt Nam đã thu được nguồn ngoại tệ khổng lồ từ hoạt động khai thác dầu khí trên biển Đông. Chính vì thế khi xảy ra xung đột về lợi ích trong lĩnh vực kinh tế biển và kinh tế chiến lược với Trung Quốc thì xác suất này có thể xảy ra".
Ngô Tư Hoài cũng cho rằng xác suất xảy ra xung đột trên đất liền không lớn, vì ở trên biển chủ yếu là lợi ích kinh tế quốc gia, nhưng về cơ bản xác suất xảy ra chiến tranh ủy nhiệm là rất nhỏ. Về cơ bản hiện nay vẫn có xu hướng dùng biện pháp ngoại giao và kinh tế để giải quyết tranh chấp, bất đồng, bao gồm vấn đề biển Đông.
Báo chí Trung Quốc nhận định, sau khi Mỹ tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, Nhật Bản cũng tích cực tăng cường hợp tác trong lĩnh vực phòng ngự với Việt Nam. Ngày 28/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe mới đây đã hội đàm với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai bên đã đạt được nhận thức chung trong vấn đề tăng cường hợp tác phòng ngự. Ngoài ra, ngày 29/5, hai tàu chiến của Nhật Bản đã cập cảng Cam Ranh của Việt Nam. Báo chí Nhật Bản đưa tin, sự đoàn kết, nhất trí giữa ba nước Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam thể hiện xu hướng bắt tay ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm Nhật Bản khi tham gia hội nghị mở rộng của Hội nghị thượng đỉnh G7 lần thứ 42 tổ chức tại Ise – Shima (Nhật Bản), tối 28/5 đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Trong cuộc họp báo chung diễn ra sau đó, ông Abe nhấn mạnh, tăng cường hợp tác phòng ngự Nhật – Việt có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đồng thời tích cực đẩy mạnh công tác điều tra có liên quan, nhanh chóng cung cấp hai tàu tuần tra mới chế tạo cho Việt Nam.
Ngoài ra nguyên thủ hai nước còn đồng ý thúc đẩy công tác xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao tại Việt Nam mà Nhật Bản đưa ra. Ngày 28/5, chính phủ Nhật Bản tuyên bố cho Việt Nam vay khoảng 90 tỉ Yên, dùng để xây dựng, sửa chữa tuyến đường sắt ở nội đô TP HCM, nguyên thủ hai nước còn tham dự buổi lê trao đổi văn kiện giữa hai chính phủ.
The Diplomat của Nhật Bản đăng tải bài viết nhấn mạnh, Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, vậy Việt Nam sẽ bổ sung những gì cho danh sách mua sắm vũ khí của mình? Theo một bài viết đăng trên tờ The Defense news của Mỹ, báo cáo của cơ quan quốc phòng Mỹ cho thấy sẽ “có thêm rất nhiều”.
Bài viết chỉ ra rằng, trong các hoạt động mua sắm vũ khí của Việt Nam thời gian tới đây, rất có thể các nhà thầu quốc phòng phương Tây sẽ chiếm ưu thế. Tuy nhiên, theo một nguồn tin mật mà trang The Defense news nắm được, rất có thể Mỹ sẽ bán máy bay chiến đấu F-16 cho không quân Việt Nam. Đối với Hà Nội, F-16 là một lựa chọn thú vị, rất có thể việc này sẽ bị chi phối bởi yếu tố giá cả (chắc chắn là Việt Nam muốn có cuộc giao dịch tương tự như Indonesia, quốc gia này đã mua được 24 chiếc chiến đấu  cơ F-16 với giá 750 triệu USD).
Hiện tại, lực lượng chiến đấu cơ của không quân Việt Nam chủ yếu gồm các loại máy bay khá hiện đại của Nga là Su-27 và Su-30MK2. Mặc dù F-16 với động cơ đơn không phải là lựa chọn lý tưởng cho hoạt động điều tra trên biển, nhưng nó lại có thể là lựa chọn đáng tin cậy cho hoạt động phòng ngự trên không và tấn công trên lãnh thổ quốc gia.
http://viettimes.vn/dia-chinh-tri/viet-nam-sam-sieu-vu-khi-trung-quoc-kho-ngam-bo-hon-60176.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét