Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

Mỹ "phá trận" Trung Quốc ở Biển Đông bằng hạm đội tàu ngầm


Thời gian gần đây, nguy cơ xung đột trên Biển Đông đang gia tăng từng ngày. Những hoạt động ngoại giao của các nước láng giềng làm Bắc Kinh nghi ngờ, lo ngại và sẵn sàng tiến hành các hành động cực đoan bất chấp căng thẳng dâng cao, đe dọa bùng nổ xung đột.
Tàu ngầm nguyên tử tấn công lớp Los Angeles của MỹTàu ngầm nguyên tử tấn công lớp Los Angeles của Mỹ
Ngày 01.06.2016, tờ South China Morning Post dẫn nguồn từ quan chức cao cấp của PLA cho biết: Trung Quốc sẵn sàng tuyên bố thành lập vùng Nhận dạng phòng không ADIZ trên biển Đông.
"Nếu Mỹ tiếp tục hành động khiêu khích thách thức chủ quyền Trung Quốc trong khu vực, đây sẽ là một cơ hội tốt để Bắc Kinh công bố thiết lập khu vực nhaank dạng phòng không ADIZ  trên Biển Đông", tờ báo trích nguồn từ quan chức cao cấp PLA.
Trên biển Đông Trung Quốc đang đưa ra những tranh chấp (phi pháp) về chủ quyền và quyền tài phán, cũng như quyền khai thác tài nguyên trên biển và dưới đáy biển với Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Brunei, và Philippines.
Tự do hàng hải trong khu vực cũng đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc về quyền của tàu quân sự Mỹ hoạt động trong vùng đặc quyền hai trăm dặm của Trung Quốc về kinh tế (EEZ).
Những căng thẳng tiếp tục gia tăng cùng với sự phát triển của lực lượng quân sự Trung Quốc và dự định quân sự hóa biển Đông.
Trung Quốc đang hiện đại hóa lực lượng bán quân sự trên biển. phát triển mạnh năng lực hải quân, sẵn sàng tranh cướp chủ quyền và quyền tài phán theo tuyên bố của mình bằng vũ lực nếu cần thiết.
Đồng thời, Bắc Kinh đẩy mạnh các hoạt động thiết lập vùng Chống xâm nhập và ngăn chặn tiếp cận A2/AD nhằm loại trừ khả năng Hải quân Mỹ có thể tự do can thiệp vào vùng nước lợi ích của Trung Quốc trên vùng nước Tây Thái Bình Dương và vô hiệu hóa sức mạnh quân sự Mỹ ít nhất trên biển Đông.
Căng thẳng biển Đông và cuộc chiến tàu ngầ
Trung tuần tháng 4.2016, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter có chuyến công du châu Á, dừng chân tại Ấn Độ và Philippines nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ mà Mỹ gọi là trong “thời gian khủng hoảng”.
Những cuộc thảo luận tập trung vào tình hình Biển Đông, khu vực căng thẳng đang dâng cao khi Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa phòng không HQ - 9 và các loại vũ khí trang thiết bị khác trên một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Những mối quan tâm của Mỹvề Biển Đông tập trung vào tuyến đường vận tải thương mại, tự do hoạt động của Hải quân Mỹ, việc ngư dân và những lực lượng chấp pháp Trung Quốc đang cố gắng giành được quyền thống trị khai thác thủy hải sản trên biển. Mỹ quyết tâm dùng mọi biện pháp nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải quốc tế. Ngược trở lại, Trung Quốc, với ý đồ hiện thực hóa đường 9 đoạn, cũng lập tức có những động thái cực đoan đáp trả, bao gồm cả việc thành lập ADIZ trên biển Đông.
Cần nhớ lại: Ngày 23.11.2013 Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng Nhận dạng phòng không biển Hoa Đông. Chỉ vài ngày sau, ngày 26.11.2-16, Mỹ đưa 2 máy bay ném bom -52 bay qua vùng nhận dạng phòng không ADIZ không thông báo cho phía Trung Quốc. Sau đó, các hãng hàng không vận tải All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines (JAL) cùng tuyên bố không tuân thủ yêu cầu của phía Trung Quốc. Từ thời điểm đó đến này, Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông bị vô hiệu hóa.
Có một sức mạnh ít được nhắc đến, không nằm trong vùng tấn công của các tên lửa đạn đạo chống tàu Trung Quốc, đó là lực lượng tàu ngầm của Hải quân Mỹ. Có thể nói, chính sức mạnh này đã góp phần vô hiệu hóa ADIZ biển Hoa Đông của Trung Quốc.
Lực lượng tàu ngầm răn đe ngăn chặn gần nhất đối với Hải quân Trung Quốc, thường xuyên hoạt động trên vùng nước biển Đông và biển Hoa Đông là lực lượng tàu ngầm của Hạm đội 7 Mỹ, có căn cứ tại đảo Guam, hiện có 3 chiếc lớp Los Angeles là USS Chicago (SSN-721); USS Key West (SSN-722); USS Oklahoma City (SSN-723) có thể trang bị tên lửa hành trình Tomahawks
Ngoài ra còn có: Hạm đội 3, có căn cứ tại San Diego California được biên chế 21 tàu ngầm nguyên tử các loại Virginia, Los Angeles là những tàu ngầm nguyên tử tấn công mang tên lửa hành trình Tomahawks.
Lực lượng tàu ngầm có sức mạnh khủng khiếp này hầu như không bao giờ bộc lộ hải trình tuần tiễu, nhưng dựa trên những dấu hiệu về hoạt động các tàu thăm dò, nghiên cứu thủy văn môi trường, dễ hiểu tuyến đường cơ động hành quân tuần tiễu của các hạm tàu này, đi dọc theo tuyến đường vận tải thương mại nhộn nhịp nhất qua biển Đông
Đô đốc Scott Swift, sĩ quan cao của Hạm đội 7 Mỹ, nhận xét trong một cuộc phỏng vấn: tàu ngầm là một "tài sản có giá trị cực kỳ quan trọng" đối với Hải quân Mỹ. Hệ thống tên lửa phòng không, tên lửa chống tàu, máy bay tiêm kích và các loại vũ khí khác đang được triển khai trên biển Đông như một phần của một quan điểm chiến dịch chiến thuật được gọi là khu vực Chống xâm nhâp ngăn chặn tiếp cận (A2/AD) nhằm cản trở các hoạt động can thiệp vào khu vực, nhưng tàu ngầm không bị ảnh hưởng do hoạt động hoàn toàn dưới mặt nước. Ông nói.
 "Tàu ngầm nguyên tử mang lại cho Hải quân Mỹ nhiều lợi thế chiến trường hơn trong một cuộc xung đột tiềm năng so với các lực lượng tác chiến mặt nước và trên không, ví dụ như tàu sân bay hoặc các máy bay chiến đấu, trong những điều kiện nhất định sẽ gặp khó khăn trước một đối thủ mạnh ", Swift nói.
Sự gia tăng căng thẳng biển Đông đã thúc đẩy không chỉ có Mỹ, mà cả Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Australia đều tìm cách gia tăng số lượng và nâng cao khả năng tác chiến của tàu ngầm trong những năm tới. Đô đốc Swift cho biết đó là một phần "sự phản ánh của cảm giác bất an" trên chiến trường khi lực lượng hải quân Trung Quốc gia tăng sức mạnh.
"Vấn đề này đang thu hút sự quan tâm chủ yếu ở vùng biển Đông, nhưng khái niệm được mở rộng hơn trên vùng biển Hoa Đông và các vùng nước khác", đô đốc Swift nói. Trong vấn đề này có thể hiểu đó là sứ mệnh ngăn chặn các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc vươn ra Thái Bình Dường hoặc tiến vào vùng nước Ấn Độ Dương.
Hiện nay, lực lượng tàu ngầm của Hải quân Mỹ đang chiếm ưu thế tuyệt đối trên chiến trường Tây Thái Bình Dương, nhưng điều đó không có nghĩa là vĩnh viễn. Trung Quốc đã cảnh báo sẽ đưa tàu ngầm nguyên tử xuống biển Đông và ra Thái Bình Dương, đặt nước Mỹ vào trong tầm bắn tên lửa đạn đạo của các chiến hạm này.
Để đối phó với nguy cơ tiềm năng đó, Lầu Năm Góc dự kiến sẽ chi khoảng 97 tỷ USD trong những năm tới cho chương trình thay thế các tàu ngầm lớp Ohio, giảm dần 14 tàu ngầm tên lửa hạt nhân hiện tại bằng việc thay thế một thế hệ mới tàu ngầm 12 chiếc mạnh hơn. Lầu Năm Góc cũng dự kiến đặt hàng tàu ngầm tấn công thế hệ mới lớp Virginia, bắt đầu từ năm 1998, đưa về hưu dần các tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles và Seawolf . Song song cũng với các kế hoạch đề ra, Lầu Năm Góc cũng dự kiến phát triển các tàu ngầm không người lái.
"Chúng ta (Mỹ) đang đầu tư hơn 8 tỷ USD trong năm tới để đảm bảo có được lực lượng tàu ngầm và chống ngầm dưới biển luôn là lực lượng mạnh nhất và tiên tiến nhất trên thế giới," ông Carter phát biểu trước chuyến công du châu Á tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York. "Đó là những tàu ngầm không người lái với  nhiều kích thước và đa dạng lượng giãn nước, những tàu ngầm không người lái này có thể, và cũng là điều quan trọng, hoạt động trong vùng nước nông, nơi các tàu ngầm có người lái không thể."
Một số nhà phân tích trong lĩnh vực  an ninh quốc gia nhận định rằng, Trung Quốc muốn khống chế tất cả hoặc một phần của Biển Đông nhằm tạo ra một căn cứ khổng lồ cho các tàu ngầm. Đó có thể là một số khu vực có độ sâu khoảng 1,5 dặm (2,4 km), những hẻm núi dưới nước, nơi các tàu ngầm có thể trú quân và ẩn nấp.
Tháng 12.2015, Trung Quốc triển khai tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân đầu tiên lớp JIN Type 094 lần đầu tiên, tăng cường thêm một tàu ngầm có khả năng mang tên lửa hạt nhân tham gia tuần biển.
Vào năm 2014 Trung Quốc cũng đưa tàu ngầm tấn công tới Ấn Độ Dương lần đầu tiên, theo tuyên bố là hỗ trợ các hoạt động chống cướp biển nhưng thực tế là là chuyến trinh sát địa hình biển lần đầu tiên đồng thời nhiều hơn để đạt được sự quen thuộc với khu vực và chứng minh một hướng phát triển chiến lược mới, vướn tới vị thế ảnh hưởng trên vùng nước Ấn Độ Dương.
Tự do hàng hải có thể là nguyên nhân xung đột
Trung tướng Lính thủy đánh bộ Mỹ Vincent Stewart, giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng, báo cáo trong  buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện hồi tháng 3 cho rằng, chắc chắn PLA sẽ tiếp tục tăng cường thêm trang thiết bị quân sự trên Biển Đông, gia tăng khả năng Chống xâm nhâp ngăn chặn tiếp cận (A2/AD) của Trung Quốc.
Stewart nhận xét: quan điểm của Trung Quốc đối với yêu cầu thực hiện quyền tự do hoạt động hàng hải của Hải quân Mỹ ở Biển Đông cho thấy " Bắc Kinh nhận rõ sự cần thiết phải bảo vệ các tiền đồn và chuẩn bị đối phó với bất kỳ hoạt động quân sự nào gần các tiền đồn này."
Các hoạt động khẳng định quyền tự do hàng hải được thực hiện khi Hải quân Mỹ đưa một chiến hạm, thường là một tàu khu trục, đi qua một vùng nước mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền (phi pháp) trong khi Mỹ nhận định là một hành động vượt quá khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Hải quân Mỹ đã thực hiện điều này với tàu USS Lassen vào tháng 10.2015 và USS Curtis Wilbur  trong tháng 1.2016 trên biển Đông, Bắc Kinh phản đối quyết liệt và cho rằng Mỹ đã vi phạm luật pháp Trung Quốc bằng cách xâm nhập vào khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố là lãnh hải của mình.
Trên biển Đông, xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp, Mỹ không công nhận bất cứ điều gì liên quan đến vùng nước quanh đảo là phụ hợp luật pháp quốc tế. Và sẽ chứng minh điều đó trong tương lai.
Ngược trở lại, Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường khả năng phòng thủ bảo vệ “Trường thành cát trên biển”. Có nghĩa là tăng cường vũ khí trang bị, tăng cường máy bay chiến đấu và cũng có thể, nếu Bắc Kinh cho rằng có đủ sức mạnh, thành lập vùng ADIZ trên Biển Đông.
Trong tình huống này, hướng phát triển tiếp theo của Washington sẽ là duy trì lượng tàu nổi tuần tra trên biển Đông và gia tăng sức mạnh hạm đội tàu ngầm trên vùng nước nóng bỏng này.

http://viettimes.vn/quoc-phong/phan-tich/my-pha-tran-trung-quoc-o-bien-dong-bang-ham-doi-tau-ngam-59558.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét