Chiến tranh có xảy ra ở châu Á hay không phụ thuộc vào thái độ và hành động của Washington chứ không phải Bắc Kinh.
Tạp Chí National Interest của Mỹ gần đây đăng tải bài nhận định khá sâu của tác giả Gordon G. Chang trong đó nhấn mạnh rằng dù một cuộc chiến tranh quy mô lớn có thể xảy ra ở Đông Á hay Biển Đông đi chăng nữa thì Trung Quốc không phải là nước quyết định được điều này bởi Hoa Kỳ mới là nước có khả năng quyết định để chiến tranh nổ ra ở Á châu hay không.
Tác giả Gordon G. Chang cũng đã đưa ra nhiều dẫn chứng, sử liệu trong các cuộc chiến tranh lớn nhất thế giới để chứng minh cho nhận định của mình.
Gordon G. Chang cho rằng đội ngũ lãnh đạo cao cấp ở Bắc Kinh không đủ khả năng quyết định để chiến tranh có thể nổ ra ở khu vực hay không.
Người đưa ra nhận định này cũng chính là tác giả của cuốn sách đang gây sự chú ý có tên "The Coming Collapse of China".
Gordon G. Chang đặt giả thuyết và trả lời rằng "nếu dư luận đang cố gắng phán đoán mốc thời gian khi tiếng súng đạn chiến tranh đầu tiên xuất hiện ở châu Á thì chắc chắn phải quan sát các động thái của Washington".
Như nhiều nhà phân tích trước đó đã nhận định, khu vực châu Á từ nay sẽ là một trong những nơi chắc chắn sẽ không bao giờ kết thúc khủng hoảng bởi các nhà lãnh đạo Bắc Kinh tin rằng đất nước Trung Hoa sẽ còn mạnh và to lớn hơn bây giờ rất nhiều.
Chính vì trong tư duy và suy nghĩ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã như vậy nên trong tương lai, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh các hoạt động bành trướng, mở rộng lãnh thổ về hướng Đông và hướng Nam của châu lục thông qua các chiến thuật sử dụng vũ lực hòng kiểm soát thêm được các vùng biển và vùng trời ở xunh quanh châu Á dù một số nơi đang được thế giới coi như các vùng biển, vùng trời quốc tế nơi được phép đi lại, lưu thông một cách vô hại.
Ông Gordon G. Chang nhận định: "Thật không may, Hoa Kỳ trong một vài cách thức nào đó đã trở thành lý do để Trung Quốc gia tăng các hoạt động thù địch, khiêu khích ở khu vực, Và, hiện nay, sự năng động của các hành động hiếu chiến đã bắt đầu. Chắc chắn Trung Quốc sẽ không dừng lại nếu nước này chưa bị một thế lực khác mạnh hơn chặn lại, buộc Bắc Kinh phải chấm dứt các hành động bành trướng lãnh thổ".
Tác giả Gordon G. Chang cũng đã đưa ra nhiều dẫn chứng, sử liệu trong các cuộc chiến tranh lớn nhất thế giới để chứng minh cho nhận định của mình.
Gordon G. Chang cho rằng đội ngũ lãnh đạo cao cấp ở Bắc Kinh không đủ khả năng quyết định để chiến tranh có thể nổ ra ở khu vực hay không.
Người đưa ra nhận định này cũng chính là tác giả của cuốn sách đang gây sự chú ý có tên "The Coming Collapse of China".
Gordon G. Chang đặt giả thuyết và trả lời rằng "nếu dư luận đang cố gắng phán đoán mốc thời gian khi tiếng súng đạn chiến tranh đầu tiên xuất hiện ở châu Á thì chắc chắn phải quan sát các động thái của Washington".
Như nhiều nhà phân tích trước đó đã nhận định, khu vực châu Á từ nay sẽ là một trong những nơi chắc chắn sẽ không bao giờ kết thúc khủng hoảng bởi các nhà lãnh đạo Bắc Kinh tin rằng đất nước Trung Hoa sẽ còn mạnh và to lớn hơn bây giờ rất nhiều.
Chính vì trong tư duy và suy nghĩ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã như vậy nên trong tương lai, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh các hoạt động bành trướng, mở rộng lãnh thổ về hướng Đông và hướng Nam của châu lục thông qua các chiến thuật sử dụng vũ lực hòng kiểm soát thêm được các vùng biển và vùng trời ở xunh quanh châu Á dù một số nơi đang được thế giới coi như các vùng biển, vùng trời quốc tế nơi được phép đi lại, lưu thông một cách vô hại.
Ông Gordon G. Chang nhận định: "Thật không may, Hoa Kỳ trong một vài cách thức nào đó đã trở thành lý do để Trung Quốc gia tăng các hoạt động thù địch, khiêu khích ở khu vực, Và, hiện nay, sự năng động của các hành động hiếu chiến đã bắt đầu. Chắc chắn Trung Quốc sẽ không dừng lại nếu nước này chưa bị một thế lực khác mạnh hơn chặn lại, buộc Bắc Kinh phải chấm dứt các hành động bành trướng lãnh thổ".
Theo Gordon G. Chang, sự thù địch và bành trướng của Trung Quốc đã bộc lộ vào mùa Xuân năm 2012 khi tàu Trung Quốc và tàu Philippines xảy ra đối đầu ở khu vực bãi cạn Scarboroug nằm ở phần phía Bắc của khu vực Biển Đông.
Đứng trước sự kiện này, Washington khi đó được xem như đã đóng vai nhà cái, đưa ra những mặc cả để Philippines và Trung Quốc không xảy ra đối đầu quân sự tại Biển Đông.
Bằng việc Hoa Kỳ can thiệp, cả Trung Quốc và Philippines đều đồng ý rút tàu khỏi khu vực tranh chấp. Philippines đã hoan nghênh sự can dự của Mỹ nhưng nhờ sự khôn lỏi và thủ đoạn cộng với năng lực hải quân tốt hơn, Trung Quốc đã kiểm soát được bãi cạn Scarborough.
Trung Quốc đã quyết tâm giành bãi cạn Scarborough bởi nước này tính toán rằng khu vực này chỉ nằm cách đảo Luzon chỉ khoảng 124 hải lý - nơi được xem là có chức năng hộ vệ cho các cảng chiến lược Manila và Subic của Philippines.
Trung Quốc kiểm soát Scarborough sau đó bởi Hoa Kỳ đã không quyết liệt bảo vệ thỏa thuận trước đó đã được Philippines và Trung Quốc nhất trí và cuối cùng nhà cái Washington đã không đạt được tính toán ban đầu của mình (theo các nhà quan sát, sở dĩ Mỹ buộc phải làm vậy để tránh đối đầu quân sự với Bắc Kinh).
Tuy nhiên, đến nay, cách làm của Hoa Kỳ khi ấy đã để lại hậu quả đó là đã để các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ có khả năng gia tăng sức ép, dọa nạt và chiếm thêm đảo, đá mà Philippines đang kiểm soát trên Biển Đông, điển hình là khu vực Bãi Cỏ Mây (thuộc chủ quyền của Việt Nam) hiện do Philippines bố trí một con tàu sắt cho lính đồn trú để kiểm soát).
Trường hợp gần tương tự cũng xảy ra đối với quần đảo Senkaku trên khu vực Biển Hoa Đông do Nhật Bản hiện nay đang kiểm soát nhưng tàu thuyền, máy bay Trung Quốc thường xuyên lởn vởn, hoạt động ở khu vực này.
Theo Gordon G. Chang, các nhà hoạch định chính sách, chiến lược của Hoa Kỳ đã nhận được những bài học đắt giá từ những sự kiện như vậy và Mỹ đã, đang và sẽ thay đổi để ngăn chặn Trung Quốc tiến xa hơn.
Chính các nhà sử học quân sự của Mỹ cũng phải thừa nhận rằng việc Hoa Kỳ và đồng minh tiến hành các hoạt động ngăn chặn đã chấm dứt bá mộng ngay từ đầu của Hitler trong giai đoạn Thế chiến thứ II.
Cuối cùng, tác giả Gordon G. Chang cho rằng, chiến tranh có xảy ra ở châu Á hay không phụ thuộc vào thái độ và hành động của Washington chứ không phải Bắc Kinh.
Đứng trước sự kiện này, Washington khi đó được xem như đã đóng vai nhà cái, đưa ra những mặc cả để Philippines và Trung Quốc không xảy ra đối đầu quân sự tại Biển Đông.
Bằng việc Hoa Kỳ can thiệp, cả Trung Quốc và Philippines đều đồng ý rút tàu khỏi khu vực tranh chấp. Philippines đã hoan nghênh sự can dự của Mỹ nhưng nhờ sự khôn lỏi và thủ đoạn cộng với năng lực hải quân tốt hơn, Trung Quốc đã kiểm soát được bãi cạn Scarborough.
Trung Quốc đã quyết tâm giành bãi cạn Scarborough bởi nước này tính toán rằng khu vực này chỉ nằm cách đảo Luzon chỉ khoảng 124 hải lý - nơi được xem là có chức năng hộ vệ cho các cảng chiến lược Manila và Subic của Philippines.
Trung Quốc kiểm soát Scarborough sau đó bởi Hoa Kỳ đã không quyết liệt bảo vệ thỏa thuận trước đó đã được Philippines và Trung Quốc nhất trí và cuối cùng nhà cái Washington đã không đạt được tính toán ban đầu của mình (theo các nhà quan sát, sở dĩ Mỹ buộc phải làm vậy để tránh đối đầu quân sự với Bắc Kinh).
Tuy nhiên, đến nay, cách làm của Hoa Kỳ khi ấy đã để lại hậu quả đó là đã để các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ có khả năng gia tăng sức ép, dọa nạt và chiếm thêm đảo, đá mà Philippines đang kiểm soát trên Biển Đông, điển hình là khu vực Bãi Cỏ Mây (thuộc chủ quyền của Việt Nam) hiện do Philippines bố trí một con tàu sắt cho lính đồn trú để kiểm soát).
Trường hợp gần tương tự cũng xảy ra đối với quần đảo Senkaku trên khu vực Biển Hoa Đông do Nhật Bản hiện nay đang kiểm soát nhưng tàu thuyền, máy bay Trung Quốc thường xuyên lởn vởn, hoạt động ở khu vực này.
Theo Gordon G. Chang, các nhà hoạch định chính sách, chiến lược của Hoa Kỳ đã nhận được những bài học đắt giá từ những sự kiện như vậy và Mỹ đã, đang và sẽ thay đổi để ngăn chặn Trung Quốc tiến xa hơn.
Chính các nhà sử học quân sự của Mỹ cũng phải thừa nhận rằng việc Hoa Kỳ và đồng minh tiến hành các hoạt động ngăn chặn đã chấm dứt bá mộng ngay từ đầu của Hitler trong giai đoạn Thế chiến thứ II.
Cuối cùng, tác giả Gordon G. Chang cho rằng, chiến tranh có xảy ra ở châu Á hay không phụ thuộc vào thái độ và hành động của Washington chứ không phải Bắc Kinh.
http://viettimes.vn/the-gioi/chi-my-moi-co-the-ngan-chan-banh-truong-chien-tranh-o-chau-a-64398.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét