Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Mỹ, Nhật, Hàn liên thủ đánh bại “hạm đội pháo đài” Trung Quốc?


Trung Quốc đã và đang xây dựng một "hạm đội pháo đài" để thực thi những tham vọng  chiến lược A2 / AD. Làm thế nào để Mỹ và các đồng minh Nhật, Hàn có thể phản kích và vô hiệu hóa chiến lược này?
Trận hải chiến trên vùng nước quân cảng Arthur trong chiến tranh Nga - Nhật Trận hải chiến trên vùng nước quân cảng Arthur trong chiến tranh Nga - Nhật
Nhà chiến lược Obi-wan Kenobi từng nhận xét rằng Nhật Bản và Hàn Quốc có một di sản hỗn hợp là không may phải sống chung với các quốc gia thù địch như Trung Quốc và Triều Tiên. Điều đó cũng tương tự đối với các lực lượng quân sự Mỹ có căn cứ tại Đông Bắc Á.
Nhưng làm thế nào một liên minh các đồng minh khu vực có thể đảm bảo được tự do hàng hải trên biển và những lợi ích quan trọng khác khi có một người hàng xóm như vậy? Làm thế nào để có thể ngăn chặn một tham vọng, một sức mạnh hải quân khổng lồ như Trung Quốc đang muốn hạn chế tự do trên biển, khi lực lượng hải quân và phòng thủ bờ biển, lực lượng không quân của các nước láng giềng luôn nằm trong tầm tấn công của vũ khí đối phương? Bằng cách nào có thể ngăn chặn một sức mạnh như vậy?
Henry Kissinger nói có thể khiến cho đối thủ của mình mất niềm tin vào sức mạnh bằng cách tích lũy một cách ấn tượng sức mạnh quân sự - khả năng này không chỉ là vũ khí trang bị mà còn là  khả năng sử dụng vũ khí trang bị một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu chiến dịch và chiến lược.
Đồng thời làm mất niềm tin của đối phương bằng cách thể hiện một cách thuyết phục về quyết tâm sẽ sử dụng những khả năng đã có để đánh bại mục đích của kẻ thù tiềm năng, buộc đối phương phải làm những điều mà các quốc gia khác mong muốn.
Tình trạng khó khăn chiến lược mà 3 quốc gia đồng minh Mỹ, Hàn, Nhật phải đối mặt có thể tóm lược qua ba yếu tố răn đe - khả năng, quyết tâm và niềm tin và phác họa gần sát với một trong nhiều phương hướng chiến lược tiềm năng cho hoạt động của liên minh Mỹ- Nhật Bản - Hàn Quốc, có thể sử dụng để ngăn chặn Trung Quốc. Ý đồ của quốc gia này dường như muốn bẻ cong trật tự hàng hải châu Á và lập lại một quy luật mới, gây thiệt hại cho ba quốc gia đồng minh và khu vực.
Trước hết, cần nghiên cứu xem xét tình hình chiến lược hàng hải. Trung Quốc đã xây dựng một "hạm đội pháo đài", điều này có thể hiểu được một phần chiến lược của Bắc Kính.
 “Hạm đội pháo đài” không phải là một điều gì mới mẻ. Hơn một thế kỷ trước đây, nhà sử học hải quân Alfred Thayer Mahan, giám đốc thứ hai của Trường Hải chiến Mỹ (Naval War College), đã chỉ trích cay độc Hải quân hoàng gia Nga về một chiến dịch của hạm đội - về việc triển khai một hạm đội chiến đấu, chỉ được che chắn một cách yếu ớt dưới hỏa lực pháo binh của quân cảng Arthur để chống lại lực lượng hải quân hùng mạnh của Đế quốc Nhật Bản dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Togo.
Tính logic của hạm đội pháo đài khá đơn giản. Pháo đài và các căn cứ mặt đất cùng chung hỏa lực với ham đội. Nếu một hạm đội kẻ thù đi vào phạm vi pháo kích, hỏa lực của pháo đài có thể tấn công các tàu của đối phương. Một thiết giáp hạm hoặc một tàu tuần dương – chiến hạm tấn công chủ lực của những năm đã qua, có được các pháo hạm lớn nhất theo tiêu chuẩn của hải quân, nhưng quá nhỏ so với hỏa lực của một pháo đài nằm dọc theo bờ biển. Pháo đài được trang bị các loại vũ khí lớn có tầm  bắn xa hơn và cơ số đạn không hạn chế. Vì vậy, nếu được chi viện hỏa lực từ một pháo đài, một hạm đội có thể có hy vọng chống trả hoặc thậm chí đánh bại lực lượng hải quân đối phương mạnh hơn.
Đó là những gì mà các tướng lĩnh Nga cố gắng thực hiện trong cuộc Chiến tranh Nga – Nhật 1904-1905. Khi các hải đội của Nga cơ động gần Cảng Arthur, hạm đội Togo thường giữ khoảng cách để tránh bị pháo kích. Khi người Nga mạo hiểm vượt ra ngoài phạm vi hỏa lực pháo binh Cảng Arthur, các chiến hạm bị đánh chìm hoặc gây tổn thất nặng. Hai liên đội tàu của Nga đã bị đánh chìm vào thời gian cuối cuộc xung đột.
Nhưng chỉ đơn thuần là đóng quân tại chỗ không phải là mục đích của một lực lượng hải quân. Một thế kỷ trước pháo binh có tầm bắn hiệu quả rất ngắn, chỉ tính được khoảng  một vài dặm. Nằm trong tầm che chắn và chi viện hỏa lực từ bờ biển có nghĩa là hoạt động trong vùng nước diện tích hẹp và nhường hoàn toàn biển cả cho kẻ thù.
Hạm đội pháo đài có thể giữ an toàn, sau đó sự an toàn của hạm đội khiến cho nó không có giá trị gì và nếu hạm đội cố gắng phá vỡ tình trạng này, sẽ tổn thất binh lực. Đó là lý do tại sao Mahan chỉ trích viec các thuyền trưởng và tướng lĩnh Nga theo đuổi một chiến lược hải quân "hoàn toàn sai lầm" khi giao chiến với Nhật Bản.
Những chỉ trích của Mahan có còn giá trị đến ngày hôm nay? Ngày của hạm đội pháo đài đã đến, thông qua việc mở rộng phạm vi, độ chính xác, công nghệ tên lửa dẫn đường có điều khiển. Một câu hỏi ngẫu nhiên: nếu các khẩu đại bác của Cảng Arthur có thể tạo ra trận mưa hỏa lực chính xác tấn công các chiến hạm đối phương trên toàn bộ vùng biển Hoàng Hải hoặc xa hơn nữa? Cuộc chiến tranh Nga-Nhật sẽ diễn ra như thế nào nếu đô đốc Togo phải lo lắng về những tổn thất thảm hại ngay sau khi chiến hạm rời cảng? Điều đó sẽ khiến mọi sự việc có màu sắc khác hẳn.
Các vùng tấn công của hệ thống tên lửa đạn đạo Trung Quốc
Công nghệ vũ khí hiện đại đã giúp cho hải quân Trung Quốc có khả năng hoạt động trên phạm vi rộng lớn nhờ năng lực chi viện hỏa lực trên các vùng biển rộng lớn. Không còn là hạm đội hải quân hoạt động trong giới hạn phạm vi bán kính ngắn của một điểm hỏa lực dọc theo bờ biển.
Giả sử Hải quân Trung Quốc thực hiện đúng những gì như quảng cáo, các hệ thống tên lửa đạn đạo chống tàu DF-31D và DF-26 sẽ cung cấp các lớp ô phòng thủ cho chiến hạm của Hải quân PLA có điều kiện hoạt động vượt ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai nếu tên lửa DF-26 đạt đến giới hạn tầm bắn ước tính. Nói cách khác, vũ khí của PLA có thể, ít nhất là trên lý thuyết, tấn công các hạm đội đối phương trên toàn vùng biển mà Bắc Kinh muốn khống chế, vùng nước Tây Thái Bình Dương và Biển Đông, biển Hoa Đông.
Đó cũng chưa phải là điều tồi tệ nhất. Các giàn phóng tên lửa ASBM của Trung Quốc có tính cơ động cao. Tên lửa được vận chuyển và phóng từ xe vận tải. Giai đoạn gần đây các "pháo đài" của PLA được bố trí phía trên và cơ động xuống phía dưới dọc theo bờ biển Trung Quốc. PLA có thể thay đổi vị trí để tập trung các hệ thống tên lửa đạn đạo chống tàu gần điểm xung đột tiềm năng. Trước kia, hải quân hoàng gia Nga chỉ có một Cảng Arthur, từ đó có thể quét một khu vực nhỏ ngoài khơi khỏi các chiến hạm thù địch. Nay hải quân PLA có pháo đài Trung Quốc, che chắn tất cả các biển gần mở rộng ra tận ngoài khơi xa.
Trung Quốc có các loại vũ khí tiên tiến có tầm tấn công rất xa. Lực lượng hải quân PLA hoạt động tự do trong tầm của các loại vũ khí vươn ra từ đất liền tấn công kẻ thù của Trung Quốc. Công nghệ vũ khí hiện đại đã bác bỏ những phê phán của Mahan.
Những vấn đề này có giá trị như thế nào trong điều kiện địa lý? Hàn Quốc là một nửa hòn đảo nối vào lục địa châu Á. Nhật Bản là một quần đảo kéo dài năm trăm dặm hoặc ít hơn ở ngoài khơi, tùy thuộc vào vĩ độ. Hàn Quốc, Nhật Bản sống trong vùng chống tiếp cận/ngăn chặn xâm nhập (A2/AD), cũng như hạm đội 7 Mỹ và các lực lượng liên quân trực thuộc.
Làm thế nào để bạn ngăn chặn một Trung Quốc đang sở hữu một kho vũ khí khổng lồ và sẵn sàng sử dụng, khi bạn vĩnh viễn ở rất gần đất nước này? Chỉ có một điều, chúng ta hãy phân tích "khả năng" trên một khái niệm rộng rãi hơn là giới hạn trong lĩnh vực vũ khí, chiến thuật và phương pháp hành động. Chống tiếp cận/ngăn chặn xâm nhập một vấn đề lớn hơn súng và đạn. Đây là chiến lược, đúng hơn là một chiến lược lớn.
(Còn tiếp)
* Tác giả James Holmes, giáo sư lĩnh vực chiến lược tại Trường đại học Chiến tranh Hải quân (Naval War College). Bài viết là bản sửa đổi những nhận xét tại Cuộc tọa đàm đối thoại ba bên Mỹ-Nhật Bản-Hàn Quốc Carnegie Endowment vì hòa bình quốc tế, Washington, DC, ngày 17.06.2016. 
http://viettimes.vn/quoc-phong/chien-luoc-chien-thuat/my-nhat-han-lien-thu-danh-bai-ham-doi-phao-dai-trung-quoc-63326.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét