Họ đã thay đổi thực trạng ở Biển Đông mà không có gì, chẳng có ai làm gì được họ bây giờ.
The Financial Times ngày 6/6 dẫn lời một quan chức ngoại giao châu Âu tại Singapore bình luận về vấn đề Biển Đông trong Đối thoại Shangri-la năm nay:"Năm ngoái tất cả mọi người đã được cảnh báo về mối đe dọa từ việc Trung Quốc bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp).
Nhưng bây giờ họ đã xây dựng xong đường băng cho chiến đấu cơ, các cầu cảng và các trạm ra đa quân sự ở Biển Đông. Họ đã thay đổi thực trạng ở Biển Đông mà không có gì, chẳng có ai làm gì được họ bây giờ".
Ông Tôn Kiến Quốc, trưởng đoàn Trung Quốc tham gia Đối thoại Shangri-la năm nay tiếp tục thách thức dư luận với nhiều tuyên bố ngang ngạnh. Ảnh: SCMP. |
Các tiền đồn quân sự Trung Quốc đang xây dựng ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) sẽ mở rộng đáng kể phạm vị hoạt động của không quân, hải quân, và cảnh sát biển Trung Quốc cũng như hạm đội tàu cá để duy trì cái Bắc Kinh gọi là "quyền lịch sử" của họ ở Biển Đông.
Một quan chức quốc phòng cấp cao Indonesia đã phản đối các hoạt động xâm nhập bất hợp pháp của tàu cá Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế nước này. Ông nói: "Các nhà ngoại giao có thể lên án Trung Quốc. Nhưng chúng tôi rất cần thêm các thiết bị để tăng cường khả năng kiểm soát trên biển, có như vậy mới quản lý được các mối đe dọa."
Ngoài những hành vi leo thang trên mặt biển, Trung Quốc còn đang đối mặt với cuộc chiến pháp lý tại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), nơi Philippines đã khởi kiện Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), đặc biệt là với đường lưỡi bò, hay còn gọi là đường chữ U, đường 9 đoạn.
Tại Đối thoại Shangri-la, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter và các quan chức đến từ Nhật Bản, Pháp, Anh và các quốc gia khác đã lên án Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế với tuyên bố không tham gia, không chấp nhận phán quyết của PCA.
Trung Quốc đã tìm kiếm sự ủng hộ của một số nước về vụ kiện này, bao gồm Nga và Belarus. Trong khi đó Bắc Kinh hy vọng sẽ dùng sức mạnh kinh tế và áp lực quân sự đe dọa hơn nữa để buộc tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phải đi theo quỹ đạo Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Theo Nikkei Asian Review ngày 5/6, một quan chức Ấn Độ nghỉ hưu đã bác bỏ giải thích của ông Tôn Kiến Quốc, trưởng đoàn Trung Quốc tham dự Đối thoại Shangri-la về đường lưỡi bò mà ông Quốc nói là "cộng đồng quốc tế đã thừa nhận từ năm 1949".
Vị này cho rằng, một khi Trung Quốc có thể yêu sách với cả Biển Đông bằng đường 9 đoạn thì Ấn Độ cũng có thể đưa ra yêu sách 50 đoạn, kéo dài từ Biển Đỏ đến eo biển Malacca theo sự kiểm soát của đế chế Raj Anh thời hoàng kim.
Nhà nghiên cứu Ấn Độ Manoj Joshi thuộc Tổ chức Nghiên cứu Observer ngày 6/6 bình luận trên tờ Daily O, phiên tòa và phán quyết của PCA hoàn toàn hợp pháp theo quy định trong Phụ lục VII, UNCLOS nên Trung Quốc càng phản đối và chống lại, chỉ càng cho thấy Bắc Kinh bất chấp và chà đạp luật pháp quốc tế.
Theo ông, yêu sách và lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông khá phức tạp với tật nói dối loanh quanh, đặc biệt về cái gọi là "quyền lịch sử" với đường lưỡi bò không có bất cứ căn cứ nào trong luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
Manoj Joshi tin rằng, không có quốc gia nào được phép tự khẳng định một ranh giới hàng hải mà không đàm phán với các nước láng giềng. Đường lưỡi bò đã ăn lẹm vào vùng đặc quyền kinh tế nhiều quốc gia ven Biển Đông, và vượt quá 200 hải lý tính từ đảo Hải Nam.
Do đó theo ông, Ấn Độ cần phải theo dõi chặt chẽ tình hình Biển Đông, đặc biệt là trong bối cảnh các nước bạn bè và đối tác như Mỹ, Việt Nam và Nhật Bản mong muốn Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn trong khu vực.
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Trung-Quoc-da-thay-doi-hien-trang-ma-chang-ai-lam-gi-duoc-post168482.g
d
d
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét