Ngày 22.6, Ủy ban châu Âu (EC) tuyên bố: Tất cả các quốc gia phải được quyền tự do đi qua biển Đông. Đây là lời khiển trách ngoại giao đầu tiên của Ủy ban châu Âu đối với Trung Quốc sau sự kiện máy bay chiến đấu Trung Quốc bay chặn máy bay quân sự Mỹ trên vùng biển tranh chấp hồi tháng 5.
Reuters đưa tin trong một văn kiện mới công bố không nêu đích danh Bắc Kinh, một đối tác thương mại lớn, Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo EC phản đối “các hành động đơn phương có thể làm thay đổi nguyên trạng và leo thang căng thẳng”. Đây là tín hiệu quan ngại hoạt động Trung Quốc xây dựng trái phép các đảo nhân tạo và quân sự hóa các đảo này trên biển Đông.
Lãnh đạo EU viết trong văn kiện: “EU muốn quyền tự do hàng hải và hàng không được tôn trọng tại biển Đông. Khối lượng lớn hàng hóa thương mại đường biển quốc tế đi qua khu vực này có nghĩa quyền tự do hàng hải và hàng không mang tầm quan trọng hàng đầu đối với EU. EU khuyến khích Trung Quốc đóng góp trên tinh thần xây dựng vào ổn định khu vực và ủng hộ trật tự quốc tế dựa theo luật pháp”.
Dù EC đã chọn ngôn ngữ cẩn trọng nhưng cũng cho thấy EC ngày càng quan ngại tình hình căng thẳng trên biển Đông. Trong tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đã đề nghị các nước châu Âu tổ chức tuần tra biển Đông thường xuyên..
Chính phủ các nước thành viên EC sẽ thông qua văn kiện trên.
Vào lúc EU nói họ ở vị thế trung lập trong vụ tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, Mỹ đã vận động Brussels lên tiếng phản đối Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền hầu hết biển Đông. Mỹ nói Bắc Kinh đang áp dụng biện pháp “săn mồi” đối với tuyến đường biển thương mại này.
Dự kiến Tòa Trọng tài thường trực sẽ sớm công bố phán quyết về đơn kiện "đường chín đoạn" của Philippines phản đối yêu sách vô lý của Trung Quốc. Bắc Kinh đã tuyên bố không công nhận phán quyết trọng tài.
Một dấu hiệu căng thẳng khác là một quan chức cấp cao Indonesia cho biết tổng thống Indonesia lần đầu tiên sẽ đến quần đảo Natuna nhằm thể hiện chủ quyền của Indonesia sau khi Bắc Kinh tuyên bố Trung Quốc có “tuyên bố chồng lấn” trên vùng biển kề cận quần đảo này.
http://motthegioi.vn/the-gioi-c-79/uy-ban-chau-au-yeu-cau-trung-quoc-ton-trong-quyen-tu-do-di-lai-o-bien-dong-36168.html
Lãnh đạo EU viết trong văn kiện: “EU muốn quyền tự do hàng hải và hàng không được tôn trọng tại biển Đông. Khối lượng lớn hàng hóa thương mại đường biển quốc tế đi qua khu vực này có nghĩa quyền tự do hàng hải và hàng không mang tầm quan trọng hàng đầu đối với EU. EU khuyến khích Trung Quốc đóng góp trên tinh thần xây dựng vào ổn định khu vực và ủng hộ trật tự quốc tế dựa theo luật pháp”.
Dù EC đã chọn ngôn ngữ cẩn trọng nhưng cũng cho thấy EC ngày càng quan ngại tình hình căng thẳng trên biển Đông. Trong tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đã đề nghị các nước châu Âu tổ chức tuần tra biển Đông thường xuyên..
Chính phủ các nước thành viên EC sẽ thông qua văn kiện trên.
Vào lúc EU nói họ ở vị thế trung lập trong vụ tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, Mỹ đã vận động Brussels lên tiếng phản đối Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền hầu hết biển Đông. Mỹ nói Bắc Kinh đang áp dụng biện pháp “săn mồi” đối với tuyến đường biển thương mại này.
Dự kiến Tòa Trọng tài thường trực sẽ sớm công bố phán quyết về đơn kiện "đường chín đoạn" của Philippines phản đối yêu sách vô lý của Trung Quốc. Bắc Kinh đã tuyên bố không công nhận phán quyết trọng tài.
Một dấu hiệu căng thẳng khác là một quan chức cấp cao Indonesia cho biết tổng thống Indonesia lần đầu tiên sẽ đến quần đảo Natuna nhằm thể hiện chủ quyền của Indonesia sau khi Bắc Kinh tuyên bố Trung Quốc có “tuyên bố chồng lấn” trên vùng biển kề cận quần đảo này.
http://motthegioi.vn/the-gioi-c-79/uy-ban-chau-au-yeu-cau-trung-quoc-ton-trong-quyen-tu-do-di-lai-o-bien-dong-36168.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét