Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Các hệ thống tác chiến điện tử Nga và lựa chọn của Việt Nam

Tác chiến điện tử (TCĐT) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến tranh hiện đại. Dưới đây là một số hệ thống TCĐT mà Việt Nam có thể quan tâm.


RB-531B Infauna

Tổ hợp trinh sátgây nhiễu vô tuyến bắt đầu được phát triển từ năm 2005 bởi công ty Cozvezgie với sự tham gia của các doanh nghiệp tại Moscow, Voronezh, và St Petersburg. Tháng 9 năm 2010, tổ hợp RB-531B Infauna hoàn thành các bài kiểm tra cấp nhà nước và được lên kế hoạch sản xuất hàng loạt trong năm 2011. Này 16 tháng 01 năm 2012, 4 tổ hợp RB-531B Infauna đầu tiên đã được đưa vào trang bị trong quân đội Nga.

Các hệ thống tác chiến điện tử Nga và lựa chọn của Việt Nam
Các hệ thống tác chiến điện tử Nga và lựa chọn của Việt Nam
Các hệ thống tác chiến điện tử Nga và lựa chọn của Việt Nam
  RB-531B trên khung gầm BTR-80.
RB-531B trên khung gầm BTR-80.
  RB-531B trên khung gầm Bomerang.
RB-531B trên khung gầm Bomerang.

RB-531B dùng để bảo vệ xe ô tô và xe bọc thép trước các thiết bị bom mìn được điều khiển bằng sóng vô tuyến và gây nhiễu thông tin của đối phương trong các đơn vị tác chiến điện tử cấp tiểu đoàn. Tổ hợp bao gồm các thiết bị thông tin và điều khiển chế áp vô tuyến điện tử, cũng như các thiết bị trinh sát và chế áp quang điện tử. RB-531B làm việc với băng thông rộng, tốc độ cao và có phạm vị hoạt động lớn. Hệ thống được bố trí trên khung gầm xe bọc thép BTR-80. Trong tương lai, Nga có kế hoạch phát triển hệ thống này trên khung gầm Boomerang.

1L222 Avtobaza

Hệ thống trinh sát điện tử 1L222 Avtobaza dùng để trinh sát thụ động và gây nhiễu các hệ thống radar trên máy bay của đối phướng như radar xung nhìn bên, radar điều khiển vũ khí không đối đất, radar bảo đảm bay ở độ cao nhỏ và bảo đảm thông tin trinh sát cho đài điều khiển tự động hóa các trạm gây nhiễu.

Các hệ thống tác chiến điện tử Nga và lựa chọn của Việt Nam
Các hệ thống tác chiến điện tử Nga và lựa chọn của Việt Nam
Các hệ thống tác chiến điện tử Nga và lựa chọn của Việt Nam

Avtobaza được thiết kế bởi Viện thiết kế Gradient và được sản xuất bởi Liên hiệp khoa học-sản xuất (NPO) Kvant. Hệ thống đã được đưa vào trang bị trong quân đội Nga từ năm 2011.

Hệ thống tác chiến điện tử Avtobaza tiêu chuẩn bao gồm một xe khí tài lắp trên khung gầm xe tải Ural-43203 và máy phát điện lắp trên khung gầm xe KAMAZ-4310.

Hệ thống làm việc trong dải tần từ 8 đến 17,5 GHz và phạm vi hoạt động lên đến 150 km. Theo một số nguồn tin, Iran đã nhận được một số tổ hợp trinh sát điện tử 1L222 từ Nga.

1L269 Krasukha-2

Krasukha-2 có nhiệm vụ bức xạ sóng vô tuyến để gây nhiễu các hệ thống chiến tranh điện tử, làm thay đổi chất lượng thông tin thu được của đối phương và bảo vệ các hệ thống điện tử tránh khỏi những tác động từ các biện pháp tác chiến điện tử của đối phương. Krasukha-2 có thể “chọc mù”các radar trên các máy bay cảnh báo sớm AWACS và máy bay không người lái khiến chúng không thể giám sát các hoạt động bên dưới của lực lượng phòng không mặt đất.

Các hệ thống tác chiến điện tử Nga và lựa chọn của Việt Nam

Hệ thống này do Gradient phát triển và được sản xuất bởi Liên hiệp khoa học-sản xuất Kvant. Trong năm 2012, tổ hợp Krasukha-2 đầu tiên được đưa vào trang bị cho quân đội Nga. Tháng 4 năm 2013, Kvant thông báo rằng, Krasukha-2 sẽ được xuất khẩu cho các khách hàng tiềm năng.

Hệ thống bao gồm một trạm phát sóng bức xạ điện tử cùng một ăng-ten có khả năng làm việc trong vùng rỉa quạt 360 độ. Tất cả được lắp trên khung gầm xe bánh hơi 4 trục BAZ-6910-022. Xe có thể di chuyển với tốc độ 80 km/h trên đường nhựa và tầm hoạt động 1.000 km.

1RL257 Krasuha-4

Trạm trinh sát gây nhiễu mặt đất phạm vi rộng 1RL257 Krasuha-4 được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu tĩnh trước radar của các máy bay radar trinh sát như E-8C, radar của máy bay tấn công, trinh sát đa chức năng, máy bay không người lái trinh sát-tấn công như Global Hawk hay Predator và và vệ tinh do thám radar dòng Lacrosse.

Krasuha-4 được thiết kế bởi Viện thiết kế Gradient và được sản xuất bởi Liên hiệp khoa học-sản xuất (NPO) Kvant. Đây là một biến thể hiện đại hóa của hệ thống tác chiến điện tử Krasuha-2. 1RL257 đã trải qua các bài kiểm tra nhà nước vào năm 2009, tuy nhiên cho tới tháng 2 và tháng 4 năm 2012, 4 bộ đầu tiên mới được đưa vào hoạt động trong quân đội Nga. Hiện nay, ít nhất 10 tổ hợp Krasukha-4 đã được sản xuất và trang bị cho quân đội Nga.

Các hệ thống tác chiến điện tử Nga và lựa chọn của Việt Nam
Các hệ thống tác chiến điện tử Nga và lựa chọn của Việt Nam
Các hệ thống tác chiến điện tử Nga và lựa chọn của Việt Nam
Các hệ thống tác chiến điện tử Nga và lựa chọn của Việt Nam

Theo ông Theodore Dmitruk, Tổng giám đốc Công ty điện cơ Bryansk, Krasukha-4 có khả năng phát hiện và theo dõi các mục tiêu trên không và trong trường hợp cần thiết nó có thể tạo nhiễu để làm rối loạn hệ thống tác chiến của đối phương.

Đặc điểm chiến thuật và kỹ thuật của Krasukha-4 chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, bán kính hoạt động của hệ thống vượt quá 300 km.

Hệ thống Krasukha-4 gồm hai ăng-ten, một ăng-ten phát tín hiệu và một ăng-ten thu tín hiệu. Giá đỡ của ăng-ten được gắn chặt vào khung và được đặt trên khung gầm xe bánh hơi 4 trục KAMAZ. Vì vậy, mà tổ hợp có thể cơ động trên các địa hình ở Bắc Cực và sa mạc Ả Rập. Krasukha-4 có khả năng làm việc tin cậy trong điều kiện nhiệt độ từ -50 độ C đến +50 độ C.

Được biết, chi phí sản xuất cho một mẫu thử nghiệm là 174,6 triệu rúp (5,4 triệu USD).

1L267 Moskva-1

Đài trinh sát Moskva-1 thực chất là một radar thụ động được sử dụng để phát hiện, nhận dạng, bám sát, đo hướng các mục tiêu dựa theo các nguồn năng lượng vô tuyến bức xạ từ các thiết bị trên mục tiêu đó (máy hỏi đáp, truyền số liệu, phát nhiễu…) hoặc năng lượng do các nguồn khác phản xạ từ mục tiêu (sóng phát thanh FM, sóng truyền hình…) đồng thời gây nhiễu khiến radar của đối phương trở nên “mù lòa”. Moskva-1 có thể phát hiện phát xạ của máy bay và tên lửa hành trình từ hơn 400km và có khả năng xác định loại mục tiêu cũng như mức độ nguy cơ.

Các hệ thống tác chiến điện tử Nga và lựa chọn của Việt Nam
Các hệ thống tác chiến điện tử Nga và lựa chọn của Việt Nam

Hệ thống Moskva-1 được thiết kế bởi Viện thiết kế Gradient và được sản xuất bởi Tập đoàn Công nghệ vô tuyến điện tử KRET, một công ty con của tập đoàn Công nghệ Nga. Tổ hợp Moskva-1 đầu tiên đã được đưa vào trang bị trong quân đội Nga vào ngày 10/12/2013.

Toàn bộ hệ thống trinh sát gây nhiễu Moskva-1 gồm 3 xe trên khung gầm xe bánh hơi 4 trục KAMAZ. Moskva-1 có thể làm việc trong điều kiện nhiệt độ từ -40 đến +50 độ C.

Biến thể của Moskva-1 dành cho xuất khẩu mang tên Moskva -1E. Theo Izvesstia, các nước SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập), châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh đang đàm phán để có được hệ thống tác chiến điện tử vô cùng mạnh mẽ này. Chi phí của Moskva được ước tính trong khoảng từ 9 triệu đến 30 triệu USD tùy thuộc vào cấu hình.

1L262E Rtut-BM

Tổ hợp tác chiến điện tử Rtut-BM do viện Gradient – một bộ phận của Tập đoàn Công nghệ điện tử vô tuyến KRET phát triển để bảo vệ nguồn nhân lực và trang thiết bị quân sự tránh bị phát hiện và tấn công bởi tên lửa đường đạn và pháo phản lực.

Rtut-BM được phát triển dựa trên khung gầm xe bọc thép đa năng MT-LB (biến thể trước đó Rtut-B được phát triển trên khung gầm BTR-80). Tổ hợp 1L262E Rtut-BM được sử dụng để chế áp các hệ thống thông tin liên lạc, gây nhiễu vô tuyến bom đạn, tên lửa của đối phương và có thể hoạt động trong các điều kiện bị gây nhiễu vô tuyến điện mạnh. Rtut-BM sử dụng một máy thu đặc biệt có thể xác định đúng tần số vô tuyến của ngòi nổ và vô hiệu hóa các tín hiệu của bom đạn. Tổ hợp tác chiến điện tử này có khả năng xác định tần số của ngòi nổ chỉ trong vài micro giây, và tạo ra các tín hiệu phản ứng trong vài mili giây.

Rtut-BM
Rtut-BM trên khung gầm MT-LB

1L262E được thiết kế và sản xuất từ năm 2011 và là một trong những tổ hợp tác chiến điện tử tiên tiến nhất của Nga hiện nay, nó có thể bảo vệ nhân viên và thiết bị quân sự trong khu vực rộng 0,5 km2.

Trong năm 2013, KRET đã hoàn thành hợp đồng thứ 2 cung cấp 10 tổ hợp tác chiến điện tử Rtut-BM trị giá 22 triệu USD cho Bộ Quốc phòng Nga. Hiện nay, KRET cũng đang chuẩn bị ký kết một hợp đồng dài hạn thứ ba, cung cấp cho Bộ Quốc phòng Nga thêm 20 tổ hợp chiến tranh điện tử hiện đại này.

Divnomore

Tại một hội nghị báo chí tổ chức vào ngày 11/12/2013, Tập đoàn Công nghệ vô tuyến điện tử KRET đã thông qua kế hoạch phát triển hệ thống chiến tranh điện tử thế hệ mới mang tên Divnomore. Theo Tổng giám đốc KRET, ông Nikolai Kolesov, Divnomore là một biến thể hiện đại hóa sâu sắc của đài trinh sát thụ động Moskva-1. Divnomore có thể quét vùng trời, phát hiện và gây nhiễu các hệ thống tác chiến điện tử của đối phương.

Nikolai Kolesov cho biết, tổ hợp tác chiến điện tử mới dự kiến sẽ được đưa vào trang bị trong quân đội Nga vào năm 2016, đồng thời cung cấp cho các khách hàng tiềm năng.

http://soha.vn/quan-su/cac-he-thong-tac-chien-dien-tu-nga-va-lua-chon-cua-viet-nam-20131225143848464.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét