Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Quyền lực quá lớn vào tay cặp kỳ phùng địch thủ, châu Á chuẩn bị biến thành "chảo lửa"?

Nền chính trị của các lãnh đạo mạnh mẽ đã trở lại châu Á khi lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất châu lục là Trung Quốc và Nhật Bản trở nên quyền lực hơn.



Hai nhà lãnh đạo cứng rắn
Tại Trung Quốc, chủ tịch Tập Cận Bình đã chính thức bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai trong vai trò Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ hôm 25/10, với quyền lực lớn hơn hẳn so với nhiệm kỳ đầu, sau khi học thuyết chính trị của ông mang tên "Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới" được ghi vào Điều lệ đảng này, đánh dấu ông Tập có được địa vị chính trị tương đương với lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông.
Trong khi đó, quyền lực trong tay nội các thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng tăng mạnh, sau khi liên minh đảng Tự do Dân chủ (LDP) của ông giành thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử sớm hôm 22/10.
Giành được 2/3 số ghế trong Quốc hội, ông Abe sẽ giữ chức thủ tướng nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp kể từ năm 2012, và bước trên con đường trở thành lãnh đạo có ảnh hưởng cũng như nắm quyền lâu nhất tại Nhật từ sau Thế chiến II.
Tuy nhiên, thắng lợi chính trị của ông Tập và ông Abe sẽ không giúp hàn gắn quan hệ song phương đang có nhiều rạn nứt. Thay vào đó, các liên hệ giữa hai nước trong tương lai có thể bị phủ bóng nhiều hơn bởi dấu ấn cá nhân của các lãnh đạo.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) ngày 29/10 nhận định, các diễn biến trên chính trường Nhật và Trung Quốc tuần trước cho thấy chủ nghĩa dân tộc mang màu sắc cực đoan và cạnh tranh quyền lực đã lên cao ở hai nước trong 5 năm qua. 
Tập Cận Bình và Shinzo Abe nổi tiếng là những lãnh đạo cứng rắn ở mỗi nước trong nhiều thế hệ. Sau khi hai ông cùng lên nắm quyền vào năm 2012, quan hệ Trung-Nhật bắt đầu rơi vào thế giằng co căng thẳng, bế tắc, và xuống mức thấp nhất kể từ khi hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1972 - một mối quan hệ đối đầu nhiều hơn hòa dịu.
Lo ngại xung đột quân sự bùng phát trên biển Hoa Đông cũng rõ ràng hơn trong vài năm trở lại đây, khi Trung-Nhật cùng tăng cường triển khai tàu chiến, máy bay ngày càng dày đặc xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Chính phủ hai nước tỏ rõ sự cứng rắn trong các lĩnh vực mà họ coi là có lợi ích cốt lõi, từ vấn đề hạt nhân Triều Tiên, mâu thuẫn lịch sử Trung-Nhật, tự do hàng hải ở biển Đông, hay đơn giản là tranh giành tầm ảnh hưởng trong khu vực và ở toàn cầu.
Quyền lực quá lớn vào tay cặp kỳ phùng địch thủ, châu Á chuẩn bị biến thành chảo lửa? - Ảnh 1.
Ông Tập Cận Bình (phải) lạnh nhạt và không giao tiếp bằng mắt với ông Shinzo Abe trong lễ đón khách mời tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, Trung Quốc, nhân dịp Tuần lễ Cấp cao APEC 2014 tổ chức ở Bắc Kinh (Ảnh: KYODO)
Tương đồng khiến cạnh tranh gay gắt hơn
Dù đến từ hai nước có nền chính trị khác nhau, ông Tập và ông Abe được cho là có nhiều điểm tương đồng về bối cảnh xuất thân, cá tính cho đến quan điểm chính trị.
Hai nhà lãnh đạo đều sinh ra trong những gia đình có truyền thống chính trị, là con trai của những chính khách hàng đầu ở Trung Quốc và Nhật Bản; gia đình đều từng gặp khó khăn trong các biến cố chính trị; họ đều là những chính khách theo hướng dân tộc chủ nghĩa và cứng rắn trong đối ngoại, cũng như theo đuổi con đường "phục hưng quốc gia".
Nhưng những điểm tương đồng này khiến cuộc đối đầu Tập-Abe leo thang chứ không giảm bớt. SCMP cho rằng, việc quyền lực chính trị của hai ông được củng cố sẽ góp phần đẩy nhanh các nghị trình cứng rắn của họ - viễn cảnh có thể tạo ra tác động sâu sắc lên quan hệ song phương, đến hòa bình khu vực và toàn cầu.
Đầu tiên, Trung Quốc và Nhật Bản nhiều khả năng sẽ nỗ lực mở mang tầm ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, và gia tăng quyền lực mềm trên khắp thế giới, từ châu Á, châu Phi, Mỹ-Latin và các nơi khác.
Thứ hai, Tokyo sẽ tăng cường các liên kết quân sự với Mỹ nhằm kìm hãm các hành động trỗi dậy của Trung Quốc trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Thứ ba, ông Tập và ông Abe có thể cùng cứng rắn hơn trong lập trường của mỗi bên về Triều Tiên.
Thủ tướng Abe tái đắc cử nhờ chính sách của ông được ủng hộ, sau khi Bình Nhưỡng đe dọa "nhấn chìm" Nhật Bản xuống đáy biển, bên cạnh hai vụ phóng tên lửa đạn đạo qua không phận Nhật ra Thái Bình Dương, cùng cuộc đấu khẩu hàng tháng trời giữa lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và tổng thống Mỹ Donald Trump với hàng loạt đe dọa tấn công hạt nhân.
Ông Shinzo Abe cam kết nếu tái cử sẽ đưa Nhật Bản lên vai trò chủ động hơn trong việc hỗ trợ bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong khu vực, còn Trung Quốc phản đối gay gắt điều này.
Quyền lực quá lớn vào tay cặp kỳ phùng địch thủ, châu Á chuẩn bị biến thành chảo lửa? - Ảnh 2.
Các tàu trinh sát của Trung Quốc tuần tra ở vùng biển gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản Senkaku/Điếu NgưChinese (Ảnh: AP)
Thứ tư, giành thắng lợi trong tuyển cử với "siêu đa số" ghế trong Quốc hội cho phép ông Abe đề xuất thay đổi hiến pháp hòa bình sau Thế chiến II - hạn chế quân sự của Nhật ở mức độ tự vệ và từ bỏ quyền tham chiến ở nước ngoài. Đây cũng là những điều Bắc Kinh xem như "ranh giới đỏ" trong quan hệ hai nước.
Thứ năm, trong bối cảnh Trung Quốc cải tổ lớn để xây dựng quân đội hùng mạnh, một phần trong kế hoạch thực hiện "Giấc mộng Trung Hoa" của ông Tập Cận Bình, thủ tướng Abe có thể thúc đẩy chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Nhật Bản - hiện cũng là một "ranh giới đỏ" ở trong nước và giữa các bên trong khu vực.
Khả năng Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân ngày càng rõ rệt là động lực thúc đẩy không chỉ Nhật Bản, mà cả Hàn Quốc, phát triển vũ khí hạt nhân của riêng mình thay vì chỉ dựa vào "ô bảo hộ" của Mỹ.
Trong những điều kiện như trên, việc điều tiết các lợi ích của Trung Quốc-Nhật Bản, và làm thế nào để hai lãnh đạo Tập Cận Bình-Shinzo Abe vượt qua bất đồng để cùng tồn tại, sẽ trở thành thách thức lớn cho ngoại giao toàn cầu trong những năm tới đây.

http://soha.vn/quyen-luc-qua-lon-vao-tay-cap-ky-phung-dich-thu-chau-a-chuan-bi-bien-thanh-chao-lua-20171030163808065.htm

KISSINGER: CÁC NƯỚC Á CHÂU NÊN CHUẨN BỊ ĐỐI DIỆN VỚI CHIẾN TRANH NGUYÊN TỬ

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ The New York Times, cựu chiến lược gia, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry R. Kissinger đã cảnh báo rằng các nước Á châu sẽ theo đuổi việc phát triển vũ khí hạt nhân.
Hình ảnh có liên quan

Ông nói rằng một nước Bắc Hàn có vũ khí hạt nhân sẽ kích hoạt một cuộc chạy đua vũ trang, trong đó "vũ khí hạt nhân" sẽ "lây lan ở khắp phần còn lại của châu Á."
Là thành viên của Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân, cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều bị cấm không được xây dựng hoặc thu thập vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, theo tờ Times, cả hai nước này đều có khả năng công nghệ sản xuất hàng nghìn tên lửa một cách nhanh chóng. Theo báo cáo nằm 2015 của Charles D. Ferguson, chủ tịch Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, riêng Hàn Quốc có thể sản xuất được 4.300 quả bom hạt nhân.
Tổng thống Donald Trump đã giúp thúc đẩy cuộc leo thang quân sự này trong cuộc vận động tranh cử vào năm ngoái, lập luận rằng không nước nào đã trả đủ cho Hoa Kỳ về sự bảo vệ quân sự mà Hoa Kỳ từng cung cấp. Thậm chí, vào tháng 9, tổng thống Trump còn đề nghị bán vũ khí "tinh vi" cho Nhật Bản và Hàn Quốc, khiến gây lo lắng cho việc có thể khởi động một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.
Từ nhiều thập kỷ qua, các chuyên gia quân sự đã cảnh báo về mối đe doạ do tình trạng phổ biến vũ khí hạt nhân ở vùng Đông Á.
Theo báo Times, Australia, Myanmar, Đài Loan và Việt Nam đều đang cân nhắc tự trang bị cho mình trước một quốc gia Bắc Hàn ngỗ nghịch.

https://www.facebook.com/tuan.le.393/posts/1732650500102266

Bầy "sói biển" Molniya mới của HQVN nhân bội sức mạnh với loạt tàu mang tên lửa Kalibr?

“Chuẩn bị: ba... hai... một... Phóng!”. Lần lượt 11 quả tên lửa trên chiến hạm rời bệ phóng, theo quỹ đạo hướng thẳng tới mục tiêu.


Bầy "sói biển" Molniya mới của HQVN nhân bội sức mạnh với loạt tàu mang tên lửa Kalibr?
Đó là một "lát cắt" trong buổi thực hành tình huống chiến đấu của học viên sĩ quan năm thứ 5 Học viện Hải quân tại Trung tâm Mô phỏng kíp tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya thuộc dự án 1241.8, mà báo Tuổi trẻ tường thuật trong bài viết có nhan đề " Điều khiển chiến hạm trên... cạn" số ra cuối tháng 3/2012.
Hiện nay, Hải quân Việt Nam không chỉ làm chủ hoàn toàn những con tàu tên lửa tấn công nhanh hiện đại mà còn tự nhân bản được hàng loạt nhờ bàn tay khối óc của những người lính thợ tài hoa của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Hoàn thành 6 tàu tên lửa Molnia nội địa
Với việc chính thức đưa vào biên chế lực lượng Hải quân Việt Nam 2 tàu tên lửa tấn công nhanh "tia chớp" số hiệu 382 và 383 thuộc dự án 1241.8 cuối cùng trong loạt 6 tàu nội địa, Tổng công ty Ba Son đã ghi thêm dấu son trên con đường làm chủ kỹ thuật và công nghệ của ngành đóng tàu quân sự Việt Nam.
Tất cả các tàu và kíp thủy thủ đều thực hành bắn tên lửa diệt mục tiêu, đảm bảo an toàn trong quá trình chạy thử, nghiệm thu kỹ thuật. 
Theo Đại tá Phạm Ngọc Thiện, Tổng giám đốc Tổng công ty Ba Son: "Việc triển khai đóng loạt tàu tên lửa 12418 là dự án trọng điểm của Bộ Quốc phòng. Đây là loại tàu chiến đấu hiện đại có các tính năng vượt trội, độ phức tạp cao về kỹ thuật, công nghệ".
Qua thực tế thi công đóng mới các tàu Molniya, đội ngũ kỹ sư, thợ kỹ thuật của Ba Son đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước tới 300 tỷ đồng.
Quan trọng là Ba Son đã làm chủ được công nghệ, nhất là công nghệ đóng tổng đoạn và tự động hóa công nghệ hàn ti-tan, những công đoạn khó nhất, góp phần rút ngắn thời gian thi công và đảm bảo chất lượng cao nhất cho từng con tàu.
Bầy sói biển Molniya mới của HQVN nhân bội sức mạnh với loạt tàu mang tên lửa Kalibr? - Ảnh 1.
Bộ đôi tàu tên lửa Molniya 1241.8 của Việt Nam. Ảnh: Trọng Thiết.
Loạt tàu Molniya tiếp theo sẽ mang tên lửa Kalibr?
Trong báo cáo thường niên 2016, Tập đoàn Vympel (Nga) có đề cập tới một thông tin đang chú ý là họ đang đàm phán với Việt Nam về việc đóng thêm loạt 4 tàu tên lửa Molniya tiếp theo tại nhà máy Ba Son. Trước đó, ngày 29/06/2015, Tập đoàn này cho biết hy vọng sớm ký hợp đồng để Việt Nam đóng thêm 4 tàu Molniya.
Còn về phía Việt Nam, Báo QĐND số ra ngày 24/07/2015 đã khẳng định, qua việc nghiệm thu và bàn giao cho Quân chủng Hải quân các cặp tàu tên lửa hiện đại, những người thợ Ba Son tích lũy nhiều kinh nghiệm, tự tin tiếp tục đóng loạt tàu Molniya mới.
Gần đây nhất, tại Triển lãm LIMA-2017, ông Viktor Kladov Giám đốc Hợp tác quốc tế và Chính sách khu vực của Tập đoàn Nhà nước Rostec cho biết: "Tôi hy vọng việc đóng mới các tàu tên lửa tấn công nhanh của Việt Nam sẽ được tiếp nối, chúng tôi hoàn toàn sẵn sàng".
Nếu Việt Nam tiếp tục đóng mới loạt tàu Molniya tiếp theo với cấu hình hiện đại hơn thì chính những kinh nghiệm và những thành tính đã đạt được của đội ngũ kỹ sư và thợ kỹ thuật Ba Son sẽ lại một lần nữa được tỏa sáng.
Việc các tàu này sẽ được trang bị tên lửa hành trình diệt hạm Kalibr là hoàn toàn có thể bởi chính Tổng giám đốc điều hành của Văn phòng thiết kế Trung ương Almaz đã khẳng định:
"Việt Nam đang đóng các tàu tên lửa tấn công nhanh thuộc dự án 1241.8 theo giấy phép và họ đã yêu cầu chúng tôi nâng cấp bằng hệ thống vũ khí mới". Ngoài lựa chọn tên lửa diệt hạm Yakhont, các tàu Molniya còn có thể được trang bị tên lửa Kalibr.
Các nhà bình luận quân sự quốc tế đánh giá rất cao tính năng kỹ - chiến thuật của những con tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya (Dự án 1241.8) mà Nga chuyển giao công nghệ chế tạo tại Việt Nam.
Bầy sói biển Molniya mới của HQVN nhân bội sức mạnh với loạt tàu mang tên lửa Kalibr? - Ảnh 2.
Tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya (Dự án 1241.8) mang được 16 quả tên lửa diệt hạm Kh-35. Ảnh: QĐND.
Những con tàu được mệnh danh là "tia chớp" này rất thích hợp với chiến thuật "sói bầy" trên biển bởi chúng sở hữu những tính năng vượt trội như nhỏ gọn, linh hoạt nhưng có tốc độ cao để đột kích nhanh, rút nhanh, mang được nhiều tên lửa (tới 16 quả tên lửa diệt hạm Kh-35 mỗi tàu).
Chỉ cần một biên đội 2 chiếc tàu Molniya có thể tạo ra cơn mưa tên lửa diệt hạm với hàng chục quả đạn có quỹ đạo bay cực thấp, bám ngay trên đỉnh sóng lao vào đội hình tàu của đối phương, khiến hệ thống phòng thủ tên lửa của chúng không kịp phản ứng hoặc bị quá tải, không thể đánh chặn có hiệu quả.
Nay, nếu Hải quân Việt Nam có thêm các tàu tên lửa tấn công nhanh trang bị loại tên lửa Kalibr chắc chắn khả năng tác chiến của "bầy sói" sẽ được nâng lên cấp bội.
Thứ nhất, nếu trang bị tên lửa diệt hạm Kalibr, các tàu Molniya của Việt Nam đã sở hữu một trong những phiên bản của họ tên lửa Kalibr - tương lai của QĐ Nga, có tầm bắn xa và chính xác hơn, uy lực hủy diệt cũng lớn hơn. Nhờ khả năng phóng đạn từ xa nên khả năng bị phản đòn bởi tàu đối phương sẽ giảm đi đáng kể, nâng cao sức sống còn cho con tàu.
Thứ hai, khả năng phòng không trên những con tàu Molniya hiện tại chưa mạnh khi chúng chỉ được trang bị pháo bắn nhanh 30mm và tên lửa phòng không Igla khiến cho phạm vi phòng thủ và xác suất bắn hạ các mục tiêu bay chưa cao.
Do vậy, nếu loạt tàu tiếp theo được ưu tiên bổ sung hệ thống phòng không loại mới kiểu kết hợp pháo và tên lửa phòng không Pantsir-ME (Pantsir) phiên bản hải quân sẽ biến Molniya có sức mạnh công thủ toàn diện hơn.
Pantsir-ME mới đây đã được Nga hoàn tất thử nghiệm và khẳng định sẽ xuất khẩu nên nếu Việt Nam yêu cầu, nhiều khả năng phía bạn sẽ đồng ý trang bị.
Bầy sói biển Molniya mới của HQVN nhân bội sức mạnh với loạt tàu mang tên lửa Kalibr? - Ảnh 3.
Pantsir-ME mới đây đã được Nga hoàn tất thử nghiệm
Vẫn biết những thay đổi này sẽ dẫn tới việc thiết kế lại đáng kể cấu trúc của con tàu và chi phí sẽ khá lớn, nhưng chắc chắn sẽ "đáng đồng tiền bát gạo", giúp bầy sói Molniya vốn đã mạnh lại càng mạnh hơn, góp phần cùng các lực lượng tàu nổi, tàu ngầm, không quân bảo vệ vững chắc vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
http://soha.vn/bay-soi-bien-molniya-moi-cua-hqvn-nhan-boi-suc-manh-voi-loat-tau-mang-ten-lua-kalibr-20171011081735235.htm

Việt Nam sở hữu 2 loại khí tài hiện đại nhất của Israel: Đánh xa, đánh trúng

Với định hướng tiến thẳng lên hiện đại, gần đây Quân chủng PK-KQ đã được ưu tiên đầu tư nhiều vũ khí, khí tài hiện đại, trong đó có những loại tối tân bậc nhất do Israel cung cấp.



Theo bài viết "Từng bước làm chủ kỹ thuật khí tài radar mới" trên báo PK-KQ, Quân chủng PK-KQ tiếp nhận, khai thác, sử dụng nhiều loại radar mới, cải tiến như: Radar tầm xa như ELM-2288ER, ELM-2084, RV-02, VRS-2DM-W, 36-D6 và radar cải tiến P-18M… Trong số đó, có 2 loại radar thế hệ mới, rất hiện đại do Israel sản xuất.
Việt Nam sở hữu 2 loại khí tài hiện đại nhất của Israel: Đánh xa, đánh trúng - Ảnh 1.
Radar RV-02 do Viện Kỹ thuật PK-KQ thiết kế, chế tạo. Ảnh: Báo PK-KQ
Theo thông số kỹ thuật trong catalogue quảng bá của Tập đoàn Công nghiệp hàng không Israel (IAI), các loại radar ELM-2288ER, ELM-2084 sở hữu những tính năng kỹ - chiến thuật vượt trội, giúp mạng lưới cảnh giới vùng trời có thể phát hiện sớm, từ xa các loại mục tiêu bay, tạo điều kiện cho các đơn vị hỏa lực đánh xa, đánh trúng.
Radar tầm xa ELM-2288ER
ELM-2288ER do Tập đoàn Công nghiệp hàng không Israel (IAI) phát triển với chức năng chính là radar cảnh giới nhìn vòng tầm xa, cung cấp đủ 3 tham số (phương vị, cự ly, độ cao) cho các hệ thống phòng không, cảnh báo sớm và quản lý không lưu dân sự.
Tích hợp những công nghệ tiên tiến nhất. Tổ hợp radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) này được các chuyên gia quân sự đánh giá cao về khả năng kháng nhiễu, hoạt động tin cậy và ổn định, tuổi thọ cao.
Vừa nhìn vòng 360 độ vừa quét tập trung ở góc hẹp. Đây là tính năng vượt trội của loại radar tầm xa này giúp kíp chiến đấu có thể đồng thời theo dõi bức tranh toàn cảnh trên không ở mọi phương vị, vừa bám sát được các tốp mục tiêu nguy hiểm ở những khu vực xác định.
Nhờ vậy, chúng có thể phát hiện từ xa và bám sát cùng lúc với số lượng lớn và nhiều kiểu loại mục tiêu bay kể cả các khí tài bay bám địa hình, cơ động nhanh và có diện tích phản xạ radar nhỏ như tên lửa hành trình, máy bay không người lái, tên lửa đường đạn. Ngoài ra, chúng cũng có thể dẫn đường cho không quân, chỉ thị mục tiêu cho các đơn vị hỏa lực…
Gọn nhẹ, thời gian triển khai, thu hồi nhanh chóng. Trung tâm xử lý/ điều khiển, đài antena và phần cứng bố trí gọn trong một container, nên radar có thể đặt vừa lên nhiều loại khung gầm xe quân sự hoặc vận chuyển bằng nhiều phương tiện đường bộ, đường không hoặc đường biển với thời gian triển khai, thu hồi hết sức nhanh chóng.
Việt Nam sở hữu 2 loại khí tài hiện đại nhất của Israel: Đánh xa, đánh trúng - Ảnh 2.
Radar tầm xa ELM-2288ER của Việt Nam.
ELM-2084 - Radar "n trong 1" hiện đại bậc nhất thế giới
Sở dĩ gọi như vậy vì ELM-2084 là radar đa năng siêu hiện đại, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau gồm: cảnh giới nhìn vòng trên không; điều khiển hỏa lực tên lửa phòng không hoặc đánh chặn tên lửa; phát hiện các loại đạn pháo, cối, pháo phản lực và định vị trận địa của chúng.
Hiện nay trên thế giới chưa có tổ hợp radar nào được đánh giá cao như vậy. Qua thực chiến trong các cuộc xung đột ở dải Gaza từ năm 2008 - 2009, ELM-2084 đã chứng minh được hiệu quả hoạt động vượt trội của mình.
Giống như ELM-2288ER mà Việt Nam đã trang bị, đài radar đa nhiệm ELM-2084 (MMR) cũng do hãng IAI ELTA của Israel phát triển.
Đây là radar 3D băng sóng S thiết kế dạng module, ứng dụng công nghệ quét mảng pha điện tử chủ động (AESA), với nhiệm vụ chính là đài nhìn vòng kiêm chiếu xạ cho các tổ hợp tên lửa phòng không/đánh chặn tên lửa tiên tiến như SPYDER-MR, Iron Dome, David’s Sling.
Phát hiện mục tiêu từ xa, truyền tự động đủ 3 tham số (cự ly, phương vị, độ cao) tới các sở chỉ huy tích hợp.
Thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc: cảnh giới nhìn vòng trên không; điều khiển hỏa lực tên lửa phòng không hoặc đánh chặn tên lửa; phát hiện các loại đạn pháo, cối, pháo phản lực và định vị trận địa bắn/phóng của chúng.
Cập nhật nhanh, bám sát quỹ đạo hoạt động, mô tả bức tranh toàn cảnh chiến trường trong thời gian thực cho các cấp chỉ huy và các đơn vị hỏa lực, khắc tinh của các mục tiêu bay cỡ nhỏ, tàng hình, hoạt động ở độ cao siêu thấp.
- Tính toán điểm nổ của đạn pháo, cối, tên lửa đối đất mà đối phương đã bắn.
- Diện tích của ăng ten mảng pha có thể mở rộng tùy theo nhiệm vụ và cấu hình.
- Hoạt động hiệu quả trong môi trường tác chiến điện tử công nghệ cao, nhiễu dày đặc
- Điều khiển từ xa, thời gian triển khai, thu hồi nhanh và cơ động trên mọi địa hình.
- Thiết kế mỹ thuật, gọn nhẹ nên có thể vận chuyển trên nhiều loại phương tiện khác nhau.
http://soha.vn/viet-nam-so-huu-2-loai-khi-tai-hien-dai-nhat-cua-israel-danh-xa-danh-trung-20171030130228456.htm

Chân dung Sophia - công dân robot đầu tiên trên thế giới


Hình ảnh trong các bộ phim khoa học viễn tưởng về một xã hội nơi những con robot chiếm lĩnh thế giới loài người liệu có khả năng xảy ra khi mà một robot đầu tiên vừa được công nhận tư cách công dân một nước? Robot Sophia không có trái tim và bộ óc, nhưng nó đã được chứng nhận tư cách công dân của Ả rập Xê út.
Sophia - công dân robot đầu tiên trên thế giới (Ảnh Business Insider)Sophia - công dân robot đầu tiên trên thế giới (Ảnh Business Insider)
Robot có tên Sophia là robot đầu tiên trong lịch sử trở thành công dân chính thức của một quốc gia. Sophia được kỹ sư David Hanson thuộc công ty Hanson Robotics phát triển. Tại Hội nghị Sáng Kiến Đầu Tư Tương lai 2017 được tổ chức tại thủ đô Riyadh, Ả rập Xê út, Hanson Robotics đã công bố sự kiện có một không hai này.
Sophia được thiết kế theo hình ảnh của nữ diễn viên Audrey Hepburn, với xương gò má cao và mũi thon.
Sophia đã xuất hiện trong show truyền hình Tonight Show và rất nhiều hội nghị khác trên thế giới, trong đó có cả Diễn Đàn Kinh tế thế giới và Hội Nghị thượng đỉnh toàn cầu “AI For Good”.
“Sophia là một chiếc máy thiên tài có tính phát triển. Qua thời gian, trí thông minh liên tục tăng lên và câu chuyện đáng ghi nhận của nó sẽ làm say mê cả thế giới và kết nối với con người bất kể tuổi tác, giới tính và văn hóa”, Hanson Robotics viết trên trang web của mình.
David Hanson, cựu kỹ sư hình ảnh của hãng Disney, đã sáng tạo ra robot này với mục đích giúp những người già và công chúng nói chung tại các sự kiện hay các khu vực lớn.
“Mục tiêu xuyên suốt của chúng tôi thông qua robot như Sophia là nhằm phát triển tất cả tính chất con người cho robot, sản xuất những robot thực sự có thể hiểu được con người và quan tâm đến con người”, ông Hanson nói với tờ Business Insider.
Ông Hanson muốn con người tương tác với Sophia giống như họ nói với một người bạn. Thực sự, ông hy vọng robot có thể nhận thức được thế giới xã hội khi nó nhận thức được thế giới vật chất. Robot Sophia hiện nay khi thực hiện các giao tiếp vẫn chưa hoàn toàn trôi chảy.
Một loạt các mô tơ và cơ cấu phức tạp tạo nên Sophia, cho phép nó thực hiện rất nhiều biểu cảm trên gương mặt.
Sophia có một khóa kéo màu da chạy xuống cổ, và chiếc đầu bằng nhựa trực quan không quá giống hình ảnh con người.
Nhưng các bộ phận bên trong cơ cấu máy móc của Sophia rất đáng chú ý. Cùng với các hệ thống máy móc cho phép Sophia có khả năng “bộc lộ cảm xúc”, thì phần mềm máy học (machine learning) lưu trữ các đoạn hội thoại trong bộ nhớ của robot và cố gắng nắm bắt dòng thảo luận để đưa ra các câu trả lời trực tiếp trong thời gian thực.
“Sophia là robot mới nhất và hiện đại nhất của Hanson Robotics”, trang web này cho biết.
Chắc chắn, Hanson muốn bắt chước năng lực của con người về tình yêu, sự đồng cảm, tức giận, ghen tị, và cảm giác sống.
Mục tiêu của ông là giúp đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi Cuộc sống là gì? Trí thông minh là gì? Và ý thức là gì?
Khả năng biểu lộ cảm xúc của Sophia vẫn còn hạn chế. Nó có thể thể hiện một trong những biểu cảm là sự hạnh phúc.
Và nó có thể nhíu mày và cau mày để biểu hiện nỗi buồn.
Nó cũng có thể dùng bộ răng giống hệt người để thể hiện sự tức giận (điều này hy vọng không hướng trực tiếp đến bất cứ ai).
Hanson đã giành phần lớn thời gian năm 2017 để đưa Sophia đi vòng quanh thế giới.
Nhiệm vụ của ông là để nhiều người quen với việc nhìn thấy gương mặt Sophia và để họ đánh giá cao những tiến triển mà ngành AI đã đạt được.
Robot Sophia cũng trở thành một người được giới truyền thông yêu thích, trả lời rất nhiều các cuộc phỏng vấn, hát trong một buổi hòa nhạc, và thậm chí là tạo dáng trên bìa của một trong những tạp chí thời trang hàng đầu”, trang web của Hanson Robotics giải thích.
Hanson sẽ sớm đưa ra những con robot khác để hợp cùng Sophia thành một gia đình robot, và có thể là cả một xã hội robot.
Sophia là sản phẩm duy nhất hiện nay, nhưng điều này không có nghĩa là nó để bán.
Trong số rất nhiều robot của mình, sản phẩm robot của Hanson Robotics được ứng dụng rộng rãi nhất cho người tiêu dùng là robot Giáo sư Einstein.
Robot trợ lý cá nhân cao 14 inch này đã được thiết kế để tạo ra được 50 biểu cảm trên gương mặt khi người dùng hỏi về thời tiết, giao thông và nhiều câu chuyện cơ bản khác. Leanne Lim, trưởng bộ phận marketing của Hanson Robotics, nói với tờ Business Insider hồi tháng Giêng rằng robot giống người sẽ xuất hiện ngày một nhiều trong tương lai gần.
Tuy nhiên, chính bản thân ông Hanson tin rằng tương lai của robot ở ngay trước mắt. “Thời đại của những robot giống người thật đang ở ngay đây”, ông nói với tờ Business Insider.
http://viettimes.vn/chan-dung-sophia-cong-dan-robot-dau-tien-tren-the-gioi-143930.html

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

" Giấc mơ Trung Hoa" là ác mộng cho thế giới!

Tác giả Christian Makarian trên L’Express tuần này khi viết về Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19 đã nhận định « Giấc mơ Trung Hoa, ác mộng cho thế giới ». Bài viết mô tả, hàng ngàn đại biểu Đảng bỗng xuất hiện như từ trong quá khứ, với những nụ cười giả tạo và cờ đỏ rợp trời, chẳng khác nào thời kỳ chủ nghĩa cộng sản làm mưa làm gió.

Kết quả hình ảnh cho china dream

Trong khung cảnh hoành tráng này, vẫn phải đặt ra câu hỏi về tương lai của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Theo tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Tập Cận Bình, Trung Quốc « sẽ có một chỗ đứng trung tâm trên trường quốc tế ».

Không ai nghi ngờ về điều đó, nhưng tất cả vấn đề đều nằm ở đây. Với dân số 1,4 tỉ người, sự « thành công » của Trung Quốc có liên quan đến toàn thế giới. Tập Cận Bình đã tuyên bố trước các đồng chí đang đứng im phăng phắc như tượng: « Chúng ta ngày nay có khả năng hơn bao giờ hết để thực hiện mục tiêu đại phục hưng quốc gia ».

Phục hưng đại quốc như thế nào ? Bắt đầu bằng « Kiên quyết phản đối mọi lời nói và hành động nhằm đặt lại vấn đề, bóp méo hoặc chối bỏ hệ thống chủ nghĩa xã hội theo kiểu Trung Hoa ». Tiếp theo là đưa trên 80 triệu người nghèo bước vào giai cấp trung lưu ngay từ đầu thập niên tới. Cuối cùng, từ nay đến năm 2049, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, « Giấc mơ Trung Hoa » là trở thành một người khổng lồ trên mọi mặt.

Tập Cận Bình thậm chí còn dùng ngôn ngữ của một thủ lãnh chiến tranh, nhấn mạnh « Quân đội khi vào trận là phải chiến thắng ». Hướng về chính quyền Đài Loan và phe đòi độc lập ở Hồng Kông, người đứng đầu Trung Quốc vừa đe nẹt vừa chiêu dụ.

Tăng cường quyền lực cá nhân, cường điệu chủ nghĩa dân tộc, sùng bái lãnh tụ quá trớn…chế độ Bắc Kinh hứa hẹn là một mối đe dọa. Trong khi Donald Trump, Brexit, khủng hoảng Catalunya… đang gây quan ngại, thì một mối lo khác bỗng xuất hiện, bao trùm lên tất cả. Trong khi những nền dân chủ ngày càng gặp khó khăn, thì Bắc Kinh dấn những bước mạnh mẽ.

L’Express cho rằng, việc Tập Cận Bình xử sự như một Mao Trạch Đông mới là rất nguy hiểm cho sự thăng bằng trên thế giới. Bởi vì nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của năm 2017 hoàn toàn không giống chút nào với đất nước nghèo khổ của thời Sách Đỏ, mà là động lực phát triển của thế giới. Nhưng người đứng đầu cường quốc khổng lồ này lại là người quảng bá cho chủ nghĩa toàn trị. Bắc Kinh không ngại ngần đề cao trở lại quan niệm của đế chế Trung Hoa xưa, « Trung Quốc là cái rốn của vũ trụ, là toàn thể diện tích dưới bầu trời ».

Chống Tập Cận Bình là chống Đảng !

Trong bài « Sự phong thánh cho Tập Cận Bình », tuần báo The Economist đánh giá việc ghi « Tư tưởng Tập Cận Bình » vào Điều lệ Đảng đã giúp củng cố quyền lực của ông Tập không chỉ một nhiệm kỳ 5 năm thứ hai, mà là suốt đời. Tập Cận Bình nay ngang hàng với Mao Trạch Đông, một vinh dự mà những người tiền nhiệm không có được.

Cá nhân ông Tập đã được đồng hóa với Đảng, chống Tập Cận Bình là chống Đảng ! Điều này có nguy cơ khiến cấp dưới chỉ nói với ông Tập những gì ông ta muốn nghe mà thôi, và như vậy có thể dẫn đến các quyết định tồi tệ.

Một số người cho rằng việc sửa đổi Điều lệ Đảng không làm tăng nhiều quyền lực cho Tập, vì người cộng sản dù sao cũng phải tuân lệnh Đảng. Không có « Tư tưởng Đặng Tiểu Bình », nhưng ảnh hưởng ông Đặng vẫn rất lớn. Đưa được tên mình vào Điều lệ, có lẽ giúp sức cho ông Tập trong trận đấu sắp tới, hơn là mang ý nghĩa ông đã thắng được cuộc chiến.

Theo The Economist, thoạt nhìn vào danh sách các ủy viên thường trực Bộ Chính trị thì có thể nghĩ như thế. Chỉ có một trong số năm ủy viên mới là thân cận với Tập Cận Bình, bốn người còn lại được cho là thuộc các phe nhóm khác. Còn Vương Kỳ Sơn, cánh tay mặt chống tham nhũng của ông Tập thì về hưu.

4/5 ủy viên thường vụ mới thuộc các phe nhóm khác

Hai ông Lật Chiến Thư (Li Zhanshu) và Uông Dương (Wang Yang) thuộc cánh Đoàn Thanh niên Cộng sản của ông Hồ Cẩm Đào. Hai tân ủy viên khác thuộc phe Giang Trạch Dân – tổng bí thư 1989-2002, nguyên bí thư Thượng Hải. Đó là Hàn Chính (Han Zheng), bí thư Thượng Hải hiện nay và Vương Hộ Ninh (Wang Huning), người viết diễn văn cho ông Tập. Vương Hộ Ninh còn là « quân sư », không chỉ cho « Tư tưởng Tập Cận Bình » mà cả « Thuyết Ba đại diện » của Giang Trạch Dân và « Quan điểm Phát triển Khoa học » của Hồ Cẩm Đào.

Ông Vương sẽ trở thành trưởng ban tuyên huấn đầu tiên từng học ở Mỹ (đại học Berkeley). Triệu Lạc Tế (Zhao Leji), người sẽ phụ trách chống tham nhũng, thuộc nhóm nào không rõ. Chỉ có Lật Chiến Thư là người gần gũi với ông Tập. Hai ông gặp nhau hồi thập niên 80, lúc cùng công tác ở tỉnh Hà Bắc. Trước khi trở thành tổng bí thư năm 2012, ông Tập đến thăm Quý Châu, nơi Lật Chiến Thư làm bí thư, và trở nên thân thiết từ lúc đó.

Như vậy, về thành phần Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất, Tập Cận Bình đã nhượng bộ các phe đối địch ? Không đơn giản như thế, vì trong nhiệm kỳ vừa qua, ông Tập đã dựng lên hệ thống « các nhóm chỉ đạo nhỏ ». Trên thực tế, Tập Cận Bình lãnh đạo thông qua các nhóm này, làm giảm bớt quyền hạn của Ban Thường vụ. Bốn ủy viên thường vụ mới là thành viên của các nhóm chỉ đạo này, có lẽ họ đã chịu ơn mưa móc của ông.

Áp đảo ở Bộ Chính trị, nhưng không chỉ định người kế nhiệm

Ở hàng thấp hơn, ảnh hưởng Tập Cận Bình rất rõ nét. Hơn phân nửa trong số 18 ủy viên còn lại của Bộ Chính trị là người của ông Tập, kể cả hai tân ủy viên là Thái Kỳ (Cai Qi), bí thư thành ủy Bắc Kinh và Trần Mẫn Nhi (Chen Min’er), bí thư Trùng Khánh.

Đáng chú ý nhất là sự thiếu vắng người kế nhiệm. Là chủ tịch nước, Tập Cận Bình chỉ có thể làm hai nhiệm kỳ, cho đến năm 2023. Chức tổng bí thư thì không có quy định cụ thể, nhưng theo thông lệ cũng chỉ hai nhiệm kỳ, kết thúc vào năm 2022. Trong Đại hội Đảng 19, người ta hy vọng có được dấu hiệu về một khuôn mặt sẽ nối ngôi. Một nhân vật như thế phải tương đối trẻ để lãnh đạo Đảng đến tận năm 2032, tức là không thể sinh trước năm 1960. Nhưng trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị, người trẻ nhất là Triệu Lạc Tế sinh năm 1957.

Tập Cận Bình vẫn có thể chỉ định người kế vị trong những năm tới, nhưng hiện nay không có ai trong danh sách chờ. Ông Tập đang một mình một chợ, và có thể tự ý quyết định ở lại tiếp, sau 2022.

Lên ngang hàng với Mao, Tập Cận Bình có quyền lực trọn đời

Với tên tuổi được ghi trong Điều lệ Đảng, Tập Cận Bình sẽ là người có tiếng nói quyết định cuối cùng, dù có đang tại vị hay không. Cùng với Mác, Lênin, Mao và Đặng, nay Tập cũng ngang hàng với những ông tổ cộng sản ; quyền lực ông không chỉ kéo dài thêm 5 năm mà là trọn đời.

« Tư tưởng Tập Cận Bình » là một sự cập nhật luận thuyết của Đặng Tiểu Bình, mang tên « Chủ nghĩa xã hội theo kiểu Trung Hoa ». Nhưng rõ ràng là Tập trái ngược hẳn với Đặng.

Năm 1980, Đặng Tiểu Bình lập luận rằng Trung Quốc phải được lãnh đạo tập thể, rằng tập trung quá nhiều quyền hành vào tay một con người là không tốt cho đất nước, và Đảng cần phải quy hoạch trước các lãnh đạo tương lai. Ông Đặng cũng quy định ủy viên Bộ Chính trị không thể ngồi lại thêm một nhiệm kỳ nếu đã 68 tuổi. Về đối ngoại, Đặng Tiểu Bình chủ trương không phô trương, mà phải giấu kỹ thực lực, ẩn nhẫn chờ thời.

Tất cả những quan điểm trên nay đã bị xếp xó. Một bài bình luận trên Nhân Dân Nhật Báo nói rằng « Tư tưởng Tập Cận Bình » xứng đáng có được « sự chú ý của toàn thế giới », còn Tân Hoa Xã so sánh sức mạnh của « Tư tưởng Tập Cận Bình » với « các nền dân chủ đang lung lay ».

Ông Tập đã đưa ra một số chỉ dấu cho thấy nhiệm kỳ sắp tới của ông sẽ khác nhiệm kỳ đầu. Ông dõng dạc tuyên bố trong Đại Hội : « Chính quyền, quân đội, xã hội, trường học, đông tây nam bắc, Đảng lãnh đạo tất cả ! ».

https://www.facebook.com/RFIvi/posts/2143271225698309

Hạt nhân Bắc Triều Tiên : Mỹ đe dọa, Hàn Quốc trả tiền


Từ tầu sân bay đến tầu ngầm nguyên tử, từ máy bay ném bom chiến lược đến chiến đấu cơ thế hệ thứ năm, Hoa Kỳ đã điều động một khối lượng kinh ngạc các loại vũ khí tối tân đến gần bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng chi vài tỉ đô la để kìm hãm « Rocket Man » Kim Jong Un chừng nào Bắc Triều Tiên còn « chưa hành xử phải phép » theo nhà lãnh đạo Mỹ.
Kết quả hình ảnh cho bac trieu tien hat nhan
Theo trang mạng Sputnik tiếng Pháp của Nga (24/10/2017), không phải nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên phải thanh toán những chi phí này, mà chính là nước láng giềng Hàn Quốc. Sự bảo vệ của Washington đáng giá bao nhiêu ? Và Hoa Kỳ tìm cách khai thác tài chính cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên như thế nào ? Đây là những câu hỏi được Sputnik đặt ra trong bài viết : « Đe dọa Bình Nhưỡng : Với giá nào ? Và ai thanh toán ? ». RFI tiếng Việt xin giới thiệu quan điểm của trang Sputnik.
*
Trước hết, trang Sputnik nêu con số thẩm định của tạp chí kinh tế Hàn Quốc Hanguk Kyongje, theo đó, các loại vũ khí của Hoa Kỳ tham gia vào loạt tập trận trên bán đảo Triều Tiên vào tháng 10/2017 có giá trị khoảng 13 tỉ đô la. Nếu tính cả số trang thiết bị được sử dụng, nhưng không được nhắc đến vì lý do an ninh, con số này còn có thể lên đến 17 tỉ đô la. Chỉ tính riêng một tầu sân bay lớp Nimitz đã có giá gần 4,5 tỉ đô la, trong khi đó, có đến hai tầu sân bay tham gia các cuộc tập trận trên : Tầu Ronald Reagan (CVN-76), vừa kết thúc vào thứ Sáu 20/10 giai đoạn tập trận tích cực trong vùng biển Triều Tiên ; và tầu Theodore Roosevelt (CVN-71) sắp sửa lên đường đến Trung Đông. Ngoài ra, chi phí cho mỗi ngày di chuyển của một chiếc tầu sân bay tiêu tốn khoảng 2,5 triệu đô la trong Ngân Khố Hoa Kỳ, tương đương với 10 chiếc xe Mercedes-Benz lớp S-classe.
Theo các nhà phân tích Hàn Quốc, sự tập trung khối lượng trang thiết bị quân sự như vậy dĩ nhiên gây được tác động răn đe đối với Bắc Triều Tiên. Đúng là kho vũ khí của Mỹ là một mối đe dọa chết người đối với Bình Nhưỡng trong trường hợp bùng nổ hoạt động quân sự. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và đồng nhiệm Mỹ Donald Trump đã đồng thuận triển khai luân phiên các trang thiết bị vũ khí chiến lược của Mỹ tại Hàn Quốc. Từ nay đến cuối năm 2017, nhiều chiến đấu cơ F-22 (trị giá khoảng 170 triệu đô la/chiếc) và F-35B (trị giá ít nhất 85 triệu đô la/chiếc) sẽ cất cánh từ các căn cứ quân sự Nhật Bản. Tương tự, máy bay ném bom B-1B (300 triệu đô la/chiếc) sẽ bay thường xuyên hơn, so với khoảng 2 lần mỗi tháng đã được tiến hành từ mùa hè này. Các bên liên quan cũng dự kiến tăng thêm số lần cập cảng của các tầu sân bay và tầu ngầm nguyên tử (có giá từ 1,3-1,7 tỉ đô la/chiếc).
Tất cả đều có vẻ rất tốn kém. Nhưng đây không phải là vấn đề của Hoa Kỳ vì, theo trang Sputnik, Washington biết phải gửi hóa đơn thanh toán cho ai.
Seoul sẽ phải mở hầu bao
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, nhà tỉ phú Donald Trump đã định rõ lập trường liên quan đến việc các nước đồng minh của Mỹ phải tăng chi phí quốc phòng. Dù còn hơn một năm nữa mới hết hạn thỏa thuận hiện hành về việc chia sẻ chi phí, nhưng tổng thống Donald Trump dường như không có ý định chờ đợi và vấn đề này sẽ được nêu ra trong thượng đỉnh Mỹ-Hàn diễn ra vào ngày 07 và 08/11/2017.
Theo các thỏa thuận còn hiệu lực, Hàn Quốc đóng góp gần 840 triệu đô la để duy trì các đội quân Mỹ trong năm 2017. Năm 2018, khoản tiền này chỉ có thể tăng thêm theo tỉ lệ lạm phát được dự báo, có nghĩa là sẽ không vượt thêm quá 2%. Nhưng con số này chắc chắn không phù hợp với những yêu cầu từ phía Mỹ.
Vào cuối tháng 04/2017, ông Donald Trump từng tuyên bố muốn nhận được 1 tỉ đô la từ phía Hàn Quốc để triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD. Một tháng sau, ông Dick Durbin, người giám sát ngân sách quốc phòng của Thượng Viện Mỹ, đã gặp tổng thống Moon Jae In và không úp mở nói rằng nên triển khai thêm nhiều hệ thống THAAD để bảo đảm hoàn toàn an ninh cho Hàn Quốc. Hiện giờ thêm vào danh sách vũ khí đạn đạo mà « Seoul phải thanh toán » còn có một gói vũ khí chiến lược mới trị giá vài chục tỉ đô la.
Tuy nhiên, theo thỏa thuận còn hiệu lực, số tiền đóng góp của Seoul chỉ có thể được dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự cần thiết, cung cấp đạn dược và lương thực, cũng như chi phí cho nhân sự Hàn Quốc làm việc tại các căn cứ của Mỹ. Còn tất cả những chi phí khác dành cho việc duy trì đội quân Mỹ tại Hàn Quốc là do Washington chịu trách nhiệm.
Việc chia sẻ chi phí từng được Hoa Kỳ đưa ra thảo luận lại dưới thời tổng thống Barack Obama. Tổng thống đương nhiệm Donald Trump cũng yêu cầu xem xét lại « thỏa thuận tồi » này, đồng thời đe dọa giảm bớt cam kết từ phía Mỹ trong việc đảm bảo an ninh cho đồng minh châu Á trong trường hợp ngược lại.
Thanh toán hay là thua
Về mặt chính thức, theo thỏa thuận được các nhà lãnh đạo hai nước ký vào năm 2008, lực lượng quân sự Mỹ đóng tại Hàn Quốc có 28.500 người. Và nếu Seoul hoàn toàn từ chối thanh toán, Washington có thể giảm bớt các đội quân của mình. Một vài trường hợp đã xảy ra trong quá khứ.
Khi lên nắm quyền ở Mỹ, các tổng thống Nixon và Carter từng hứa hẹn đưa quân Mỹ từ Hàn Quốc về. Sau đó, cả hai đều từ bỏ ý định rút quân hoàn toàn. Tuy nhiên, dưới thời Nixon đã có một đợt rút quân đáng kể : Đó là vào năm 1971, sư đoàn lục quân 7 của Mỹ gồm khoảng 20.000 người đã trở về Hoa Kỳ. Đáp lại phản đối của tổng thống Hàn Quốc lúc đó là Park Chung Hee, cáo buộc Washington vi phạm thỏa thuận về quốc phòng hỗ tương, Hoa Kỳ vẫn chấp nhận cấp cho Hàn Quốc một khoản hỗ trợ quân sự và các khoản vay để phát triển quân đội quốc gia với tổng số tiền là 1,5 tỉ đô la (tương đương với 9,1 tỉ đô la theo trị giá năm 2017). Tuy nhiên, đến thời tổng thống George H. W. Bush, trong hai năm 1991-1992, quân số Mỹ tại Hàn Quốc bị rút xuống còn 13.000 người. Lần này, Seoul chẳng nhận được gì và thậm chí còn cam kết chịu trách nhiệm một phần chi phí cho việc duy trì số quân còn lại.
Dù Hàn Quốc mạnh gấp 30 lần so với Bắc Triều Tiên về mặt kinh tế và sở hữu nhiều loại vũ khí hiện đại hơn, nhưng vẫn khó tin rằng Seoul sẽ nhanh chóng thắng được Bình Nhưỡng nếu không có sự hỗ trợ của lực lượng Mỹ. Và nếu Hàn Quốc không đồng ý với Nhà Trắng về việc triển khai hệ thống THAAD và một số biện pháp đòi hỏi nhằm đảm bảo an ninh cho Mỹ và các đội quân Mỹ đồn trú trong vùng, tổng thống Donald Trump có thể sẽ đưa ra những phản kháng quyết định. Căn cứ theo kinh nghiệm ở miền Nam Việt Nam, lập trường của nhà lãnh đạo Mỹ có nguy cơ gây ra tổn thất nặng nề.
Dù sao, một kịch bản như vậy cũng không phải là điều Hoa Kỳ muốn, vì thế Washington chắc chắn sẽ sử dụng những biện pháp khác để bù cho các tổn thất, ví dụ một thương vụ mua vũ khí nửa tình nguyện nửa ép buộc.
Cái giá của phòng thủ
Theo tính toán của Viện Nghiên cứu Hòa Bình Quốc Tế tại Stockholm (SIPRI), Hàn Quốc nằm trong danh sách 10 quốc gia hàng đầu có ngân sách quân sự lớn nhất thế giới năm 2016 với 36,8 tỉ đô la. Là nước xuất khẩu vũ khí lớn (năm 2016, Hàn Quốc thậm chí đã vượt qua Ukraina để đứng vị trí thứ 9 trong danh sách của SIPRI), Hàn Quốc cũng xuất hiện trong số các nước nhập khẩu lớn nhất, chỉ đứng sau Ai Cập, Irak, Ấn Độ, Algeria và Ả Rập Xê Út. Và dĩ nhiên, phần lớn vũ khí mà Hàn Quốc mua từ nước ngoài đều có xuất xứ từ Hoa Kỳ.
Theo bộ Quốc Phòng Hàn Quốc, trong 10 năm gần đây, Seoul đã chi 32 tỉ đô la để mua vũ khí của Mỹ. Chỉ riêng năm 2014, Hàn Quốc đã ký một hợp đồng mua 40 chiến đấu cơ F-35A với giá trị kỷ lục là 6,5 tỉ đô la (160 triệu đô la/chiếc). Tổng thống Moon Jae In đang tính đến việc tự đóng tầu ngầm nguyên tử, điều này không chỉ cần đến sự tham gia của các công ty Mỹ, mà còn cần sự cho phép chính thức của Washington để xử lý nhiên liệu hạt nhân dành cho các động cơ tầu ngầm nguyên tử.
Hiện tại, Hoa Kỳ bỏ qua khả năng đưa vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ trở lại Hàn Quốc, điều mà theo đối lập với chính quyền tổng thống Moon, lẽ ra là một yếu tố răn đe đáng tin cậy trước Bắc Triều Tiên và ít tốn kém hơn. Tương tự, Hoa Kỳ cũng không nghiên cứu những giải pháp ngoại giao thực sự để giải quyết các vấn đề tích trữ lâu nay thông qua con đường đàm phán.
Bộ Ngoại Giao Hàn Quốc đang chuẩn bị cho các cuộc đàm phán sắp tới với Hoa Kỳ về vấn đề chi phí cho quốc phòng. Hiện tại, người ta vẫn chưa biết Washington sẽ đề xuất kế hoạch nào và Seoul sẽ sẵn sàng chấp nhận kế hoạch đó ở chừng mực nào, nhưng một điều rõ ràng là các cuộc đàm phán sẽ không dễ dàng gì. Vì Kim Jong Un, bị dồn vào chân tường, có thể sẽ trở nên quá tốn kém cho các nước đồng minh.
https://www.facebook.com/RFIvi/posts/2141570362535062