Khái niệm chiến tranh không gian mạng và tính thời sự của nó hiện nay ở nước ngoài.
Rick Wilking / Reuters
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI , được thu hưởng mọi cái hay của nền văn minh, nhưng thường thì những cái hay này cũng có cả những hiệu ứng tiêu cực - đang xuất hiện những loại virus nguy hiểm đối với con người, còn chưa phát minh ra những loại thuốc trị tất cả các bệnh nan y chết người, vẫn tồn tại vũ khí hạt nhân, có khả năng xảy ra các cuộc tấn công hóa học, giao tranh bùng cháy khắp nơi.
Đáng tiếc là khái niệm “chiến tranh” ngày nay vẫn còn tính thời sự, kể cả là do những thành tựu của nhân loại mà tưởng chừng là điều tốt cho nhân loại. Một trong những thành tựu đó ngày nay ngày càng phổ biến và liên quan đến các công nghệ máy tính hiện đại. Đó cái được gọi là chiến tranh không gian mạng.
Wikipedia định nghĩa “chiến tranh không gian mạng” là sự đối kháng máy tính trên không gian Internet. Mục tiêu của cuộc chiến tranh đó trước hết là phá hoại hoạt động và sự truy cập tự do vào mạng toàn cầu, các tài nguyên của các cơ quan nhà nước, các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp sản xuất. Chiến tranh không gian mạng được tiến hành với việc sử dụng các virus và hoạt động chặn thu, dưới sự kiểm soát của những siêu thủ công nghệ máy tính làm việc phục vụ quốc gia mình. Tất cả các nước trên thế giới đều chịu sự đe dọa này như nhau.
Chiến tranh không gian mạng đang được tiến hành phổ biến nhất là bằng cách tác động vào các hệ thống điều hành/chỉ huy dân sự và quân sự tất cả các cấp nhằm gây tổn hại cho nền kinh tế và lực lượng vũ trang. Với sự phát triển của các mạng xã hội và sự tham gia vào các mạng này của một số lượng lớn người dùng, chiến tranh không gian mạng đã có thêm một chiều kích mới - ảnh hưởng đến dân chúng và binh sĩ đối phương nhằm đạt được các mục tiêu chính trị hay quân sự. Không nên nhầm chiến tranh không gian mạng với hoạt động quấy phá thông thường trên mạng, đó là một cuộc chiến tranh hiện thực, nơi mà thông tin này hay thông tin khác được sử dụng như vũ khí trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa-xã hội hay chính trị.
Biểu tình chống theo dõi điện tử của Mỹ ở Frankfurt, Đức (Roland Holschneider / EPA / ТАСС)
Sơ hở nhất trong cuộc chiến tranh đó là các site chính phủ hay các site trên đó chứa lượng lớn thông tin mật.
Lấy được những thông tin đó sẽ tạo điều kiện cho tin tặc gây tổn hại nghiêm trọng cho quốc gia bị lấy cắp thông tin ấy.
Ở Mỹ chẳng hạn đã có hệ thống phòng thủ mạng của họ và nhiều nước khác hiện cũng đang tính toán xây dựng các hệ thống tương tự của mình. Loại hình tấn công mạng phổ biến nhất là can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động của các máy tính vốn đang bảo đảm đời sống và khả năng làm việc của các thành phố và khu vực, trong đó có các hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, giao thông, an ninh.
Chiến tranh không gian mạng đã đến tới tận cả các mạng xã hội mà người dùng của chúng quan tâm đến những sự kiện mới nhất đang diễn ra trên thế giới. Chính ở đó đang tiến hành các trận đánh thông tin mạnh mẽ nhằm thay đổi nhận thức của con người để họ nghi ngờ các lợi ích và lập trường của chính quyền nước mình. Nhiều khi để làm việc đó những thông tin giả kích động được tung lên các mạng xã hội.
Có không ít các cộng đồng được lập ra nhằm phổ biến tới mọi người một hiện thực ảo, tức hiện thực không hề tồn tại. Tất cả những người dùng các trang mạng xã hội bị chia thành các nhóm vô hình xuất phát từ việc họ bấm nút “like” (thích) ở đâu, sau đó các nhóm này được hệ thống hóa và phân tích. Sự tồn tại của những phân chia đó cho phép các đơn vị đặc biệt thao túng người dùng mạng xã hội.
Chẳng hạn, tại Mỹ, thông qua hệ thống PRISM mà Edward Snowden là người đầu tiên tiết lộ, FBI và NSA đang có được khả năng truy cập trực tiếp vào các dịch vụ của Microsoft, Skype, Facebook, Apple, YouTube. Trong tài liệu trình chiếu dành cho các nhà phân tích NSA có nói rằng, hệ thống này cho phép trong thời gian ngắn nhất cung cấp khả năng truy cập vào nội dung trao đổi của mỗi người dùng bị nghi có hoạt động phi pháp. Các đại diện các công ty IT khẳng định rằng, họ chỉ có thể cho phép truy cập các tài nguyên của mình theo lệnh của tòa án, nhưng liệu điều đó có thể làm an lòng hàng triệu người dùng phẫn nộ hay không?
Bất kể loại hình tấn công, gần như không bao giờ có thể làm rõ chính xác cụ thể ai là kẻ tổ chức cuộc tấn công mạng: các tin tặc đơn độc, các nhóm tin tặc có tổ chức hay các cơ quan nhà nước. Chẳng hạn, tổn thất của hệ thông tài chính-ngân hàng Nga do các vụ tấn công mạng trong năm 2013 là 700 tỷ rúp. Ở quy mô toàn cầu, theo đánh giá của công ty McAffee, tổn thất hàng năm do cuộc chiến tranh này là gần 400 tỷ USD. Hơn nữa, thông tin về đa số các vụ tội phạm mạng vì nhiều lý do không được công bố.
Điều dễ hiểu là các cuộc chiến tranh không gian mạng đang được tiến hành ở mọi cấp độ: cả cấp độ vĩ mô, tức là giữa các quốc gia, lẫn ở cấp độ vi mô, tức là ở các hình thức như bẻ khóa tài khoản mạng xã hội, lấy tiền từ thẻ điện tử... Nếu bạn là người dùng Internet bình thường thì chỉ có thể khuyến nghị bạn đừng dễ bị kích động, khiêu khích và đừng quá tin tất cả những thông tin được đăng tải trên mạng.
Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét chiến tranh không gian mạng đang được tiến hành như thế nào trên mạng xã hội.
Nguồn: Chiến tranh không gian mạng - cuộc chiến của tương lai hay đã là của hiện tại / Ivan Cherkasov // Rusplt, 10.2.2015.
http://vietnamdefence.com/Home/cyber/cyberwarfare/cyberfight/Chien-tranh-khong-gian-mang--cuoc-chien-cua-tuong-lai-hay-hien-tai/20152/54319.vnd
Rick Wilking / Reuters |
Đáng tiếc là khái niệm “chiến tranh” ngày nay vẫn còn tính thời sự, kể cả là do những thành tựu của nhân loại mà tưởng chừng là điều tốt cho nhân loại. Một trong những thành tựu đó ngày nay ngày càng phổ biến và liên quan đến các công nghệ máy tính hiện đại. Đó cái được gọi là chiến tranh không gian mạng.
Wikipedia định nghĩa “chiến tranh không gian mạng” là sự đối kháng máy tính trên không gian Internet. Mục tiêu của cuộc chiến tranh đó trước hết là phá hoại hoạt động và sự truy cập tự do vào mạng toàn cầu, các tài nguyên của các cơ quan nhà nước, các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp sản xuất. Chiến tranh không gian mạng được tiến hành với việc sử dụng các virus và hoạt động chặn thu, dưới sự kiểm soát của những siêu thủ công nghệ máy tính làm việc phục vụ quốc gia mình. Tất cả các nước trên thế giới đều chịu sự đe dọa này như nhau.
Chiến tranh không gian mạng đang được tiến hành phổ biến nhất là bằng cách tác động vào các hệ thống điều hành/chỉ huy dân sự và quân sự tất cả các cấp nhằm gây tổn hại cho nền kinh tế và lực lượng vũ trang. Với sự phát triển của các mạng xã hội và sự tham gia vào các mạng này của một số lượng lớn người dùng, chiến tranh không gian mạng đã có thêm một chiều kích mới - ảnh hưởng đến dân chúng và binh sĩ đối phương nhằm đạt được các mục tiêu chính trị hay quân sự. Không nên nhầm chiến tranh không gian mạng với hoạt động quấy phá thông thường trên mạng, đó là một cuộc chiến tranh hiện thực, nơi mà thông tin này hay thông tin khác được sử dụng như vũ khí trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa-xã hội hay chính trị.
Biểu tình chống theo dõi điện tử của Mỹ ở Frankfurt, Đức (Roland Holschneider / EPA / ТАСС) |
Lấy được những thông tin đó sẽ tạo điều kiện cho tin tặc gây tổn hại nghiêm trọng cho quốc gia bị lấy cắp thông tin ấy.
Ở Mỹ chẳng hạn đã có hệ thống phòng thủ mạng của họ và nhiều nước khác hiện cũng đang tính toán xây dựng các hệ thống tương tự của mình. Loại hình tấn công mạng phổ biến nhất là can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động của các máy tính vốn đang bảo đảm đời sống và khả năng làm việc của các thành phố và khu vực, trong đó có các hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, giao thông, an ninh.
Chiến tranh không gian mạng đã đến tới tận cả các mạng xã hội mà người dùng của chúng quan tâm đến những sự kiện mới nhất đang diễn ra trên thế giới. Chính ở đó đang tiến hành các trận đánh thông tin mạnh mẽ nhằm thay đổi nhận thức của con người để họ nghi ngờ các lợi ích và lập trường của chính quyền nước mình. Nhiều khi để làm việc đó những thông tin giả kích động được tung lên các mạng xã hội.
Có không ít các cộng đồng được lập ra nhằm phổ biến tới mọi người một hiện thực ảo, tức hiện thực không hề tồn tại. Tất cả những người dùng các trang mạng xã hội bị chia thành các nhóm vô hình xuất phát từ việc họ bấm nút “like” (thích) ở đâu, sau đó các nhóm này được hệ thống hóa và phân tích. Sự tồn tại của những phân chia đó cho phép các đơn vị đặc biệt thao túng người dùng mạng xã hội.
Chẳng hạn, tại Mỹ, thông qua hệ thống PRISM mà Edward Snowden là người đầu tiên tiết lộ, FBI và NSA đang có được khả năng truy cập trực tiếp vào các dịch vụ của Microsoft, Skype, Facebook, Apple, YouTube. Trong tài liệu trình chiếu dành cho các nhà phân tích NSA có nói rằng, hệ thống này cho phép trong thời gian ngắn nhất cung cấp khả năng truy cập vào nội dung trao đổi của mỗi người dùng bị nghi có hoạt động phi pháp. Các đại diện các công ty IT khẳng định rằng, họ chỉ có thể cho phép truy cập các tài nguyên của mình theo lệnh của tòa án, nhưng liệu điều đó có thể làm an lòng hàng triệu người dùng phẫn nộ hay không?
Bất kể loại hình tấn công, gần như không bao giờ có thể làm rõ chính xác cụ thể ai là kẻ tổ chức cuộc tấn công mạng: các tin tặc đơn độc, các nhóm tin tặc có tổ chức hay các cơ quan nhà nước. Chẳng hạn, tổn thất của hệ thông tài chính-ngân hàng Nga do các vụ tấn công mạng trong năm 2013 là 700 tỷ rúp. Ở quy mô toàn cầu, theo đánh giá của công ty McAffee, tổn thất hàng năm do cuộc chiến tranh này là gần 400 tỷ USD. Hơn nữa, thông tin về đa số các vụ tội phạm mạng vì nhiều lý do không được công bố.
Điều dễ hiểu là các cuộc chiến tranh không gian mạng đang được tiến hành ở mọi cấp độ: cả cấp độ vĩ mô, tức là giữa các quốc gia, lẫn ở cấp độ vi mô, tức là ở các hình thức như bẻ khóa tài khoản mạng xã hội, lấy tiền từ thẻ điện tử... Nếu bạn là người dùng Internet bình thường thì chỉ có thể khuyến nghị bạn đừng dễ bị kích động, khiêu khích và đừng quá tin tất cả những thông tin được đăng tải trên mạng.
Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét chiến tranh không gian mạng đang được tiến hành như thế nào trên mạng xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét