Để có một cây cổ thụ, trồng và chăm sóc mất hàng trăm năm, chặt hạ chỉ mất vài chục phút, điều đơn giản ấy ai cũng biết, nhưng ai biết cây cũng có tâm hồn nhỉ?
Cleve Backster (1924 - 2013) là một chuyên gia nổi tiếng, tên tuổi của ông gắn với một phát hiện thú vị được giới khoa học đặt tên là Backster effect (Hiệu ứng Backster). Một trong những nghiên cứu của ông là về Plant perception (nhận thức của cây cối).
Vốn là một chuyên gia làm việc cho Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), sử dụng các thiết bị kiểm tra (nói dối?), ông gắn các điện cực vào lá cây và ghi lại các xung điện, Cleve Backster nhận thấy cây cối cực kỳ nhạy cảm với suy nghĩ của mình, đặc biệt nếu đó là suy nghĩ đe dọa sự sống của chúng.
Công trình nghiên cứu của ông đã được công bố năm 1968 trên Tạp chí quốc tế về Cận tâm lý (Parapsychology). Ông cho rằng những suy nghĩ và cảm xúc của con người gây ra các phản ứng khác nhau ở thực vật. [1]
Thí nghiệm với cây Thiết mộc lan (ảnh Internet) |
Kết luận của Backster không được nhiều nhà khoa học đồng tình mãi đến năm 1980 khi Ingo Swann, nhà sinh học thần kinh phát hiện và xác nhận, rằng cây cối có “lưới thần kinh thô sơ” và từ đó Hiệu ứng Backster mới được thừa nhận rộng rãi. [2]
Năm 1969 Marcel [Joseph Vogel], khi đó đang giảng cho các kỹ sư tại IBM, đã đăng một bài báo trên tạp chí Argosy với tiêu đề "Thực vật cũng có cảm xúc?". Bài báo đề cập đến các công trình của Cleve Backster về phản ứng của cây đối với sự tương tác của con người. Ông đưa ra kết luận là khoảng cách giữa các đối tượng tương tác là không quan trọng dù là tám inch, tám feet hoặc tám ngàn dặm. [2]
Lễ dâng hương tưởng nhớ các chiến sỹ Gạc Ma đã bị một số thanh niên tự xưng là dư luận viên ngăn cản.
Nêu lên một vài câu chuyện khoa học để thấy, việc chặt hạ cây cối, tàn phá màu xanh là việc nên được tiến hành thận trọng cả về ý nghĩa văn minh đô thị lẫn ý nghĩa tâm linh, mặc dù cho đến nay có người vẫn cho là mê tín dị đoan.
Chuyện TP. Hà Nội có kế hoạch chặt hạ 6.700 cây xanh để chỉnh trang đô thị được nhiều người nêu ý kiến, đáng chú ý trong đó là ý kiến của một vị Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy.
Sự bộc trực, thẳng thắn, dám nói thẳng, nói thật của ông Phó Ban Tuyên giáo dẫu có thể khiến một vài người nghe không lọt tai song vẫn tốt hơn là không nói.
Có thể là không quá khi nói rằng, người dân đôi khi cứ mơ mơ màng màng về quyền và nghĩa vụ công dân, hỏi về luật này luật kia nhiều người lắc đầu không biết. Hỏi về những quy định trong luật pháp, rằng những gì chính quyền phải hỏi dân trước khi thi hành, người viết cũng mù tịt không biết.
Tuy vậy đã là lãnh đạo thì phải biết, mà còn phải biết hơn dân nên khi đã biết rồi thì “Không phải hỏi gì cả”. Xin lưu ý là “Không phải hỏi” dân chứ không phải là “Không phải hỏi” lãnh đạo cấp trên, chuyện này là về nguyên tắc ai cũng rõ. Chỉ có điều hơi tiếc là câu trả lời ấy bộc trực quá, thẳng thắn quá, giá mà người trả lời nhớ đến câu “lời nói chẳng mất tiền mua…”
Người dân khi tiếp xúc với công chức, họ vừa là “khách hàng”, vừa là “thượng đế”. Công chức nếu đã xác định là công bộc của dân thì không nên quên lời khuyên sau đây: “thứ nhất, khách hàng luôn luôn đúng; thứ hai, khách hàng không bao giờ sai; thứ ba, cả hai điều trên luôn luôn đúng”. Vậy nên nếu là công chức “thật” thì xin đừng cáu khi dân hỏi, nhất là đừng cáu khi dân không biết cứ hỏi nhiều!
Không biết thì phải hỏi, hỏi là không giấu dốt, hỏi là để hiểu ra lẽ phải, còn trả lời là thể hiện sự từng trải, sự hiểu biết, là tinh thần trách nhiệm…
Thầy giáo ra cho sinh viên câu hỏi, sinh viên nghĩ mãi không trả lời được, thầy hỏi “phải chăng câu hỏi khó quá?”. Sinh viên lễ phép trả lời “thưa thầy câu hỏi không khó mà câu trả lời mới khó”.
Một sinh viên ngoại ngữ sang Nhật thực tập 18 tháng, nhà trường giới thiệu cháu đến một công ty làm thêm để nâng cao trình độ tiếng Nhật. Tham gia buổi phỏng vấn chỉ có mình cháu là người nước ngoài còn lại đều là người Nhật.
(GDVN) - “Thói công quyền” không phải là thói xấu của người Việt, nó thuộc về “một bộ phận không nhỏ” có thể vạch mặt, chỉ tên, nhưng quan trọng là ai làm?
Phụ trách nhân sự công ty đưa ra câu hỏi cho các ứng viên, mọi người im lặng một lúc không ai trả lời. Cháu sinh viên người Việt đứng lên đề nghị giải thích về mấy khía cạnh chưa rõ trong câu hỏi.
Sau khi cháu hỏi xong, người phụ trách tuyên bố kết thúc buổi phỏng vấn và công bố cô sinh viên người Việt được lựa chọn. Đây không phải chuyện hư cấu mà là chuyện có thật.
Xin không bàn về mục đích của chuyện chặt cây xanh ở thủ đô, bởi vì ở nước ta chủ trương, chính sách đúng thì nhiều mà chưa đúng không phải là không có.
Để có một cây cổ thụ, trồng và chăm sóc mất vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm, chặt hạ chỉ mất vài chục phút, điều đơn giản ấy chả phải người lớn, trẻ con cũng biết.
Đi trên đường phố Hà Nội, cả nội thành và ngoại thành, điều nhức mắt nhất không phải là cây xanh mục ruỗng hay nghiêng ngả mà là hệ thống dây điện, cáp viễn thông…
Nói về cảnh quan đô thị, mức độ an toàn tính mạng và tài sản người dân thì hệ thống “mạng nhện” này xấu hơn cây xanh rất nhiều, nguy hiểm hơn cây xanh rất nhiều.
Thế nên có một câu hỏi nhỏ dành cho Chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Thảo, sao Hà Nội không lấy việc xóa bỏ hệ thống mạng nhện này làm trọng tâm, xem đó là việc cần làm ngay mà lại chọn việc chặt phá cây xanh nhằm chỉnh trang đô thị?
Hệ thống dây điện và cáp viễn thông tại Hà Nội (ảnh Internet) |
Bên cạnh hệ thống “mạng nhện” dành cho ngành Điện và Bưu chính viễn thông, Hà Nội còn một “đặc sản” khác là hệ ống dẫn nước sinh hoạt tại các khu chung cư.
Hệ thống ống nước sinh hoạt chung cư tại Hà Nội (ảnh Internet) |
Nếu Hà Nội chọn việc xóa bỏ hai hệ thống “mạng nhện” nêu trên làm nhiệm vụ chính trong năm 2015 này thì chả cần phải hỏi ai vì chắc chắn 100% dân chúng đều nhất trí ủng hộ.
Giữa hai việc, một việc dân hoàn toàn ủng hộ còn việc kia không chỉ dân mà nhiều người có tâm huyết còn có ý kiến chưa đồng tình, Hà Nội chọn việc thứ hai dù đó là việc khó.
Có lẽ lời bài hát liên quan đến cây xanh “Một đời người, một rừng cây” với câu “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai” đã khiến lãnh đạo cảm động do vậy thành phố chọn việc khó là phải giải thích, thuyết phục người dân chứ không chọn cái việc “tầm thường”, biết mười mươi là người dân ủng hộ!
Theo chủ tịch thành phố [3] “Sở Xây dựng đã đề xuất thành phố cho thay thế 6.700 cây, thời gian thực hiện trong 3 năm (2015-2017), dự tính kinh phí xấp xỉ 60 tỷ đồng. Năm 2015, thành phố chưa bố trí kinh phí cho việc cải tạo, thay thế cây xanh”.
Được biết nguồn kinh phí là do sự đóng góp của các tổ chức cá nhân theo hình thức xã hội hóa. Còn hai năm sau số tiền dự kiến 60 tỷ ngân sách có phải chi hay không thì chưa rõ.
Có người ví Hà Nội như một cô gái e ấp bên Hồ Tây mà cây xanh là mái tóc buông lơi duyên dáng.
Có lẽ sang thế kỷ 21, hình ảnh Hà Nội thướt tha, dịu dàng đã không còn thích hợp. Hà Nội cần một vóc dáng hiện đại, khỏe mạnh kiểu cô gái đầu tém, hay nếu có lỡ tay thành đầu trọc thì cũng chả sao.
Cây xanh chỉ có tác dụng lọc bụi và điều hòa không khí, đâu có làm cho thành phố trở nên hiện đại? Chặt bớt đi rồi trồng lại, vài chục năm nữa sẽ có các đường cây đủ tiêu chuẩn, lúc bấy giờ lọc bụi hay điều hòa không khí cũng chưa muộn.
“Cái lý” của chuyện này có lẽ nằm ở chỗ Hà Nội đâu có bị ô nhiễm không khí nặng như Bắc Kinh. Vả lại lãnh đạo thành phố đã nghiên cứu kỹ lưỡng rồi, đã duyệt phương án rồi, đang tiến hành rồi nên bà con hãy yên tâm chờ đợi.
Chỉ hy vọng vài chục năm sau, Hà Nội sẽ có những đường Hoa ban, đường Bằng lăng, đường Phượng vĩ… để bọn trẻ tha hồ chụp ảnh lưu niệm, kể cả ảnh cưới.
Nếu được như vậy thì thế hệ hôm nay có hít thêm ít bụi cũng đáng?
Không hiểu mọi người nghĩ thế nào. Chỉ có điều người viết muốn khuyên những ai đang thích chặt cây, những ai sẵn sàng chi tiền để chặt phá cổ thụ nên chú ý đến các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, dẫu họ là người Tây nhưng cũng là cư dân trên hành tinh này, cây cỏ không biết nói nhưng cũng có cảm xúc đấy.
Tài liệu tham khảo:
http://www.giaoducvietnam.vn/Goc-nhin/Chat-cay-khong-phai-hoi-dan-nhung-chac-la-phai-hoi-lanh-dao-post156651.g
d
d
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét