Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

Về vấn đề bành trướng của Rồng vàng Trung Quốc

 Ngày 9/2/2019, Báo “Bình luận quân sự” (Nga) đã cho đăng lại bài báo của học giả Nga Aleksandr Samsonov (bài viết cách đây đã khá lâu,1/2011).

Ve van de banh truong cua Rong vang Trung Quoc

Đặc điểm phát triển của nền văn minh Trung Hoa là tính chu kỳ của nó. Nhìn suốt chiều dài lịch sử các đế quốc Trung Hoa (chúng ta) thấy rõ ba chu kỷ nối tiếp nhau: thành lập, hưng thịnh, diệt vong và hỗn loạn,-ở chu kỳ cuốĩ (suy tàn và hỗn loạn)– thường sẽ có một bộ phận lớn hoặc tương đối lớn dân chúng nước này bị thiệt mạng.
Trong giai đoạn hiện nay, Trung Quốc đang trong thời kỳ “hưng thịnh”- năng lực tái sản xuất và tăng trưởng dân số được mở rộng, và dù giới tinh hoa (lãnh đạo) Trung Quốc có đủ khả năng “hãm”tốc độ tăng dân số, nhưng nếu làm thế thì kết quả nhận được sẽ là hiện tượng “già hóa” dân số và giảm tỷ lệ nữ giới trong thành phần dân số (mất cân băng giới tính).
Nền kinh tế Trung Quốc (không phải là không có sự hậu thuẫn từ phía Mỹ) đang trong thời kỳ tăng trưởng rất nhanh, nó (kinh tế Trung Quốc) đã vượt Đức, Nhật Bản và đang đuổi gần kịp Mỹ.
Nhưng trong chính sự tăng trưởng này cũng đang cài sẵn một cái bẫy chết người,- nếu như nó (tốc độ tăng trưởng) chững lại, Trung Quốc sẽ đối mặt với những vấn đề xã hội- kinh tế khủng khiếp,- và những vấn đề (khó khăn) đó dứt khoát sẽ kích hoạt tạo ra một cuộc khủng hoảng nội bộ, kích động các cuộc nổi loạn của nông dân và của những khu vực có người Hồi giáo sinh sống. Và kết quả cuối cùng-Trung Quốc lại sẽ chuyển sang chu kỳ mới- “diệt vong”.
Giới tinh hoa Trung Quốc nắm rất rõ quy luật lịch sử này và sẽ hoàn toàn hợp lô gich nếu nghĩ rằng nó (giới tinh hoa Trung Quốc) đã có kế hoạch khắc phục hoặc chí ít cũng đã xác định các biện pháp kéo dài thời gian của giai đoạn “tăng trưởng” (hưng thịnh). Các triết gia Trung Quốc cũng cho rằng có thể có thêm một chu kỳ mới- đó là giai đoạn mang tên “Đại hài hòa”.
Những chỉ dấu cho thấy chu kỳ cuối đã cận kề

- Sự “quá nóng” của nền kinh tế Trung Quốc, tốc độ tăng trường quá nhanh sẽ dẫn tới tình trạng là nếu như trong nước (Trung Quốc) bắt đầu xuất hiện tình trạng đình trệ (và khả năng này là hoàn toàn có thể do những tác động bên ngoài như khủng hoảng (kinh tế) thế giới, do cầu tại Mỹ, Châu Âu và Nga....giảm xuống, và mặc dù (Trung Quốc) có thể bơm tiền để duy trì (tốc độ tăng trưởng), nhưng đó chỉ là các giải pháp tình huống); thì tại Trung Quốc sẽ xảy ra hiện tượng bùng nổ các vấn đề xã hội- kinh tế đã tích tụ từ trước đó.
- Chạy đua vũ trang nóng do Trung Quốc khởi động từ những năm 90 của thế kỷ XX, hiện cả khu vực Đông-Nam Châu Á đã tham gia cuộc đua vũ trang này.
- Sự gia tăng tâm trạng bất mãn của các tầng lớp nghèo nhất trong xã hội Trung Quốc (nông dân),- tức thành phần chiếm đa số trong xã hội. Lấy ví dụ: Phim “Avatar” rất được mến mộ tại Nga nay cũng rất phổ biến tại Trung Quốc.
Người Trung Quốc so sánh mình với dân tộc truyền thuyết “Navi” trong phim vì chính quyền Bắc Kinh thực hiện chính sách xua đuổi dân khỏi những vùng đất sinh sống và canh tác lâu đời của họ để lấy mặt bằng thực hiện các sự án quy mô lớn. Hiện nay tâm trạng bất mãn đang còn có thể được kiểm soát ở một chừng mực nào đó bởi vì những người nông dân mất đất có thể tìm được việc ở thành phố.
- Sự lên ngôi của chủ nghĩa hưởng lạc, quá trình phân hóa của “những người Trung Quốc mới”- nhiều du thuyền hơn, nhiều casino hơn, nhiều đồ dùng xa xỉ. Trung Quốc đang dần tự mình cho phép các loại virus phá hoại xâm nhập- những kẻ tha hóa ngày càng có nhiều tự do hơn. Nạn tham nhũng trong bộ máy nhà nước vẫn trầm trọng, tuy ở một chừng mực nào đó vẫn đang còn được kiềm chế nhờ các vụ xử công khai.
- Vấn nạn bạo lực gia tăng, đặc biệt là bạo lực đối trẻ em (đó là một dấu hiệu rất bất an đối với Trung Quốc)- vấn nạn này cho thấy những cảm nhận rất tiêu cực trong thế giới tiềm thức của chính nền văn minh Trung Hoa.

Ve van de banh truong cua Rong vang Trung Quoc

Các lối thoát

- Tìm kiếm các con đương hòa bình để chuyến sang chu kỳ “Đại hài hòa”. Kịch bản này chỉ có thể thực hiện được nếu giới tinh hoa (lãnh đạo) Trung Quốc thực sự có thiện ý và với sự hợp tác rất chặt chẽ với nền văn minh Nga. Nhưng cũng phải thấy rằng, nước Nga hiện nay cũng đang vật vã tìm lối thoát cho chính mình ...
- Bành trướng ra bên ngoài, trong đó có cả bành trướng quân sự, để kéo dài khoảng thời gian “tăng trưởng” cần phải có các vùng lãnh thổ mới, nguồn tài nguyên mới- đặc biệt là cần nguồn nước sạch và những vùng đất có giá trị nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi).

Những chỉ dấu cho thấy (Trung Quốc) bành trướng quân sự

- Chạy đua vũ trang trong 20 năm qua, trong những năm 80- thế kỷ XX, nước này chỉ là một quốc gia quân sự “tầm tầm”, nay đã trở thành một cường quốc số hai về quân sự. Các chuyên gia quân sự Mỹ đã lên tiếng cảnh báo là không lâu nữa Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về sức mạnh và số lượng các loại vũ khí hiện đại.

- Trung Quốc chuẩn bị cho Quân đội của mình (PLA) không chỉ cảc cách thức tiến hành các chiến dịch tấn công trên bộ-các tập đoàn quân bộ binh mạnh được trang bị một số lượng lớn vũ khí hạng nặng, mà còn cho các cuộc xung đột với các đối thủ công nghệ cao- tăng cường hiện đại hóa Hải quân, đóng các tàu sân bay, phát triển mạnh hệ thống phòng không, vũ khí chống tàu, Không quân, vũ khí vũ trụ.

- Các nước láng giềng của Trung Quốc cũng khẩn trương hiện đại hóa quân đội- Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Malaixia, Indonexia, Việt Nam, Ấn Độ... (tất cả các nước này đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc). Chỉ riêng nước Nga là “ngủ yên”.
- Trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc, trong giới quân sự Trung Quốc đã bắt đầu có những thảo luận công khai về sự cần thiết phải bành trướng đề quốc gia Trung Hoa tồn tại.
- Trong thời gian gần đây, có thể nhận diện được “hình ảnh kẻ thù” qua các phim Trung Quốc được công chiếu rộng rãi- đó là “người Da Trắng”, và với tần xuất nhỏ hơn- hình ảnh người Nhật Bản.


Thái độ đối với Mỹ
Trung Quốc cho rằng Mỹ đang ốm yếu và không thể tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo (thế giới) và dự báo rằng tại nước Mỹ sẽ sớm có một “cuộc cải tổ”. Giới tính hoa Trung Quốc cho rằng Quân đội Mỹ “không thể tải nổi” một cuộc chiến tranh cổ điển và Mỹ sẽ không phát động một cuộc chiến tranh lớn chỉ vì Đài Loan.
Tuy vậy, Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ các “đồng minh” Châu Á của mình (trên phương diện ngoại giao, có thể là bằng cả vũ khí, tài chính). Thêm nữa- Trung Quốc- đấy là “công xưởng” của Mỹ và là quốc gia chủ nợ lớn nhất của Mỹ, chiến tranh với Trung Quốc, và đặc biệt là một cuộc chiến tranh “thực sự” sẽ gây cho Mỹ những tổn thất rất lớn.
Chính vì thế (theo quan điểm của Trung Quốc) mà Mỹ, cũng giống như Anh và Pháp thời kỳ trước Thế chiến thứ hai, sẽ nhẫn nhục đứng nhìn sự bành trướng của Trung Quốc nhằm vào các nước láng giềng Trung Quốc đến phút chót. Thêm nữa, một cuộc chiến tranh ở Châu Á (chiến tranh bành trướng của Trung Quốc) sẽ có lợi cho giới tinh hoa Mỹ, (bởi vì lúc đó) cả thế giới sẽ không còn để ý đến những vấn đề của chính nước Mỹ.

Những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc

Theo Học thuyết địa chính trị Trung Hoa Trung đại (thì): Trung Quốc- đấy là “trung tâm của thế giới”, còn xung quanh Thiên Triều là (các nước) “man di” và “mọi rợ” cần phải thần phục và cống nạp cho Thiên Triều. Vì Trung Quốc rất bảo thủ trong hàng loạt vấn đề, (nên) học thuyết này của Trung Quốc đến thời Trung Hoa cộng sản mới chỉ được “tái suy ngẫm ” và “hiện đại hóa” chút ít.
Mao Trạch Đông (nói): “Chúng ta (Trung Quốc) dứt khoát phải có được Đông Nam Á, bao gồm cả Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaixia, Singapore.... Khu vực Đông Nam Á, rất giàu có, ở đó có rất nhiều khoáng sản, nó hoàn toàn xứng đáng với những phí tổn mà (chúng ta phải bỏ ra) để có được nó.
Trong tương lai, nó (Đông nam Á) sẽ rất có ích cho sự nghiệp phát triển công nghiệp Trung Quốc. Như vậy, (lợi ích có được) có thể trang trải hoàn toàn cho các chi phí. Sau khi chúng ta (Trung Quốc) đã sát nhập được Đông Nam Á (vào Trung Quốc), chúng ta sẽ tăng cường được sức mạnh tại khu vực này.....” (năm 1965); “Chúng ta (Trung Quốc) cần phải chính phục cả Quả địa cầu” và v.v.
Danh sách những cái gọi là “khu vực lãnh thổ Trung Quốc bị chiếm đoạt” rất dài: Miến Điện (Myanma), Lào, Việt Nam, Nepal, Butan, Bắc Ấn Độ, Thái Lan, Malaixia, Singapore, Triều Tiên, các đảo Ryukyu (Nhật Bản), hơn 300 hòn đảo ở Biển Đông, cả biển Đông Trung Hoa, và biển Hoàng Hải, một phần của Tajikistan, Nam Kazakhstan, tỉnh Badakh- shan của Afganistan, Mông Cổ, Ngoại Baikal và phía nam vùng Viễn Đông kéo dài đến thành phố Okhotsk (của Nga).
Tổng diện tích các “vùng lãnh thổ Trung Quốc bị mất” là hơn 10 triệu km2. Nó còn lớn hơn diện tích Trung Quốc hiện đại (9,6 triệu km2). Sau Mao (Trạch Đông), các nhà lãnh đạo Trung Quốc có “nguội đi” chút ít và không công khai đưa ra những yêu sách tương tự nữa, nhưng trước sau họ vẫn trung thành với học thuyết lịch sử (Trung Quốc) này.
Và tuyệt đối không nên nghĩ rằng Trung Quốc quên những gì mà họ cho là của mình- Trung Quốc đã lấy lại Hồng Công (đến trước năm 1997 thuộc Anh), Ma Cao (đến trước năm 1999 là của Bồ Đào Nha), đã “tước” một phần lãnh thổ của Nga (năm 2005- 337 km2), 1.000km2 của Tajikistan (tháng 1/2011), còn đang đòi thêm 28.000km2 (của Tajikistan). Trung Quốc càng mạnh, “yêu sách lãnh thổ” của Trung Quốc càng nhiều.
Đặt niềm tin vào các giải pháp ngoại giao cũng là việc làm rất đáng ngờ. Trung Quốc không chỉ một lần, ngay từ thời kỳ còn chưa trở thành cường quốc số hai, đã phát động các cuộc xung đột vũ trang với các nước láng giềng: hai cuộc xung đột quân sự với Ấn Độ- 1962, 1967, xung đột biên giới với Liên Xô- 1969, chiến tranh với Việt Nam- 1979, hai cuộc xung đột biên giới với Việt Nam vào các năm 1984, 1988 và ba cuộc khủng hoảng tại Eo biển Đài Loan.
Trung Quốc đã “nuốt” ba khu vực lãnh thổ rộng lớn,- trong khi những khu vực này tuyệt đối không có chút gì liên quan đến nền văn minh Trung Hoa- đó là Đông Turkestan (chiếm đoạt trong thế kỷ XVIII), Nội Mông (chiếm hoàn toàn sau hai cuộc chiến tranh thế giới) và Tây Tạng (trong những năm 50 của thế kỷ XX).

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/ve-van-de-banh-truong-cua-rong-vang-trung-quoc-3374462/?paged=2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét