Cuộc thử nghiệm bom H của Trung Quốc đã thất bại một cách khủng khiếp.
Trung Quốc với tham vọng hạt nhân
Trong bài viết trên tạp chí National Interest, nhà phân tích Steve Weintz cho biết, sau cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên vào ngày 16/10/1964, Trung Quốc đã gia nhập câu lạc bộ hạt nhân với các nước đồng minh khác đã chiến thắng trong Thế chiến 2. Cả hai phía vừa thắt chặt, vừa làm đảo lộn trật tự sau chiến tranh.
Kinh nghiệm xương máu từ mối đe dọa hạt nhân của Mỹ trong suốt chiến tranh Triều Tiên và mâu thuẫn với Liên Xô đã thúc đẩy Trung Quốc tìm tới bom nguyên thử theo cách thức tương tự như con đường của Triều Tiên ngày nay.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông từng phát biểu vào năm 1956: "… Nếu chúng ta không muốn bị chèn ép, chúng ta phải làm điều này".
Trung Quốc đã biến mình thành một cường quốc hạt nhân hạn chế. Họ đã cho thấy khả năng chế tạo các loại bom kích cỡ rất lớn nhưng chỉ lựa chọn thử nghiệm và sản xuất với số lượng nhỏ.
Quy mô kho vũ khí của Trung Quốc là bí mật quốc gia và luôn được bảo mật cao, nhưng ước tính con số trong đó chỉ lên tới hàng trăm, chứ chưa phải hàng nghìn.
Những năm 1950, trong thời kỳ còn phồn vinh, Liên Xô đã chia sẻ kiến thức kỹ thuật-công nghệ-quân sự và vật liệu với quốc gia cộng sản anh em (tức Trung Quốc).
Tuy nhiên, đầu những năm 1960, mối quan hệ này rạn nứt. Mặc dù không có được nguyên mẫu bom và vật liệu có thể phân nhỏ hạt nhân mà Moscow đã hứa, người Trung Quốc đã tự thực hiện tham vọng của mình.
Những cuộc thử nghiệm
Thiết bị hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc, định danh là "596" (viết tắt của tháng 6/1959 khi chương trình được xúc tiến), trông giống như những quả bom đầu tiên của Liên Xô và Anh và gần như là bản sao của bom "Fat man" mà Mỹ đã thả xuống thành phố Nagasaki (Nhật Bản).
Nó có sức công phá 22 kiloton – gần bằng những quả bom nêu trên – nhưng sử dụng nhiên liệu là Uranium-235, thay vì plutonium.
Ngày 14/5/1965, chưa đầy 6 tháng sau cuộc thử nghiệm đầu tiên, máy bay ném bom H-6 của Không quân Trung Quốc thả phiên bản được vũ trang hóa đầy đủ của 596 xuống bãi thử Lop Nur ở Xinjiang.
Cuộc thử nghiệm thứ 3 bắt đầu một năm sau đó (1966), đã thử nghiệm phiên bản "gia tăng" với nhiên liệu hỗn hợp Lithium-6, có sức công phá 250 kiloton.
Tiếp đó, ngày 27/10/1966, tên lửa đạn đạo tầm trung DF-2 của Trung Quốc đã bay gần 900km qua các khu vực dân cư để tới bãi thử Lop Nur. Tại đây, đầu đạn với sức công phá 12 kiloton của nó đã phát nổ ở độ cao 55m phía trên sa mạc Gobi.
Ngay cả khi Cách mạng Văn hóa khiến Trung Quốc bị xáo trộn thì các cuộc thử nghiệm hạt nhân vẫn được tiếp tục.
Một tháng sau vụ thử nghiệm trên, vụ nổ phân hạch gia tăng với sức công phá 300 kiloton đã cho thấy Trung Quốc đang chế tạo bom hydrogen (bom H).
6 tháng sau, ngày 17/6/1967, chỉ 2 năm trưỡi sau vụ thử hạt nhân đầu tiên, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm vũ khí nhiệt áp phóng từ trên không. Quả bom này có sức công phá tới 3,3 megaton, đủ sức hủy diệt Tokyo, Los Angeles hoặc Moscow.
Năm 1967, nỗ lực của Trung Quốc nhằm sử dụng plutonium trong chế tạo bom thất bại, nhưng họ lại thành công trong một cuộc thử nghiệm khác vào tháng 12/1968, với quả bom có sức công phá 3 megaton.
Các quả bom khác với sức công phá từ 3-3,4 megaton cũng được Trung Quốc thử nghiệm vào các năm 1969, 1972 và 1973. Tất cả các cuộc thử nghiệm này là để thử đầu đạn cỡ lớn cho ICBM DF-3.
Trung Quốc tiến hành cuộc thử nghiệm lớn nhất, với vụ nổ có sức công phá 4 megaton, vào tháng 12/1976. Cuộc thử nghiệm này đã chứng minh khả năng của đầu đạn gắn trên ICBM DF-5.
Tuy nhiên, cuộc thử nghiệm bom H của Trung Quốc lại thất bại một cách khủng khiếp. Phi công thử nghiệm Yang Guoxiang đã điều khiển tiêm kích-bom Q-5A để cơ động và thả bom nhưng quả bom lại không rơi xuống.
Sau 3 lần không thành công, phi công Yang quay trở về căn cứ với quả bom H lủng lẳng bên dưới máy bay.
Toàn bộ căn cứ, với 10.000 người, đã trú ẩn dưới đường hầm ngầm trong khi Yang một mình thận trọng trèo ra khỏi buồng lái và chờ hỗ trợ. Yang kể lại rằng, khi máy bay hạ cánh, quả bom treo dưới thân máy bay chỉ cách mặt đất có 10 cm. Rất may, mọi việc đã kết thúc suôn sẻ.
Cuộc thử nghiệm gần đây nhất của Trung Quốc, với đầu đạn có sức công phá 1 megaton, được tiến hành vào tháng 10/1980.
Kể từ sau đó, không có quốc gia nào chưa sở hữu vũ khí hạt nhân tiến hành thử nghiệm trên mặt đất.
Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm hạt nhân không bao giờ chấm dứt vĩnh viễn, nhất là khi chúng từng được tiến hành tại nơi cách không xa khu vực dân cư. Những người dân tại đây sẽ phải chịu đựng tác động lâu dài từ các vụ thử nghiệm hạt nhân.
http://soha.vn/phi-cong-trung-quoc-tro-ve-voi-qua-bom-h-lung-lang-duoi-may-bay-10000-nguoi-chet-khiep-20180531115054674.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét