Sự bành trướng lãnh thổ của Nhật Bản ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (1931-1945) đã để lại những hậu quả khủng khiếp cho người dân Châu Á,những nơi quân đội Nhật chiếm đóng trong thời gian Thế Chiến II . Với những chính sách đối xử tù binh chiến tranh tệ bạc (POWs treatment) trong suốt thời gian trên, đây là một trong những nguyên nhân hình thành nên điều 9 Hiến pháp của Nhật Bản. Sau chiến tranh, Mỹ chiếm đóng Nhật Bản, cải cách đất nước này với hi vọng rằng thể chế quân phiệt sẽ không bao giờ kiểm soát Nhật Bản nữa và cũng ngăn cản việc Nhật Bản mở rộng ảnh hưởng ra ngoài. Vì những lí do trên, Mỹ đã soạn thảo và ban hành một “Hiến pháp Hòa Bình” cho Nhật Bản.
Điều 9 trong Hiếp Pháp của Nhật Bản như sau:
Tuyên bố từ bỏ quyền khai chiến:
|
Có nhiều lí do khiến người dân Nhật Bản ủng hộ điều 9 vì kể từ khi Thế Chiến hai kết thúc, Nhật Bản không còn tiềm lực về chiến tranh nữa, cũng như là được sự bảo vệ quân sự và bảo trợ về kinh tế của Mỹ. Chính vì thế, Nhật Bản tập trung vào việc phát triển kinh tế và ngày nay trở thành một trong những cường quốc về kinh tế trên thế giới. Đồng thời, Nhật Bản cũng khao khát tham gia vào các vấn đề quốc tế để nâng cao vị thế của mình đặc biệt là những vấn đề liên quan tới hòa bình và an ninh thế giới.
Sẽ là một điều không hợp pháp nếu quân đội Nhật có một lực lượng vũ trang chính thức. Vì theo Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật , Hoa Kì sẽ giúp Nhật Bản chống lại các thế lực thù địch nên Nhật Bản không cần phải có một quân đội riêng.
Thêm vào đó, các quốc gia láng giềng của Nhật Bản như Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên cũng như nhiều nước Châu Á khác cực liệt phản đối Nhật Bản bỏ điều 9 Hiến Pháp vì họ không tin tưởng Nhật Bản. Vì cho tới nay, Nhật Bản vẫn không chính thức xin lỗi người dân Trung Quốc về sự kiện Thảm sát Nam Kinh (1937), xin lỗi người dân Triều Tiên, Hàn Quốc về việc sử dụng phụ nữ những nước này làm nô lệ tình dục, cũng như các lãnh đạo nước này thường xuyên thăm viếng đền Yasukuni, ngôi đền thờ những tội phạm chiến tranh còn đối với người Nhật thì họ là những anh hùng của dân tộc.
Nhiều người cho rằng thay vì thay đổi hay xóa bỏ điều 9 Hiến Pháp thì Nhật Bản nên yêu cầu các quốc gia khác thực thi tương tự những điều như Nhật Bản đã làm theo điều 9 Hiến Pháp. Cho dù nhiều người dân Nhật Bản ủng hộ việc thay đổi điều 9 Hiến pháp thì việc làm thế nào để thay đổi nó vẫn còn là một vấn đề tranh cãi lớn.
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có tên gọi tiền thân là Cục An Ninh Quốc Gia (Keisatsu Yobi-tai) được thành lập vào năm 1959 sau đổi tên thành Lực Lượng An Ninh (Hoantai) vào năm 1952 và cuối cùng có tên gọi ngày nay là Lực lượng phòng vệ Nhật Bản(Japan Self-Defense Force-SDF) vào năm 1954 khi Cục Phòng Vệ Nhật Bản (JDA) thông qua dự luật thành lập nó.
Vì điều 9 trong Hiến Pháp cấm Nhật Bản sở hữu lực lượng quân sự nên trong suốt 50 năm qua, chính phủ Nhật Bản đã phải vất vả cân bằng sức mạnh lực lượng phòng vệ và Hiến pháp.
Theo điều 3 của Hiến Pháp thì nhiệm vụ của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản cơ bản là “phòng vệ quốc gia khỏi những cuộc tấn công trực tiếp và gián tiếp để duy trì an ninh và hòa bình của Nhật Bản nếu cần thiết và duy trì trật tự xã hội.”
Sự thật là Chính phủ Nhật Bản đã sử dụng những cụm từ miêu tả đặc biệt để diễn tả những trang thiết bị của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản như sử dụng “phương tiện đặc biệt” (toku-sha) thay vì sử dụng từ xe tăng, và các “đơn vị bình thường” thay cho lính bộ và một số cụm từ khác để làm giảm nhẹ tính “quân sự” trong Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Các hoạt động dân sự của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản gồm nhiều hoạt động như tìm kiếm và cứu nạn các thảm họa tự nhiên hoặc do con người gây nên nhằm gây ấn tượng với công chúng rằng Lực lượng tự vệ hoàn toàn khác với lực lượng quân sự trong thời kì trước Thế chiến 2.
Trong suốt những năm 1990, SDF tham gia một số hoạt động gìn giữ hòa bình và nhân đạo do Liên Hiệp Quốc dẫn đầu với vai trò là một lực lượng phi tác chiến và tuân thủ theo nguyên tắc an ninh Mỹ-Nhật. Nhưng với sự kiện khủng bố 9/11, một tình trạng cấp bách mới diễn ra buộc giới lãnh đạo Nhật Bản cho phép SDF tham gia các hoạt động tác chiến đa quốc gia không cần phải có sự cho phép của Liên Hiệp Quốc.
Ngày nay, SDF phải đối mặt với nhiều kì vọng hơn. Một mặt vào tháng 12 năm 2006, Bộ luật thiết lập Bộ Quốc Phòng và các chứng từ đi kèm vẫn khẳng định nhiệm vụ cốt lõi của SDF vẫn là bảo vệ và duy trì an ninh Nhật Bản. Một mặt, sau sự kiên 9/11, môi trường an ninh bắt đầu thay đổi buộc Nhật Bản phải tham gia các hoạt động quân sự đa quốc gia đồng thời củng cố sâu sắc hơn quan hệ an ninh Mỹ-Nhật.
Nhật Bản rất cần Hoa Kì để đẩy lùi các cuộc tấn cống vào lãnh thổ Nhật Bản, sẽ tốn một khoảng thời gian rất lâu để xây dựng khả năng tập trung phòng vệ Nhật Bản từ các cuộc xâm lược tiềm năng. Dựa trên những giả định và giả thiết, SDF được thiết lập như sau:
- Lực lượng phòng vệ mặt đất (Ground Self-Defense Force-GSDF): kháng cự các cuộc tấn công trên bộ và bảo vệ Nhật Bản khỏi những đe dọa từ bên trong;
- Lực lượng phòng về biển: (Martitime Self-Defense Force-MSDF): làm thất bại mọi cuộc xâm lược cảu kẻ thù từ biển, phòng vệ bờ biển Nhật Bản và tuần tra vùng nước để loại bỏ những nguy cơ tiềm tang
- Lực lượng phòng vệ trên không (Air Self-Defense Force-ASDF): Hỗ trợ các chiến dịch của lực lượng phòng vệ mặt đất và trên biển, cung cấp thông tinh tình báo trên không; vận chuyển lực lượng; vô hiệu hóa máy bay và tên lửa của kẻ thù.
Nhiệm vụ của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) bao gồm :
Phòng thủ Nhật Bản | Hợp tác với đồng mình (Mỹ) | Các hoạt động quốc tế |
Chuẩn bị phản kháng các cuộc xâm lược toàn diện | Phòng thủ trên không; Bảo vệ các căn cứ và trang thiết kị của Hòa Kì trên Nhật Bản | |
Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo | Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo | |
Ứng phó với các cuộc tấn công của lực lượng du kích và lực lượng đặc nhiệm | Chống khủng bố và bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng | Hỗ trợ các chiến dịch đa quốc gia nhằm xử lí những vấn đề chung như chống khủng bố và cướp biển |
Ứng phó với các cuộc xâm lược tiềm năng vào bờ biển các hòn đảo của Nhật Bản | ||
Tuần tra và giám sát vùng biển, vùng trời và các vùng lân cận của Nhật Bản | Cung cấp thông tin cho các chiến dịch tình báo, giám sát và do thám | |
Ứng phó với những cuộc xâm nhập từ vùng biển và không phận | ||
Ứng phó các thảm họa quy mô lớn hoặc thảm họa từ vũ khí hủy diệt hàng loạt | Vô hiệu hóa các cuộc tấn công bằng vũ khí hủy diệt hoàng loạt | Hỗ trợ các chiến dịch chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt |
Tìm kiếm và cứu nạn | ||
Hỗ trợ nhân đạo | Hỗ trợ nhân đạo | |
Tham gia các chiến dịch gìn giữ hòa bình | Tham gia các chiến dịch gìn giữ hòa bình | |
Hỗ trợ hậu cần | ||
Hỗ trợ các chiến dịch sơ tán | ||
Cho phép đồng minh sử dụng cảng biển, sân bay, đường và thông tin tần số |
Vì sao Nhật cần tái vũ trang, thay đổi hoặc xóa điều 9 Hiến Pháp?
Xu hướng tái vũ trang từng bước đã được tăng cường do những thay đổi trong môi trường an ninh quốc tế và khu vực từ khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc. Mối đe dọa an ninh khu vực trực tiếp nhất mà Nhật Bản phải đối mặt chính là Bắc Triều Tiên. Những lo ngại của Nhật Bản tập trung vào sự phát triển vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, được thể hiện rõ ràng nhất qua vụ nổ một thiết bị hạt nhân của Bắc Triều Tiên vào tháng 10/2006. Những lo ngại ngày được củng cố bằng chương trình tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng, từ đó đã dấy lên lo ngại rằng Nhật Bản có thể phải đối mặt với các cuộc tấn công bằng tên lửa thông thường, hay Bình Nhưỡng có thể hoàn thiện và thu nhỏ các công nghệ hạt nhân để tên lửa của họ có thể được sử dụng để vận chuyển đầu đạn hạt nhân.
Nguy cơ bị tấn công tên lửa của Nhật Bản được thể hiện qua “cú sốc Teapodong-1” vào tháng 8/1998, khi Bắc Triều Tiên phóng thử một tên lửa qua không phận của Nhật Bản, và tiếp tục khi Bắc Triều Tiên thử nghiệm các tên lửa đạn đạo ở Biển Nhật Bản vào tháng 7/2006, mặc dù hầu hết những tên lửa này thực chất rơi xuống gần Nga, Trung Quốc và chính Bắc Triều Tiên hơn. Tháng 3/2009, người ta tin rằng Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị phóng tên lửa Taepo-dong-2 vào Biển Nhật Bản hoặc khu vực Đông Thái Bình Dương. Hơn thế nữa, các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản còn lo ngại về sự xâm nhập của “tàu do thám” Bắc Triều Tiên (fushinsen) với các nhiệm vụ gián điệp, khiến cho nước này phải sử dụng lực lượng chống lại các tàu Bắc Triều Tiên vào tháng 3/1999 và tháng 12/2001. Nhật cũng lo rằng những cuộc tấn công du kích có thể xảy ra chống lại các cơ sở quan trọng, như các nhà máy điện hạt nhân dọc bờ Biển Nhật Bản.
Nếu Bắc Triều Tiên đại diện cho mối đe dọa trực tiếp nhất đối với an ninh Nhật Bản, thì Trung Quốc lại được coi là thách thức lớn nhất về trung và dài hạn. Nhật Bản luôn lo ngại về quá trình hiện đại hóa các lực lượng thông thường và hạt nhân của Trung Quốc từ đầu thập niên 1990, đặc biệt là sự thiếu minh bạch trong việc gia tăng chi tiêu quốc phòng ở mức hai con số của nước này đã nêu trên trong suốt thập kỉ vừa qua.
Các nhà hoạch định quân sự Nhật Bản đã theo dõi kĩ lưỡng quá trình phát triển các năng lực tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình của Trung Quốc, gồm cả những tên lửa hành trình được phóng từ tàu ngầm mới với tầm bắn khoảng 2000km và có các năng lực tương tự như tên lửa Tomahawk của Mỹ, cũng như quá trình nâng cấp các năng lực phòng không và tấn công của nước này thông qua việc triển khai các máy bay tấn công Su-27 và Su-30MK, máy bay chiến đấu J-10 và FB-7A được phát triển trong nước, cùng loại máy bay tàng hình J-X mới và một chương trình kiếm saots và cảnh báo sớm trên không (AWAVS) KJ-2000. Tham vọng về không gian vũ trụ của Trung Quốc cũng là một mối lo ngại khác. Nhật Bản đã hết sức lo lắng khi Trung Quốc thử nghiệm hệ thống chống vệ tinh vào tháng 1/2007, hệ thống rất có khả năng phá hủy các năng lực vệ tinh của Mỹ và chương trình vệ tinh quân sự mới chớm nở của Nhật Bản.
Những lo ngại của Nhật Bản đối với Trung Quốc không chỉ tập trung ở việc xây dựng quân sự của nước này mà cả những dấu hiệu chỉ ra nước này hiện đang sẵn sàng triển khai sức mạnh quân sự bên ngoài biên giới để phục vụ lợi ích quốc gia của mình. Nhật Bản nhận thức rằng Trung Quốc có thể gián đoạn các con đường giao thông trên biển chỉ bằng một lực lượng tàu mặt nước, tàu ngầm và đổ bộ nhỏ cũng như không qua việc áp đặt các yêu sách lãnh thổ của mình tại Biển Đông và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Do đó, Nhật Bản đã theo dõi trong lo ngại khi Trung Quốc công bố tàu khu trục loại 052C Luyang II, tàu khu trục loại 051C Lushou và tàu hộ tống loại 054A Jiangkai, những loại tàu sẽ đi kèm các năng lực tương đương với năng lực của hệ thống phòng không Aegis mà Mỹ và Nhật Bản đang vận hành.
Trung Quốc cũng duy trì quan tâm đối với công nghệ tàu sân bay, biểu hiện qua việc tân trang con tàu sân bay cũ của Ukraina Varyag tại Đại Liên từ năm 2002, và có dự đoán rằng Trung Quốc có thể mua máy bay chiến đấu Su-33 của Nga được cải tiến đề dùng tàu sân bay. Nhật Bản cũng chú ý đến những cuộc xâm nhập của tàu ngầm Trung Quốc vào các vũng lãnh hải của nước này: Ngày 10/11/2004, Nhật Bản đã phát hiện một chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Trung Quốc đi vào lãnh hải Nhật Bản vào tháng 10/2008 (Trung Quốc đã phủ nhận điều này). Tokyo cũng chú ý đến quyết định vào tháng 12/2008 cảu Trung Quốc trong đó phái hai tàu khu trục tham gia nhiệm vụ chống cướp biển ngoài khơi Somalia, vốn được coi là tín hiệu thể hiện tham vọng triển khai sức mạnh hải quân trên quy mô toàn cầu của Bắc Kinh.
Danh sách các lo ngại an ninh khu vực của Nhật Bản không dừng lại ở Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Các nhà hoạch định quân sự ngày nay còn phải dè chừng với sự hồi sinh của Nga như một chủ theer quyết đoán hơn tại khu vực. Tháng 2/2008, hai chiến cơ F-15 của Nhật Bản được tung ra nhằm ngăn chạn máy bay ném bom Tu-95 của Nga đang xâm phạm không phận Nhật Bản ở cuối quần đảo Izu, khoảng 650 về phía Nam Tokyo. Theo báo cáo hai Tu-95 khác đã được ngăn chặn vào thagns 10/2008, khiến Nga gửi thêm hai chiến đấu cơ Su-27 đến khu vực.
Việc Nga phản đối các kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ, cùng với sự hợp tác của Nhật Bản với Mỹ về phòng thủ tên lửa đạn đạo, cũng khiến tình hình trở nên phức tạp hơn. Trong khi đó, do lo ngại về tranh chấp lãnh thổ với nga đối với các vùng lãnh thổ phía Bắc, Nhật Bản đã lo lắng theo dõi việc Moscow sử dụng vũ lực trong tranh chấp với với Gruzia vào tháng 8/2008. Để đáp trả, Nhật Bản đã đình chỉ các cuộc diễn tập tìm kiếm và cứu nạn với Hải quân Nga được dự định diễn ra vào tháng 9 năm2008, trong đó bao gồm việc các tàu Nga cùng với Mỹ chia sẻ các hải cảng của Nhật. Cuối cùng, Hàn Quốc tiếp tục gia tăng chi tiêu quốc phòng và củng cố tiềm lực hải quân viễn dương, đặc biệt là việc mua sắm các tàu khu trục Aegis. Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản cũng lo ngại rằng, dù Hàn Quốc là đồng minh của Mỹ, nước này lại vướng vào tranh chấp với Nhật Bản về vấn đề chủ quyền quần đảo Takeshima, nơi các cuộc biểu dương lực lượng quân sự vẫn thường diễn ra.
Trong khi các quốc gia trong khu vực gia tăng chi tiêu quốc phòng và ngày càng đầu tư các công nghệ hiện đại quân sự khiến cho khu vực trở nên “nóng” hơn. Nhật Bản không thể ngồi yên và cứ mãi dựa vào hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật được, Nhật Bản phải tự thân vận động sự ủng hộ từ người dân và Mỹ để cho phép Nhật Bản gỡ bỏ hoặc thay đổi điều 9 Hiến Pháp để có một quân đội đúng nghĩa nhằm đáp trả lại những nguy cơ tiềm năng và đảm bảo an ninh lợi ích của quốc gia.
https://quanhequocte.org/lien-tuc-bi-thach-thuc-an-ninh-nhat-ban-se-tai-vu-trang-va-bo-dieu-9-hien-phap/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét