Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

Mục đích khi thi công chậm tiến độ, đội vốn, kém chất lượng…của các nhà thầu Trung Quốc là gì?

Để thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ, Trung Quốc khai thác mạnh mẽ chiến lược “một vành đai, một con đường”. Cụ thể Trung Nam Hải đầu tư nguồn vốn ODA cho các quốc đang phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, sau đó ép buộc các nước này chọn nhà thầu Trung Quốc, hoặc vung tiền cho các doanh nghiệp Trung Quốc đấu thầu giá thấp nhất, mục đích cuối cùng là miễn sao các đơn vị này phải được thi công dự án. Trong quá trình thi công Trung Quốc dùng mọi thủ đoạn khiến các công trình này rơi vào tình trạng: chậm tiến độ, đội vốn, kém chất lượng hoặc không thể hoạt động, nếu hoạt động thì cũng không hiệu quả và xuống cấp trầm trọng gây nợ nần chồng chất, để sau đó nước sở tại bán lại quyền kiểm soát. Chiến lược này đang được Bắc Kinh tấn công mạnh mẽ vào Việt Nam, nhằm thực hiện âm mưu chính trị sâu xa.
Người TQ làm gì cũng có mục đích, thật vậy từ hồi 2009 Bắc Kinh đổ hàng triệu đô la vào các cơ sở hạ tầng của đất nước Sri Lanka nhằm xây dựng: cảng biển nước sâu ở Hambantota, sân bay quốc tế Mattala Rajapaksa cách cảng nước sâu 16km… thậm chí cho Sri Lanka vay nợ lên đến hàng tỷ đô. Điều đáng nói là các công trình trên đều do thầu TQ xây dựng khi đi vào hoạt động, sân bay doanh thu chỉ đạt 300.000 USD/năm không bằng con số lẻ của món nợ 23,6 triệu USD, còn cảng nước sâu thì ế ẩm nợ lên tới 300 triệu đô.

Dự án “Vành đai-Con đường” của Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng.
Đến nay chính phủ Sri Lanka mất khả năng chi trả, họ đã bán cảng biển nước sâu ở Hambantota cho TQ với giá 1,1 tỷ đô thời gian kiểm soát đến 99. Việc bán lại khiến người dân bức xúc xuống đường biểu tình phản đối. Liên quan đến vấn đề này, nhiều chuyên gia nghiên cứu về chiến lược “một vành đai, một con đường” cho rằng, mục đích giúp đở Sri Lanka nhằm chiếm cảng nước sâu thực hiện ý đồ quân sự của Trung Quốc trong vùng Ấn Độ Dương.
Còn ở Việt Nam thì sao? Hầu như đa phần là các dự cơ sở hạ tầng quan trọng đều do thầu Trung Quốc thi công, có rất nhiều dự án trong tình trạng chậm tiến độ, đội vốn. Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đưa ra hồi năm 2014, trong tổng số 62 dự án xi măng của Việt Nam triển khai theo hình thức BOT, có tới 49 dự án do Trung Quốc làm tổng thầu. Cũng theo số liệu của Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội cũng cho biết tính đến năm 2010, có đến 90% các dự án tổng thầu EPC của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm
Dự án đội vốn, chậm tiến độ và nhiều tai tiếng hiện nay…
Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông. Hà Nội chi 2,2 tỷ đồng cho mỗi mét đường sắt đô thị UBND TP. Hà Nội vừa công bố bảng tính toán tổng mức đầu tư của 25 tuyến đường sắt. Theo đó, suất đầu tư để làm một mét đường sắt đô thị ước khoảng 2,2 tỷ đồng.
Dự án này do Công ty Hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC. Dự án chính thức được khởi công từ tháng 10/2011 và dự kiến hoàn thành vào tháng 11/2013. Tuy nhiên, đến nay, vượt gần 4 năm so với dự kiến, dự án vẫn đang nằm bất động chờ vốn.
Dự án có tổng vốn đầu tư 552 triệu USD vào năm 2008, trong đó, vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD và vốn đối ứng của Việt nam là 133 triệu USD. Tuy nhiên, do nhiều lần chậm tiến độ, đến năm 2016, dự án đã bị đội vốn lên 868 triệu USD, tăng 315 triệu USD.
Không chỉ bị đội vốn, tính đến đầu năm 2016, nhà thầu Trung Quốc cũng đang nợ các nhà thầu phụ của Việt Nam hơn 554 tỷ đồng, đây là một trong những nguyên nhân chính khiến dự án bị chậm tiến độ.
Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông lớn của Việt Nam cũng có bóng dáng của các nhà thầu Trung Quốc
Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai là một trong những dự án trọng điểm có tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng trải dài qua các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Dự án được chia làm 8 gói thầu, trong đó 2 gói thầu do Công ty cầu đường Quảng Tây (Trung Quốc) thực hiện.
Khởi công từ tháng 9/2009 nhưng phải đến tháng 9/2014 dự án mới chính thức được thông xe, chậm hơn 2 năm so với kế hoạch ban đầu.
Nguyên nhân của việc chậm tiến độ chính là việc giải phóng mặt bằng chậm chạp của chủ đầu tư cùng với năng lực thi công của các nhà thầu Trung Quốc yếu kém. Cụ thể, trong khi Tập đoàn Doosan (Hàn Quốc) thuê tới 20 nhà thầu phụ thì Công ty cầu đường Quảng Tây (Trung Quốc) chỉ thuê 3 thầu phụ và tự triển khai nhiều hạng mục.

Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là một trong số nhiều dự án hạ tầng giao thông do nhà thầu Trung Quốc thi công. Ảnh minh họa: Lê Hiếu.
Trong quá trình giải phóng mặt bằng các nhà thầu cũng gây nhiều tranh cãi khi hàng trăm hộ dân tại thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc) phản đối giá đền bù đất nông nghiệp khi chỉ 40 triệu đồng/sào, trong khi xã kế bên nhận được 240 triệu đồng/sào.
Một dự án hạ tầng giao thông lớn khác cũng có sự tham gia của nhà thầu phía Trung Quốc là Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Dự án có tổng vốn đầu tư 45.487 tỷ đồng và do Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) làm chủ đầu tư. 3 trong 10 gói thầu là do các công ty phía Trung quốc đảm nhận bao gồm Tập đoàn cầu đường tỉnh Sơn Đông, Liên danh Công ty TNHH Đường cao tốc Trường Đại Quảng Đông và Công ty Hợp tác kỹ thuật và kinh tế quốc tế Quảng Châu.
Nhiều nhà máy nhiều tai tiếng thuộc 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ
Trong số 12 dự án yếu kém của ngành công thương được bàn xử lý mới đây, nhiều dự án do nhà thầu phía Trung Quốc đảm nhận.
Nhà máy đạm Ninh Bình có tổng vốn đầu tư 6.000 tỷ đồng do Vinachem là chủ đầu tư và nhà thầu chính là Công ty Hoàn Cầu (Trung Quốc) vốn vay chủ yếu từ ngân hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, dự án đã bị đội vốn lên tới 10.000 tỷ đồng, đến hết năm 2016, nhà máy này đã thua lỗ lên đến 3.314 tỷ đồng.
Trong khi đó, Nhà máy đạm Hà Bắc cũng do Vinachem làm chủ đầu tư đã bị đội vốn lên hơn 10.000 tỷ đồng và thua lỗ 1.700 tỷ đồng khi vận hành.
Đối với dự án Khu liên hợp gang thép Lào Cai do nhà thầu Công ty TNHH khống chế cổ phần gang thép Côn Minh (Trung Quốc) triển khai và Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt – Trung làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 340 triệu USD, trong đó Việt Nam đóng góp 55%.
Năm 2012, dự án đã được điều chỉnh vốn đầu tư từ 1.499 tỷ đồng lên 1.955 tỷ đồng. Đến quý I/2014, dự án đã phải tạm dừng, khi đó, dự án mới thực hiện giải ngân vỏn vẹn 134 tỷ đồng.
Chất lượng công trình phải duy tu sửa chữa mới sử dụng được
Sân vận động quốc gia Mỹ Đình cũng là một trong những siêu dự án do nhà thầu Trung Quốc thực hiện để lại nhiều tai tiếng.
Sân vận động quốc gia Mỹ Đình cũng là một trong những dự án tai tiếng của nhà thầu phía Trung Quốc vì sự xuống cấp và nhiều vi phạm. Ảnh minh họa: Tùng Lê.
Cụ thể, năm 2001, Công ty Hanoi International Group – HISG (Trung Quốc) một nhà thầu chưa có kinh nghiệm xây dựng công trình lớn đã trúng thầu dự án SVĐ Mỹ Đình.
Dự án có tổng vốn đầu tư 69 triệu USD, trong đó gói thầu của công ty Trung Quốc chiếm tới 59 triệu USD. Kể từ khi đi vào hoạt động năm 2003, công trình liên tục có dấu hiệu xuống cấp nặng. Sau đó, phía vận hành đã phải chi thêm hàng chục tỷ đồng để đại tu và sửa chữa công trình.
Đáng chú ý, theo hợp đồng ký kết, toàn bộ thiết bị vật tư phải có xuất xứ từ Tây Âu và Mỹ. Nhưng, Thanh tra Chính phủ lại phát hiện tới 94% thiết bị sử dụng trong dự án đã bị thay đổi với giá trị 17 triệu USD, trong đó, 5,49 triệu USD là các thiết bị không rõ nguồn gốc. HISG thậm chí còn ký hợp đồng với nhà thầu phụ với đơn giá rất thấp, hưởng chênh lệch hàng triệu USD.
Dự án Tổ hợp Bô xít Tây Nguyên do nhà thầu Chalieco phía Trung Quốc thi công và Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư. Tổ hợp bao gồm nhà máy Tân Rai, Nhân Cơ, sau nhiều lần điều chỉnh tổng vốn đầu tư 2 dự án lần lượt tăng lên 15.400 tỷ đồng và 16.800 tỷ đồng so với dự kiến ban đầu. Riêng dự án Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ chậm tới 6 năm so với phê duyệt, nhà máy Tân Rai chậm 4 năm.
Đáng chú ý, nhà máy Tân Rai sau 3 năm đi vào hoạt động, tính từ tháng 10/2013 đến hết tháng 9/2016, đã lỗ 3.696 tỷ đồng.

Một trong số ít dự án bất động sản dân cư có sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam là Golden Westlake tại Hoàng Hoa Thám (Hà Nội).
Một trong số ít dự án bất động sản dân cư có sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam là Golden Westlake tại Hoàng Hoa Thám (Hà Nội).
Dự án do Công ty TNHH Hà Việt – Tung Shing làm chủ đầu tư với tổng vốn khoảng 50 triệu USD. Trong quá trình triển khai, dự án gặp nhiều rắc rối liên quan tới việc thi công gây ảnh hưởng nhiều hộ dân xung quanh như sạt lún, nứt, xô nghiêng các công trình bên cạnh.
Một số hộ gia đình đã kiện chủ đầu tư với số tiền bồi thường 500 triệu đồng. Thậm chí, chủ dự án còn giao bán chỗ đỗ xe với giá lên tới gần 1 tỷ đồng/chỗ, nhưng sau đó đã phải thay đổi mức phí gửi xe ôtô xuống 1 triệu đồng mỗi tháng.
“Trùm” thi công BOT nhiệt điện
Siêu dự án nhiệt điện do EVN làm chủ đầu tư là Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải I với tổng vốn đầu tư gần 1,6 tỷ USD, gói thầu EPC trị giá 1,3 tỷ USD. Trong đó, 85% vốn là đi vay từ ngân hàng Trung Quốc và 15% vốn đối ứng của EVN. Dự án do Nhà thầu Dongfang Electric Corporation Ltd. (DEC) làm tổng thầu.
Một dự án khác cũng liên quan tới EVN và nhà thầu Trung Quốc là Nhà máy thủy điện sông Bung 4. Dự án do CTCP Tư vấn Xây dựng điện 1 (thuộc EVN) làm nhà thầu tư vấn thiết kế và Sinohydrro Corporation Limitted (Trung Quốc) là nhà thầu thi công.
Dự án gặp rắc rối vào cuối năm 2013, do đưa lao động người Trung Quốc chưa có giấy phép lao động vào làm việc, nhà thầu Sinohydrro Corporation Limitted sau đó đã bị phạt 570 triệu đồng.
Dự án nhiệt điện Mông Dương 2 (Quảng Ninh) với tổng vốn đầu tư gần 1,95 tỷ USD, cũng bị đội vốn hơn 550 triệu USD so với dự kiến.
Ban đầu, dự án do Tập đoàn AES (Mỹ) liên doanh với Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) hợp tác từ tháng 11/2006. Tuy nhiên, đến tháng 3/2011, Vinacomin đã rút vốn khỏi dự án, Tập đoàn AES đã bán 49% vốn trong dự án cho Tập đoàn Posco Power và Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc. Sau khi Vinacomin rút lui, dự án do Tập đoàn AES của Mỹ (51%), Tập đoàn Posco Power (30%) và Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc CIC (19%).
Nhiều dự án nhiệt điện BOT khác như Nhiệt điện Duyên Hải 3, Vĩnh Tân 2, Uông Bí mở rộng 2, Hải Phòng 1, Hải Phòng 2, Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2… do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện cũng không ít lần khiến chủ đầu tư điêu đứng vì chậm tiến độ. Hầu hết dự án này đều bị chậm tiến độ từ 2 – 3 năm.
Chất lượng của các công trình do thầu TQ thi công thì khỏi phải bàn cải, đến nay tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông chưa sử dụng thì có nguy cơ phá sản, còn sân vận động Mỹ Đình đang trong tình trạng xuống cấp….Không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước trên thế giới, tình trạng tương tự cũng diễn ra. Tại Kenya, công trình xây cầu dài 100 mét với giá 10 triệu USD do Tập đoàn xây dựng hải ngoại Trung Quốc (COEG)-một trong những công ty xây dựng hạ tầng lớn nhất thế giới, đã sập trước ngày khánh thành, khiến 27 công nhân bị thương. Hay tại nước chủ nhà, công trình xây dựng nhà máy điện ở quận Phòng Thành thuộc tỉnh Quảng Tây, cũng bị sập ít nhất 67 người chết. Hay nổ đường ống tại nhà máy nhiệt điện của tỉnh Hồ Bắc đã khiến 21 người thiệt mạng.
Như vậy việc để nhà thầu TQ thi công những công trình trọng điểm chẳng khác nào “giao trứng cho ác”. Mục đích sâu xa là gì thì chúng ta quá rõ, nhưng xin nhắc lại lần nữa là TQ muốn điều khiển và kiểm soát cơ sở hạ tầng nước ta, bởi một khi kiểm soát được các công trình giao thông đồng nghĩa kiểm soát nền kinh tế thì việc thực hiện các mưu đồ chính trị là điều dễ dàng. Việc khó khăn trước mắt là làm sao để thoát khỏi sự điều khiển của TQ, trong khi chúng ta đang rất cần vốn để trả nợ và phát triển cơ sở hạ tầng.
http://tinbiendong.org/index.php/2017/09/27/muc-dich-khi-thi-cong-cham-tien-doi-von-kem-chat-luongcua-cac-nha-thau-trung-quoc-la-gi/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét