Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Sức mạnh Không quân PLA (PLAAF)

Tiếp theo loạt chuyên đề báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ trình lên Quốc hội nước này mang tên “Các diễn biến quân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 2014”, Ban biên tập xin giới thiệu bạn đọc nội dung tiếp theo “Chương 1: Cập nhật thường niên” về năng lực hiện tại của Lực lượng Không quân PLA (PLAAF).
Số liệu thống kê gần đây cho thấy, năm 2013, tổng số máy bay chiến đấu của Trung Quốc là 1.453 chiếc, lần đầu tiên vượt qua Nga, đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ. Không quân Trung Quốc đang vươn lên ngôi vị số một tại Châu Á, dự kiến sẽ vượt qua Nhật Bản vào năm 2015.
Mục lục
 [ẩn]
Không quân PLA (PLAAF). PLAAF là lực lượng không quân hùng hậu nhất
Châu Á và đứng thứ ba trên thế giới, với khoảng 330.000 nhân viên và hơn 2.800 máy bay, không bao gồm các máy bay không người lái (UAV). Trong số các máy bay PLAAF, khoảng 1.900 chiếc trong số đó là chiến đấu cơ các loại (bao gồm máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay tấn công chiến đấu và máy bay tấn công), 600 chiếc là máy bay hiện đại. PLAAF đang theo đuổi mục tiêu hiện đại hóa trên quy mô chưa từng có trong lịch sử và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các lực lượng không quân phương Tây trên một loạt khía cạnh bao gồm các máy bay, hệ thống điều khiển và kiểm soát, các thiết bị làm nhiễu, chiến tranh điện tử (EW) và khả năng kết nối dữ liệu. Mặc dù vẫn duy trì hoạt động số lượng lớn các máy bay chiến đấu cũ thế hệ 2 và 3, nhưng PLAAF sẽ sớm trang bị hàng loạt máy bay hiện đại thế hệ 4 trong vài năm tới.
Để củng cố lực lượng không quân chiến thuật, Trung Quốc đang nỗ lực mua máy bay tiêm kích đa năng hạng nặng tầm xa tiên tiến Flanker Su-35 của Nga cùng với hệ thống radar mảng pha quét điện tử thụ động tiên tiến Irbis-E. Nếu Trung Quốc mua Su-35, những chiếc máy bay này có thể được đưa vào phục vụ trong năm 2016 hoặc 2018.
Trung Quốc cũng đang tích cực theo đuổi hiện đại hóa cho các máy bay thế hệ thứ 5. Trong vòng hai năm kể từ khi máy bay tiêm kích tàng hình J-20 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 01/2011, Trung Quốc đã thử nghiệm máy bay tiêm kích nguyên mẫu thế hệ thứ hai, được gọi là J-31. Đây là mẫu chiến đấu cơ có kích thước tương đương máy bay F-35 và mang nhiều đặc điểm thiết kế tương tự J-20. Chiếc máy bay này đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 31/10/2012. Hiện nay, vẫn chưa rõ J-31 được phát triển cho PLAAF hay lực lượng Không quân của Hải quân PLA hay dùng để xuất khẩu cạnh tranh với các máy bay F-35 của Mỹ.
Các số liệu cho thấy Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về tiềm lực không quân, với tổng số 2.740 chiếc máy bay chiến đấu, Trung Quốc đứng thứ 2, với 1.453 chiếc, và Nga xếp thứ 3 với 1.438 chiếc. Trên hình là máy bay tiêm kích hạng nhẹ đa nhiệm J-10B diễn tập quân sự.
Không quân Trung Quốc đang trên đường làm nhiệm vụ
Máy bay tàng hình J-31 - sản phẩm của gián điệp mạng Trung Quốc. Có thể nhận thấy thiết kế của hai chiếc máy bay này cố độ tương đồng lên đến 90%. Năm 2009, các tin tặc Trung Quốc đã thâm nhập vào hệ thống máy tính của Lầu Năm Góc và đánh cắp khối lượng lớn dữ liệu về tiêm kích F-35 của Mỹ. Tuy nhiên, trong khi J-31 vẫn sử dụng động cơ lỗi thời RD-93 của Nga thì F-35 được trang bị động cơ hiện đại nhất hiện nay General Electric/Rolls-Royce F136. (Trong ảnh: Tiêm kích F-35 phía trên và J-31 bên dưới)
Không quân Trung Quốc sở hữu khoảng 100 chiếc Su-30 MKK/MK2 mua của Nga. (Trong ảnh là máy bay SU-30 và tên lửa KH-59 của PLAAF)
Trung Quốc tiếp tục nâng cấp phi đội máy bay ném bom H-6 được thiết kế dựa trên nguyên mẫu máy bay ném bom Tu-16 của Liên Xô từ những năm 1950, nhằm nâng cao hiệu quả tác chiến và khả năng gây chết người bằng cách tích hợp thêm các vũ khí mới. Trung Quốc cũng phát triển thêm phiên bản máy bay tiếp nhiên liệu trên không của máy bay H-6. Biến thể H-6G, phục vụ trong lực lượng Không quân của Hải quân PLA với bốn giá treo vũ khí, có thể hỗ trợ mang các tên lửa hành trình chống hạm (ASCM). Trung Quốc cũng phát triển biến thể H-6K tích hợp động cơ phản lực cánh quạt mới nhằm hỗ trợ mở rộng phạm vi hoạt động, và có khả năng mang 6 tên lửa hành trình tấn công mặt đất (LACM). Việc hiện đại hóa H-6 để đưa vào hoạt động trên tàu sân bay tích hợp tên lửa hành trình đã cung cấp cho Không quân PLA khả năng tấn công tầm xa với vũ khí dẫn đường chính xác.
Không quân PLA đang sở hữu một trong những hệ thống tên lửa phòng không (SAM) tiên tiến hàng đầu thế giới, bằng việc kết hợp các tiểu đoàn hệ thống phòng không mua của Nga SA-20(S-300PMU1/2) với các tiểu đoàn CSA-9 (HQ-9) tự sản xuất trong nước. Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên nhập khẩu hệ thống tên lửa đất đối không S-400/Triumf của Nga, một phiên bản tiếp theo của SA-20, trong khi đồng thời phát triển HQ-19, một phiên bản nội địa của S-400.
Ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc đang thử nghiệm máy bay vận tải cỡ lớn (Y-20)để bổ sung cho các phi đội nhỏ các cầu hàng không chiến lược, trong bối cảnh hiện nay chỉ sử dụng hạn chế các máy bay IL-76 do Nga chế tạo. Y-20 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên trong tháng 01/2013 và được báo cáo là sử dụng các động cơ tương tự IL-76 của Nga. Các tàu vận tải hạng nặng chuyên hỗ trợ hệ thống điều khiển và kiểm soát không vận, hậu cần, công tác nhảy dù, tiếp nhiên liệu trên không và các hoạt động trinh sát, cũng như các nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo/cứu trợ thiên tai.
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên nhập khẩu hệ thống tên lửa đất đối không S-400/Triumf của Nga, đồng thời phát triển HQ-19, một phiên bản nội địa của S-400

Ngày 21/1/2013, nguyên mẫu Y-20 đầu tiên do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển đã được đưa vào bay thử, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ tư có thể nghiên cứu chế tạo máy bay vận tải quân dụng cỡ lớn. Mạng quân sự Sina của quốc gia này cho biết, Y-20 đã tham khảo kết cấu thân máy bay và hệ thống khí động học của máy bay vận tải IL-76 của Nga và C-17 của Mỹ. Chiếc Y-20 đầu tiên của Trung Quốc dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động vào năm 2016, đi tiên phong cho lực lượng không quân chiến lược Trung Quốc trong tương lai.

http://nguyentandung.org/cd-17-bao-cao-bo-quoc-phong-my-ve-quan-su-trung-quoc-2014-chuong-1-cap-nhat-thuong-nien-khong-quan-pla.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét