Tiếp theo loạt chuyên đề báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ trình lên Quốc hội nước này mang tên “Các diễn biến quân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 2014”, Ban biên tập xin giới thiệu bạn đọc nội dung tiếp theo “Chương 1: Cập nhật thường niên” về năng lực hiện tại của Lực lượng Hải quân PLA (PLAN).
Mục lục
[ẩn]- I. Mở đầu
Chương 1: Cập nhật Thường niên 1.1: Diễn biến các mối quan hệ song phương và đa phương của Trung Quốc 1.2: Tình hình an ninh trên eo biển Đài Loan 1.3: Năng lực hiện tại của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc 1.4: Sự phát triển trong học thuyết và huấn luyện quân sự của Trung Quốc 1.5: Tiếp nhận công nghệ tiên tiến
Chương 2: Chiến lược của Trung Quốc Chương 3: Mục tiêu và xu hướng hiện đại hóa lực lượng 3.1: Xu hướng hiện đại hóa lực lượng (Kỳ 1) 3.2: Xu hướng hiện đại hóa lực lượng (Kỳ 2) 3.3: Xu hướng hiện đại hóa lực lượng (Kỳ 3) 3.4: Xu hướng hiện đại hóa lực lượng (Kỳ 4) 3.5: Xu hướng hiện đại hóa lực lượng (Kỳ 5) 3.6: Các căn cứ ngầm của PLA 3.7: Tấn công Chính xác 3.8: Lực lượng An ninh Nội địa Trung Quốc
Chương 4: Các nguồn lực hỗ trợ hiện đại hóa lực lượng 4.1: Tổng quan 4.2: Xu hướng chi tiêu quân sự 4.3: Những phát triển và xu hướng trong ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc 4.4: Xu hướng hiện đại hóa trang thiết bị quân sự 4.5: Xuất khẩu Vũ khí của Trung Quốc
Chương 5: Hiện đại hóa lực lượng nhằm đề phòng tình huống bất trắc ở Đài Loan 5.1: Tổng quan 5.2: Chiến lược của Trung Quốc ở eo biển Đài Loan 5.3: Hành động của Trung Quốc chống lại Đài Loan 5.4: Vị thế hiện tại của PLA trong cuộc xung đột với Đài Loan 5.5: Khả năng phòng thủ của Đài Loan
Chương 6: Mối quan hệ quân sự Mỹ - Trung 6.1: Chiến lược hợp tác 6.2: Những cam kết quân sự nổi bật trong năm 2013 6.3: Kế hoạch hợp tác quân sự trong năm 2014
- III. Chủ đề đặc biệt: Vệ tinh do thám
- IV. Chủ đề đặc biệt: Việc sử dụng công nghệ quan sát tầm thấp của Trung Quốc
- V. Chủ đề đặc biệt: Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc
- VI. Chủ đề đặc biệt: Phòng không tích hợp
Hải quân PLA (PLAN). Hải quân PLA sở hữu lực lượng chiến hạm lớn, tàu ngầm và tàu chiến đổ bộ lớn nhất Châu Á, với 77 chiến hạm trên mặt biển, hơn 60 tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ vừa và lớn, cũng như khoảng 85 chiến hạm nhỏ được trang bị tên lửa. Hải quân Trung Quốc tiếp tục mở rộng khu vực hoạt động và đưa quân dàn trận trên biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Cuộc tập trận tháng 10/2013 mang tên MANEUVER-5 trên biển Philippines, bao gồm sự tham gia của tất cả ba hạm đội PLAN (Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải) là cuộc tập trận trên biển lớn nhất của PLAN từ trước đến nay.
Năm 2013, tàu sân bay đầu tiên của PLAN - Liêu Ninh (CV-16) di chuyển từ cảng Đại Liên – nơi con tàu được cải tiến từ năm 2001 – đến Căn cứ Hải quân Yuchi của PLA thuộc Hạm đội Biển Bắc. Tàu sân bay Liêu Ninh tiếp tục được triển khai đào tạo và thử nghiệm suốt năm 2013, tuy nhiên hiện vẫn chưa có kế hoạch đưa tàu tham gia hoạt động chính thức cho đến năm 2015 hoặc thậm chí lâu hơn. Trong tháng 11/2013, tàu sân bay Liêu Ninh lần đầu tiên tiến hành diễn tập liên hợp với các tàu khác trên Biển Đông gần đảo Hải Nam. Trung Quốc cũng tiếp tục theo đuổi một chương trình phát triển tàu sân bay bản địa (Liêu Ninh được tân trang lại từ con tàu mua của Ukraine vào năm 1998) và có thể sẽ đóng thêm nhiều tàu sân bay trong vòng thập kỷ tới. Tàu sân bay đầu tiên được Trung Quốc đóng có thể sẽ bắt đầu hoạt động vào đầu thập kỷ tới.
Hải quân PLA chú trọng ưu tiên cho nỗ lực hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm. Trung Quốc tiếp tục sản xuất các tàu ngầm tên lửa đạn đạo năng lượng hạt nhân (SSBN) lớp JIN. Ba tàu ngầm SSBN lớp JIN (Loại 094) hiện đang hoạt động và con số này có thể tăng đến 5 tàu ngầm, trước khi Trung Quốc chuyển sang phát triển thế hệ SSBN tiếp theo (Loại 096) trong thập kỷ tới. Các tàu ngầm SSBN lớp JIN sẽ mang tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm mới (SLBM) JL-2 với tầm bắn ước tính 7.400 km. Các tàu ngầm lớp JIN và tàu ngầm JL-2 sẽ cung cấp cho Hải quân PLA khả năng ngăn chặn hạt nhân trên biển hiệu quả. Trung Quốc sẽ tiến hành các cuộc tuần tra răn đe dùng năng lượng hạt nhân đầu tiên với các tàu ngầm SSBN lớp JIN trong năm 2014.
Trung Quốc cũng mở rộng lực lượng tàu ngầm tấn công sử dụng năng lượng hạt nhân (SSN). Hai tàu ngầm SSN lớp Shang (Type 093) đã đưa vào hoạt động, và nước này đang tiếp tục đóng thêm 4 biến thể cải tiến của tàu ngầm SSN nhằm thay thế cho các tàu SSN lớp HAN(Type 091) đã cũ kỹ. Trong thập kỷ tới, Trung Quốc có khả năng sẽ phát triển tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình (SSGN) Type 095 nhằm hỗ trợ khả năng tấn công đất liền từ tàu ngầm. Ngoài việc kết hợp công nghệ hoạt động tĩnh, tàu ngầm Type 095 sẽ thực hiện nhiệm vụ chống tàu truyền thống kết hợp với ngư lôi và tên lửa hành trình chống chiến hạm(ASCM).
Trụ cột của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc vẫn là tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel (SS). Bên cạnh 12 tàu ngầm lớp Kilo mua từ Nga vào những năm 1990 và 2000, 8 chiếc trong số này còn được trang bị tên lửa hành trình chống chiến hạm (ASCM) SS-N-27, Hải quân PLA đang sở hữu 13 tàu ngầm SS lớp SONG (Type 039) và 12 tàu ngầm SSP lớp YUAN(Type 039A). Tàu ngầm SSP lớp YUAN được trang bị tương tự như tàu ngầm SS lớp SONG, cũng bao gồm một hệ thống năng lượng không dùng không khí. Trung Quốc có thể lên kế hoạch đóng thêm đến 20 tàu ngầm lớp YUAN này.
Từ năm 2008, Hải quân PLA đã bắt đầu triển khai chương trình tăng cường chiến hạm trên mặt biển, bao gồm tàu khu trục được trang bị tên lửa dẫn đường (DDG) và tàu khu trục nhỏ được trang bị tên lửa dẫn đường (FFG). Trong năm 2013, Trung Quốc tiếp tục sản xuất hàng loạt lớp tàu ngầm, bao gồm các tàu ngầm DDG thế hệ mới. Việc tiếp tục triển khai đóng tàu ngầm DDG lớp Luyang II (Loại 052C) với 3 con tàu đang trong các giai đoạn sản xuất và thử nghiệm trên biển khác nhau, giúp nâng tổng số lượng tàu ngầm lớp này lên đến 6 chiếc vào năm 2015. Bên cạnh đó, tàu ngầm DDG lớp Luyang III đầu tiên (Loại 052D) có khả năng được đưa vào hoạt động trong năm 2014, sẽ kết hợp với hệ thống phóng thẳng đứng đa năng đầu tiên của Hải quân PLA. Hệ thống phóng đa năng này có khả năng phóng các tên lửa hành trình chống chiến hạm (ASCM), tên lửa hành trình tấn công mặt đất (LACM), tên lửa đất đối không (SAM) và tên lửa chống tàu ngầm. Trung Quốc dự kiến sẽ đóng hơn một chục con tàu mới để thay thế cho tàu khu trục lớp Luda (DD)cũ kỹ. Trung Quốc tiếp tục xây dựng các nhà máy đóng tàu ngầm FFG lớp Jiangkai II (Loại 054A) với 15 tàu ngầm đang có mặt trong hạm đội và ít nhất 5 tàu đang trong giai đoạn xây dựng, số lượng có thể nhiều hơn dự kiến. Các tàu ngầm DDG và FFG mới sẽ hỗ trợ nâng cao đáng kể khả năng phòng không trong khu vực của Hải quân PLA, điều này rất quan trọng khi lực lượng này mở rộng hoạt động đến “các vùng biển xa” vượt ra ngoài phạm vi của hệ thống phòng không trên mặt đất.
Nhằm nâng cao khả năng tác chiến ven biển của Hải quân PLA, đặc biệt là ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, Trung Quốc đã đóng tàu hộ tống lớp JIANGDAO (FFL) (Loại 056). 9 tàu hộ tống đã đi vào hoạt động trong năm 2013, và Trung Quốc có thể đóng thêm 20 đến 30 tàu lớp này. Đơn vị này còn tăng thêm 60 tàu tuần tiễu có gắn tên lửa kết thành đôi xuyên sóng lớp HOUBEI (PTG) (Loại 022), mỗi tàu có khả năng mang 8 tên lửa ASCM YJ-83 phục vụ cho các hoạt động ven biển. Vẫn chưa phát hiện việc gia tăng xây dựng các phương tiện đổ bộ đáng kể trong năm 2013. Tuy nhiên, có khả năng Trung Quốc sẽ xây dựng tàu tấn công đổ bộ đầu tiên trong thập kỷ này.
Dưới đây là một số hình ảnh về Hải quân Trung Quốc (PLAN):
http://nguyentandung.org/cd-17-bao-cao-bo-quoc-phong-my-ve-quan-su-trung-quoc-2014-chuong-1-cap-nhat-thuong-nien-ky-4.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét