Tiếp theo loạt chuyên đề báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ trình lên Quốc hội nước này mang tên “Các diễn biến quân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 2014”, Ban biên tập xin giới thiệu bạn đọc nội dung tiếp theo “Chương 1: Cập nhật thường niên” về năng lực hiện tại của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Mục lục
[ẩn]- I. Mở đầu
Chương 1: Cập nhật Thường niên 1.1: Diễn biến các mối quan hệ song phương và đa phương của Trung Quốc 1.2: Tình hình an ninh trên eo biển Đài Loan 1.3: Năng lực hiện tại của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc 1.4: Sự phát triển trong học thuyết và huấn luyện quân sự của Trung Quốc 1.5: Tiếp nhận công nghệ tiên tiến
Chương 2: Chiến lược của Trung Quốc Chương 3: Mục tiêu và xu hướng hiện đại hóa lực lượng 3.1: Xu hướng hiện đại hóa lực lượng (Kỳ 1) 3.2: Xu hướng hiện đại hóa lực lượng (Kỳ 2) 3.3: Xu hướng hiện đại hóa lực lượng (Kỳ 3) 3.4: Xu hướng hiện đại hóa lực lượng (Kỳ 4) 3.5: Xu hướng hiện đại hóa lực lượng (Kỳ 5) 3.6: Các căn cứ ngầm của PLA 3.7: Tấn công Chính xác 3.8: Lực lượng An ninh Nội địa Trung Quốc
Chương 4: Các nguồn lực hỗ trợ hiện đại hóa lực lượng 4.1: Tổng quan 4.2: Xu hướng chi tiêu quân sự 4.3: Những phát triển và xu hướng trong ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc 4.4: Xu hướng hiện đại hóa trang thiết bị quân sự 4.5: Xuất khẩu Vũ khí của Trung Quốc
Chương 5: Hiện đại hóa lực lượng nhằm đề phòng tình huống bất trắc ở Đài Loan 5.1: Tổng quan 5.2: Chiến lược của Trung Quốc ở eo biển Đài Loan 5.3: Hành động của Trung Quốc chống lại Đài Loan 5.4: Vị thế hiện tại của PLA trong cuộc xung đột với Đài Loan 5.5: Khả năng phòng thủ của Đài Loan
Chương 6: Mối quan hệ quân sự Mỹ - Trung 6.1: Chiến lược hợp tác 6.2: Những cam kết quân sự nổi bật trong năm 2013 6.3: Kế hoạch hợp tác quân sự trong năm 2014
- III. Chủ đề đặc biệt: Vệ tinh do thám
- IV. Chủ đề đặc biệt: Việc sử dụng công nghệ quan sát tầm thấp của Trung Quốc
- V. Chủ đề đặc biệt: Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc
- VI. Chủ đề đặc biệt: Phòng không tích hợp
Lực lượng Pháo binh Số 2 kiểm soát hầu hết tên lửa đạn đạo hạt nhân và thông thường của Trung Quốc. Lực lượng này cũng đang phát triển và thử nghiệm một số chủng loại và biến thể mới của tên lửa tấn công, thành lập các đơn vị tên lửa bổ sung, nâng cấp hệ thống tên lửa cũ và phát triển phương án đối phó với các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo.
Đến tháng 11/2013, Lực lượng Pháo binh Số 2 sở hữu hơn 1.000 tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) trong kho vũ khí. Trung Quốc đang gia tăng độ sát thương cho lực lượng tên lửa này bằng cách đưa vào triển khai các tên lửa đạn đạo tầm trung trang bị đầu đạn thường mới (MRBM) nhằm cải thiện khả năng tấn công không chỉ nhằm vào Đài Loan mà còn các mục tiêu khác trong khu vực.
Trung Quốc đang gia tăng bổ sung các tên lửa đạn đạo tầm trung trang bị đầu đạn thường, bao gồm cả tên lửa chống hạm (ASBM) CSS-5 Mod 5 (DF-21D). Tên lửa CSS-5 Mod 5 cung cấp cho PLA khả năng tấn công các tàu lớn, bao gồm cả tàu sân bay, ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Tên lửa CSS-5 Mod 5 có tầm bắn trên 1.500 km và được trang bị một đầu đạn cơ động.
Lực lượng Pháo binh Số 2 tiếp tục hiện đại hóa các lực lượng hạt nhân bằng cách tăng cường tên lửa đạn đạo liên lục địa silo (ICBM) và bổ sung các hệ thống phân phối di động có khả năng tự hồi phục tốt hơn. Trong những năm gần đây, tên lửa ICBM cơ động sử dụng nhiên liệu rắn CSS 10 Mod-2(DF-31A) đã được đưa vào hoạt động. Tên lửa CSS-10 Mod 2 với tầm bắn vượt hơn 11.200 km có thể tiếp cận hầu hết các vị trí mục tiêu trên đất Mỹ. Trung Quốc cũng đang phát triển một tên lửa ICBM cơ động mới được gọi làĐông Phong-41 (DF-41), có khả năng tấn công nhiều mục tiêu độc lập(MIRV).
Sau đây là hình ảnh một số hệ thống tên lửa đang được sở hữu bởi Lực lượng Pháo binh Số 2 (PLA):
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét