Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Tình báo điện tử: Kết luận - Tiếp theo là cái gì?

Sự phát triển của ngành mật mã như một hướng nghiên cứu phổ biến giành cho tất cả đã dẫn đến thực tế là đến cuối thập niên 1970, bất kỳ nước nào có kiến thức nhất định trong lĩnh vực này, có công nghệ tiên tiến và nhân công lành nghề đều có thể chế tạo được máy mã có độ vững chắc cao.
Cái kết thúc cho cái bắt đầu khởi nguồn từ đâu?

K. Prutkov. “Những trước tác”


Kết quả hình ảnh cho mat ma thong tin

Vì thế mà vào đầu thập niên 1980, một xu hướng đã nổi lên trong lĩnh vực tình báo vô tuyến điện tử - đó là các nỗ lực giải phá các hệ mã ngày càng mang lại ít kết quả. Đến lúc này, tỷ lệ điện mã mà NSA giải phá được chiếm không quá 4% tổng số điện mã chặn thu được.

Vì thế mà lượng tin mật quan trọng thu được nhờ tình báo vô tuyến điện tử đã giảm so với trước. Để nhận một đơn vị thông tin ước lệ, các chuyên gia mã thám đã phải tốn nhiều hơn những nỗ lực không hề ước lệ và giờ máy đắt đỏ của các phương tiện tính toán. Các cơ quan tình báo vô tuyến điện tử ngày càng hay do thám các kênh liên lạc chứa nội dung thông tin mật mã có thể giải phá được chứ không phải là các kênh liên lạc được coi là quan trọng.

Bởi vậy, tin tức thu được từ các kênh liên lạc cũng giảm về chất lượng. Người ta bắt đầu tích cực tìm kiếm lối thoát cho tình trạng đó. Một trong các lối thoát là sự phối hợp tham gia tích cực hơn của các cơ quan điệp báo để cung cấp các khoá mã, sơ đồ máy mã và bản rõ.

Như vậy tình báo vô tuyến điện tử trên thực tế chỉ có khả năng cho biết nội dung nhiều nhất là của 1 trong số 20 bức điện mã chặn thu được. Hơn nữa, tuyệt đại đa số điện mã mà tình báo vô tuyến điện tử đọc được là được khai thác từ các kênh liên lạc chính của các nước thế giới thứ ba hay từ các kênh liên lạc thứ yếu của các siêu cường.

Một câu hỏi đặt ra là có đáng chi bấy nhiêu sức lực để thu thập tin tức đầy đủ về các nước không hề có vai trò đáng kể gì trên vũ đài quốc tế hay không? Hay là các tin tức tình báo vụn vặt về những quốc gia có tiếng nói trong nền chính trị thế giới? Các chuyên gia mã thám tin chắc là đáng. Các chính trị gia cũng nhất trí với ý kiến này vì điều đặc biệt quan trọng đối với họ là phải nắm được mọi chi tiết của bức tranh chính trị thường xuyên thay đổi của thế giới.

Tình báo vô tuyến điện tử là một sự xa xỉ mà những nước eo hẹp về tài chính không thể cho phép. Câu trả lời cho câu hỏi về tính hợp lý của tình báo vô tuyến điện tử phụ thuộc vào cái mà người ta chi kinh phí cần cho tình báo vô tuyến điện tử vào cái gì.

Nếu như chính phủ chỉ định sắm thêm một vài tàu ngầm nguyên tử, hay máy bay ném bom chiến lược hoặc tên lửa đường đạn không cần thiết thì đầu tư tiền cho phát triển tình báo vô tuyến điện tử xem ra có lợi hơn. Tình báo vô tuyến điện tử tiêu tốn ít tiền hơn và đầu tư vào nó mang lại lợi nhuận lớn hơn.

Tương lai tình báo vô tuyến điện tử sẽ ra sao thì thời gian sẽ có câu trả lời. Lịch sử các cơ quan tình báo vô tuyến điện tử đã chứng minh hùng hồn rằng, những chi phí để duy trì và phát triển các cơ quan đó hoàn toàn không phải vô ích mà là được đền bù xứng đáng dù cho có những thất bại và thiếu sót.
Thắng cuộc trước hết là các cường quốc đã phối hợp nỗ lực xây dựng được một hệ thống tình báo vô tuyến điện tử phát triển hơn. Đến đầu thập niên 1990, với sự sụp đổ của Liên Xô, một trong những nước từng nhiều năm đi đầu trong lĩnh vực tình báo vô tuyến điện tử, thế giới đã rơi vào một “cái lồng do thám điện tử” của người Anh và Mỹ, mặc dù nhân loại chưa nhận thức được ngay những hậu quả tồi tệ của tương quan lực lượng mới.

Vấn đề là ở chỗ con người không bao giờ biết cách học hỏi kinh nghiệm từ những bất hạnh trong quá khứ của mình. Nhân loại nhất định trông chờ bạo lực sẽ xuất hiện ở dạng mà nó đã đến với sân khấu lịch sử trong lần gần đây nhất. Những vở kịch có tính biểu tượng của thập niên 1950 luôn gộp những kẻ đê tiện da đen và đi ủng cao vào số các nhân vật của thế lực cái ác.  Nhưng trong khi nghệ thuật đang làm việc nhai lại kinh nghiệm của những thảm hoạ quá khứ thì bạo lực mới đã lẳng lặng xâm nhập, tồn tại dễ dàng và vô hình trong đời sống của chúng ta.

Việc tình báo vô tuyến điện tử Mỹ tiến hành nghe lén trên toàn cầu từ hơn bốn ngàn căn cứ do thám nằm rải rác khắp địa cầu lại không hề làm cho ai trên trái đất lo âu. Rõ ràng là một phần lớn trong số 200 ngàn nhân viên NSA là các nhà toán học và kỹ sư chứ không phải kẻ đê tiện ranh ma mặc đồng phục. Đó là sức ỳ của tư duy khi mà công luận thế giới dễ dàng phẫn nộ vì các hành động bạo lực phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, nhưng lại thờ ơ với NSA.

Có thể dự báo ngắn gọn như sau về tương lai phát triển của tình báo vô tuyến điện tử thế giới trong giai đoạn chuyển giao thế kỷ. Một là quy mô hoạt động của các cơ quan tình báo vô tuyến điện tử các nước và việc tài trợ cho chúng chí ít là không giảm.

Hai là người ta sẽ chú ý nhiều đến việc thu thập tin kinh tế cụ thể (các hàng hoá, công nghệ, các giao dịch thương mại và ngân hàng). Và ba là hoạt động tình báo vô tuyến điện tử khai thác tin từ các kênh liên lạc thương mại, dữ liệu máy tính và ngân hàng sẽ mạnh và rộng hơn.

Tình báo vô tuyến điện tử là một nét không thể tách rời của mọi thiết chế nhà nước phát triển trong thế kỷ XX, đã trải qua cả đế chế phát xít, cả đế quốc Anh và phe xã hội chủ nghĩa. Tình báo vô tuyến điện tử cũng sẽ giữ được vai trò của nó cả trong thế kỷ XXI.

http://vietnamdefence.com/Home/tinhbaoanninh/chiendichtinhbao/Tinh-bao-dien-tu-Ket-luan--Tiep-theo-la-cai-gi-2/201610/55059.vnd

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét