Không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, Marathon còn là nơi mà ý chí, tinh thần của những người con Hy Lạp được ngợi ca trong lịch sử.
Bối cảnh lịch sử
Trận chiến Marathon diễn ra vào mùa thu năm 490 TCN, giữa quân dân Athens bên cạnh sự giúp đỡ của Plataea với đế chế Ba Tư hùng mạnh của "vua của các vị vua" Darius I.
Trước đó, vào năm 551 TCN, Darius Đại đế đánh bại thiên triều Media rồi chính phạt hợp nhất Ba Tư với các quốc gia xung quanh như Lydia, Babylon... để trở thành đế quốc rộng lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Kể cả các thành bang Hy Lạp cũng phải cúi đầu trước ông.
Về phía đối diện, Hy Lạp xưa không giống như ngày nay, đó không phải là 1 quốc gia hay thực thể địa lý rõ ràng mà gồm nhiều thành bang. Người Hy Lạp không chỉ sống ở Hy Lạp mà còn di cư đến nhiều nơi khác như phía Đông biển Địa Trung Hải, biển Aegean, bán đảo Ý, vùng Sicilia và cả các vùng biển tiểu Á.
Tại đó, họ hình thành các khu định cư, chính là các thành bang lúc bấy giờ như Athens, Thebes, Corinth, Sparta... và nhiều nơi trong số đó phát triển độc lập, tự chủ, không chịu ảnh hưởng từ đế chế Ba Tư.
Để bành trướng thế lực của mình, Darius I đã gửi sứ giả đến Hy Lạp và yêu cầu các thành bang phải cống nạp đất và nước như biểu trưng của sự thuần phục nhưng người Sparta và Athens đã khước từ điều đó. Tức giận trước hành động ấy, Darius I quyết định đem quân đến trừng phạt và cũng để chinh phục toàn cõi Hy Lạp.
Diễn biến trận chiến
Với hơn 600 tàu chiến và gần 10 vạn quân, đế chế Ba Tư dễ dàng chiến thắng khu vực tiểu Á, rồi tiến vào vùng biển Attica, đổ bộ lên bờ biển xứ Athens, trên cánh đồng Marathon xinh đẹp.
Lúc này, đội quân hùng hậu của Ba Tư bao gồm 6 vạn bộ binh và 1,2 vạn kỵ binh thiện chiến. Hầu hết kỵ binh của họ là những người du mục, miền núi nên cưỡi ngựa, bắn cung hay đánh 1-1 rất giỏi nhưng lại có nhược điểm là đánh theo đội hình bài bản thì không phát huy hết khả năng.
Ngoài ra, dù đội quân này rất đông nhưng lại xuất phát từ nhiều quốc gia nhỏ khác nhau từng bị Ba Tư chinh phục nên tính liên kết không cao, có sự xa lạ ở ngay trong chính họ.
Ngược lại, bên phía Hy Lạp chỉ có 11.000 quân, nhưng tất cả đều chiến đấu với tinh thần quyết tử để giữ đất, giữ nước, thà chết chứ không chịu đánh mất tự do. Quân Hy Lạp và chủ yếu là Athens đều ít nhất từng chiến đấu 1 lần với đồng đội, tuy không có kỵ binh nhưng lại được huấn luyện bài bản, thường chiến đấu theo đội hình Phalanx.
Bắt đầu trận đánh, phía Hy Lạp bố trí đội hình Phalanx dài đến 1200m với 8 hàng quân với mục đích đánh chính diện, điều này thực sự làm đối thủ của họ bất ngờ nhưng vẫn đầy tự tin vì ưu thế vượt trội về số lượng.
Để đối phó với đội hình trên của Hy Lạp, các tướng lĩnh Ba Tư đã dàn quân thành những đội hình khối ngang, với ý muốn đánh vào phần chính diện mạnh nhất của đối thủ. Dù rất cố gắng nhưng do lực lượng mỏng, ít hơn quân địch nhiều, dần dần quân Hy Lạp đã bị đẩy lùi. Kỵ binh và bộ binh Ba Tư giành thế chủ động, lao vào và chia cắt đội hình Phalanx đó.
Cứ như vậy, 2 bên giằng co từng chút một, quân Athens phải rút về phòng tuyến cũ và bị Ba Tưđuổi theo ngay sát phía sau.
Lường trước kịch bản này có thể xảy ra, lãnh đạo của Athens là Miltiades bất ngờ ra lệnh cho 2 cánh tả, hữu của quân Hy Lạp vừa chấn chỉnh lại đội hình vừa chuyển hướng đánh thẳng vào sườn của quân Ba Tư.
Đòn hiểm này của Miltiades đã khiến kẻ thù rơi vào thế khó, bị bao vây bởi những người con của Athens. Trong tình thế bị dồn vào đường cùng, quân Ba Tư nỗ lực phản kích với mong muốn thể hiện lối đánh sở trường nhưng họ không thắng nổi khiên, giáp trụ và tinh thần yêu nước lên cao của quân Hy Lạp.
Trước thương vong ngày 1 gia tăng, quân Ba Tư dưới quyền chỉ huy của Datis và Artaphernes quyết định rút lui và chạy về phía biển. Quân Hy Lạp ngay lập tức tổ chức truy sát nhưng do trang bị giáp nặng, thiếu cơ động nên không thể giết được nhiều quân địch.
Dù vậy, đây cũng là chiến thắng lịch sử của quân dân Athens, dù chênh lệch lực lượng cực lớn nhưng nhờ vào tình thần yêu nước, 1 lối đánh hợp lý và chiến thuật thông minh của chỉ huy Miltiades nên họ đã giành chiến thắng trước đế chế hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ.
Chung cuộc, quân Ba Tư bỏ mạng hơn 6400 người, trong khi đó bên phía Hy Lạp chỉ có 200 người tử trận, 1 con số không thể tin nổi khi đối đầu với 720.000 quân Ba Tư!
Ý nghĩa lịch sử
Sau chiến thắng đó, 1 chiến binh Hy Lạp được giao nhiệm vụ báo tin trận thắng Marathon về thành Athens. Anh đã chạy liên tục 42km về đến quê hương, chỉ không may chiến binh này đã gục ngã ngay sau khi báo được tin mừng. Đó cũng là nguồn gốc đáng tự hào của môn thể thao chạy marathon ngày nay.
Nhưng đâu chỉ có thể, chiến thắng của Hy Lạp trước Ba Tư chỉ là mở đầu cho hơn 40 năm giao chiến sau này giữa 2 bên.
Sau này mới là những trận đánh mang tính bước ngoặt, làm ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của thế giới như Salamis, Plataea hay trận Cổng lửa của người Sparta nhưng Marathon là chiến thắng không kém phần quan trọng, nó cổ vũ tinh thần của nhân dân Hy Lạp, nó là chỗ dựa lịch sử cho các trận đánh lấy ít địch nhiều trước Ba Tư.
http://soha.vn/marathon-tran-chien-noi-tieng-nhat-lich-su-the-gioi-co-dai-20161102150601446.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét