Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Khả năng ứng dụng tác chiến của tàu sân bay Mỹ

(GDVN) Trong biên chế của mỗi cụm tàu sân bay xung kích, ngoài tàu sân bay, tuần dương hạm còn có 2 chiếc khu trục hạm và chiến hạm mang tên lửa có điều khiển.
t
Mỗi cụm tàu sân bay của Mỹ bao gồm có tàu sân bay, tuần dương
hạm, khu trục hạm và chiến hạm mang tên lửa.
 
Lực lượng tàu sân bay tấn công khi tham gia tác chiến thường tổ chức thành đội hình cụm hoặc liên đoàn tàu sân bay tấn công trong biên chế của các Hạm đội triển khai hoạt động tại các khu vực nhạy cảm nhất trên đại dương thế giới (Vịnh Ba Tư, Biển Ả Rập, Địa Trung Hải và khu vực phía Tây Thái Bình Dương).
Khi triển khai tác chiến trong đội hình của các Hạm đội 5,6 và 7 hoặc tiến hành các cuộc tập trận lớn trong biên chế của các Hạm đội 2,3 và 4, trên cơ sở liên đội tàu của lực lượng không quân hải quân sẽ thành lập ra các cụm tàu sân bay xung kích tác chiến nhanh.
Trong biên chế của mỗi cụm tàu sân bay xung kích ngoài tàu sân bay, tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển còn có 2 chiếc khu trục hạm và chiến hạm mang tên lửa có điều khiển, đồng thời cả tàu ngầm nguyên tử đa năng (khi cần thiết) và đội tàu tiếp tế, bảo đảm.
Do phải thường xuyên duy trì đại tu 1 trong số 11 tàu sân bay nên mỗi khi ra khơi, tàu sân bay sẽ được tiếp nhận 1 liên đội không quân tương ứng (1, 2, 3, 5, 7, 8, 9, 11, 14 và 17).
t
Lực lượng tàu sân bay tấn công khi tham gia tác chiến thường tổ
chức thành đội hình cụm hoặc liên đoàn tàu sân bay tấn công. 
 
Hiện nay, lực lượng không quân của Hạm đội Đại Tây Dương đang được triển khai tại căn cứ hải quân Osheana (bang Virginia), của Hạm đội Thái Bình Dương ở Lemoore (bang California) và liên đội không quân số 5 đang được triển khai tại căn cứ hải quân Atsugi (Nhật Bản).
Mỹ cho rằng, trong tương lai gần, các mối nguy cơ tiềm năng đe dọa tới lợi ích quốc gia của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ ngày càng gia tăng, đặc biệt là từ phía Trung Quốc. Do vậy, Mỹ sẽ cần phải tăng cường sự hiện diện của mình ở khu vực này.
Sự thật, trong năm 2010 Mỹ đã thành lập thêm 1 cụm tàu sân bay tấn công (nâng tổng số cụm tàu sân bay tấn công lên 6 cụm) trong đội hình lực lượng không quân Hạm đội Thái Bình Dương sau khi di chuyển các tàu sân bay nguyên tử đa năng George Washington và Carl Vinson từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, kế hoạch hoàn thiện lực lượng tàu sân bay tấn công của Hải quân Mỹ đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ phía các nhà phân tích quân sự Mỹ. Họ cho rằng, việc duy trì thường xuyên trong biên chế tác chiến của Hải quân 11 tàu sân bay nguyên tử cùng số lượng máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng tương ứng sẽ rất tốn kém và làm thâm hụt tài chính của các chương trình quân sự ưu tiên khác, đặc biệt là dự án chế tạo tàu ngầm nguyên tử.
t
Một số hoạt động đặc trưng trên tàu sân bay Mỹ.
 
Do vậy, Hải quân Mỹ sẽ chỉ cần duy trì tác chiến thường xuyên từ 7-8 tàu sân bay thế hệ mới nhất cùng các loại máy bay chiến đấu hiện đại, trang bị vũ khí công nghệ cao. Với số lượng tàu sân bay này cũng đủ khả năng phối hợp hành động cùng lực lượng không quân chiến lược và chiến thuật để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến đặt ra cho lực lượng Hải quân.
Cơ cấu tổ chức, biên chế và triển khai tàu sân bay của Mỹ (theo số liệu từ tháng 1/2010)
Lực lượng không quân (liên đội tàu) Hạm đội Đại Tây Dương
Đơn vị: Cụm tàu sân bay tấn công số 2

Số lượng tàu: 6

Tên tàu, số hiệu và căn cứ triển khai: Tàu sân bay nguyên tử đa năng CVN-70  (Norfolk - Virginia); tàu sân bay nguyên tử đa năng CVN-77; Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-66 (Mayport - Florida); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-68 (Norfolk); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-72; Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-61.
Đơn vị: Cụm tàu sân bay tấn công số 8

Số lượng tàu: 3

Tên tàu, số hiệu và căn cứ triển khai: Tàu sân bay nguyên tử đa năng CVN-69 (Norfolk); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-60; Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-64 (Mayport – Florida).
Đơn vị: Cụm tàu sân bay tấn công số 10
Số lượng tàu: 3
Tên tàu, số hiệu và căn cứ triển khai: Tàu sân bay nguyên tử đa năng CVN-75 (Norfolk); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-55; Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-58.
Đơn vị: Cụm tàu sân bay tấn công số 12

Số lượng tàu: 3

Tên tàu, số hiệu và căn cứ triển khai: Tàu sân bay nguyên tử đa năng CVN-65 (Norfolk); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-56; Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-69 (Mayport - Floriada).
alt
Mỹ coi an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là đặc biệt
quan trọng.
 
Lực lượng không quân (liên đội tàu) Hạm đội Thái Bình Dương
Đơn vị: Cụm tàu sân bay tấn công số 1

Số lượng tàu: 2

Tên tàu, số hiệu và căn cứ triển khai: Tàu sân bay nguyên tử đa năng CVN-70 (Căn cứ hải quân San Diego - California); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-52.
Đơn vị: Cụm tàu sân bay tấn công số 3

Số lượng tàu: 3

Tên tàu, số hiệu và căn cứ triển khai: Tàu sân bay nguyên tử đa năng CVN-74 (căn cứ hải quân Kitsap - Washington); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-57 (Căn cứ hải quân San Diego); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-54.
Đơn vị: Cụm tàu sân bay tấn công số 5

Số lượng tàu: 3

Tên tàu, số hiệu và căn cứ triển khai: Tàu sân bay nguyên tử đa năng CVN-73 (Yukoshuka - Nhật Bản); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-63; Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-67.
Đơn vị: Cụm tàu sân bay tấn công số 7

Số lượng tàu: 3

Tên tàu, số hiệu và căn cứ triển khai: Tàu sân bay nguyên tử đa năng CVN-76 (Coronado - California); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-62 (căn cứ hải quân San Diego); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-71.
Đơn vị: Cụm tàu sân bay tấn công số 7

Số lượng tàu: 3

Tên tàu, số hiệu và căn cứ triển khai: Tàu sân bay nguyên tử đa năng CVN-76 (Coronado - California); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-62 (căn cứ hải quân San Diego); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-71.
Đơn vị: Cụm tàu sân bay tấn công số 9

Số lượng tàu: 2

Tên tàu, số hiệu và căn cứ triển khai: Tàu sân bay nguyên tử đa năng CVN-72 (Everett - Washington); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-53 (căn cứ hải quân San Diego).
Đơn vị: Cụm tàu sân bay tấn công số 11

Số lượng tàu: 2

Tên tàu, số hiệu và căn cứ triển khai: Tàu sân bay nguyên tử đa năng CVN-68 (căn cứ hải quân San Diego); Tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển CG-59.
alt
 
 
Thành phần, cơ cấu tổ chức và triển khai của các đơn vị không quân trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ
Lực lượng không quân Hạm đội Đại Tây Dương
Liên đội máy bay tiêm-cường kích triển khai tại căn cứ Osheana bang Virginia
Số lượng phi đội (máy bay, máy bay trực thăng) bao gồm có 18 (262) đơn vị, trong đó có 10 phi đội (140 F/A-18E/F) và 8 phi đội (122 F/A-18A/B/C/D).
Liên đội không quân chỉ huy tác chiến và bảo đảm hậu cần triển khai tại căn cứ Norfolk (Virginia) và Osheana.
Số lượng phi đội (máy bay, máy bay trực thăng) bao gồm có 7 (45) đơn vị, trong đó có 6 (32 E-2C) phi đội và 1 (13 C-2A).
Liên đội trực thăng tấn công triển khai tại căn cứ Mayport (Florida)
Số lượng phi đội (máy bay, máy bay trực thăng) bao gồm có 5 (66 SH-60B) phi đội.
Liên đội trực thăng tác chiến triển khai tại căn cứ Norfolk, Jacksonville (Florida)
Số lượng phi đội (máy bay, máy bay trực thăng) bao gồm có 12 (115) phi đội, trong đó có 5 (45 SH-60F/HH-60H) phi đội, 5 (45 MH-60S) phi đội, 1 (11 MH-53E) phi đội và 1 (14 MH-53E) phi đội.
alt
 
 
Lực lượng không quân Hạm đội Thái Bình Dương
Liên đội tiêm – cường kích triển khai tại căn cứ Lemur (California)
Số lượng phi đội (máy bay, máy bay trực thăng) bao gồm có 20 (321) đơn vị, trong đó có 10 (140 F/A-18E/F) phi đội và 10 (181 F/A-18A/B/C/D).
Liên đội máy bay tác chiến điện tử triển khai tại căn cứ Whidbey Island (Washington)
Số lượng phi đội (máy bay, máy bay trực thăng) bao gồm có 14 (69 EA-6B/EA-18G) phi đội.
Liên đội không quân chỉ huy và bảo đảm hậu cần triển khai tại căn cứ Point Mugu (California) và North Island
Số lượng phi đội (máy bay, máy bay trực thăng) bao gồm có 6 (46) phi đội, trong đó có 5 (26 E-2CO) phi đội và 1 (20 C-2A) phi đội.
Liên đội trực thăng tấn công triển khai tại căn cứ North Island với biên chế tác chiến 7 (90 máy bay, máy bay trực thăng) phi đội, trong đó có 6 (78 SH-60B) phi đội và 1 (12 MH-60R) phi đội.
Liên đội trực thăng tác chiến triển khai tại căn cứ North Island và Korpus-Kristri (Texas) với biên chế tác chiến bao gồm có 11 phi đội (115 máy bay trực thăng), trong đó có 5 (50 SH-60F, HH-60H) phi đội, 5 (51 MH-60S) phi đội và 1 (14 MH-53E) phi đội.


Nguồnhttp://giaoduc.net.vn/kham-pha/81-vu-khi/4513-kh-nng-ng-dng-tac-chin-ca-tau-san-bay-m.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét