Thứ tư, 08 Tháng 6 2011 13:24 | ||||
(GDVN) - Hạm đội Nam Hải là một hạm đội của hải quân Trung Quốc, được thành lập lần đầu cuối năm 1949. Kỳ hạm chỉ huy của hạm đội này là AOR/AK Nam Xương (Nanchang) (953). Ban đầu, lực lượng của hạm đội này chủ yếu là các tàu chiến và quân nhân của Quốc Dân Đảng đã bị Quân giải phóng nhân dân chiếm được.
Là một trong 3 hạm đội của Hải quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, hạm đội này có nhiệm vụ bảo vệ thành phố Quảng Châu và khu vực Châu Giang và hỗ trợ Quân giải phóng chiếm các đảo thuộc quyền kiểm soát của Quốc Dân Đảng. Quá trình phát triển của hạm đội này tiến triển chậm chạp do phần lớn ngành đóng tàu của Trung Quốc nằm ở bờ biển phía bắc hoặc phía đông. Thập niên 1970, hạm đội này trải qua thờ kỳ phát triển lớn do xung đột tại quần đảo Hoàng Sa và các vùng bãi đá san hô khác ở Biển Đông. Năm 1974, hạm động này đã tấn công quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Lần thứ hai là vào năm 1988, hạm đội này đã chiếm một số đảo trong khu vực quần đảo Trường Sa. Phần lớn các tàu nổi của hạm đội này đóng ở căn cứ hải quân Trạm Giang còn các tàu ngầm đóng ở Hải Nam. Ngoài ra, các tàu thuộc hạm đội này còn đóng ở Quảng Châu, Hải Khẩu, Sán Đầu, Mã Vĩ, và Bắc Hải, còn các căn cứ không quân của hải quân nằm ở Lingshui, Hải Khẩu, Tam Á, Trạm Giang, và Guiping. Lực lượng hạm đội này được chia làm 6 khu tác chiến, phòng thủ, với căn cứ tại Trạm Giang, Bắc Hải, Hoàng Bố, Sán Đầu, Hải Khẩu Các căn cứ hải quân chính của hạm đội gồm: Ban đầu tổng hành dinh của hạm đội này được đóng ở Quảng Châu nhưng sau đó đã được chuyển đến Trạm Giang. Các căn cứ chính gồm: Yulin, đảo Hải Nam, Quảng Châu, Hải Khẩu, Sán Đầu, Mã Vĩ, Bắc Hải, đảo Stonecutters, Hồng Kông. Các căn cứ không quân của hạm đội gồm: Lăng Thủy, Hải Khẩu, Tam Á, Trạm Giang, Quế Bình. Các tàu trong hạm đội
Khu trục hạm: 2 Tàu khu trục lớp Luyang II DDG: Lan Châu (Lanzhou) (170), Hải Khẩu (Haikou) (171); 2 Tàu khu trục lớp Luyang: Quảng Châu (Guangzhou) (168), Vũ Hán (Wuhan) (169); 1 Tàu khu trục lớp Luhai: Thẩm Quyến (Shenzhen) (167); 6 Tàu khu trục lớp Luda: Trường Sa (Changsha) (161), Nam Ninh (Nanning) (162), Nam Xương (Nanchang) (163), Quế Lâm (Guilin) (164), Trạm Giang (Zhanjiang) (165), Trạm Giang (Zhanjiang) (165), Chu Hải (Zhuhai) (166). Tàu chiến cỡ nhỏ: 4 chiếc Lớp Jiangwei: Yichang (564), Yulin (565), Yuxi (566), Xiangfan (567); 6 chiếc Giang hộ Lớp V: Beihai (558), Kangding (559), Dongguan (560), Shantou (561); Jiangmen (562); Foshan (563); 4 chiếc Giang hộ lớp II: Shaoguan (553), Anshun (554); Zhaotong (555); Jishou (557). Tàu ngầm năng lượng điện – diesel: 8 chiếc Lớp Minh. Tàu đổ bộ: 11 chiếc tàu đổ bộ lớp Yuting LST mang các số hiệu: 991, 934, 935, 936, 937, 938, 939, 940, 908, 909, 910; 4 chiếc tàu đổ bộ cỡ vừa Lớp Yudao-Class LSMs. Tàu chở quân lớp Qiongsh: 4 chiếc Tàu quân y: 1 chiếc Các tư lệnh cao nhất Nguyên Tư lệnh Hạm đội Vũ Thắng Lợi đã được bổ nhiệm làm Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, từ tháng 8 năm 2006. Các Phó Tư lệnh gồm: Tân Niên; Thiên Bối; Minh Lâm;Chí Thành; Lâm Chí. Chính ủy: Nghị Thiên. |
Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011
Các thông số cơ bản về biên chế của Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét