Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Đòn hiểm "Made in China": Chọc mù tên lửa Tomahawk, quật ngã F-35 Mỹ?

Mọi vũ khí tối tân của Mỹ, từ tên lửa hành trình Tomahawk, máy bay F-35 cho tới tàu khu trục hay tàu tuần dương đều phụ thuộc gần như toàn bộ vào các vật liệu chế tạo từ đất hiếm.


Đòn hiểm "Made in China": Chọc mù tên lửa Tomahawk, quật ngã F-35 Mỹ?

Đất hiếm - "hàng độc" trong tay Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn thường lập luận rằng, trong cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước, Trung Quốc sẽ phải là quốc gia gánh chịu thiệt hại nhiều hơn.
Tuy nhiên, chính quyền của ông Trump đã không giải quyết được một nguy cơ khiến Mỹ có thể phải hứng chịu tổn thương rất lớn: Bắc Kinh đang sở hữu một lợi thế mạnh mẽ về khả năng phát động chiến tranh với đối thủ chiến lược số 1 của mình thông qua việc kiểm soát loại vật liệu vô cùng thiết yếu, đó là đất hiếm.
Mọi vũ khí tối tân của Mỹ, từ tên lửa hành trình Tomahawk, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 cho tới tàu tuần dương và tàu khu trục trang bị hệ thống phòng thủ Aegis đều phụ thuộc gần như toàn bộ vào các vật liệu chế tạo từ đất hiếm mà nhiều thiết bị quan trọng trong số đó như nam châm vĩnh cửu và hợp kim chuyên dụng gần như chỉ độc quyền sản xuất tại Trung Quốc.
Điều đáng lo ngại hơn cả là trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Iran, Syria hay ở bất cứ nơi nào khác thì nguồn cung cấp bom thông minh cũng như vũ khí dẫn đường trong dài hạn của Mỹ, về cơ bản vẫn phải phụ thuộc quyết định có tiếp tục sản xuất đất hiếm nữa hay không của Trung Quốc.
Trong khi đó, những tuyên bố đe dọa cắt nguồn cung đất hiếm cho Mỹ của Trung Quốc vẫn không hề suy giảm. Ngay cuối tuần qua, truyền thông Trung Quốc đã ám chỉ rằng các sản phẩm công nghệ cao sử dụng đất hiếm mà ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đang rất cần có thể sẽ bị liệt vào danh mục hạn chế xuất khẩu.
"Trung Quốc hoàn toàn có khả năng tác động đến chuỗi cung ứng của Mỹ thông qua một số biện pháp kiểm soát kỹ thuật nhất định", bình luận trên tờ Global Times cho biết với hàm ý ám chỉ đến các loại đất hiếm đã qua xử lý.
Đòn hiểm Made in China: Chọc mù tên lửa Tomahawk, quật ngã F-35 Mỹ? - Ảnh 1.
Tên lửa Tomahawk được phóng lên từ tàu khu trục trong cuộc tập trận năm 2016
James Kennedy, nhà sáng lập công ty tư vấn đất hiếm ThREE Consulting cho rằng, các khả năng chiến đấu của Mỹ, xét theo góc độ nào đó, đang nằm trong vòng tay của một quốc gia mà nhiều quan chức an ninh ở Washington vẫn xem là đối thủ chiến lược ngang tầm.
"Đất hiếm thực sự là một ngòi nổ kích hoạt vị thế bá quyền. Nếu Mỹ vướng vào một cuộc xung đột, mà Trung Quốc lại đang là nước cung cấp nguyên liệu đầu vào cho phần lớn vũ khí của Mỹ thì như vậy, Bắc Kinh có thể giữ vai trò quyết định tới kết quả của cuộc chiến, từ đó dẫn tới sự chuyển đổi vị thế bá quyền".
Các nguyên tố đất hiếm đã trở thành nguyên liệu chủ chốt cho hầu như tất cả các dạng công nghệ dân sự tiên tiến như điện thoại thông minh, ô tô điện hay thiết bị năng lượng tái tạo. Thế nên, với lĩnh vực quốc phòng tầm quan trọng của nó còn gia tăng gấp đôi.
Theo một báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ năm 2013, mỗi một tàu ngầm tấn công lớp Virginia phải cần tới 9.200 pound vật liệu đất hiếm còn mỗi chiếc tiêm kích F-35 cũng phải cần tới 920 pound.
Không giống như phần lớn các lĩnh vực khác, ngành công nghiệp quốc phòng không cần đến vật liệu đất hiếm đơn giản có thể tìm thấy ở rất nhiều nơi trên thế giới. Thay vào đó, loại mà ngành công nghiệp quốc phòng cần nhất phải là những sản phẩm đất hiếm được xử lý tinh xảo, chẳng hạn như nam châm vĩnh cửu, hầu như chỉ được sản xuất ở Nhật Bản và Trung Quốc.
Là quốc gia từng hứng chịu tác động từ lệnh cấm vận đất hiếm của Trung Quốc trong các năm 2010 và 2011, Nhật Bản buộc phải xoay xở và cũng đạt một số tiến bộ nhất định để giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp Trung Quôc.
Đòn hiểm Made in China: Chọc mù tên lửa Tomahawk, quật ngã F-35 Mỹ? - Ảnh 2.
Tiêm kích tàng hình F-35 của Không quân Mỹ
Thế nhưng, chuỗi giá trị đất hiếm của Tokyo vẫn gắn chặt với Trung Quốc khiến nước ngày khó mà gia tăng khả năng sản xuất để giải cứu các khách hàng Mỹ trong khi vẫn phải đáp ứng nhu cầu nội địa.
Những sản phẩm cao cấp nhất là các nam châm công suất cao được sử dụng cho các hệ thống dẫn đường ở bom thông minh, tên lửa hành trình và cho các thiết bị theo dõi tên lửa và đảm bảo an toàn thông tin của hệ thống Aegis.
Tuy nhiên, vẫn còn một loạt các sản phẩm đất hiếm khác mà ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ phải phụ thuộc vào, trong đó có sơn phủ kháng nhiệt, hợp kim dùng chế tạo động cơ máy bay, sơn tàng hình cùng tất cả các hệ thống chỉ thị mục tiêu tiên tiến, radar, sonar và thậm chí cả kính nhìn đêm.
Trung Quốc sẽ chọc mù "mắt thần" tên lửa Tomahawk Mỹ?
Theo một báo các đánh giá của Lầu Năm Góc năm 2018, "Trung Quốc hiện đang là một nguy cơ gia tăng đối với nguồn cung vật liệu và công nghệ có vai trò quan trọng chiến lược với an ninh quốc gia Mỹ". Nguy cơ này càng tăng hơn khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bị đẩy lên cao độ. 
Mặc dù từ nhiều năm nay Mỹ đã rất chú trọng tới mối nguy tiềm ẩn này nhưng nhiều cựu quan chức quốc phòng ở Washington cho rằng Mỹ vẫn chưa đưa ra một giải pháp hữu hiệu. 
"Các nguyên tố đất hiếm đặc biệt thiết yếu đối với các ứng dụng quốc phòng và không dễ gì tìm được cách thay thế nên chúng ta vẫn phải cần tới chúng", Andrew Hunter, Giám đốc Nhóm Sáng kiến Công nghiệp - Quốc phòng của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết.
"Nếu chúng ta bị cắt nguồn cung đất hiếm thì đó sẽ là một cú giáng mạnh mẽ vào nền tảng công nghiệp quốc phòng".
Tên lửa hành trình Tomahawk là loại vũ khí phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất trong kho vũ trang của Mỹ nhưng chúng không thể đọc được bản đồ địa hình và tìm kiếm mục tiêu nếu không sử dụng đất hiếm - loại vật liệu cực kỳ quan trọng đang bị Trung Quốc kiểm soát.
Thậm chí, Kennedy còn cho rằng các vũ khí thế hệ tiếp theo vẫn phải phụ thuộc nhiều hơn vào các vật liệu đất hiếm đã qua xử lý, trong đó có tên lửa siêu thanh, vũ khí điện từ và kể cả tính toán lượng tử.
Trên thực tế, Lầu Năm Góc vẫn tích trữ đất hiếm cùng rất nhiều vật liệu thiết yếu khác nhau nhưng phần lớn đều ở dạng thô hoặc trung gian chứ chưa phải ở dạng đã qua xử lý hoàn thiện mà các hệ thống thiết bị quốc phòng thực sự cần.
Như vậy, ở thời điểm hiện tại nước Mỹ vẫn chưa thể tìm được câu trả lời thỏa đáng cho tình thế khó xử về vấn đề đất hiếm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét